Tuesday, September 18, 2018

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Trả lời chính thức của Viện Ngôn ngữ học về đề xuất cải cách chữ viết của ông Bùi Hiền
 Thu Huyền -

(Hình lấy từ bài dưới cùng của Trần thị Hoàng Trúc)

Xin đăng lại bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là ý kiến chính thức của Hội đồng Khoa học Viện Ngôn ngữ học trả lời lãnh đạo cấp trên về văn bản đề xuất cải cách chữ Việt của PGS.TS. Bùi Hiền.
CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA
Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).’
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
-Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây)
-Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
-Kết luận của Viện Ngôn ngữ học
Với tư cách là Viện trưởng, tôi là người tổng hợp các ý kiến của Hội đồng khoa học mở rộng, tôi cũng trao đổi ý kiến với một số chuyên gia về ngữ âm, chữ viết có uy tín như GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng …Vì đây là nội dung được gửi lên lãnh đạo cấp trên (chắc không có ai là nhà ngôn ngữ học) nên cách viết phải giản dị, tuy nhiên vẫn không tránh được một số thuật ngữ chuyên môn. Sau đây là những nôi dung được tổng hợp:
1 Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ được hình thành trong khuynh hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương muốn Latin hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ là một quá trình lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt Nam.
Các tài liệu cho thấy vào thế kỉ 17, chữ Quốc ngữ đã có một diện mạo khá ổn định, gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của linh mục Alexandre de Rhodes tại Roma, năm 1651.
Có thể nói, thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes đã đánh dấu diện mạo hiện đại của chữ Quốc ngữ. Thế kỷ 18, 19, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện và có hình thức như ngày nay.
Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Ở diện mạo hiện nay, chữ Quốc ngữ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
– Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái “c”, “k” và “q” đều được dùng để ghi âm /k/, chữ “y” và “i” đều được dùng để ghi âm /i/;
– Âm đệm có lúc ghi là “u”, có lúc ghi là “o”;
– Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua;
– Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc thì đánh vào âm chính, lúc thì đánh ở giữa âm tiết cho cân đối.
Đây chính là lí do trong một thời gian dài, liên tục có những ý kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau.
Năm 1902, một Uỷ ban cải cách chữ Quốc ngữ đã được thành lập (do Jean Nicholas Cheon đứng đầu).
Năm 1956, ở Miền Nam, Uỷ ban Ngôn ngữ cũng đưa ra đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ; năm 1973 Uỷ ban Điển chế Văn tự cũng ra đời. Ở Miền Bắc, Hội thảo Cải tiến Chữ Quốc ngữ được tổ chức năm 1960.
Từ đó đến nay đã có nhiều hội thảo khoa học tiếp tục đề cập đến chuyện cải tiến chữ Quốc ngữ. Gần đây nhất, trong ba cuộc hội thảo lớn về chữ Quốc ngữ (năm 2015 tại Phú Yên, năm 2016 tại Bình Định và tại Quảng Nam) đều có những tham luận nói đến những nhược điểm và ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ đã từng được bàn đến nhiều lần, trên nhiều phương diện và đề xuất của PGS. TS Bùi Hiền không phải là một ý kiến mới trong giới ngôn ngữ học.
Tuy nhiên, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là một sản phẩm của cộng đồng và mang tính quy ước. Chính cộng đồng sẽ quyết định sự phát triển của chữ viết, chứ nó khó lòng bị chi phối bởi ý chí, nguyện vọng hay đề xuất của một cá nhân hoặc bị cưỡng bách thực thi bởi một mệnh lệnh hành chính. Chính vì thế, cho dù đã có những Hội nghị về cải tiến chữ Quốc ngữ với hàng loạt các đề xuất của các nhà ngôn ngữ học nhưng tất cả đều không được áp dụng vào thực tế.
Cho đến nay, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm như trên, chữ Quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn đang thực hiện tốt chức năng là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam, dùng để ghi lại tiếng Việt vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để ghi lại toàn bộ các âm có thể có trong tiếng Việt hiện đại. Không có một âm nào trong tiếng Việt lại không thể dùng chữ Quốc ngữ ghi lại.
Thứ hai, chữ Quốc ngữ đã phát triển đến giai đoạn ổn định, được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên, mang tính quy ước và phổ cập.
Thứ ba, chữ viết của một ngôn ngữ không đồng nhất với ký hiệu ngữ âm quốc tế, nó còn ẩn chứa cả văn hoá nữa. Cho nên, không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc “một âm vị ghi bằng một kí tự và ngược lại”. Về nguyên tắc, ngôn ngữ (âm thanh) luôn biến đổi theo thời gian, trong khi chữ viết lại cố định, cho nên qua thời gian bao giờ cũng có sự vênh nhau giữa âm vị cần ghi và ký tự dùng để ghi.
Dĩ nhiên, nhằm giúp chữ Quốc ngữ thực hiện tốt chức năng của mình, giới ngôn ngữ học hiện đang rất quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa chính tả (quy chuẩn cách viết), cách viết tên riêng gốc tiếng nước ngoài (đề nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự), tên riêng gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là những vấn đề mà việc giải quyết một cách triệt để đòi hỏi cần phải ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.
2. Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
2.1.Về mặt pháp lí
PGS.TS Bùi Hiền coi tiếng Việt là tiếng Kinh: “Tạm thống nhất lấy tiếng Hà Nội làm cơ sở ngữ âm cho việc xác định bảng chữ cái tiếng Việt (tiếng Kinh)…(tr.3 của Bản đề xuất)”. Điều này vi phạm nguyên tắc bình đẳng dân tộc bởi Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam coi tiếng Việt là Ngôn ngữ Quốc gia có nghĩa là của chung toàn dân tộc (Nation) Việt Nam chứ không chỉ của một tộc người. Ngoài ra, về mặt pháp lí, hiện nay chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước quy định tiếng Hà Nội là tiếng chuẩn.
2.2.Về mặt khoa học
Phương án đề xuất Cải tiến chữ quốc ngữ mà PGS.TS Bùi hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điều này thể hiện ở các điểm dưới đây:
– Thứ nhất, đã là nghiên cứu khoa học không thể có cách diễn đạt mơ hồ như ” Tạm thống nhất ..”. Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định.
– Thứ hai, PGS.TS Bùi Hiền đã có những nhầm lẫn cơ bản về mặt ngôn ngữ học. Trong tiếng Việt, tiếng Hà Nội không phải là tiếng có thể đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Trên thực tế, tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ, thổ ngữ khác nhau với các biến thể đặc điểm ngữ âm, từ vựng khác nhau. Như vậy, nếu chỉ dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết thì không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt. Đề nghị của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm tăng vọt số lượng các từ đồng âm, đồng tự, gây khó khăn cho việc đọc hiểu văn bản.
– Thứ ba, PGS.TS Bùi Hiền không phân biệt được các khái niệm ngữ âm – âm vị học, không phân biệt được âm và chữ. Các con chữ mà ông đưa ra không liên quan gì tới đặc điểm ngữ âm của nó.
Ông chưa nhận diện đầy đủ về hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Việt. Bảng 16 nguyên âm được đề cập trong phần 2 của Bản đề xuất là không có cơ sở khoa học khi cho rằng có các âm vị /e, ɔ, o/ dài trong đối lập với /e, ɔ, o/ ngắn. Nhiều ví dụ dẫn ra khiến người đọc băn khoăn về sự tồn tại của nó trong tiếng Việt hay tính phổ biến của nó. Tác giả liệt kê âm vị /y/ trong đối lập với /i/ cũng hoàn toàn không có cơ sở khi không đưa được các cặp đối lập tối thiểu âm vị học mà lại dẫn ra các biến thể chữ viết “ti”~ “ty”.
Điều này còn được thể hiện khi tác giả xử lí trường hợp nguyên âm đôi /uo/ và tổ hợp bán nguyên âm /w/ + âm chính /o/ giống nhau (trường hợp “cuốc” và “quốc” được thống nhất ghi thành “kuok”, hay “cua” và “qua” được thống nhất ghi thành “kuô” theo phương án của tác giả). Ví dụ này cho thấy ông đã đi ngược lại với nguyên tắc “một chữ ghi một âm và ngược lại” của chính mình.
Bên cạnh đó, cách trình bày của ông trong Bản đề xuất cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách kí hiệu phiên âm quốc tế: phiên âm âm vị học được quy định chung của thế giới là trong gạch chéo /…/, và phiên âm ngữ âm học được quy định chung của thế giới là trong móc vuông […]. Nếu đã không hiểu được các khái niệm căn bản nhất (âm tố, âm vị, ngữ âm học, âm vị học,…) thì sao có thể bàn tới việc xây dựng (hay cải tiến, cũng như sử dụng) chữ viết cho ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc?
– Thứ tư, PGS.TS Bùi Hiền không có sự hiểu biết về từ nguyên học và ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Các chữ cái c-k-q tuy dùng để ghi cùng một âm vị /k/, chữ cái d, gi, r để ghi cùng một âm vị /z/, ch-tr để ghi cùng một âm vị /c/ trên bình diện đồng đại (nếu theo hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội) song về lịch sử chúng ghi các phụ âm khác nhau trong tiếng Việt ở thời kì xuất hiện chữ Quốc ngữ (Thế kỉ 17). Sở dĩ các linh mục dùng chữ d để ghi cái âm /z/ thời đó vì khi đó đối với các từ ghi “da”, “dì” trong tiếng Việt thì cái con chữ “d “này được dùng ghi một âm có đặc điểm về phát âm gần với phụ âm được ghi “d” trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu. Việc nhập ch- tr và ghi bằng con chữ “c” cũng vậy
– Thứ năm, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đi ngược lại hoàn toàn xu hướng chung của các nước sử dụng tự dạng Latin. Không có bất kì bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng chữ cái “w” để ghi âm vị /ŋ/. Đề nghị dùng “w” thay cho “ng” sẽ phá vỡ tính hệ thống trong quan hệ giữa âm và chữ, khiến người học khó học, khó nhớ. Cách làm này khiến người nước ngoài vốn quen với các hệ chữ viết tự dạng Latin khó tiếp nhận chữ Quốc ngữ, vì thế gây khó khăn cho việc phổ biến tiếng Việt, chữ Việt (chữ Quốc ngữ) ra quốc tế.
Tương tự, không có bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng con chữ “q” để ghi âm vị /tʰ/. Bên cạnh đó, việc tạo nên một con chữ mới để thể hiện phụ âm /ɲ/, không thể gõ trên bàn phím máy tính gây khó khăn lớn trong việc sử dụng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Điều này vi phạm nguyên tắc tiện dụng trong xây dựng chữ viết.
– Thứ sáu, tác giả còn đề xuất thêm tới 04 con chữ cái mới trong phương án cải tiến của mình. Điều này cho thấy hệ chữ viết của ông không tiết kiệm, gọn nhẹ hơn so với phương án cũ.
– Thứ bảy, học tiếng Việt, chữ Việt là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau. Đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm cho chữ Quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số (phần lớn dựa trên tự dạng Latin), vì thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số tiếp thu chữ Quốc ngữ.
2.3. Về mặt thực tiễn
Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực kì tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới.
Với tư cách là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trải qua những phát triển lịch sử, chữ Quốc ngữ ngày nay đã trở thành một tài sản văn hóa vô cùng quý giá của người Việt. Bản kiến nghị của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là mong muốn của một cá nhân, hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Chúng ta chưa có những điều tra về nguyện vọng của xã hội về vấn đề này nhưng những phản ứng của cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã cho thấy điều đó. Chữ viết, sau khi được xã hội thừa nhận là tài sản chung của mọi người. Xã hội chưa có nhu cầu thay đổi thì cá nhân không thể tùy tiện đề xuất thay đổi, đặc biệt là những đề xuất đó lại rất thiếu cơ sở khoa học như đã phân tích ở trên.
Mặt khác, bản thân hệ thống chữ Quốc ngữ hiện hành vẫn đang thực hiện rất tốt vai trò của mình trong đời sống của xã hội nước ta. Mặc dù có một số bất hợp lí nhưng những bất hợp lí này là có thể chấp nhận được và không cản trở đến quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì vậy, bất cứ một sự cải tiến nào cũng sẽ làm đảo lộn mọi lĩnh vực trong xã hội.
3. Kết luận
Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền như đã phân tích là ý kiến của một cá nhân có thể có xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn; hiểu biết chưa toàn diện về ngữ âm học, ký tự học nên thiếu tính khoa học và thực tiễn, không có tính khả thi. Trong tình hình chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kì cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ.
Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?
LĐO | 16/09/2018 
Một trang trong cuốn sách "Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.
Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu “Tiếng Việt 
1- Công nghệ Giáo dục” vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này. Theo đó, năm học 1985-1986 (**), chương trình thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được sự cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã thực hiện tại Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô 2 lớp 1.
Sau đó, chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường Tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này đổi tên là Trường Tiểu học Văn Hiến) từ năm học 1986-1987, đồng thời phát triển thêm tại các Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sĩ (quận Tân Bình). Các trường dạy từ lớp 1 đến lớp 5 cả hai môn Tiếng Việt và Toán, sau này có thêm môn Giáo dục lối sống.
Đến năm 1989-1990, chương trình Công nghệ giáo dục được triển khai đến nhiều trường khác trong toàn TP (trừ quận 4) trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc cho học sinh lớp 1 với chủ yếu là môn Tiếng Việt. Khi chương trình năm 2000 của Bộ triển khai, chương trình Công nghệ giáo dục cuốn chiếu và không còn thực hiện tại TPHCM nữa.
Năm 2017, Bộ GDĐT có văn bản số 3877/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2017 về triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục, trong đó Bộ nhấn mạnh đã tổ chức thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục để triển khai dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và các nhà trường.
Năm 2018, Bộ GDĐT tiếp tục có văn bản số 3674/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2018 về triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục năm học 2018-2019. Trong đó, Bộ GDĐT một lần nữa khẳng định đã tổ chức thẩm định (vòng 2), đồng thời có chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện tài liệu.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở GDĐT TPHCM quyết định không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.
Lý do được Sở đưa ra là: Do xét thấy việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội khóa XIII (sau này có thêm Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21.11.2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18.6.2018 của Thủ tướng Chính phủ) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã gần kề, việc để giáo viên tiếp cận với chương trình khác trong khi dự kiến chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành là chưa phù hợp. Do đó, TPHCM không triển khai chương trình này.
BÍCH HÀ
Comments:
- Nguyễn Quốc Cương
Trẻ con như tờ giấy trắng cho bọn trẻ học gì thì sẽ biết cái đó chứ không thể nói cách này tốt,hay cách kia không tốt. Vấn đề mà dư luận quan tâm chính là tại sao phải thay đổi, thế hàng chục triệu người VN không học CNGD thì họ đang gặp vấn đề gì trong cách sử dụng Tiếng Việt?
- TT: : Quên 2 cái tên Bồi Hèn và Hồ Học Đại này đi. Nghe mãi chỉ bẩn tai, Đọc nhiều thêm bẩn mắt. Ngứa miệng muốn... chửi thề

THẰNG KHỐN BÙI KHÙNG MỚI ĐĂNG NÈ....
Truyền hình dạy chữ của Bác đây
Các Cháu xem ngay rất hay này
Ai mà không biết câm mồm nhé ...

(**Hồ Ngọc Đại là con rể của Lê Duẩn, ở chung nhà của Tổng Bí Thư LD.  Chương trình thực nghiệm được thực hiện khi TBT còn sống (Lê Duẩn chết năm 1986)
oOo
GS Hồ Ngọc Đại có thể bị kiện ra Tòa vì "chôm" Công Nghệ Giáo dục của GS Elkonin người Liên Xô
THÌ RA LÀ GIÁO SƯ "HỒ ĐẠI "..CHÔM KHOA HỌC ...
TƯỞNG ĐÂU TIẾN SĨ PHÁT MINH RA
AI NGỜ CHÔM CHỈA CỦA NGƯỜI TA
ĐEM VỀ RÌNH RANG CHO TỔ QUỐC
KHOE KHOAN NHỤC NHÃ ..."ĐẠI" LÃO GIÀ....
ElKO NIN CHẾ HÌNH GIÚP TRẺ THƠ
KHÔNG CÒN TỰ KỶ PHÁT ÂM LỜI
ÔNG "ĐẠI" THẤY HAY LIỀN ÁP DỤNG
RINH VỀ HẠI NÃO CÁC CHÁU TÔI....
LÀM MẤY NGÀY NAY TỰ XƯNG OAI
LÊN ĐÀI PHỎNG VẤN KHOE TÀI HOÀI
THÌ RA ĂN TRỘM CÒN LA LỚN
NHỤC MẶT VÔ CÙNG TRỐN MẤT NGAY...
HÔM NAY VỠ MẶT CHO NƯỚC NHÀ
CHƠI TRÒ ĐẠO CẮP CÒN RỐNG LA..
GIỜ ĐÂY ĐÃ THÚI CÀNG THÊM THỐI
TIẾN SĨ CÙ LẦN... MIỆNG PHÓNG LOA..
KAKA
Gs Hồ Ngọc Đại CHÔM Khoa học?
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC của Gs Hổ Ngọc Đại thực chất là PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC của ELKONIN thời Liên Xô những năm 70 thế kỷ 20.
PHƯƠNG PHÁP ELKONIN nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT, ở VN mở rộng thêm để dạy trẻ em các dân tộc thiểu số.
Mời các bạn đọc bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Australia) nói về CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC "vuông, tròn, tam giác" của ông Hồ Ngọc Đại:
THỰC CHẤT CỦA "CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC" CHÍNH LÀ ĐÂY !
“Trong y văn thế giới, đánh vần theo "Công nghệ giáo dục" ô vuông, tròn, tam giác là một sáng kiến của nhà tâm lí học người Nga D. B. Elkonin nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT.
Elkonin là người thầy của ông Hồ Ngọc Đại !
Chúng ta biết rằng, lời nói được xây dựng bằng chữ (words). Chữ được cấu thành từ âm tiết (syllables). Âm tiết được hình thành từ âm thanh hay tiếng (sound). Phonemes là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh (cũng như nucleotide trong di truyền học vậy). Trong tâm lí ngôn ngữ học, họ có khái niệm "Phonemic Awareness" (chưa biết dịch là gì ?) để chỉ sự hiểu biết về chữ nói từ âm thanh. Phonemic Awareness là một kĩ năng nói (oral) và nghe (aural). Sáng kiến của ông Elkonin xoay quanh vấn đề Phonemic Awareness.
Sáng kiến của Elkonin là dùng các ô để thể hiện âm thanh [sound] của một chữ (1). Một ví dụ nhỏ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn chút. Chẳng hạn như với tiếng Anh, theo phương pháp của Elkonin, chữ CAT sẽ được thể hiện bằng 3 ô vuông, vì chữ này có 3 âm thanh: /k/ + /a/ + /t/. Nhưng với chữ SOAP thì cũng được thể hiện bằng 3 ô dù nó có 4 mẫu tự. Tuy 4 mẫu tự, nhưng chỉ có 3 âm thanh: /s/ + /O/ + /p/. Tuy nhiên, với chữ MILK thì có 4 ô chữ vì 4 mẫu tự có 4 âm thanh khác nhau: /m/ + i/ + /l/ + /k/. Người ta gọi phương pháp đánh vần này là "Elkonin box", có khi còn gọi là "Sound Box".
Ngày nay, có cả một App trong điện thoại để sử dụng trong việc dạy cách đánh vần này !
Trên thế giới, có khoảng 15% trẻ em gặp khó khăn về đọc và đánh vần (hội chứng "dyslexia"). Phương pháp của Elkonin chủ yếu áp dụng nhằm giúp những trẻ em với hội chứng "dyslexia", nhưng cũng áp dụng cho trẻ em nước ngoài mới học tiếng Anh hay một ngoại ngữ (2-3). Có một số chứng cứ khoa học cho thấy khi can thiệp trên trẻ em gặp khó khăn về đọc viết, thì phương pháp Elkonin có hiệu quả giúp các em cải tiến đọc chữ. Có cả một luận án tiến sĩ báo cáo hiệu quả của Elkonin box ở trẻ em gặp khó khăn trong việc đọc (4). Nhưng ở HỌC TRÒ BÌNH THƯỜNG THÌ CHƯA CÓ DỮ LIỆU NÀO CHO THẤY PHƯƠNG PHÁP ELKONIN CÓ HIỆU QUẢ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là phương pháp Elkonin chỉ là một trong nhiều phương pháp cho trẻ học đọc / đánh vần. Các phương pháp khác là bắt cặp (one-to-one matching), tách chữ (taking words apart), và ví von (analogies). Có thể tóm tắt các phương pháp này thành 2 nhóm [theo tiếng Anh]: nhóm "whole language" và nhóm "decoding". Nhóm whole language xem chữ là một hình tượng có ý nghĩa, nên học trò phải học nguyên chữ và ý nghĩa của nó, chứ không tách ra từng âm thanh. Phương pháp Elkonin có thể xem là thuộc nhóm decoding, có nghĩa là tách chữ thành âm thanh, mà ít quan tâm đến ý nghĩa. Xem ra cách tiếp cận whole language thích hợp cho trẻ em bình thường, còn cách tiếp cận decoding thích hợp cho trẻ em có khó khăn về đọc/viết.
Trong thực tế, phương pháp Elkonin rất hiếm được áp dụng ở các nước phương Tây. Lí do có lẽ do số trẻ em gặp khó khăn đọc/viết không nhiều, và ngay cả trong nhóm này thì bằng chứng về hiệu quả của phương pháp Elkonin không nhiều và thuyết phục bằng các phương pháp khác.
Quay lại trường hợp Việt Nam, phương pháp dạy theo ô chữ (hay 'công nghệ giáo dục') là một sản phẩm của một đề tài nghiên cứu cấp Bộ do ông HNĐ chủ trì. Đề tài này có mục tiêu giúp học sinh tiểu học các dân tộc thiểu số (5). Trong khoa học, có khái niệm "external validity" (hợp lí ngoại tại), có nghĩa là kết quả nghiên cứu trên quần thể nào thì chỉ có thể áp dụng cho quần thể đó. Nếu thuốc được nghiên cứu ở nữ giới sau mãn kinh, thì chỉ định điều trị thuốc đó chỉ cho phụ nữ sau mãn kinh. Tương tự, nếu nghiên cứu trên người thiểu số thì kết quả chỉ áp dụng cho họ, chứ khó áp dụng cho ngoài dân tộc thiểu số. Do đó, ĐÁNG LÝ RA, CÁCH DẠY THEO Ô CHỮ CỦA ELKONIN Ở VIỆT NAM CHỈ NÊN ÁP DỤNG CHO HỌC TRÒ DÂN TỘC THIỂU. THẾ NHƯNG TRONG THỰC TẾ, PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐẠI TRÀ CHO HÀNG TRIỆU HỌC SINH LÀ ĐIỀU KHÔNG ĐÚNG KHOA HỌC.
Càng kém tính khoa học hơn khi chưa có chứng cứ về hiệu quả từ các thử nghiệm khoa học (chứ chưa nói đến thử nghiệm randomized controlled trial) mà đã áp dụng cho hàng triệu trẻ em. Thật ra, có chứng cứ ban đầu cho thấy phương pháp 'công nghệ giáo dục' không có gì hơn so với phương pháp hiện hành ở trẻ em ở vùng xa thành phố (6). Việc triển khai đại trà như thế là cách làm không đúng với chủ trương giáo dục thực chứng -- evidence based education.
Nguồn:
(1) Clay M. Reading Recovery: a guidebook for teachers in training. Portsmouth, 1993.
"Elkonin boxes are an instructional method used in the early elementary grades especially in children with reading difficulties and inadequate responders in order to build phonological awareness by segmenting words into individual sounds."
 
Ảnh 2: D. B. Elkonin
http://www.thesaigonposts.net/2018/09/thuc-chat-cua-cong-nghe-giao-duc-chinh.html
GS HỒ NGỌC ĐẠI VÀ NHỮNG NGƯỜI CÙNG HỘI VỚI GS ĐẠI HÃY PHẢN BIỆN!
Nguồn : Phạm Văn Hải
Mọi Người hãy chia sẽ thật nhiều đến tai lão Đại cho trốn luôn nha....
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2296707033890699&set=pcb.2296691453892257&type=3&theater
Đề nghị viện KSND tối cao truy tố : 1- Phùng Xuân Nhạ, 2- Hồ Ngọc Đại, 3- Bùi Hiền
Tác giảTrần thị Hoàng TrúcNguồnThe Saigon PostNgày đăng: 2018-09-10
Hôm nay, ngày 4/9/2018 trước thềm năm học 2018,
Tôi, công dân Việt Nam Trần Thị Hoàng Trúc, với tư cách là:
1/ Nhà văn - Hội viên Hội Nhà văn TpHCM
2/ Nhà thơ - Do nhân dân cả nước phong tặng qua hàng loạt bài thơ đạt kỷ lục "ngàn like/ ngàn share" trên Mạng xã hội Facebook.
3/ Nhà ngôn ngữ học truyền thông (Copywriter) với thâm niên hơn 12 năm trong nghề.
4/ Người mẹ của 4 con trong đó có 2 con sẽ vào lớp 1 trong năm tới.
Đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền tội Phản Quốc vì
1/ Âm mưu hủy hoại sự trong sáng lành mạnh của tiếng Việt.
2/ Âm mưu hủy hoại nền văn hóa mấy trăm năm của người Việt kể từ khi quốc ngữ ra đời.
3/ Âm mưu phá hoại quốc khố Việt Nam trong lúc nền kinh tế Việt Nam gần như kiệt quệ vì nợ công. Việc tiêu hủy các sách vở, ấn phẩm cũ và in ấn mới sẽ ngốn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
4/Âm mưu biến 90 triệu người dân Việt đang biết chữ thành mù chữ.
5/ Âm mưu triệt tiêu Thông Tin, triệt tiêu Văn Hóa, triệt tiêu Lịch Sử, triệt tiêu Sự Thật, biến các thế hệ trẻ tương lai thành những người mù thông tin về văn hóa lịch sử Việt Nam khi cần tra thông tin trên mạng internet.
6/ Âm mưu Hán hóa tiếng Việt với thứ ngôn ngữ lai căng, biến dị và tục tĩu (ví dụ: Nếu muốn nói "trục trặc" theo kiểu Bùi Hiền thì phải nói "cục cặk (rất xin lỗi).
7/ Âm mưu chia rẽ văn hóa, tình cảm gia đình, khiến Cha mẹ và con cái không thể nhắn tin và gửi thư cho nhau!
8/ Âm mưu làm tốn tiền của và thời gian vàng bạc của nhân dân cả nước vì phải đi học lại tiếng Việt! Mà đi học thì lấy tiền đâu nộp hàng trăm loại thuế phí, ảnh hưởng ngân sách trầm trọng. Đáng Phạt Nặng!
9/ Âm mưu xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì cứ mỗi lần học sinh đọc câu văn "Chủ tịch ôm chặt và hôn Chu Ân Lai" thì sẽ đều đọc bậy thành "Chủ tịch ôm cặk và hôn Cu Ân Lai" (xin xem hình đính kèm - rất xin lỗi). Tội xúc phạm nặng nề lãnh tụ là rất nặng, cần xử phạt THÍCH ĐÁNG!
10/ Âm mưu biến Việt Nam thành một bản sao đầy lỗi của Trung Quốc, đi vào vết xe đổ của Trung Quốc! Nên nhớ, sau khi Trung Quốc cải cách chữ Phồn Thể thành Giản Thể thì văn hóa Trung Quốc suy đồi, đạo đức tha hóa trầm trọng, các thế hệ trẻ không thể tiếp cận nền văn học cổ ngàn năm của Trung Hoa.
Nay có phải những tên PHẢN QUỐC này muốn thế hệ trẻ Việt Nam cũng như vậy, không biết tổ tiên Vua Hùng là ai, không biết Hai Bà Trưng là ai, không biết Trung Quốc là giặc thù ngàn năm của người Việt?
Cần xem xẻt lại MỤC ĐÍCH cho ra đời thứ- gọi- là tiếng -Việt -công -nghệ mà không hề liên quan đến công nghệ này! Tại sao lại ép 49 tỉnh thành dạy thí điểm cho học sinh làm tiêu tốn 227 tỷ tiền mua sách vở?
Nhân dân cả nước KHÔNG TIN chuyện có 49 tỉnh thành tự nguyện muốn dạy học lối ngôn ngữ quái thai này! Đây CHẮC CHẮN là do tên Phùng Xuân Nhạ, lạm dụng quyền Bộ trưởng Bộ giáo dục ra chỉ thị ép xuống!
Đề nghị xem xẻt lại NHÂN CÁCH của tên Phùng Xuân Nhạ khi cho rằng "Giáo viên nữ đi tiếp khách là bình thường và lẽ ra phải từ chối cấp trên" trong khi hắn quá rõ là các cô giáo thấp cổ bé họng không thể kháng lại lệnh cấp trên được.
Đề nghị xem xét ĐẠO ĐỨC của tên Phùng Xuân Nhạ về hành vi ĐẠO VĂN! Một Bộ trưởng mà đạo văn thì làm sao làm gương cho cấp dưới, học trò!
Đề nghị xem xét lại BẰNG CẤP của tên Phùng Xuân Nhạ vì nhiều nguồn thông tin khẳng định hắn dùng Bằng giả! Nên có cơ quan uy tín kiểm tra!
Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO của Phùng Xuân Nhạ khi để cho nền giáo dục nước nhà ngày càng suy đồi đáng báo động. Học sinh chơi các trò chơi kích dục, học sinh bạo hành nhau, giáo viên lạm dụng học sinh...
Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC NGÔN NGỮ của tên Phùng Xuân Nhạ vì không thể để một người ngọng làm ngành giáo dục được! Như thế, học sinh sẽ nghĩ "Muốn làm bộ trưởng bộ giáo dục thì phải ngọng!". Sẽ ra sao khi tương lai của một đất nước NGỌNG NGHỊU!
Đề nghị xem xét TINH THẦN YÊU NƯỚC của tên Phùng Xuân Nhạ khi để cho bìa sách giáo khoa in hình Vạn Lý Trường Thành của giặc Tàu là có ý gì? Hay mục đích là Hán hóa?
Đề nghị dư luận cả nước LÊN TIẾNG YÊU CẦU PHÙNG XUÂN NHẠ TỪ CHỨC LẬP TỨC!
YÊU CẦU CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHỞI TỐ HÀNH VI PHẢN QUỐC CỦA 3 TÊN: PHÙNG XUÂN NHẠ, HỒ NGỌC ĐẠI & BÙI HIỀN !!!
Đề nghị Báo Chí nhập cuộc vì sự Tồn vong của nước Việt. Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất!
Đề nghị hàng triệu gia đình Việt NÓI KHÔNG với tiếng Việt quái thai VONG BẢN!
Đề nghị tất cả trường học trên cả nước treo Băng rôn "TIẾT KIỆM QUỐC KHỐ - NÓI KHÔNG với TIẾNG VIỆT VONG BẢN"!
Nếu các trường học vẫn dạy thứ tiếng Việt tục tĩu này, tôi thà cho các con tôi NGHỈ HỌC! Ở nhà tôi dạy!
Mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu bà mẹ, hàng triệu giáo viên, giới trí thức, giới doanh nhân và công nhân CÓ LƯƠNG TRI trên cả nước!
Xin chân thành cảm ơn! 

No comments: