Hung
Thần Mậu Thân Huế 68
Hoàng Phủ Ngọc
Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), tôi phải gọi hắn là hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay
đao phủ thủ thành Nội năm xưa, vẫn bị hàng ngàn nạn nhân Mậu Thân Huế
oan khiên gọi hồn y. Theo thuyết nhà Phật thì sự sống của chúng sinh
giữa sinh và diệt cách nhau vài sát na. HPNT đã trải qua ngưỡng cửa
sát na sinh diệt, nhưng sổ thông hành Diêm Vương chưa chính thức email
cho y.
Ngày 16-6-1998 y lâm phải chứng đột quị lần đầu tại Đà Nẵng, bị hôn
mê, coma 2 tháng, may mắn sống sót, nhưng yếu xìu có điều như cọng bún
thiu, phải nằm một chỗ. Đến năm 2008, tức 10 năm sau y nhập viện lần
thứ 2, lục phủ ngũ tạng của y be bét, theo hồ sơ bịnh lý thì ngoài
chứng bịnh “xì-trốc”, hay chứng tai biến mạch máu não, mạch máu não vỡ
nát te tua khiến y không đi được, chỉ ngồi lăn xe, dáng dấp hom hem
trông dễ sợ như hồn ma gọi vể.
Theo vợ y, Lâm Thị Mỹ Dạ tiết lộ HPNT đang ngồi tiếp bạn bè, lúc 3 giờ chiều ngày 5/11/2008, bụng y bị chương cứng sưng to như bánh phồng trông dễ sợ, nôn mữa ra máu đen mấy lần. Y được đưa đến một y viện nhỏ cấp cứu. Sang ngày sau y được chuyển sang Bệnh viên Trung Ương ở Huế, tại đây y ngưng chứng nôn dạ, nhưng lại tiểu ra máu đen ngòm khó xem lâu. HPNT còn mang các thứ bịnh nan y khác như tiểu đường, suy thận, bệnh huyết áp cao cấp tenor, bệnh cao mỡ khá nặng, bịnh gan nhiễm mỡ,... Kiểu này chắc tuổi thọ của y sẽ khiêm nhường mà thôi.
Đó là con ma Hoàng Phủ, một trí thức theo hệ phái do Mao ”lăng-xê” cấp huân chương cao quí, một giáo sư, một công tử xứ Huế dù nhan sắc có phần kém mặn mòi, xin xem hình đính kèm.
Theo vợ y, Lâm Thị Mỹ Dạ tiết lộ HPNT đang ngồi tiếp bạn bè, lúc 3 giờ chiều ngày 5/11/2008, bụng y bị chương cứng sưng to như bánh phồng trông dễ sợ, nôn mữa ra máu đen mấy lần. Y được đưa đến một y viện nhỏ cấp cứu. Sang ngày sau y được chuyển sang Bệnh viên Trung Ương ở Huế, tại đây y ngưng chứng nôn dạ, nhưng lại tiểu ra máu đen ngòm khó xem lâu. HPNT còn mang các thứ bịnh nan y khác như tiểu đường, suy thận, bệnh huyết áp cao cấp tenor, bệnh cao mỡ khá nặng, bịnh gan nhiễm mỡ,... Kiểu này chắc tuổi thọ của y sẽ khiêm nhường mà thôi.
Đó là con ma Hoàng Phủ, một trí thức theo hệ phái do Mao ”lăng-xê” cấp huân chương cao quí, một giáo sư, một công tử xứ Huế dù nhan sắc có phần kém mặn mòi, xin xem hình đính kèm.
Trong biến cố Thảm sát
Mậu Thân tại Huế, HPNT là tay sát thủ có máu lạnh khét tiếng, vì y giết người
không gớm tay. Năm 1966 khi còn là một sinh viên, cùng Nguyễn Đắc Xuân tổ chức
đoàn "Phật Tử Quyết Tử" gây nhiễu nhương hỗn loạn, tạo hoang mang
tinh thần người dân xứ Huế, sau đó HPNT trốn vào bưng biền a tòng theo VC và
trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên"
và chiêu dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh. Trái với
dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa, ngược
lại người dân bỏ phiếu bằng chân trốn sang các khu vực có QLVNCH như Tiểu Khu
Thừa Thiên, Phú Bài, Mang Cá, Bến Tàu, Trường Kiểu Mẫu,...
Chính tinh thần bất hợp tác của người dân Huế, bọn VC và tay sai đã thẳng tay tàn sát dân quân VNCH tại Huế vô tội vạ. Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và đồng minh phản công dữ dội, ngày 07-02-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bất lợi cho quân VC nên chúng đành tháo chạy lui binh. Ngày 23-0-68 quân VC bị đẩy ra khỏi Huế, cờ vàng VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu vực đông dân là Gia Hội, theo những con số thống kê về hài cốt đào xới tìm được trong một số mồ chôn tập thể sau khi giặc bị đánh bật ra khỏi thành phố, tại các địa điểm định vị được là khoảng 2500 xác.
Những mồ chôn khác, hay mất tích không kiểm kê được. Giở trang sử cũ trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế bọn giặc ác ôn đã dã man chôn sống hàng ngàn đồng bào vô tội, bọn súc sinh ác quỉ có máu lạnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa,… mang nợ máu với người dân Huế, nếu người dân Huế không hành hình được chúng, nhưng theo qui luật của luật thiên nhiên trời đất khi gây nhân sẽ hái quả mà thôi.
Tên hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa HPNT lãnh y án nhiều chứng bịnh, rồi đây sẽ đi đong. Cái chế độ mà chúng còng lưng cúc cung, quì lụy đang rung rinh giao động như lắc twist again, thì những loại tay sai HPNT với mạng sống như chỉ treo mành. Xin mời quí ông bà, quí bà con cô bác, quí ACE hãy xem bài kỷ niệm Mậu Thân có tên hung thần ác quỉ “xì-trốc” HPNT do nhà văn Huy Phương viết dịp Tết 2011, gợi nhớ Tết 1968 với ký ức u buồn khôn nguôi. Xin mời bài Huy Phương, kế tiếp là bài Hoàng Hải Thủy, cùng chủ đề...
Chính tinh thần bất hợp tác của người dân Huế, bọn VC và tay sai đã thẳng tay tàn sát dân quân VNCH tại Huế vô tội vạ. Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và đồng minh phản công dữ dội, ngày 07-02-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bất lợi cho quân VC nên chúng đành tháo chạy lui binh. Ngày 23-0-68 quân VC bị đẩy ra khỏi Huế, cờ vàng VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu vực đông dân là Gia Hội, theo những con số thống kê về hài cốt đào xới tìm được trong một số mồ chôn tập thể sau khi giặc bị đánh bật ra khỏi thành phố, tại các địa điểm định vị được là khoảng 2500 xác.
Những mồ chôn khác, hay mất tích không kiểm kê được. Giở trang sử cũ trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế bọn giặc ác ôn đã dã man chôn sống hàng ngàn đồng bào vô tội, bọn súc sinh ác quỉ có máu lạnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa,… mang nợ máu với người dân Huế, nếu người dân Huế không hành hình được chúng, nhưng theo qui luật của luật thiên nhiên trời đất khi gây nhân sẽ hái quả mà thôi.
Tên hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa HPNT lãnh y án nhiều chứng bịnh, rồi đây sẽ đi đong. Cái chế độ mà chúng còng lưng cúc cung, quì lụy đang rung rinh giao động như lắc twist again, thì những loại tay sai HPNT với mạng sống như chỉ treo mành. Xin mời quí ông bà, quí bà con cô bác, quí ACE hãy xem bài kỷ niệm Mậu Thân có tên hung thần ác quỉ “xì-trốc” HPNT do nhà văn Huy Phương viết dịp Tết 2011, gợi nhớ Tết 1968 với ký ức u buồn khôn nguôi. Xin mời bài Huy Phương, kế tiếp là bài Hoàng Hải Thủy, cùng chủ đề...
VHLA
THẢM SÁT MẬU THÂN 1968và luận điệu gian dối của Hoàng Phủ Ngọc Tường
HUY PHƯƠNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường, người lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh của máu!
Vào những ngày đầu năm Âm Lịch ở Little Saigon, khi không khí những ngày
Tết hải ngoại còn vướng vất đâu đây, tôi nhận được qua điện thư một
đoạn phim (chưa edit) trong loạt phim 10 tập Vietnam History do một đài
truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982. (Roll 29 of Vietnam Project-
Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer). Chúng ta
cũng đừng quên rằng trong thời gian Tết Mậu Thân, Tường là Tổng Thư Ký
của “Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ Hòa Bình” do Lê Văn Hảo làm chủ tịch.
Để trả lời câu hỏi: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và
đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây”, Hoàng
Phủ Ngọc Tường (HPNT) đã trả lời vòng vo, ấp úng trong 12 phút với một
luận điệu gian dối, vu vạ, sai sự thật một cách đáng khinh bỉ. Là một
người lính có mặt ở Huế trong 21 ngày Cộng Sản chiếm cứ cố đô, sau đó,
với tư cách phóng viên báo chí, đã trở lại đi theo những chuyến đào mộ
tập thể, cũng như đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật liên quan đến vụ
thảm sát ở Huế, như ông Võ Văn Bằng, Chủ tịch Uỷ Ban Truy Tầm & Cải
Táng Nạn nhân CS Mậu Thân, tôi thấy cần phải viết một vài dòng về bộ mặt
và tâm địa độc ác của một “người” mang danh trí thức Cộng Sản như HPNT.
Điều phải nói trước tiên là Tường đã nói dối khi phủ nhận sự có mặt của y
trong những ngày bộ đội CS vào Huế. Về sau này, trước dư luận và sự tấn
công của báo chí hải ngoại, qua các nhân chứng xác nhận HPNT hiện diện
tại Huế ngay trong các vụ xử án trong vùng Gia Hội, Tường đã chối rằng
trong những ngày này, y đang ở trong khu an toàn trên núi. Chính câu hỏi
của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu
Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội
dung câu hỏi được đăt ra ở trên.
Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở
Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả
chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những
câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rõ
ràng.
Câu nói vào đề của Tường là vụ thảm sát ở Huế “do chính Mỹ gây ra” nhưng
lại đổ cho tội lỗi của “cách mạng”, và xem đây như là một bửu bối để
đưa ra trước cuộc hoà đàm Paris để bôi nhọ “Cách Mạng Việt Nam”.
Để nói về những người bị giết, Tường cho biết, trong số đó hiển nhiên là
“có một số người” do du kích và “quân đội cách mạng” thi hành bản án tử
hình tại chỗ, vì căm thù đã lâu, bị tra tấn, cả gia đình phải đi ở tù,
và khi cách mạng bùng lên, họ (CS) lấy lại được thế của người mạnh, nên
phải giết. Mặt khác đây là những tên ác ôn đã từng giết nhiều gia đình
cách mạng, có khi cả nhà 10 người, nay “cách mạng” chỉ lấy lại mạng sống
của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng. Chính những người chỉ huy
của cách mạng không thể kiểm soát nổi họ, và chính họ (cấp dưới) đã thi
hành bản án đối với kẻ thù của mình.
Sau khi cho rằng “khối lớn người chết đã làm nên những nấm mồ, đã được
Mỹ Nguỵ quay phim và đưa ra công luận”, Tường đã lớn tiếng đặt câu hỏi:
“Những xác chết nằm ở dưới đó là ai?” và tự giải thích:
1. Nhân dân đã bị bom Mỹ trong các đợt phản kích chiếm lại Huế. Tường
dẫn chứng Mỹ đã thả bom một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba (?), “đúng”
200 người vừa chết vừa bị thương. Trong đêm tối y đã đi trên những đường
hẽm, lội trong một vũng lầy, mà y tưởng là bùn, nhưng khi rọi đèn pin
lên thì đó toàn là máu lầy lội, và trong những ngày “chúng tôi rút ra”
thì chúng nó (Mỹ hay Nguỵ) đã gom lại và đem đi chôn.
Dân chúng Huế đã hiểu đây quả là một điều dối trá, và nhờ câu nói này
chúng ta biết rằng, người Cộng Sản thường lội trong máu mà cứ tưởng lội
trong bùn vì không nghe mùi tanh.
2. Hằng loạt gia đình có con em tham gia cách mạng, đi lên rừng sau Mậu
Thân thì chúng (Nguỵ) đã bắn chết và cũng chôn vào trong những hố đó.
3. Xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo thì cũng được chôn vào đó.
4. Có những đoàn thanh niên và thường dân bị lưu giữ, mà chúng tôi không
hề có ý định giết nhưng vì đi thành một đám đông nên bị máy bay Mỹ
cương quyết tìm cách tập kích vào để không còn ai có thể sống sót, chết
nằm ở bìa rừng, kể các các cán bộ, binh sĩ hộ tống đoàn người đó cũng bị
chết luôn. (Luận cứ này đã dược Bùi Tín lặp lại trong một lần trả lời
báo chí năm 2007.)
5. Ba năm sau 1975, chúng tôi đi làm thuỷ lợi đã đào được những hầm gọi
là “thảm sát Mậu Thân” mà trong đó đầy những người đội mũ tai bèo và mặc
áo quần quân giải phóng.
Để kết luận, Tường cho đây là sự ranh mãnh của thực dân mới, bắn một mũi
tên được hai mục tiêu: che dấu tội ác đã làm và đổ tội tất cả cho quân
giải phóng. Một cách thiếu luận cứ, Tường cho rằng “thảm sát mậu Thân”
là một kế hoạch tuyên truyền rất lớn có tính cách chiến lược do
Kissinger đề ra và nước Mỹ đã tốn một ngân sách rất lớn để dùng cho vấn
đề gọi là Mậu Thân ở Huế.
Sau khi chối quanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở lại nói rằng đối với
những người mà nhân dân đã thi hành bản án là lẽ đương nhiên vì lòng căm
thù, và khi đối diện với kẻ thù, trước họng súng, “nhân dân của chúng
tôi phải đổi lấy máu của chúng tôi, thi hành bản án đó đối với những kẻ
tử thù của dân tộc mình”.
Tường cho rằng chiến dịch “Thảm Sát Mậu Thân” do chính quyền Mỹ bịa ra,
dựng lên để “đổi trắng thay đen” và để “lừa bịp nhân loại”.
Chúng ta, đồng bào Huế, gia đình các nạn nhân và nhất là các phóng viên
báo chí quốc tế đã có mặt trong những ngày đào mộ và cải táng những nấm
mồ tập thể tại Huế sau Tết Mậu Thân, và căn cứ vào danh sách nạn nhân,
cách giết người, cách trói người trong các hầm tập thể, đã thấy những
lời nói của HPNT là gian dối.
Trong các hố chôn tập thể này chúng ta đã tìm thấy thi thể các giáo sư y
khoa người Đức, các giáo sư trung học, các vị linh mục, sư huynh, tu
sĩ, sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân và cảnh sát không vũ khí, y
tá, học sinh, thường dân... đầu bị bể nát hay thủng vì vết đạn, bị trói
xâu chùm bằng giây điện thoại, thép gai, giây lạt tre.
Phải chăng họ là những tử thù của các đồng chí của HPNT? Và trong 22 hầm
chôn tập thể được khám phá không hề có một đôi dép râu, cái nón cối hay
cái mũ tai bèo nào. Chúng ta nếu muốn lên án hay đổ lỗi cho Cộng Sản
cũng không thể nguỵ tạo hay che dấu được điều gì trước sự quan sát của
các phái đoàn quốc tế đến Huế. Bản chất “đổi trắng thay đen” để “lừa bịp
nhân loại”, dối trá, vu vạ là những đòn chính trị lâu đời của Cộng Sản,
mà những tên học trò tay mơ như HPNT không thể qua mặt được ai.
Trong phần cuối của cuốn phim, HPNT đã lên án chế độ Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, mặc dù không liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân, chúng tôi nêu ra
đây, để thấy thêm sự xảo trá, quá quắt của y.
Thứ nhất, y nói rằng “hằng năm đến ngày Tết, tất cả giáo sư đại học, trí
thức, nguỵ quyền, đều phải mặc “áo xưa” (ý y muốn nói đến áo thụng) đến
quỳ ở trước sân để tung hô chúc thọ, mừng tuổi cho cả gia đình họ Ngô
kể cả Ngô Đình Diệm ngồi trên những cái ngai vàng.” Thứ hai, muốn loại
những ảnh hưởng của cách mạng tháng 8 ngay trong thành phố này (Huế),
“những gia đình có con đi tập kết ra Bắc lần lượt bị tù đày và bị tra
tấn.” Thứ ba, với “những gia đình có chồng đi tập kết để lại một đứa con
ở trong bụng thì chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và cho
đến lúc cái thai phải văng ra ngoài (sic)!
Người viết bài này và HPNT đều là công chức dưới thời TT Ngô Đình Diệm
(năm 1966 Tường mới ra bưng), bản thân Tường và Tường có thấy tôi đến
quỳ trước sân nhà ông Ngô Đình Điệm ở Phủ Cam không?
Về chuyện gia đình tập kết, một người bạn chung mà chắc Tường không thể
không biết, là Tôn Thất Lan có cha đi tập kết, sau 1975 mới về. Lan và
người em trai đều tốt nghiệp Y Khoa, Tôn Thất Lan nguyên là Thiếu Tá
Quân Y phục vụ tại Long An, sau 1975 ở lại tiếp tục hành nghề ở Saigon.
Em của Lan vượt biên sang Mỹ hiện làm việc tại Quận Cam. Ở miền Nam ai
cũng biết, ông Dương Văn Minh và ông Trần Ngọc Châu đều có em trai đi
tập kết theo Cộng Sản, mà người làm đến Tổng Thống, người là Tỉnh Trưởng
rồi Dân Biểu. Vậy mà ở miền Bắc, HPNT nói điều này ra chắc cũng có
người tin, mới biết chính sách tuyên truyền của Cộng Sản điêu ngoa, chà
đạp lên sự thật đến dường nào.
Điều cuối, ghê tởm nhất là Tường vu cáo những người đàn bà mang thai có
chồng đi tập kết bị chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và
cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài. Trước hết, sự thật, nếu HPNT
dẫm lên bụng một người đàn bà mang thai, cái thai có văng ra ngoài được
không? Trong thành phố Huế này, nơi mà tôi và HPNT đã lớn lên dưới thời
Vua Bảo Đại, qua thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi đến thời Đệ Nhị Cộng
Hoà, có ai nghe, chứ chưa nói đến chuyện thấy hành động độc ác, chỉ có
trong trí tưởng tượng của những con người Cộng Sản, và dùng nó để tuyên
truyền cho đám dân ngu dưới chế độ CS Bắc Việt, chứ ở miền Nam, nói
chuyện này, ai tin!
Người xưa gọi thái độ này của HPNT là “ngậm máu phun người” (hàm huyết
phún nhân), và dân Huế có câu “nói mà không sợ cây nó mọc trong họng,”
nôm na đặc sệt Huế nhất lại có thành ngữ “một lời nói là một đọi (bát)
máu!”
Người trí thức phải đặt sự thật lên tất cả phe phái, không uốn lưỡi vì
danh lợi, phải “yêu ai thì nói rằng yêu, ghét ai thì bảo rằng ghét." như
Phùng Quán, đừng vì sợ hãi, lập công trạng mà bỏ sự thật. Muốn có một
xã hội tốt đẹp không cần phải đào tạo con người theo “mô hình xã hội chủ
nghĩa” mà phải đào tạo những con người chân thật, biết yêu sự ngay
thẳng, ghét điều gian trá. Những con người tự nhận là nghệ sĩ, trí thức
XHCN như HPNT sẽ đưa đất nước này càng ngày càng đi vào con đường tồi
tệ. Những ai là người dân Huế một thời với HPNT, những ai đã sống và
biết đến tấn thảm kịch Mậu thân, sẽ phải đau lòng và cũng buồn cười
trước những lời phát biểu của HPNT.
Tường ơi! Huế oan khuất, đau đớn lắm. Mi phải trả giá những gì mi đã tạo
ra, nghiệp khẩu và hành động đã đưa mi đến tình cảnh ngày hôm nay. Đã
đến lúc ăn năn, hối lỗi đi là vừa, những đứa con xứ Huế đem ác quỷ về
giết bà con, anh em họ hàng:“lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì
không nghe mùi tanh của máu!”
(1) Xin rõ thêm chi tiết xin
vào: http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:e67ef62e29a364dbb7faeb55837714f9163fe9ec
PHẢN BÁC BÁO AN NINH THẾ GIỚI CỦA CỘNG SẢN VỀ NHỮNG HUNG THẦN CỦA HUẾ-MẬU THÂN 1968
Trong tháng 1 vừa qua, báo An Ninh Thế Giới của CSVN đã đăng liên tiếp ba bài:
Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu": Sự vu khống tráo trở...
để chối bỏ tội ác thảm sát hơn 7.000 đồng bào Huế trong biến cố Mậu
Thân 1968 của các “HUNG THẦN MÁU LẠNH” của Cố Đô Huế. Hiện nay đài
truyền hình VTV1 thuộc hệ thống truyền hình quốc gia của CSVN lại đang
trình chiếu bộ phim "GIẢI MÃ MẬU THÂN 1968"
để bóp méo lịch sử và che đậy tội ác của cộng sản Việt Nam trong vụ
thảm sát hơn 7.000 đồng bào tại Huế và gây đau thương tang tóc cho hàng
trăm ngàn gia đình khác trên khắp các đô thị của Miền Nam vào mùa Xuân
Mậu Thân của 45 năm trước. Nghĩa là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam
vẫn tiếp tục dối trá, tiếp tục che đậy tội ác để hòng tiếp tục gây thêm
tội ác với đồng bào.
Đối
với người dân Huế nói riêng và đối với đại đa số người Việt Nam nói
chung thì chẳng ai còn xa lạ gì với những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Hoàng Phủ Ngọc Phan hay Nguyễn Đắc Xuân, không phải vì đó là những nhà
văn, nhà thơ có tên tuổi hay nhà Huế học đã dành cả cuộc đời để nghiên
cứu về Huế mà bởi đó là những đồ tể khát máu, những hung thần máu lạnh
đã xuống tay tàn sát hơn 7.600 đồng bào Huế trong biến cố tết Mậu Thân
1968. Đã 45 năm trôi qua kể từ cái tết đau thương của dân tộc và quá bi
thảm cho các nạn nhân ở Huế, là một khoảng thời gian quá nửa đời người
để cho đã có ít nhất là đã hai thế hệ được sinh ra và trưởng thành sau
biến cố đó, đó là hai thế hệ người Việt có thể không biết, hoặc biết rất
mơ hồ về vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế do chính những người con dân
của xứ Huế gây ra cho chính đồng bào của mình, cho chính đồng môn của
mình và cho chính cả nhưng vị ân sư của mình nữa. Đó là tội ác, tội ác
trời không dung, đất không tha những đứa con lầm lạc của đất Thần Kinh
mang danh là những trí thức là những con dòng cháu giống mà đã quá ngu
tối, quá xuẩn động đi theo cộng phỉ để rồi mang giáo gươm, bom đạn về
tàn sát dân lành vào những ngày xuân về tết đến. Nhắc nhớ lại những tang
thương này của dân tộc không phải để khơi lại nỗi đau thương của đồng
bào Huế, mà để thế hệ của những người đã từng trải qua những tháng ngày
buồn đau và kinh hoàng vào những ngày Xuân của 45 năm trước sẽ không bao
giờ quên tội ác của cộng sản, của những tên đao phủ khát máu của chốn
Cố Đô Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh,
Nguyễn Đắc Xuân cũng như để cho những thế hệ sinh ra và trưởng thành sau
cái biến cố tang thương đó của dân tộc sẽ không bị lừa bịp, mà nhận
diện đúng mặt những kẻ tội đồ, nhưng hung thần đã xuống tay thảm sát
ngần ấy sinh mạng đồng bào, bởi chỉ trong những ngày đầu của tháng 01
năm 2013 này đã liên tiếp có đến 3 bài báo lề đảng đã vinh danh những
tội đồ này như những anh hùng dân tộc và cũng đã hết lời bao biện cho
những tội đồ này rằng chúng không giết ai cả mà hơn 7.600 người dân Huế
đó là do mỹ Ngụy giết rồi đỏ vấy cho “cách mạng” theo chính sách của
“thực dân mới”!
Người Việt Quốc Gia đã biết quá rõ cái tồi, cái hèn của chế độ cộng
sản, của Hồ Chí Minh về những hành động ném đá giấu tay trong quá khứ.
Chẳng ai còn lạ gì cái thói làm điều khuất tất rồi chối bỏ trách nhiệm
của lãnh tụ tối cao của công sản Việt Nam như vụ bán đứng cụ Phan Bội
Châu cho mật thám Pháp để nhận tiền thưởng, như vụ thanh trừng các đồng
chí cộng sản khác như Tạ Thu Thâu, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự để thâu tóm
quyền lực, như vụ thanh trừng lãnh tụ của các đảng phái yêu nước khác
như Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi hay như vụ thủ tiêu Đệ Nhất
Phu Nhân Nông Thị Xuân để bảo vệ danh giá của “cha già dân tộc, cả đời
không vợ không con, để hy sinh cho dân, cho nước” và cả vụ án Cải Cách
Ruộng Đất nữa: Hành quyết hàng chục ngàn nông dân một cách hết sức oan
khiên, mang đến cảnh chết chóc ly loạn cho hơn 350 ngàn nông dân miền
Bắc, khiến cho nông thôn miền Bắc trở nên điều tàn, xác xơ, nhân tâm ly
loạn, đạo đức xã hội suy đồi và đảo điên, nhưng rồi Hồ Chí Minh cũng chỉ
rơi vài giọt nước mắt cá sấu, rồi chối bay chối biến cả… Cho nên chẳng
ai thấy lạ khi nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn
Đắc Xuân cũng nhiều lần chối bỏ hành động thảm sát đồng bào Huế của
chúng trong biến cố Mậu Thân 1968. Nhưng công luận trong và ngoài nước
không khỏi phẫn nộ khi báo An Ninh Thế Giới của ngành công an cộng sản
Việt Nam đăng tải liên tiếp 3 bài ca ngời công đức của những tên hung
thần khát máu đó như là những bậc khai quốc công thần của dân tộc Việt
Nam. Bởi dẫu rằng với đảng cộng sản thì những hung thần đó là công thần,
nhưng đối với người dân Huế, với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam
thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân là
những đại tội đồ. Chúng tôi xin trích dẫn dưới đây lời mở đầu của những
bao biện đó trên báo của An Ninh cộng sản:
“Sau
sự kiện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, có rất nhiều nguồn thông tin từ sách,
báo của những kẻ chống Cộng cực đoan cho rằng: Những nhân vật nòng cốt
của phong trào đấu tranh đô thị ở Huế như Nguyễn Đắc Xuân - Hoàng Phủ
Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Phan, sau một thời gian thoát ly theo cách
mạng ở chiến khu đã trở lại Huế để chỉ huy lực lượng giải phóng bắn giết
rất nhiều người ở Huế và những nguồn thông tin cực đoan này đã không
ngần ngại khi gọi các anh Tường - Xuân - Phan là những "tên đồ tể khát
máu", là "linh hồn của chiến cuộc Mậu Thân…”
Đã có khá nhiều tài liệu viết về 3 hung thần này của Mậu Thân Huế, nên
trong bài này, chúng tôi chỉ nêu lên một số bằng chứng để phản bác lại
luận điệu bao biện của những văn nô bồi bút công sản đã viết bài tung hê
các hung thần như những công thần đăng trên báo vẹm về 3 tên đồ tể này:
Trước hết là chúng ta hãy lưu nghe lại mẫu đối thoại giữa Hoàng Phủ
Ngọc Phan và cha đẻ của y: “Phan kể rằng, có lần cụ thân sinh ra ông
nghiêm nghị hỏi rằng: "Người
ta nói Tết Mậu Thân con với thằng Tường về Huế giết rất nhiều người, có
thật như vậy không?". Tôi đã trả lời với cha tôi rất rõ ràng rằng: "Đó
là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch. Nếp nhà ta xưa nay vẫn
coi trọng những điều Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Dòng họ ta một số ở miền
Bắc, một số ở miền Nam. Nhưng dù sống dưới chế độ nào cũng đều là công
dân lương thiện - không hề nảy sinh hạng tham quan ô lại, cường hào ác
bá, lưu manh đê tiện. Xin ba yên tâm.”
Và đây là lời chối tội của Hoàng Phủ Ngọc Phan cho bản thân và cho
người anh ruột cũng là một đồ tể máu lạnh: “TÔI KHÔNG HỀ GIẾT AI: Sau
chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ
Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết
người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại
trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh
anhTường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ
quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến
nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác.
Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình –đúng ra đây là một
khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức
được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ
anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà
có thể giết ai được? Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành
nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến
cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con
người. Vì lẽ: -Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có
súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.- Giết
người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc
dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu
gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó
bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu. Chúng tôi theo cách mạng trước
tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy
vào các binh chủng rằn ri của Thiệu - Kỳ hay đầu quân dưới trướng của
Liên Thành thì thiếu gì cơ hội?”.
Trước hết, về sự bao biện và dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Phan đã bị tố
cáo bởi chính Hoàng Phủ Ngọc Tường khi trả lời phỏng vấn phóng viên
Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình năm 1982 tại
Huế, chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình có mắt tại mặt trận Huế
như là một nhân chứng của vụ tổng công kích và nổi dậy tại Huế như sau:
“Hỏi: Ông
có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát.
Ở đây. Xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở Huế,
có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mâu thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế.
Sự trả đũa đã vô cùng khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi là một người đã từng sống qua các thời kỳ chiến đấu chống lại người Pháp và thời chiến tranh chống lại người Mỹ, Tôi nghĩ rằng bọn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ nó chơi franc jeu hơn là thực dân mới. Nói cách khác, bọn chủ nghĩa thực dân mới thường bạo tàn hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt cuộc tổng công kích tết MậuThân vừa qua.
Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân.
Tôi sẽ nói cho ông mọi sự cho ông một cách khách quan nhất.
Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng.Vì thế những người này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên phó tỉnh trưởng, lúc đó hắn đang sống ở Huế.
Trong một ít trường hợp, một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân, gây cho toàn thể gia đình phải tù tội và đầy ra Côn Đảo. Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn, gia đình họ phải trả thù. Vì thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh.
Mặc dầu chính sách của chúng tôi chỉ là nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân của thành phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra. Nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng mỗi một tên bị giết thì chúng đã giết ít nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.
Chúng giết mười người bây giờ giết một người bọn chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù và thi hành bản án như vậy là rất là nhẹ và công bằng.”
Theo tôi nghĩ, bất cứ ai từng theo dõi hoàn cảnh chiến tranh, sự thể có
thể chỉ là một sự trả thù nhỏ nhoi. Sự căm thù và sự thi hành bản án
như vậy là nhẹ. Và theo tôi, mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi vì
đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh
lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc
Mỹ có. Song điều ấy cũng chẳng sao cả.
Còn đa số đã đầu hàng do chúng tôi giữ lại thì được đưa lên rừng ở trại cải tạo. Hầu hết đã được trở về. Vài người tôi biết chịu đựng không nổi vì khí hậu. Nhưng họ đã trở về với gia đình cả. Nhưng có một số bị giết.Thật không đáng kể, còn lại sau ngày giải phóng đã được trở về.
Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong các đợt phản kích này. Những người này bị giết và được chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim tuyên truyền cho Mỹ.
Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.
Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách mạng, vào rừng sau cuộc tấn công tết Mậu Thân. Và khi kẻ thù trở về vào thành phố, chúng đã giết những người thân của các gia đình này rồi đem chôn trong các hầm tập thể. Những xác chết của lính giải phóng, những người mà chúng tôi không thể thu nhặt được xác cũng bị chúng đem bỏ vào những hố chôn tập thể.
Cộng thêm vào những tù nhân đi theo chúng tôi vào rừng cũng bị giết hại bởi máy bay Mỹ chết chung với các đồng chí của chúng tôi. Máy bay Mỹ cũng tập kích và giết chết các đồng chí của chúng tôi. Những giải phóng quân của chúng tôi cũng bị hy sinh.
Trong những năm 1975 đến 1977, trong khi đào các đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi khám phá ra ra được rất nhiều hố chôn tập thể, cái được gọi là nạn nhân bị thảm sát thì chỉ toàn là những người mang đồng phục quân Giải phóng và nón tai bèo của lực lượng giải phóng.
Điều này nói lên mưu mô quanh co, xảo quyệt của bọn tân thực dân. Cuộc chiến này là ranh mãnh của chủ nghĩa thực dân mới. Chúng bắn một mũi tên mà trúng hai mục tiêu. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu tội ác của chúng.
Hơn nữa là chúng muốn đổ lên đâu bộ đội cách mạng những tội ác của chúng. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người Mỹ sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đây là kế hoạch tuyên truyền vĩ đại của Mỹ, một chiến dịch tuyên truyền chiến thuật đã làm hao tổn tiền bạc của Hoa Kỳ cho cân xứng với cái giá về tiền bạc mà tên Kissinger nhằm bôi nhọ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về tết Mậu thân.
Tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của Mỹ với thế giới đã cố dùng tất cả bộ máy tuyên truyền để đổi trắng thành đen để lừa bịp nhân loại.
Sự thực là có một số xác chết nạn nhân bị giết là do sự giận dữ của dân chúng.
Những con số này quá nhỏ so với con số quá lớn kẻ thù còn sống sót và chúng nó đã chạy ra nước ngoài, chúng tiếp tục nói xấu Việt Nam. Giờ đây họ đã vu khống có tổ chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, ông phải nhìn nhận rằng mặc dù chúng tôi được sự ủng hộ của khắp thế giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi, mà chỉ có dân chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước họng súng của kẻ thù. Chúng tôi đã phải đổi máu của chúng tôi một cách đơn độc.
Trong suốt cuộc chiến đấu, chúng tôi đã phải đem lại công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân – những kẻ mà thế giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Dân chúng thế giới đã có một phiên tòa của Bertrand Russell là một thí dụ cho rằng nếu đã có tòa án kiểu Nuremberg, thì đã có hàng ngàn người đã được tha chết trong trận Tết Mậu Thân là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.
Theo như Bertrand Russsell đã dẫn chứng, công lý chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy mà một sĩ quan Mỹ như trung úy William Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mỹ mà nó không bị lên án treo cổ.
Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạnm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Tết Mậu thân.”
Không cần bàn đến sự trí trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong phần trả
lời phỏng vấn này khi hắn đổ vấy tội ác thảm sát đồng báo Huế Mậu Thân
1968 cho “Mỹ Ngụy” hay do nhân dân trừng trị bọn ác ôn bởi mọi việc đã
rõ như ban ngày. Điều cần lưu ý ở đây là chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
xác nhận sự có mặt của y tại Huế, khi y đi “đã
đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên
đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một
khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rôi, những ngày cuối
cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi
đã thâu lại và đem đi chôn.”. Như vậy Hoàng Phủ Ngọc Phan
còn gì để bao biện nữa không? Việc Tường và Phan có mặt tại Huế và đã ra
tay thảm sát đồng bào Huế như thế nào sẽ có nhiều nhân chứng mà chúng
tôi sẽ trình bày trong phần sau.
Trở lại với phần trả lời phỏng vấn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua tâm lý
ngôn ngữ, người nghe, người đọc đều dễ dàng nhận ra rằng thực ra Hoàng
Phủ Ngọc Tường không phải hiền từ như lời bao biện của Hoàng Phủ Ngọc
Phan. Từ ngôn từ cho đến ngôn điệu, thanh điệu và dáng điệu cùng hình
thức biểu thái và biểu cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đều thể hiện một
cách quá rõ ràng rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là một con người
gian ác mà là một kẻ đại gian ác, đại xảo ngôn, với ngôn ngữ và thái độ
không chỉ biểu tỏ lòng hận thù sâu cay với chính quyền miền Nam Việt Nam
và với những đồng bào Huế đã bị thảm sát, mà còn lộ ra quá rõ cái hả
hê, mãn nguyện của Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cái chết của gần một vạn
đồng bào: “Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết
chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi
chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng
tôi làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng.Vì thế những người
này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên
phó tỉnh trưởng, lúc đó hắn đang sống ở Huế.”. Nhưng khốn nạn hơn cả là
việc Hoàng Phủ Ngọc Tường gieo tiếng ác cho người dân Huế khi cho rằng:
“Vì thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân
bùng lên đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng
như trừ khử những con rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ
tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”… Tất cả những điều này
không chỉ tố cáo về sự có mặt của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong những ngày
quân đội cộng sản tàn sát dân Huế trong biến cố Mậu Thân 1968, mà loại
ngôn ngữ Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng cũng như thái độ của y cũng cho
thấy rõ Hoàng Phủ Ngọc Tường đích thị là một hung thần máu lạnh đã xuống
tay thảm sát hàng ngàn đồng bào Huế mà trong số đó không ít là bè bạn
đồng môn hay thậm chí là cả những học trò cũ của Tường.
Còn lời chứng của nạn nhân, của người nhà nạn nhân thì quá nhiều và quá rõ:
Hàng trăm thân nhân những nạn nhân bị bắt giam và đưa ra “Tòa án cách
mạng” xét xử tại trường Trung Học Gia Hội đều nói rõ họ là họ có mặt
trong phiên toà tại đó. Tất cả những người chứng kiên đều xác nhận
người ngồi xử tội thân nhân họ là ông giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, một
nhân vật mà người Huế ai cũng biết tên, biết mặt trong thời gian Phật
giáo tranh đấu ở Huế năm 1966… Trong số đó có cả một quả phụ, vợ của
một Chuẩn úy thuộc Sư Ðoàn I Bộ Binh, bà quả phụ kể rằng kể khi bà đem
thức ăn và áo quần đến cho chồng, ông nói với bà: “Em đừng sợ, người
ngồi xử là ông thầy cũ của anh, thầy Tường dạy anh ở trường Quốc
Học.” Hoàng Phủ Ngọc Tường còn gì để nói nữa không?
Riêng Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân là những người chỉ huy
trực tiếp của cuộc công kích thanh phố Huế, nên không cần phải bàn cãi
về sự hiện diện của họ hay không tại thành phố Huế trong suốt 26 ngày
đêm cộng sản chiếm đóng tại thành phố này. Điều cần làm rõ ở đây là việc
cả hai hung thần đều chối bỏ hành động sát nhân, rằng “TÔI KHÔNG GIẾT
AI CẢ”. Và đây, lời tường thuật của một người còn sống sót sau khi cả
gia đình đều lần lượt bị Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân bắn
chết, “Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu
Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết
thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là
một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có
như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát. Tôi
sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện
trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết. Tên tuổi ông nội tôi,
và của ba người anh bị Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn
Thị Đoan Trinh sát hại:
Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh: Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.
Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi. ”
Chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư Tôn Thất Dương
Tiềm, giáo sư Hoàng Văn Giàu, giáo sư Nguyễn Đóa, Nguyễn Thiết, Nguyễn
Thị Đoan Trinh chỉ huy các toán quân ở vùng Tả Ngạn tại Quận 1, nơi mà
Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn một bạn học cũ là sinh viên Trần Mậu
Tý vào sáng Mùng 2 Tết, mặc dù giây phút trước khi bị xử bắn, Trần Mậu
Tý đã hết lời khẩn khoản van xin: “Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh
rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn
năm. Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào
người bạn học cũ.” Cùng lúc đó, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm và giáo sư
Hoàng Văn Giàu xử bắn tiếp 5 thương gia khác cùng địa điểm trên trước
khi họ hành quân về khu Hữu ngạn bao gồm Quận 3, Vỹ Dạ và các xã Thủy
An, Thủy Trường, Thủy Xuân, Thủy Bằng, Thủy Phương, Thủy Dương của Quận
Hương Thủy, nơi chúng đã phối hợp với cánh quân của bác sỹ Phạm Thị Xuân
Quế bắt tất cả những người dân đang ẩn náu trong các nhà thờ Dòng Chúa
Cứu Thế trên đường Nguyễn Huệ và trong nhà thờ Phủ Cam ở Xã Thủy Trường
đưa lên Khe Đá Mài hành quyết. Cũng cần nêu thêm một chi tiết quan trọng
ở đây là trong số những người bị bắt đi và chôn sống này, Hoàng Phủ
Ngọc Phan đã chôn sống luôn cả một bạn thân của mình là Nguyễn Cửu Bính
cùng các giáo sư đã dạy dỗ cho Phan tại Đại Học Y Khoa Huế là giáo sư
bác sĩ người Tây Đức Slois Alterkoster, Bác sỹ Raimund Discher và Bác
sỹ Hort Gunther Kranick cùng vợ cũng là giáo sư từng dạy Hoàng Phủ Ngọc
Phan.
Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường đổ vấy vụ thảm sát Huế - Mậu Thân 1968 cho
quân đội “Mỹ-Ngụy” hay cho rằng nhân dân Huế đã thực hiện những vụ hành
quyết đó vì lòng căm thù của nhân dân đối với các nạn nhân chỉ là một
kiểu ngậm máu phun người theo kiểu cách của cộng sản. Việc Hoàng Phủ
Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân chối bỏ hành động thảm sát đồng bào Huế
cũng chỉ là kiểu cách phủi bỏ trách nhiệm mà Hồ Chí Minh đã làm sau cuộc
cải cách ruộng đất ở Miền Bắc từ 195 đến 1956 mà thôi.
Điều đáng lấy làm xấu hổ là cho đến ngày nay, đã sau 45 năm kể từ ngày
bàn tay của các sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan,
Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết, Tôn
Thất Dương Tiềm… và những tên Việt cộng nằm vùng thuộc cấp của chúng
nhuốm đẫm máu của đồng bào Huế mà báo chí của đảng cộng sản Việt Nam vẫn
tiếp bao biện, tiếp tục che giấu tội ác của những kẻ sát nhân máu lạnh
đó, thì làm sao chúng có cơ hội để nhìn nhận sự thật mà cúi đầu ăn năn
trước những oan hồn mà chúng đã ra tay sát hại cũng như trước đồng bào
Huế. Và điều đáng lấy làm xấu hổ là đến nay vẫn chưa có bất cứ một lời
xin lỗi nào từ phía nhà cầm quyền cộng sản về hành vi diệt chủng này,
bởi chưa biết ăn năn hối lỗi là chưa biết hành thiện mà vẫn sẽ tiếp tục
làm điều ác. Thật là kém phúc cho dân tộc Việt Nam và cũng quá vô phúc
cho nghiệp nhà của những kẻ lưu manh nhân danh trí thức.
Ngày 02 tháng 02 năm 2013
Nguyễn Thu Trâm
No comments:
Post a Comment