Nhiều kẻ trộm chó bị dân đánh đến chết |
Luật rừng và đám đông hung hãn ở VN
Phạm
Chí Dũng
Gửi
cho BBC từ Sài Gòn
Thứ tư, 3 tháng 7, 2013
Nếu hiệu
ứng vô chính phủ xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở
Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính
thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Tình trạng quá thiếu chính danh của cơ quan bảo
vệ luật pháp khiến người dân không khỏi chạnh nhớ vụ việc một nhóm 50
tên côn đồ tấn công dân chúng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng với mục đích
đẩy đuổi dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ. Chỉ sau khi nông dân
phẫn uất gào thét, cơ quan công an Tiên Lãng mới vào cuộc để làm rõ
hành vi một doanh nghiệp thuê mướn đám đầu gấu kia hành hạ dân oan.
Tiên Lãng lại là vùng đất nơi đã từng xảy ra sự
kiện Đoàn Văn Vươn chấn động vào đầu năm 2012, với đồng tác giả của vụ
can thiệp cướp đất chính là những lãnh đạo của chính quyền huyện - một
đối tượng mà người dân Tiên Lãng không ngại ngần chỉ mặt “còn tệ hơn
chó!”.
Nhưng xem ra, ngay cả nhân dân cũng đã bất công với loài chó - vốn được xem là thú nuôi trung thành nhất với con người. Chỉ có những kẻ trộm chó mới nên được đem ra so sánh với loại người “ăn đất” mất nhân tính.
Nhưng xem ra, ngay cả nhân dân cũng đã bất công với loài chó - vốn được xem là thú nuôi trung thành nhất với con người. Chỉ có những kẻ trộm chó mới nên được đem ra so sánh với loại người “ăn đất” mất nhân tính.
Trộm chó lại đang là một mầm mống gây kinh hoàng
ở nông thôn miền Bắc. Sự tăng tiến vượt bậc của những tên trộm được
thăng hoa bằng thứ súng hoa cải nhập lậu từ đất nước của người bạn có
tên “Bốn Tốt”, nay được dùng để bắn trả “người thi hành công vụ”.
Đã có không ít trường hợp “người thi hành công vụ” phải nhận lãnh thương vong khi đuổi bắt kẻ trộm chó.
Khi cuộc sống bị đẩy đến đường cùng, ngay cả giai cấp vô sản cũng quay ra cắn xé lẫn nhau.
Người ta nghe thấy ngày càng nhiều câu chuyện
người dân thay thế cho lực lượng chức năng nhà nước để xử tử kẻ trộm
chó. Đã có đến hàng chục vụ đồng loại giết nhau như thế trong vài năm
qua.
Đốt xe và đánh hội đồng đến chết - như một đặc
trưng ghê sợ của nông thôn hiện đại miền Bắc. Sự mô tả đã lên đến cao độ
khi hàng trăm người dân, với gậy gộc và cả dao rựa trong tay, tấn công
và giẫm đạp đến chết những kẻ bất lương đang rên rỉ - âm điệu giống hệt
những con chó bị chúng bắt cóc.
Báo chí Việt Nam, sau một thời ngơ ngác, đã chợt bừng tỉnh khỏi cơn mơ màng.
Nhưng các ban biên tập cũng chỉ đến mức dè dặt nêu câu hỏi: vì sao đám đông lại trở nên hung hãn đến thế?
Cũng vẫn là những người được gọi là nhân dân đó,
cũng vẫn là những người thuộc giai cấp bị trị và một phần trong họ đang
chớm có dấu hiệu của kẻ cùng đinh.
Nhưng những kẻ cùng đinh lại lý giải rằng sự bần
hàn của họ được khơi nguồn từ chính thái độ tột cùng của cực quyền: đa
số nhân viên công lực là những kẻ vô cảm, chỉ quan tâm những gì có lợi
cho mình.
Thực tế là, đa số vụ trộm chó đã chẳng hề được
các nhà chức trách quan tâm. Cũng bởi không ít thành viên trong khối
chức trách lại là những tín đồ trung hiếu của một thứ dị đạo mà người
dân ví là “vitamin gâu gâu”.
Trong hai từ “nhân dân” và “quan chức” ấy, ai là kẻ hung hãn và mất nhân tính hơn?
Nhưng khi sự việc đã bị đẩy đến giới hạn tột
cùng, công an và tòa án luôn lập tức xuất hiện nơi công đường, và người
ta xử án những kẻ chỉ đi bảo vệ cái mà pháp luật không thể hoặc không
muốn bảo vệ.
Những cái án đã thành hình đối với những người
dân thẳng tay với kẻ trộm. Nhưng còn một loại kẻ trộm khác móc của từ
túi người dân thì vẫn công nhiên dàn mặt nơi công đường. Phải chăng đó
cũng là một thứ luật thổ phỉ, không khác mấy thứ luật rừng mà người dân
đang dùng để đối phó với đồng loại cùng cảnh ngộ với họ?
Xã hội Việt Nam đang manh nha những thứ luật
rừng như vậy, từ nông thôn đến thành thị. Nếu trước đây chuyện đánh chết
kẻ trộm chó chỉ mới được kể ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thì sau này
nó đã được dân gian hóa ở khá nhiều địa phương như Thanh Hóa và ngay tại
thủ đô Hà Nội - nơi được coi là bộ mặt của dân tộc “ngàn năm văn hiến”.
Hà Nội cũng là nơi có đầy đủ các quan chức cao
nhất, những chủ tọa có gương mặt nghiêm khắc với tội danh chính trị
nhưng lại dường như bỏ quên thảm cảnh xã hội đang cận kề, tự mang trong
mình căn bệnh chủ quan duy ý chí đối với một trong những nguy cơ có thể
gây thảm họa cho “sự tồn vong của chế độ” - như cảm thán của Tổng bí thư
đảng chỉ cách đây không quá lâu.
Chính thể mất kiểm soát?
Mầm mống hỗn loạn xã hội được cảm hứng từ những
phản ứng tự phát của hành vi vô chính phủ. Từ ý thức tuân thủ luật pháp
vào thời chỉnh chu pháp luật, người dân đang đánh mất dần nhận thức về
sự tồn tại của một chế độ và cả về một nền văn hóa lâu đời hơn nhiều so
với chế độ đó.
Trong hơn hai mươi năm qua kể từ khi mở cửa, đất
nước này đã chạy theo tăng trưởng kinh tế và vơ vét cá nhân mà gần như
lãng quên trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa của nó, cho dù các nghị
quyết của Đảng vẫn không ngớt nói đến những tính từ “đậm đà” và “tiên
tiến”.
Giáo điều sẽ đẻ ra giả tạo và thái độ bất tuân.
Sự bất tuân thủ của người dân giờ đây đã vượt qua ranh giới của tâm lý
cam chịu trong bức xúc, khi đang tiến sang lãnh địa gieo mầm của những
bức xúc được chuyển hóa thành phản ứng tự phát.
Tất cả những hệ lụy xã hội lại phát sinh từ tình
trạng nền kinh tế bị lạm dụng và phải chịu cảnh bị lợi dụng quá sức
chịu đựng. Từ Bắc chí Nam, những tập đoàn lợi ích thay nhau vò xé cơ thể
mòn mỏi của dân tộc và khiến cho ngày càng nhiều dân đen trở nên gày
giơ xương. Đến khi đó, quy luật tự ứng biến: những kẻ cùng quẫn biến
phản ứng tự phát thành lối hành xử bất tuân pháp luật, không cần đến
pháp luật.
Tinh thần bất cần vô chính phủ ấy giờ đây đang
có triển vọng lan tràn trong dân chúng và ở nhiều tỉnh thành. Một hậu
quả quá nguy hiểm mà chính quyền hình như không thể nhìn thấy là những
người dân bị coi là quá khích nhất đang nhìn rõ cái được gọi là “giới
hạn sợ hãi” và sẵn lòng “vượt qua sợ hãi”, dù rằng tinh thần sẵn sàng đó
chỉ tiềm ẩn nơi vô thức.
Những dấu hiệu bạo ngược vô chính phủ trở nên lộ
thiên một cách ngạo ngược và dường như không thể lý giải trong con mắt
vô cảm của chính quyền các địa phương.
Vô cảm chính quyền lại dẫn đến sự xúc phạm đến
giai tầng dân chúng bị cai trị. Quan chức càng tham lam và càng vô cảm
thì người dân lại càng có lý do để thể hiện lòng quyết tâm chống trả của
mình.
Không thể nói khác hơn là một nguồn dẫn từ hiện
trạng vô chính phủ như thế đã khiến cho tình trạng chống người thi hành
công vụ mỗi lúc càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Ở nhiều nơi và vào nhiều
thời khắc, không thiếu gì cảnh thanh niên tấn công những cảnh sát giao
thông chuyên “núp lùm” ăn tiền người đi đường. Nhưng chính danh hơn
nhiều là dũng khí dân oan sẵn sàng chống trả lực lượng cưỡng chế đất
đai.
Chỉ có điều, những biểu hiện tự phát và vô chính
phủ của người dân đang diễn ra một cách manh mún và tản mát. Câu hỏi
còn lại chỉ là đến khi nào những mảnh vỡ ấy sẽ góp nhặt với nhau để trở
thành một cái gì đó kinh hoàng hơn - như một sự đối lập có tổ chức đối
với các tổ chức thi hành công vụ của chính quyền?
Nếu tương lai không mong muốn đó xảy ra, không
thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên
vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm
hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Bài viết thể hiện
quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do ở TP Hồ Chí
Minh.
'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam
Friday,
July 19, 2013 4:10:27 PM
VIỆT NAM
- Coi luật pháp như trò đùa, người dân nhiều địa phương ở Việt Nam đã tự tay
đánh đập, hành hạ kẻ trộm một cách tàn nhẫn. Tình trạng này ngày càng lan rộng,
mỗi lúc một nhiều.
Ðáng
nói là đông đảo người hiếu kỳ ra mặt ủng hộ, tán dương hành vi bất nhân diễn ra
nơi đông người, trên đường phố.
Hôm
5 tháng 7 vừa qua, công luận có dịp mục kích cảnh đám đông vây bắt, trói chặt
chân tay thanh niên trộm xe gắn máy. Kẻ trộm bị đâm mù mắt, trở thành nạn nhân
của trò vây đánh “hội đồng” một cách tàn nhẫn đến nỗi tơi tả áo quần, mặt mày,
thân thể bê bết máu.. Mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin thảm thiết, nhiều
người đứng chỉ trỏ, cười đùa...
Thanh niên trộm xe gắn máy bị bắt, bị đâm mù mắt. (Hình: báo Pháp
Luật & Xã Hội)
Ðầu
năm nay xảy ra vụ một cô gái lẻn vào sân trường đại học nọ định trộm xe gắn
máy, bị bắt cột vào gốc cây. Cô bị người đi đường đánh đập tàn nhẫn, bất chấp
lời lạy lục, van xin. Hồi tháng 4 qua, người ta còn vây đánh một cô gái bằng
ống nứa, ném cát vào mặt... ngay trước mặt công an, tại huyện Cư Jut, tỉnh Ðắk
Nông. Cô gái này bị nghi là đồng phạm trong một vụ trộm tiêu hạt của người dân
ở địa phương.
Một
trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam lâu nay là nạn vây đánh “hội
đồng,” rồi bỏ mặc kẻ trộm chó cho tới chết, bất chấp sự can thiệp của chính
quyền địa phương. Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, hai vùng nổi tiếng xảy ra
nhiều vụ đánh chết người trộm chó một cách dã man là Nghệ An và Thanh Hóa.(Nghệ An là quê hương của "Bác Hồ" đấy!)
Có
vụ, người ta tìm lại được con chó bình yên, trong khi hai “cẩu tặc” đã bị đánh
gục: một người chết, còn một người trong tình trạng nguy kịch. Vụ này xảy ra
ngày 10 tháng 6 vừa qua tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong vụ này, xe
công an địa phương đến can thiệp, bị người dân ném đá buộc phải rút lui, bỏ mặc
nạn nhân nằm lại hiện trường chờ chết.
Một
số nhà xã hội học ở Việt Nam khuyến cáo chính quyền không thể để kéo dài tệ nạn
dùng luật “rừng” để trừng trị tội phạm tại các địa phương. Theo dư luận, tình
trạng hành xử theo kiểu luật “rừng” cho thấy chính quyền địa phương không đủ
sức bảo vệ pháp luật và mục tiêu của nền giáo dục nhân bản ở Việt Nam hầu như sụp
đổ hoàn toàn.
Mở quán thịt chó vì lợi nhuận cao \
Thịt chó và nạn trộm chó
Nhóm phóng viên từ VN
2013-08-02
Vài năm trở lại đây, thói quen ăn thịt chó bắt đầu lan rộng trong
giới thanh niên, sinh viên, số lượng người ăn thịt chó tăng vọt và số
lượng chó bị bắt trộm cũng tăng vọt tỉ lệ. Đáng sợ là mức độ liều lĩnh
và man rợ của kẻ bắt trộm chó, ban đầu, những người này dùng gậy gộc,
ống tuýp sắt để uy hiếp những ai ngăn cản họ đập chó, về sau, họ dùng cả
mã tấu, roi điện và súng hoa cải để uy hiếp dân lành. Và, sự việc phát
triển lên đến đỉnh điểm khi người dân nổi giận, bắt kẻ trộm chó đánh hội
đồng cho đến chết và đốt xác, đốt xe máy.
Không thể làm ăn chân chính
Một người buôn chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không
sớm thì muộn anh cũng bỏ nghề, vì thời buổi này không cho phép anh làm
ăn chân chính, anh bị ép đủ hướng. Giải thích thêm, anh nói rằng việc
chở một chiếc lồng sắt và một ít nồi, niêu, xoong, chảo để đi đổi chó
như anh từng làm gần hai mươi năm nay nghe ra không còn hợp thời nữa.
Vì có đổi cách gì anh cũng không thể kiếm lãi gấp đôi lần trên mỗi
con chó. Hơn nữa, chó là vật nuôi thân thiết, chủ của nó chỉ đổi những
con chó ốm yếu, bệnh hoạn, thậm chí chó có dấu hiệu bệnh dại. Những con
chó như thế, bắt cũng nguy hiểm mà khi mang về bán lại cho đại lý cũng
bị chê lên chê xuống, đi cả ngày có khi kiếm chưa được một trăm ngàn
đồng tiền lãi.
Trong khi đó, kẻ đập chó không cần quan tâm chủ của con chó có đồng ý
bán hay không, chỉ cần thấy con chó nào béo mập, lông đẹp là chúng đập,
vì chỉ tốn vài chục ngàn tiền xăng để đi lùng, nên khi bán, họ sẵn sàng
phá giá, bán đổ bán tháo, mà có bán đổ bán tháo cách gì thì cũng kiếm
được vài ba triệu đồng trên tay với năm, sáu con chó đập được.
Đó là chưa nói đến chuyện hiểu lầm, ví dụ như trong làng, trong xóm
có nhà vừa mất chó, đằng nào họ cũng bực bội, nếu không may chở giỏ vào
khu vực này rao mua chó, ít thì bị người ta gièm pha, khinh bỉ, nhiều
thì bị gây gỗ, đánh đập. Suy cho cùng, muốn làm ăn chân chính trong nghề
buôn chó khó vô cùng, khó vì nhiều thứ, trong đó có cả chuyện đụng chạm
đến nhân phẩm và tính mạng.
Một người buôn chó khác tên Trân, kể với chúng tôi là cách đây vài
tháng, ông đã cùng bà con ở thôn Kiến Giang, Lệ Thủy, truy hô và bắt
bằng được kẻ đập trộm chó. Bắt xong, nhìn những người dân đánh hai kẻ
trộm chó mặt mày sưng húp, ông thấy cũng tội nghiệp, van xin dân làng
tha cho chúng. Nhưng, hai ngày sau, cũng chính những kẻ trộm chó này
chặn đường ông Trân và dùng gậy đánh ông tới tấp.
Rất may, ông Trân vốn là lính đặc công ở chiến trường Cambodia trong
những năm 1970, nên chuyện hóa giải và chống trả không khó khăn cho mấy,
ông không hề hấn gì. Nhưng trận đòn trả thù không thành của hai kẻ đập
chó lại làm ông tổn thương nặng nề về mặt tình cảm, về cái gọi là sự tử
tế và lòng bi mẫn giữa con người với nhau.
Mở quán thịt chó vì lợi nhuận cao \
Những bình rượu ngâm thịt chó tại một quán thịt chó, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Một người tên Hiếu, chủ quán thịt chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình (quê của giòng họ Ngô đình và Võ nguyên Giáp) nói với
chúng tôi rằng không có thứ gì nhanh xóa nghèo bằng mở quán thịt chó nếu
như biết quyết tâm làm giàu. Ông Hiếu cho biết, cứ trung bình một con
chó hơi, nghĩa là chó chưa qua khâu làm thịt và chế biến, ông mua với
giá từ ba trăm đến năm trăm ngàn đồng, khi về, ông bán được thấp nhất
cũng một triệu rưỡi đồng, sau khi khấu hao các thứ như củ riềng, củ sả,
lá mơ, chuối cây, các loại rau, mắm tôm và than củi, ông lãi từ một
triệu đến một triệu hai trăm ngàn đồng.
Ông Hiếu nói thêm, đó là chưa kể đến những dịch vụ phụ kèm theo như
rượu gạo, bia, rượu ngoại. Trước đây người ta chỉ ăn thịt chó uống rượu
gạo, nhưng gần đây, do nhu cầu của giới cán bộ càng lúc càng cao cấp, họ
không thích uống rượu gạo, chuyển sang bia lon, mà bia lon uống vời
thịt chó nghe ra không hợp khẩu vị nên họ chuyển sang rượu ngoại. Trung
bình, bán một mâm nhậu cho cán bộ với một chai rượu ngoại, kiếm lãi ít
nhất cũng ba trăm ngàn đồng.
Một chủ quán khác ở Lệ Trạch, Quảng Bình nói cho chúng tôi biết là
quán của ông khá độc đáo, ông thiết kế quán theo phong cách nhà vườn, có
bụi chuối, vại đựng nước, gốc rơm, bụi tre và có nhiều túp lều tranh để
thực khách ngồi nhậu. Mỗi túp lều tranh có một bộ phản gỗ, có đệm
lót để ngồi, có nhân viên phục vụ riêng. Thực khách chỉ cần cầm menu,
gọi món là có tất. Ông chế biến một con cầy ra thành hai mươi bốn món
chứ không phải bảy món như dồi, rượu mận, hấp, nướng, xáo măng, cuốn sả…
như nhiều quán khác. Mỗi món ông đặt tên nghe phảng phất không khí
hoàng cung như: Minh Mệnh thảm tức, món hấp, Tự Đức thị uy, tức món
nướng, Đồng Khánh lễ nghi tức, món giò chó nướng lá lốt… Tuy quán của
ông Hiếu lấy giá hơi cao nhưng bù vào đó là ông có đủ các loại rượu dầm
mà với giới chức cán bộ, nó thuộc vào loại cao cấp như nhau chó, rượu sa
kê dầm thai chó, rượu Làng Vân dầm pín chó… Theo ông Hiếu, tất cả các
loại rượu này đều giúp cho thực khách cường dương, tráng khí và thấy
thoải mái, hồi xuân.
Hỏi thăm một thực khách tên Dũng, ông cho chúng tôi biết là ông có
thể ăn thịt chó thế cơm, ông là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan cấp
tỉnh. Ông nói rằng ăn thịt chó nhưng phải có văn hóa, nghĩa là ăn những
quán lịch sự, sang trọng và có rượu ngoại em út, với ông, việc boa tiền
cho em út đẹp mắt là một văn hóa đáng trân trọng, nó thể hiện đẳng cấp
của một người quí phái.
Một người bạn trong nhóm bắt chuyện khá thân thiết, uống giao lưu với
ông khách này vài ly, khoe thu nhập của mình và hỏi thăm mức lương hằng
tháng của ông cán bộ này, ông cười mỉa mai, nói rằng tiền lương cả
tháng của ông chỉ đủ để ông ăn một bữa thịt chó vừa vừa, chưa đúng đẳng
cho lắm.
Chúng tôi tạm biệt Quảng Bình, một vùng đất cho đến nay vẫn được mệnh
danh là ‘chó ăn đá gà ăn muối”, nhiều gia đình vẫn còn quay quắt, chật
vật với cơm áo. Không biết việc kinh doanh thịt chó của nhiều người và
ăn thịt chó có đẳng cấp của các quan chức có làm thay đổi được bộ mặt
kinh tế của vùng đất này chút nào không?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eating-dog-results-illegal-hunting-08022013101202.html
Nghi trộm
chó, dân làng đánh chết 3 người
Thursday,
August 29, 2013
BẮC GIANG
(NV) - Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, có đến 3 người đàn ông bị đánh chết vì nghi
trộm chó trong hai vụ khác nhau tại tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa.
Vụ
trước xảy ra khoảng 6 giờ chiều ngày 27 tháng 8 tại xã Danh Thắng thuộc
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Theo báo Tuổi Trẻ, hai người đàn ông lạ
mặt được cho là bị bắt quả tang toan trộm chó đã bị dân làng đánh gục
tại chỗ.
Giấy tờ tùy thân để lại cho biết cả hai nạn nhân gồm ông Ðặng Văn Thịnh 41 tuổi, cư dân xã Danh Thắng và ông Ðặng Bá Ðông 37 tuổi, cư dân xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa. Ông Ðặng Văn Thịnh bị đánh chết tại chỗ, còn ông Ðặng Bá Ðông chết trên đường đi cấp cứu.
Người đứng đầu công an huyện Hiệp Hòa cho biết thêm, khoảng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 8, một số người dân kéo đến đồn công an nhận tội đã đánh chết hai nghi can trộm chó kể trên.
Vụ kế tiếp xảy ra khoảng 6 tiếng đồng hồ sau tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Nạn nhân bị đánh chết vì nghi trộm chó trong vụ này là ông Trần Văn H. 27 tuổi, cư dân huyện Như Thanh.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, rạng sáng ngày 28 tháng 8, ông H. cùng với một ông khác chở nhau trên xe gắn máy lảng vảng tại thôn Eo Son thuộc huyện Như Thanh. Nghi hai người này trộm chó, dân chúng tri hô và rượt đuổi, nhưng chỉ bắt được ông H. Người kia đã nhanh chân tẩu thoát, hiện chưa rõ danh tính.
Ông H. bị dân chúng trong làng bao vây, đánh gục tại chỗ. Ông này được đưa vào bệnh viện cứu cấp nhưng đã chết dọc đường. Công an cho hay, tịch thu được tang chứng gồm 1 con chó đã chết, một cái bao và chiếc xe gắn máy của kẻ trộm.
Trước đó chừng một tháng, người ta vớt được thi thể hai thanh niên chết đuối tại sông Mã thuộc địa phận huyện Yên Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa. Danh tính của hai nạn nhân xấu số được xác định là Lê Văn Thành 17 tuổi và Ngô Văn Ngọc 19 tuổi, đều là cư dân huyện Yên Ðịnh.
Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của chính quyền xã Vĩnh Ninh cho hay, hai thanh niên chết đuối nói trên là nghi can một vụ trộm chó xảy ra tại xã này, thuộc huyện Vĩnh Ninh, Thanh Hóa. Cả hai đã bị người dân rượt đuổi đến tận bến sông Mã.
Ðường cùng, Thành và Ngọc nhào đại xuống sông để trốn nhưng không may bị nước cuốn trôi.
Trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ông Lưu Xuân Thành, người đứng đầu công an xã Tân Thành, tỉnh Thanh Hóa gọi các nghi can xấu số bị đánh chết là “kẻ cướp.” Xã này được coi là điểm “nóng” của tệ trạng này, vì hầu hết cư dân của 25 xóm thuộc xã đều bị mất trộm chó nhà.
Ông Thành cho biết, trung bình mỗi ngày xã ông xảy ra khoảng 8 vụ trộm chó, tính ra đã có hàng ngàn con bị bắt làm “mồi.” Người ta còn ước tính, có đến 80% chó vừa sổng khỏi nhà lập tức bị bắt mất.
Ông Thành tỏ ra bực bội khi kể câu chuyện nói các nghi can bắt chó một cách táo bạo. Có người dân bị giật phăng sợi dây xích đang cầm trên đường đưa chó đi “đồng.” Có gia đình bị mất liền 7 con chó trong một thời gian ngắn. Giận dữ vì kẻ trộm chó hoành hành, nhiều dân làng hô hào nhau phải “xử” người trộm chó như... những con chó bị trộm.
Còn theo dư luận, người trộm chó ngày càng nhiều vì túng quẫn, nghiện ngập. Tuy nhiên, cũng có những người vì nghèo, nuôi chó cho lớn để bán kiếm tiền độ nhật. Cuộc “đối đầu” giữa những người cùng khổ ở xã hội Việt Nam hiện nay đã dẫn đến nạn bất chấp pháp luật, giết nhau như “ngóe.” (PL)
Nơi hai người đàn ông trộm chó bị bắt, bị đánh chết. (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Giấy tờ tùy thân để lại cho biết cả hai nạn nhân gồm ông Ðặng Văn Thịnh 41 tuổi, cư dân xã Danh Thắng và ông Ðặng Bá Ðông 37 tuổi, cư dân xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa. Ông Ðặng Văn Thịnh bị đánh chết tại chỗ, còn ông Ðặng Bá Ðông chết trên đường đi cấp cứu.
Người đứng đầu công an huyện Hiệp Hòa cho biết thêm, khoảng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 8, một số người dân kéo đến đồn công an nhận tội đã đánh chết hai nghi can trộm chó kể trên.
Vụ kế tiếp xảy ra khoảng 6 tiếng đồng hồ sau tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Nạn nhân bị đánh chết vì nghi trộm chó trong vụ này là ông Trần Văn H. 27 tuổi, cư dân huyện Như Thanh.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, rạng sáng ngày 28 tháng 8, ông H. cùng với một ông khác chở nhau trên xe gắn máy lảng vảng tại thôn Eo Son thuộc huyện Như Thanh. Nghi hai người này trộm chó, dân chúng tri hô và rượt đuổi, nhưng chỉ bắt được ông H. Người kia đã nhanh chân tẩu thoát, hiện chưa rõ danh tính.
Ông H. bị dân chúng trong làng bao vây, đánh gục tại chỗ. Ông này được đưa vào bệnh viện cứu cấp nhưng đã chết dọc đường. Công an cho hay, tịch thu được tang chứng gồm 1 con chó đã chết, một cái bao và chiếc xe gắn máy của kẻ trộm.
Trước đó chừng một tháng, người ta vớt được thi thể hai thanh niên chết đuối tại sông Mã thuộc địa phận huyện Yên Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa. Danh tính của hai nạn nhân xấu số được xác định là Lê Văn Thành 17 tuổi và Ngô Văn Ngọc 19 tuổi, đều là cư dân huyện Yên Ðịnh.
Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của chính quyền xã Vĩnh Ninh cho hay, hai thanh niên chết đuối nói trên là nghi can một vụ trộm chó xảy ra tại xã này, thuộc huyện Vĩnh Ninh, Thanh Hóa. Cả hai đã bị người dân rượt đuổi đến tận bến sông Mã.
Ðường cùng, Thành và Ngọc nhào đại xuống sông để trốn nhưng không may bị nước cuốn trôi.
Trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ông Lưu Xuân Thành, người đứng đầu công an xã Tân Thành, tỉnh Thanh Hóa gọi các nghi can xấu số bị đánh chết là “kẻ cướp.” Xã này được coi là điểm “nóng” của tệ trạng này, vì hầu hết cư dân của 25 xóm thuộc xã đều bị mất trộm chó nhà.
Ông Thành cho biết, trung bình mỗi ngày xã ông xảy ra khoảng 8 vụ trộm chó, tính ra đã có hàng ngàn con bị bắt làm “mồi.” Người ta còn ước tính, có đến 80% chó vừa sổng khỏi nhà lập tức bị bắt mất.
Ông Thành tỏ ra bực bội khi kể câu chuyện nói các nghi can bắt chó một cách táo bạo. Có người dân bị giật phăng sợi dây xích đang cầm trên đường đưa chó đi “đồng.” Có gia đình bị mất liền 7 con chó trong một thời gian ngắn. Giận dữ vì kẻ trộm chó hoành hành, nhiều dân làng hô hào nhau phải “xử” người trộm chó như... những con chó bị trộm.
Còn theo dư luận, người trộm chó ngày càng nhiều vì túng quẫn, nghiện ngập. Tuy nhiên, cũng có những người vì nghèo, nuôi chó cho lớn để bán kiếm tiền độ nhật. Cuộc “đối đầu” giữa những người cùng khổ ở xã hội Việt Nam hiện nay đã dẫn đến nạn bất chấp pháp luật, giết nhau như “ngóe.” (PL)
No comments:
Post a Comment