Friday, August 30, 2013

(474) Các cường quốc Tây Phương sẽ tấn công Syria? (Cập nhật)

Syria đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học
Thứ ba, 10/9/2013 - Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem hôm nay tuyên bố Damascus "đã đồng ý" với đề xuất của Nga về việc bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát, giải pháp được cho là để tránh cuộc không kích của Mỹ.
ngoai-trg-2813-1378820973.jpg
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho biết lãnh đạo Syria đã đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Ảnh: AFP
"Hôm qua, chúng tôi đã có cuộc đàm phán rất hiệu quả với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông ấy đưa ra sáng kiến cho vấn đề vũ khí hóa học. Và ngay trong buổi tối, chúng tôi đã đồng ý", các hãng tin Nga dẫn lời ông Muallem phát biểu từ Moscow sau cuộc họp với Hạ viện Nga.
"Lãnh đạo Syria cũng đồng tình với sáng kiến này và đang hành động với niềm tin rằng những nỗ lực của Nga sẽ ngăn chặn được sự xâm lược của Mỹ", ngoại trưởng Syria nói.
"Chúng tôi tin rằng tiếng nói của những người nỗ lực vì hòa bình sẽ mạnh hơn tiếng nói của những người ưa thích chiến tranh", ông Muallem nói thêm.
Ngoại trưởng Syria đang ở Nga ngày thứ hai và hôm nay có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian. Thứ trưởng Iran cũng tới Moscow để thảo luận về đề xuất của Nga và về tình hình tại Syria.
Cùng ngày, điện Kremlin của Nga cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao đổi về việc bàn giao kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế kiểm soát, trong thời gian diễn ra Hội nghị G20 tại Saint Petersburg, AFP cho hay.
"Vấn đề đã được thảo luận", người phát ngôn của tổng thống Nga,  Dmitry Peskov, nói khi được hỏi ai là người khởi xướng đề nghị bàn giao kho vũ khí hóa học để tránh cuộc tấn công quân sự của Mỹ. "Chúng tôi không tiết lộ nội dung cuộc trò chuyện", ông nói.
Dù không có cuộc gặp song phương chính thức nhưng hai ông Putin và Obama đã giành nửa tiếng để thảo luận về vấn đề Syria bên lề Hội nghị G20 tuần trước. 
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết đề xuất xuất phát từ nỗ lực chung của Nga và Mỹ để gạt đi những bất đồng trong phướng hướng giải quyết cuộc xung đột ở Syria.
"Đề xuất đưa kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế kiểm soát không hoàn toàn là sáng kiến riêng của Nga. Nó đã xuất hiện trong quá trình trao đổi với các đồng nghiệp Mỹ và từ tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua, khi ông gợi ý rằng vẫn có biện pháp để giải quyết vấn đề mà không cần dùng đến vũ lực", ông Lavrov cho hay.
Trước đó, Washington cáo buộc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hôm 21/8 làm 1.429 người chết, và tuyên bố xem xét kế hoạch không kích để trừng phạt chính phủ Syria.
Sarin - Sát thủ giết người chỉ trong vài phút
Thứ hai, 2/9/2013= Sarin, loại chất độc thần kinh mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria sử dụng trong cuộc tấn công làm hàng nghìn người chết tháng trước, là chất độc cực mạnh, tác động nhanh và từng là thủ phạm trong nhiều vụ thảm sát trước đây trên thế giới.
sarin-1378109483.jpg
Chính quyền Syria bị cáo buộc sử dụng sarin để sát hại hàng nghìn dân thường hôm 21/8. Ảnh: AP
Cái tên sarin bắt nguồn từ các chữ cái đầu trong tên của các nhà hóa học đã tình cờ khám phá ra nó: Schrader, Ambros, Ruediger et Van der Linde. Các nhà khoa học này đã cố gắng tạo ra loại thuốc trừ sâu mạnh hơn nhưng công thức chế tạo sau đó bị quân đội Đức Quốc xã thâu tóm để sản xuất vũ khí hóa học, và được các nhà khoa học Đức quốc xã phát triển vào năm 1938.
Khi một người hít phải hoặc hấp thu sarin qua da, chất độc này sẽ làm tê liệt trung tâm hô hấp của hệ thần kinh trung ương và khiến các cơ quanh phổi ngừng hoạt động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sarin có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với xyanua. Chỉ một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể giết chết một người. 
Các triệu chứng khi một người tiếp xúc với sarin là đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh. Việc hít phải một liều cao khoảng 200 miligram sarin có thể gây chết người “chỉ trong vài phút”, thậm chí không có thời gian để xuất hiện triệu chứng, theo Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Tuy nhiên, sarin mất nhiều thời gian để hấp thu qua da hơn và trong vòng nửa giờ đầu sẽ không gây ra triệu chứng nào. Quá trình phát bệnh sau đó diễn ra nhanh chóng. Thậm chí cả khi không gây chết người, sarin cũng gây ra những ảnh hưởng về lâu dài như phá hủy phổi, mắt và hệ thần kinh trung ương của nạn nhân.
Nặng hơn không khí, chất độc này có thể tồn tại ở một khu vực đến 6 tiếng, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nhìn chung, các chất độc thần kinh loại này tác động nhanh và dễ sản xuất với công nghệ hóa học đơn giản, ít tốn kém và các nguyên liệu sẵn có. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch Mỹ (CDC), sarin có thể nhiễm vào thức ăn hoặc nguồn nước. Trung tâm này cũng nhấn mạnh rằng đã có thuốc giải độc sarin.
Vụ tấn công bằng sarin khét tiếng nhất xảy ra vào tháng 3/1988, với 5.000 người Kurd bị thiệt mạng và 65.000 người bị thương, khi quân đội Iraq sử dụng nhiều chất hóa học bao gồm sarin, khí mù tạt và có thể cả VX, một chất độc thần kinh mạnh hơn sarin 10 lần, để tấn công. Đây cũng được xem là vụ tấn công bằng khí độc tồi tệ nhất vào dân thường.
Sarin cũng từng giết chết 13 người và làm bị thương 6.000 người khi giáo phái Aum Shinrikyo tấn công tàu điện ngầm Tokyo vào tháng 3/1995. Giáo phái này cũng dùng chất độc thần kinh sarin trong vụ tấn công vào một năm trước đó ở thành phố Matsumoto, giết 7 người.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua tuyên bố những mẫu tóc và máu thu thập được từ hiện trường vụ tấn công ở đông Damascus hôm 21/8 cho thấy những dấu hiệu của sarin. Washington hoàn toàn tin rằng chính quyền Syria là những người đã tiến hành vụ tấn công bằng chất độc hóa học khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, trong đó có hàng trăm trẻ em.
Các thanh sát viên Liên Hợp Quốc điều tra về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria đã rời nước này hôm 31/8. Việc phân tích các mẫu vật có thể kéo dài đến ba tuần.
Chính quyền Syria được cho là đang kiểm soát hàng trăm tấn chất độc hóa học khác nhau. Bên cạnh những chất độc làm rộp da như khí mù tạt, Damascus được cho là cũng sở hữu sarin và có thể cả VX.
Chính quyền Syria cũng có các phương tiện để tấn công bằng chất hóa học như tên lửa Scud, pháo và bom trên không, theo các nhà phân tích quốc phòng.

Các cường quốc Tây Phương sẽ tấn công Syria “chỉ trong ít ngày tới”, dù Nga dọa sẽ gặp “hậu quả tàn khốc”!
Quân nổi dậy ở Syria đã được thông báo từ cuộc họp hôm qua ở Istanbul giữa họ và đại diện các nhà ngoại giao đến từ Washington là “họ hãy sẵn sàng để đàm phán vì tấn công quân sự sắp diễn ra”.
Các đại diện của Hoa Kỳ và đồng minh đã cho quân nổi dậy ở Syria hay là có thể chỉ trong vài ngày tới, phương Tây sẽ tấn công Syria, theo các nguồn tin từ cuộc gặp gỡ nói trên cho báo chí hay ngày thứ ba 27/8.
Thủ Tướng Anh David Cameron đã kêu gọi các nhà lập pháp Anh ngưng nghỉ hè quay về London họp khẩn vì vụ Syria. Photo Courtesy: Stefan Wermuth/Reuters
Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Mỹ cho hay “quân đội Hoa Kỳ trong vùng đã sẵn sàng”. Ngày càng có dấu hiệu cho thấy Mỹ sắp trừng trị chế độ Assad do đã dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường tại Damascus, mà Hoa Kỳ gọi là đã vượt qua “lằn đỏ” (red line).
Quân nổi dậy ở Syria đã được thông báo từ cuộc họp hôm qua ở Istanbul giữa họ và đại diện các nhà ngoại giao đến từ Washington là “họ hãy sẵn sàng để đàm phán vì tấn công quân sự sắp diễn ra”.
Một trong các nguồn tin này xác nhận “quân nổi dậy được thông báo rõ ràng là những cuộc tấn công quân sự là nhằm tránh việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai và sẽ xảy ra chỉ trong vài ngày tới”.
Washington đã xem thể chế Assad là chịu trách nhiệm trong vụ tấn công dân chúng ở ngoại ô Damascus bằng vũ khi hóa học và đích thân TT Obama có thể sẽ lên tiếng nói thẳng thừng thủ phạm chính là ông Assad. 
Thủ Tướng Anh David Cameron đã kêu gọi các nhà lập pháp Anh hãy ngưng nghỉ hè quay về London họp khẩn cấp vì vụ Syria trong ngày thứ năm tới. 
Cùng với TT Obama và TT Francois Holland của Pháp, ông Cameron sẽ phải đối diện với quyết định khó khăn là liệu có tung ra các cuộc oanh kích Syria bằng không quân hay không. 
Trong lúc đó thì Nga, đồng minh số một của Syria, đã liên tục lên tiếng cảnh cáo và hăm dọa. Sáng nay, Bộ ngoại giao Nga cảnh cáo rằng can thiệp quân sự của Mỹ sẽ chịu những “hậu quả tàn khốc”.
Trần Vũ theo Reuters 
Tòa Bạch Ốc cẩn thận lên tiếng nếu có tấn công, Mỹ không dự định hạ bệ ông Assad
Trong cuộc họp báo, ông Carney nói: “Các cuộc tấn công này là để giáng trả sự vi phạm quá rõ ràng của Damascus về chuẩn mực quốc tế đã cấm sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường”.
Chiều thứ ba 27/8 phát ngôn nhân Jay Carney của chính phủ Hoa Kỳ đã ‘cẩn thận nói rõ’ là nếu Hoa Kỳ có lãnh đạo một cuộc tấn công Syria nay mai thì chiến dịch này không phải nhằm lật đổ ông Tổng Thống Assad.
Phát ngôn nhân Jay Carney. Photo Courtesy: Reuters
Trước đây Mỹ không hề dấu diếm ý định muốn ông Assad phải ra đi, nhưng không phải vì thế mà cuộc tấn công quân sự, nếu xảy ra để trừng trị Damascus về tội ‘vượt lằn đỏ’ dùng vũ khí hóa học, là nhằm triệt hạ ông ta. 
Trong cuộc họp báo, ông Carney nói: “Các cuộc tấn công này là để giáng trả sự vi phạm quá rõ ràng của Damascus về chuẩn mực quốc tế đã cấm sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường”.
Ông Carney cho hay “Tổng thống Obama đang cân nhắc một quyết định về một cuộc tấn công trả đũa lại sự vi phạm này mà thôi. Dù về dài lâu Mỹ không muốn thấy ông Assad tại vị, nhưng đây sẽ không phải là cuộc tấn công lật đổ chế độ (regime change)”.
Đặc biệt ông Carney cho ký giả hay là “nếu không trừng phạt Syria, an ninh của Mỹ sẽ bị hăm dọa đáng kể vì không trừng phạt sẽ khiến chính thể Assad cảm thấy được khuyến khích và lại sẽ tấn công thêm nữa”.
Syria chối không dùng vũ khí hóa học giết dân và tố cáo Mỹ ‘ngụy tạo bằng chứng’
Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Hoa Kỳ xác nhận quân đội Mỹ trong vùng đã ‘sẵn sàng chờ lệnh của TT Obama để tấn công Syria’ và quân đội Anh cho hay cũng đã sẵn sàng chờ lệnh hành động.
Hãng tin chính thức của chính phủ Syria là Syrian Arab News Agency hôm thứ ba 27/8 lên tiếng bác bỏ cáo buộc chính thể Assad đã sử dụng vũ khí hóa học giết nhiều trăm dân thường.
Photo Courtesy: Sana.sy
Hãng này tố cáo Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã “giả tạo các chứng cớ” để nói là việc Syria sử dụng vũ khí hóa học vào ngày 21 tháng 8 là không sao chối cãi được.
Ngoại Trưởng Syria Walid al- Moallem cũng nói quốc gia ông ta sẽ “tự bảo vệ bằng mọi biện pháp trong trường hợp bị Hoa Kỳ tấn công”. Hãng tin SANA của Syria thì nói ‘chính phủ Hoa Kỳ còn vượt qua công việc của các thanh tra Liên Hiệp Quốc và định lợi dụng cái chết của nhiều trăm dân để tấn công’
Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Hoa Kỳ xác nhận quân đội Mỹ trong vùng đã ‘sẵn sàng chờ lệnh của TT Obama để tấn công Syria’ và quân đội Anh cho hay cũng đã sẵn sàng chờ lệnh hành động.
Có 4 chiến hạm của Hoa Kỳ đã áp sát đến gần duyên hải của Syria đồng thời các phản lực cơ chiến đấu của Anh đã tập trung tại căn cứ không quân ở Cyprus, theo báo The Guardian cho hay.
Các cố vấn an ninh cao cấp của TT Obama tiếp tục lượng giá các hành động quân sự sẽ đưa đến hậu quả ra sao. Cách đây một năm TT Obama tuyên bố ‘chiến cuộc Syria sẽ thay đổi nếu chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học’
Trần Vũ theo USA Today

Mỹ, Anh, Pháp: Sắp Tấn Công Syria, Vì Chế Độ Syria Dùng Vũ Khí Hóa Học; Nga, TQ Chống Đối; Iran Dọa Đánh Israel Nếu Syria Bị Tây Phương Tấn Công
(08/28/2013)
Hoa Kỳ có thể tấn công Syria bằng phi đạn trong vòng 3 ngày, có lẽ bắt đầu vào Thứ Năm, trong cuộc tấn công nhằm mục đích gửi thông điệp tới cho Tổng Thống Syria Bashar al-Assad hơn là đánh đổ ông hay làm tê liệt quân đội ông ấy, theo các viên chức cao cấp Hoa Kỳ nói với NBC News hôm Thứ Ba.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đánh trống khua chuông khắp thế giới về phản ứng quân sự chống lại việc Syria bị nghi ngờ dùng vũ khí hóa học giết quân nổi dậy hôm 21 tháng 8 vừa qua gần Damascus, trong khi tình báo Hoa Kỳ công bố đánh giá chính thức trong tuần này, cho rằng “đã rõ ràng” là chính quyền Assad chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden còn đi xa hơn, nói với cử tọa American Legion ở Houston rằng, “Vũ khí hóa học đã được sử dụng.”

Trong khi đó tham vụ báo chí Bạch Ốc là Jay Carney lập đi lập lại hôm Thứ Ba rằng Bạch Ốc không quan tâm đến việc lật đổ Assad.

Carney nói trong cuộc họp báo rằng, “Các chọn lựa mà chúng ta đang xem xét không phải là việc thay đổi chế độ. Mà là phản ứng với việc vi phạm trắng trợn nguyên tắc quốc tế là cấm sử dụng vũ khí hóa học.”

Các viên chức cao cấp nói với NBC News rằng Bộ Quốc Phòng [Hoa Kỳ] đã có kế hoạch 3 ngày tấn công sau khi các nhà chiến lược định gía và nhắm mục tiêu nào bị bỏ qua trong những đợt tấn công sau.

Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Mỹ có thể chắc chắn được phát đi từ các chiến hạm Hải Quân hay tàu ngầm tại Địa Trung Hải. Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ đã di chuyển các chiến hạm lại gần Syria hơn. Phi đạn Tomahawk của Hoa Kỳ rất chính xác có thể đánh trúng không những các toà nhà mà còn các cửa sổ đặc biệt, và chúng cũng có thể đánh trúng các mục tiêu của Syria từ xa hơn nữa ở phía tây của Địa Trung Hải.

Các viên chức Hải Quân cho biết hiện có 4 tàu chiến Mỹ đã sẵn sàng để mở cuộc tấn công là các tàu chiến USS Barry, USS Mahan, USS Ramage, và USS Gravely.

Hôm Thứ Ba, chiến tàu chiến thứ 5 có trang bị hỏa tiễn điểu khiển là chiếc USS Stout cũng đã vào Địa Trung Hải.

Về phía Anh Quốc, Thủ Tướng David Cameron đã kêu gọi Quốc Hội Anh trở lại sau cuộc nghỉ hè và cho biết sẽ bỏ phiếu cho hành động vào Thứ Năm, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết quân đội Hoa Kỳ đã “sẵn sàng tấn công.”

Tại Cairo, Thủ Đô Ai Cập, Liên Hiệp Ả Rập cho biết Assad phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học. Qatar, Saudi Arabia và các quốc gia khác chỉ trích việc dùng các vũ khí hóa học.

Sự ủng hộ từ Liên Hiệp Ả Rập có thể làm cho Tây Phương tấn công Syria. Hành động qua Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn là không đuợc bởi vì Nga ủng hộ chế độ Assad sẽ phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An.

Một vài đồng minh của Mỹ như Anh Quốc cho thấy vụ tấn công hạn chế có thể thực hiện mà không cần Hội Đồng Bảo An chấp thuận. Nhưng, Nga và Trung Quốc thì lên tiếng chống đối vì cho là vi phạm luật quốc tế.

Trong khi đó một nhà lập pháp cao cấp của Iran là Hossein Sheikholeslam, giám đốc văn phòng quốc tế vụ của quốc hội Iran, nói rằng Israel sẽ là nạn nhân đầu tiên của bất cứ cuộc tấn công nào của Mỹ vào Syria, theo truyền thông địa phương.

Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm Thứ Ba phản ứng trước đe dọa của Tổng Thống Syria Bashar Assad là sẽ tấn công Israel nếu Syria bị tấn công, rằng Israel sẽ phản ứng tức thì.

Trong khi đó tin mới nhất vào chiều tối Thứ Ba của báo The Wall Street Journal nói rằng các viên chức Hoa Kỳ cho biết có rất nhiều bằng chứng từ cộng đồng tình báo tới hình ảnh vệ tinh về vụ chế độ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của họ.
Các viên chức quân sự của Pháp, Anh, và Hoa Kỳ tuyên bố hôm Thứ Ba về sự phối hợp của 3 nước để mở các cuôc tấn công.
Obama: Chưa Quyết Định Tấn Công Quân Sự Syria; Newt Gingrich: Mỹ Hãy Đứng Ngoài Nội Chiến Tại Syria
(08/28/2013) (Xem: 467)
WASHINGTON - Ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện và nguyên ứng viên TT của đảng CH, khuyến cáo chính quyền Obama đứng ngoài cuộc nội chiến tại Syria.

Ông báo động: chúng ta có thể sẽ thấy 1 chiến dịch oanh tạc đất nước đang chìm trong xung đột vũ trang. Ông Gingrich mô tả các bạo hành tại Syria trong thời gian gần đây là khủng khiếp và phi nhân - ông lưu ý: dù sao, trước khi không tập Syria vì chế độ Assad xử dụng vũ khí hoá học, chúng ta cần bình tâm để tự hỏi sau đó là gì.

Theo ý ông, 1 trận oanh tạc ngắn ngủi tại Syria giúp Hoa Kỳ và đồng minh cảm thấy đã làm gì đó với Syria, nhưng không chứng minh điều gì - ông nhắc nhở: Hoa Kỳ đã tự chế không can thiệp từ hơn 2 năm.

Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng tham vụ báo chí Jay Carney cho biết TT Obama vẫn chưa quyết định việc tấn công Syria. Bản tin viết như sau.

WASHINGTON - Tham vụ báo chí Jay Carney loan báo hôm Thứ Ba: TT Obama chưa quyết định về sự đáp trả thích hợp với sự xử dụng vũ khí hoá học của chính quyền Damascus - ông Carney nói: TT còn đang tham khảo các đồng minh và các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Theo lời ông Carney "Phải có phản ứng".

Phát ngôn viên Bạch Ốc nói rõ "Hình thức đáp trả sẽ chọn đang đuợc TT lượng định. Hoa Kỳ không toan tính thay đổi chế độ tại Syria, cũng không định đưa quân bộ chiến tới đó.

Em trai của tổng thống Syria đã ra lệnh dùng chất độc hóa học giết thường dân
Chính TT Bashar al Assad của Syria trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Nga đã phủ nhận chuyện chính quyền Syria hay Maher ra tay, vì không có lý. Ông ta nói rằng nếu Maher ra tay, thì tại sao những người trong dinh tổng thống không biết trước.
Theo một giới chức ẩn danh của Liên Hiệp Quốc thì chính Maher al Assad, em trai của tổng thống Bashar Al Assad, là người đã ra lệnh cuộc sát nhân bằng vũ khí hóa học mà dư luận quốc tế lên án từ thứ tư tuần qua. Có tới vài trăm, thậm chí cả ngàn mà phe nổi dậy cho là có 1,300 người đã bị chết vì cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học này.

Maher al Assad là một tay quyền lực nắm giữ an ninh và quân đội Syria. Photo courtesy: AP
Tờ Bloomberg đã đưa tin này, và trích lời của viên chức nói trên cho rằng đây là một hành động nông nổi của Maher, hơn là một quyết định chiến lược của Bashar.
Truyền hình Do Thái cũng loan tin rằng chính Maher đã ra lệnh tấn công nói trên.
Mấy hôm nay, Do Thái đã huy động toàn bộ khả năng phòng thủ bằng hỏa tiển, phòng khi Syria tấn công Do Thái, trả thù khi bị Mỹ và liên minh tấn công.
Thời điểm tấn cong bằng vũ khí hóa học nói trên thật lạ vì phái đoàn điều tra của LHQ đang có mặt tại Syria để điều tra các vụ khác.
Chính TT Bashar al Assad của Syria trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Nga đã phủ nhận chuyện chính quyền Syria hay Maher ra tay, vì không có lý. Ông ta nói rằng nếu Maher ra tay, thì tại sao những người trong dinh tổng thống không biết trước
Nhiều người thật sự ngạc nhiên khi Hafez al Assad đã chọn Bashar, một bác sĩ mắt, lên cầm quyền vào năm 2000 thay vì chọn Maher có đầu óc quân đội hơn.
Ngay sau khi cầm quyền, Bashar chọn Maher, 45 tuổi, làm giám đốc an ninh quốc gia cho ông.
Ngoài ra, Maher còn giữ vai trò phụ trách Vệ Binh Cộng Hòa Syria và sư đoàn thiết giáp 4 của quân đội hùng mạnh Syria.
Trần Thị Sông Dinh

Phương Tây can thiệp vào Syria để làm gì ?

Tổng thống và Thủ tướng Pháp họp bàn về tình hình Syria 28/08/2013 - REUTERS /K. Tribouillard
Tổng thống và Thủ tướng Pháp họp bàn về tình hình Syria 28/08/2013 - REUTERS /K. Tribouillard

Lê Vy

Hồ sơ Syria vẫn là trọng tâm và chiếm đa số trang nhất của các báo ra ngày hôm nay. Trang nhất báo Le Monde chạy tựa : « Pháp sẵn sàng trừng phạt những ai đã giết chết dân vô tội bằng khí độc ». Báo thiên hữu Le Figaro đăng tựa : « Syria : sự can thiệp mang tính trừng phạt với nhiều rủi ro cao ».

Đặc biệt, báo l’Humanité chạy tựa trên trang nhất khá hấp dẫn : « Syria : vở ballet chiến tranh và ngoại giao ». « Syria, cội nguồn của chiến tranh » là tựa trên trang nhất báo Công giáo La Croix. Báo phát miễn phí Métronews cũng chạy tựa lớn trên trang nhất : « Syria : dấu chấm hỏi cho việc tấn công quân sự của phương Tây ».
Nhật báo metronews đặt ra nhiều câu hỏi như : Ai sẽ tham chiến ? Lịch trình tấn công như thế nào ? Có sự tham gia của Liên Hiệp Quốc hay không ? Tấn công bằng loại vũ khí nào và đánh ở đâu ?
Giọng điệu báo Le Monde thì có vẻ tán thành trong việc tấn công quân sự vào Syria trong khi báo thiên hữu Le Figaro và báo Công giáo La Croix thì thận trọng hơn trong quyết định này.
Ngoài ra, báo kinh tế Les Echos cũng quan tâm đến tình hình tại Syria qua bài viết : « Syria : phương Tây tìm kiếm tính chính đáng để can thiệp ». Báo thiên tả Libération đăng bài đáng chú ý : « Syria : hướng đến các cú đánh để làm gương ».
Libération nhận định, ngay cả khi Liên Hiệp Quốc vẫn chưa đưa ra được quyết định chung, do có Nga và Trung Quốc bảo vệ cho Syria nhưng phương Tây dường như đã lựa chọn phương án tấn công Syria bằng tên lửa trong thời gian ngắn. Hành động này được phương Tây đánh giá mang tính tượng trưng cho việc trấn áp chế độ Damas.
Riêng tại Pháp, báo Libération cho biết, hầu hết các Đảng đều ủng hộ tổng thống Hollande trong quyết định can thiệp vũ trang vào Syria. Thế nhưng, Pháp cũng được kêu gọi là phải thận trọng trong quyết định này. 60% dân Pháp không đồng tình với việc tấn công vào Syria theo kết quả của Ifop vào tháng 7, tờ báo nhận định, con số này có thể còn tăng thêm.
Đặc biệt, báo Le Figaro có bài xã luận đáng chú ý mang tựa đề : « Để làm gì ? ». Từ một năm rưỡi nay, hơn 120 000 người Syria bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến mà cả thế giới chứng kiến với nhiều lo lắng. Thế nhưng, thế giới vẫn không phản ứng vậy thì tại sao đến giờ phút này phương Tây mới nhiệt tình đòi can thiệt vũ trang, cứu dân vô tội ?
Điều cấm kỵ sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến Syria đã bị chính phủ Damas vi phạm. Với danh nghĩa « đạo đức », phương Tây có quyền can thiệp nhưng để làm gì ? Đó là câu hỏi mà bài xã luận trên tờ Le Figaro đặt ra. Sau một thời gian không có động thái gì, bây giờ, phương Tây đã tính đến mức « trừng phạt » Syria bằng một « cuộc tấn công có giới hạn ».
Tờ báo nhận định, vài phát bắn tên lửa cũng chẳng làm cho quang cảnh Syria sáng sủa ra mà phương Tây chỉ góp phần châm dầu vào lửa, trong một khu vực mà hận thù chỉ chờ để tuôn ra. Iran và quân Hezbollah, đồng minh của Syria càng sôi sục để cầm vũ khí chiến đấu. Sự đối đầu giữa hai giáo phái si-ai và su-nít càng gay gắt hơn. Nước láng giềng Israël thì tìm thấy đủ lý do để tấn công chế độ Damas.
Thiểu số người theo Thiên Chúa giáo tại Trung Đông vốn bị gạt sang một bên, sẽ trở thành kẻ thù số một để đánh trả của phe ủng hộ chế độ Damas. Còn đối với kiều dân Anh, Pháp, Mỹ ở khắp nơi đều đang gặp nguy hiểm trước mối đe dọa bị tấn công lúc nào không biết.
Báo Le Figaro đặt câu hỏi : phương Tây không rút ra được bài học nào hay sao từ 15 năm phiêu lưu qua các cuộc chiến tại Afghanistan, Irak, Lybia, những đất nước mà phương Tây can thiệt với mục đích mang lại hòa bình cho dân chúng. Ngày nay, phương Tây đã rút quân. Có lẽ các nhà độc tài đã bị trút phế nhưng phương Tây đã thay thế gì vào vị trí đó ? Tại Kaboul, Bagdak và Tripoli, phe hồi giáo cực đoan và khủng bố vẫn chiếm giữ cuộc chơi.
Bagdad đẫm máu vì 12 vụ tấn công
Vẫn liên quan đến thời sự tại Trung Đông, báo Libération và báo Cộng sản L’Humanité quan tâm đến đất nước Irak qua các bài viết : « Bagdak đổ máu sau 12 vụ tấn công » và « Irak lại trở thành nạn nhân của bạo động liên tục xảy ra ».
Theo báo Libération, hơn 60 người đã bị chết trong một đất nước không có khả năng dẹp bỏ cuộc chiến giữa hai giáo phái si-ai và su-nít.
Từ đầu năm nay, hơn 3700 người Irak bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công, theo bảng tổng kết của AFP. Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1000 người bị thiệt mạng vào tháng 7. Cả hai tờ báo đều nhận định đây được xem là tháng chết chóc nhiều nhất kể từ năm 2008. Việc tăng cường các biện pháp an ninh tại thủ đô dường như chẳng cải thiện được gì. Các vụ tấn công nhắm đến các quán cà phê, nơi tụ họp các gia đình nên đã làm thiệt mạng nhiều trẻ em.












Diễn biến tương tự 2003 xảy ra nữa: Cựu chiến binh Iraq và A phú Hãn e ngại cuộc chiến với Syria
'It seems like 2003 all over again': Iraq and Afghanistan veterans worry about war with Syria













File photo of a Free Syrian Army fighter reacting after his friend was shot by Syrian Army soldiers during clashes in the Salah al-Din neighbourhood in central Aleppo
“It seems like 2003 all over again,” Jack Camwell says.
The U.S. Navy veteran, who served aboard the USS San Jacinto during a deployment to the Persian Gulf in 2005, is chagrined his country may soon strike against Syria’s government.
Like many Iraq and Afghanistan veterans who shared their thoughts with Yahoo News on Wednesday, Camwell believes the prelude to possible action against Bashar al-Assad for alleged chemical weapons use on Damascus residents on Aug. 21 mirrors America’s rush to war against Saddam Hussein a decade ago.
“How many times must America go down this road?” Camwell asks.
For veterans, woven into the Iraq-Syria similarities are other important questions: Could American boots hit Syrian soil? Given the nation’s already-hefty war tabs, how will it pay for this? Can Americans morally ignore what’s happening to innocent Syrians? How long would the military stay?
Camwell, who began his naval career in 2002 as a cryptologist in military intelligence, says there is a certain righteousness and “necessary violence” in deposing dictators. But America’s bulky presence in the Middle East complicates strikes against Syria and fosters worry the U.S. military is too stretched.
“As noble the pursuit may be,” Camwell writes in a first-person account, “America simply cannot take another conflict that involves boots on the ground. Even the greatest prize fighter needs time to heal between matches, and America should take this opportunity to convalesce. Someday, we may be in a better position to right the wrongs and enforce justice throughout the world, but today is not that day.
“We need to sit this one out.”
The opinions we received were nuanced: Some said the United States shouldn’t intervene — at least now. Others believe the time to act is, indeed, this minute, but in a very limited fashion. And a few think the moral obligation to attack with full force trumps any war wariness.
Here are more perspectives.
Can we even afford to fight Syria?
Michael Hedges serves as a non-commissioned officer in the U.S. Army in its Finance Corps. He enlisted in the U.S. Army in 2002 and served in the infantry until 2010, when he was medically re-classified to Army Finance due to combat-related injuries. He served two tours of duty in Iraq in infantry and one tour in Afghanistan in Army Finance. Here are excerpts from his account:
The final tab for the war in Iraq is still unknown, but a Brown University study from March says it will cost America possibly $2.2 trillion through 2053, with at least $490 billion owed to veterans in benefits. The Cost of War project says our involvement in Iraq, Afghanistan and Pakistan will hit $4 trillion. For perspective, the government pegged the initial Iraq estimate, in 2002, at $50 to $60 billion.
Because of those figures, my worry is not whether the soldiers of today's military can handle it operationally; my concern is whether — with proposed military downsizing — we are strong enough to support operations in Syria.
We've seen furloughs that have affected the Department of Defense civilian support system for troops stateside and abroad, and furloughs that cut work hours, including one day a week since July for hundreds of thousands of employees.
Do we plan on fighting a conflict in Syria only on Mondays, Wednesdays and Fridays?
It is believed Isoroku Yamamoto, the Japanese commander at Pearl Harbor, said, "I fear all we have done is to awaken a sleeping giant and fill him with a terrible resolve." The United States, after almost a century of policing the world, needs to let this giant and its wallet take a serious nap.
Rushing into Syria, without all facts, could be regrettable
Wendy Stewart began serving aboard the USS Sacramento AOE-1 in the summer of 2001 after she graduated that spring from the U.S. Naval Academy. Her ship was diverted to resupply ships near Afghanistan after the Sept. 11 terrorist attacks. She left active duty as a lieutenant in 2003.
We've been down this road before, but this time things are a bit different.
The United States should not get involved in Syria at this time. There is no strategic advantage to military airstrikes when U.N. inspectors have not had sufficient time to complete their investigation. One of the reasons we have the United Nations is so one country can't just go into another, "guns ablazin'," to administer some rough justice.
No one wants to see civilians hurt at the expense of a politician or dictator, but I don't think we have all the facts. Now is not the time to commit troops to Syria when we're still trying to bring troops home from Iraq and Afghanistan.
As we learned with Vietnam, support from the American public is crucial to any war or conflict in which we might engage. Without it, there is little hope for success. Make the case, present the evidence, and don't rush to action.
In other words, stay out of Syria right now until we truly know what's going on.
World has a ‘moral obligation’ to protect innocent Syrians
Justin Jenness was a specialist in the U.S. Army in the 3rd Armored Cavalry Regiment during 2003 and served close to the Syrian border. He fought in multiple engagements in Iraq and was wounded in an RPG attack.
As a father of three children — two daughters, 11 and 2, and an 8-year-old son — it absolutely tears my soul to watch the videos on social media that show so many women and children suffering through a horrible death at the hands of a chemical weapon. To see the pictures of entire families lying together dead, clutched arm in arm, is enough for any human being with a conscience to say, "Something has to be done to bring justice to the Devil who has taken so many innocent lives."
During my time in Iraq, I witnessed firsthand a people who had been governed by a tyrant. It came sharply into focus every time we conducted night raids. You could see the sheer terror in women and children, knowing they may never see their fathers and sons again. It was evident these people had witnessed men being taken, and sometimes killed, never to be heard from or seen again. There was only one force that could have taken men from their homes prior to the U.S. invasion, and that rests solely on the shoulders of Saddam's regime.
More by Jenness: 'War is Only Glorious to Those Who Have Never Experienced It'
The international community has a moral obligation to punish those who have used these chemical weapons to bring terror to the Syrian people. To take no action would be the same as watching our own government killing innocent people on U.S. soil, and simply turning a blind eye. To take action means that once again, U.S. servicemen and women are going to have to carry out missions, this time against the Syrian government with the potential we'd put their lives at risk.
This is where caution cannot be thrown to the wind. Occupation of another Middle Eastern country will surely yield the same results as they have in the past. I concede it is easy for me to sit here in Montana and armchair-quarterback the events as I perceive them, so I pray for those in command of this great nation. I pray they make the right decisions on how to proceed in this delicate balance between protecting the innocent people of the world and protecting the people of the United States.
U.S. intervention in Syria needed, but in a limited role
Joe Dejvejprasit was a Marine lance corporal with the Regimental Combat Team (RCT) 1 and first fought in Iraq near Nasiriyah.
I now live in Los Angeles, a far cry from the violence we see going on in Syria. But while I fear the possibility of putting more service members into harm's way, I understand the role the United States and its UN allies have in policing other countries around the world.
UN intervention is expected, given its mission to protect civilians in the face of genocide, war crimes, and other crimes against humanity. The gas attacks reportedly killed hundreds of Syrians, regardless whether they were rebels or not.
But, in my opinion, "intervention" should be defined with strict guidelines. Our nation is weary of another conflict. Hopefully we can restrict ourselves to only sanctions, airstrikes and a no-fly zone.
Syrians may welcome our efforts, but I'm fairly certain they would not appreciate an occupation.


Syria : Âu Mỹ hoãn binh

Đăng ngày 2013-08-29/Đức Tâm

Vô hiệu hóa lá bài phủ quyết của Nga-Trung

By Tú Anh /Đăng ngày 2013-08-29 04:00 /Thu, 2013-08-29 02:00

Quân đội Iran cảnh cáo: Tấn công Syria sẽ khiến Israel bốc lửa
Theo ông hậu quả của một cuộc tấn công từ bên ngoài vào Syria sẽ không chỉ có trong vùng mà còn lan rộng ra. Hôm qua lãnh tụ tinh thần của Iran Ayatollah Ali Khameinei cũng cảnh báo ‘can thiệp của Mỹ vào Syria sẽ là thảm họa cho vùng Trung Đông’.
Hôm thứ năm 29/8 Tổng Tư Lệnh quân đội Iran, tướng Hassan Firouzabadi tuyên bố bất cứ hành động quân sự nào chống Syria từ Tây phương sẽ có hậu quả lan rộng tại Trung Đông và Israel sẽ ‘bốc lửa’.
Hãng tin chính thức IRNA của Iran trích lời tuyên bố của tướng Firouzabadi như sau: “Bất cứ hành động quân sự nào chống lại Syria cũng sẽ khiến chính thể Do Thái của Israel bốc lửa”. Iran là đồng minh chính yếu của Syria trong khu vực. 
 Photo Courtesy: Photo: Mehdi Chasemi, AP
Tướng Firouzabadi là người có nhiều quyền lực trong quân đội Iran, cho là “Mỹ, Anh và các đồng minh của họ sẽ thất bại nếu đem quân vào khu vực này và tấn công Syria. Chiến tranh không mang lại lợi lộc cho ai cả, trừ bọn Do Thái.”
Theo ông hậu quả của một cuộc tấn công từ bên ngoài vào Syria sẽ không chỉ có trong vùng mà còn lan rộng ra. Hôm qua lãnh tụ tinh thần của Iran Ayatollah Ali Khameinei cũng cảnh báo ‘can thiệp của Mỹ vào Syria sẽ là thảm họa cho vùng Trung Đông’.
Cuộc chiến Syria đã bước vào tháng thứ 29 với trên 100,000 người thiệt mạng và chính phủ Damascus rõ ràng đã đi ‘một bước quá xa’ trong việc dùng hơi độc giết dân của mình.
Iran là một nhân tố quan trọng phải tính đến, ngoài Nga và Trung Quốc luôn dùng quyền phủ quyết trong Hội Đồng Thường Trực Bảo An của LHQ để bác bỏ mọi trừng phạt, vì Iran không ngớt đe dọa tấn công Israel. 
Trần Vũ theo AFP


Có đến 80% dân chúng Mỹ cho là ông Obama phải cần chuẩn thuận của Quốc Hội nếu muốn đánh Syria
30/08/2013 - Ngày càng có thêm áp lực từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ là họ phải có thêm tin tức về Syria và họ cần được tham vấn trước khi bên hành pháp có bất cứ quyết định quân sự nào trừng trị Syria.
Kết quả một cuộc thăm dò dân ý do NBC thực hiện hôm thứ sáu 30/8 cho thấy gần 80% người dân Mỹ cho là TT Obama phải có sự chuẩn thuận của Quốc Hội nếu muốn tấn công trừng phạt Syria.

 Photo Courtesy:CNN
Có 50% số người được hỏi cho là Hoa Kỳ không nên can thiệp vào Syria, tiếp theo vụ tấn công bằng hơi độc giết chết hàng trăm dân thường. 
Nhưng khi được hỏi là nếu cuộc tấn công có quy mô nhỏ bằng cách bắn hỏa tiễn tầm du từ tàu chiến ngoài khơi Syria, thì có 50% tỏ ra ủng hộ và 44% chống lại.
Ngày càng có thêm áp lực từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ là họ phải có thêm tin tức về Syria và họ cần được tham vấn trước khi bên hành pháp có bất cứ quyết định quân sự nào trừng trị Syria.
Nhìn chung có khoảng 50% dân chúng Mỹ tỏ ra chống lại hành động quân sự và 42% cho biết họ ủng hộ. Có 58% người Mỹ tin là ‘việc dùng vũ khí hóa học từ bất cứ quốc gia nào là đã vượt lằn đỏ và Mỹ phải có phản ứng’
Nhưng có đến hơn 79% dân chúng đòi hỏi TT Obama phải có sự đồng ý của Quốc Hội Mỹ trước khi bắt đầu khởi sự bất cứ hành động quân sự nào, chỉ có 21% cho là đánh Syria nằm trong việc bảo vệ quyền lợi của Mỹ và có 33% không nghĩ như thế. 
Đào Nguyên source MSNBC
Tổng Thống Obama tuyên bố: “Tôi không muốn bị ‘tê liệt’ vì vụ Syria”
Trong lúc tiếp đón các nhà lãnh đạo vùng Baltic ở Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói: ‘Chúng tôi đang tìm kiếm một câu trả lời bằng một hành động giới hạn và có tầm vóc nhỏ cho vụ này, dù tôi chưa có quyết định’
Dân Việt Houston. com – Chiều thứ sáu 30/8 TT Obama lên tiếng cho biết ông sẽ “có một cú trả lời giới hạn và có tầm vóc nhỏ” cho vụ chính phủ Syria đã dùng vũ khí  hóa học giết hại dân chúng của họ.
Sau khi Ngoại Trưởng John Kerry loan báo một số tin tức mới về vụ tấn công, như hơn 1,400 người dân Syria đã bị sát hại do hơi độc, TT Obama đã cho biết ý định của ông.
Trong lúc tiếp đón các nhà lãnh đạo vùng Baltic ở Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói: ‘Chúng tôi đang tìm kiếm một câu trả lời bằng một hành động giới hạn và có tầm vóc nhỏ cho vụ này, dù tôi chưa có quyết định’    
Ngoài ra ông Obama cũng cho biết “không có chuyện gửi quân đội Hoa Kỳ sang Syria đâu”. Trước đây ông đã nói với phóng viên CNN là ‘đánh Syria mà không có ý kiến của Liên Hiệp Quốc sẽ bị cật vấn là hành động phi pháp’ 
Ông nói: “Chúng ta không nên cuối cùng để bị tê liệt mà bó tay không làm chi cả, nhiều người nghĩ phải làm một cái gì đó, nhưng không ai muốn làm cả, đâu có được”
Trần Vũ
TT Obama trì hoãn tấn công Syria, gây ngạc nhiên, giận dữ
Sunday, September 01, 2013 5:51:13 PM BEIRUT, Lebanon (NYT) - Quyết định của Tổng Thống Obama nhằm xin sự cho phép của Quốc Hội Mỹ trước khi có cuộc tấn công quân sự trừng phạt chế độ Assad vì dùng võ khí hóa học tấn công thường dân Syria đã gây phản ứng ngạc nhiên giận dữ từ phía nổi dậy và sự nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông Obama


Tổng Thống Barack Obama phát biểu tại Tòa Bạch Ốc về chuyện trì hoãn tấn công Syria. (Hình: Jim Watson/AFP/Getty Images)
Chính phủ Syria hôm Chủ Nhật diễu cợt quyết định của ông Obama, nói rằng đây là chỉ dấu của sự nhu nhược. Một tờ báo nhà nước, Al Thawra, gọi đây là “sự khởi đầu lịch sử về sự thoái bộ của Mỹ,” và nói rằng ông Obama phải ngần ngại vì “cảm thấy sẽ bị thua và vì các đồng minh rút lui,” cùng với lo ngại rằng can thiệp vào Syria sẽ trở thành “cuộc chiến toàn diện.”
Thứ trưởng ngoại giao Syria, ông Faisal Mekdad, cho báo chí hay tại Damascus rằng “rõ ràng là có sự ngần ngại trong những gì Tổng Thống Barack Obama tuyên bố ngày hôm qua. Và cũng rõ ràng là có sự rối ren.”
Nhiều nhà lãnh đạo phía đối lập ở Syria bày tỏ sự thất vọng về quyết định của ông Obama, kêu gọi Quốc Hội Mỹ hãy chấp thuận cuộc tấn công quân sự.
“Các nhà độc tài như ở Iran và Bắc Hàn đang theo dõi rất kỹ để xem thế giới tự do phản ứng như thế nào với việc chế độ Assad dùng võ khí hóa học nhắm vào thường dân,” theo phía đối lập Syria trong bản thông cáo gửi tới báo chí.
Cũng có một số nhà lãnh đạo phía nổi dậy Syria giận dữ trước quyết định của ông Obama. Một thành viên thuộc Liên Minh Quốc Gia Syria, ông Samir Nachar, gọi ông Obama là “một tổng thống yếu kém, không có được quyết định khi phải đối diện với một cuộc khủng hoảng trầm trọng.”
Ðối với những người khác, quyết định của ông Obama tạo ra câu hỏi là liệu Mỹ nay đã làm giảm đi vai trò lãnh đạo của mình trên trường quốc tế hay không.
Dư luận ở Israel lo ngại rằng sự cương quyết của Mỹ khi phải đối diện với các lực lượng thù nghịch nay đã yếu đi.
Tờ báo Haaretz ở Israel nói rằng việc ông Obama trì hoãn cuộc tấn công Syria cho thấy ông sẽ ít có khả năng đối đầu với Iran về chương trình nguyên tử và thế giới Ả Rập sẽ coi ông là “yếu, ngần ngừ và không định hướng.” (V.Giang)
Hai thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham: “Bỏ phiếu chống lại cuộc tấn công vào Syria là một đại họa”!
Sau cuộc gặp gỡ này, thượng nghị sĩ John McCain đã cảnh cáo mạnh mẽ những nhà dân cử Cộng Hòa rằng nếu bỏ phiếu chống để gây thiệt hại cho một tổng thống của đảng Dân Chủ thì quyết định đó sẽ là một hậu quả tai họa (A vote against that resolution by Congress I think would be catastrophic) bởi vì nó sẽ làm giảm uy tín của Hoa Kỳ và uy tín của tổng thống.  
Ngày hôm nay, thứ hai, hai gương mặt hàng đầu của Cộng Hòa đã lên tiếng là nếu quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu chống tấn công vào Syria, thì sẽ đương đầu với những “hậu quả tai hại” (catastrophic consequences). Ngoài ra, cả hai nhân vật Cộng Hòa này còn kêu gọi tòa Bạch Ốc nên gia tăng mức quy mô can thiệp quân sự vào Syria.
Hai thượng nghị sĩ (TNS) John McCain và Lindsey Graham. Photo courtesy: AP
Đó là hai thượng nghị sĩ (TNS) John McCain và Lindsey Graham, hai con diều hâu của Cộng Hòa, từ lâu đã cổ súy cho sự can thiệp sâu rộng của Mỹ tại Syria. Cả hai đã tiếp xúc TT Obama tại tòa Bạch Ốc để nghe TT Obama trình bày về phương án tấn công Syria. 
Sau cuộc gặp gỡ này, thượng nghị sĩ John McCain đã cảnh cáo mạnh mẽ những nhà dân cử Cộng Hòa rằng nếu bỏ phiếu chống để gây thiệt hại cho một tổng thống của đảng Dân Chủ thì quyết định đó sẽ là một hậu quả tai họa (A vote against that resolution by Congress I think would be catastrophic) bởi vì nó sẽ làm giảm uy tín của Hoa Kỳ và uy tín của tổng thống.
Thượng nghị sĩ Graham cũng nói rằng nếu không ủng hộ những hành động quân sự thì sẽ gây ra “những hậu quả trầm trọng hơn.”
TNS Graham nói rằng nếu chúng ta không giải quyết đúng trường hợp của Syria, thì Iran chắc chắn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không quan tâm đến chương trình nguyên tử.
Trong cuộc gặp gỡ tại tòa Bạch Ốc, TT Obama nói bất cứ cuộc tấn công nào cũng sẽ giới hạn và hạn hẹp, thế nhưng TNS John McCain mong muốn Hoa Kỳ “lên gân cốt” một cách mạnh mẽ hơn.
Theo TNS McCain thì phương án tấn công sẽ làm giảm sức mạnh của TT Syria Bashar al-Assad và gia tăng sức mạnh của các lực lượng nổi dậy.
Hai thượng nghị sĩ nói trên nhận xét rằng họ lạc quan và tin tưởng rằng tòa Bạch Ốc sẽ phát triển một chiến lược tốt đẹp hơn để tấn công Syria.
Lá phiếu ủng hộ của hai TNS này sẽ giúp cho TT Obama giành được sự ủng hộ của Thượng Viện và các dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện.
Trần Thị Sông Dinh
Nga đòi có thêm bằng chứng Assad dùng vũ khí hóa học 
Wednesday, September 04, 2013
MOSCOW, Nga (AP) 
- Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm Thứ Tư cho thấy, Nga có thể chấp thuận có hành động quân sự nhắm vào chế độ Assad ở Syria, nếu các quốc gia Tây Phương cung cấp bằng chứng rõ rệt.

 Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình nhà nước Channel One, trước ngày có cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Saint Petersburg tuần này, ông Putin tỏ vẻ hòa hoãn hơn về cuộc khủng hoảng ở Syria, vốn đang làm tăng thêm sự bất đồng ý kiến giữa Nga và các quốc gia Tây Phương.

Tuy nhiên, ông vẫn tỏ vẻ không tin tưởng vào các nhận định của Mỹ, cho rằng chế độ ở Syria là thủ phạm cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nhắm vào thường dân ở khu ngoại ô Damascus, hôm 21 Tháng Tám, khiến hàng trăm người chết, và nói rằng, Tây Phương phải đưa ra được các bằng chứng thuyết phục, trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Khi được hỏi là liệu Nga có đồng ý với hành động quân sự của Mỹ nếu điều này được chứng minh, ông Putin trả lời: “Tôi không loại bỏ điều đó.”

Ông Putin cũng nói thêm, “Chỉ có Hội Ðồng Bảo An có quyền chấp thuận việc dùng vũ lực nhắm vào một quốc gia, mọi cách biện minh khác đều không chấp nhận được, và là hành vi hiếu chiến.” (V.Giang)

Syrie:  Arabie Saoudite đã cung cấp vũ khí hóa học cho quân nổi loạn Syrie?


-Nhữ Đình Hùng -
Khó có thể biết đây là một phản công trên mặt trận truyền thông do chánh quyền Syrie đua ra,  hay đây là một sự thực được phơi bày muộn màng, nhưng những tin tứ này được đưa trong khung cảnh đang có những vận động nhằm chống lại việc can thiệp quân sự vào Syrie hẳn sẽ có một tác động lớn.

*Báo New York Times vừa mới cho phổ biến một film vidéo được thực hiện từ tháng tư năm 2012 cho thấy việc các  'quân nổi dậy' đang giết các binh sĩ chính quy của chế độ Syrie.




Nội dung của vidéo có thể tạo các tranh luận về việc ủng hộ quân nổi dậy ở Syrie. Trong vidéo, người ta thấy các quân nổi dậy vũ trang đứng đằng sau các binh sĩ của chánh quyền Damas bị trói, quỳ ép mặt xuống đất, lưng hằn vết đánh. Chỉ huy trưởng quân nổi dậy được biết dưới tên 'bác' Andul Samad Issa đã đọc một cáo trạng buộc tội những người lính này là 'vô tôn giáo, vô đạo đức'. Sau đó, vị chỉ huy này bắn vào đầu người lính đầu tiên, những quân nổi dậy khác kế tiếp làm như thế. Sau đó, xác những người lính bị giết này bị vứt xuống hố.

Việc làm này của quân nổi dậy Syrie là một vi phạm trắng trợn công ước Genève về tù binh. Việc giết các tù binh như thế bị coi là 'tội ác chiến tranh'. Quân nổi dậy ước lượng có khoảng 100.000 người trong đó khoảng 20.000 người thuộc thành phần xấu ( quá khích, cực đoan, hoặc có liên hệ với al Qaïda). Hai nhóm liên hệ tới al-Qaïda được ghi nhận là Front Al-Nosra và Nhà nước hồi giáo ở Irak và Levant.

New York Times giữ kín căn cước người cung cấp vidéo, chỉ cho biết đó là một người theo phe nổi dậy trước đây, đã kinh hoàng về sự tàn bạo của những bạn đường chiến đấu.  Vidéo được quay vào mùa xuân  2012 trong vùng Idlib.

Đây không phải là vidéo đầu tiên về sự tàn bạo của quân nổi dậy, trước đây đã có vidéo cho thấy một chỉ huy trưởng quân nổi dậy mổ bụng ăn tim lính chế độ Damas cũng như vidéo về việc hành quyết các tu sĩ. Những sự tàn bạo của quân nổi dậy có thể làm thay đổi dư luận, tạo bất lợi cho vận động cho phép tham chiến ở Syrie!
     
Ba tu sĩ Thiên chúa giáo bị Front al Nosra Syrie chặt đầu!

Tại hội nghị G20, thủ tướng Anh nói là có thêm bằng chứng mới về việc xử dụng vũ khí hoá học ờ Syrie: "chúng tôi đã khảo sát ở phòng thí nghiệm Porton Down tại Anh những mẫu lấy từ Damas lần nữa cho thất việc xử dụng vũ khí hoá học ở ngoại ô Damas".

Trước đó,theo bản tin báo Der Spiegel, sở mật vụ Đức, trong một phiên họp kín với các dân biểu, trưởng ngành tình báo Đức ông Gerhard Schindler đã coi là chế độ của ông Bachar al-Assad đã xử dụng vũ khí hoá học ngày 21.08 trong vùng Ghouta, gần Damas. Nhận định của ông Gerhard Schindler dựa trên việc chận nghe một điện đàm giữa một thủ lãnh Hezbollah và một nhà ngoại giao Iran trong đó, viên chức của Hezbollah nói rằng 'Assad đã không còn giữ được bình tĩnh' và 'đã phạm một sai lầm to lớn bằng cách xử dụng hơi độc' trong cuộc chiến tranh chống quân nổi dậy. Tuy thế, vị thủ lãnh của Bundesnachrichtendienst  (BND) đã không thể đưa ra một bằng chứng tuyết đối! (Các tin tức của mật vụ Đức có thể đã được chia xẻ với Pháp và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cũng đã nói tới việc chận nghe một cuộc điện đàm 'hoảng hốt' giữa một viên chức chánh quyền Syrie và một viên chức coi giữ kho vũ khí hoá học!

Về việc các cuộc tấn công được coi là bằng vũ khí hoá học đã không có tầm sát hại mạnh như ngày 21.08 ở Ghouta, sở mật vụ  Đức coi là có thể do sai lầm về liều lượng khi điều chế, thủ lãnh của BND  tin rằng đó là hơi sarin và trong những lần tấn công trước đã dùng loại pha loãng hơn. Ông Schindler cũng nói chỉ có các chuyên gia của chế độ Syrie mới làm được việc này và xử dụng nó, còn phe nổi dậy không có khả năng!
Dale Gavlak    -     Bandar ben Sultan
Nhưng, một nguồn tin khác do một thông tấn xã Mỹ Associated Press (AP) loan đi cho biết quân nổi dậy Syrie đã xác nhận với một nữ thông tín viên của hãng việc chính họ chịu trách nhiệm trong biến cố vũ khí hoá học ngày 21.08.2013 ở phụ cận Damas. Theo các quân nổi dậy này, đây là một tai nạn trong việc vận dụng vũ khí hoá học do Arabie Saoudite cung cấp.

Theo nữ ký giả Dale Gavlak, các quân phiến loạn nói rằng họ không hề được huấn luyện để xử dụng vũ khí hoá học và cũng không biết là họ đã có loại vũ khí đó, và những võ khí đó nhằm gởi cho Front al-Nosra, một phe nổi dậy có liên hệ với Al Qaïda và bị xếp vào hàng ngũ tổ chức khủng bố. Quân phiến loạn và cư dân ở Ghouta đã cáo buộc hoàng thân Bandar ben  Sultan, thủ lãnh tình báo của Arabie Saoudite là người đã cung cấp các vũ khí hoá học gởi cho Front al Nosra.
Yahya Ababneh
*Bài viết của nữ ký giả Dale Gavlak được ký chung với Yahya Ababneh, ký giả Dale Gavlak thu thập tin tức và viết, phóng viên Yahya Ababneh là thông tín viên hiện diện tại Ghouta đã trực tiếp nói chuyện với quân nổi dậy, với gia đình họ, với nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hoá học và các cư dân trong khu vực. Gavlak là thông tín viên của Mintpress News Middle East và có viết tin với AP, NPR và BBC. Bài viết của Gavlak được dành  cho Mintpress News.

Gavlak không hiện diện tại Syrie nhưng Yahya Ababneh,thông tín viên người xứ Jordanie, có mặt tại nơi xảy ra vụ tấn công vũ khí hoá học. Haiký giả này bao vùng Trung Đông.


Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/07.09.2013

  • Tham khảo:
-http://lci.tf1.fr/monde/moyen-orient/syrie-l-attaque-chimique-plus-mortelle-peut-
etre-a-cause-d-une-8259184.html
-http://www.levif.be/info/actualite/international/g20-cameron-dit-avoir-la-preuve-
de-l-utilisation-de-gaz-sarin-en-syrie/article-4000392029869.htm
-http://www.voltairenet.org/article180069.html
-http://www.mintpressnews.com/witnesses-of-gas-attack-say-saudis-supplied-
rebels-with-chemical-weapons/168135/
 
 Catherine E. Shoichet - 20 điều thế giới chưa biết về quân nổi dậy Syria
Thứ ba, ngày 10 tháng chín năm 2013
Không ít người thắc mắc phe nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Assad là ai, liệu Mỹ cùng các quốc gia khác đang là lực lượng ủng hộ chính cho tổ chức này?

Các chiến binh Quân đội Syria Tự do bắn rocket về phía quân chính phủ hôm 29/8.
Thứ nhất, quân nổi dậy Syria không phải là một tổ chức quân sự thống nhất. Họ chia thành các nhóm và bè phái khác nhau nhưng chung mục tiêu chống lại chính quyền Syria. Một số nhóm còn có mối liên hệ mật thiết với lực lượng khủng bố al Qaeda.
Thứ hai, quân nổi dậy Syria đã có những thay đổi nhất định trong những năm qua. Ban đầu, phe nổi dậy chỉ là những thường dân Syria tức giận trước hành động cảnh sát bắt giữ trẻ em vẽ tranh chống đối chính phủ. Hiện nay, lực lượng quân nổi dậy đã thu hút không ít chiến binh sinh sống ngoài lãnh thổ Syria.
Dựa trên những thông tin thu thập trong hơn 2 năm xảy ra nội chiến, hãng tin CNN đã chỉ ra 20 điểm mà thế giới chưa biết về quân nổi dậy Syria.
1. Phe nổi dậy không hình thành từ phong trào quân sự
Các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của Tổng thống Assad diễn ra trong không khí hòa bình bùng nổ từ tháng 2/2011 sau khi giới chức trách bắt giữ 15 trẻ em vẽ tranh phản đối chính phủ trên các bức tường tại một trường học tại thành phố Daraa.
Sau đó, lực lượng an ninh Syria đã xả súng vào đoàn biểu tình khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, làm khơi mào cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông.
2. Tính chất bạo lực ngày càng gia tăng
Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria bùng nổ trong năm 2011 đều chung mục đích lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Hồi tháng 7/2011, một số sĩ quan quân đội đã xuất hiện trong một đoạn video trên YouTube tuyên bố đào ngũ và tự nhận tham gia tổ chức “Quân đội Syria Tự do” đồng thời tiến hành chiến tranh du kích chống lại Tổng thống Assad.
Binh sĩ phe đối lập Syria bắn trả quân chính phủ hôm 2/9 tại Deir ez-Zor
3. Một số nhóm nổi dậy thân thiết với al Qaeda
Phe cánh al Qaeda tại Syria còn được gọi với cái tên Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS), đang dần khẳng định vị thế tại quốc gia này.
Giới phân tích cho rằng lực lượng al Qaeda tại Syria - Jabhat al-Nusra (Mặt trận Chiến thắng) là đơn vị chủ lực chống lại Tổng thống Assad. Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Jabhat al-Nusra vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài.
4. Nhiều quốc gia phương Tây e ngại hỗ trợ quân nổi dậy
Đây cũng là chủ đề chính trong các phiên thảo luận trên Đồi Capitol diễn ra trong tuần này.
Trong khi, quân nổi dậy Syria hứa với Mỹ và các quan chức châu Âu rằng mọi vũ khí quân sự được tài trợ sẽ không rơi vào tay phe cực đoan song không ít nhà chức trách lo ngại việc hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria là một sự đầu tư đầy rủi ro.
Thậm chí, Tổng thống Nga - Vladimir Putin từng chỉ ra các phần tử cực đoan nằm trong lực lượng nổi dậy tại Syria. Đây chính là lý do Nga không tham gia cùng phương Tây hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria.
5. Không phải mọi nhóm nổi dậy đều là các chiến binh Hồi giáo Jihad
Điển hình như tổ chức Quân đội Syria Tự do, họ vốn là những binh lính đào ngũ khỏi lực lượng quân đội chính phủ Syria do không đồng tình với yêu cầu xả súng vào đám đông biểu tình. Cả những dân thường Syria cũng tham gia tổ chức Quân đội Syria Tự do. Được thành lập vào tháng 7/2011, Quân đội Syria Tự do bị cáo buộc tấn công vào một căn cứ tình báo không quân Syria.
6. Phe nổi dậy bao gồm lực lượng dân quân địa phương hùng hậu
Lực lượng dân quân địa phương đã chiến đấu sát cánh cùng các binh sĩ đào ngũ. Trong đó, lực lượng dân quân bao gồm cả sinh viên, chủ cửa hàng, chủ bất động sản và các thành viên đảng Ba'ath cầm quyền của Tổng thống Assad.
7.Nỗ lực hợp nhất các nhóm nổi dậy Syria
Tổ chức mang tên “Hội đồng Quân sự Tối cao” được thành lập hồi cuối năm ngoái, hiện đang tiến hành hợp nhất các nhóm nổi dậy tại Syria với mục tiêu chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
8. Niềm tin tôn giáo ảnh hưởng tới các nhóm nổi dậy
Phần lớn quân nổi dậy Syria là cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni chiến đấu chống lại tộc người thiểu số Alawite của Tổng thống Assad liên minh với người Hồi giáo Shia.
Trong khi, vũ khí và ngân sách từ cộng đồng người Hồi giáo Shia tại Iran hỗ trợ cho chính quyền Syria thì cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni tại các quốc gia như Ả Rập Xê-út lại ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các cuộc nội chiến tôn giáo thậm chí kéo dài và đẫm máu hơn bất cứ một cuộc xung đột nào.
9. Phe nổi dậy không phải tất cả là người Syria
Hàng ngàn chiến binh nước ngoài đã tới Syria để tham gia vào lực lượng nổi dậy kể từ đầu năm 2011. Viện Chính sách Cận Đông Washington ước tính con số này khoảng 2.000 – 5.500 người.
Trong đó, phải kể tới hàng trăm công dân mang quốc tịch châu Âu và thậm chí cả công dân Mỹ tham gia các nhóm nổi dậy.
Phiến quân Hezbollah hỗ trợ quân đội của Tổng thống Assad

10. Chống cả phiến quân Hezbollah
Trong giai đoạn đầu bùng nổ nội chiến, nhiều bản báo cáo thông báo các chiến binh Hezbollah đã tham gia hỗ trợ quân đội chính phủ Syria. Hồi tháng Năm, thủ lĩnh nhóm Hezbollah của người Shiite tại Lebanon đã lên tiếng xác nhận thông tin trên.
11. Không phải mọi cuộc chiến đều diễn ra trên chiến trường
Liên minh quốc gia Syria là nhóm quân sự đại diện cho phe đối lập Syria được hình thành hồi năm ngoái. Lực lượng này đã nhiều lần nhóm họp với giới quan chức và ngoại giao chính trị trong khu vực và phương Tây, nhằm kêu gọi sự ủng hộ tài chính và hỗ trợ quân sự cho phe phản đối Tổng thống Assad.
12. Chiếm nhiều vị trí trọng yếu song năng lực chiến đấu hạn chế
Mặc dù, lực lượng nổi dậy Syria chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ trọng yếu như phía bắc Syria, song họ không thể càn quét toàn bộ quân đội chính phủ đóng quân tại đây. Đặc biệt, sức mạnh không quân của quân chính phủ Syria đã khiến phe nổi dậy e ngại. Trong khi, quân chính phủ Syria cũng đang canh chốt nghiêm ngặt nhiều khu vực rộng lớn khác.
13. Thu thập vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm chính phủ nước ngoài
“Thực tế, Ả Rập Xê-út và hàng loạt quốc gia đồng minh đã bắt đầu ủng hộ cho phe nổi dậy thông qua chương trình đào tạo và hỗ trợ như cung cấp vũ khí và tài chính”, chuyên gia Elizabeth O'Bagy thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh phát biểu trên CNN hôm 5/9.
Thậm chí, các nhóm Hồi giáo dòng Sunni đến từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tập trung vũ trang cho quân nổi dậy Syria. Trong khi, các nhóm nổi dậy đã tổ chức nhiều đợt cướp kho vũ khí của chính phủ.
14. Nhóm nổi dậy có khoảng 70.000 – 100.000 chiến binh
Đây là con số ước tính được Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry đưa ta trong buổi họp trước Quốc hội hồi tuần này.
15. Bao nhiêu phần tử cực đoan nằm trong lực lượng quân nổi dậy Syria?
Các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria luôn khẳng định lực lượng phần tử cực đoan chỉ chiếm số ít trong các tổ chức. Trong tuần này, Ngoại trưởng Kerry ước tính khoảng 15 – 25% lực lượng nổi dậy Syria là các phần tử cực đoan.
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lấy mẫu tại nơi bị nghi xảy ra vụ thảm sát bằng vũ khí hóa học tại Ghouta ngoại ô thủ đô Damascus
16. Phe đối lập cũng bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học
Hồi tháng Năm, một quan chức Liên Hiệp Quốc đã cho công bố bằng chứng lực lượng nổi dậy Syria sử dụng chất độc thần kinh sarin. Ủy viên của Ủy ban Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria - Carla Del Ponte đã xác nhận thông tin trên sau khi phỏng vấn các bác sĩ và bệnh nhân người Syria được điều trị tại nhiều cơ sở thuộc các quốc gia láng giềng với Syria.
Tuy nhiên, sau đó, Ủy ban Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria lại thông báo rằng “chưa có kết luận cuối cùng về việc sử dụng các loại vũ khí hóa học tại Syria từ các bên tham chiến”.
17. Phe đối lập Syria bị cáo buộc tội danh lạm dụng
Ngoài chính quyền của Tổng thống Assad, các nhóm nhân quyền cũng cáo buộc phe nổi dậy Syria là tội phạm chiến tranh.
“Các nhóm đối lập trang bị vũ trang đã vi phạm lạm dụng nghiêm trọng như giết hại và tra tấn dã man lực lượng an ninh, thành viên quân đội bị bắt giữ”, tổ chức nhân quyền Amnesty International thông báo trong bản báo cáo hồi tháng Ba.
18. Bằng chứng tố cáo tội ác của quân nổi dậy Syria
Đoạn video công bố hồi tháng Năm ghi lại hình ảnh một chiến binh nổi dậy Syria mổ thi thể móc tim của một binh sĩ quân chính phủ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi cáo buộc đây là “hành động tàn bạo” và bị quy kết tội ác chiến tranh.
Hôm 5/9, tội ác của phe nổi dậy Syria tiếp tục được phơi bày khi tờ The New York Times công bố đoạn video cho thấy các chiến binh nổi dậy đã tiến hành tử hình 7 binh sĩ chính phủ Syria bị bắt giữ và ném xác họ xuống một hố chôn tập thể, được xác định diễn ra vào mùa xuân năm 2012.
19. Mỹ sẽ hỗ trợ phương tiện truyền thông, thực phẩm và y tế cho phe nổi dậy
Giới chức Mỹ khẳng định phương án trên là cách giúp lực lượng nổi dậy duy trì khả năng chiến đấu. Trả lời hãng tin CNN, theo một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, đây cũng là cách tránh tình trạng các nhóm quân Hồi giáo tranh giành tầm ảnh hưởng tại Syria trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Assad bị lật đổ.
20. Hồi tháng Sáu, Mỹ cam kết chuyển vũ khí cho quân nổi dậy Syria
Quân nổi dậy Syria xác nhận họ chưa bao giờ nhận được các loại vũ khí hạng nhẹ, đạn dược và vũ khí chống tăng như Mỹ từng tuyên bố.

Catherine E. ShoichetTheo CNN (Dân luận) 
Nội Chiến Syria Thực Chất Là Một Cuộc Chiến Tranh Tôn Giáo Nên Mỹ Đứng Ngoài Xem Chơi
(09/26/2013)Tác giả : Trúc Giang MN
1* Mở bài

Chung quy, nội chiến Syria là một cuộc chiến tranh tôn giáo và trở thành con cờ của Nga và Mỹ.

Biến động Syria khởi đầu bằng cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ Bachar al-Assad qua những cuộc biểu tình của quần chúng, chịu ảnh hưởng của cách mạng hoa lài ở Tunisia. Thế rồi những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy trở thành cuộc chiến tranh tôn giáo, giữa hai phe Hồi Giáo Shiite của đảng Baath thuộc al-Assad và phe Sunni của Huynh Đệ Hồi Giáo, lãnh đạo phe nổi dậy. Hồi Giáo Shiite của Iran và Hồi giáo Shiite Hezbollah nhảy vào bảo vệ Assad. Hồi giáo al-Qaeda gia nhập phe nổi dậy chống Assad.

Hồi Giáo đánh Hồi Giáo nên Hoa Kỳ đứng ngoài xem chơi, vì Hồi Giáo nào cũng coi Mỹ và văn minh Tây phương là kẻ thù. Đó là lý do Hoa Kỳ không tích cực viện trợ cho phe nổi dậy, hơn nữa, Hồi Giáo nào chiến thắng cũng không mang dân chủ tự và do đến cho dân chúng. Phe nổi dậy chiến thắng sẽ lập chế độ độc tài tôn giáo như ở Ai Cập hoặc một cuộc nội chiến khác sẽ xảy ra, vì phe nổi dậy có nhiều thành phần mâu thuẩn không thể hòa giải với nhau được, tranh chấp xảy ra, và một chế độ độc tài khác sẽ được thành hình để trấn áp các phe chống đối nhau.

Sau khi chế độ Assad xử dụng vũ khí hoá học ngày 21-8-2013, Hoa Kỳ tung ra một đòn gió hù dọa sẽ tấn công Syria. Đòn gió của tổng thống Obama quá ư lợi hại, khiến cho Bashar al-Assad phải thú nhận có sở hữu vũ khí hoá học và cam kết sẽ giao nộp để phá hủy. Đòn gió còn làm mất mặt tổng thống Putin, vì ông nầy luôn luôn cho rằng Syria không có vũ khí Sarin.

Đánh Syria thì dễ, nhưng bảo vệ các đồng minh sau đó mới khó khăn và tốn kém. Nga có khả năng dùng Iran và al-Assad quậy phá trong khu vực, gây bất ổn cho những đồng minh nhỏ của Mỹ như Jordan, Qatar, Kuwait, Thổ Nhỉ Kỳ, Saudi Arabia và Do Thái. Nga bán hỏa tiễn S-300 cho Iran và Syria là mối đe dọa thực sự cho những đồng minh nầy.

2* Nội chiến Syria mang tính chất một cuộc chiến tranh tôn giáo

Gia đình Assad thuộc đảng Ba’ath của hệ phái thiểu số Shiite, dùng chế độ độc tài quân sự, gia đình trị ở Syria. Quần chúng bị trị đa số thuộc hệ phái Hồi Giáo Sunni, mâu thuẫn căn bản phát xuất từ đó.

Shiite cai trị ở Iran ủng hộ và bảo vệ Shiite cai trị ở Syria. Shiite Hezbollah ở Li Băng (Lebanon) đến Syria chiến đấu bảo vệ Shiite của Assad.

Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐ/HG) (Muslim Brotherhood-MB) lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Syria được đa số dân Sunni ủng hộ và tham gia. Trước kia, HĐ/HG của cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ủng hộ HĐ/HG nổi dậy ở Syria.

Tờ báo Le Monde của Pháp nêu nhận xét, nước Nga, ngoài quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng chính trị ở Syria, Nga cũng có mục đích bảo vệ và tăng cường thế lực cho Shiite ở Iran và Syria để chế ngự phe Hồi Giáo Sunni đang lớn mạnh trong khu vực lân cận của nước Nga.

Nói chung, nội chiến Syria mang đậm nét của một cuộc chiến tranh tôn giáo, trong đó Shiite đánh nhau với Sunni.

Tổng thống Mỹ cho biết, cuộc tấn công Syria không có mục đích lật đổ chế độ Assad, mà cũng không làm thay đổi cuộc diện quân sự của hai bên, có nghĩa là hai phe Hồi Giáo còn giữ được nội lực để tiếp tục đánh nhau. Hôm thứ sáu 20-9-2013, Phó thủ tướng Syria, ông Qadri Jamil, nói với báo Anh The Guardian, rằng cuộc nội chiến đang ở trong tình trạng bất phân thắng bai, không có bên nào đủ mạnh để chiến thắng.

Hồi Giáo nào cũng coi văn minh Tây phương và Hoa Kỳ là kẻ thù, cho dù bên nào thắng trận thì Syria cũng không có được một chế độ dân chủ tự do thật sự tốt đẹp hơn, cho nên Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn xem họ đánh nhau.

3* Kho vũ khí hoá học của Syria có thể lên tới hàng ngàn tấn

Các cơ quan tình báo Tây phương tin rằng chế độ Assad có kho vũ khí lớn nhất thế giới, gồm các chất sarin, khí mù tạt, và chất làm tổn thương thần kinh VX.

Hôm thứ sáu 20-9-2013, Syria đã nộp những dữ liệu về vũ khí hoá học cho Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hoá Học OPCW (The Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons-OPCW)

Sang ngày 21-9-2013, Syria cũng trao một danh mục các kho vũ khí hóa học theo đúng hạn định của thoả thuận giữa Nga-Mỹ tại Hội nghị Geneva ngày 14-9-2013. Căn cứ vào hồ sơ, các chuyên gia đánh giá kho vũ khí nầy thuộc loại lớn nhất khu vực Trung Đông, và có thể lên tới hàng ngàn tấn. Những địa điểm cất giấu là các thành phố Homs, Hama, Latakia và Al-Safir, ngoài ra còn nhiều địa điểm khác trên toàn quốc.
Syria hoang tàn, đổ nát.

4* Bằng chứng Assad đã sử dụng vũ khí hoá học

4.1. Mỹ nghe lén vụ tấn công khí độc tại Syria

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của tạp chí Foreign Policy, theo đó: “Thứ tư 21-8-2013, vài giờ sau cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học kinh hoàng ở thành phố Ghouta, phía đông thủ đô Damascus, một quan chức của Bộ QP Syria đã có cuộc gọi đầy hốt hoảng với lãnh đạo của đơn vị vũ khí hoá học, yêu cầu trả lời về vụ tấn công bằng chất độc thần kinh khiến cho hơn một ngàn người chết”.

4.2. Em trai Assad tự ý tấn công bằng vũ khí hoá học

Ngày 28-8-2013, tờ Bloomberg dẫn lời một đại diện LHQ, giấu tên, cho biết vụ tấn công bằng vũ khí hoá học ngày 21-8-2013 có thể là do người em trai của Bashar là Maher al-Assad thực hiện. Cuộc tấn công xem như một hành vi tự phát của Maher hơn là quyết định chiến lược của Bashar al-Assad.

Mỹ có bằng chứng vụ nầy qua việc nghe lén điện thoại nói trên.

4.3. Người em bí ẩn của Bashar al-Assad

Maher al-Assad sinh năm 1967 lãnh đạo ba lực lượng chủ yếu của Syria là Sư đoàn Thiết giáp Số 4, Vệ binh Cộng Hòa và Lực lượng du kích chống quân nổi dậy Shabiha. Maher ít khi xuất hiện trước công chúng vì sợ bị ám sát. Cựu đại sứ Mỹ ở Syria, ông Ted Kattouf cho biết, Maher tính khí bốc đồng, hung hăng và tàn bạo, tự cho rằng mình là người bảo vệ chính quyền Syria.

4.4. Tướng Syria tố cáo tội ác của Bashar al-Assad

Thiếu tướng Zaher al-Sakat, người phụ trách vũ khí hóa học của chính phủ Syria, tiết lộ với báo The Sunday Telegraph là chính tổng thống Assad đã ba lần ra lịnh cho ông tấn công vũ khí hoá học vào thường dân,. Ngoài ra, ông tin rằng chính phủ Syria đã gây ra 34 vụ tấn công vũ khí hoá học trước đây.

Tướng al-Sakat đã chạy sang lánh nạn ở Jordan vì đã không tuân lịnh của Bashar al-Assad, tấn công vũ khí hoá học vào khu đông dân cư. Ông cho biết thêm, trước khi có thoả thuận Nga Mỹ ở Geneva ngày 14-9-2013, Assad đã gởi vũ khí hoá học cho Hezbollah tại 4 địa điểm khác nhau ở Lebanon.

5* Báo cáo của Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc khẳng định vụ dùng khí độc Sarin tại Syria.

Ngày 16-9-2013, đài RFI đưa tin, ông Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-moon đã trình bày trước Hội Đồng BA/LHQ, là nhóm điều tra đã khẳng định, vũ khí hoá học sarin đã được xử dụng trong ngày 21-8-2013 ở ngoại ô Damascus. Báo cáo không nêu rõ đích danh ai là thủ phạm vì đó không phải là nhiệm vụ của họ.

TTK/LHQ cho rằng đây là một tội ác chiến tranh và thủ phạm phải bị trừng phạt.

Mỹ, Pháp và Anh hoan nghênh báo cáo. Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, bà Susan E. Rice, lên tiếng hoan nghênh báo cáo của LHQ, đó là chất độc sarin được xử dụng với quy mô lớn vào ngày 21-8-2013. Tổ công tác LHQ đã thu thập được vô số bằng chứng, bao gồm rocket đất đối đất, hàng chục mẫu đất, mẫu môi trường và mẫu y-sinh học, đã được thử nghiệm với kết quả dương tính phù hợp với đặc điểm của sarin.

Các chuyên gia LHQ cũng cho biết thêm, ngoài vụ ngày 21-8-2013 còn có 14 vụ khác đã xảy ra từ tháng 9 năm 2011. Rõ ràng thủ phạm là Al-Assad. Thế nhưng Nga phản đối bản Báo Cáo. Đại sứ Nga ở LHQ là Vitaly Churkin tuyên bố: “Hiện chưa có thể bác bỏ rằng phe đối lập đã xử dụng vũ khí loại nầy”.

6* Tây phương quyết định tấn công trừng phạt Syria

6.1. Quyết định của Mỹ, Anh và Pháp

Sau khi có bằng cớ chính xác về việc chế độ Assad đã xử dụng vũ khí hoá học giết chết 1,429 người, trong đó có 426 trẻ em vào ngày 21-8-2013 ở thành phố ngoại ô thủ đô Damascus, Mỹ và các đồng minh khẩn trương chuẩn bị tấn công trừng phạt chế độ Assad.

Thủ tướng Anh, David Cameron, tuyên bố: “Thế giới không thể khoanh tay đứng nhìn sự vi phạm một hiệp định toàn cầu đã tồn tại trên một trăm năm (OPCW thành lập năm 1925). Về mặt đạo đức, việc xử dụng vũ khí hóa học nầy không thể bào chữa được vì nó hoàn toàn sai trái. Bất cứ hành động quân sự nào, nếu có, cũng đều hợp pháp cả”.

Tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố: “Việc xử dụng vũ khí hoá học là lằn ranh đỏ, nếu Syria vượt qua giới hạn đó thì Mỹ sẽ can thiệp. Nếu không thì các bạo chúa và khủng bố sẽ xử dụng vũ khí nầy để sát hại thường dân và binh sĩ Mỹ”.

Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố: “Pháp tham chiến, bất chấp công luận”.

 6.2. Tây phương bày binh bố trận

1). Hoa Kỳ triển khai lực lượng.

- 4 khu trục hạm: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan hiện đang có mặt ở Địa Trung Hải

- Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk cũng sẽ được phóng từ các tàu ngầm.

- Các căn cứ KQ/HK ở Thổ Nhỉ Kỳ và Jordan sẽ được xử dụng để thực hiện cuộc không kích.

- Hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Harry S. Truman hiện đang có mặt ở Trung Đông.

2). Lực lượng của Anh

- Hoả tiễn hành trình sẽ được phóng từ tàu ngầm thuộc lớp Trafalgar là HSM Illustrious. (HMS=Her Majesty’s Ship. Tàu của Hoàng Gia Anh)

- Các tàu khu trục HMS Montrose và HMS Westminster hiện có mặt trong khu vực, ở căn cứ Hải quân của Hoàng gia Anh Akrotiri trên đảo Sip (Cyprus) cũng sẽ được xử dụng.

3). Lực lượng của Pháp

- Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đang thả neo ở Địa Trung Hải.

- Phi cơ chiến đấu Rafale và Mirage đang hoạt động ở phi trường Al-Dhahra của Tiểu Vương quốc Á Rập Thống Nhất (United Arab Emirates)

6.3. Mục đích của cuộc tấn công

Các cuộc tấn công từ xa bằng hỏa tiễn hành trình Tomahawk. Mục tiêu có thể là các địa điểm quân sự quan trọng như các cơ quan đầu não, các đơn vị tinh nhuệ, cơ sở sản xuất hỏa tiễn, các vị trí phòng không, các trung tâm chỉ huy, các phi trường và các cơ quan tình báo… Bên cạnh cuộc tấn công hỏa tiễn, 10 quốc gia phương Tây và Á Rập còn dự trù một chiến dịch trên không nhằm thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Syria, thiết lập vùng trái độn bên trong lãnh thổ Syria, bảo vệ an toàn cho Thổ Nhỉ Kỳ, Jordan để tiếp tế và cứu trợ cho người Syria tỵ nạn.

Cuộc tấn công sẽ tránh xa các cơ sở sản xuất vũ khí hoá học để ngăn ngừa hoá chất rò rỉ gây nguy hiểm cho thường dân.

Chiến dịch tấn công có giới hạn, không nhằm mục đích lật đổ tổng thống Bashar al-Assad mà cũng không làm thay đổi cục diện của cuộc chiến giữa hai bên.

6.4. Phản ứng của Nga

Nga cảnh báo, can thiệp quân sự vào Syria sẽ mang lại “hậu quả vô cùng thảm khốc”.

Nga triển khai lực lượng quân sự gồm 16 tàu chiến và một số tàu ngầm ở Địa Trung Hải, không phải để đương đầu với Mỹ và Tây phương, vì lực lượng như thế là quá yếu so với Mỹ và đồng minh.

Nga có hai mục đích:

1. Thành lập một tuyến đường an toàn trên biển để vận chuyển vũ khí viện trợ cho Assad.

2. Thành lập một trạm báo động sớm để thông báo cho Assad biết khi nào hỏa tiễn Mỹ được phóng đi.

7* Đòn gió hù dọa của Hoa Kỳ

7.1. Hù dọa

1). Mỹ sẵn sàng hành động

Ngày 27-8-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, nếu như tổng thống Obama ra lịnh tấn công, thì quân đội lập tức hành động ngay.

2). “Syria sẽ hứng 100 hoả tiễn trong 48 giờ sắp tới”.

Ngày thứ tư 28-8-2013, theo những nguổn tin quân sự và ngoại giao, thì Syria sẽ phải hứng chịu 100 hoả tiễn Tomahawk liên tục trong 48 giờ sắp tới. Cuộc tấn công sẽ kéo dài trong hai ngày.

Đại tướng Mỹ Martin E. Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng (Chairman of the Joint Chefs of Staff-CJCS) và Tư lệnh lực lượng vũ trang Anh, Nick Houghton, đã phát thảo kế hoạch chi tiết cuộc tấn công với những người đồng nhiệm của 10 quốc gia khác.

3). “Ngày mai Anh Pháp, Mỹ sẽ dội bão lửa xuống Syria”

Ngày 28-8-2013, một quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ với đài NBC, cuộc tấn công có giới hạn bằng hỏa tiễn hành trình Tomahawk vào Syria, sẽ bắt đầu từ ngày 29-8-2013 và kéo dài trong ba ngày với mục đích gia tăng áp lực quốc tế với Syria.

7.2. Chỉ là đòn gió

Hoa Kỳ rầm rộ bày binh bố trận, phô trương lực lượng, quân đội sẵn sàng tấn công vào ngày 29-8-2013, thế nhưng thời hạn ấn đã qua trong im lặng. Từ đó, có thể nói rằng đó chỉ là một đòn giá, hù dọa và thấu cấy Nga và Syria.

Sau đây là những sự kiện cho thấy đó là đòn gió:

1. Động thái bất thường về binh pháp. Bất thường là công khai tuyên bố ngày giờ phóng hỏa tiễn, đồng thời phổ biến bản đồ vị trí của 50 địa điểm sẽ bị tấn công.

2. Tổng thống Barack Obama câu giờ. Trước kia, khi đánh Muammar Gaddafi của Libya, tổng thống Obama không hỏi ý kiến Quốc hội trước, mà chỉ báo cho Thượng viện sau khi đã tấn công. Nhưng lần nầy lại khác, tổng thống hỏi ý kiến Quốc Hội và biết rằng Thượng Viện chỉ họp lại trong ngày 9-9-2013.

Câu giờ thêm. Đó là việc Tổng thống hỏi ý kiến quần chúng Mỹ và việc ngoại trưởng John Kerry đi vận động thế giới ủng hộ cuộc tấn công…

7.3. Đòn gió của Mỹ lợi hại thật

Đòn gió hù dọa và thấu cấy của tổng thống Obama vô cùng lợi hại, khiến cho Al-Assad phải run sợ mà thú nhận, đã có kho vũ khí hoá học và đồng ý giao nạp để phá hủy. Đương nhiên đó là chỉ thị của Putin.

Thú nhận như thế cũng làm mất mặt tổng thống Nga Putin không ít, vì ông nầy luôn mạnh mìệng khẳng định là Assad không có loại vũ khí hoá học, kế đến cho rằng chính phe nổi dậy xử dụng vũ khí giết người hàng loạt đó. Nói ẩu và tráo trở.

8* Kế hoạch lừa bịp của Nga

8.1. Kế hoạch bốn giai đoạn của Nga

Ngày 12-9-2013, nhật báo Kommersant của Nga tiết lộ kế hoạch bốn giai đoạn để kiểm soát và phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria.

Bốn giai đoạn là:

1. Thứ nhất. Syria phải gia nhập Tổ chức Cấm Vũ khí Hoá học OPCW (The Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons-OPCW)

2. Thứ hai. Chính quyền Syria phải báo cáo địa điểm cất giấu các loại vũ khí nầy.

3. Thứ ba. Phải ghi rõ các loại vũ khí đó được sản xuất từ đâu.

4. Thứ tư. Chính quyền Assad cùng với các thanh tra quốc tế sẽ thảo luận để thống nhất một giải pháp để phá hủy kho vũ khí hoá học của Syria.

Nói chung, kế hoạch nầy chỉ là một mánh khóe gian lận và câu giờ, để Al-Assad có đủ thời gian tẩu tán kho vũ khí hoá học nẩy.

Tổng thống Bashar al-Assad cho biết cần thời gian một năm và cần phải có một tỷ USD để phá hủy hoàn toàn các loại vũ khí hoá học của Syria.

8.2. Syria di chuyển vũ khí hoá học sang Li Băng, Iran và các tàu chiến của Nga

Ngày 12-9-2013, tờ Wall Street Journal dẫn lời của quan chức Mỹ, xin giấu tên, cho biết, một đơn vị quân đội có tên là “Đơn vị 450” đã bí mật di chuyển các loại vũ khí hoá học đến hàng chục địa điểm nhỏ hơn, ngoài ra, trên nước Syria có 50 địa điểm cất giấu loại vũ khí nầy.

Ngày 13-9-2013, trả lời phỏng vấn đài CNN, tướng Salim Idris, thuộc phe nổi dậy cho biết: “Chúng tôi có thông tin rằng chính quyền Syria đang chuyển các loại vũ khí hoá học sang Li Băng và Iran. Việc nầy cực kỳ nguy hiểm. Kế hoạch bốn giai đoạn của Nga là dối trá mà Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov đang bày trò”.

Ngày 16-9-2013, tờ báo Al-Watan của Saudi Arabia nói rằng Al-Assad đã bí mật chuyển vũ khí hoá học cho Hezbollah, giấu trong những xe chở rau, đưa đến những khu vực rừng núi do Hezbollah kiểm soát ở Li Băng. Ngoài ra, phe nổi dậy cũng cho biết vũ khí giết người hàng loạt nầy cũng được chuyển đến những tàu chiến của Nga đang neo đậu ngoài khơi Syria.

Các cơ quan tình báo Mỹ và Do Thái tin rằng họ đã biết rõ vị trí hầu hết các kho vũ khí hoá học của Syria, nhưng một quan chức cao cấp Mỹ cho rằng: “Những gì chúng tôi biết cách đây 6 tháng đã khác xa so với hiện tại”. So sánh như thế thì ông nầy cũng biết vị trí của các kho hiện tại.

8.3. Vô cùng nguy hiểm khi vũ khí hoá học lọt vào tay Hezbollah

1). Tổng quát về Hezbollah

Hezbollah là một tổ chức chính trị vũ trang của người Li Băng (Lebanon) theo Hồi Giáo hệ phái Shiite, được Iran và Syria hỗ trợ tài chánh và vũ khí, với mục đích là tấn công Do Thái và Mỹ.

Lãnh đạo tinh thần của Hezbollah là Ayatollah Muhammad Hussein Fadlalah và Tổng thư ký là Sheik Hassan Nasrallah.

2). Hezbollah đã tấn công vào Hoa Kỳ

Chính phủ Mỹ cáo buộc Hezbollah đã thực hiện các vụ tấn công vào Mỹ như sau:

1. Ngày 23-10-1983. Tấn công xe bom ở Beirut (Thủ đô Lebanon) giết chết 248 TQLC Mỹ và 52 lính Pháp.

2. Tháng 4 năm 1983. Đánh bom vào toà đại sứ Mỹ ở Beirut làm 63 người thiệt mạng.

3. Tháng 9 năm 1984. Đánh bom vào toà đại sứ Mỹ lần thứ hai, làm chết 22 người.

4. Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu trạm trưởng CIA Trung Đông là William Buckley và đại tá Bộ binh William Giggins.

5. Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu đại tá TQLC William Higgins khi ông nầy phụ trách hợp tác với LHQ ở Beirut năm 1988. Xác đại tá bị ném ra thùng rác gần một bịnh viện ở Beirut.

Với những hành động khủng bố như thế, vũ khí hoá học lọt vào tay Hezbollah thì thật là vô cùng nguy hiểm đối với thường dân và binh sĩ Mỹ.

9* Quyền lợi của Nga và Mỹ ở Syria

9.1. Quyền lợi của Nga ở Syria

Nga có quyền lợi kinh tế trong việc bán vũ khí cho Al-Assad.

Nga cần bảo vệ căn cứ quân sự ở nước ngoài duy nhất của họ là cảng Tartus của Syria. Vì thế, Nga tích cực bảo vệ cho chế độ Assad. Nếu phe nổi dậy thắng trận thì Nga phải cuốn gói ra đi không hẹn ngày tái ngộ với chế độ mới ở Syria. Mất Syria đưa đến suy yếu và có thể mất cả Iran. Nếu không bảo vệ được Assad, thì cố tạo một chính phủ liên hiệp trong có thành phần thân Nga.

Bảo vệ Assad để còn hiện diện ở Trung Đông, như thế còn giữ được vai trò một cường quốc trong việc giải quyết khủng hoảng quốc tế. Putin muốn ngoi đầu lên sau khi Liên Xô thảm bại và sụp đổ.

9.2. Quyền lợi của Mỹ ở Syria

Hoa Kỳ không có quyền lợi kinh tế nào đáng kể ở Syria cả. Mục đích quan trọng nhất của Hoa Kỳ là bảo vệ kho vũ khí hoá học, để không bị lọt vào tay khủng bố, mà cụ thể là hai tổ chức khủng bố quốc tế đang hiện diện ở hai phe đối nghịch nhau tại Syria là Hezbollah và Al-Qaeda. Và hiện tại, đã có tin tức về việc Bashar al-Assad đã di chuyển vũ khí hoá học sang Li Băng ở khu vực do Hezbollah kiểm soát.

Về chiến lược toàn cầu của Mỹ, là ngăn chặn sự bành trướng của Nga ở Trung Đông, nhưng đó là chiến lược dài hạn có thể tạm thời gác qua một bên.

10*. Tấn công Syria thì dễ mà bảo vệ đồng minh sau đó mới khó

10.1. Tấn công thì dễ

Hoa Kỳ và đồng minh Tây phương, với vũ khí hiện đại và lực lượng khổng lồ, đã vượt trội hơn khả năng phòng thủ của Syria. Từ khoảng cách an toàn rất xa, Mỹ phóng hoả tiễn vô cùng lợi hại là Tomahawk khiến cho Assad khó bề chống đở. Như thế, tấn công tương đối dễ và an toàn cao.

10..2. Bảo vệ đồng minh sau đó mới khó

Những đồng minh nhỏ yếu của Hoa Kỳ như Jordan, Qatar, Bahrain, Thổ Nhỉ Kỳ, Saudi Arabia, Kuwait, Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất, rất khó chống đở trước việc quậy phá của Iran, Syria và Hezbollah sau đó.

Iran đe dọa, họ sẽ phóng hoả tiễn vào Do Thái, Jordan, Thổ Nhỉ Kỳ nếu Mỹ tấn công Syria. Iran có khả năng làm được việc đó, nguy hiểm hơn nữa nhất là Nga tuyên bố sẽ giao hỏa tiễn hiện đại nhất là S-300 cho Iran và cả Syria nữa. Nga đã đưa ra cảnh báo là, can thiệp quân sự vào Syria sẽ mang lại “hậu quả thảm khốc”, và Nga có khả năng quậy phá, gây bất ổn cho các đồng minh nhỏ yếu của Hoa Kỳ trong khu vực.

10.3. Mỹ tốn 27 triệu đô la mỗi tuần để nuôi quân ở Địa Trung Hải

Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, Mỹ tốn 27 triệu đô mỗi tuần để nuôi quân ở Địa Trung Hải. Chỉ riêng hai hàng không mẫu hạm phải tốn 25 triệu USD mỗi tuần, tính ra 4 triệu đô la mỗi ngày.

Kế hoạch duy trì áp lực ở khu vực và bảo vệ Jordan là kế hoạch dài hạn, nên tốn kém khá bộn bạc. Hao tài tốn của sẽ làm khó khăn thêm trong việc tấn công trừng phạt Assad.

11*. Mỹ làm gì để bảo vệ kho vũ khí hóa học ở Syria

Sau hơn hai năm (kể từ ngày 15-3-2011) đứng ngoài xem Hồi giáo đánh nhau, Hoa Kỳ bắt đầu huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy, nhằm mục đích bảo vệ kho vũ khí hoá học thời hậu Assad.

Đặc nhiệm Mỹ và CIA tiến vào Syria.

Giữa tháng 8 năm 2013, một số đơn vị của phe nổi dậy, dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ, Jordan và Do Thái, đã tiến về thủ đô Damascus, tờ báo Pháp Le Figaro thuật lại như thế.

Mỹ không trực tiếp tham chiến nên đã tổ chức những khoá huấn luyện trong thời gian vài tháng trên lãnh thổ Jordan.

Các chiến binh được lựa chọn kỹ càng để huấn luyện, gồm những người không thuộc Hồi giáo cực đoan như Huynh Đệ Hồi Giáo hay nhóm Al-Qaeda.

Trong cuộc họp tại Toà Bạch Ốc ngày 3-9-2013, tổng thống Obama đã khẳng định với TNS John McCain rằng, sau một thời gian dài trì hoãn, Mỹ đã thực hiện cam kết hỗ trợ các thành phần ôn hòa của phe nổi dậy.

Tờ New York Times đưa tin, một đơn vị quân tinh nhuệ gồm 50 thành viên, đã được các lực lượng đặc nhiệm Mỹ huấn luyện ở Jordan, đang trên đường về chiến trường Syria.

Kế hoạch huyấn luyện và trang bị của Mỹ sẽ làm suy yếu lực lượng HĐ/HG và Al-Qaeda so với phe thân Mỹ trong lực lượng nổi dậy.

12* Nga Mỹ thỏa thuận về về Syria

Nga Mỹ thỏa thuận về việc giải quyết kho vũ khí hoá học của Syria. Chỉ giải quyết về vũ khí hoá học, tức là tiến trình kiểm soát và tiêu hủy loại vũ khí giết người hang loạt nầy thôi, các loại vũ khí khác để đánh nhau không được nói tới. Nói chung Syria trở thành con cờ của Nga và Mỹ.

Ngày 14-9-2013, tại phiên họp ở Geneva (Thụy Sĩ) hai ngoại trưởng Mỹ-Nga là John Kerry và Sergei Lavrov đã đạt một thỏa thuận về việc tiêu hủy vũ khí hóa học Syria vào giữa năm 2014.

Thỏa thuận có 5 điểm:

1. Trong vòng một tuần lễ, Syria phải nộp bản kê khai toàn diện kho vũ khí hoá học. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thực hiện đúng thời hạn do Nga Mỹ ấn định.

2. Syria phải cho phép thanh tra LHQ tiếp cận đầy đủ các địa điểm có vũ khí hoá học.

3. Vào cuối tháng 11, thanh tra LHQ sẽ hoàn tất kết quả điều tra

4. Các công tác tiêu hủy vũ khí hoá học phải hoàn thành vào giữa năm 2014.

5. Nếu Syria không tuân thủ kế hoạch thì HĐ/BA/LHQ sẽ có biện pháp trừng phạt về kinh tế hoặc quân sự.

Trong năm điểm chung chung nầy, điểm nào cũng có kẻ hở cho al-Assad gian lận, từ việc kê khai địa điểm, số lượng, đến sự đồng ý về thể thức phá hủy gây tranh cãi, và đến sự nhất trí của HĐ/BA/LHQ ra Nghị Quyết trừng phạt, tất cả đều có kẻ hở để Assad và Nga gian lận. Về việc HĐ/BA/LHQ sẽ ra NQ trừng phạt cũng là một điều lừa bịp, vì trong quá khứ Nga và Trung Cộng luôn luôn phủ quyết việc trừng phạt Syria.

Al-Assad cho biết cần một tỷ USD để tiêu hủy, như vậy điều kiện thực hiện phải cần tiền, nếu Nga Mỹ muốn giải quyết vụ việc đúng thời hạn thì phải đưa tiền ra, không có tiền, không làm được, sẽ là lý do để câu giờ mà tẩu tán vũ khí hoá học.

Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Liên Âu không muốn thi hành việc tấn công, nên đều hoan nghênh thoả thuận nầy có nhiều kẻ hở thuận lợi cho Assad. Riêng Đức, vì đã bán hoá chất cho Syria để chế tạo khí độc nên Đức đã chống lại việc trừng phạt và nhanh chóng ủng hộ thoả thuận.

Vai trò của Trung Cộng bị lu mờ ở Trung Đông, bằng chứng là Nga Mỹ bắt tay nhau giải quyết mà Trung Cộng bị bỏ quên, cho thấy Trung Cộng chỉ có ảnh hưởng trong khu vực châu Á mà thôi. Quyền phủ quyết của Trung Cộng ở HĐ/BA/LHQ cũng không còn tác dụng khi Nga Mỹ thỏa thuận nhau giải quyết vấn đề Syria.

Phản ứng trước thoả thuận của Nga-Mỹ, tướng Selim Idris, thuộc phe nổi dậy, đã chỉ trích bản thoả thuận, cho rằng việc xử dụng vũ khí hoá học là một vi phạm trầm trọng mà không bị trừng phạt. “Thế giới làm ngơ trước sự tàn sát”.

13* Kết luận

Tóm lại, nội chiến Syria mang màu sắc một cuộc chiến tranh tôn giáo, Hồi Giao Shiite đánh nhau với Hồi Giáo Sunni, mà phe nào thắng cũng không mang lại cho nước Syria một chế độ tự do, dân chủ tốt hơn chế độ hiện nay. Trái lại, nếu phe nổi dậy chiến thắng sẽ tạo ra cuộc nội chiến khác và kết quả là một chế độ độc tài khác sẽ xuất hiện.

Vì thế, Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn xem Hổi giáo đánh nhau suốt hai năm qua.

Để trừng phạt việc chế độ Assad xử dụng vũ khí hoá học, Hoa Kỳ bày binh bố trận mà không đánh cho thấy đó chỉ là một đòn gió hù doạ và thấu cấy đối với Assad và Putin. Đòn gió lợi hại thật, làm cho Syria hoảng hồn hoảng vía thú nhận và kê khai kho vũ khí hóa học. Assad tự thú làm cho Putin mất mặt không ít, vì trước kia luôn cho rằng Assad không có vũ khí hoá học.

Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ trừng phạt việc xử dụng vũ khí hoá học, nhưng khi nó được xử dụng giết chết hàng ngàn người thì ông lại bán cái cho Quốc Hội, và Quốc Hội sẽ chịu trách nhiệm trong việc không trừng phạt Syria. Trong trường hợp bắt buộc phải trừng phạt để giữ lời hứa, giữ thể diện, và không tạo ra một tiền lệ là xử dụng vũ khí giết người hàng loạt mà không bị trừng phạt, Tổng thống Obama có tìm nại ra một lý do nào đó, phóng “qua loa, đại khái” vài chục quả Tomahawk vào Syria, sau khi đi đêm với Putin thì xong chuyện.

Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố: “Tuy nhiên, bước kế tiếp phải là một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Syria”. Tổng thống Obama cũng nói rằng: “Chúng ta không thể giải quyết cuộc nội chiến của người khác bằng vũ lực”.

Hoa Kỳ còn nhiều việc phải chuẩn bị trước sự kiện Bắc Hàn có thể bị sụp đổ theo dự đoán là trong năm tới. Chiến lược châu Á Thái Bình Dương quan trọng hơn Trung Đông, vì Mỹ không có quyền lợi đáng kể nào ở Syria cả, cho nên việc trừng phạt Syria có thể xí xoá bỏ qua, vì hậu quả tai hại của nó rất lớn, cụ thể là tốn kém trong việc bảo vệ đồng nhỏ yếu trong khu vực.

Trúc Giang

Minnesota ngày 25-9-2013

No comments: