Tuesday, February 27, 2018

Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc tại Lâm Thao - Phú Thọ

Cặp Linh Vật

Hai vợ chồng vẫn ngại ngùng khi “làm chuyện ấy” ở trong miếu

Cập nhật: 27/02/2018 18:44

(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của vợ chồng anh Chử Đức Chiến được người dân địa phương tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật. Năm nay là năm thứ 3 hai vợ chồng “làm chuyện ấy” trong miếu.

    Hai vợ chồng vẫn ngại ngùng khi “làm chuyện ấy” ở trong miếu
    Hai vợ chồng anh Chiến, chị Huyền được người dân tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật. Ảnh: ND
    Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hàng năm tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 
    Trong lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ Mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị).
    Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Lễ hội này đã được khôi phục lại từ năm 1993.
    Trong Lễ hội “Linh tinh tình phộc” năm nay, hai vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) vẫn được người dân địa phương tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật. 
    Trước đó, trong hai năm 2016, 2017, vợ chồng anh Chiến đều thực hiện nghi thức “tình phộc” trúng cả 3 lần. 
    Chiều 26/2 (tức ngày 11 tháng Giêng Âm lịch), trao đổi với chúng tôi, anh Chử Đức Chiến cho biết, hai vợ chồng anh vẫn được người dân tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật tại miếu Trò (hay còn gọi là miếu Đụ Đị).
    “Đây là năm thứ 3 liên tiếp hai vợ chồng tôi được thôn xóm tín nhiệm thực hiện nghi thức trong Lễ Mật. Tuy hai vợ chồng cũng có chút ngại ngùng nhưng mọi người đề cử nên hai vợ chồng tôi vẫn làm”, anh Chiến chia sẻ.
    Anh Chiến cho biết thêm, để đảm bảo thực hiện nghi thức được tốt nhất và trúng cả 3 lần nên hai vợ chồng anh vẫn phải tập duyệt lại. Cách đây mấy ngày, hai vợ chồng cũng tập duyệt lại để hợp nhịp cho khớp. “Thực hiện nghi thức và cầm linh vật trong Lễ Mật mỗi năm chỉ có 1 lần và chỉ có 3 nhịp thôi nên khi chỉ có hai vợ chồng, chúng tôi đã cầm những đồ tượng trưng gần giống linh vật như dùi trống... tập với nhau. Chúng tôi tập để hợp nhịp cho khớp với tiếng hô của chủ lễ”, anh Chiến nói.
    Theo anh Chiến, các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ... người ta cũng phải tập luyện nên để tránh bị trượt, hai vợ chồng anh cũng tập duyệt kỹ trước khi thực hiện nghi thức quan trọng. Hiện nay, vẫn có người trêu hai vợ chồng thực hiện nghi thức “tình phộc” hoặc khi anh bán hàng ăn ở trên Bãi Bằng (Phú Thọ) cũng có người trêu nhưng hai vợ chồng quen rồi nên không ngại. 
    “Nhiều người vào cửa hàng ăn của tôi nhận ra hai vợ chồng trên báo chí cũng trêu đùa. Tuy nhiên, đây là lễ hội phồn thực, những người biết đều hiểu chỉ có một số người tò mò, không biết, không hiểu mới nghĩ khác hoặc hỏi hai vợ chồng về nhà có như vậy không”, anh Chiến tười cười nói.
    Anh Chiến thông tin thêm: “Sau khi làm nghi lễ, vợ chồng tôi cũng nhận được câu hỏi hai vợ chồng thực hiện nghi thức “tình phộc” có trượt cái nào không? Tôi trả lời: “Tôi bảo trúng là trúng, năm nay các ông đều được mùa” rồi mọi người cười vui với nhau”. 
    Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi được tại Lễ hội độc đáo này:
    Miếu Trò
    Hay còn được gọi là miếu Đụ Đị nơi lưu giữ linh vật Nõ và Nường (vật tượng trưng cho sinh thực khí nam, nữ) 
    Hình ảnh bên trong ngôi miếu
    Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Trong ngày diễn ra lễ hội đã có nhiều người dân về lễ cúng
    Ông chủ từ Nguyễn Thành Ngữ chủ trì việc cúng lễ trong Miếu
    Trước đó, ngay từ tối đã diễn ra nhiều chương trình khắc họa bốn nghề chính trong đời sống (sỹ, nông, công, thương)
    Bên trong miếu trước giờ hành lễ
    Đúng 12h đêm, chủ từ Nguyễn Thành Ngữ làm lễ tế, bắt đầu buổi "Lễ Mật". Trước tiên là tung đồng tiền xu để cầu xin thần thánh. Đây cũng là lúc, linh vật được đưa ra ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu.
    Đúng 12 giờ đêm, thời điểm giao thời được cho là giờ lành, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất.
    "Nõ" và "Nường", tượng trưng cho giới tính của nam và nữ, là linh vật chính của lễ hội, được làm bằng gỗ mít, sơn màu đỏ, là vật để tế và cầu cho nòi giống sinh sôi. Nghi lễ này chỉ thực hiện duy nhất một năm
    Rất đông du khách...
    ... Không vào được bên trong đã phải đu bám bên ngoài để xem thời khắc Nõ và Nường chạm vào nhau
    Sau nghi thức đó, linh vật sẽ lại được ông chủ từ Nguyễn Thành Ngữ cho vào thùng mang lên cất kỹ, khóa chặt tại nơi linh thiêng của ngôi miếu và chờ đến lễ hội năm sau.
    https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=fHLG6h8JZQ0
    Phóng sự ảnh: Nam Dũng
    "Bà Đụ Đị” là ai mà được thờ?
    Bài cũ:
    http://timhieusuutam.blogspot.com/2012/02/le-hoi-lam-tinh-pham-phap.html

    No comments: