Friday, October 12, 2018

Tên đao phủ hay Trưởng Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khoẻ Trung Ương?

TS Nguyễn Nam Dương, Tham tán Phái đoàn đại diện thường trực VN tại Liên Hợp Quốc(Báo Le Monde)\

Chuyện ngủ gật trước công chúng
Việc các tờ báo của Pháp, Đức đăng tin và hình ảnh một đại biểu Việt Nam ngủ trong một tư thế phản cảm giữa hội trường Liên hợp quốc ở New York là một sỉ nhục lớn đối với đất nước; việc báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam đăng bài và hình nhạo báng ông TT Mỹ là “đơn độc” và “ngồi chờ để được phát biểu” là nỗi nhục thứ hai; việc mạng xã hội đưa hình ảnh cảnh TT Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại đại hội đồng LHQ mà phía dưới cử toạ bỏ đi hết là nỗi nhục thứ ba.

Báo giấy tiếng Đức viết: “trong khi Thụy Sỹ tươi cười vui vẻ thì Việt Nam ngủ gục”.
Nhân đây tôi xin kể ra một câu chuyện mà tôi chứng kiến tư đầu đến cuối. Cũng về chuyện ngủ gật:
Khoảng năm 2009 tôi nhận được lời mời của bệnh viện Pacific ở Singapore qua làm phim phóng sự. Họ trả cho tôi 6.000 usd để làm phim trong 2 ngày. Chuyến đi đó tôi trực tiếp quay phim, làm đạo diễn và có nhà báo Nguyễn Bá Ngọc sếp tờ Sức khoẻ và đời sống ở cùng phòng. Buổi khai trương bệnh viện Pacific nằm trên đại lộ danh vọng nhất của Singapore là Orchard road có cả bộ trưởng y tế Singapore và bộ trưởng bộ y tế Việt Nam, lúc đó là Ông Nguyễn Quốc Triệu. Thời đó, bệnh viện mới là Pacific muốn cạnh tranh với đối thủ Parkway để dành lấy thị phần bệnh nhân ở Việt Nam đưa sang chữa bệnh nên họ sẵn sàng chi đẹp.
Đến giờ khai trương bệnh viện vẫn không thấy ông bộ trưởng Quốc Triệu ở đâu, cô bạn Hạnh Phước lúc đó là giám đốc truyền thông nháo nhào lên lo lắng. Mãi về sau mới thấy ông Triệu và đoàn tuỳ tùng đi tới.. Tôi nhớ họ đi đông lắm. Ông Triệu mặc áo màu vàng nhạt bỏ ngoài, vạt ngang như kiểu Mao Trạch Đông, ngồi ngay hàng ghế đầu và vừa ngồi xuống ghế là... ngủ ngay lập tức. Tôi quay được những cảnh ông ta ngủ gà gật say sưa mặc dù cảm thấy rất nhục với bạn bè nước ngoài. Họ đứng phát biểu chỉ cách ông vài mét. Lúc đó Hạnh Phước bối rối, tôi thì vẫn bắt buộc phải quay; đến đoạn dắt đoàn đi tham quan các cơ sở do bệnh viện đầu tư, tôi ôm máy chạy trước để đón đầu; đám tuỳ tùng bộ y tế Việt Nam đi đứng nói cười ha hả như nhà không chủ; tôi phải làm việc và im lặng trong sự tức giận vô cùng.Chuyện này đáng nói: Khi bước vào một phòng bệnh, chủ nhà Singapore giới thiệu một giường nằm loại mới nhất với nhiều tiện ích, họ mời ông bộ trưởng y tế Việt Nam leo lên nằm thử. Thật không tưởng tượng nổi, ông ta đã nhảy lên một cái phổng, nằm nhún nhún và nói 
“Cái giường này êm thật, phải chi có một em như ở Gaylang đêm qua thì quá sướng!”. 
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu: “Cái giường này êm thật, phải chi có một em như ở Gaylang đêm qua thì quá sướng!”
Trời đất ơi, Tôi, Hạnh Phước và một số cộng sự dường như không tin nỗi điều ông ta vừa nói. Bọn tuỳ tùng cười hô hố, sếp nó đúng rồi, có một em nằm cùng với sếp lúc này là tuyệt nhất! Họ không hề giữ một chút thể diện quốc gia. Họ là những con vật chứ không phải con người. Họ đâu biết là các nguyên thủ và chuyên gia Singapore lúc đó cũng có nhiều người biết tiếng Việt.
 Gaylang là khu phố đèn đỏ nổi tiếng, là “xóm đĩ” ở Singapore. Tối đêm trước đoàn tuỳ tùng đã đi chơi gái ở đó, và đó cũng là lý do sáng hôm sau ông bộ trưởng vô bệnh viện ngủ gà ngủ gật.
Đoạn băng đó đến nay tôi còn giữ dù đã gần 10 năm qua rồi. Nghe đâu sau khi bà Kim Tiến lên thay, ông bộ trưởng Triệu chuyển qua làm trưởng ban bảo vệ sức khoẻ cho các lãnh đạo, trong đó có các “tử sĩ” Nguyễn Bá Thanh, Trần Dại Quang vừa lên đường..
Tác giả Bùi Thanh Tuấn chụp tại bệnh viện Pacific năm đó, 2009.

Calif. 9/28/2018 - LB. Bùi Thanh Tuấn

Nguyễn Quốc Triệu - Tên đao phủ hay Trưởng Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khoẻ Trung Ương?
Image may contain: 1 personTác giả: Quê Hương
Giữa tháng 12 năm 2013, Nguyễn Bá Thanh sang thăm Bắc Kinh và được đón tiếp trọng thể bởi đồng chí Mạnh Kiến Trụ ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là 4 tháng sau tức là tháng 4 năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh mắc bệnh rối loạn sinh tủy. Sau đó ông này được sang Singapore và Mỹ chữa bệnh. Kết quả là đến giữa tháng 2 năm 2015, Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng.
Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh giữa tháng 10 năm 2016 đi thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình đón tiếp long trọng. Một tuần sau Huynh sang thăm Mỹ. Kết quả, là nửa năm sau, Huynh phải đi Nhật Bản điều trị bệnh hiểm nghèo. Và vì nó mà Huynh mất toi chức Thường trực ban bí thư vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.
Giữa tháng 5 năm 2017, Trần Đại Quang đi thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình đón tiếp cấp nhà nước. Kết quả chỉ gần 2 tháng sau, Quang phải sang Nhật bản chữa căn bệnh hiểm nghèo. Và sau đó là ông ta sang Nhật Bản thêm 5 lần nữa chữa bệnh trước khi qua đời vì nhiễm phải một loại virus kịch độc hiếm gặp vào ngày 21 tháng 9 năm 2018.
Việc 3 nhà lãnh đạo trên sau khi sang thăm Trung Quốc rồi về lâm bệnh nặng chết hoặc mất tích bí ẩn đã gây hoảng loạn trong giới chức chóp bu Cộng Sản Việt Nam. Bởi với những vị trí cấp cao như 3 ông này, thì việc đi đâu, ở đâu, ăn gì đã có cả một đội ngũ cận vệ đông đảo, được đào tạo bài bản chăm lo chu đáo, đầy đủ từ A-Z. Hơn nữa, Trung Quốc từ xưa đến nay, lúc nào chả có âm mưu thâm độc với Việt Nam, nên lực lượng cận vệ luôn hết sức cẩn thận với anh bạn 4 tốt này. Do vậy, chuyện lãnh đạo Việt Nam bị phía Trung Cộng đầu độc là điều khó có thể xảy ra. Hơn nữa tận 3 ông to mắc bệnh hiểm nghèo cả loạt như thế trong vài ba năm thì là điều không thể xảy ra và không thể giải thích được.
Trở lại với câu chuyện sức khỏe của lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng trúng cử chức Tổng Bí Thư, đó cũng là thời điểm, Nguyễn Quốc Triệu được chỉ định giữ chức Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương. Tức là, các cán bộ cấp cao của ĐCS Việt Nam, khi đi khám chữa bệnh ở đâu, uống thuốc gì, phác đồ điều trị ra sao và sức khỏe trong tình trạng như thế nào đều phải có sự đồng ý, chỉ dẫn và giám sát của Triệu.
Mà Triệu thì ai cũng biết là cặp bài trùng của Nguyễn Phú Trọng. Triệu được Trọng giới thiệu và trúng cử chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội vào tháng tháng 4 năm 2004, khi ấy Trọng đang là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Năm 2006, Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội thì chỉ 1 năm sau, tức là năm 2007, Triệu được bầu làm Bộ trưởng y tế cho dù nhiệm kỳ Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vẫn còn tới 2 năm nữa. Để rồi khi nghỉ hưu ở tuổi 60 vào năm 2011, Triệu được Nguyễn Phú Trọng – người mới đắc cử chức Tổng Bí thư năm ấy cất nhắc vào chức vụ Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương.
Thoạt nhìn, thì chức vụ Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương không có gì là to tát. Nhưng dưới cái ô của Trọng, vị trí này lại trở nên vô cùng nguy hiểm với các lãnh đạo. Bởi việc các lãnh đạo Việt Nam uống thuốc gì, chữa bệnh ở bệnh viện nào, trong nước hay quốc tế đều phải có sự đồng ý, chỉ dẫn, tham mưu và giám sát của Triệu. Và với trình độ là bác sĩ tiến sĩ, 7 năm là giám đốc sở y tế Hà Nội, 4 năm làm Bộ trưởng Y tế, cộng thêm với quyền uy vô song trong tay hiện nay, sẽ không khó để Triệu có thể can thiệp trực tiếp vào qui trình điều trị của bất cứ cán bộ cấp cao nào. Triệu cũng không cần phải báo cáo cho ai ngoài tổng Trọng.
Đã từ lâu, nhiều cán bộ trung ương đã lo sợ về việc họ có thể bị đầu độc, chết dần chết mòn bởi quy trình chăm sóc sức khỏe bất minh kiểu này. Nhưng ĐCS VN quy định thông tin sức khỏe của các lãnh đạo nhà nước là thông tin tuyệt mật nên không ai dám hé răng nửa lời. Và kết quả là dưới thời Trọng và Triệu, 3 lãnh đạo với đường công danh tươi sáng đã dính phải những căn bệnh vô phương cứu chữa khiến 2 người chết bất thường và 1 biến mất một cách khó hiểu.
Cũng có giả thuyết đưa ra là sau khi những ông Quang, Thanh và Huynh đi thăm Trung Quốc về. Vì lý do nào đó mà Tập Cận Bình không hài lòng nên đã ra lệnh cho Trọng trừ khử. Và với học vấn bác sĩ tiến sĩ, một bầy tay chân thân cận lâu năm trong ngành y cùng chiếc gậy quyền uy vô song, rất có thể Nguyễn Quốc Triệu đã trở thành đao phủ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các vụ đầu độc các lãnh đạo cấp cao của ĐCS VN chỉ vì họ không được Tập ưa thích, hoặc họ có thể trở thành đối thủ tranh giành quyền lực với chủ nhân của hắn là Nguyễn Phú Trọng.
Và với tình thế như vậy thì khi nào, Nguyễn Quốc Triệu còn ngồi ghế Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương thì cái chết từ từ, êm ái sẽ có thể giáng xuống bất cứ ai trong hàng ngũ lãnh đạo CS Việt Nam.

No comments: