Tuesday, February 5, 2013

(355) Người Việt ăn chuột nên hung hăng

Người Việt ăn chuột và hung hăng, bài viết của giáo sư Đại học Stanford gây phẫn nộ trên mạng .
  
Một bài viết của một giáo sư trường Đại học Stanford cho rằng “thói hung hăng” của người Việt liên quan đến thói quen ăn thịt -- đặc biệt là chim, chuột và chó -- đã bị người Việt và những người khác trên khắp thế giới phản ứng trên mạng xã hội.
Bài nhận định -- “Mặc dù ngày càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn kỳ dị” -- được viết bởi Joel Brinkley, một người từng thắng giải Pulitzer, cựu phóng viên về vấn đề ngoại quốc của tờ New York Times, được đăng trên trang mạng của tờ Chicago Tribune hôm thứ Ba tuần trước. Kể chuyện chuyến đi Việt Nam của mình, Brinkley nói rằng ông chứng kiến cái chết của những con sóc, chim và chuột. Ông cũng nói rằng “Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.”

Brinkley bắt đầu bài viết của ông rằng: “Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian ở Việt Nam để nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hoặc chuột lục lọi trong những đống rác. Chẳng có con chó nào chạy rông.
Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.”
Bài viết đã gây ra một phản ứng đầy giận dữ từ người Việt cũng như những người khác, một số trong họ nói rằng bài viết mang tính đổ đồng gần đến mức kỳ thị chủng tộc. Cuối hôm thứ Sáu, mục Tribune Media Services của tờ Chicago Tribune tuyên bố rằng bài viết đã không theo đúng tiêu chuẩn báo chí và tất cả những công đoạn biên tập đã “không được thực hiện.
“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng việc này đã xảy ra, và chúng tôi sẽ cảnh giác hơn để bảo đảm rằng quá trình biên tập được hiệu quả hơn trong tương lai,” tờ báo tuyên bố.
Gwen Uyên Nguyễn, đồng sáng lập viên của OneVietnam Network, một cộng đồng trực tuyến ở vùng Bay Area chuyên hỗ trợ các hoạt động bất vụ lợi tại Việt Nam, đã nhận định về bài báo “Mang tính xúc phạm.
“Đây là một tấn công trực tiếp vào nền văn hoá của chúng tôi. Điều làm tôi khó chịu là đây là một bài viết của người từng đoạt giải Pulitzer và một giáo sư Đại học Stanford.”
Trong khi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã chỉ trích những chính sách bảo tồn của Việt Nam đối với hổ, tê giác và voi, những nỗ lực thực thi yếu kém của chính quyền chẳng liên quan gì đến việc tiêu thụ động vật như chó và chuột, Pamela McElwee, trợ lý giáo sư về sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là một chuyên gia về bảo vệ thú hoang tại Việt Nam nói. Bà nói việc mua bán động vật là một vấn đề xảy ra trên nhiều quốc gia.
“Tôi không hiểu được tại sao ông ấy có thể dẫn giải từ chuyện ông không thích người ta ăn thịt chó và chuột sang việc bảo tồn thú hoang ở Việt Nam,” McElwee nói.
McElwee, người từng sống ở Việt Nam trong 5 năm, cũng phê phán Brinkley trong chuyện liên hệ thói quen ăn thịt của người Việt với thái độ hung hăng. “Trong lịch sử Đông nam Á -- tất cả các quốc gia này từng trải qua chiến tranh. Trong khi đó Hoa Kỳ là nước có mật độ dân số ăn thịt cao thứ nhì trên thế giới.”
Trong một phỏng vấn, Brinkley nói ông rút ra nhận xét của mình từ chuyến đi 10 ngày xuyên Việt. “Tôi đi chung với một nhóm và đây là những gì tất cả chúng tôi đều nhận thấy,” ông nói về tình trạng thiếu vắng thú hoang tại Việt Nam.
Trong sáu năm viết xã luận, Brinkley nói rằng ông chưa bao giờ bị phản ứng nhiều như thế trong các bài viết của mình.
Người Việt dường như đặc biệt nhạy cảm với chuyện bị chỉ trích, giống như nhiều người khác trên thế giới,” ông nói. “Một số đã gửi email cho tôi nói rằng bài viết làm họ trông giống như những kẻ man rợ, tôi không có ý định viết như thế.”
Trong một đoan văn đăng trên trang mạng báo chí JimRomenesko.com, Brinkley đã bào chữa cho khẳng định của mình về thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn những người láng giềng Đông nam Á.
“Về vấn đề thịt và tính hung hăng, có lẽ tôi đã không khéo léo lắm trong cách trình bày ý của mình,” ông viết. “Nhưng một chế độ ăn nhiều chất đạm khiến bạn mạnh mẽ hơn người khác, ở Lào, Cambodia và những nước Đông nam Á khác ít ăn thứ gì khác ngoài cơm. Nói cho cùng, phân nửa trẻ em Lào bị bệnh còi, ngay cả hiện nay. Tỉ lệ này là 40% tại Cambodia. Điều này có nghĩa là chúng sẽ trưởng thành thiếu chiều cao và không thông minh lắm. Liệu nó cũng có nghĩa là họ ít hung hăng hơn người Việt? Tôi tin là thế.”

John Boudreau, Mercury News
Diên Vỹ chuyển ngữ





Vietnamese eat rats and are aggressive, Stanford professor says in article, triggering online uproar

An article penned by a Stanford University professor that alleges Vietnam's "aggressive tendencies" are tied to its penchant for eating meat -- particularly rats, birds and dogs -- has triggered a social media backlash from Vietnamese and others around the world.
The opinion piece -- "Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique" -- was written by Joel Brinkley, a Pulitzer Prize-winning former foreign correspondent for The New York Times and posted Tuesday on the Chicago Tribune's website. Describing a trip he made to Vietnam, Brinkley said he observed a dearth of squirrels, birds and rats. He also said the "World Wildlife Fund describes the state as the world's greatest wildlife malefactor."
Brinkley began his article this way: "You don't have to spend much time in Vietnam before you notice something unusual. You hear no birds singing, see no squirrels scrambling up trees or rats scurrying among the garbage. No dogs out for a walk.
"In fact, you see almost no wild or domesticated animals at all. Where'd they all go? You might be surprised to know: Most have been eaten."
The article triggered an angry reaction from Vietnamese and non-Vietnamese, some of whom said the article included generalizations bordering on racism. Late Friday, Tribune Media Services issued a statement saying that the column did not meet its journalistic standards and that all its required editing steps "did not occur.
"We regret that this happened, and we will be vigilant in ensuring that our editing process works in the future,'' the news service said in its statement.
Gwen Uyen Nguyen, co-founder of OneVietnam Network, a Bay Area-based online community that supports nonprofits in the Southeast Asian country, said about the column: "It's insulting.
"It's a direct attack on our culture. It's disconcerting to me that this is something from a Pulitzer Prize winner and a Stanford University professor."
While the World Wildlife Fund has criticized Vietnam's conservation policies around tigers, rhinos and elephants, weak government enforcement efforts has nothing to do with the consumption of animals like rats and dogs, said Pamela McElwee, an assistant professor of human ecology at Rutgers University and an expert on Vietnam's wildlife conservation. Animal trafficking, she added, is a problem in many countries.
"I don't see how he gets from his dislike of people eating dog and rat meat to this idea that this says something about wildlife conservation in Vietnam," McElwee said.
McElwee, who lived in Vietnam for five years, also criticized Brinkley for linking Vietnam's meat-eating habits with aggression. "The history of Southeast Asia -- all of those countries have seen their share of war. The U.S. is the second-largest per capita meat-eating population."
In an interview, Brinkley said he drew his observations from a 10-day trip across Vietnam. "I was traveling with a group and this was an observation we all made," he said of lack of wildlife in Vietnam.
In six years of column writing, Brinkley said he has never received so much reaction to one of his pieces.
"Vietnamese seem to be particularly sensitive to criticism, like a lot of people around the world," he said. "Some of them have told me in emails that this makes them sound barbaric, which was not my intention."
In a post on the journalism website JimRomenesko.com, Brinkley defended his assertion that the meat-eating propensity of Vietnamese made them more aggressive than their Southeast Asian neighbors.
"On the issue of meat and aggressiveness, perhaps that was not as well phrased as it should have been," he wrote. "But eating a diet rich in protein will make you more robust than others, in Laos, Cambodia and other Southeast Asian states who eat rice and very little else. After all, half of Laotian children grow up stunted, even today. In Cambodia the rate is 40 percent. That means they grow up short and not so smart. Would it also follow that they would be less aggressive than Vietnamese? I think so."


(Vào web trên để coi "chit chat" đối chọi nhau rất vui)

No comments: