Tai tiếng lạm dụng tình dục lan đến Phật giáo Tây Tạng
(RFI) - Monday, 01/10/2018 - Vào ngày 15 tháng 9, 2018, Đức Đạt Lai Lạt Ma
khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Hòa Lan, đã nhìn nhận là ngay từ những
năm 1990, Ngài đã nghe nói đến những tố cáo về lạm dụng tình dục của các vị đạo
sư Phật Giáo Tây Tạng. Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đã nhìn nhận điều
này một ngày sau khi gặp gỡ các nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục đó.
Những nạn nhân này trong một kiến nghị công bố ngày 10 tháng 9 đã ngỏ ý muốn gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân dịp Ngài công du Âu Châu, để kể cho Ngài nghe những gì mà họ đã trải qua. Trong bản kiến nghị, đã nhận được cả ngàn chữ ký ủng hộ, các tác giả viết rằng: “Chúng tôi đã tìm chốn nương náu nơi cửa Phật với một tinh thần và tấm lòng rộng mở, cho đến khi chúng bị xâm hại bởi những kẻ nhân danh Phật Giáo.”
Sau khi tiếp các nạn nhân nói trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gợi ý là vào tháng 11 tới sẽ tổ chức một cuộc họp quy tụ các lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng ở Dharamsala, để nói về các vụ tố cáo xâm hại tình dục.
Đây không phải là vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đầu tiên gây chấn động giới Phật Giáo Tây Tạng, một tôn giáo được rất nhiều người ở phương Tây ngưỡng mộ, thậm chí không ít người đã trở thành tín đồ thuần thành.
Theo đài phát thanh Pháp France Inter, vào tháng 7, 2017, sau khi một bức thư ngỏ của các cựu đệ tử đạo sư Sogyal Rinpoche được công bố, vị đạo sư này đã phải tuyên bố rút lui “ngay lập tức” ra khỏi ban lãnh đạo tinh thần của Trung Tâm Rigpa, một mạng lưới kết nối toàn cầu hơn 130 trung tâm và các nhóm tu Phật giáo từ 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Sogyal Rinpoche là một bậc thầy giảng dạy Phật Pháp Tây Tạng nổi tiếng toàn thế giới từ Tây Tạng, cũng chính là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 1992, The Tibetan Book of Living and Dying. Cuốn sách này cho tới nay đã được phát hành bằng 34 thứ tiếng khác nhau (Bản tiếng Việt với tựa đề “Tạng Thư Sinh Tử”), với tổng cộng gần 3 triệu bản được phát hành tại 80 quốc gia. Sogyal Rinpoche cũng chính là người sáng lập Trung Tâm Rigpa.
Trong suốt hàng chục năm trời, Sogyal Rinpoche vẫn được tôn sùng gần như là một vị thánh, nhất là vì ông đã được xác nhận là hóa thân của một bậc Đạo sư vĩ đại, Terton Sogyal Lerab Lingpa (1856-1926), cũng chính là thầy dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13. Thế mà trong bức thư ngỏ nói trên, các cựu đệ tử của Sogyal Rinpoche tố cáo vị đạo sư này đã có nhiều hành động “lạm dụng về tâm lý và tình dục” cũng như có một lối sống “xa hoa.”
Thật ra thì trước đó, những hành động của Sogyal Rinpoche đã bị tố cáo công khai trong một cuốn sách mang tựa đề “Les dévots du bouddhisme” (tạm dịch “Những Người Hiến Dâng Cho Phật Giáo”), xuất bản năm 2016, của nhà nhân chủng học Pháp Marion Dapsance. Tác giả đã viết cuốn sách này sau khi đã tham gia một trung tâm ở vùng Hérault do đạo sư Sogyal Rinpoche sáng lập và được Đức Đạt Lai Lạt Ma khánh thành năm 2008. Ngay từ năm 2011, tạp chí Marianne của Pháp cũng đã từng đưa ra các lời cáo buộc tương tự về Sogyal Rinpoche.
Nguyên là thông dịch viên của đạo sư Sogyal Rinpoche, ông Olivier Raurich đã rời khỏi trung tâm Rigpa vào năm 2014. Lúc đó, ông đã lên tiếng báo động về những hành vi của vị đạo sư này.
Raurich cho biết có hai phụ nữ kể với ông là họ đã bị hãm hiếp. Bản thân ông cũng đã chứng kiến những lạm dụng tài chính của Sogyal Rinpoche: “Vào năm 2014, trong một buổi tập hợp từ 600 đến 800 người tại trung tâm chính của Rigpa gần Montpellier, Sogyal Rinpoche đã yêu cầu chúng tôi cúng thật nhiều và phải cúng tiền mặt. Tôi đã nhìn thấy nhiều phong bì bỏ vào các thùng và nghĩ rằng nếu những tiền cúng ấy là để dùng chuyện từ thiện đàng hoàng, thì tại sao lại quyên tiền một cách bất hợp pháp như vậy?”
Những tố cáo nói trên được đưa ra chỉ vài tháng trước khi cuốn sách “Les dévots du boud dhisme” phát hành. Thế nhưng, những tố cáo của Olivier Raurich và cuốn sách của Marion Dapsance đều đã không làm thay đổi tình hình. Mãi đến khi có bức thư ngỏ từ chính các đệ tử của Sogyal Rinpoche, vị đạo sư này mới buộc phải rút lui, trước cơn chấn động mà bức thư đó gây ra đối với cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng.
Trong suốt một thời gian dài Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị chỉ trích là quá khoan dung đối với đạo sư Sogyal Rinpoche. Mãi đến đầu tháng 8 vừa qua, trong một hội nghị ở Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới dứt khoát tuyên bố, “Một số định chế Phật Giáo còn bị ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Phải chấm dứt điều này. Những kẻ đó không theo đúng lời dạy của Đức Phật.”
Ngài nói thêm, “Điều duy nhất phải làm, đó là công khai hóa những chuyện đó, trên mặt báo, trên đài phát thanh. Sogyal Rinpoche không còn bạn của tôi nữa, ông ấy đã bị thất sủng rồi.”
Theo France Inter, sau khi đạo sư Sogyal Rinpoche rút lui, Trung Tâm Rigpa đã thông báo mở một cuộc điều tra nội bộ và lập ra một bộ quy tắc về đạo đức trong nội bộ cộng đồng Phật Giáo này. Liên Hiệp Phật Giáo Pháp cũng đã lên án những hành vi của đạo sư Sogyal Rinpoche và đã khai trừ Trung Tâm Rigpa khỏi Liên hiệp.
Câu hỏi được đặt ra bây giờ là vụ tai tiếng ở Trung Tâm Rigpa có phải là riêng lẻ, hay còn nhiều vụ khác nữa trong các cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng?
Theo France Inter, tất cả những người có liên quan, kể cả những người trợ giúp các nạn nhân, đều nhấn mạnh là không nên nghĩ xấu về toàn bộ cộng đồng Phật Giáo. Những sai phạm như thế rất hiếm và mang tính cục bộ.
Thật ra thì cũng có rất nhiều người không dám lên tiếng tố cáo vì xấu hổ, vì quá đau đớn, hoặc vì sợ là vụ việc sẽ làm ô danh cả Phật Giáo. Những người đã đến gõ cửa các hiệp hội trợ giúp nạn nhân thì đôi khi lại không dám đệ đơn kiện, theo lời khuyên của chính các hiệp hội đó, sợ rằng thủ tục kiện cáo sẽ kéo dài nhiều năm mà không chắc sẽ đạt kết quả.
Tuy vậy, với việc công bố bức thư ngỏ tố cáo những lạm dụng của Sogyal Rinpoche, các nạn nhân bắt đầu mạnh dạn công khai hóa những chuyện mà cho tới nay được dàn xếp êm thắm trong nội bộ. Trong khi chờ đợi những vụ tai tiếng khác được phanh phui, các hiệp hội và chính các tín đồ Phật Giáo đều nhắc nhở: đã đến lúc “tuần trăng mật” giữa Tây Phương và Phật Giáo chấm dứt, mọi người phải ý thức được rằng, trong bất cứ tôn giáo nào cũng có những kẻ làm trái với giáo lý.
(Bài của Thanh Phương đài RFI và được đăng lại trên mạng Thư Viện Hoa Sen)
Những nạn nhân này trong một kiến nghị công bố ngày 10 tháng 9 đã ngỏ ý muốn gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân dịp Ngài công du Âu Châu, để kể cho Ngài nghe những gì mà họ đã trải qua. Trong bản kiến nghị, đã nhận được cả ngàn chữ ký ủng hộ, các tác giả viết rằng: “Chúng tôi đã tìm chốn nương náu nơi cửa Phật với một tinh thần và tấm lòng rộng mở, cho đến khi chúng bị xâm hại bởi những kẻ nhân danh Phật Giáo.”
Sau khi tiếp các nạn nhân nói trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gợi ý là vào tháng 11 tới sẽ tổ chức một cuộc họp quy tụ các lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng ở Dharamsala, để nói về các vụ tố cáo xâm hại tình dục.
Đây không phải là vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đầu tiên gây chấn động giới Phật Giáo Tây Tạng, một tôn giáo được rất nhiều người ở phương Tây ngưỡng mộ, thậm chí không ít người đã trở thành tín đồ thuần thành.
Theo đài phát thanh Pháp France Inter, vào tháng 7, 2017, sau khi một bức thư ngỏ của các cựu đệ tử đạo sư Sogyal Rinpoche được công bố, vị đạo sư này đã phải tuyên bố rút lui “ngay lập tức” ra khỏi ban lãnh đạo tinh thần của Trung Tâm Rigpa, một mạng lưới kết nối toàn cầu hơn 130 trung tâm và các nhóm tu Phật giáo từ 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Sogyal Rinpoche là một bậc thầy giảng dạy Phật Pháp Tây Tạng nổi tiếng toàn thế giới từ Tây Tạng, cũng chính là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 1992, The Tibetan Book of Living and Dying. Cuốn sách này cho tới nay đã được phát hành bằng 34 thứ tiếng khác nhau (Bản tiếng Việt với tựa đề “Tạng Thư Sinh Tử”), với tổng cộng gần 3 triệu bản được phát hành tại 80 quốc gia. Sogyal Rinpoche cũng chính là người sáng lập Trung Tâm Rigpa.
Trong suốt hàng chục năm trời, Sogyal Rinpoche vẫn được tôn sùng gần như là một vị thánh, nhất là vì ông đã được xác nhận là hóa thân của một bậc Đạo sư vĩ đại, Terton Sogyal Lerab Lingpa (1856-1926), cũng chính là thầy dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13. Thế mà trong bức thư ngỏ nói trên, các cựu đệ tử của Sogyal Rinpoche tố cáo vị đạo sư này đã có nhiều hành động “lạm dụng về tâm lý và tình dục” cũng như có một lối sống “xa hoa.”
Thật ra thì trước đó, những hành động của Sogyal Rinpoche đã bị tố cáo công khai trong một cuốn sách mang tựa đề “Les dévots du bouddhisme” (tạm dịch “Những Người Hiến Dâng Cho Phật Giáo”), xuất bản năm 2016, của nhà nhân chủng học Pháp Marion Dapsance. Tác giả đã viết cuốn sách này sau khi đã tham gia một trung tâm ở vùng Hérault do đạo sư Sogyal Rinpoche sáng lập và được Đức Đạt Lai Lạt Ma khánh thành năm 2008. Ngay từ năm 2011, tạp chí Marianne của Pháp cũng đã từng đưa ra các lời cáo buộc tương tự về Sogyal Rinpoche.
Nguyên là thông dịch viên của đạo sư Sogyal Rinpoche, ông Olivier Raurich đã rời khỏi trung tâm Rigpa vào năm 2014. Lúc đó, ông đã lên tiếng báo động về những hành vi của vị đạo sư này.
Raurich cho biết có hai phụ nữ kể với ông là họ đã bị hãm hiếp. Bản thân ông cũng đã chứng kiến những lạm dụng tài chính của Sogyal Rinpoche: “Vào năm 2014, trong một buổi tập hợp từ 600 đến 800 người tại trung tâm chính của Rigpa gần Montpellier, Sogyal Rinpoche đã yêu cầu chúng tôi cúng thật nhiều và phải cúng tiền mặt. Tôi đã nhìn thấy nhiều phong bì bỏ vào các thùng và nghĩ rằng nếu những tiền cúng ấy là để dùng chuyện từ thiện đàng hoàng, thì tại sao lại quyên tiền một cách bất hợp pháp như vậy?”
Những tố cáo nói trên được đưa ra chỉ vài tháng trước khi cuốn sách “Les dévots du boud dhisme” phát hành. Thế nhưng, những tố cáo của Olivier Raurich và cuốn sách của Marion Dapsance đều đã không làm thay đổi tình hình. Mãi đến khi có bức thư ngỏ từ chính các đệ tử của Sogyal Rinpoche, vị đạo sư này mới buộc phải rút lui, trước cơn chấn động mà bức thư đó gây ra đối với cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng.
Trong suốt một thời gian dài Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị chỉ trích là quá khoan dung đối với đạo sư Sogyal Rinpoche. Mãi đến đầu tháng 8 vừa qua, trong một hội nghị ở Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới dứt khoát tuyên bố, “Một số định chế Phật Giáo còn bị ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Phải chấm dứt điều này. Những kẻ đó không theo đúng lời dạy của Đức Phật.”
Ngài nói thêm, “Điều duy nhất phải làm, đó là công khai hóa những chuyện đó, trên mặt báo, trên đài phát thanh. Sogyal Rinpoche không còn bạn của tôi nữa, ông ấy đã bị thất sủng rồi.”
Theo France Inter, sau khi đạo sư Sogyal Rinpoche rút lui, Trung Tâm Rigpa đã thông báo mở một cuộc điều tra nội bộ và lập ra một bộ quy tắc về đạo đức trong nội bộ cộng đồng Phật Giáo này. Liên Hiệp Phật Giáo Pháp cũng đã lên án những hành vi của đạo sư Sogyal Rinpoche và đã khai trừ Trung Tâm Rigpa khỏi Liên hiệp.
Câu hỏi được đặt ra bây giờ là vụ tai tiếng ở Trung Tâm Rigpa có phải là riêng lẻ, hay còn nhiều vụ khác nữa trong các cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng?
Theo France Inter, tất cả những người có liên quan, kể cả những người trợ giúp các nạn nhân, đều nhấn mạnh là không nên nghĩ xấu về toàn bộ cộng đồng Phật Giáo. Những sai phạm như thế rất hiếm và mang tính cục bộ.
Thật ra thì cũng có rất nhiều người không dám lên tiếng tố cáo vì xấu hổ, vì quá đau đớn, hoặc vì sợ là vụ việc sẽ làm ô danh cả Phật Giáo. Những người đã đến gõ cửa các hiệp hội trợ giúp nạn nhân thì đôi khi lại không dám đệ đơn kiện, theo lời khuyên của chính các hiệp hội đó, sợ rằng thủ tục kiện cáo sẽ kéo dài nhiều năm mà không chắc sẽ đạt kết quả.
Tuy vậy, với việc công bố bức thư ngỏ tố cáo những lạm dụng của Sogyal Rinpoche, các nạn nhân bắt đầu mạnh dạn công khai hóa những chuyện mà cho tới nay được dàn xếp êm thắm trong nội bộ. Trong khi chờ đợi những vụ tai tiếng khác được phanh phui, các hiệp hội và chính các tín đồ Phật Giáo đều nhắc nhở: đã đến lúc “tuần trăng mật” giữa Tây Phương và Phật Giáo chấm dứt, mọi người phải ý thức được rằng, trong bất cứ tôn giáo nào cũng có những kẻ làm trái với giáo lý.
(Bài của Thanh Phương đài RFI và được đăng lại trên mạng Thư Viện Hoa Sen)
No comments:
Post a Comment