Tướng công an nhận $500 ngàn, mật báo cho Dương Chí Dũng đi trốn
Tuesday, January 07, 2014
Tuesday, January 07, 2014
HÀ NỘI (NV) .- Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng công an CSVN, người
cầm đầu chuyên án điều tra vụ tham nhũng tại Vinalines đã nhận hơn 500
ngàn đô la và mật báo cho ông Dương Chí Dũng chạy trốn, theo lời khai
của ông Dũng ở phiên tòa tại Hà Nội hôm Thứ Ba 7/1/2014.
Lời
khai của ông Dương Chí Dũng khi ra tòa trong tư cách nhân chứng xử vụ
Dương Tự Trọng và các đồng phạm giúp ông Dương Chí Dũng chạy trốn, được
coi như quả bom nổ giữa tòa. Đồng thời, nó bạch hóa câu hỏi ai là người
mật báo cho ông kịp chạy trốn trước khi đoàn cán bộ công an tới nhà ông
và văn phòng của ông khám xét và đọc lệnh bắt giam ngày 18/5/2012. Từ
trước tới nay, người ta cứ đinh ninh rằng người báo tin phải là ông
Dương Tự Trọng.
Trong khi đang có vụ xử bà Huỳnh Thị Huyền Như lừa gạt tín dụng ngân
hàng lớn nhất nước lên gần 5,000 tỉ đồng ở Sài Gòn được dư luận đặc biệt
chú ý, vụ xử án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài” gồm 7 bị
can mà đại tá công an Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng, chợt trở
nên đặc biệt bất ngờ khi ông Dương Chí Dũng khai thẳng tuột tên nhân vật
chính đã giúp ông đi trốn và chạy án với số tiền hối lộ cực lớn.
Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ. (Hình: VNN) |
Theo
lời ông Dương Chí Dũng khai, người mật báo là thượng tướng Phạm Quý
Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an. Ông Ngọ lại cũng là trưởng ban chuyên án
điều tra vụ tham những tại tổng công ty hàng hải Việt Nam, tức
Vinalines, mà ông Dương Chí Dũng là nhân vật chính của cuộc điều tra.
Ông Dương Chí Dũng khai đã phải hối lộ cho ông Phạm Quý Ngọ số tiền
nửa triệu đô la để chạy án. Ngoài ra còn nhiều người khác cũng đã được
hối lộ hoặc giúp ông chạy trốn, trong đó có đại tá Trần Duy Thanh, Cục
trưởng Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Trạng Tham Nhũng, với những số tiền từ
2,000 đô la đến 20 ngàn đô la.
Theo VNExpress, ông Dương Chí Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện
cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến
gần nhà ông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18 giờ, ông Dũng nhận
được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam
đã được phê chuẩn.
"Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian", ông Dũng khai ở tòa án Hà Nội ngày 7/1/2014 khi bị thẩm vấn. Ông Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương". Sau ít phút trình bày của ông Dũng, tòa thông báo dừng phiên xử buổi sáng.
Theo một số báo tường thuật, chiều ngày 29/4/2012, vợ chồng ông Dương Chí Dũng đã tới nhà nghỉ mát của tướng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu (Quảng Ninh), trình bày hoàn cảnh về cuộc điều tra tổng công ty Vinalines thời ông làm chủ tịch Hội đồng Quản Trị. Tại đây, ông chỉ đưa món quà nhỏ 10,000 USD.
Sau đó, theo tờ Thanh Niên tường thuật “Tối ngày 2.5.2012, Dương Chí Dũng điện cho ông Ngọ và được ông Ngọ cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì ông Ngọ bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại bảo lên trên nhà.
“Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500,000 USD. Khi lên nhà thì vợ ông Ngọ dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó ông Ngọ gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc.
"Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian", ông Dũng khai ở tòa án Hà Nội ngày 7/1/2014 khi bị thẩm vấn. Ông Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương". Sau ít phút trình bày của ông Dũng, tòa thông báo dừng phiên xử buổi sáng.
Theo một số báo tường thuật, chiều ngày 29/4/2012, vợ chồng ông Dương Chí Dũng đã tới nhà nghỉ mát của tướng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu (Quảng Ninh), trình bày hoàn cảnh về cuộc điều tra tổng công ty Vinalines thời ông làm chủ tịch Hội đồng Quản Trị. Tại đây, ông chỉ đưa món quà nhỏ 10,000 USD.
Sau đó, theo tờ Thanh Niên tường thuật “Tối ngày 2.5.2012, Dương Chí Dũng điện cho ông Ngọ và được ông Ngọ cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì ông Ngọ bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại bảo lên trên nhà.
“Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500,000 USD. Khi lên nhà thì vợ ông Ngọ dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó ông Ngọ gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc.
“Theo lời Dương
Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số
người quen để biếu ông Ngọ. Ông Dũng khai trước tòa rằng, việc đến gặp
và biếu quà này là để ông Ngọ giúp chạy án”.
Bà Nguyễn Thị Mai Phương, vợ ông Dương Chí Dũng, cũng khai ở tòa xác
nhận những lời khai của chồng về số tiền phải vay mượn để hối lộ chạy án
đưa cho ông Phạm Quý Ngọ.
Từ lời thông báo và “khuyên đi trốn” của tướng Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã thảo luận với em trai là đại tá Dương Tự Trọng lúc đó đang là phó giám đốc Công an Hải Phòng. Từ đây, ông Trọng đã quy tụ các người thân tín cả ở Sở Công an Hải Phòng và những tay xã hội đen bên ngoài, lập kế hoạch chạy ra nước ngoài trốn cho ông Dương Chí Dũng. Ông Dương Chí Dũng trốn hụt đến Mỹ, dự tính trốn cả sang Trung Quốc, rồi cuối cùng đành sống lẩn lút ở Cambodia cho tới khi bị bắt khoảng ba tháng sau đó.
Sau lời khai của ông Dương Chí Dũng, đại diện Viện Kiểm sát “Kiến nghị hội đồng xét xử khởi tô vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác”. Theo tin tức, hiện ông thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đang “nghỉ bệnh”. Vụ việc này có thể còn nhiều ông ở Bộ Công An liên quan.
Ông Dương Chí Dũng đã bị tòa án ở Hà Nội ngày 16/12/2013 kết án tử hình về các tội “cố ý làm trái các quy định ...” và ăn chia số tiền hối lộ 1.66 triệu đô la khi mua Ụ Nổi. Có vẻ như số tiền tốn kém quá lớn mà vẫn bị kết án tử hình nên ông ta đã khai thật hết để hy vọng được giảm án, hay ít nhất cũng rửa được phần nào cái hận là “tiền mất tật mang”.
Trong phiên xử ngày 7/1/2014, ông Dương Tự Trọng, 53 tuổi, tránh né tất cả các câu chất vấn, không phủ nhận cũng không xác nhận lời khai của các người khác, bị đề nghị từ 18 năm đến 20 năm tù. Người tiếp tay đắc lực là Vũ Tiến Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Công an Hải Phòng bị đề nghị 17 năm đến 18 năm tù. Năm tòng phạm khác trong vụ án này bị đề nghị từ 5 năm đến 7 năm tù. (TN)
Từ lời thông báo và “khuyên đi trốn” của tướng Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã thảo luận với em trai là đại tá Dương Tự Trọng lúc đó đang là phó giám đốc Công an Hải Phòng. Từ đây, ông Trọng đã quy tụ các người thân tín cả ở Sở Công an Hải Phòng và những tay xã hội đen bên ngoài, lập kế hoạch chạy ra nước ngoài trốn cho ông Dương Chí Dũng. Ông Dương Chí Dũng trốn hụt đến Mỹ, dự tính trốn cả sang Trung Quốc, rồi cuối cùng đành sống lẩn lút ở Cambodia cho tới khi bị bắt khoảng ba tháng sau đó.
Sau lời khai của ông Dương Chí Dũng, đại diện Viện Kiểm sát “Kiến nghị hội đồng xét xử khởi tô vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác”. Theo tin tức, hiện ông thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đang “nghỉ bệnh”. Vụ việc này có thể còn nhiều ông ở Bộ Công An liên quan.
Ông Dương Chí Dũng đã bị tòa án ở Hà Nội ngày 16/12/2013 kết án tử hình về các tội “cố ý làm trái các quy định ...” và ăn chia số tiền hối lộ 1.66 triệu đô la khi mua Ụ Nổi. Có vẻ như số tiền tốn kém quá lớn mà vẫn bị kết án tử hình nên ông ta đã khai thật hết để hy vọng được giảm án, hay ít nhất cũng rửa được phần nào cái hận là “tiền mất tật mang”.
Trong phiên xử ngày 7/1/2014, ông Dương Tự Trọng, 53 tuổi, tránh né tất cả các câu chất vấn, không phủ nhận cũng không xác nhận lời khai của các người khác, bị đề nghị từ 18 năm đến 20 năm tù. Người tiếp tay đắc lực là Vũ Tiến Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Công an Hải Phòng bị đề nghị 17 năm đến 18 năm tù. Năm tòng phạm khác trong vụ án này bị đề nghị từ 5 năm đến 7 năm tù. (TN)
Tòa tuyên Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ làm lộ bí mật
Thứ tư, 8/1/2014 - Quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà
nước được tuyên bố ngay sau khi chủ tọa kết thúc phần tuyên án với 7 bị
cáo tham gia đưa Dương Chí Dũng trốn việc bắt giữ của cơ quan điều tra.
Chiều 8/1, phiên tuyên án bị cáo Dương Tự Trọng (cựu phó giám đốc Công
an Hải Phòng) và 6 đồng phạm tại TAND Hà Nội bắt đầu chậm hơn 20 phút so
với thông báo trước đó của tòa.
Thẩm phán, chủ tọa Trương Việt Toàn cho biết theo lời khai, ngày
17/5/2012, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng sau khi nghe mật báo
bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng đã gọi cho ông Dương Tự Trọng (em trai) và được hướng dẫn
tạm thời đến trốn tại nhà bạn gái của ông ta.
Ông Dương Tự Trọng vẫy chào mọi người trước khi lên xe thùng sau phiên tuyên án. Ảnh: Quý Đoàn
|
Tối 17/5/2012, ông Dũng được người của ông Trọng đưa về huyện Hải Hà
(Quảng Ninh). Việc tổ chức đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài được Vũ Tiến
Sơn (cựu phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an
Hải Phòng) thay mặt ông Trọng giải quyết. Ông Dũng sau đó được đưa vào
TP HCM, ra cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia rồi tới Singapore.
Không xin được visa vào Mỹ, từ Singapore ông Dũng quay lại Campuchia và
ở tại đây gần 4 tháng cho tới khi bị bắt (4/9/2012).
Theo tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi, riêng ông Trọng không thừa nhận
nhưng không phủ nhận lời khai của các bị cáo. Tuy nhiên, căn cứ tài
liệu và lời khai của các bị cáo, tòa nhận thấy việc truy tố là có căn
cứ, đúng pháp luật.
Chủ tọa cho hay trước tòa ông Dũng khai lý do biết được tin bị khởi tố
trước khi cơ quan điều tra tống đạt lệnh khởi tố, bắt giam. Đại diện VKS
sau đó đã đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ tài liệu công
tác, đồng thời làm rõ lời khai của ông Dũng.
TAND Hà Nội nhận định, hành vi đưa ông Dũng bỏ trốn của 7 bị cáo là đặc
biệt nghiêm trọng. Việc ông Dũng trốn trót lọt sang Campuchia đã gây
khó khăn cho việc điều tra vụ án ở Vinalines. Nếu không bắt được ông
Dũng sẽ tốn kém công sức, tiền bạc của nhà nước. Việc ông Dũng bị bắt
lại là nằm ngoài ý thức của các bị cáo.
Bị cáo Trọng là cán bộ công an cao cấp nhưng đã làm sai, gây khó khăn
cho công tác điều tra của nhà nước, dù có thành tích trong công tác
nhưng cần phải áp dụng mức án cao. Vì lẽ đó, tòa tuyên phạt ông này mức
án cao nhất dành cho chủ mưu, 18 năm tù.
Do thay mặt ông Trọng trực tiếp chỉ đạo, bị cáo Sơn lĩnh 13 năm tù.
Đánh giá 5 bị cáo còn lại có vai trò thấp hơn, tòa tuyên phạt Hoàng Văn
Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về
môi trường, Công an Hải Phòng) 5 năm tù, Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi,
nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công
an Hải Phòng) nhận 6 năm, Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục
Hải quan Hải Phòng) 7 năm, Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang
hồ đất Cảng) 8 năm, Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, giám đốc xí nghiệp Bạch
Đằng) 5 năm.
Ông Dương Tự Trọng bị dẫn giải sau phiên tòa. Ảnh: Quý Đoàn
|
Chủ tọa Trương Việt Toàn ngay sau đó đọc quyết định khởi tố vụ án do
ông vừa ký. "Căn cứ các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công
an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo cùng nhân chứng và đề nghị
của VKS, HĐXX nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ
án làm lộ bí mật nhà nước", thẩm phán đọc.
TAND Hà Nội cho hay quyết định khởi tố được chuyển đến VKSND Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền.
Ngay sau phiên xử, trao đổi với VnExpress, thẩm phán Toàn cho
hay luật pháp cho phép tòa án trong quá trình xét xử thấy có dấu hiệu vi
phạm pháp luật thì được quyền khởi tố vụ án. Trong hai ngày xét xử vừa
qua, qua lời khai của Dương Chí Dũng và nhiều người, nghi ngờ có việc
làm lộ bí mật nhà nước trong quá trình điều tra vụ án, tòa án đã thực
hiện thẩm quyền trên.
Ông Toàn cho biết thêm việc TAND Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án như
hôm nay không phải là "quá đặc biệt" vì trước đó cũng đã nhiều lần thực
hiện.
Ông Toàn chia sẻ không gặp áp lực trong quá trình xét xử cựu phó giám
đốc Công an Hải Phòng. Song tiếc cho cho ông này trong lúc không sáng
suốt đã vi phạm pháp luật.
Chưa đủ căn cứ kết luận lời khai của Dương Chí Dũng
Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục
trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công
an), khẳng định, không có cuộc gọi trao đổi trong các danh sách điện
thoại như Dương Chí Dũng khai báo tại tòa hôm 7/1.
Sáng nay, trước câu hỏi về quan điểm đối với lời khai của Dương
Chí Dũng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7/1 về việc một cán bộ cao cấp ngành
công an đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn, Trung
tướng Hoàng Kông Tư cho biết, trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng
đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời
lãnh đạo Bộ Công an.
Dương Chí Dũng khai báo tại phiên tòa hôm 7/1. Ảnh: Quý Đoàn.
|
Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với
cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của
pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi
trao đổi trong các list (danh sách) điện thoại như Dương Chí Dũng khai
báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước
Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận” - vị Trung tướng
cho hay.
Đề cập việc xử lý những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước
tòa có liên quan đến một số cán bộ công an, Trung tướng Hoàng Kông Tư
cho biết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu
hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm
vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng
các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử
lý người phạm tội.
“Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có
liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác theo chỉ đạo của
lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp
chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục
khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp
luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai” - Thủ trưởng Cơ
quan An ninh điều tra trả lời trên Cổng thông tin của Bộ Công an.
Bộ công an chối tội cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ
Wednesday, January 08, 2014
HÀ NỘI (NV) .- Bộ Công an CSVN cho viên tướng đứng
đầu Tổng cục an ninh II (nội địa) phủ nhận những lời khai về ông thứ trưởng
Phạm Quý Ngọ tiết lộ bí mật cho ông Dương Chí Dũng đi trốn.
Tướng
Hoàng Kông Tư quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An
ninh điều tra Bộ Công an CSVN. (Hình: Tiền Phong)
Trên trang nhà của Bộ Công an CSVN hôm Thứ Tư 8/1/2014,
trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ
trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn dưới hình thức
hỏi đáp của “phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an” về lời khai của ông
Dương Chí Dũng liên quan đến một số cán bộ Công an tại phiên tòa sơ thẩm vụ án
“tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
“Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương
Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời
lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra
báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định
của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi
trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân
Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều
tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận”. Lời của ông Hoàng Kông Tư.
Sau đó, trước câu hỏi có vẻ như cò mồi, thông tin từ lời
khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ Công an sẽ
được xử lý như thế nào? Ông Hoàng Kông Tư nói “Theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác
định tội phạm và xử lý người phạm tội. Đối với những thông tin từ lời khai của
Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ Công an và cá nhân
khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp
tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của
pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai”.
Cuộc phỏng vấn này không đả động gì đến những số tiền hối lộ
rất lớn được ông Dương Chí Dũng mang đến nhà ông Phạm Quý Ngọ bên cạnh chuyện
tới nhà ông bộ trưởng công an Trần Đại Quang. Ông Dương Chí Dũng khai ở tòa
rằng ông Phạm Quý Ngọ khuyên ông dùng “sim rác” để liên lạc điện thoại, tức
không dùng số tiện thoại chính thức để xóa dấu vết.
Ở Việt Nam, người ta gọi thẻ điện thoại trả trước cho một số
phút nhất định là “sim rác”. Hết số phút thì vất đi. Lời phát ngôn của ông
Hoàng Kông Tư có vẻ như nhằm bịt lại nghi án “tiết lộ bí mật nhà nước” mà đầu
mối là ông thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và những số tiền hối lộ. Lần mò ra bằng
chứng cụ thể của vụ việc tiết lộ bí mật và ăn hối lộ của những ông lớn ở Việt
Nam rõ ràng thiên nan vạn nan.
Trong mấy phiên xử từ Dương Chí Dũng đến Dương Tự Trọng, báo
chí cho hay ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN
đều âm thầm đến theo dõi. Ông này thuộc phe cánh đối nghịch với phe thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, sẽ làm gì để vụ việc không bị chìm xuồng?
Tin tức cũng cho hay ông Dương Chí Dũng khai đã gửi đơn tố
cáo đến cả những người cầm đầu chế độ gồm cả chủ tịch nước, thủ tướng, trưởng
ban nội chính trung ương, được hiểu ngầm là nội dung tương tự như như ông khai
trước tòa. Nhưng không thấy nơi nào hé lộ cho biết đã nhận đơn thư đó. (TN)
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang dính đại án tham nhũng?
Wednesday, January 08, 2014
Wednesday, January 08, 2014
HÀ NỘI (NV) .- Vụ
xử án Dương Tự Trọng và đồng đảng tiếp tay đưa Dương Chí Dũng đi trốn
đã kết thức với các bản án rất nặng, nhưng đồng thời hé lộ sự dính líu
của hai tướng công an, trong đó có đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng
công an CSVN.
Kết thúc phiên xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”,
đại tá công an Dương Tự Trọng bị kết án 18 năm tù trong vai trò chính
giúp cho người anh của ông đi trốn là Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT
tổng công ty quốc doanh hàng hải Vinalines về sau làm Cục trưởng Cục
Hàng Hải. Sáu người khác bị kết án từ 5 năm tù đến 13 năm tù.
Điều
đang được dư luận chú ý đặc biệt không phải là bản án của các ông vừa
kể mà là lời khai của ông Dương Chí Dũng buổi chiều ngày 7/1/2014 liên
quan đến số tiền hơn 1.5 triệu đô la mà ông đã cầm đến nhà ông thứ
trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ, cùng sự liên quan của ông Bộ trưởng công
an Trần Đại Quang.
"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là lại còn một việc nữa hôm nay tôi mới báo cáo là khi Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".
Thứ
trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ
Kết thúc phiên xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”,
đại tá công an Dương Tự Trọng bị kết án 18 năm tù trong vai trò chính
giúp cho người anh của ông đi trốn là Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT
tổng công ty quốc doanh hàng hải Vinalines về sau làm Cục trưởng Cục
Hàng Hải. Sáu người khác bị kết án từ 5 năm tù đến 13 năm tù.
Nếu những lời khai này được dùng làm căn cứ
để điều tra đến nơi đến chốn, nó sẽ giúp bạch hóa được nhiều điều liên
quan đến một vụ chạy án, chạy dự án mà những kẻ quyền lực cấp cao của
chế độ ăn ra sao, “chỉ đạo” ra sao để nuốt trôi những số tiền rất lớn.
Người
ta ngờ rằng sự thật sẽ còn có thể bị dìm cho chìm xuồng nếu nó dính tới
những cấp quyền lực cao nhất của chế độ. Ngay như trong phiên tòa, “Hội
đồng xét xử” đã ngắt lời, gạt ngang, không cho ông Dương Chí Dũng khai
ra hết.
Tuy trong phiên tòa, cùng với việc tuyên án Dương Tự
Trọng, người ta nghe loan báo “thấy có dấu hiệu và cần khởi tố vụ án
hình sự về làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Luật Hình Sự
nhưng nó sẽ có được điều tra đến nơi đến chốn hay sẽ rơi vào ngõ cụt vì
cuộc điều tra thấy “Không có chứng cứ” để cho chìm xuồng.
Hồi năm
2007, tướng công an Cao Ngọc Oánh, tuy bị mất chức Thủ trưởng Cơ quan
điều tra của Bộ Công an CSVN, cũng đã từng không bị kết án dù có lời tố
cáo ông ta ăn hối lộ của quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải “chạy án”.
Lời
khai của ông Dương Chí Dũng cho hay không những ông ta hối lộ hai lần
tổng cộng $510,000 đô la cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ để chạy án, ông còn
(cầm tiền của người khác) nộp cho ông Ngọ 20 tỉ đồng (hay 1 triệu đô
la) để ông ta đừng gây rắc rối cho một dự án của công ty Vạn Thịnh Phát ở
Sài Gòn.
Phần băng ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng được
tờ Tuổi Trẻ và một số báo khác ở Việt Nam cho lên online hôm qua nhưng
đến nay đã bị gỡ xuống hết. Tuy nhiên, độc giả có thể tìm thấy chúng
trên youtube hoặc một số website khác.
Không rõ, đoạn băng ghi âm
đó có bị “edit” lược bỏ những lời khai thật nhạy cảm hay không. Ít
nhất, người ta thấy tiếng nói của ai đó trong “Hội đồng Xét xử” ngắt lời
hay ngăn cản ông Dương Chí Dũng muốn khai tất cả những ai liên quan đến
vụ chạy án của ông.
Bộ trưởng Công an CSVN Trần Đại Quang. (Hình: Người Lao Động)
Dưới đây là đoạn ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng
(trong tư cách nhân chứng) tại phiên tòa xử nhóm người gồm có ông Dương
Tự Trọng đã giúp ông đi trốn.
Ông Dương Chí Dũng: "Kính thưa hội đồng xét xử. Tôi nói
những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những
điều thật nhất, bởi với cái cảnh, cái con người tôi hiện nay thì tôi không
thể nói những gì khác cho ai cả.
"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là lại còn một việc nữa hôm nay tôi mới báo cáo là khi Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".
"Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ
bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có
hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ
trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới
thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..."
"Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật.
Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại
ai can thiệp cả". (tiếng của hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình
bày rồi)…..Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy thì có ít nhất
2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh -- tổng giám đốc Cảng Sài
Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.
Còn cái tiền đô tôi đưa 500 nghìn sau này, khoảng 6-7 giờ
tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mười mấy
người, tôi khai từ lúc ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt
lời) nhưng mà vì sau đó thì… (tiếng của hội đồng
xét xử nói thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây).
Như vậy, qua đoạn audio này, ngoài số tiền $510,000 đưa làm
hai lần cho ông thượng tướng Công an Phạm Qúy Ngọ để chạy án, ông Dương Chí
Dũng còn trao cho ông Phạm Quý Ngọ số tiền 20 tỉ đồng, trung gian hối lộ giùm
cho bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng thành viên công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài
Gòn.
Có vẻ như số tiền này được chuyển lòng vòng qua tay ông Dương
Chí Dũng đến ông Phạm Quý Ngọ rồi đi tiếp tới cấp cao hơn. Như lời ông Dũng
thuật lời một nhân vật tên Tiệp nói với ông ta là “"Anh yên tâm đi, tôi đã
gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý
kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay
gây khó cho doanh nghiệp nữa".
Sau đó, ông Dương Chí Dũng có gặp chính bộ trưởng Trần Đại
Quang và được ông này nhắc tới chuyện đó như kể ở trên.
Tìm trên internet, đọc một bài viết của báo Zing, người ta thấy công ty Vạn Thịnh Phát có trụ sở ở tầng 5 cao ốc 193-203 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Đây là một tập đoàn vốn khổng lồ hàng số một ở Việt Nam với vốn được liệt kê tới 12,800 tỉ đồng (hay khoảng 700 triệu USD), nhiều hơn cả Vingroup của đại gia Phạm Nhật Vượng (9,300 tỉ đồng) và Hoàng anh Gia Lai của Bầu Đức (với 7,200 tỉ đồng).
Tìm trên internet, đọc một bài viết của báo Zing, người ta thấy công ty Vạn Thịnh Phát có trụ sở ở tầng 5 cao ốc 193-203 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Đây là một tập đoàn vốn khổng lồ hàng số một ở Việt Nam với vốn được liệt kê tới 12,800 tỉ đồng (hay khoảng 700 triệu USD), nhiều hơn cả Vingroup của đại gia Phạm Nhật Vượng (9,300 tỉ đồng) và Hoàng anh Gia Lai của Bầu Đức (với 7,200 tỉ đồng).
Người ta thấy báo chí hay nhắc tới sự
giầu có vĩ đại của các tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, nhưng
chị em bà Trương Mỹ Lan và và Trương Mỹ Linh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư
nhiều dự án địa ốc lớn ở Việt Nam thì rất kín tiếng, gần như không thấy báo chí
ở Việt Nam nhắc nhở gì đến. Người ta mới chỉ thấy xuất hiện tên và hình của bà
này khi có đám cưới một người cháu của bà là Trương Huệ Vân lấy nhạc sĩ Thanh
Bùi.
Số tiền mà bà Trương Mỹ lan hối lộ, như
mới đây thấy báo chí ở Việt Nam nêu ra, là bà muốn dự án “biến đổi công năng”
của Cảng Sài Gòn được suôn sẻ trót lọt trong đó công ty của bà sẽ là “đối tác”.
Nhân vật tên Minh được nêu trong lời
khai là Lê Công Minh, tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn.
Đây là một công ty con của Tổng công ty Vinalines, tức cũng là quốc doanh. Rất
có thể bà Trương Mỹ Lan đổ tiền ra đón trước một dự án có thể hàng chục triệu
đô la.
Dư luận chờ đợi xem việc khởi tố vụ án
“làm lộ bí mật nhà nước” sẽ dẫn tới đâu. Còn chuyện số tiền hối lộ 510,000 đô
la cho ông Phạm Quý Ngọ, đưa 20,000 đô la và một chai rượu quý cho ông đại tá
Trần Duy Thanh, cục trưởng Cục Cảnh sát Điều Tra Tội Phạm về Tham Nhũng, và đặc
biệt 20 tỉ đồng mà ông Ngọ cầm, có được “làm rõ” hay không, chờ những diễn biến
những ngày tới đây.
Ngày 8/1/2014, người ta thấy ông Đàm
Văn Tâm, thiếu tướng chánh văn phòng Bộ Công An trả lời báo Một Thế Giới khi
được yêu cầu bình luận về lời khai của ông Dương Chí Dũng, nói rằng "Việc
xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để Hội đồng Xét
xử làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc".
Nếu những lời khai này được dùng làm căn cứ
để điều tra đến nơi đến chốn, nó sẽ giúp bạch hóa được nhiều điều liên
quan đến một vụ chạy án, chạy dự án mà những kẻ quyền lực cấp cao của
chế độ ăn ra sao, “chỉ đạo” ra sao để nuốt trôi những số tiền rất lớn.
Người
ta ngờ rằng sự thật sẽ còn có thể bị dìm cho chìm xuồng nếu nó dính tới
những cấp quyền lực cao nhất của chế độ. Ngay như trong phiên tòa, “Hội
đồng xét xử” đã ngắt lời, gạt ngang, không cho ông Dương Chí Dũng khai
ra hết.
Tuy trong phiên tòa, cùng với việc tuyên án Dương Tự
Trọng, người ta nghe loan báo “thấy có dấu hiệu và cần khởi tố vụ án
hình sự về làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Luật Hình Sự
nhưng nó sẽ có được điều tra đến nơi đến chốn hay sẽ rơi vào ngõ cụt vì
cuộc điều tra thấy “Không có chứng cứ” để cho chìm xuồng.
Hồi năm
2007, tướng công an Cao Ngọc Oánh, tuy bị mất chức Thủ trưởng Cơ quan
điều tra của Bộ Công an CSVN, cũng đã từng không bị kết án dù có lời tố
cáo ông ta ăn hối lộ của quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải “chạy án”.
Lời
khai của ông Dương Chí Dũng cho hay không những ông ta hối lộ hai lần
tổng cộng $510,000 đô la cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ để chạy án, ông còn
(cầm tiền của người khác) nộp cho ông Ngọ 20 tỉ đồng (hay 1 triệu đô
la) để ông ta đừng gây rắc rối cho một dự án của công ty Vạn Thịnh Phát ở
Sài Gòn.
Phần băng ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng được
tờ Tuổi Trẻ và một số báo khác ở Việt Nam cho lên online hôm qua nhưng
đến nay đã bị gỡ xuống hết. Tuy nhiên, độc giả có thể tìm thấy chúng
trên youtube hoặc một số website khác.
Không rõ, đoạn băng ghi âm
đó có bị “edit” lược bỏ những lời khai thật nhạy cảm hay không. Ít
nhất, người ta thấy tiếng nói của ai đó trong “Hội đồng Xét xử” ngắt lời
hay ngăn cản ông Dương Chí Dũng muốn khai tất cả những ai liên quan đến
vụ chạy án của ông.
Ông Dương Chí Dũng đã bị kết án tử hình
về hai tội “Cố ý làm trái” và 'Nhận hối lộ” hồi giữa tháng 12 vừa qua. Ông đã
chống án lấy cớ mình không tham nhũng mà chỉ nhận tội “cố ý làm trái...” (TN)
Ló dạng những “con sâu” ở giới cán bộ trung ương: Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang
Ló dạng những “con sâu” ở giới cán bộ trung ương: Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang
Vụ án Dương Chí Dũng bất ngờ làm lộ diện “những con
sâu” lớn, nhưng có lẽ chưa phải là lớn nhất của tập đoàn phản dân hại
nước là đảng và chính quyền CSVN. Dưới đây là những trích đoạn từ báo
chí trong nước cho thấy đàn sâu tàn hại đất nước bắt đầu bị phát hiện!
Báo Tuổi Trẻ Online vừa công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014.
Nguồn Tuổitrẻ,Youtube
Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã
cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1.5
triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số
nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài
phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.
Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần
Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan
đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng
Quang được nói là người đã ‘nêu ý kiến với anh Ngọ’ để ‘anh Ngọ không
can thiệp hay gây khó cho danh nghiệp’.
Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí
Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại
nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến
bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên
tiếng cắt lời.
Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:
Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử
Tôi nói những điều như trước khi tôi
nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì
tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.
Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền
của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác.
Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có người ở Hà Nội
chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng
để đưa cho ai, hoặc làm gì”.
Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là
người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình
tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết.
(* Chú Thích: ‘Chị Lan’ tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)
Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói,
anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại
hẹn tôi một lần để nói chuyện.
Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi
đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – bộ trưởng bộ công an, để anh
Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ
không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.
Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm
gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất
tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và
tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty …
(không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì…”
Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên
tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham
gia. Không phải ngại ai can thiệp cả”
- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi… trình bày rồi
Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng
cái tiền ấy (20 tỷ – CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp
chị Lan qua anh Minh – tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị
gặp.
Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau
này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là
tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với …
(tiếng gõ vào micro cắt lời)
- Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.
Dương Chí Dũng khai ra đã hai lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngo
Trước đó, Dương Chí Dũng khai ra đã hai
lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an (khi
đó ông Ngọ mới là Trung tướng) tổng cộng số tiền là 510.000 đô la.
Số tiền đó được chia làm hai lần. Lần
thứ nhất là 10.000 đô la, nhận tại Tuần Châu. Lần thứ hai là 500.000 đô
la, nhận tại nhà riêng. Đổi lại là ông Ngọ thông báo "những tin tối mật"
về vụ án cho Dương Chí Dũng.
Đã có những tờ báo giật tít với giọng
điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng
công an "dính chàm". Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước
những thông tin này.
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện
rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với
lực lượng Công an nói chung.
Nguồn Tuổitrẻ,Youtube
Và buổi chiều ngày 8, tòa tuyên án Dương
Tự Trọng 18 năm tù, đồng thời quyết định Khởi tố điều tra vụ làm lộ lọt
bí mật công tác – hay nói một cách nôm na là “mật báo cho Dương Chí
Dũng trốn”.
Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển
hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ,
củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi
tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành
điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.
Nhưng nếu tỉnh táo một chút thì sẽ lại thấy còn có những vấn đề sau, ấy là:
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí
Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng
về tới SG , Dũng vẫn khai như vậy.
Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã
viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân
tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản
khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy
quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng iểu vì sao trước Tòa,
khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời
xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận
500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã
vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.
Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước
phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn
hối lộ của Dương Chí Dũng.
Thực ra, với những tình tiết Dũng khai
trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi
biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau "nhẹ như không".
Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý
Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện
pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất
động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện
thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và
chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ
huy việc lùng bắt.
Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la
đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là
rất lạ. Vì nếu số tiền đó chỉ toàn tiền 100 đô la thì phải có 50 cọc,
mỗi cọc 10.000 đô la. Số tiền này nặng chí ít là 5kg (1,6 triệu đô nặng
15kg theo cách đóng gói của Ngân hàng Mỹ). Xách một túi tiền nặng 5kg
không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng
Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!
Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần
phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi
như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng
phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.
Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người
viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí
Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói
rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".
Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.
Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa
khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" là không hiếm. Còn trong nghề công
an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng
hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy
diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra
chưa phải là công tâm!
Tổng Hợp từ báo chí
Vụ hối lộ $1 triệu: 'cốc mò, cò xơi,' Vạn Thịnh Phát và Vincom
Thursday, January 09, 201 - Tư Ngộ/Người Việt
SÀI GÒN (NV) .- Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có vẻ mất toi số tiền lót đường để đón đầu dự án hàng tỉ đô la “biến đổi công năng Cảng Sài Gòn”, trong khi tập đoàn Vincom của tài phiệt Phạm Nhật Vượng trúng mối.
Ngày
7/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai ở tòa hai lần đưa cho ông thượng
tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An, 510,000 USD, đưa 20,000 và
một chai rượu quý cho ông đại tá Thanh, cục trưởng Cục Điều Tra Tội Phạm
Tham Nhũng, và đưa 10,000 USD biếu ông cục phó tên Sơn của cục này để
chạy án cho mình.
Ông Dũng còn khai, trước đó, là đã ôm tới nhà ông Phạm Quý Ngọ 1 triệu đô la lo lót dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát để ông Ngọ đừng cản trở việc làm ăn của bà tại dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Sau lời khai đó, Đại diện Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội “đề nghị hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi làm lộ bí mật công tác. Đồng thời đề nghị hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ số tiền Dương Chí Dũng khai đã đưa cho những người nêu trên, nếu có căn cứ thì xử lý theo pháp luật.”
Lý do nêu ra để mở điều tra là “Lời khai đó phù hợp với cuốn nhật ký mà Dũng đã ghi trong sổ theo dõi hành trình bỏ trốn, phù hợp với lời khai của Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa rằng "Dương Tự Trọng đã nói với bị cáo là: “Có sếp to trên bộ Công an bảo lánh đi”.
“Căn cứ vào các quy định và kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát điều tra làm rõ hành vi nhận 510,000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines, hành vi nhận 20 tỉ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của công ty Vạn Thịnh Phát và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nếu có căn cứ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.” Báo Một Thế Giới tường thuật.
Nếu cuộc điều tra chứng minh được bà Trương Mỹ Lan hối lộ số tiền lớn như thế, bà có thể bị kết án tù đến chung thân. Còn người nhận hối lộ số tiền lớn như ông Phạm Quý Ngọ có thể bị án chung thân đến tử hình. Đây là những số tiền mặt rất lớn không phải dễ dấu đút tại một xó kẹt trong nhà.
Như chạm phải nọc, trên trang nhà của mình hôm Thứ Năm 9/1/2014, Công ty một thành viên Cảng Sài Gòn (tức công ty con của Tổng công ty vận tải biển quốc doanh Vinalines), ra một bản thông cáo báo chí thanh minh rằng “Hiện nay công tác thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất và không có sự tham gia của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”
Bản thông cáo của Cảng Sài Gòn trình bày chi tiết vụ việc như sau:
“Ngày 29/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2471/TTg-KTN đồng ý cho phép Cảng Sài Gòn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội theo Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg.
“Ngày 30/3/2012, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có Nghị quyết số 687/NQ-HHVN, chấp thuận chủ trương cho phép Cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và giao Hội đồng thành viên Cảng Sài Gòn làm đầu mối tìm kiếm đối tác, lập dự án đầu tư và báo cáo Tổng công ty xem xét, quyết định theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2471/TTg-KTN (thời điểm này ông Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thôi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 06/02/2012).
"Theo chỉ đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Nghị quyết số 687/NQ-HHVN ngày 30/3/2012, Cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút và không tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Tháng 6/2013, Cảng Sài Gòn đã trình Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt phương án thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.”Còn đối với lời khai của ông Dương Chí Dũng ở tòa án, Cảng Sài Gòn nói “Cảng Sài Gòn khẳng định đây là mối quan hệ cá nhân giữa ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”
* Một triệu đô la đi đâu?Người ta không được
biết đích xác ông Dương Chí Dũng cầm tiền của bà Trương Mỹ Lan mang tới
nhà ông Phạm Quý Ngọ và thời điểm trước (tức khi ông còn là Chủ tịch
Hội đồng quản trị Vinalines) hay sau (tức khi đã về làm Cục trưởng Cục
Hàng hải ở Bộ Giao Thông Vận Tải).Bản thông cáo báo chí của Cảng
Sài Gòn không nói đối tác “quý nhân” nào đã trúng mánh “dự án chuyển
đổi công năng” miếng đất của cảng Sài Gòn (khu vực Nhà Rồng – Khánh Hội)
hàng chục ha đất được coi như đất vàng.
Với những chi tiết được tiết lộ thì có vẻ như bà Trương Mỹ Lan đã mất toi số tiền chạy thuốc trước đón đầu dự án và lại còn có thể mang họa.
Theo một bản tin ngày 27/11/2013 của báo Đầu Tư (báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN) thì “Theo kế hoạch, Khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội sẽ chuyển đổi công năng từ kinh doanh cảng biển sang trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ…” Đây là lý do các đại gia tài phiệt địa ốc ở Việt Nam xúm vào ăn có.
Sau nhiều màn giành mối, mặc cả ngầm thế nào đó ở hậu trường, báo Đầu Tư nói “Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Vingroup đã cơ bản hoàn tất mọi thỏa thuận trong thương vụ hợp tác: thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (từ kinh doanh cảng biển) thành trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ. Theo hình thức hợp tác này, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn sẽ góp quyền sử dụng đất, còn Vingroup sẽ đầu tư tài chính để thực hiện dự án BT.”
Thế là đã rõ chuyện “cốc mò cò xơi”. Nếu số tiền một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan coi như đổ xuống sông xuống biển, tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng phải trả giá bao nhiêu lần thì dành được mối cho cái dự án lên hàng tỉ đô la? Những khoản lót đường hay chia phần cho những kẻ gật đầu là bao nhiêu, được mặc cả trước thế nào, chỉ có ma xó may ra mới biết.
Nhưng ít nhất, những dự án lớn như dự án này, tuy chủ đầu tư bề nổi là “Công ty TNHH đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn”, ngồi trên đầu nó là tổng công ty Vinalines. Ngồi trên đầu Vinalines là Bộ Giao Thông Vận Tải, ngồi trên đầu Bộ Giao Thông Vận Tải là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà ở Sài Gòn thì lại còn có ông Lê Thanh Hải bí thư thành ủy và các ban bệ cầm quyền của ông.
Theo tin tức, ông Nguyễn Tấn Dũng đòi dùng 20% diện tích đất của cảng Sài Gòn để “xây dựng nhà ở xã hội”, nhưng ông chủ đầu tư Cảng Sài Gòn thì có vẻ sợ không đủ ăn. Các ông đòi cả dự án chỉ dành cho các công trình xây dựng cao cấp mà thôi.
Dự án dời Cảng Sài Gòn tới cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp đã có từ năm 2005, dự trù hoàn tất năm 2010 nhưng ỳ ạch tới nay vẫn chưa xong vì thiếu vốn đầu tư.
Hồi Tháng 5 năm 2013, cảng Sài Gòn đã tạm dừng thi công cảng Sài Gòn - Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 2,735.3 tỉ đồng, sau hơn bốn năm thi công mới chỉ được 38% khối lượng công trình. Một trong những ký do chính đang kẹt là “chưa xây dựng đường D3 nên không có đường cho xe ra vào cảng giao nhận hàng hóa”.
Theo báo Trí Thức Trẻ, ông Huỳnh Văn Cường - phó tổng giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, nhà đầu tư (không biết nhà đầu tư nào) sẽ ứng trước vốn 350 tỉ đồng xây dựng đường D3 dài 2.3km cho sáu làn xe, trong đó sẽ xây dựng mới cầu Mương Lớn 2 và Rạch Gộp 2. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào tháng 11/2013 và hoàn thành vào giữa năm 2015. Vậy ít ra là cảng mới (Sài Gòn-Hiệp Phước) phải đợi thêm ít nhất một năm rưỡi nữa.
Chuyện “cốc mò cò xơi” có vẻ còn lắm điều hay. (TN)
Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng
Khởi tố Thứ trưởng Công an: Hành trình không dễ dàng
Vụ án Dương Tự Trọng đã xử xong, những lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng tuy vẫn còn dư âm nhưng xem ra ngày một ít đi vì người ta chờ đợi diễn tiến mới sau quyết định khởi tố của Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Nói chuyện với báo chí sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết lời khai và các chứng cứ như sổ tay và các cuộc gọi của Dương Chí Dũng là căn cứ để khởi tố hồ sơ vụ án.
Câu hỏi đặt ra khi chấp nhận sổ tay ghi chép của người bị án từ hình trở thành chứng cứ để tiến hành điều tra thì có đúng với quy định của tư pháp hay không, nếu đây có thể là chứng cứ giả được tạo ra khi Dương Chí Dũng trên đường bỏ trốn thì sao? Câu hỏi này được Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Nhật ký diễn biến của một người cũng là chứng cứ, nó cũng được xem là nguồn chứng cứ để người ta làm đầu mối điều tra theo dõi cũng như nhật ký, các mối quan hệ giờ giấc đi lại hay giao tiếp. Tất cả những cái đó hình thành chứng cứ người ta dựa vào đó. Mình tưởng là chứng cứ chết nhưng khi dựng lại thì nó sống khi có căn cứ pháp lý, tức là căn cứ khoa học nhìn nhận việc đó. Việc chứng minh cũng là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Chứng cứ đó rất quan trọng nhưng nó phải được chứng minh.”
Người ta còn nhớ trong phiên tòa của chính mình trước đó Dương Chí Dũng rất tự tin và thậm chí còn làm thơ trước tòa nữa vì ông ta tin rằng lá bài mang tên Phạm Quý Ngọ sẽ được thế lực nào đó âm thầm giảm án cho ông, và vì vậy ông kiên trì không khai ra như một bùa hộ mạng. Thế nhưng bản án tử hình đã làm cho ông tuyệt vọng và tên của Phạm Quý Ngọ được công khai là phản ứng quyết liệt đối với thế lực làm ngơ trước số phận của ông.
Sau khi lời tố cáo của Dương Chí Dũng nổ ra Bộ công an mới công khai rằng sau khi bị bắt tại Campuchia mang về Việt Nam Dương Chí Dũng đã khai toàn bộ sự việc này với cơ quan điều tra của Bộ công an.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nói với báo chí rằng trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo về chuyện của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công an.
Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Cũng theo Trung tướng Hoàng Kông Tư thì kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Lời giải thích của Trung tướng Hoàng Kông Tư không làm cho người dân thỏa mãn vì trong phiên tòa xử tử hình ông Dũng Viện Kiểm sát không hề nhắc tới chi tiết cực kỳ quan trọng này.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét:
“Khi họ để báo chí vào đông như thế thì đã có chủ trương của người ta rồi. Tất cả các vụ án người ta đều xử theo chủ trương theo lợi ích chính trị của người cầm quyền chứ không xử theo pháp luật. Nếu theo luật thì nhiều người bị bắt lắm, mấy ông giàu có thế lực thì tiền đâu mà ra? Họ xử theo bước đi theo nước cờ chính trị của người ta thế thôi. Lúc người ta xử thế này nhưng cũng có lúc người ta xử thế khác chứ làm gì có pháp luật trong một chế độ toàn trị?
Theo tôi thì tùy theo không khí, “nghĩa vụ chính trị” của người cầm quyền mà họ sẽ có cách điều hành tòa án điều hành báo chí và thông tin có lợi cho họ. Đây là vụ án tham nhũng có thể nó cần mang tính điển hình hoặc là những thế lực đứng đằng sau họ có những cái quyết định của họ để xét xử từng vụ án một.”
Trong cả hai phiên tòa báo chí không bỏ qua chi tiết về sự tham gia âm thầm của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Trong phiên xử Dương Chí Dũng ông ngồi một mình nơi phòng riêng theo dõi qua truyền hình trực tiếp và có lẽ cùng với tờ khai của Dương Chí Dũng tố cáo ông Phạm Quý Ngọ gửi cho ông trước đó trên tay.
Lần trước ông trở ra xe với bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng.
Lần này ông theo dõi phiên tòa của Dương Tự Trọng cũng trong phòng riêng và lời tố cáo của Dương Chí Dũng được ông nghe tường tận từng lời từng chữ thay vì đọc trên giấy.
Ông Nguyễn Bá Thanh ra về sau khi nghe lệnh khởi tố vụ án mà điểm nhắm tới lần này là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim Thứ trưởng công an. Hai hình ảnh này làm giới quan sát nghĩ rằng vai trò định hướng của ông Nguyễn Bá Thanh là rất lớn vì vụ án này được ông xem là một trong 6 đại án cần phải giải quyết.
Giới quan sát cũng cho rằng sau một thời gian im lặng chuẩn bị nếu Ban Nội chính Trung ương thành công lần này trong việc mang Phạm Quý Ngọ ra tòa thì sức mạnh của các phe phái đã đổi chiều tuy chưa biết là tốt hơn hay xấu hơn nhưng ít ra một vài con sâu cực lớn sẽ được bắt ra.
QLB January 10, 2014
Đồng chí Lê Thanh Hải trao tặng Huy hiệu TPHCM và biểu trưng của buổi Họp mặt cho bà Trương Mỹ Lan (Ảnh Internet)
- Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bà Lan đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Huy hiệu, Huân chương.
Chiều 8/1, sau khi công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lộ bí mật nhà nước” do xuất hiện tình tiết tại tòa về danh tính người mật báo cho Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT, HĐXX còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM); nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Group) là công ty tư nhân hoạt động trên lĩnh vực bất động sản lớn nhất Việt Nam. VTP Group thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương, chủ tịch là bà Trương Mỹ Lan. Bà Trương Mỹ Lan là một trong những doanh nhân khá kín tiếng, chồng là người Hoa, sống ở Hồng Kông, và khởi nghiệp từ việc buôn kẹp tóc. VTP Group Holding hiện nắm giữ hơn 40% cổ phần của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group). VTP Group Holdings có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, do bà Lan sở hữu 80% vốn.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bà Lan đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Huy hiệu, Huân chương của nhà nước và UBND các cấp.
Năm 2006, bà Trương Mỹ Lan được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng Cúp Thánh Gióng và danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu". Cũng trong năm này, bà Trương Mỹ Lan được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng Cúp Bông Hồng Vàng vinh danh nữ doanh nhân Việt Nam xuất sắc năm 2006.
Ngày 15/3/2007, bà Trương Mỹ Lan được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TPHCM trao tặng Bằng Khen vì đã tích cực tuyên truyền vận động và ủng hộ vì người nghèo 2006.
Riêng trong năm 2011, bà Lan đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Huy hiệu và Huân chương vì những thành tích, những đóng góp của bà đối với xã hội. Ngày 29/01/2011, bà Trương Mỹ Lan được UBND thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố.
Ngày 14/02/2011, bà Trương Mỹ Lan vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xã hội từ thiện từ năm 2006 đến năm 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày 25/04/2011, UBND TPHCM tặng Bằng khen cho bà Lan vì đã có thành tích đóng góp, hỗ trợ kinh phí hoạt động và chăm sóc các Cựu tù Chính trị và tù binh thành phố có hoàn cảnh khó khăn, nhân kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2011).
Ngày 22/08/2011, bà Trương Mỹ Lan nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Bến Tre vì đã tích cực ủng hộ vật chất xây dựng nhà tình thương tại xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam,Tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, nhắc đến bà Lan, doanh nhân thành đạt từng nhận nhiều giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, không thể không nhắc đến vụ tranh chấp trong một vụ kiện đòi nợ đối với một Việt kiều Hong Kong…
Theo đó, khoảng năm 2001, thông qua bà Linda Tan Woo – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Vĩnh Tường, ông Ted và bà Lan gặp nhau. Sau đó ông Ted đã chuyển 6 triệu USD vào tài khoản của bà Lan để đầu tư “chui”.
Khách sạn thương mại An Đông (Windsor Plaza Hotel)
Để xác nhận việc nhận tiền từ ông Ted, bà Lan đã lập một hợp đồng vay tiền 6 triệu USD của ông Ted và 2 bên ký ngày 2/5/2002. Sau đó, do khó khăn về thủ tục pháp lý và không muốn tiếp tục đầu tư vào dự án An Đông, ông Ted đã thỏa thuận miệng với bà Lan và bà Linda sẽ dùng 6 triệu USD nêu trên để đầu tư vào dự án khác tại Việt Nam (thông qua bà Linda).
Thời điểm đó, khách sạn Horison nợ (xấu) một ngân hàng ở Indonesia là 49 triệu USD, ngân hàng này bán đấu giá món nợ đó với giá dự kiến chỉ 10 triệu USD. Bà Lan và bà Linda cùng ông Ted thỏa thuận hợp tác mua đấu giá món nợ này. Lợi nhuận của thương vụ này thỏa thuận là chia 50% cho ông Ted; 50% còn lại được chia đôi cho bà Linda và bà Lan. Khi thương vụ mua nợ hoàn tất, ông Ted đã tự ý bán luôn tại Indonesia để lấy chênh lệch hơn 5 triệu USD và không thực hiện thỏa thuận chia lợi nhuận.
Cuối năm 2004, ông Ted gửi đơn đến cơ quan Công an nhờ can thiệp để đòi bà Lan trả nợ 6 triệu USD kèm tiền lãi theo “Hợp đồng vay tiền ký ngày 2/5/2002”. Còn bà Lan thì yêu cầu ông Ted phải hoàn trả các khoản bà đã ứng chi cho người môi giới tư vấn thương vụ mua bán nợ của khách sạn Horison và yêu cầu ông Ted chia lãi cho bà và bà Linda (2,5 triệu USD).
Tháng 11-2005, bà Linda Tan Woo lại đâm đơn kiện bà Trương Mỹ Lan ra TAND TP.HCM đòi bà Lan trả nợ 13 tỷ đồng. Chứng cứ mà bà khởi kiện là văn bản “Thỏa thuận hỗ trợ tiền” ký ngày 1/1/2004 giữa bà Lan và bà Linda.
Sau đó, bà Lan cũng đâm đơn và cho biết bà bị lừa, vì văn bản thỏa thuận trên chỉ là một chứng cứ giả tạo do bà và bà Linda lập ra để đem ép đòi ông Ted chia lãi 2,5 triệu USD. Và điểm 5 của “Bản thỏa thuận hỗ trợ tiền” ghi rất rõ: “Thỏa thuận hỗ trợ tiền này chỉ có giá trị thực hiện đến hết ngày 30/6/2004, sau thời điểm này thỏa thuận sẽ chấm dứt hiệu lực”.
Bà Lan cũng khai tại cơ quan công an: Số tiền 6 triệu USD của ông Ted, sau khi không đầu tư vào dự án An Đông thì bà Lan đã trả 3 triệu USD cho bà Linda (người đại diện được ủy quyền của ông Ted) để họ đầu tư vào các dự án riêng của họ. Còn 2 triệu được bà Lan trả bằng đất.
1 triệu USD còn lại bà Lan khai đã giao trả cho bà Linda để dùng vào chi phí dự án mua nợ của khách sạn Horison, nên ngày 12/5/2003 bà Linda đã ký giấy xác nhận với bà Lan “không còn vướng mắc gì với nhau về công nợ, tiền bạc hoặc tài sản”.
Tuy vậy, trong một đối chất, bà Linda lại phủ nhận việc mua bán nợ của ông Ted có liên quan đến bà, đến bà Lan hoặc ai khác ở Việt Nam. Ông Ted cũng tiếp tục phủ nhận việc liên quan đến bà Linda (không ủy quyền đại diện), và kiên quyết đòi bà Lan trả nợ 6 triệu USD cộng lãi.
Sau nhiều lần hoãn xét xử, cuối cùng, Viện KSND Tối cao không đủ căn cứ kết tội bà Linda Tan Woo. Chính vì vậy bà Trương Mỹ Lan nguyên đơn trong vụ án dân sự đã rút đơn phản tố bà Linda Tan Woo ngày 4/3/2010.
Vụ hối lộ $1 triệu: 'cốc mò, cò xơi,' Vạn Thịnh Phát và Vincom
Thursday, January 09, 201 - Tư Ngộ/Người Việt
SÀI GÒN (NV) .- Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có vẻ mất toi số tiền lót đường để đón đầu dự án hàng tỉ đô la “biến đổi công năng Cảng Sài Gòn”, trong khi tập đoàn Vincom của tài phiệt Phạm Nhật Vượng trúng mối.
Phối cảnh dự án biến
khu vực cảng Sài Gòn ở khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội thành một khu đô thị
mới cao cấp với trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, biệt
thự.
|
Ông Dũng còn khai, trước đó, là đã ôm tới nhà ông Phạm Quý Ngọ 1 triệu đô la lo lót dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát để ông Ngọ đừng cản trở việc làm ăn của bà tại dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Sau lời khai đó, Đại diện Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội “đề nghị hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi làm lộ bí mật công tác. Đồng thời đề nghị hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ số tiền Dương Chí Dũng khai đã đưa cho những người nêu trên, nếu có căn cứ thì xử lý theo pháp luật.”
Lý do nêu ra để mở điều tra là “Lời khai đó phù hợp với cuốn nhật ký mà Dũng đã ghi trong sổ theo dõi hành trình bỏ trốn, phù hợp với lời khai của Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa rằng "Dương Tự Trọng đã nói với bị cáo là: “Có sếp to trên bộ Công an bảo lánh đi”.
“Căn cứ vào các quy định và kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát điều tra làm rõ hành vi nhận 510,000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines, hành vi nhận 20 tỉ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của công ty Vạn Thịnh Phát và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nếu có căn cứ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.” Báo Một Thế Giới tường thuật.
Nếu cuộc điều tra chứng minh được bà Trương Mỹ Lan hối lộ số tiền lớn như thế, bà có thể bị kết án tù đến chung thân. Còn người nhận hối lộ số tiền lớn như ông Phạm Quý Ngọ có thể bị án chung thân đến tử hình. Đây là những số tiền mặt rất lớn không phải dễ dấu đút tại một xó kẹt trong nhà.
Như chạm phải nọc, trên trang nhà của mình hôm Thứ Năm 9/1/2014, Công ty một thành viên Cảng Sài Gòn (tức công ty con của Tổng công ty vận tải biển quốc doanh Vinalines), ra một bản thông cáo báo chí thanh minh rằng “Hiện nay công tác thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất và không có sự tham gia của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”
Bản thông cáo của Cảng Sài Gòn trình bày chi tiết vụ việc như sau:
“Ngày 29/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2471/TTg-KTN đồng ý cho phép Cảng Sài Gòn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội theo Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg.
“Ngày 30/3/2012, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có Nghị quyết số 687/NQ-HHVN, chấp thuận chủ trương cho phép Cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và giao Hội đồng thành viên Cảng Sài Gòn làm đầu mối tìm kiếm đối tác, lập dự án đầu tư và báo cáo Tổng công ty xem xét, quyết định theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2471/TTg-KTN (thời điểm này ông Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thôi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 06/02/2012).
"Theo chỉ đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Nghị quyết số 687/NQ-HHVN ngày 30/3/2012, Cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút và không tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Tháng 6/2013, Cảng Sài Gòn đã trình Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt phương án thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.”Còn đối với lời khai của ông Dương Chí Dũng ở tòa án, Cảng Sài Gòn nói “Cảng Sài Gòn khẳng định đây là mối quan hệ cá nhân giữa ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”
Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes bầu chọn là tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. (Hình: Getty Images)
|
Với những chi tiết được tiết lộ thì có vẻ như bà Trương Mỹ Lan đã mất toi số tiền chạy thuốc trước đón đầu dự án và lại còn có thể mang họa.
Theo một bản tin ngày 27/11/2013 của báo Đầu Tư (báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN) thì “Theo kế hoạch, Khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội sẽ chuyển đổi công năng từ kinh doanh cảng biển sang trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ…” Đây là lý do các đại gia tài phiệt địa ốc ở Việt Nam xúm vào ăn có.
Sau nhiều màn giành mối, mặc cả ngầm thế nào đó ở hậu trường, báo Đầu Tư nói “Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Vingroup đã cơ bản hoàn tất mọi thỏa thuận trong thương vụ hợp tác: thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (từ kinh doanh cảng biển) thành trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ. Theo hình thức hợp tác này, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn sẽ góp quyền sử dụng đất, còn Vingroup sẽ đầu tư tài chính để thực hiện dự án BT.”
Thế là đã rõ chuyện “cốc mò cò xơi”. Nếu số tiền một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan coi như đổ xuống sông xuống biển, tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng phải trả giá bao nhiêu lần thì dành được mối cho cái dự án lên hàng tỉ đô la? Những khoản lót đường hay chia phần cho những kẻ gật đầu là bao nhiêu, được mặc cả trước thế nào, chỉ có ma xó may ra mới biết.
Nhưng ít nhất, những dự án lớn như dự án này, tuy chủ đầu tư bề nổi là “Công ty TNHH đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn”, ngồi trên đầu nó là tổng công ty Vinalines. Ngồi trên đầu Vinalines là Bộ Giao Thông Vận Tải, ngồi trên đầu Bộ Giao Thông Vận Tải là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà ở Sài Gòn thì lại còn có ông Lê Thanh Hải bí thư thành ủy và các ban bệ cầm quyền của ông.
Theo tin tức, ông Nguyễn Tấn Dũng đòi dùng 20% diện tích đất của cảng Sài Gòn để “xây dựng nhà ở xã hội”, nhưng ông chủ đầu tư Cảng Sài Gòn thì có vẻ sợ không đủ ăn. Các ông đòi cả dự án chỉ dành cho các công trình xây dựng cao cấp mà thôi.
Dự án dời Cảng Sài Gòn tới cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp đã có từ năm 2005, dự trù hoàn tất năm 2010 nhưng ỳ ạch tới nay vẫn chưa xong vì thiếu vốn đầu tư.
Hồi Tháng 5 năm 2013, cảng Sài Gòn đã tạm dừng thi công cảng Sài Gòn - Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 2,735.3 tỉ đồng, sau hơn bốn năm thi công mới chỉ được 38% khối lượng công trình. Một trong những ký do chính đang kẹt là “chưa xây dựng đường D3 nên không có đường cho xe ra vào cảng giao nhận hàng hóa”.
Theo báo Trí Thức Trẻ, ông Huỳnh Văn Cường - phó tổng giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, nhà đầu tư (không biết nhà đầu tư nào) sẽ ứng trước vốn 350 tỉ đồng xây dựng đường D3 dài 2.3km cho sáu làn xe, trong đó sẽ xây dựng mới cầu Mương Lớn 2 và Rạch Gộp 2. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào tháng 11/2013 và hoàn thành vào giữa năm 2015. Vậy ít ra là cảng mới (Sài Gòn-Hiệp Phước) phải đợi thêm ít nhất một năm rưỡi nữa.
Chuyện “cốc mò cò xơi” có vẻ còn lắm điều hay. (TN)
Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok - 2014-01-08
Phiên tòa xử Dương Tự Trọng vào ngày 7 tháng 1 về tội tổ chức
cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã dấy lên một làn sóng dư luận
chưa từng có khi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai rằng chính
thứ trưởng Bộ công an là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã nhận nửa triệu đô
la để thông báo cho đương sự chạy trốn. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Trần
Vũ Hải để tìm hiều thêm khía cạnh pháp lý về lời khai quan trọng này.
Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.
Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.
Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Xâm phạm hoạt động tư pháp
Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
<<< Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an. Source baophapluat.vn
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Cơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?
Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?
Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.
<<< Cựu đại tá Dương Tự Trọng Phó GĐ Công an Hải Phòng. vietgiaitri.com
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.
Tóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.
Án tại hồ sơ?
Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.
Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Thoát tội từ cánh cửa của Đảng.
Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?
Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở Việt Nam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.
Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?
Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.
Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.
Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.
Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.
Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Xâm phạm hoạt động tư pháp
Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
<<< Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an. Source baophapluat.vn
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Cơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?
Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?
Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.
<<< Cựu đại tá Dương Tự Trọng Phó GĐ Công an Hải Phòng. vietgiaitri.com
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.
Tóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.
Án tại hồ sơ?
Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.
Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Thoát tội từ cánh cửa của Đảng.
Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?
Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở Việt Nam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.
Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?
Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.
Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.
Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Khởi tố Thứ trưởng Công an: Hành trình không dễ dàng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2014-01-09
Lời tố cáo Thượng tướng Phạm Quý Ngọ tham ô 500 ngàn đô la trước tòa của
Dương Chí Dũng mở đầu cho một quyết định khởi tố vụ án nhanh và khá bất ngờ cho
người theo dõi.
Bùa hộ mạng đã mất
Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho
Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án
ngay khi tòa tuyên án cho các bị cáo, tức ngay một ngày sau đó.
Khởi tố này căn cứ theo lời khai trước tòa của Dương Chí Dũng là
đương sự đã hối lộ cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ 500 ngàn đô la
và được ông này thông báo cho biết là phải trốn đi. Thượng tướng Phạm
Quý Ngọ lúc ấy được phân công làm trưởng ban chuyên án Vinalines mà nhân
vật chính của vụ án này là Dương Chí Dũng.Vụ án Dương Tự Trọng đã xử xong, những lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng tuy vẫn còn dư âm nhưng xem ra ngày một ít đi vì người ta chờ đợi diễn tiến mới sau quyết định khởi tố của Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Nói chuyện với báo chí sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết lời khai và các chứng cứ như sổ tay và các cuộc gọi của Dương Chí Dũng là căn cứ để khởi tố hồ sơ vụ án.
Câu hỏi đặt ra khi chấp nhận sổ tay ghi chép của người bị án từ hình trở thành chứng cứ để tiến hành điều tra thì có đúng với quy định của tư pháp hay không, nếu đây có thể là chứng cứ giả được tạo ra khi Dương Chí Dũng trên đường bỏ trốn thì sao? Câu hỏi này được Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Nhật ký diễn biến của một người cũng là chứng cứ, nó cũng được xem là nguồn chứng cứ để người ta làm đầu mối điều tra theo dõi cũng như nhật ký, các mối quan hệ giờ giấc đi lại hay giao tiếp. Tất cả những cái đó hình thành chứng cứ người ta dựa vào đó. Mình tưởng là chứng cứ chết nhưng khi dựng lại thì nó sống khi có căn cứ pháp lý, tức là căn cứ khoa học nhìn nhận việc đó. Việc chứng minh cũng là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Chứng cứ đó rất quan trọng nhưng nó phải được chứng minh.”
Người ta còn nhớ trong phiên tòa của chính mình trước đó Dương Chí Dũng rất tự tin và thậm chí còn làm thơ trước tòa nữa vì ông ta tin rằng lá bài mang tên Phạm Quý Ngọ sẽ được thế lực nào đó âm thầm giảm án cho ông, và vì vậy ông kiên trì không khai ra như một bùa hộ mạng. Thế nhưng bản án tử hình đã làm cho ông tuyệt vọng và tên của Phạm Quý Ngọ được công khai là phản ứng quyết liệt đối với thế lực làm ngơ trước số phận của ông.
Sau khi lời tố cáo của Dương Chí Dũng nổ ra Bộ công an mới công khai rằng sau khi bị bắt tại Campuchia mang về Việt Nam Dương Chí Dũng đã khai toàn bộ sự việc này với cơ quan điều tra của Bộ công an.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nói với báo chí rằng trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo về chuyện của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công an.
Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Cũng theo Trung tướng Hoàng Kông Tư thì kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Lời giải thích của Trung tướng Hoàng Kông Tư không làm cho người dân thỏa mãn vì trong phiên tòa xử tử hình ông Dũng Viện Kiểm sát không hề nhắc tới chi tiết cực kỳ quan trọng này.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét:
“Cơ quan điều tra họ đã vào cuộc từ lâu rồi mặc dù bây giờ
không khai ra như thế nhưng tôi biết những cơ quan an ninh họ đã vào cuộc từ
lâu rồi và phiên tòa này chỉ là hình thức thôi. Họ đã bắt đầu khi có lời
khai của Dương Chí Dũng, họ đã khoanh vùng điều tra rồi chứ không phải tới bây
giờ họ mới giật mình khi nghe Dương Chí Dũng khai tại tòa. Không phải, cơ quan
điều tra không thể ngây thơ như thế được. Có lời khai của Dương Chí Dũng có
việc Dương Chí Dũng bị lộ khi chạy trốn thì ngay lúc đó họ đã khoanh vùng điều
tra rồi.”
Nhiệm vụ bất khả thi?
Dư luận đặt câu hỏi rằng nếu đã điều tra thì tại sao lại dấu
chi tiết của một nhân vật quan trọng như vậy? Đúng hay sai thì người bị tố cáo
phải trình diện trước tòa án để trả lời. Hành động bịt miệng lời khai của bị
can có vi phạm hoạt động tư pháp hay không? Phải chăng công an điều tra công an
là một nhiệm vụ bất khả thi nhất là cấp dưới điều tra cấp trên trong cùng hệ
thống.
Trong phiên tòa Dương Chí Dũng lần trước cơ quan báo chí tuy
được tham dự nhưng bị buộc không được mang theo các phương tiện tác nghiệp như
máy thu âm, máy ảnh hay computer. Họ chỉ được mang theo giấy bút và bị cấm chụp
ảnh bằng điện thoại.
Phiên tòa lần này hoàn toàn khác, không những được chụp ảnh
họ còn được phép thu toàn bộ lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng để cả
nước biết rằng không những Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã ăn hối lộ 500
ngàn đô la mà ngay cả Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng dính vào câu chuyện
tham ô này. Dương Chí Dũng tố cáo Bộ trưởng Trần Đại Quang khi khai ông này là
người đã “nêu ý kiến với anh Ngọ” để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho
doanh nghiệp”.
Nhà báo Lê Phú Khải làm việc cho Đài Truyên hình Trung ương nhiều chục năm cho biết nhận xét của ông về những thay đổi này:“Khi họ để báo chí vào đông như thế thì đã có chủ trương của người ta rồi. Tất cả các vụ án người ta đều xử theo chủ trương theo lợi ích chính trị của người cầm quyền chứ không xử theo pháp luật. Nếu theo luật thì nhiều người bị bắt lắm, mấy ông giàu có thế lực thì tiền đâu mà ra? Họ xử theo bước đi theo nước cờ chính trị của người ta thế thôi. Lúc người ta xử thế này nhưng cũng có lúc người ta xử thế khác chứ làm gì có pháp luật trong một chế độ toàn trị?
Theo tôi thì tùy theo không khí, “nghĩa vụ chính trị” của người cầm quyền mà họ sẽ có cách điều hành tòa án điều hành báo chí và thông tin có lợi cho họ. Đây là vụ án tham nhũng có thể nó cần mang tính điển hình hoặc là những thế lực đứng đằng sau họ có những cái quyết định của họ để xét xử từng vụ án một.”
Trong cả hai phiên tòa báo chí không bỏ qua chi tiết về sự tham gia âm thầm của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Trong phiên xử Dương Chí Dũng ông ngồi một mình nơi phòng riêng theo dõi qua truyền hình trực tiếp và có lẽ cùng với tờ khai của Dương Chí Dũng tố cáo ông Phạm Quý Ngọ gửi cho ông trước đó trên tay.
Lần trước ông trở ra xe với bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng.
Lần này ông theo dõi phiên tòa của Dương Tự Trọng cũng trong phòng riêng và lời tố cáo của Dương Chí Dũng được ông nghe tường tận từng lời từng chữ thay vì đọc trên giấy.
Ông Nguyễn Bá Thanh ra về sau khi nghe lệnh khởi tố vụ án mà điểm nhắm tới lần này là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim Thứ trưởng công an. Hai hình ảnh này làm giới quan sát nghĩ rằng vai trò định hướng của ông Nguyễn Bá Thanh là rất lớn vì vụ án này được ông xem là một trong 6 đại án cần phải giải quyết.
Giới quan sát cũng cho rằng sau một thời gian im lặng chuẩn bị nếu Ban Nội chính Trung ương thành công lần này trong việc mang Phạm Quý Ngọ ra tòa thì sức mạnh của các phe phái đã đổi chiều tuy chưa biết là tốt hơn hay xấu hơn nhưng ít ra một vài con sâu cực lớn sẽ được bắt ra.
Đại gia Trương Mỹ Lan-người được nhắc đến trong vụ Dương Chí Dũng
- Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bà Lan đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Huy hiệu, Huân chương.
Chiều 8/1, sau khi công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lộ bí mật nhà nước” do xuất hiện tình tiết tại tòa về danh tính người mật báo cho Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT, HĐXX còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM); nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Group) là công ty tư nhân hoạt động trên lĩnh vực bất động sản lớn nhất Việt Nam. VTP Group thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương, chủ tịch là bà Trương Mỹ Lan. Bà Trương Mỹ Lan là một trong những doanh nhân khá kín tiếng, chồng là người Hoa, sống ở Hồng Kông, và khởi nghiệp từ việc buôn kẹp tóc. VTP Group Holding hiện nắm giữ hơn 40% cổ phần của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group). VTP Group Holdings có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, do bà Lan sở hữu 80% vốn.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bà Lan đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Huy hiệu, Huân chương của nhà nước và UBND các cấp.
Năm 2006, bà Trương Mỹ Lan được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng Cúp Thánh Gióng và danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu". Cũng trong năm này, bà Trương Mỹ Lan được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng Cúp Bông Hồng Vàng vinh danh nữ doanh nhân Việt Nam xuất sắc năm 2006.
Ngày 15/3/2007, bà Trương Mỹ Lan được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TPHCM trao tặng Bằng Khen vì đã tích cực tuyên truyền vận động và ủng hộ vì người nghèo 2006.
Riêng trong năm 2011, bà Lan đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Huy hiệu và Huân chương vì những thành tích, những đóng góp của bà đối với xã hội. Ngày 29/01/2011, bà Trương Mỹ Lan được UBND thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố.
Ngày 14/02/2011, bà Trương Mỹ Lan vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xã hội từ thiện từ năm 2006 đến năm 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày 25/04/2011, UBND TPHCM tặng Bằng khen cho bà Lan vì đã có thành tích đóng góp, hỗ trợ kinh phí hoạt động và chăm sóc các Cựu tù Chính trị và tù binh thành phố có hoàn cảnh khó khăn, nhân kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2011).
Ngày 22/08/2011, bà Trương Mỹ Lan nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Bến Tre vì đã tích cực ủng hộ vật chất xây dựng nhà tình thương tại xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam,Tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, nhắc đến bà Lan, doanh nhân thành đạt từng nhận nhiều giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, không thể không nhắc đến vụ tranh chấp trong một vụ kiện đòi nợ đối với một Việt kiều Hong Kong…
Theo đó, khoảng năm 2001, thông qua bà Linda Tan Woo – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Vĩnh Tường, ông Ted và bà Lan gặp nhau. Sau đó ông Ted đã chuyển 6 triệu USD vào tài khoản của bà Lan để đầu tư “chui”.
Để xác nhận việc nhận tiền từ ông Ted, bà Lan đã lập một hợp đồng vay tiền 6 triệu USD của ông Ted và 2 bên ký ngày 2/5/2002. Sau đó, do khó khăn về thủ tục pháp lý và không muốn tiếp tục đầu tư vào dự án An Đông, ông Ted đã thỏa thuận miệng với bà Lan và bà Linda sẽ dùng 6 triệu USD nêu trên để đầu tư vào dự án khác tại Việt Nam (thông qua bà Linda).
Thời điểm đó, khách sạn Horison nợ (xấu) một ngân hàng ở Indonesia là 49 triệu USD, ngân hàng này bán đấu giá món nợ đó với giá dự kiến chỉ 10 triệu USD. Bà Lan và bà Linda cùng ông Ted thỏa thuận hợp tác mua đấu giá món nợ này. Lợi nhuận của thương vụ này thỏa thuận là chia 50% cho ông Ted; 50% còn lại được chia đôi cho bà Linda và bà Lan. Khi thương vụ mua nợ hoàn tất, ông Ted đã tự ý bán luôn tại Indonesia để lấy chênh lệch hơn 5 triệu USD và không thực hiện thỏa thuận chia lợi nhuận.
Cuối năm 2004, ông Ted gửi đơn đến cơ quan Công an nhờ can thiệp để đòi bà Lan trả nợ 6 triệu USD kèm tiền lãi theo “Hợp đồng vay tiền ký ngày 2/5/2002”. Còn bà Lan thì yêu cầu ông Ted phải hoàn trả các khoản bà đã ứng chi cho người môi giới tư vấn thương vụ mua bán nợ của khách sạn Horison và yêu cầu ông Ted chia lãi cho bà và bà Linda (2,5 triệu USD).
Tháng 11-2005, bà Linda Tan Woo lại đâm đơn kiện bà Trương Mỹ Lan ra TAND TP.HCM đòi bà Lan trả nợ 13 tỷ đồng. Chứng cứ mà bà khởi kiện là văn bản “Thỏa thuận hỗ trợ tiền” ký ngày 1/1/2004 giữa bà Lan và bà Linda.
Sau đó, bà Lan cũng đâm đơn và cho biết bà bị lừa, vì văn bản thỏa thuận trên chỉ là một chứng cứ giả tạo do bà và bà Linda lập ra để đem ép đòi ông Ted chia lãi 2,5 triệu USD. Và điểm 5 của “Bản thỏa thuận hỗ trợ tiền” ghi rất rõ: “Thỏa thuận hỗ trợ tiền này chỉ có giá trị thực hiện đến hết ngày 30/6/2004, sau thời điểm này thỏa thuận sẽ chấm dứt hiệu lực”.
Bà Lan cũng khai tại cơ quan công an: Số tiền 6 triệu USD của ông Ted, sau khi không đầu tư vào dự án An Đông thì bà Lan đã trả 3 triệu USD cho bà Linda (người đại diện được ủy quyền của ông Ted) để họ đầu tư vào các dự án riêng của họ. Còn 2 triệu được bà Lan trả bằng đất.
1 triệu USD còn lại bà Lan khai đã giao trả cho bà Linda để dùng vào chi phí dự án mua nợ của khách sạn Horison, nên ngày 12/5/2003 bà Linda đã ký giấy xác nhận với bà Lan “không còn vướng mắc gì với nhau về công nợ, tiền bạc hoặc tài sản”.
Tuy vậy, trong một đối chất, bà Linda lại phủ nhận việc mua bán nợ của ông Ted có liên quan đến bà, đến bà Lan hoặc ai khác ở Việt Nam. Ông Ted cũng tiếp tục phủ nhận việc liên quan đến bà Linda (không ủy quyền đại diện), và kiên quyết đòi bà Lan trả nợ 6 triệu USD cộng lãi.
Sau nhiều lần hoãn xét xử, cuối cùng, Viện KSND Tối cao không đủ căn cứ kết tội bà Linda Tan Woo. Chính vì vậy bà Trương Mỹ Lan nguyên đơn trong vụ án dân sự đã rút đơn phản tố bà Linda Tan Woo ngày 4/3/2010.
Soha
Đọc
thêm tin cũ liên quan:
http://timhieusuutam.blogspot.com/2012/06/181-bo-gia-mafia-canh-sat-pham-quy-ngo.html
No comments:
Post a Comment