Thursday, August 29, 2013

(40) Nghiệp quả của Steve Jobs (Updated 26 August 2013)

Tin tức mùa Hè 2013 làm "nóng mặt" dân kỳ thị chủng tộc: Góa phụ tỉ phú có tình nhân da màu! 10 ti đôla 'hồi môn' sắp đi bương! (Xem cuối bài)
Lưới “chống tự tử” tại xưởng Foxconn (China)
Nguồn ảnh: http://svtc.org/

Trúc Xanh
Sáng thứ Hai đi làm, tôi pha ly cà-phê chưa kịp uống thì gã bạn ngồi cubicle tuốt góc kia đã ơi ới, “Bamboo …ooo!”
Tôi bước qua, “Hello Mr. Reev!”
Gã bạn đang ngồi trên ghế nhổm thẳng người lên, giọng sôi nổi, “Nghe tin gì chưa?”
- Tin gì?
Gã bạn nhăn mặt, ra cái vẻ tin to đùng vậy mà không biết.
- Thì nói nghe coi.
- Cái tin về công ty thầu làm iPad cho Apple đó. Công nhân gì mà là con nít 12 tuổi, lại còn bị bắt làm việc tới 16 tiếng đồng hồ, thẳng nhỏ chịu hết nổi bèn nhảy lầu tự tử. Quanh nhà máy phải giăng lưới như lưới cá để đỡ người nhảy lầu. “Anti-Suicide Net”. Thật là kinh tởm!

Tôi liền bỏ gã bạn ngồi đó, lật đật chạy về chỗ, mở Net lên coi. Đúng thiệt, “Mass Suicide” – Hơn 150 công nhân nhà máy Foxconn tại Vũ Hán (Wuhan) cho biết họ sẽ nhảy lầu tự sát nếu điều kiện làm việc không được cải thiện. Trong 2 ngày liền, những công nhân này đã chiếm tầng thượng của nhà máy 3 tầng và tuyên bố họ sẵn sàng tự sát tập thể.
Tôi lại mò tới bên gã Reev, “Ôi, chuyện đó xưa rồi. Chuyện “Apple và Foxconn” này đã um xùm từ năm 2010 rồi.”
- Vậy sao?
- Lúc đó có 16 công nhân cũng đã tự sát bằng cách nhảy từ trên lầu cao xuống đất. Lúc đó Steve Jobs cũng có lên tiếng giải thích. Ông ta bảo Foxconn không phải là một nơi bóc lột sức lao động (nguyên văn “sweat shop”); ở đó có hồ bơi, thư viện, phòng tập thể dục, nhà thương, nhà hàng, rạp hát, đủ thứ hết á.
Steve còn nói 16 người tự sát so với số công nhân cả ngàn người thì vẫn còn dưới “tiêu chuẩn tự tử của Hoa Kỳ”. Tỉ lệ tính ra là còn ít so với số học sinh tự tử tại các trường trung học ở Mỹ này.
I don’t care what he said!
Mặt gã bạn tôi dường như rắn lại, giọng cũng đanh hơn. Gã Reev này bình thường thuộc loại hề hà. Nhiều khi nhìn gã hề hà thấy bắt ghét, lúc đó tôi và mấy gã bạn khác khều nhau, cười, bảo hắn giống con gấu chỉ biết ăn rồi ngủ. Nhưng con gấu lần này coi bộ nóng mũi. Gã nói tiếp, “Thằng nhỏ phải làm việc như con chó.”
Thường ngày, chúng tôi vẫn đùa, cứ một người hỏi “How’re you?” thì người kia trả lời “Working like a dog”, rồi cười hình hịch với nhau. Nhưng hôm nay, cũng câu ấy gã theo thói quen buột miệng nói ra mà sao hai đứa như nghẹn họng.
Steve hứa Apple sẽ điều tra và sẽ sửa đổi.
Ông ta chắn chắn biết. Họ có người của họ ở đó làm sao không biết được chứ.
Ừ nhỉ, làm sao không biết chứ khi sự việc đâu phải ngày một ngày hai mà kéo dài cả năm trời. Ba năm trôi qua mà số người đòi tự vẫn càng nhiều thêm là tại sao? Vì cộng sản thì ác, tư bản thì tham và người xài đồ thì ham đồ rẻ.
Hai chúng tôi, người đứng, kẻ ngồi bỗng cùng im lặng. Đột nhiên Reev buột miệng nói,
- That’s what got him.
Wow, wow, nói gì đó, nói lại nghe coi. Bộ du muốn nói là Steve Jobs vì cái “chuyện nớ” nên mới bị bệnh ung thư mà chết?
Well, it is what it is.
Hơ, ở…ở đâu ra mà du có cái suy nghĩ lạ lùng rứa?
Ta tin vậy đó. Ở trên đời này, chuyện gì mình làm thì mình lãnh hậu quả.
Trời ơi, cái gã này, ngày thường rất chi “bình dân học vụ” sao hôm nay chơi một màn phi-lô ngon lành vậy? Trong khi tôi còn đang ngẩn ngơ thì một gã bạn khác, ngồi cubicle kế bên Reev, nghe tiếng ồn ào, đứng lên, ló đầu qua (gã này tên Mr. Dee, người dài thoòng như cọng đậu que).
Hey, what’s going on here?
Tôi làm phóng viên vỉa hè ngắn gọn kể lại cho Dee nghe. Nghe xong gã ta phóng ra 2 chữ gọn lỏn, Bad Karma.
Karma – Cái chữ định mệnh của Steve Jobs.
You have to trust that the dots will somehow connect in your future.
You have to trust in something – your gut, destiny, life, karma, whatever.
Karma – Nghiệp
Hai gã bạn của tôi thật ra không hiểu nhiều lắm về chữ Nghiệp của đạo Phật đâu. Tôi cũng không. Lớn lên trong một gia đình Thiên Chúa Giáo, tôi được dạy rằng con người khi sống ở thế gian này phải lo làm lành lánh dữ để khi chết được lên thiên đàng; nếu lỡ có làm tội tí tí thì khi chết sẽ xuống luyện ngục để đền tội một thời gian, còn nếu phạm tội nhiều nhiều thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục chịu khổ đời đời. Không có chuyện nghiệp chướng, nhân quả, hay kiếp trước, kiếp sau gì hết.
Thế nhưng, tôi vẫn được nghe về nghiệp chướng, nhân quả, kiếp trước, kiếp sau,… qua sách truyện, ca dao, qua các tuồng cải lương, và qua những mẩu chuyện đời thường quanh tôi. Tôi thấy chúng từ từ đi vào trong những suy nghĩ của mình một cách thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên.
Người Mỹ dùng chữ karma với cái nghĩa “Gieo nhân nào – Lãnh quả ấy” như trong các câu ngạn ngữ “what goes around, comes around”, “you make the bed you lie in”, hay “sow the wind, reap the whirlwind” v.v… Theo đó, karmic law cũng giống như causality law nghĩa là luật nhân quả.
As long as she or he to make their millions has not dragged others down,
Then good luck to them in their financial renown.
They have amassed their monetary pile in an honest way,
One can only respect them for that is all one can say. But if they exploit others for their financial gain,
Then as targets of Karma they are destined to remain.
Till their very last breath of life they do draw,
Since what goes around comes around is Karma’s Law.
(Francis Duggan)
Nhưng với người Mỹ, karma không ảnh hưởng tới đời người đến mức như chữ nghiệp của ta, khi mà hậu quả của việc mình làm sẽ bám dai dẳng theo mình không chỉ trong kiếp này mà còn qua nhiều kiếp khác, như Thúy Kiều có muốn chết cũng không được chỉ vì “Số còn nặng nghiệp má đào – Người dầu muốn quyết trời nào đã cho”.Nhưng tôi không có thì giờ giải thích karma theo quan điểm Đông phương cho 2 gã bạn nghe. Chúng tôi phải quay về chỗ ngồi để còn lo làm việc. Cái karma của chúng tôi đơn giản lắm, nếu ngày hôm nay làm ăn không đàng hoàng thì chỉ mấy ngày sau sẽ bị khách hàng càm ràm ngay. Dù có lúc cũng làm biếng lắm chứ nhưng phải ráng cố gắng, ráng cố gắng…
Câu Chánh Nghiệp cũng là quá bự.
Dẫu nghề chi làm việc ngay đường.
Ta đừng nên theo kẻ bất lương,
Học ngón xảo để lừa đồng loại.
(Huỳnh Phú Sổ)
“Có thân là mang nghiệp”, câu này nghe nản thiệt nhưng mà đúng.

Ghi chú và lược dịch‘Mass suicide’ protest at Apple manufacturer Foxconn factory, Malcome Moore, the Telegraph, 11/01/2012
Foxconn là công ty sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới (chủ Đài Loan “Hon Hai Precision Industry Ltd.”) cho sản phẩm nổi tiếng iPhone, iPad, iPod của Apple, và cũng hợp tác với Dell HP, Microsoft, Nintendo, và Sony. Năm 2010, đã có 16 công nhân Foxconn tự tử bằng cách gieo mình từ trên lầu cao xuống đất, và 14 người đã chết.
Ngày 2 tháng 1/2012, tại Foxconn Technology Park ở Vũ Hán (Wuhan), có 600 công nhân bị đổi qua dây chuyền sản xuất khác. Một số nghỉ việc nhưng khoảng 150 công nhân đã chiếm tầng lầu thượng và tuyên bố họ sẽ tự sát tập thể nếu không có sự cải thiện.
Một trong những công nhân phản đối (ban GĐ) nói rằng, “Họ bắt chúng tôi làm việc mà không cho huấn luyện, còn trả công thì rẻ mạt. Đường băng chuyền chạy rất nhanh, chỉ sau một buổi sáng là tay chúng tôi bị phồng rộp và nám đen. Nhà máy thì đặc nghẹt khói. Không ai chịu nổi nữa.”
Bài diễn văn của Steven Jobs tại Stainford University có đoạn:
“Tôi xin nhắc lại, các bạn không thể nhìn trước về tương lai để kết nối những dấu chấm được đâu, các bạn chỉ có thể làm điều đó khi nhìn lại quá khứ mà thôi. Vì thế, các bạn phải tin tưởng rằng những dấu chấm rồi sẽ nối kết với nhau trong tương lai. Các bạn phải đặt niềm tin vào một điều gì đó – như trực giác, định mệnh, cuộc sống, nghiệp quả, hoặc điều gì đó. Quan niệm ấy chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và nó đã làm nên mọi sự thay đổi trong đời tôi.”
Lược dịch bài thơ của Francis Duggan:
Chừng nào những người làm giàu bạc triệu mà vẫn không đày đọa người khác,
Thì mong sao họ may mắn trong hào quang tiền bạc.
Họ đã thu được cái núi tiền một cách lương thiện,
Người ta phải tỏ lời kính trọng vì người ta không thể nói gì khác hơn.
Nhưng nếu họ lợi dụng người khác để thu lợi,
Thì họ sẽ trở thành cái đích nhắm của Karma.
Cho đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời,
Bởi vì trồng hạt nào thì hái trái ấy chính là Luật Nhân Quả.
What goes around. comes around: Đi sao, về vậy.
You make the bed you lie in: Làm giường nào ngủ giường nấy.
Sow the wind, reap the whirlwind: Gieo gió, gặt bão.

Bài đọc thêm: (Kinh tế "đầy tớ" cho Tư bản)
Sự im lặng đáng sợ trong xưởng lắp Iphone 
Hãy hình dung một phần của chiếc Iphone đang làm mưa làm gió trên thế giới được một công nhân 13 tuổi làm việc suốt 16 giờ/ngày, và được trả thù lao là 70 xu Mỹ/giờ.
  Chúng ta yêu Iphone và Ipad. Chúng ta cũng hài lòng về giá thành một chiếc Iphone và Ipad.
Chúng ta cũng yêu thích với khoản lợi nhuận mà công ty Apple thu về được.
Đó là lý do vì sao chúng ta không để ý nhiều tới mức giá thấp- mà Iphone và Ipad được bán ra, và khoản lợi nhuận kếch xù của Apple đạt được –chỉ có thể là do các sản phẩm này được chế tạo với chi phí nhân công rẻ mạt, bất hợp pháp nếu theo luật của Mỹ.
Và thực tế là, những người sản xuất ra những chiếc Iphone và Ipad lại không những không thể mua được các thiết bị đó, mà trong nhiều trường hợp, họ còn chưa bao giờ được nhìn thấy chúng.
Đó là một vấn đề phức tạp. Nhưng lại rất quan trọng. Và điều này sẽ còn quan trọng hơn nữa khi các nền kinh tế tiếp tục bện chặt vào nhau.
Hãng tin NPR đã phát đi chương trình «Cuộc sống nước Mỹ » tập trung phản ánh về việc lắp ráp các sản phẩm của Apple. Chương trình này kể về Mike Daisey, người thực hiện phóng sự « Sự cùng cực và mê ly của Steve Jobs » và Nicholas Kristof của tờ New York Times có vợ người Trung Quốc.
Trong phóng sự này đã nêu ra những sự thật sau:
Thành phố Thâm Quyến là nơi sản xuất hầu hết sản phẩm của Apple. 30 năm trước, Thâm Quyến là một làng nhỏ ven sông. Giờ đây, thành phố này có hơn 13 triệu người, lớn hơn cả New York. Foxconn – một trong số các công ty lắp ráp Iphone và Ipad (và rất nhiều sản phẩm cho các công ty điện tử khác) có một nhà máy ở Thẩm Quyến, với nhân lực là 430.000 người.
Có 20 tiệm café trong nhà máy của Foxconn ở Thẩm Quyến. Mỗi tiệm café này phục vụ 10.000 người. Mike Daisey phỏng vấn một công nhân ngoài nhà máy, cô bé mới 13 tuổi, phía trong có các bảo vệ được trang bị súng. Cô bé đánh bóng hàng ngàn chiếc Iphone mới mỗi ngày.
Cô bé công nhân 13 tuổi nói rằng Foxconn còn không buồn kiểm tra tuổi tác. Trong nhà máy vẫn có thanh tra tới giám sát, nhưng Foxconn luôn biết khi nào đoàn thanh tra đến. Trước khi họ đến, công ty cho thay thế các công nhân trẻ bằng những người già hơn.

Trong hai giờ đầu tiên ngoài cổng nhà máy, Daisey gặp các công nhân khác. Họ nói họ 14, 13, và cả 12 tuổi (cùng với nhóm công nhân lớn tuổi hơn). Daisey ước tính khoảng 5% số công nhân mà anh nói chuyện đều nhỏ tuổi.
Daisey ước tính rằng Apple chắc hẳn phải biết điều này. Hoặc nếu như họ không biết, chì là bởi vì họ không muốn biết.
Daisey tới thăm các nhà máy khác ở Thâm Quyến, giả vờ là một khách hàng tiềm năng. Anh phát hiện ra hầu hết các tầng của nhà máy chật ních người, chừng 20.000 đến 30.000 người một tầng. Các căn phòng đều im lặng như tờ: không máy móc, không nói chuyện. Trong khi chi phí nhân công rất rẻ mạt, hiển nhiên mọi thứ đều được xây dựng thủ công.
Một giờ làm việc của công nhân tại đây là 60 phút – không giống như một “giờ” làm việc của người Mỹ, vốn bao gồm khoảng thời gian vào truy cập Facebook, phòng tắm, một điện thoại bàn, và một vài cuộc trò chuyện. Thời gian làm việc chính thức là 8 giờ/ngày, nhưng tiêu chuẩn luân phiên là 12 giờ. Nhìn chung, thời gian luân phiên nới rộng ra 14-16 giờ, đặc biệt là khi có các thiêt bị mới cần lắp ráp. Trong khi Daisey ở Thâm Quyến, một công nhân đã chết sau 34 giờ làm việc luân phiên.
Các công nhân này đều sống trong ký túc xá. Trong một căn phòng xi-măng hẹp, Daisey đếm được 15 chiếc giường, xếp chồng lên nhau gần như chạm trần. Các liên hiệp đều bị coi là bất hợp pháp. Bất kỳ ai muốn lập liên hiệp đều bị đi tù.
Daisey phỏng vấn hơn chục công nhân (cũ) đang bí mật thành lập liên minh. Một nhóm nói về việc sử dụng “hexane” – một loại hóa chất lau màn hình Iphone. Hexane bốc hơi nhanh hơn các loại hóa chất lau màn hình khác, nên chuỗi sản xuất cũng di chuyển nhanh hơn. Hexan cũng là một chất gây độc thần kinh. Các bàn tay của những công nhân này đều bị run và không kiểm soát được.
Một số công nhân thì không thể tiếp tục làm việc nữa vì tay của họ đã bị tàn phế vì đã phải làm những công việc tương tự hàng trăm ngàn lần trong suốt nhiều năm.
Một công nhân khác đã bị nát tay vì bị máy ép nghiền tại Foxconn. Công ty này không hề lưu tâm gì tới tình trạng sức khỏe đó. Khi vết thương lành, đôi tay đó không thể làm việc nữa. Sau đó anh ta bị sai thải.
Daisey đưa cho anh ta xem chiếc Ipad. Anh ta chưa từng nhìn thấy thứ nào như thế, và gọi đó là “kỳ diệu”.
Vậy, hãy nhìn theo cách này. Apple đang giúp chuyển tiền từ những người tiêu dùng Mỹ và châu Âu tới những người công nhân nghèo khổ ở Trung Quốc. Nếu không có Foxconn và các nhà máy lắp ráp này, công nhân Trung Quốc vẫn còn phải làm việc ở đồng ruộng, kiếm được 50 USD/tháng thay vì 250USD ở nhà máy. Năm 2010, công nhân của Foxconn được tăng lương lên mức 298 USD/tháng, tương đương 10USD/ngày, hoặc chưa đầy 1USD/giờ. Với lượng tiền này, họ làm việc còn khá hơn lúc trước. Đặc biệt là với phụ nữ, họ có quá ít sự lựa chọn.
 Theo Business Insider
 Bài đọc thêm:
Kỷ niệm với Steve Job của một kỹ sư Việt nam.
Qua rồi huyền thoại một thiên tài,
Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gọi là nhà sáng tạo. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.
Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bè và tàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.
Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China – chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.
Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ông cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ông ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng … kỳ …
Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bốc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người.
Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi:
- “Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng”.
Tôi bèn trả lời rằng:
- “Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà”.
Ông cắc cớ hỏi tiếp:
- “Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?” – thì tôi bốp lại:
- “Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác.”
Ông tím mặt bỏ đi!
 Kỷ niệm (không mấy gì đẹp) với Steve Job của một kỹ sư Việt Nam
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Tôi vẫn cảm thấy khống thoải mái khi hay tin Apple có những xưởng sàn xuất bên Trung quốc và nhân công bị bóc lột rất tàn nhẫn cả về giờ làm việc lẫn lương bổng. Không benefits
với đồng lương thấp và không có ngay cả ngày nghỉ cuối tuần. Đã có những công nhân tự vẫn. Apple có những sản phẩm tiên tiến lý tưởng, nhưng không mang lại việc làm cho công nhân Hoa kỳ, chỉ mang lại lợi nhuận cho riêng Apple mà thôi. Bài viết cho thấy mặt trái của đồng tiền Apple.

Long B.

*     Khoa Le Vinh Dang không đúng,tất cả chỉ vì sự ganh tỵ,nếu đó là sự thật thì tại sao thế giới ko công bố,mà phải đợi kỹ sư việt nam lên tiếng??
*     Nguyễn Tấn Hưng Nếu ganh tỵ thì đã có nhiều bài báo phản bác lại rồi.. Cái gì cũng có 2 mặt của nó.. Cũng có nhiều bài báo viết về công nhân bên trung quốc vì sản xuất linh kiện cho Iphone mà bị ngộ độc rất nhiều
*    
iPhone-maker rallies workers after China suicides In Shenzen China, workers who typically spend their weeks putting together iPhones and other gadgets packed a stadium at their campus on Wednesday,…
00:01:05
Added on 8/19/10
136,006 views



Hình ảnh hiếm có bên trong nhà máy iPhone ở Tàu
 Mặc dù Apple luôn đạt được những mốc doanh thu kỷ lục, nhưng những công nhân của Foxconn, những người trực tiếp lắp ráp nên các sản phẩm của Apple lại phải sống và làm việc trong một điều kiện khó khăn, với mức lương rẻ mạt.
Cùng với sự thành công của các sản phẩm Apple, những công nhân của Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple luôn phải tăng tốc độ sản xuất để có thể đáp ứng sản phẩm ra thị trường.  
Cuộc sống của các công nhân ở các nhà máy sản xuất Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm iPhone, iPad đã được ví như là "địa ngục". Mặc dù, hầu hết các quá trình lắp ráp sản phẩm của Apple đều được tiến hành bằng tay, với những điều kiện lao động và sống thiếu thốn, nhưng các công nhân ở đây chỉ nhận được mức lương rẻ mạt, so với những mốc doanh thu khổng lồ mà Apple thu được trong thời gian qua.
Chính điều này đã khiến Apple và Foxconn phải chịu những chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề bóc lột sức lao động và xem nhẹ tình trạng làm việc của công nhân. Mặc dù cả thế giới chỉ trích về môi trường khắc nghiệt tại các nhà máy của Foxconn nhưng hình ảnh ghi lại đời sống khổ cực của các công nhân ở đây rất hiếm hoi.
Cùng xem những điều kiện làm việc của công nhân tại các nhà máy sản xuất của Foxconn tại Trung Quốc qua bộ ảnh dưới đây.
Những “tấm lưới chống tự sát” được căng bên dưới các khu nhà tập thể dành cho công nhân của nhà máy Foxconn ở thành phố T hâm Quyến. Những tấm lưới này được căng lên từ năm 2010 sau khi nhiều công nhân đã nhảy lầu tự sát do không chịu nổi áp lực của công việc.
8 công nhân sẽ cùng chia nhau một căn phòng trong khu tập thể của Foxconn. Trong ảnh, một công nhân đang phải thức dậy để chuẩn bị cho ca làm đêm của mình.
Nhóm công nhân chịu trách nhiểm kiểm tra chất lượng của sản phẩm đang xếp hàng để trước khi bước vào khâu lắp ráp cuối cùng để hoàn tất sản phẩm iPad tại nhà máy của Foxconn ở Thành Đô, Trung Quốc.
Một công nhân đang giũa lại biểu tượng quả táo cắn khuyết trên vỏ nắp của máy iPad.
Các công nhân của Foxconn làm việc trong im lặng trên dây chuyền lắp ráp iPhone tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến.
Các công nhân đang kiểm tra một bộ phận của máy tính Macbook Pro tại nhà máy ở Thâm Quyến. Phần lớn các quá trình lắp ráp tại nhà máy của Foxconn đều được thực hiện thủ công.
Các công nhân đang cài đặt phần mềm và kiểm tra lần cuối cùng trước khi Macbook Pro được đóng thùng để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Tính riêng tại nhà máy Foxconn ở thành phố Thâm Quyến, số công nhân đã lên đến 235 ngàn người, tương đương dân số của thành phố Orlando, bang Florida (Mỹ).
Mỗi 1 chiếc iPhone chỉ mất chưa đến 24 giờ để lắp ráp từ các linh kiện thành một sản phẩm hoàn chỉnh được đóng hộp, trong đó có đến 6-8 giờ để cài đặt phần mềm. Như vậy, các công nhân chỉ có 16 đến 18 tiếng để hoàn tất lắp ráp iPhone.
Khu vực lắp ráp các vi mạch điện tử yêu cầu các công nhân cần phải mặc những bộ trang phục chống tĩnh điện phù hợp. Trong ảnh, 3 công nhân đang lắp ráp máy ảnh cho iPad.
Sau khi hoàn tất lắp ráp và đóng hộp, các công nhân tiếp tục đóng sản phẩm vào các thùng lớn để chuẩn bị chuyển đi tiêu thụ.
Với những khách hàng đặt iPad để làm quà tặng, các sản phẩm này cũng được đóng gói thành quà tặng ở nhà máy Foxconn ở Thành Đô. Các công nhân cho biết, mỗi ngày họ có thể lắp ráp đến hơn 6.000 sản phẩm.
Mức lương trung bình khởi điểm của công nhân tại Foxconn là 285 USD/tháng, tương đương với 1,78USD cho 1 giờ làm việc. Ngay cả khi làm thêm 80 tiếng/tháng, đây vẫn được xem là mức thu nhập quá thấp, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc vẫn không khấu từ bất kỳ khoản thuế thu nhập nào đối với các công nhân.
Một công nhân của Foxconn đang được một nhà báo cho xem những hình ảnh trên chiếc iPad mà do chính họ đã lắp ráp ra. Tuy nhiên, rất ít công nhân có cơ hội để sở hữu 1 sản phẩm đắt tiền của Apple.
Mặc dù điều kiện làm việc vất vả và đối mặt với rất nhiều áp lực, tuy nhiên Foxconn vẫn thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Hình ảnh hơn 3.000 người đang xếp hàng phía trước cổng nhà máy của Foxconn tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc để hy vọng tìm được việc làm tại nhà máy của Foxconn.
Các ứng viên xin việc được phân chia theo giới tính, xếp hàng bên trong nhà máy của Foxconn. Nhiều người đã phải mang theo hành lý sau khi có một hành trình dài từ xa đến đây để xin việc 
Apple, Foxconn hợp tác cải thiện đời sống công nhân Trung Quốc
Thursday, March 29, 2012 7:11:40 PM
SAN FRANCISCO (NV) - Trong cùng ngày tổng giám đốc Apple đi thăm nhà máy Foxconn nơi sản xuất iPhone, iPad ở Trung Quốc, công ty Apple công bố sẽ hợp tác với Foxconn để ngăn chặn vi phạm về tình trạng làm việc của công nhân tại đây, theo tin Reuters.

Tổng giám đốc hãng Apple, ông Tim Cook, đang thăm dây chuyền sản xuất iPhone ở cơ sở mới của Foxconn, nơi có đến 120,000 công nhân. (Hình: AP/Apple)
Foxconn hứa sẽ tuyển thêm hàng chục ngàn công nhân, ngưng giờ phụ trội không thêm lương, cải thiện an toàn lao động, và nâng cấp khu ký túc xá công nhân.
Tim Cook, tổng giám đốc Apple, hôm Thứ Năm tới thăm khu kỹ nghệ mới thành lập Foxconn Zhengzhou Technology Park, nơi có đến 120,000 công nhân.
Apple đang bị tố cáo để cho tình trạng làm việc tồi tệ xảy ra tại nhiều cơ sở tiếp liệu của họ ở Trung Quốc. Vào năm 2010 xảy ra một loạt các vụ công nhân tự tử trong một nhà máy ở Longhua, nơi có từ 300,000 đến 400,000 công nhân.
Bị chỉ trích, Apple yêu cầu cơ quan lao động Fair Labor Association (FLA) mở cuộc “thanh tra tự nguyện đặc biệt” ở các cơ sở này, trong đó có cả nhà máy do Foxconn làm chủ, là cơ sở chế tạo lớn nhất thế giới ở Thẩm Quyến và Thành Ðô.
FLA trong cuộc thanh tra tại 3 nhà máy Foxconn và phỏng vấn trên 35,000 công nhân, khám phá nhiều vụ vi phạm luật lao động, nhiều vụ công nhân bị làm quá nhiều giờ và giờ phụ trội không được trả lương.
Trong ngành công nghiệp kỹ thuật cao, hai hãng Apple và Foxconn là hai công ty nổi bật. Apple là công ty có trị giá thị trường lớn nhất thế giới. Foxconn, của Ðài Loan, là công ty tư nhân nhiều nhân viên nhất Trung Quốc và là cơ sở sản xuất lớn nhất có hợp đồng với Apple.
Kết quả điều tra của FLA khám phá thấy có “vô số vấn đề” nhưng đồng thời lại thấy có được một số “cải tiến đáng kể.” Reuters trích lời chuyên gia cho rằng tình trạng tại các hãng khác ở Trung Quốc còn tệ hơn ở Foxconn. (TP)
iPhone, iPad không tạo việc làm cho người Mỹ
Sunday, April 15, 2012 6:32:29 PM
Charles Duhigg & Keith Bradsher/New York Times (Triệu Phong chuyển ngữ-Người Việt)
Khi Tổng Thống Barack Obama cùng ăn tối với những nhân vật hàng đầu của Silicon Valley ở California hồi Tháng Hai, mỗi thực khách được yêu cầu nêu một câu hỏi với tổng thống. Nhưng khi Steven Jobs, tổng giám đốc điều hành công ty Apple, đang phát biểu thì tổng thống cắt ngang với một thắc mắc: “Việc sản xuất iPhone có mang lại gì cho nước Mỹ không?”

Khách xếp hàng bên ngoài tiệm Apple ở Germantown, Tennessee. Những sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng này - iPhone, iPad - đều làm ở Trung Quốc, không làm ở Mỹ. (Hình: AP Photo/The Commercial Appeal, Kyle Kurlick)

Không lâu trước đây, Apple khoe rằng tất cả sản phẩm của họ đều là “Made in America.” Tuy nhiên, ngày nay ít thấy được cái nào chế tạo tại Hoa Kỳ. Hầu như tất cả 70 triệu iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác của Apple bán ra hồi năm ngoái đều được sản xuất ở ngoại quốc.
Obama hỏi: “Tại sao lại không đưa những việc ấy về làm trong nước?”
Một thực khách có tham dự buổi tiệc hôm ấy kể lại, Jobs trả lời một cách mơ hồ: “Những công việc đó chưa trở lại Hoa Kỳ được.”
Thắc mắc của tổng thống chạm đúng tim đen của Apple: Không những thuê mướn công nhân ở hải ngoại rẻ hơn ở Hoa Kỳ, giới điều hành Apple còn tin tưởng vào qui mô to lớn của các cơ xưởng ở ngoại quốc, công nhân của họ làm việc linh động, cần cù và có kỹ năng, qua mặt hẳn đối tác của họ ở tại Mỹ, khiến “Made in the USA” không còn là chọn lựa để kinh doanh của họ có thể tồn tại được.
Apple trở thành một trong những công ty nổi tiếng, được ca ngợi và cũng bị mô phỏng theo nhiều nhất trên thế giới, một phần nhờ tài điều khiển các hoạt động trên toàn cầu. Năm ngoái, theo The New York Times, Apple kiếm được $400,000 trên mỗi công nhân của họ, qua mặt cả Goldman Sachs, Exxon Mobil hay Google.
Duy có điều làm ông Obama, các kinh tế gia cũng như các nhà làm chính sách bực mình là, Apple cùng một số công ty kỹ thuật cao khác, gần như chẳng hề màng đến chuyện tạo việc làm tại Hoa Kỳ như những công ty lừng danh đã từng làm vào thời cực thịnh nhất của họ.
43,000 người ở Mỹ và 20,000 ở ngoại quốc hiện làm việc cho Apple. Con số này chỉ là một phần nhỏ so với hơn 400,000 công nhân General Motors từng mướn vào thập niên 1950, hay hàng trăm ngàn ở General Electric vào thập niên 1980. Thực ra ra còn có thêm 700,000 kỹ sư, và công nhân chế tạo cũng như lắp ráp, làm việc cho các nhà thầu làm ăn với Apple, trong việc sản xuất iPhone, iPad cùng các sản phẩm khác của Apple. Có điều trong số đó không có ai làm việc cho các công ty ở Mỹ, nhưng cho các công ty ở Á Châu, Âu Châu cùng những nơi khác, tại những nhà máy mà các nhà thiết kế điện tử cần đến để làm ra các sản phẩm của họ.
Jared Bernstein, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc nhận định: “Apple là một ví dụ cho thấy tại sao khó có thể tạo được việc làm hạng trung cấp ở Mỹ vào lúc này. Nếu đây là thời điểm đỉnh cao của tư bản chủ nghĩa thì quả là điều chúng ta nên quan ngại.”
Ra ngoại quốc làm ăn là chọn lựa duy nhất  Theo một của Apple xin được giấu tên (vì chính sách kín miệng của Apple), ra ngoại quốc làm ăn vào lúc này chỉ là chọn lựa duy nhất. Một cựu giám đốc của Apple kể lại cho báo New York Times chuyện có lần vào phút chót trước khi xuất xưởng, công ty quyết định cho thay màn hình iPhone bằng một loạt mới thiết kế lại. Màn hình mới được chở đến nhà máy vào lúc trước nửa đêm. Một đốc công lập tức huy động 8,000 nhân công nội trú trong nhà máy chuẩn bị lên ca ngay. Họ được phát bánh mì và nước trà, rồi được hướng dẫn đến vị trí làm việc. Trong vòng nửa tiếng, họ bắt đầu ca làm việc kéo dài 12 tiếng và trong 96 giờ, nhà máy sản xuất được hơn 10,000 iPhone.
Người cựu giám đốc nói: “Tốc độ và sự linh động thật là không thể tưởng tượng nỗi. Không một cơ xưởng sản xuất nào ở Hoa Kỳ có thể sánh lại.”
Câu chuyện tương tự cũng có thể nghe được nơi hầu hết các công ty sản xuất đồ điện tử khác, và việc đưa công việc ra sản xuất ở ngoại quốc cũng trở nên quá phổ biến đối với hàng trăm ngành kỹ nghệ khác như kế toán, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chế tạo xe hơi và y dược.
Betsey Stevenson, cựu kinh tế trưởng tại Bộ Lao Ðộng cho đến Tháng Chín năm ngoái, nêu ý kiến với New York Times: “Có một thời nhiều công ty cảm thấy có bổn phận phải ủng hộ công nhân Hoa Kỳ, dù rằng đó không phải là một chọn lựa tốt nhất về mặt tài chính. Chuyện đó nay đã hết rồi. Lợi nhuận và hiệu năng kinh doanh đã thắng lướt lòng hào hiệp đó.” Các công ty và kinh tế gia đều đồng ý đó là một ý niệm ngây ngô.
Nhiều giám đốc công ty nói, mặc dù người Mỹ nằm trong số những công nhân có học thức nhất thế giới, nhưng đất nước này đã không còn đào tạo đủ người có kỹ năng ở hạng bậc trung mà các nhà máy cần đến.
Apple's CEOs: Giải quyết nạn thất nghiệp không phải là việc của Apple
Theo các công ty, để phát triển, họ phải dọn đến nơi nào mang lại được đủ lợi nhuận, để họ có thể cải tiến thêm cho sản phẩm của mình. Làm ngược lại, nhiều công việc ở Mỹ chỉ gặp rủi ro thêm vì bị mất dần theo thời gian. Chứng cớ thấy được nơi các công ty một thời là niềm hãnh diện quốc gia như GM và nhiều đại công ty khác, đã bị co cụm trước sự cạnh tranh của những công ty mới trỗi lên có sự hoạt động khá linh hoạt.
Theo nhiều giám đốc của Apple, thế giới ngày nay đang thay đổi nhiều. Họ cho biết, đánh giá một công ty qua số công nhân làm việc như trước đây là điều lầm lẫn và nhấn mạnh thêm rằng thực ra Apple giúp mướn người ở Mỹ làm việc nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đây. Họ nói sự thành công của Apple mang lại nguồn lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ, như giúp cho các công ty thầu làm sản phẩm của Apple được lớn mạnh thêm, tạo công việc làm ở nhiều công ty chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại di động, ngành kinh doanh vận chuyển sản phẩm của Apple. Nhưng nói cho cùng, theo các tổng giám đốc của Apple, giải quyết nạn thất nghiệp không phải là việc của Apple.
Một tổng giám đốc của Apple nói: “Chúng tôi bán iPhone đến hơn một trăm quốc gia. Bổn phận của chúng tôi không phải là giải quyết vấn đề của nước Mỹ. Ðiều bắt buộc duy nhất đối với chúng tôi là làm sao làm ra sản phẩm càng tuyệt hảo càng tốt.”
Chuyện cái màn hình của iPhone
 Năm 2007, không hơn một tháng trước khi iPhone được bày bán trên thị trường, tổng giám đốc Jobs cho vời khoảng một chục nhân vật cao cấp dưới quyền vào văn phòng. Ông cho biết ông mang theo trong túi cái điện thoại di động đang thử nghiệm suốt nhiều tuần qua. Rồi ông giận dữ đưa chiếc iPhone lên, xoay nghiêng để mọi người có thể thấy được hằng chục vết trầy trên màn hình nhựa. Kế đó ông lôi chùm chìa khóa từ trong túi quần jean ra, và nói:
“Người ta mang theo điện thoại, để trong túi. Người ta mang theo chìa khóa và cũng để trong túi. Tôi không bán một sản phẩm có thể dễ bị trầy xước. Giải pháp duy nhất là phải có một màn hình bằng kiếng không thể trầy được. Tôi muốn có màn hình bằng kiếng và tôi muốn thấy iPhone phải hoàn chỉnh nội trong sáu tuần.”
Một giám đốc rời phòng họp và tức tốc bay qua Thẩm Quyến (Shenzhen), ở Trung Quốc. Nếu ông Jobs muốn hoàn hảo thì không nơi đâu để đi, ngoại trừ Trung Quốc.
Trong suốt nhiều năm, các hãng sản xuất điện thoại di động cố tránh không làm màn hình bằng kiếng vì đòi hỏi phải cắt và mài với độ chính xác cao, vốn là điều hết sức khó đạt được. Apple từng chọn Corning Inc., một công ty Mỹ để chế tạo những tấm kiếng chịu lực lớn. Nhưng trở ngại là làm sao từ đó có thể cắt ra thành hằng triệu màn hình nhỏ cho iPhone. Việc này đòi hỏi phải có một nhà máy để trống, chỉ dùng cho mỗi công việc cắt, và có sẵn hàng trăm mảnh kiếng dùng để thí nghiệm, cùng một đội quân gồm toàn kỹ sư có trình độ bậc trung. Tốn phí dĩ nhiên không phải nhỏ chỉ cho giai đoạn chuẩn bị mà thôi.
Thế rồi một cơ xưởng ở Trung Quốc đề nghị thầu làm việc này.
Khi một toán đại diện của Apple ghé qua, chủ nhân nhà máy đã cho nới rộng thêm xong một cánh của cơ xưởng. Người giám đốc nói, họ làm vậy phòng khi được Apple giao thầu, trong khi chính quyền Trung Quốc cũng đồng ý trợ cấp cho nhà máy. Họ có sẵn một nhà kho chứa đầy các mặt kiếng mẫu cho Apple thử nghiệm, các kỹ sư cũng túc trực sẵn, tất cả hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra họ còn xây thêm một ký túc xá cho công nhân, nhờ vậy lực lượng lao động luôn luôn sẵn sàng 24 trên 24. Thế là nhà máy của Trung Quốc này trúng thầu.
Một giám đốc cao cấp của Apple nói: “Toàn bộ dây chuyền tiếp liệu bây giờ đều nằm ở Trung Quốc. Quí vị cần một ngàn miếng đệm cao su? Một nhà máy khác ở kế bên sẽ lo việc đó. Quí vị cần một triệu đinh ốc? Xưởng làm thứ đó chỉ cách một khu phố. Quí vị muốn thay đổi đinh ốc đó lại một chút đỉnh? Chỉ chờ ba tiếng thôi!”
Apple không thể đi đâu ngoài Trung Quốc
Cách nhà máy làm màn hình kiếng tám giờ lái xe là Foxconn City, tên gọi khu kỹ nghệ nơi iPhone được lắp ráp. Theo các chóp bu Apple, Foxconn City là chứng cớ cụ thể hơn cho thấy chỉ Trung Quốc mới cung cấp đủ nhân công làm việc, và sự cần cù của họ vượt hẳn công nhân người Mỹ.
Tại Foxconn City có 230,000 công nhân, phần nhiều làm 6 ngày mỗi tuần và thông thường là 12 tiếng mỗi ngày. Hơn một phần tư trong số đó ở lại trong ký túc xá của nhà máy và đa số chỉ lãnh $17 mỗi ngày. Khi một giám đốc Apple đến nơi vào lúc đổi ca, xe ông bị kẹt trong một biển người. Nhà máy phải mướn đến 300 bảo vệ để điều hòa lưu thông của dòng người đi bộ, để họ không bị đè bẹp nơi cổng vào. Nhà bếp chính của cơ xưởng phải nấu trung bình ba tấn thịt heo và 13 tấn gạo mỗi ngày cho công nhân. Trong khi đâu đâu cũng sạch sẽ không một vết dơ thì ở phòng giải khát, lại nồng nặc mùi khói thuốc.
Foxconn Technology có hằng chục cơ xưởng ở Á Châu, Ðông Âu, Mexico và Brazil. Họ lắp ráp cho 40% các đồ điện tử trên thế giới cho các khách hàng như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola, Nintendo, Nokia, Samsung và Sony.
Jennifer Rigoni là người từng làm quản trị nhu cầu tiếp liệu toàn cầu cho Apple đến năm 2010. Bà nói: “Chỉ một đêm, họ có thể mướn vào 3,000 thợ. Ở Mỹ có hãng nào làm được như vậy không? Chưa kể thuyết phục được họ ở lại trong nhà máy.”


New flame for Steve Jobs’ widow
·                  By LAURA ITALIANO
  • August 10, 2013
The billionaire widow of Steve Jobs has found her new iSqueeze — and it’s Adrian Fenty, the still-married former mayor of Washington, DC.
The ex-mayor has been dating beautiful and brainy Laurene Powell Jobs at least since January, the Washington Post reported yesterday.
That’s about when Fenty and his wife, Michelle, formally announced their separation, although the couple had been living apart at that point for more than a year.
It’s a fine catch for Fenty, 42, whose wife has been working in Trinidad and Tobago for more than a year, and whose divorce is reportedly close to being finalized.
Getty Images
IDATE:Laurene Powell Jobs (above, with husband Steve, who died in 2011) is now seeing former Washington, DC, Mayor Adrian Fenty, who’s on the outs with wife Michelle(below).
Powell Jobs, 49, is estimated to be worth about $10 billion, with the fortune the mom of four inherited in 2011, when the Apple CEO succumbed to cancer.
Laurene and Steve Jobs had been married for 20 years.
Powell Jobs and Fenty have known each other since 2011, when their shared passion for improving the lives of under-served students led both to attend an education conference in Houston, the Washington Post reported.
Within the year — with Powell Jobs’ husband deceased and Fenty’s wife reclaiming her Caribbean roots at a new job in Port-of-Spain, heading the local office of the Inter-American Development Bank — the two were working together at Powell Jobs’ non-profit college-prep program for disadvantaged students.
“Adrian Fenty is one of our country’s great advocates for education reform,” Powell Jobs had said in a written statement when Fenty joined the board of the program, College Track, where she serves as co-founder and president, in February 2012.
Sources close to the ex-mayor told the Washington Post that Fenty and Powell Jobs had first forged a friendship at the Houston conference, and that the friendship had blossomed into romance at about the time Fenty announced his impending divorce.
Fenty has been carving out a lucrative career for himself in the nearly three years since he lost re-election to what would have been his second term helming the District.
Fenty, who has three young kids of his own, has worked as a speaker, a college professor, and an adviser to consulting and legal firms, most recently taking a job with the Silicon Valley venture capital firm Andreessen Horowitz.

Bà tỷ phú Laurene Jobs có người tình mới,(quả phụ cố chủ tịch Steve Jobs ) 
Monday, 26 August 2013 
Hoa Thịnh Đốn (Theo New York Daily News): Bà Laurene Jobs, quả phụ của ông cố chủ tịch công ty điện toán Apple, Steve Jobs, hiện đang có những liên lạc tình ái lãng mạn với ông Adrian Fenty, một người Mỹ da đen, nguyên là cựu thị trưởng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Theo những cuộc điều tra của các phóng viên báo chí, bà Laurene đã gặp ông Adrian vào năm 2011, khi họ cùng tham dự một buổi hội thảo về giáo dục tại thành phố Houston. Sau cuộc gặp gỡ đó, tình bạn của họ đã dần dần thành tình yêu.

Bà tỷ phú Laurene Jobs, năm nay 49 tuổi, là người thừa hưởng tài sản của người chồng cũ. Bà Laurene đã gặp ông Seve Jobs khi bà đang theo học lấy bằng MBA ở trường đại học Stanford. Ông Steve Jobs đã qua đời năm 2011 vì bệnh ung thư tụy tạng.

Ông Adrian Fenty đã ly dị với bà vợ cũ của ông mới đây vào tháng Giêng năm 2013, sau 15 năm chung sống.
Được biết số tài sản mà bà Laurene thừa hưởng của người chồng cũ, lên đến trên 10 tỷ Mỹ kim.
(Ông Adrian Fenty đen nhưng "số đỏ" nếu lấy được góa phụ hồi xuân tỉ phú này)

No comments: