Monday, January 13, 2014

(331) Ðọc ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Ðức (Cập nhật)

 
Bìa cuốn sách Bên thắng cuộc do Huy Đức xuất bản với tư cách cá nhân và phát hành trên mạng Internet tháng 12-2012.
Lê Mạnh Hùng 
Wednesday, December 26, 2012 
 Mấy lúc gần đây nhiều diễn đàn của người Việt tại hải ngoại đã xôn xao bàn luận về cuốn sách mới được xuất bản của tác giả Huy Ðức, Bên Thắng Cuộc. Ông Huy Ðức là một nhà báo trẻ. Sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản miền Bắc, nhưng sau này ông đã thức tỉnh và trở thành một người bất đồng chính kiến. Ông có một trang blog, blog Ôsin, phê bình chỉ trích chính quyền hiện tại. Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của ông khi đưa ra đã gây được nhiều ồn ào trong dư luận vì được coi như là đã trung thực dám kể lại những gì xảy ra tại miền Nam trong suốt hơn 10 năm đầu sau ngày 30 tháng 4 với những đau khổ của người dân miền Nam dưới chế độ cai trị của miền Bắc.
Thành ra tôi rất mừng khi nhận được ấn bản điện tử của tác phẩm này của một người bạn như một món quà Giáng Sinh. Tôi lại còn mừng nữa khi đọc qua những lời giới thiệu có những lời giới thiệu nồng nhiệt của một số người tôi quen biết. Nhưng khi bắt đầu vào đọc tôi đã rất thất vọng.
Trước hết phải công nhận là ông Huy Ðức đã có những cố gắng viết lên những gì mà những người miền Bắc chưa hề dám viết ra. Nhưng những gì ông viết ra lại không có gì lạ đối với những người miền Nam, nhất là những người từng sống tại Sài Gòn trong những năm đó. Và điều đó cũng đúng với những tài liệu viết về cải tạo, thăm nuôi, cuộc sống trong trại cải tạo cũng như là giai đoạn sau đó, chiến tranh biên giới, việc đuổi người Hoa và phong trào vượt biên qua sự tổ chức của nhà nước. Ðiều mà người đọc, nhất là tôi, muốn được biết là những phân tích và những tiết lộ về chính sách mà ông Huy Ðức hé mở cho người ta biết, nhưng không nói thêm. Một tỷ dụ là quyết định thanh toán gấp rút chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1975. Tác giả viết:
“lKhi chiến dịch bắt đầu, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã tuyên truyền về việc sẽ lập ở miền Nam một “chính phủ ba thành phần.” Tuy nhiên, khi cờ đã được cắm trên Dinh Ðộc Lập, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng này. Ngày 1 tháng 5, 1975, Tố Hữu đã chuyển “lệnh” tới Trung Ương Cục: “Gửi anh Tám, anh Bảy [Nhờ Trung Ương Cục chuyển anh Tám]. Xin báo để các anh biết: Theo ý kiến anh Ba42, về chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo chính phủ không thể có bọn tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của cách mạng; ta vừa phát động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược.”
Việc thay đổi chính sách này như vậy là của riêng ông Lê Duẩn hay là có ý kiến của Bộ Chính Trị và các người khác? Và nếu là chỉ riêng ý kiến của ông Lê Duẩn thì phản ứng của những người khác ra sao, tác giả không hề nhắc tới. Ngoài ra còn một câu hỏi khác đặt ra: điều gì đã khiến cho ông Lê Duẩn và Bộ Chính Trị Hà Nội thay đổi chính sách một cách đột ngột. Và việc loại trừ này không chỉ riêng đối với những người miền Nam bị coi như là tay sai Mỹ dù có chống đối ông Thiệu và ủng hộ họ mà đối với ngay cả những thành phần miền Nam không đi tập kết mà chiến đấu chống chính quyền quốc gia ngay từ những năm đầu. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đang bị giam tại khu biệt giam AB ở khám Chí Hòa và đã được nói chuyện với một số cán bộ cao cấp Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được gọi về Sài Gòn họp và sau đó bị bắt đưa vào Chí Hòa mà không được biết một lý do nào. Những thí dụ đó có đầy trong cuốn sách của ông Huy Ðức.
Một vấn đề khác mà không được ông Huy Ðức cho thấy một cách rõ ràng là vấn đề ra đi bán chính thức với nhà nước công khai tổ chức vượt biên cho dân chúng ra đi bất chấp những luật lệ của chính mình. Trong suốt đoạn này không có một lúc nào ông Huy Ðức cho biết vì sao chính quyền lại chọn giải pháp này, một giải pháp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mới làm được. Không hiểu trong những cuộc phỏng vấn mà ông Huy Ðức thực hiện với giới lãnh dạo chính trị ông có đặt câu hỏi đó với họ không.
Yếu tố quốc tế cũng không được ông Huy Ðức nhắc đến mặc dầu nó rất quan trọng. Ông Huy Ðức nhắc đến những bàn cãi trong chính quyền Ford đối với việc cứu miền Nam Việt Nam, nhưng ông không hề nhắc đến những thương thuyết nhằm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dưới chính quyền Carter trong những năm 1978-79 mà đại diện về phía Mỹ là ông Richard Holbrooke và về phía Việt Nam là ông Nguyễn Cơ Thạch. Nó có quan hệ tới miền Nam Việt Nam vì số phận những người tù cải tạo cũng là một đề tài được những người Mỹ đề ra. Ðể chứng tỏ thiện chí, chính quyền đã thả ra khỏi cải tạo nhiều người trong những năm đó, nhưng sau khi Mỹ quyết định đứng về phía Trung Quốc thì chính sách đối với tù cải tạo lại thắt lại và hầu như không có bao nhiêu người được thả trong những năm 1980-81.
Tác giả tuy rằng tỏ ra khách quan và cố gắng diễn tả cảm tình với người dân miền Nam, nhưng những di sản của một sự giáo dục nhồi sọ của chế độ vẫn còn. Chẳng hạn như tác giả vẫn còn tỏ ra tin vào huyền thoại tổng khởi nghĩa - tổng nổi dậy tuyên truyền của miền Bắc khi mô tả những gì xảy ra tại Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4, 1975. Nói rằng dân Sài Gòn vui mừng đón chào “anh bộ đội” vào giải phóng như trong đoạn sau:
“Khi tiếng súng của quân Giải Phóng bắn tới tấp vào các căn cứ quân sự của địch, nhân dân phường Cây Bàng đồng lòng nổi dậy phá kềm, truy quét kẻ địch, giành quyền làm chủ về tay mình và tràn ra đường đón chờ quân giải phóng. Khi các chiến sĩ ta tiến vào, đồng bào mừng reo, hoan hô nhiệt liệt. Ngay sau khi dẹp xong giặc, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tự quản được thành lập. Các tổ chức nhân dân cách mạng cũng được khẩn trương xây dựng. Ðến nay, 2 tháng 5, phường Cây Bàng đã thành lập xong Tổ An Ninh, Hội Mẹ Giải Phóng, Tổ Thông Tin Tuyên Truyền, Tổ Y Tế và Ủy Ban Tự Quản. Ðang xúc tiến thành lập Tổ Cứu Ðói và Phòng Chống Hỏa Hoạn.”
Thú thật là những người đã sống những ngày đó ở Sài Gòn, tôi không thấy chuyện đó xảy ra. Vả lại ông Huy Ðức đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của hệ thống hành chánh miền Nam nơi một phường không có gì để mà “cướp chính quyền.” Hơn thế, chính quyền miền Nam tự sụp đổ, viên chức về nhà, có chăng là mấy người cơ hội “ăn theo.”
Tuy nhiên tất cả những điều đó không phải là những điều làm tôi thất vọng nhất. Ðiều làm thất vọng nhất là sự thiếu nhất quán trong lời văn của tác giả. Người ta có thể thấy qua việc tác giả dùng đến ba danh từ để tả chính quyền và quân đội cũ tại miền Nam. Có lúc tác giả viết quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng có lúc viết một cách miệt thị là “ngụy quân” có lúc lại viết một cách miệt thị nhẹ hơn, quân đội Sài Gòn. Thành ra khi đọc người ta có cảm giác tác giả đã chắp vá nhiều bài viết khác nhau ở những thời điểm khác nhau làm một, một hình thức “cắt - dán” nhưng không thay đổi để chúng không chỏi nhau. Một điều cẩu thả khác nữa là có những sự kiện lịch sử có thể kiểm tra được dễ dàng nhưng tác giả cũng đã không làm, tỷ như ông Phan Kế Toại không phải là thủ tướng mà chỉ là kinh lược Bắc Kỳ và ông cũng không phải bộ trưởng kinh tế chính phủ Hồ Chí Minh đầu tiên. Trường Quốc Gia Hành Chánh không phải do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thành lập mà được thành lập từ thời Quốc Trưởng Bảo Ðại.
Mặc dầu vậy, cuốn Bên Thắng Cuộc cũng là một cố gắng lớn của tác giả, và đối với những người còn sống tại Việt Nam, đây là một cuốn sách rất có ích vì nó cho họ biết một số khía cạnh về quá khứ mà họ vẫn bị che giấu.
Giáo Sư Lê Mạnh Hùng ra mắt tập III ‘Nhìn Lại Sử Việt’
Tuesday, October 23, 2012 7:47:56 PM
Chiều hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Mười vừa qua, tại Viện Việt Học trên đường Brookhurst, Nam California, Giáo Sư Lê Mạnh Hùng cùng nhà xuất bản “Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông” do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích chủ trương đã ra mắt tập III cuốn “Nhìn Lại Sử Việt.”
Khách tham dự buổi ra mắt sách chen nhau mua sách trong buổi ra mắt sách “Nhìn Lại Sử Việt” của GS Lê Mạnh Hùng.
Ðây là một bộ sử Việt được nhìn lại do Giáo Sư Lê Mạnh Hùng biên soạn, đã ra được hai tập đầu và nay là tập thứ ba trong tổng số 5 tập.
Giải thích tổng quát về bộ sử này, tác giả cho biết: “Bộ Nhìn Lại Sử Việt của chúng tôi gồm 5 cuốn đề cập từ thời tiền sử đến cận đại của dân tộc VN. Hai cuốn đầu từ thời tiền sử đến thời Hậu Trần đã xuất bản. Hôm nay chúng tôi xin được ra mắt cuốn thứ ba từ thời Lê Lợi đến Gia Long 1802. Bộ sử còn hai cuốn nữa, một từ 1802 đến 1945 và cuốn sau cùng là từ 1945 đến 1975.”
Tại sao lại chỉ đến 1975 mà không tiếp tục cho đến hiện tại? Tác giả giải thích: “Khi học sử ở bên Anh, một bà giáo sư người Anh có nói rằng 'chuyện xẩy ra trong vòng 35 năm thì chưa là lịch sử. Vì, sau 35 năm những cảm tính đều đã lắng chìm nên cái nhìn sẽ khách quan hơn.”
Ðề cập đến quan niệm viết sử, tác giả cho rằng, “Lịch sử không chỉ là đưa ra sự kiện mà phải là giải thích sự kiện. Theo một sử gia đầu tiên ở phương Tây thì viết sử có hai trường phái, một là từ những người hùng tạo ra chiến tranh làm thay đổi cái thời đang sống của con người. Và hai là do định mệnh. Ðó là những làn sóng, chiều hướng xã hội cuốn đi không lệ thuộc vào con người. Tôi nhìn lại sử Việt theo thuyết định mệnh.”
Sau khi đã trình bày khái quát về quan niệm viết sử, tác giả nêu ra một vài sự kiện trong lịch sử được nhìn lại.
Trước hết tác giả nhận định rằng thế giới ngày xưa không nước nào có “họ.” Những “họ” của người Việt như ngày nay ta thấy là do sự Hán hóa của người Tầu áp đặt qua cả ngàn năm người Việt bị lệ thuộc. Riêng dân tộc Chàm tách ra sớm nên đã đi vào văn hóa của Ấn Ðộ nên không có họ theo kiểu người Việt.
Nhận định thứ hai tác giả nêu ra là sử Việt Nam không thấy đề cập đến những thương buôn, kỹ thuật. Ðó là vì từ thế kỷ 15, Việt Nam phải chịu sự cai trị của nhà Minh, xã hội đã bị phân chia thành những giai cấp trong đó tinh thần trọng “sĩ” được nêu cao do đó mà sử không chép đến các giai cấp khác ngoài giai cấp nho sĩ.
Nhận định thứ ba, tác giả đưa ra là xã hội Việt Nam đã manh nha tinh thần dân chủ khá sớm. Ðó là vào thời nhà Trần với hai hội nghị có một không hai trong lịch sử, Hội Nghị Bình Than cho vương hầu và Hội Nghị Diên Hồng cho thứ dân. Theo tác giả, nếu như tinh thần ấy được duy trì thì nước Việt Nam có thể cũng là một nước Nhật thứ hai ở Ðông Nam Á.
Nhận định thứ tư là vào thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã có ý thức canh tân nhưng lại không triệt để. Chẳng hạn như đã cấp cho quan binh triều đình súng ống mà so với quân lính của Pháp lúc bấy giờ không thua sút. Nhưng chỉ ít năm sau khi Pháp đem quân đến xâm chiếm, thì súng của quân Pháp đã bỏ xa loại súng của quân binh triều đình vì kỹ nghệ súng đạn phương Tây đã cải tiến rất nhiều không chỉ dừng lại một chỗ. Cũng vào thời Minh Mạng, nhà vua đã mua hẳn lại một chiến thuyền của phương Tây về tháo dỡ từng phần để bắt chước đóng những chiến thuyền cho thủy quân của triều đình. Nhưng chương trình này đã sớm chấm dứt.
Với những tìm tòi và dựa trên nhiều tài liệu khoa học xã hội của thời đại, việc nhìn lại sử Việt, theo tác giả Lê Mạnh Hùng, đã cho chúng ta rất nhiều cái nhìn mà những bộ sử trước đây còn thiếu, trống.
Không kể những bộ cổ sử của Việt Nam từ các đời Trần, Nguyễn-Gia Long, trong khoảng thời gian cận đại, nhiều bộ sử đã được các nhà nghiên cứu sử viết ra. Bộ sử được nhiều người biết đến và đã được dùng trong chương trình giáo dục quốc gia từ trước 1945 đến nay là bộ “Việt Nam Sử Lược” của học giả Trần Trọng Kim. Trong khi đó các nhà viết sử như Phạm Văn Sơn với “Việt Sử Tân Biên” (7 tập), “Việt Sử Toàn Thư” và gần đây như Giáo Sư Phạm Cao Dương với “Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam” (mới ra được quyển I), Giáo Sư Trần Gia Phụng với “Việt Sử Ðại Cương” (đã ra đến tập V) cũng đã bỏ công viết về lịch sử của dân tộc Việt. Nhìn chung thì hầu hết các nhà viết sử thời cận đại đều có một quan niệm chung là “Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực như thế nào mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này” (Trần Trọng Kim trong tựa của bộ Việt Nam Sử Lược).
Nhưng với thời đại tiến hóa nhanh chóng ngày nay đã giúp cho người viết sử thêm nhiều phương tiện để nhìn lại lịch sử. Những khám phá mới trong các lãnh vực khảo cổ, nhân văn, xã hội đã giúp cho người viết sử ngày nay soi rọi được rõ nét hơn vào những diễn biến trong lịch sử để suy ra được khách quan về lịch sử của một dân tộc. Chính những khám phá mới này đã giúp cho người viết sử Việt Nam phân định được những sai biệt giữa sử Trung Hoa và sử Việt khi viết về Hai Bà Trưng, viết về bà Triệu, viết về vua Quang Trung v.v...
Trong phần đàm thoại sau phần ra mắt sách, tác giả Lê Mạnh Hùng cũng có nêu ra một sự khác biệt khi sử Tầu đề cập đến Hai Bà đã không nhắc gì đến Thi Sách cho việc Hai Bà chỉ là một cuộc nổi lọan. Trong khi sử Việt nhắc đến Thi Sách như là một trong hai nguyên nhân chính khiến Hai Bà dấy quân đánh quân Ðông Hán để giữ yên bờ cõi (thù nhà nợ nước). Về việc giữ yên bờ cõi (nợ nước) là cái nhìn của hậu thế mà vào thời đại ấy quan niệm về Quốc Gia Dân Tộc chắc cũng còn mờ nhạt chưa được hình thành hẳn.
GS Lê Mạnh Hùng trình bày về quan niệm viết sử trong buổi ra mắt sách “Nhìn Lại Sử Việt.”
Một điểm khác nữa là sử Việt cho đến nay, phần lớn đều dựa vào sách sử của cha ông để lại do những vị quan trong triều được vua ủy nhiệm đứng ra ghi chép (không phải là soạn thảo) nên không tránh được “ảnh hưởng tư tưởng thời phong kiến, đế quốc” (Phạm Văn Sơn trong lời tựa cuốn “Việt Sử Toàn Thư” hay “Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dầu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ý thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua hơn là những chuyện quan hệ đến sự tiến hóa của người dân trong nước” (Trân Trọng Kim-đã dẫn).
Nên, sử Việt Nam cần được viết lại càng nhiều càng tốt miễn là người viết hay một nhóm người viết, kể cả Viện Sử Học ở trong nước hiện nay không có ý định bẻ cong lịch sử như việc coi Vua Quang Trung nêu “ngọn cờ Ðào” là đã có ý thức cộng sản. 

MỘT TRONG NHỮNG LỜI LÊN TIẾNG CỦA MỘT NGƯỜI « BÊN THUA CUỘC »



NGUYỄN THIẾU NHẪN



LTG : Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, một người tự nhận là « bên thua cuộc » là người sớm sủa nhất đã lên tiếng khi đọc sách « Bên Thắng Cuộc» những dòng như sau :



« … Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động – vì chắc chắn các chi tiế tmà tôi có thể kể ratừ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí  hơn nhiều – mà chỉ làm tôi thắc mắc, không biết bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ ». 



Và bà đặt câu hỏi :



« Bao giờ thì « bên thua cuộc » sẽ viết lại lịch sử ? ».



Xin thưa, ngay từ khi được đặt chân đến các đất nước tự do, những người của « Bên  thua cuộc » đa số là các cựu tù nhân của những cái gọi là « trại cải tạo » - của « bên thắng cuộc » lập ra để giết lần mòn và tinh vi « những người bên thua cuộc » -  đã viết lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam.



Đó là những hồi ký viết bằng máu và nước mắt, có tên « Đại Học Máu », « Trại Kiên Giam », « Những Trại Biến Hình »…



Đó là hàng ngàn câu chuyện về những cảnh đời mà « những người tù cải tạo » đã viết lại từ những đáy cuối đời gió bão ;



Đó là lịch sử ngàn người viết về thảm cảnh vượt biển mà hàng trăm ngàn người đã làm mồi cho cá nơi thủy mộ quan   ;



Đó là hàng vạn bài thơ của những người tù đã cất lên từ những hố thẳm nhân gian…



Bài viết sau đây chỉ là một trong muôn ngàn lời lên tiếng của những người « bên thua cuộc ».

*

Gần đây, trên các Diễn Đàn, thấy phổ biến rộng một tài liệu video của INA (Viện Quốc Gia Pháp tồn trữ tài liệu Âm thanh và Hình ảnh): Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp, tháng 6, 1964.



Rất nhiều người Việt ở Pháp được nghe nói đến Nguyễn Ái Quấc là tác giả cuốn « Le procès de la colonisation française «  (Bản Án chế độ thực dân Pháp) xuất bản năm 1925 (1926, theo bản lưu trữ ở Đại Thư Viện Quốc Gia, Paris).



Trong Hồi ký Trần Dân Tiên do Hồ Chí Minh viết để tự bốc thơm, tác giả ghi : « Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển « Bản án chế độ thực dân Pháp » ; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia »    (trang 37).



Thuỵ Khuê đã sưu khảo văn bản cùng nội dung và kết luận chắc nịch là Hồ Chí Minh chưa đọc quyển Bản Án chế độ thực dân Pháp. Nói gì đến là tác giả ?



Không mấy khi có dịp nghe Hồ Chủ tịch mến yêu trả lời bằng tiếng Pháp, ta cũng nên nghe qua để thưởng thức trình độ siêu-Việt của Người.

Thật là thất vọng ! Vì những lỗi Pháp ngữ vô số, những lỗi văn phạm sơ đẳng. Làm sao với khả năng chừng đó mà có thể viết được cuốn «Le procès de la colonisation française ?? ».

Thêm một huyền thoại tan vỡ. Ô hô !

Than ôi cho Đảng. Than ôi cho những người trong nước còn chưa biết là đã bị bịp.

Đề nghị vị nào rành Pháp ngữ xin dịch ra Việt ngữ để bà con ta thưởng thức « trình độ ngoại ngữ » của « Bác » Hồ.  



HCM, Nguyên văn phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp



Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?



Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets,  comment dire ça,  (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés français ont reconnu cela.




Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?



Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.




Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît intéressante ?



Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté de ces peuples, et… la manière comment on procède.. à la réaliser.

C’est une grande question.. et je ne peux pas dire que je suis d’accord,…je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ?  Parce que.. vous dites fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges,  des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?




Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer…  une sorte de rôle culturel ?



Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sûr que vous ne voulez pas avoir, n’est-ce pas,  que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.




Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?

Je suis sûr que ça non seulement viable, mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.

D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.

Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.




Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine ?



Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique entre nos différents partis-frères, c’est nos affaires intérieures ; ça passera et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.




Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ça ?



JAMAIS !!  (Comme un cri)



Nguyễn Ngọc Quỳ

Paris, 5-4-11

*

Chuyện « Bác » Hồ « thuổng » thơ, « mượn » văn của người khác làm của mình là chuyện bình thường, giống như Đảng và Nhà Nước ta vừa qua đã dùng « luật rừng » để xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế.

Khi ra đi tìm đường cứu nước, « Bác » Hồ đã viết « Bản án chế độ thực dân Pháp »; để xứng đáng là «hậu duệ » của « Bác » Hồ, chúng tôi xin viết « Bản án chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ».



« Bản án chế độ CSVN » được y cứ vào các sách vở, những việc làm của những người lãnh đạo Đảng CSVN từ « Bác Hồ » đến « những hậu duệ của « Bác » hiện nay.



Bản án này gồm 4 cáo trạng :



I. CÁO TRẠNG SỐ 1 :



Bản án của chế độ CSVN bắt đầu từ Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất phát động từ thập niên 1950, được tổ chức tinh vi qua chính sách « THUẾ NÔNG NGHIỆP » là một hình thức đầu tiên của Cải Cách Ruộng Đất. Khi chính sách thu thuế thành công, nghĩa là mọi người giàu cũng như nghèo đều không còn ai đủ tiền, đủ thóc để đóng thuế thì «Bác» Hồ đưa tới «đấu tranh chính trị». Có nghĩa là xã tập họp dân tới hội trường đã có để sẵn thừng, hèo, gậy và những dụng cụ tra tấn khác.



«Những người thiếu thuế không kể ít hay nhiều, đều bị bắt, điệu ra trước hội nghị và tra tấn không phải để biết tại sao  không nộp được thuế, mà chỉ cần biết kẻ nào đã xúi dục không nộp thuế. Chủ tịch cuộc họp không hỏi lơ mơ : «Ai xúi mày không nộp thuế ?» mà hỏi một cách rõ ràng : "Có phải thằng Ất xui mày không nộp thuế, phải không ? Nói mau! » và tức khắc đánh đập, kềm kẹp, tra tấn cho đến lúc nạn nhân chịu không nổi, đuối sức, chỉ khẽ gật đầu. Nếu không gật đầu, nạn nhân có thể bị tra tấn suốt đêm đến chết… Hễ nạn nhân gật đầu tỏ ý là tên Ất nào đó đã xui không nộp thuế thì những người này bị bắt tức khắc. Sự thực thì những người này đã được VC ghi tên trong sổ đen; chủ tịch buổi họp chỉ việc chọn lựa từng tên một rồi tra tấn những người thiếu thuế bắt phải khai đúng tên những người trong sổ, để sẵn trước mặt.

Những người bị khai - nói đúng hơn là bị buộc tội xui không nộp thuế - bị tra tấn một mức gắt gao hơn và phải trả lời câu hỏi: « Mày ở trong tổ chức phản động nào ? Và trong tổ chức phản động của mày có thằng (Bính, Đinh) không ? Về câu hỏi thứ nhất thì người bị tra khảo có thể bịa ra bất cứ đảng phái nào. Có người tự nhận là đảng Việt Gian. Và có một nông dân quýnh quá, nghĩ không ra đảng, khai ngay là «Đảng Cộng Sản» vì từ bé anh ta chỉ nghe nói lờ mờ có «đảng Cộng Sản», không rõ là cách mạng hay phản động. Về câu hỏi thứ hai thì người bị tra hỏi không được khai lung tung, phải khai đúng tên mà chủ tịch hội nghị đã mớm.

Tất cả những người « phản động » có tên trong sổ đen lần lượt bị khai, bị bắt và bị tra tấn. Họ thuộc đủ thành phần, không cứ giàu nghèo, và sự thật cũng không phải « phản động » (nói đúng ra thì phần đông họ chỉ có thái độ « lưng chừng ». Đối với CS thì « lưng chừng» cũng nặng tội như phản động).



«Anh em ta quyết chung lưng

Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù

Địa hào, đối lập ra tro

Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương

Thắp đuốc cho sáng khắp đường

Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay

Lôi cổ bọn nó ra đây

Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi».



Xin thưa những câu thơ sắt máu trên chính là của nhà thơ Xuân Diệu đã làm theo lệnh Đảng vì Đảng quyết tâm đánh tan xương những phần tử phản động và lưng chừng vì hài cốt họ không còn nguyên vẹn sau khi bị đánh chết.



« Nói về việc tra tấn thì thường có mấy phương pháp điển hình xã nào cũng áp dụng:

Nạn nhân phải quỳ, hai tay giơ lên đỡ một thùng đá đặt ngay trên đầu.

Nạn nhân bị treo hai chân, hoặc hai tay vào một sợi thừng sắt qua xà nhà. Một lúc lại kéo lên, kéo xuống, vừa đánh vừa hỏi, thỉnh thoảng buông rơi « cái bịch».



Sự thật về miền Bắc như thế đó. « Bác » Hồ đã cho lập sổ đen, phân loại dân chúng thành bần cố nông, phú hào, điạ chủ v.v… để tiêu diệt những người đó từ năm 1950.



Và người cha là một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội đã phải cúi đầu nhận tội với con gái của mình trong một cuộc đấu tố qua diễn tả của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện như sau :



« Được nghe bà kể khổ

Con thấy đời con thực là đáng chết!

Con đã đi bóc lột nuôi bà

Con bây giờ không dám nhận là cha

Dù bà là do con đẻ ra

Con, thành phần địa chủ thối tha

Trước nhân dân, trước Đảng

Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội ».

Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội

Trước đấu trường giăng giối với con.



Và khi nhuộm đỏ miền Nam, CSVN cũng đã áp dụng cùng một chính sách như miền Bắc, nhưng tinh vi hơn.

Sau 61 năm cai trị miền Bắc bằng Cải Cách Ruộng Đất và 36 năm cai trị miền Nam bằng hình thức « tắm máu trắng» với các thủ đoạn Tập Trung Cải tạo « ngụy quân, ngụy quyền », vùng Kinh Tế Mới, đánh Tư Sản Mại Bản, « xuất cảng » người để lấy vàng qua hình thức  bán bãi vượt biên, CSVN đã hoàn thành chỉ tiêu:



-Lưu manh hóa xã hội ;

-Bần cùng hóa nhân dân ;

-Nô lệ hóa con người



Như chính cố đảng viên cao cấp của CSVN là Trần Độ đã nhận xét như trên.



Đây chính là tội ác tày trời của đảng CSVN vì đã dùng biện pháp ĐẤU TỐ TRONG CHIẾN DỊCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, CON « ĐẤU » CHA, VỢ «TỐ» CHỒNG  biến dân tộc Việt Nam trở thành những con người hèn hạ, sợ sệt, vô cảm cam tâm cúi đầu sống kiếp nô lệ, không được hưởng  tự do, dân chủ và nhân quyền vốn là những quyền mà họ phải được hưởng.

II. CÁO TRẠNG SỐ 2 :



Để phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, “Bác” Hồ tổ chức các lớp “Chỉnh Huấn” rất chu đáo, học viên sau nhiều lần bàn cãi gay go và được chính “Bác” Hồ đích thân giải đáp thắc mắc, đã nhất trí nhận định rằng:



Địa chủ Việt Nam luôn luôn cấu kết với Đế quốc Pháp, địa chủ và đế quốc đều là kẻ thù, phải tiêu diệt cả hai.



Đó là để thực hiện khẩu hiệu  của đảng Lao Động Việt Nam: đưa Phản Phong lên hàng Phản Đế do Hồ Chí Minh mang về từ Trung Quốc từ năm 1951, mà đến năm 1953 mới thực hiện được.



Theo Mao Trạch Đông, “phản phong” nghĩa là “tiêu diệt giai cấp địa chủ”, “phản đế” là “chống thực dân (Pháp)”.



Khi “nhân dân” đã nhận định “địa chủ” là kẻ thù, thì kẻ thù phải đền tội.



Xứ sở “Bác” Hồ 60 năm trước vốn là một xứ sở văn minh, luật pháp phân minh chứ không như vào năm 2011, có con mụ Ngô Bá Thành, Tiến sĩ Công pháp Quốc tế, theo đảng ta mà không được trọng dụng nên đã giở giọng thù nghịch mỉa mai: "Việt Nam có một rừng luật nhưng xài toàn luật rừng!”



Báo Nhân Dân số xuất bản ngày 2 tháng 2 năm 1956 ghi rõ thành tích vĩ đại của “Bác” Hồ và là bằng chứng của Đảng kể tội bọn địa chủ như sau:



“Ở xã Nghĩa Khê, thuộc tỉnh Bắc Ninh, bọn địa chủ tổ chức mấy em thiếu nhi đi ăn cắp tài liệu, ném đá vào các cuộc họp của nông dân. Ở Liễu Sơn, chúng dùng một em thiếu nhi đi đốt nhà khổ chủ, nhưng bà con nông dân kịp ngăn được. Thâm độc hơn, ở Liễu Hà chúng cho mấy em thiếu nhi ăn bánh chưng có thuốc độc, làm mấy em ngộ độc suýt chết. Ở Vân Trường chúng dụ dỗ em Sửu, rủ hai em gái nữa nhảy xuống giếng để gây hoang mang trong thôn xóm. Ở Đức Phong (Hà Tĩnh) chúng mua bài tú-lơ-khơ (bài Trung Cộng mang sang) cho các em mãi chơi, bỏ trâu ăn lúa phá hoại mùa màng…”.



(Nếu so sánh với “vụ án 2 bao cao su dùng rồi” đối với Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ do báo Đảng loan tải vào năm 2011, thì đâu có mùi mẽ gì so với việc làm của “Bác” Hồ trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) cách đây 60 năm).



Cán bộ CCRĐ bắt vợ địa chủ phải khai từ trước đến giờ đã thâu thuế quá cao, nghĩa là đã thiếu nợ nông dân, phải trả ngay tức khắc, hoặc bị bắt buộc ký giấy nợ rồi hẹn trả từ từ.



“Một cách tống tiền khác là bắt vợ địa chủ lôi đi biểu diễn khắp làng, mỗi tay mang một bãi phân bò tươi, cổ đeo một tấm biển lớn đề: “Tôi là địa chủ ngoan cố”. Nếu bà có con mọn thì chắc chắn là hai mẹ con phải bị giữ ở hai nhà để con không được bú và mẹ bị căng sữa, trong một thời gian rất lâu. Nếu con đã lớn thì mỗi đứa cũng phải giữ ở một nơi và đứa nào cũng bị dọa nạt cho tới khi chúng công khai - đúng hoặc không đúng - những nơi cha mẹ chúng chôn giấu của cải. Trẻ con non gan nên thường khai lung tung. Mặc dầu, hễ chúng khai chỗ nào là lập tức cốt cán đưa cuốc, bắt mẹ chúng đào chỗ ấy. Công cuộc “đào mỏ” này có thể kéo dài hàng tháng, nên nền nhà địa chủ gần như không còn chỗ nào không đào tới. Nhiều nông dân, sau đấu tố, được lãnh nhà địa chủ để ở thường không có phương tiện để sửa sang lại nền nhà cho bằng phẳng”.



Trong chiến dịch CCRĐ, khi một người bị kết tội là địa chủ thì phần đông họ đều bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng và vài mảnh áo rách. Rồi tiếp theo là “lễ truất hữu tài sản” của họ được tổ chức rất trọng thể. Sau đây là một bài báo tả buổi tịch thu tài sản đăng trong báo Cứu Quốc số 2741, ngày 1 tháng 1 năm 1956:



“Nông dân thôn Thượng rùng rùng kéo đến nhà tên Phong (địa chủ). Cờ phơi phới. Tiếng trống thiếu nhi rồn rập. Những tiếng hô khẩu hiệu “Đả đảo” và “Hoan hô” không ngớt.

Giữa sân lù lù một đống cày cuốc, ô doa, liềm hái, thúng mủng cho tới nồi ba mươi, nồi mười, mâm đồng, chậu thau… hàng dẫy. Quanh sân những cây hải đường, cây mẫu đơn rực rỡ.

Đồng chí cốt cán gọi vợ tên Phong (có lẽ tên Phong bị đi tù hoặc bị xử tử rồi). Đồng chí nhân danh Nông hội tuyên bố tịch thu tài sản của nó.

Tiếng đấu tranh của nông dân mỗi lúc càng gay gắt, như không thể chấm dứt. Quanh đó đồng bào đứng hàng trong, hàng ngoài. Đồng chí cốt cán tuyên bố, vạch rõ cho con mẹ địa chủ thấy đời nó, đời cha, đời ông nó không lao động chuyên bóc lột, chiếm đoạt mới có những của này. Của này là của nông dân. Con mẹ địa chủ mặt tái mét. Cả người nó run run. Đồng chí dõng dạc tuyên bố xóa bỏ hẳn tất cả quyền chiếm hữu gồm 24 mẫu ruộng và toàn bộ tài sản của nó. Tiếng vỗ tay ran lên “Hồ chủ tịch muôn năm!”, “Hoan nghênh chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua của Đảng và của Chính phủ!”.

Hàng đoàn thanh niên nam nữ quẩy những gánh thóc từ nhà ngang qua sân. Hai con trâu cũng vừa dắt ra. Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô vang dậy. Bà con thu xếp quẩy đồ đi. Khiêng, vác, gánh lũ lượt. Tiếng trống ếch thiêu nhi càng ròn rã”



Và, có lẽ không lời cáo trạng nào hùng hồn hơn lời cáo của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người tù 27 năm vì tội làm thơ chống chế độ, với bài thơ “Từ buổi Đảng về”:



“Từ buổi Đảng về họ mạc tới thăm

Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát

Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát

Trẻ già khao khát tháng năm!

Con chó, con mèo mất tích mất tăm

Vì đâu nông nỗi?

Chiếc kéo Đảng dùng cắt tem phân phối

Gạo ngô từng lạng từng cân

Đã cắt nhỏ tình thân cốt nhục

Manh áo, niêu cơm, cuộc đời rữa mục

Vợ chẳng cậy chồng, con chẳng cậy cha

Mẹ hiền đành ôm bụng tống thai ra

Giỗ Tết nói chi chuyện người trong mả!

Chao ôi, buồn tất cả

Mất cả rồi những bản tình ca

Những điệu ru trìu mến thiết tha

Gắn bó với ta từ hồi ẵm bú.

Trẻ con đói chột còi lam lũ

Còn đâu bi, đáo khăng, cù

Tiếng sáo diều vời vợi chiều thu

Chỉ còn là âm hưởng vi vu thời xa cũ

Luyến tiếc, than van đi tù lượt lũ

Thiếu chi rừng rú hoang vu

Để đất vàng sao cùng ánh sáng Mùa Thu

Dựng những trại tù làm trụ!

Ôi từ buổi Đảng về làm chủ

Khổ nhục chất chồng không thể đo cân!

Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!

Con chuột mà có dịp tháo thân

Cũng ba cẳng bốn chân

Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!”



III: CÁO TRẠNG SỐ 3 :



Vụ xử án ngày 4-4-2011 kết tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế khiến nhiều nước trước thế giới lên tiếng phản đối thực ra đã là “một bước tiến bộ vượt bực” của luật pháp chế độ cộng sản Việt Nam.



Xin mời độc giả xem lại cảnh “Tòa án Nhân Dân” của “Bác” Hồ xử tội điạ chủ trong Cải Cách Ruộng Đất cách đây 60 năm để thấy mạng sống của người dân Việt Nam rẻ như bèo ra sao:   



“Tòa gồm có một chánh án, vài thẩm phán và một số công cáo ủy viên nhưng không hề có người biện hộ cho bị cáo. Tòa xử theo “biên bản cuộc đấu” và không cho bị cáo tự bào chữa.Bồi thẩm đoàn cũng gồm toàn nông dân đã làm chủ tọa đoàn trong cuộc đấu tố.

Những người bị kêu án tử hình bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đã đào sẵn, trước khi tòa nhóm họp. Hồi đầu, những người bị xử tử hình được phép tuyên bố vài lời trướckhi bị bắn, nhưng sau khi một người một người, trước khi chết, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” thì thủ tục “tư sản” này bị bãi bỏ.Từ đó về sau, hể tòa tuyên án thì tức khắc cán bộ đứng sau nạn nhân nhanh tay nhét giẻ vào miệng rồi lôi đi. Một điều đáng thương cho những người bị hành quyết là những tự vệ xã cầm súng bắn phần nhiều mới cầm súng bắn lần đầu, nên bắn trật bậy bạ. Nhiều nạn nhânbị lôi đi chôn chưa chết hẳn. Những cuộc xử bắn điạ chủ bao giờ cũng tổ chức thành biểu tình. Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngã gục dưới lằn đạn” (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, trang 254).



“Biên bản cuộc đấu” để kết án tử hình nêu trên được lập ra do một cuộc đấu diễn ra ở mỗi thôn làng miền Bắc từ năm 1953-1956 như sau:



“Mỗi cuộc đấu tố đều tổ chức ngoài trời, thường là sân banh. Dân mỗi làng ngồi trong một khoảng đất có vạch vôi trắng làm giới hạn. Khán đài làm bằng gỗ và tre, cao ba từng. Từng dưới có 14 “thư ký” ngồi, 13 người là bần cố nông chỉ ngồi làm vì, một người là trung nông, biết đọc, biết viết, ngồi hí hoáy. Từng trên là chủ tọa đoàn gồm 7 bần cố nông trong số đó có chủ tịch nông hội làm chủ tọa cuộc họp và một phụ nữ đóng vai công an trưởng. Người đàn bà này chỉ huy tự vệ xã, và cứ 5 phút lại hò hét, ra lệnh cho người bị đấu đứng trước khán đài phải quỳ xuống, đứng lên, dơ tay lên trời, khoanh tay trước ngực, giang tay ra hai bên v.v…Trên từng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malentov bên phải và Mao Trạch Đông bên trái. Đội Cải Cách Ruộng Đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tàu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ.



Để chuẩn bị Cải Cách Ruộng Đất, “Bác” Hồ cho cán bộ, đảng viên đi học khoá chỉnh huấn. “Bác” dạy là phải dựa vào Liên Sô, Trung Quốc để giành độc lập. Nhiều đảng viên thắc mắc tại sao phải liên kết với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa? Họ viện dẫn rằng nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia chẳng cần liên kết với khối nào mà vẫn kiện toàn được độc lập. Hơn thế nữa, vì  họ đứng trung lập giữa hai khối nên cả hai đều phải kính nể họ. Vì giảng viên không “đả thông” nỗi nên “Bác” Hồ phải đích thân đến thuyết phục từng người. “Bác” gọi những nước trung lập là những nước“làm đĩ chính trị”. Khi giảng cho  cả lớp, “Bác” Hồ nói:



“Đối với những chú không dứt khoát tư tưởng, còn đang lưng chừng thì tôi khuyên nên dứt khoát ngay từ bây giờ; một bên là tổ quốc, một bên là quân thù. Chú nào muốn “dinh tê” thì xin cứ việc. Công an địa phương sẽ cấp giấy ngay tức khắc”.



Bởi vậy mà trong mười ngày học tập về Cải Cách Ruộng Đất, lúc đầu học viên còn thảo luận sôi nổi, nhưng cuối khoá họ ngoan ngoản chấp thuận luận điệu của Đảng, để may ra sau này mình còn được xếp vào hàng “địa chủ kháng chiến” như Đảng bảo đừng hoảng sợ. Là những “địa chủ” đi theo Đảng lâu năm nên họ biết rằng thái độ khôn ngoan hơn cả là đứng về phía Đảng, nên cuối cùng tất cả đồng ý với Trường Chinh về Cải Cách Ruộng Đất nên đứng lên tự mình… đả đảo mình, họ hô to “Đả đảo địa chủ”.

Và như mọi người đều biết,  chính Trường Chinh Đặng Xuân Khu đã đem cha mẹ mình ra mà tố.



Và nhà thơ Xuân Diệu, đã thay những lời thơ thấm đẫm tình yêu bằng những lời thơ sắt máu:



“Ai về Bố Hạ

Nhắn vợ chồng thằng Thu (1)

Rằng chúng bây là lũ quốc thù!”



Và hãy nghe nhà thơ Lưu Trọng Lư, từ “con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô” tự lột xác biến thành “con sói ngu ngơ” của chủ nghĩa cộng sản:



“Cha đời địa chủ gian tham

Không cho người ở học hành ấm no

Tháng ngày bắt giữ trong nhà

Chào cờ không biết, cụ Hồ nào hay

Bây giờ Đảng đã về đây

Chúng tôi do Đảng cầm tay dắt dìu

Nông dân theo Đảng quyết liều

Đấu cho ngã gục đổ nhào chúng đi!”



*

Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh đem về áp đặt cho đất nước Việt Nam dựa trên sự khủng bố và giả dối.



Chính Nguyễn Khắc Viện, một lý thuyết gia mác-xít gạo cội của chế độ đã phải nhìn nhận rằng người Cộng Sản bị phân đôi:



“Ngồi với nhau thì trao đổi chân thật, thì nói một đàng; mà khi họp lại bàn bạc, viết lên báo chí thì lại nói một nẽo. Trong mỗi người Cộng Sản có hai con người: con người thật và con người giả. Làm sao có thể xây dựng một xã hội mới với con người giả. Làm sao có thể xây dựng một cái gì tốt đẹp và bền vững trên một nền tảng giả?”

*

“Tôi đã bỏ ra trên 50 năm để đánh đuổi thực dân, dành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng sau 50 năm tôi mới nhận ra rằng cái thể chế mà tôi giúp tạo dựng lên nó còn tệ hơn chế độ thực dân của 60 năm trước”. (2)



Xin mượn nhận xét của cố Trung Tướng Trần Độ, người đã bắt sống Tướng De Castrie của quân đội thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, về chủ nghĩa cộng sản Việt Nam để thay lời kết cho cáo trạng số 3 trong “Bản Án Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam”.



IV. CÁO TRẠNG SỐ 4 :



Không biết quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp” mà ông Hồ Chí Minh “thuổng” của ai đó làm của mình, lại bị nhà phê bình Thụy Khuê ở Paris phát hiện - cũng giống như nhiều năm trước, “Bác” Hồ bị học giả Lê Hữu Mục phát hiện “Bác” cũng đã “thuổng” Ngục Trung Nhật Ký của một tù nhân người Tàu chết trong tù làm của mình - dày bao nhiêu trang. Nhưng khi Lão Móc tập trung tài liệu để viết “Bản án chế độ xã hội chủ nghĩa Cộng Sản Việt Nam” thì có thể nói: trúc Nam Sơn không ghi hết tội – như đã kể trong các cáo trạng 1,2, 3.



Bản cáo trạng số 4 gồm các tội ác của chủ nghĩa CSVN như sau:



1- Tàn ác với đồng bào:



“… Năm 1952, cuộc chỉnh đảng, chỉnh huấn cán bộ, tôi đã nghe loáng thoáng về đợt cải cách ruộng đất thí điểm ở Thái Nguyên, xử tử điạ chủ Nguyễn Thị Năm. Lúc đó tôi đang phục vụ chỉnh đảng, chỉnh huấn ở một tỉnh miền núi. Hai khóa đầu chỉnh đảng, nội dung chủ yếu “chống tư tưởng tiểu tư sản”. Cụ thể chống hủ hoá tham ô. Tham ô lúc đó chưa có của cải gì, cuối cùng là truy nhau về hủ hóa: bản tổng kiểm thảo nào cũng buộc phải có vài sự việc về “lăng nhăng”. Nếu không nhận thì phải truy cho tới cùng, bao giờ có nhận mới là “gục”. Cố nhiên nhiều anh đã tự bịa ra những tình huống hủ hóa khá hấp dẫn. Các cô cán bộ trẻ thực sự chưa có hủ hoá thì phải nhận là “có tư tưởng”. Thế rồi cũng khóc lóc sướt mướt, căm thù…

… Mẫn đẻ, bảy tháng sau tôi mới có dịp về quê thăm con. Quê tôi đã làm xong giảm tô giảm tức, sắp bước sang cải cách ruộng đất. Tôi chỉ ở nhà vài ngày. Ít lâu sau nghe tin sét đánh: bố vợ tôi: thầy Lê Đôn, đang làm bí thư huyện - đã bị lôi về bắn bỏ. Thế là tôi không dám về thăm vợ con nữa”.



Chờ tới hai mươi tháng sau tình hình tạm yên, người chồng đảng viên mới dám lần mò về thăm vợ, lúc đầu bị vợ không dám nhìn vì sợ chồng bị án “liên quan”, anh chồng phải cắt nghĩa mãi mới được vợ cho ở nhà… mình (vì nhà vợ, tức nhà địa chủ đã bị tịch thu), rồi mới nghe người vợ kể về việc:



“… Gọi là “tòa án nhân dân đặc biệt” xử đầu sỏ để trấn áp địch, phát động nông dân, người ta cần bắn ngay trước mặt mọi người kia mà. Một tên đội phó trong đội cải cách ra chỉ huy hành hình bố. Ba du kích vác súng đứng hàng ngang.

“Không tưởng tượng được, ba người ấy đều là học trò cũ của thầy! Thằng Hưng, thằng Thẩm, thằng Huấn, đều đi bộ đội về. Tên chỉ huy hô: "Số một ngắm bắn, bắn!”. Súng nổ, bố nẩy vai trái lên! Tưởng đạn đã vào người, nhưng chưa. Nẩy vai lên hình như bố hô khẩu hiệu. “Số hai ngắm bắn, bắn!”. Bố lại nẩy vai lần nữa, đạn vẫn không vào người. Trong quần chúng lúcnày đã ồn ào! “Bắn oan người ta, thần linh cản đạn không cho trúng người!. “Số ba: Bắn!” Bố lại nẩy vai lên. Người vẫn đứng trơ trơ, mắt giương trừng. Cột chân đã lung lay, giẻ nhét ở miệng tuột ra lòng thòng (ghi chú: nhét giẻ để ngăn tử tội đừng tung hô “Hồ Chí Minh muôn năm” trước khi chết). Hết phát thứ ba không trúng, mừng quá, cả ba chúng em lao lên. Nhiều người cũng xúm xít lại.  Ba du kích bắn không trúng bỏ súng trốn. Em hô hào mọi người cứu bố em! Lúc đó nhộn nhạo như vỡ chợ. Tên đội phó mặt tái nhợt, mím chặt môi xông lên. Em đã kịp níu tay nó. Nó hất tay em ra, rút phựt con dao nhọn từ trong bọc xuyên phập qua cổ bố từ trái sang phải. Bố chao qua cái cọc lao đầu xuống cái hố đã đào sẵn, máu phun phì phì. Thằng Vang, con Vọng lăn đùng ra đất, em cũng ngất xỉu luôn. Anh em họ nhà anh xúm đến khiên em về nhà này”.  



2 -Tàn nhẫn với đồng chí:



Sống dưới chủ nghĩa cộng sản, con người bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần, từ thường dân cho đến đảng viên kỳ cựu. Bằng chứng sau đây cho thấy rằng, trong khi bị giam, đảng viên cộng sản là những người người đau khổ nhất. Ngô Đức Mậu (cháu nhà cách mạng Ngô Đức Kế), một đảng viên  cộng sản kỳ cựu đã từng nhiều năm sống trong ngục Lao Bảo hồi Pháp thuộc, đã tả nỗi đau khổ trong ngục thất cộng sản:



“… Những lúc bị giam giữ trong buồng riêng cô quạnh, rét mướt, đau khổ, những anh em thường an ủi nhau: củng cố lòng tin để chịu đựng ngược đãi, củng cố lòng tin để sống… vì ở tù đế quốc và ở tù hiện nay (cộng sản) nó khác nhau xa. Ở tù đế quốc bị hành bằng thể xác nhưng tin thần lành mạnh được an ủi, khoan khoái… Còn ở đây (tù cộng sản) thì sao? Chúng tôi bị dày xéo cả thể chất lẫn tinh thần. Chung quanh chúng tôi, ai nấy đều cho chúng tôi là địch, là kẻ bán nước hại dân, thì bảo họ đồng tình với chúng tôi sao được…



Cũng trong bài báo được đăng tải trên tờ Nhân Dân ngày 30-10-1956, ông Ngô Đức Mậu còn than vãn là bị chính các đồng chí cộng sản của ông tra tấn, không cho ông tự bào chữa:



“Những việc mà số anh em cán bộ ở Hà Tĩnh dựng đứng lên, hoặc lật ngược lại những thành tích đã qua của tôi (từ thời Đông Dương Cộng Sản Đảng) để truy bức tôi suốt ngày đêm, để buộc tội phải nhận những việc tôi chưa hề làm, mà cũng chưa bao giờ nghĩ tới… Cuộc truy bức càng ngày càng nặng, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc đấu tranh về nguyên tắc. Tôi ỳ ra mãi cũng không được. Nhiều ý nghĩ khác (tự tử chẳng hạn) lại nẩy nở ra  và xoay quanh trong đầu óc tôi như chong chóng.”



3-Tàn bạo với đối phương:



Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh đem về áp đặt cho đất nước Việt Nam mà người dân miền Bắc đã phải gánh chịu qua Cải Cách Ruộng Đất với chủ trương “trí, phú,địa, hào đào tận gốc, bóc tận rễ” đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, oan trái.

Sau đó, “Bác” Hồ đã khóc lóc, sửa sai.



Vậy mà sau chiến thắng  30 tháng 4 năm 1975, “một cuộc tắm máu trắng” lại xảy ra cho người dân miền Nam với việc đổi tiền, đánh tư sản mại bản, đẩy dân đi vùng “kinh tế mới”. Và hàng trăm ngàn quân, công, cán chính của chế độ miền Nam  lại cũng bị tiếp tục truy bức suốt ngày đêm, theo kiểu mà những người CSVN đã áp dụng đối với “đông chí” của họ - như ông Ngô Đức Mậu đã kể bên trên - bằng cách khai lý lịch và tờ thú tội.

Và hiện nay, 87 triệu công dân Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều “được” sống trong chế độ kiểm soát bằng lý lịch như dưới thời “Bác” Hồ.



4-Hèn nhát với ngoại bang:



Trong khi đó thì CSVN lại vô cùng hèn nhát khi đem dâng hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng của chế độ chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh lập tức gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, trích y như sau:



“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…”



Và những hậu duệ của “Bác”ngày nay lại còn dâng thêm ải Nam Quan, thác Bản Giốc và “bán” luôn vùng Tây Nguyên cho “đàn anh phương Bắc”.

*

Bertrand de Jouvenel (1903-1987) có câu nói vô cùng chí lý: “Một xã hội loài cừu đồng thời phải sinh ra một nhà nước của loài sói”.



Hơn 60 năm qua, ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế đã đem chủ nghĩa cộng sản áp đặt cho đất nước, gieo tang thương cho đất nước; đau thương, tang tóc cho con người - tàn ác hơn cả chế độ thực dân Pháp mà chính những người cộng sản thuộc loại “công thần” như các ông bà  Ngô Đức Mậu, Trần Độ, Dương Thu Hương, Lê Hiền Đức… cũng đã phải lên tiếng.



Đã đến lúc không sao còn chịu đựng được nữa. Hỡi toàn dân hãy đứng lên giật sập chế độ xã hội chủ nghĩa bạo tàn để giành lại quyền làm người và tự do, dân chủ cho 87 triệu người dân đã và đang phải sống kiếp ngựa trâu trong 70 năm qua và đất nước Việt Nam đang có nguy cơ lệ thuộc “giặc bành trướng phương Bắc” một lần nữa!



Chú thích :

(1)   Là bố mẹ nhà thơ Xuân Diệu.

(2)   « Chuyện bên lề » của Trịnh Hội

(3)   Tài liệu tham khảo : « Từ thực dân đến Cộng sản » của Hoàng Văn Chí, « Dương thu Hương và con hùm ngủ » của Nguyễn Việt Nữ.




NGUYỄN THIẾU NHẪN

tieng-dan-weekly.blogspot.com
Cái nhìn thiên kiến về lịch sử
Đôi lời: Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã “bán danh ba đồng” khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ “Lợi bất cập hại” mà là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”.
Vài ví dụ, một cuốn sách về lịch sử, với ngồn ngộn những tư liệu vô cùng quan trọng, mà dám viết một bài chỉ trích toàn bộ, nhưng ngay dòng đầu đã phải rào đón “chưa bàn đến những chi tiết cụ thể”. Khi không bàn tới chi tiết cụ thể thì làm sao dễ đánh giá là nó “thiên kiến”? Để công bằng hơn cho Đức Hiển, thì nếu như tạm chấp nhận vài tranh cãi trong bài, thì nó cũng không thể nào được coi như là bản chất của cả cuốn sách. Nói cụ thể, Đức Hiển chỉ có thể có nhận định khiêm nhường, cẩn trọng rằng: “Một số cái nhìn thiên kiến …” Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!
Có lẽ vì không đọc được bao nhiêu cuốn sách, nhưng phải nhận lãnh một sứ mệnh nào đó, nên Đức Hiển lại phạm phải lối lý sự kiểu “báo Quân đội Nhân dân”, đó là viện vào lời lẽ của một kẻ vô danh nào đó, ấn vào miệng mình: “Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng…”
Một chi tiết khôi hài trong lối ní nuận ngu ngơ, vẩn vơ, là Đức Hiển nhắc tới “nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là ‘tuẫn tiết’”, nhưng lại chẳng có được một ý kiến rành rẽ, phê phán hay vạch ra sai lầm gì đó, mà lại đưa ra một câu vô thưởng vô phạt: “Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy” .
“Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại” chính là: “Tệ hại” trong lối viết và tư duy. “Bại hoại” cho thanh danh bản thân, vốn là một nhà báo từng xông pha lăn lộn với nhiều phóng sự nóng hổi, một blogger nổi tiếng một thời. Còn “có hại” thì rất nhiều, trong đó có cả “lợi bất cập hại” (cho những kẻ vẫn muốn lẩn trốn, che đậy sự thực lịch sử), giúp cho bao nhiêu độc giả chưa biết về cuốn sách sẽ tìm đọc nó. (BA SAM Blog)
Nguyễn Đức Hiển
02-01-2013
Chưa bàn đến những chi tiết cụ thể của cuốn sách này, góc tiếp cận của tác giả đã khó vươn tới điều mình muốn: Hiểu đúng về bản chất của cuộc chiến tranh.
Bên thắng cuộc là cuốn sách gồm hai tập của Huy Đức. Phần I với tựa đề Giải phóng đã phát hành trên mạng Internet từ trung tuần tháng 12-2012. Nội dung xoay quanh những diễn biến tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất 30-4-1975. Lời đầu sách, tác giả viết “không ai có thể bước tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ. Nhất là một quá khứ chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

Ngày thống nhất

30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”.

Ngay những dòng đầu tiên của chương đầu tiên, tác giả đã gói cuộc chiến chống ngoại xâm vỏn vẹn vào 20 năm. Song cuộc kháng chiến ấy thật sự bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước đó, khi người lính đầu tiên của quân xâm lược Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam. Từ đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, người Mỹ đã bộc lộ âm mưu can thiệp vào Việt Nam từ trận Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến giành độc lập vì vậy đã trải qua thêm một chương bi tráng và khốc liệt: chống Mỹ.

Sự thật không thể phủ nhận là người Pháp đã khởi đầu chiến tranh, người Mỹ thay vai chuyển nó sang một giai đoạn khác và cả dân tộc này đã đổ máu xương để kết thúc nó. Không phải chỉ có 20 năm và càng không thể là cuộc chiến“da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” như Huy Đức đã viết.

Lịch sử diễn ra liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này, người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất nước ta. Dù vậy, người Mỹ không thể phủ nhận sự thật là người Việt đang chiến đấu vì Tổ quốc mình.
Cuộc chiến giành độc lập của người Việt Nam thực sự đã nổ ra từ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 với rất nhiều cuộc khởi nghĩa và những phong trào đấu tranh, dù bị đàn áp, thất bại nhưng chưa bao giờ quy phục. Những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Vì thế, nó là cuộc chiến không của một chính thể mà của cả dân tộc. Càng không là cuộc chiến của miền Bắc XHCN với nửa nước còn lại. Vì thế, 30-4-1975 là ngày đất nước thống nhất sau hơn một thế kỷ bị xâm lược, đô hộ và chia cắt, không phải “Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Đó không phải là chiến thắng của một “bên thắng cuộc” hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia.

Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.

Viết về chiến tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại.

Ngày cuối chiến tranh và “tù cải tạo”

Huy Đức viết: “Cuốn sách này bắt đầu từ những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”.

Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc” bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.

Hơn 10 năm trước, một đoàn làm phim của hãng BBC qua Việt Nam, họ muốn làm một bộ phim về ngày cuối chiến tranh từ trận đánh cầu Rạch Chiếc. Nơi đó, trong ba ngày cuối cùng, một đơn vị bộ đội biệt động đã quần nhau với hai tiểu đoàn Trâu Điên giữ cầu và nhà máy điện Thủ Đức cùng với lực lượng chi viện hùng hậu. Nhiều người lính đã hy sinh trên cầu để chiếc cầu, nhà máy điện được giữ nguyên, cửa ngõ ấy mở ra cho những đoàn tăng T.54 vào giải phóng và góp phần giữ nguyên vẹn Sài Gòn cho hôm nay. Và trong những ngày ấy, có rất nhiều sự hy sinh như thế của những người lính giải phóng.

Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959.

Cần phải đặt trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên thắng cuộc đã không làm hoặc không muốn làm điều đó.

Để có bản tin giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc.

Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa.

Trên đây chỉ là một số nhận xét về cuốn sách. Người viết không có ý định đi sâu vào tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết bởi nó không mới và không hẳn cần thiết. Tuy nhiên, đã có phản hồi bất bình của những nhân vật trong sách, từ cả hai phía, về tính chính xác của các sự kiện và cách trích dẫn cắt cúp, tách bối cảnh ra khỏi sự kiện để gián tiếp giải thích nguyên nhân theo chủ kiến của tác giả.

Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận. Với ưu thế là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, anh có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin. Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật. 
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
TP.HCM ngày 31-12-2012
* Chit, Chat:
Mõ Làng Chờ đã nói
Thưa nhà báo Nguyễn Đức Hiển
Là một người dân miền Bắc VN sinh sau cuộc chiến, chứng kiến nhiều thực tế ở VN và bội thực vì những thông tin tuyên truyền từ nhà nước cộng sản chúng ta. Tôi luôn tự hỏi ‘tại sao người thắng cuộc lại là người cộng sản?’ tôi tin chắc rằng nhiều người cũng cùng câu hỏi như tôi. Tại sao tôi lại thấy hoài nghi những gì mà nhà nước này tuyên truyền?
Thứ nhất tôi là người có tư duy độc lập, mọi sự tuyên truyền nếu không được phản biện tranh luận, đóng góp tôi đều không tin. Trong khi đó những người đại diện cho NN hơi tí mở mồm ra là kiểu ‘đã có đảng và nhà nước’ giọng điệu ban phát như vậy đấy ông ạ. Chính cái đó nó lại kích thích sự tìm hiểu để thoả mãn những hoài nghi và muốn tìm hiểu sự thực.
Từ thực tế những gì bản thân chứng kiến qua suốt những năm thơ ấu và trưởng thành trong môi trường ‘XHCN’ sau cuộc chiến 1975, những gì mà người cộng sản đối xử với người dân hiện nay khiến tôi nghĩ rằng phải chăng chính vì sự hà khắc, độc tài đã là nguyên nhân chính khiến ngưòi cộng sản chiến thắng?
“Lịch sử diễn ra liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này, người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất nước ta. “
- Về ý kiến này tôi lai đồng tình với nhà báo Huy Đức, gần đây trong dịp kỷ niệm ngày ‘chiến thắng Điện Biên Phủ trên không’ năm 2012, VTV 1 cũng đã đưa một phóng sự về lễ kỷ niệm của những người lính Liên Xô tham chiến trong trận đánh 12 ngày đêm năm 1972 tại nước Nga? Phải chăng chính người Liên Xô với tên lửa tối tân và trực tiếp bắn rơi máy bay B52 Mỹ và người Mỹ đã chủ quan khinh suất về điều này nên đã thất trận trong trận đánh này? Vậy bao giờ sự thật này sẽ được giải mã?
Nói đây là cuộc nội chiến hay cuộc chiến ý thức hệ là hoàn toàn đúng đắn, miền Nam có Mỹ còn miền Bắc có Liên Xô, TQ đưa người và đạn dược vào tham chiến. Tuy nhiên người cộng sản đã ma mãnh hơn khi che dấu sự tham chiến của người Liên Xô và Trung Quốc để khoác lấy sự chính nghĩa trong cuộc chiến, để lừa bịp những người dân miền Bắc lao vào chém giết? Cứ nhìn những gì mà người cộng sản hóa trang để quay phim chụp ảnh tuyên truyền (hệ luỵ đến tận bây giờ) thì rõ sự giả dối như thế nào! Vậy sự hy sinh của họ chả phải là vô ích và lãng phí biết bao khi giờ đây cha mẹ họ, anh em họ lại bị chính quyền ‘bên thắng cuộc’ bỏ rơi? (hãy nhìn những gia đình liệt sĩ bị chính quyền phá nhà, cướp đất đăng nhản nhản trên báo hiện nay thì rõ).
“Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959”
-Về đoạn này phải chăng tác giả Nguyễn Đức Hiển muốn so sánh và chứng minh rằng ‘đấy chế độ Miền Nam cũng hà khắc không kém đấy thôi’ nhưng ông lại cố tình quên rằng Luật 10-1959 là do chế độ ông Ngô Đình Diệm áp dụng và chính vì sự hà khắc này mà chế độ ông Diệm đã bị lật đổ, bị thế giới lên án, không ủng hộ? Sự đáng lên án là chỗ người thắng cuộc không rộng lượng hoà giải dân tộc, không chìa bàn tay ra giúp đỡ ‘bên thua cuộc’, kết thúc cuộc chiến hơn 30 năm rồi mồm lúc nào cũng muốn hoà giải dân tộc mà danh từ ‘nguỵ quyền’ vẫn còn đó? Ngày 30-4 hàng năm vẫn tổ chức linh đình? để làm gì? để khắc sâu thêm sự hận thù dân tộc? ông hẳn có biết chính ông Võ Văn Kiệt đã nói rằng ‘một triệu người vui thì có một triệu người buồn’ trong ngày 30-4 hay sao?
Coi cuộc chiến 1975 là cuộc nội chiến hay cuộc chiến ý thức hệ là chính xác, tôi cho rằng nhà báo Huy Đức đã làm việc vô cùng nghiêm túc bằng số liệu và trách nhiệm của một người làm báo chân chính hiếm hoi trong đám bồi bút nhung nhúc hiện nay ở VN. Riêng cá nhân tôi cho rằng người Mỹ và Miền Nam là người thua cuộc có nhiều nguyên nhân trong đó (1). nguyên nhân chính là Miền Nam và người Mỹ đã quá khinh địch, họ áp dụng một chế độ tự do, dân chủ để đối nghịch với chế độ ‘độc tài cộng sản’ là một sai lầm nghiêm trọng nhất, họ đã bị người cộng sản lợi dụng gây nhiễu loạn xã hội. Chẳng phải ông Ngô Đình Diệm đã phê phán người Mỹ khi có ý định hất cẳng ông rằng ‘cộng sản độc tài một thì chúng ta phải độc tài mười’ đó sao? (2). Miền Bắc được sự ủng hộ to lớn từ khối XHCN trong đó là vai trò của Liên Xô, vũ khí tối tân với tiền của đổ vào Miền Bắc. (3). Người cộng sản đã áp dụng chính sách độc tài, toàn trị, tuyên truyền lừa dối cả dân tộc lao vào cuộc chiến Bắc-Nam.
Kết luận: Nam-Bắc đã thống nhất nhưng đến bao giờ người cộng sản muốn hoà giải dân tộc, khép lại quá khứ đau thương của dân tộc? Tôi cho rẳng chỉ đến khi người cộng sản thực hiện điều đó với sự chân thành thì mong muốn đi tìm sự thực về cuộc chiến Nam-Bắc này mới không còn quan trọng nữa, lúc đó vết thương chiến tranh mới lành vết trên đất mẹ, và chỉ đến khi đó VN mới thực sự cất cánh.
Bác Ba Phi đã nói
Thủ đoạn của cộng sản thì khó mà hình dung được sự khủng khiếp của nó, việc xích chân lính lái xe tăng khi xông trận là một ví dụ, (Sau khi lính VNCH bắn hạ xe tăng T54 của cộng sản phát hiện lính bên trong bị xích chân vào xe có muốn đầu hàng, hay bỏ chạy cũng chẳng được)
NCH đã nói
Xích lên cây trong mặt trận hạ Lào nữa bác. Gần nhất là chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979: Ra lệnh cho một đại đội qua cầu phía bên quân Tàu đang chiếm đóng…sau đó ra lệnh phá cầu.
Cao Lập đã nói
Mõ mồm , ở đời những kẻ hay ngồi không thì thường hay lắm chuyện bình phẩm , cứ đặt mình trong giai đoạn của lịch sử nước nhà đi rồi hãy nói .Chiến tranh chết chóc , chống ngoại xâm ngàn đời nay là việc chẳng đặng đừng .
Ngồi bàn giấy , cà kê quán xá , moi móc lịch sử đích thị là phường giá áo túi cơm.Huy Đức là gì ăn cơm, lớn lên và đi họctừ miền Bắc XHCN – tư duy không giống ai bị vợ còn bỏ , bị đuổi khỏi nơi làm việc thì hóa ra là kẻ dị hợm về nhân cách và suy nghĩ , những kẻ cùng tư tưởng phụ họa thì đi ngược lại lịch sử – có cầm súng ngoài mặt trận chưa , cầm đi rồi hãy nói chiến tranh là như thế nào.
Linh đã nói
Gọi người ta là một tên chống cộng cực đoan điên cuồng? Thế thì cả thế giới này đều là nhửng tên chống cộng cực đoan điên cuồng? Cả Châu Âu, Đức Quốc kể cả Liên Bang Nga đều ghi vào luật pháp trong quốc gia họ cấm tuyệt Đảng Cộng Sãn không được hoạt động vì chúng là Tội Ác Của Nhân Loại.
Hội cựu học sinh Chu Văn An chỉ nhóm họp cho vui chứ không chống ai cả.
Việt Cộng ư? Một quả ICBM là xong ngay. Mỹ gốc Việt gồi gần mấy quả này nhiều lắm.
Giới trẻ bên Việt Nam không tin NVHN? À, chẳng trách gì chúng trở thành OSin nô lệ bên Đông Âu và đỉ điếm bên Đài Loan, Singapore, Mả Lai.
Chúng tôi NVHN có lợi gì khi bọn trẻ bên Việt Nam nghe lời chúng tôi? Không có gì cả, nếu chúng biết tranh đấu cho dân chủ thì nước nhà trở thành Nhật Bản Nam Hàn, nếu không thì tiếp tục đi làm đỉ mà sống.
Tran V Triet đã nói
Khong ai phu nhan cac thong tin ma Tac Gia Huy Duc dua ra trong Tac Pham Ben Thang Cuoc da dong gop nhieu cho viec tim hieu tinh hinh VN tu sau nam 1975.
- Tuy nhien nguoi doc cung nen than trong de suy nghi va tim hieu cac van de nhu:
- Huy Duc la ai? ma co the tiep can duoc cac cap Lanh Dao Dang CS VN va cac chinh tri gia My.
- Huy Duc la Si Quan Hoa Hoc cong tac tai Cam Puchia???? Dang Vien dang CS?
- Huy Duc tu gioi thieu la nguyen tac cua Ong la Pushing the limits but not crossing the line??? Vay thi viec dua cac thong tin torgn cuon Ben Thang Cuoc chi la pushing the limits – Ong ta khong he muon crossing the line (nhu qui Ong Bui Tin, Vu Thu Hien….)
- Huy Duc tuyen bo la se ve lai VN sau khi het thoi gian nghien cuu tai Boston: Toi tin la nha cam quyen o VN se khong cho phep Ong ta ve dau – Ma neu Ong ta ve thi dieu do co nghia la Ong ta da duoc nha Cam Quyen VN cho phep di……????
- Huy Duc dang nhan tai tro cua My (CT Nieman) voi so tien 60,000 mot nam?? Vay thi viec xuat ban Tac Pham nay de thu loi nhuan co hop ly va hop phap khong?
Chung ta deu muon tim su thuc – Nhung chung ta cung phai hieu la kho ma co 1 Su Thuc tuyet doi – Do do khi doc cac tai lieu nhu Ben Thang Cuoc (cung nhu nhieu tac pham khac nua) – Chung ta nen tinh tao va suy nghi de tim ra nhung gi ma moinguoi chung ta cho la dung nhat (mot cach chu quan).
Vai hang chia se voi qui vi. Tran trong.
“Ta đã thắng, ta đã thắng… đang trên đường đi tới, lấp hố bom, xoa mọi đau buồn” đó là một câu hát quen thuộc mà người Vn nào cũng thuộc.
Đúng vậy ,nhân dân ta đã thăng đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quyền Miền Nam.
Cho du được nhìn cuộc chiến từ khia cạnh nào thì Chúng đã đã thắng.
Chó thì cứ sủa, đoàn lữ hành Tộc Việt vẫn đi….
   Tôn Hành Giả đã nói
   Tại sao cháu lại “chụp mũ” rằng mọi người VN đều “biết đến” câu hát đó hả thằng dở hơi? Cháu tưởng sủa ông ổng suốt ngày rằng “ta đã thắng” thì cháu sẽ thắng được ư thằng ngố?
  ta đã thắng đã nói
Một toán cướp tấn công, giết chết người đi đường, cướp sạch của cải của họ, cũng sẽ say sưa hát vang: Ta đã thắng! Ta đã thắng!
Và chúng vô cùng tự hào về chiến công đó, sẽ đời đời ca tụng mãi
Tiểu Điền Địa đã nói
cho đến lúc chúng chạy tứ tán khắp nơi và không ít kẻ trong số đó cạo đầu giả dạng tu hành.
Thuỷ đã nói
Thật đáng khinh VQTĐT,
Anh em một nhà đâm chém nhau. Một thằng còn lại cầm dao dính máu nhảy tưng tưng la hét  "ta đã thắng, ta đã thắng”. Xong rồi len lén ôm của cải, đồ mã, huy chương giả ra hải ngoại xứ tư bản để sống và ăn mừng 30.4.
Một sự sỉ nhục to lớn cho đảng CSVN đấy. Đáng khinh!
Sự thật là Huy Đức chưa tả rỏ, đi sâu vào sự tàn ác giữa người và người cùng 1 nước, cùng một nguồn gốc.
thắng nhờ thẳng tay giết chóc đã nói
Ở thế kỉ 13, đội quân Tac-ta của Thành Cát Tư Hãn chỉ là một bọn người còn rất man rợ, nhưng nó đánh bại hầu hết các quốc gia văn minh, trong đó có triều Tống của Trung Hoa, một triều đại văn minh bậc nhất thế giới hồi đó.
Hit-le và bọn tay chân cũng là đám người tàn bạo và man rợ nhưng đã từng làm cho Anh, Pháp, thua thất điên bát đảo
Cộng sản Pôn Pốt và Khme Đỏ thực chất là đám quỷ khát máu nhưng nó đã đánh bại chính quyền thân Mĩ, đánh bại vương triều Xihanuc để chiếm ngai cai trị và giết hơn triệu người Campuchia
Tất cả bọn chúng, từ Thành Cát Tư Hãn, đến Hitle đến Ponpot suốt một thời gian dài cũng hoan hỉ tưng bừng gào thét: Ta đã thắng, ta đã thắng
Thế đó, cái thắng nhờ mạnh tay giết chóc chẳng nói lên điều gì tốt đẹp cả. Đi ca tụng thứ chiến thắng đó chỉ càng chứng tỏ sự man rợ của chính kẻ chiến thắng mà thôi
Không ,không phải thời Thành Cát Tư Hãn mà là thời đại mới, thời đại mà nhân dân Mỹ trong đó có Kerry, Clinton, có Norman Morison và những người lương thiện Mỹ xuống đường đòi Mỹ và bọn Tay sai SG phải từ bỏ dã tâm giết người.
Mấy chú đừng học trò “đánh tráo danh từ” và ảo tưởng của “thằng ăn mày và con gà con”.!
Ta đã thắng, Mỹ và chư hầu đã bỏ chạy, trên cả trái đất này người lương thiện đều biết, nhiều tác phẩm của những người “phía bên kia” như Đỗ Mậu, Stanly Karnow… cũng thừa nhận là Mỹ-Ngụy đã thua trận nhục nhã, không phải vì chúng yếu mà chúng dã man, bất lương và phi nghĩa, là khát máu là đi ngược lại với văn minh làm người… chúng đã bị người lương thiện bao vây, đánh hội động như đánh bọn trộm chó…ha ha
HN đã nói
VQTĐT có bị bệnh tâm thần không nhỉ? Có lẽ vậy vì hắn cứ say sưa ông ổng hát ” … thắng … thắng …”! Hắn chỉ cần nghe mấy người đứng ngoài bảo hắn ” Thắng” thế là hắn chắc rằng hắn thắng.
Tội nghiệp quá, Về chịu khó đi khám bệnh nhé.
nói mà chơi đã nói
Thì có ai nói bác thua đâu.
Bác thắng đó chớ, như Hit-le đã thắng, như đồng chí Pôn-pôt đã thắng.
Vậy thôi.
Nhân bác nói chuyện “đánh hội đồng bọn trộm chó”, em xin phép bác, em liên hệ luôn: chuyện đi ăn trộm chó, rồi vì một con chó mà cả làng đổ xô vào đánh đến chết một mạng người, chuyện đó là sản phẩm sinh ra từ chiến thắng của các bác đó. Cũng vì chiến thắng của bác mà hàng vạn phụ nữ VN phải đi làm điếm, làm ô-sin ở Đài Loan, ở Hàn Quốc, ở Malaixia, ở khắp thế giới. Cũng từ chiến thắng của bác mà sinh ra một xã hội cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, cờ bạc ma túy đĩ điếm tràn lan đến nỗi các nhà tù khổng lồ của bác hết chỗ giam nên phải “đặc xá”. Mỗi năm có hơn 12.000 người chết vì tai nạn giao thông, bác sĩ thì đòi bệnh nhân phải cống nộp phong bì mới điều trị, thầy giáo hiếp dâm học sinh, hiệu trưởng 'Sầm đứt gân' làm ma cô dắt gái cho chủ tịch tỉnh….Ôi thôi thôi, bao nhiêu là chuyện tội lỗi tràn ngập trên hàng ngàn tờ báo chính thống của bác đấy, em không bịa đâu, bác vào đọc kĩ báo chính thống đi, sẽ thấy.
Ý em muốn thưa thế này, chiến thắng, đúng rồi, nhưng để làm gì cơ chứ?.
Nếu như chiến thắng để tạo ra một địa ngục trần gian như VN hiện nay thì chiến thắng đó có giá trị gì đâu!
Đông Đức-Tây Đức, cùng bị chia cắt như VN, họ đâu cần ai thắng ai, đâu cần “nhân dân tiến bộ MỸ ủng hộ”,… mà vẫn giàu mạnh văn minh?
Tiểu Điền Địa đã nói
Thằng Mỹ đi đánh nhau với Việt cộng,cái gì cũng “dã man”,chỉ có cái cần “dã man”,cần san bằng trong 12 ngày đêm “điện biên phủ trên không” thì nó lại chưa ra: Cái lăng.
Thư ngỏ của Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến / QLVNCH.

Kính gởi Quí NT, Quí MX
Trong thời gian gần đây một cuốn sách tựa đề gọi là "Bên Thắng Cuộc" (BTC) của Huy Đức đưọc tung lên các Web và đang được nhật báo Người Việt quảng cáo và sẽ phát hành đầu năm 2013, nhưng đã bị dư luận trong cộng đồng tị nạn CS hải ngoại phản đối mạnh mẽ.

Cái gọi là "BTC" của VC được viết bởi một tên VC với mục đích để ca tụng "BTC" thì chẳng đáng để chúng ta phải bàn đến. Nhưng với bản chất xảo trá của những tên CS, văn nô Huy Đức xen vào "BTC" một vài lỗi lầm của những cán bộ CS mà toàn dân đã biết, với cái lối lộng giả thành chân này Huy Đức đã đánh lừa được một số ngừơi ở hải ngoại vốn dòng dõi "hai hàng" ca ngợi cái gọi là BTC.

Toàn bộ nội dung BTC chỉ là những phỏng vấn những tên đầu não của đảng CS, là những trích dẫn từ báo chí CS, và những bịa đặt đối với quân dân miền Nam nên cái gọi là BTC chỉ là sản phẩm ca tụng CS và mạt sát quân dân miền Nam. Một cuốn sách trích dẫn từ những nguồn tài liệu tuyên truyền sai trái thì nó càng sai trái hơn.

Một chứng minh cụ thể là Huy Đức đã bịa đặt những chi tiết sai trái về TQLC Lê Quang Liễn. Văn nô HĐ đã phải xin lỗi khi bị TQLC Lê Quang Liễn phản đối những điều bịa đặt này. Vậy thì còn bao nhiêu bia đặt khác trong cuốn BTC mà chưa bị vạch mặt.

Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin, những gì HĐ viết về TQLC Lê Quang Liễn, về LĐ 147/TQLC là một xúc phạm nặng nề đối với MX Lê Quang Liễn nói riêng và Binh Chủng TQLC, Quân Đội VNCH nói chung.

Một sự thật rõ ràng cái gọi là "BTC" chỉ là sản phẩm cho cái NQ 36 của chúng.
BTC rất là thâm độc khi nó chỉ nêu ra một vài lỗi lầm của những cán bộ CS mà làm mờ mắt những ngừơi ngủ mơ cho là BTC nói thật.

BTC rất là thâm độc khi nó mang ra ngoài in và phát hành, nó sẽ được lưu tuyền phổ biến ở xứ tự do này, và mai sau, thế hệ con cháu chúng ta đọc thấy BTC viết "TQLC đầu hàng", "QĐVNCH đầu hàng" thì con cháu chúng ta nghĩ gì về cha ông của họ ngày xưa?

Nhân danh Tổng Hội TQLC, tôi yêu cầu các chiến hữu MX cùng chúng tôi dứt khoát vứt BTC vào sọt rác. Chúng ta nói cho thân nhân, bạn bè, các đơn vị bạn cùng dứt khoát tẩy tay sản phẩm tuyên truyền rẻ tiền này. Văn nô Huy Đức không đáng để chúng ta nói tới, nhưng:

TH/TQLC cực lực phản đối nhật báo Người Việt đã nói giáo cho giặc khi quảng cáo cho sản phẩm BTC.

TH/TQLC yêu cầu tất cả MX cùng gia đình và bạn bè cương quyết tẩy chay nhật báo Ngừơi Việt.

Không đọc, không quảng cáo, nói "KHÔNG" vối tất cả những gì thuộc về báo Ngừoi Việt..

MX Phạm Cang
THTQLC

Những chuyện chúng ta đã biết
Bùi Xuân Cảnh

Tôi chưa đọc hết cuốn BTC của Huy Đức, nhưng có đọc vài chương đầu. Theo ý tôi thì không có gì hay ho trong cuốn này. Ông Huy Đức kể toàn những chuyện chúng ta đã biết rồi, và có thể còn biết hơn ông ta nữa. Ví dụ ông ta kể chuyện ngày 30-4, chuyện cải Tạo, chuyện dánh tư sản, chuyện bắt bớ các văn nghệ sĩ... Chúng ta chẳng những biết quá rõ, chúng ta dầm mình trong các biến cố ấy, và nó thấm tận xương tủy chúng ta; đâu cần một anh Việt cộng tập sự làm văn kể lại. Có thể nói là "đánh trống trước cửa nhà sấm " khi đem những chuyện việt cộng thi hành ở Miền nam ra kể lại với người Tị Nạn, người bị Cải Tạo !Hay ông này định viết cho thế hệ mai sau, hoặc cho dân Bắc cờ đọc ? Nếu như thế, nó là cuốn sử liệu chăng? Không phải nốt ! Nó không là sử, nó không là tiễu thuyết; Nó là một bài báo dài; nhưng là thứ báo đã cũ 37 năm ! Toàn những chuyện đã nghe đầy lỗ tai và nghe rất nhiều lần ! Như chuyện cải tạo, đanh tư sản, vượt biên, kinh tế mới... Chưa kể những chuyện tác giả vờ thuật chuyện, nhưng để đánh bóng các lãnh tụ cộng sản chẳng hạn. Tác giả thuật lại rất nhiều lời kể lại của mụ vợ hai tên Lê Duẩn. Có bao giờ con vợ lại không tâng bốc thằng chồng ? và có thể nào tin những gì vợ nói để vinh danh, tâng bốc chồng ? Vậy mà tác giả trịnh trọng ghi lại.Tôi mới đọc mấy chương đầu, thấy chán quá, bèn cho de luôn !Ai tò mò, nên đọc thử. Tôi không biết tại sao lại có sự tâng bốc đến lố bịch cuốn sách này; lạ lùng là có cả lời bốc của ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư day môn Chính Trị ở Dại học George Mason, Virginia ! Hết ý !


Phan Đông Anh  -BÊN THẮNG CUỘC, NGƯỜI QUỐC GIA "THUA CUỘC" TIẾP.
  
        Gần đây, nhiều người thuộc thành phần tỵ nạn, có cả vài quân nhân, một số người có theo dõi thời cuộc khám phá ra một tác phẩm" Bên Thắng Cuộc" của một người được đào tạo trong lò cộng sản 100%  là Huy Đức. Trong tinh thần dè dặt, cần phải cảnh giác bất cứ tác phẩm nào do người từ phía bên kia viết ra, điển hình là Nguyễn Hộ với " quan điểm cuộc sống" từng làm say mê một số trí thức ở hải ngoại, trong đó có những người đi theo Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và các tổ chức từ mặt trận như Liên Minh Việt Nam Tự Do, Hội Chuyên Gia Việt Nam…thần tượng Nguyễn Hộ vang bóng một thời lúc mới phản tỉnh, khỏa lấp câu nói thời danh sau ngày miền nam bị cưỡng chiếm:" nhà chúng ta ở, vợ chúng ta lấy, con chúng ta bắt làm nô lệ". Nguyễn Hộ chống đảng, không rõ là thế nào, nhưng được ca tụng, tôn sùng, nhiều người còn gọi là" nhà lão thành cách mạng với 56 tuổi đảng", như vậy, hành vi trong quá trình" cách mạng" chiếm nhà, hãm hiếp, cường bức phụ nữ để thỏa mãn thú tính, bắt con cháu nạn nhân làm nô lệ trong suốt 56  năm, cũng gọi là" nhà cách mạng lão thành" hay sao?…Tuy nhiên sau đó, Nguyễn Hộ tạt gáo nước lạnh vào mặt những người ủng hộ mà không nhìn trước xem sau, khi" nhà lãnh thành cách mạng" theo đúng bản chất cộng sản qua câu  tuyên bố:" tôi chỉ ủng hộ cho Sáu Dân thôi" ( Sáu Dân tức là Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy thành Hồ, đang tranh giành làm thủ tướng).

     Nguyễn Văn Trấn với "thư cho mẹ và quốc hội" cũng chỉ là tranh giành quyền lực giữa các phe cánh, nhưng vẫn không thay đổi:" đảng cộng sản muôn năm, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại"; nhìn tác phẩm của Bảy Trấn, rõ ràng là rập khuôn mị dân trong công tác tuyên truyền của đảng: quốc hội là cơ cấu bù nhìn, đảng cử, ép dân bầu, không có chút quyền lực, chỉ là nơi hợp thức hóa các luật lệ đàn áp dân, vi phạm nhân quyền từ đảng chỉ thị xuống. Tại sao Nguyễn Văn Trấn không viết:" thư cho mẹ và trung ương đảng?".

      Hầu hết những người thuộc đảng cộng sản, chỉ lên tiếng, làm thơ, viết báo, phê bình đảng, thì  đảng cộng sản không bao giờ sụp đổ, trái lại đảng rất tâm đắc lối phê bình mà không làm gì để đe dọa sự sống còn. Những người cộng sản gộc như Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng nghiên cứu Mác Lê Nin, một thời được ca tụng là nhà dân chủ, nhà đối kháng, nhà cải cách, theo ông kỷ sư Nguyễn Ngọc Đức, nguyên tổng thư ký Liên Minh Việt Nam Tự Do, rất là trân quí, trong các cuộc diễn thuyết, ca tụng những người cộng sản thâm niên như Hoàng Minh Chính là" có chiều dầy cách mạng"…nhưng sau năm 2005, cái tổ chức bịp bợm Tiểu Diên Hồng với sự hợp tác của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải và một số kẻ có lập trường hòa hợp hòa giải, trở cờ, đang nuôi giấc mộng làm tay sai cho đảng cộng sản; nhưng Tiểu Diên Hồng mới ra lò đã bị chết non, vì những kẻ phát động quá vụng về hay chủ quan, hoặc khinh thường mọi người, khi đưa ra 3 thành phần nồng cốt Tiểu Diên Hồng đều là cộng sản hay tay sai để tiếp quản hải ngoại bằng thủ đoạn, lợi dụng danh nghĩa Diên Hồng:

-Thành phần trí thức trong nước (đảng viên, cán bộ)
-Thành phần trí thức nước ngoài ( thuộc hội chuyên gia hay những trí
thức già đón gió tầm cỡ như Bùi Diễm).
- Đảng cộng sản.

      Tán dương là nhà dân chủ thời danh như trung tướng Trần Độ, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, trung tá Trần Anh Kim… ngay cả Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng lúc hưu trí cũng có vài lời phê bình đảng, được băng đảng Việt Tân và một số người ca tụng là "thành phần đảng cộng sản cấp tiến". Tại sao không phản tỉnh lúc còn quyền hành, mà phải đợi đến về hưu mới làm?.. Đó là bản chất tinh quái của người cộng sản, dù ở mọi thời đại, bản chất gian manh không bao giờ thay đổi. Sự "giác ngộ" lúc về hưu của hầu hết những đảng viên cộng sản, nhất là thành phần lãnh đạo như là thứ "đĩ già đi tu", bài thơ của Trần Tế Xương.

Người cộng sản mang bộ mặt đạo đức giả, mị dân, đó là thứ "đạo đức cách mạng" mà trong lòng nham hiểm, gian ác như câu " tếu lý tàng đao", sau khi vơ vét, làm giàu, tích lũy tài sản lớn, lúc về hưu giả vờ phê bình đảng để được dân chúng thương, nếu sau nầy có thay đổi chế độ, những kẻ bất lương nầy vẫn có thể giữ được tài sản và có khi được xem là "nhà cách mạng, có tư tưởng  cấp tiến"…. tức là họ chỉ yêu dân mến nước lúc về hưu. Đại hội đảng cộng sản Trung quốc lần thư 18 mới đây, cũng  Ôn Gia Bảo, thủ tướng, trước khi về hưu, lên tiếng nói về sự trong sáng, trong sạch, nhưng tài sản của Ôn Gia Bảo được tờ New York Times bạch hóa lên đến 2, 7 tỷ Mỹ Kim.     Đảng Cộng Sản là một tổ chức tàn bạo hơn bất cứ băng đảng bất lương nào trên thế giới, so ra độc ác, tác hại gắp triệu lần Mafia, đảng viên, đảng cướp, băng đảng bất lương, không thể goi là: "người lương thiện", nên đảng viên cộng sản không thể và không bao giờ "cấp tiến" cả. Những kẻ muốn làm tay sai cho đảng CSVN với nhiều lý do thầm kín, đã và đang cố gắng khoát chiếc áo gấm "cấp tiến" cho những kẻ từng gây biết bao tội ác cho dân tộc, đó là những điều trông thấy mà đau đớn lòng, thế mà lại được các cơ sở, cơ quan thông tin của đảng Việt Tân ra rả từ nhiều năm tháng.

      Thủ tướng ác ôn Nguyễn Tấn Dũng cũng được Việt Tân tán tụng như là một Gorbatchev Việt Nam, còn được mặc chiếc áo "thân Mỹ, người của Mỹ"…nhưng thực tế là muốn làm tổng bí thư,  thủ tướng, chủ tịch nhà nước, cần phải được Trung Cộng chấp nhận, thế nên Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng hơn 2 nhiệm kỳ, trở thành tỷ phú, không thể và cũng không phải thân Mỹ, Theo Mỹ… nhưng chỉ phục vụ quyền lợi và chỉ thị của Bắc Kinh. Trong suốt thời gian qua, từ thời Mật Trận Hoàng Cơ Minh đến trụ hình, thoái thân thành đảng Việt Tân, nơi nầy là trạm giao liên, thông tin và xuất phát hầu hết những người gốc cộng sản nhưng lại phản tỉnh theo đơn đặt hàng, hay ngay cả những người từng ăn cơm quốc gia, làm lợi cộng sản như huề thượng khối Ấn Quang, chuyên viên sách động biểu tình phá rối là Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt… sau nầy có luật sư Bùi Kim Thành, chống đảng nhưng "dù sao bác hồ vẫn kính yêu", Trần Khải Thanh Thủy, bỏ hang đá sang Mỹ, được Việt Tân đưa đi nhiều nơi để thuyết trình (trước đó, trong lúc bị tù, trúng giải thưởng nhân quyền do Việt Tân thành lập, nên nhờ đứa con gái đang du học ở Pháp lãnh dùm.. ở tù, bị trù dập nhiều năm mà con du học, chuyện nầy giống như anh chàng đảng Việt Tân dấu súng lục, qua mắt được máy, người, chó tại phi trường Mỹ, và bị phát giác tại Việt Nam). Cù Huy Hà Vũ cũng là thần tượng sáng giá của Việt Tân, là dòng dõi cộng sản nòi, vẫn trung thành với đảng, khi đề nghị: đảng đại sá cho quân nhân cán chính bị giết, tù đày, sống sót, bị cướp hết của cải, nay lại được kẻ cướp, thủ phạm đại sá ngược lại cho nạn nhân… Cù Huy Hà Vũ được các cơ sở thông tin Việt Tân ca tụng, ngoài ra còn có một số báo như Việt Báo..

      Thời chiến tranh Việt Nam, một số dân vùng quê, bị ảnh hưởng thời kháng chiến chống Pháp, với bác sĩ Hưởng là danh y, nên dân vùng trong chê bác sĩ tốt nghiệp Mỹ-Ngụy, nhưng rất ái một thần y từ vùng mật khu, tốt nghiệp ở miền bắc, hay Liên Sô, Đông Âu….. đó là thời kỳ đứng núi nầy trông núi nọ.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bác sĩ mật khu (trình đo văn hóa rất thấp, biết đọc biết viết tiếng Việt, đa số mù tịt về ngoại ngữ), bác sĩ hệ lớp 10 miền bắc, các bác sĩ du học Nga, Đông Âu… đã ngỡ ngàng khi tiếp thu các bệnh viện tối tân của" tàn dư Mỹ-Ngụy" để lại, nên bác sĩ Tôn Thất Tùng, bộ trưởng y tế đành phải mở khóa tu nghiệp để các bác sĩ xã hội chủ nghĩa biết các sử dụng y cụ, thuốc men, do tàn dư chế độ Mỹ-ngụy để lại…sau đó, dân miền quê đã tháo chạy, khi bác sĩ Việt Cộng xem mạng người như cỏ rác, giải phẫu như mổ heo, cấy nhau người, gây ung độc và lúc đó dân chúng đi tìm bác sĩ quốc gia, đa số đi tù cải tạo và nếu ra tù thì tìm cách vượt biên tìm nơi khác….

      Ở nước ngoài, tình trạng mê những người gốc đảng cộng sản, hay những người từng làm lợi cho cộng sản trở thành thời trang như câu tục ngữ:" bụt nhà không thiêng", đa số là đảng Việt Tân, nên hầu hết các nhà dân chủ, phản tỉnh có quan hệ với đảng cộng sản, được tán dương như là thần tượng. Trong lãnh vực van hóa, những kẻ như Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Dương Thu Hương… được ái mộ qua các tác phẩm của họ, nhưng xem kỷ thì họ chỉ viết những gì mà mọi người đều biết như: đảng độc tài, tham nhũng, bán đất, đảo…. có khi khéo léo tấn công những "đồng chí" cầm quyền để ủng hộ các" đồng chí vô quyền"…. Những nhà xuất bản, nhà báo hai hàng hay xanh vỏ đỏ lòng của người Việt nước ngoài, thường có huynh hướng dành ưu tiên cho những tác phẩm do cán bộ cộng sản viết, được quảng cáo rần rộ các tác giả gốc đảng như: Tô Hải là thằng hèn, nay có thêm quyển:" bên thắng cuộc" của Huy Đức. Tác phẩm viết từ người cộng sản, thì nên cẩn thận, kẻo lầm như Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Dương Thu Hương, Bùi Tín.

     So với Bùi Tín, thì Huy Đức không nặng ký bằng, nhưng Bùi Tín không thể tin được khi y cho là: "vua Trần Nhân Tôn là đức thánh Trần.." hay Dương Thu Hương, sau thời gian phản tỉnh, sang Pháp viết: "Đỉnh cao chói lọi" và có lần Dương Thu Hương cho: Mỵ Nương là con gái của Triệu Đà, thay vì là An Dương Vương Thục Phán..

      Trước đây có một người từ chế độ cộng sản là Nguyễn Ngọc Nga, tức là Hà Bắc, nguyên là giáo sư đại học Hà Nội trước 1975, là tác giả của nhiều tác phẩm: Giới từ tiếng Nga, Động từ tiếng Nga và nhiều tác phẩm dịch thuật từ tiếng Nga được in ấn tại miền bắc. Sau khi từ bỏ chế độ, vượt biên sinh sống ở hải ngoại, là tác giả của  nhiều quyền sách giá trị, tố cáo tội ác cộng sản, Hồ Chí Minh như: Ma Đầu Hồ Chí Minh, Đòi nợ máu, mối thù phải trả…

Đây là những tài liệu quí giá của một người từng là phụ tá cho Trần
Bạch Đằng thời kháng chiến đánh Tây, nhưng sách của ông lại không được Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, Việt Tân và các cơ sở thông tin khác phổ biến để mọi người tìm hiểu. Lý do đơn giản là tác giả Nguyễn Ngọc Nga đánh vào những gì đảng sợ, nhất là thần tượng Hồ Chí Minh (đảng Việt Tân thì trân quí Hồ, ca tụng là có công với đất nước). Nguyễn Ngọc Nga là bạn của Tố Hữu, quen thân với Ung Văn Khiêm, nên biết rất nhiều những bí mật trong đảng, thế là các tác phẩm của ông dường như bị ém nhẹm bởi các nhà báo hải ngoại, mang danh là quốc gia, nhất là từ thời Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đến Việt Tân, đều không muốn cho mọi người biết những tác phẩm cần đọc, tố cáo cộng sản của tác giả Nguyễn Ngọc Nga. Có ai bảo là truyền thông hải ngoại không bưng bít đâu?. Đó là lề thói mà một số cơ quan truyền thông hai hàng hay xanh vỏ đỏ lòng, mang thứ tệ hại nầy để áp dụng tại môi trường dân chủ trong cộng đồng tỵ nạn.. So với Nguyễn Ngọc Nga, thì Huy Đức không có trọng lượng, nhưng tại sao Huy Đức mới xuất bản tác phẩm: "Bên Thắng Cuộc" lại được quảng cáo rầm rộ?.

      Ngoài chủ trương đánh bóng những kẻ gốc đảng, hay từng "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" của băng đảng Việt Tân, một số người Việt nước ngoài, có khuynh hướng như dân quê thời trước năm 1975, nên khi thấy bất cứ văn thi sĩ nào hay người cộng sản viết hồi ký, thì được quảng cáo rần rộ như là tuyệt tác. Nhưng thực chất là hầu hết những người cộng sản là "con ngựa già của chúa Trịnh", tiếp thu văn hóa xã hội chủ nghĩa, bị nhồi nhét tuyên truyền, nên khó thoát khỏi hàng rào tư duy định kiến, dù có phê bình đảng hay là nói vài mặt yếu thời cộng sản. Đó là những điều mà một số người ưa thích, khi đọc sách của người cộng sản nói về đảng cộng sản. Trong tinh thần viết lách, cần phải tham khảo tài liệu khách quan, nhiều mặt, nhưng hầu hết những người cộng sản không có được những đòi hỏi đó, họ viết những gì mà đảng nhồi nhét từ nhiều năm tháng. Đó chỉ là những nguồn thông tin rất phổ biến, hầu hết mọi người đều biết, thời đại văn minh, kỷ thuật thông tin cao, tin tức nhanh và chính xác ở các nước dân chủ, tha hồ truy cập tự do, nhưng các tác giả trong nước thì bị hạn chế về mặt nầy, thế nên tác phẩm của họ vẫn như cũ mà thôi. Tác giả Huy Đức lấy tài liệu của nhiều tên cộng sản lãnh đạo, qua lời cám ơn như: Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Lê Khả Phiêu, Đổ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm…sách của Võ Nguyên Giáo, Trần Văn Trà…thì đây là những "bãi mìn tư duy" rất tai hại, mà tác giả Nguyễn Ngọc Nga cảnh báo trong tác phẩm Đòi Nợ Máu, trang 501: "tôi xin phép nhắc nhở đồng bào ĐÙNG BAO GIỜ TIN VC, ĐỪNG ĐỌC SÁCH BÁO CỦA VC, ĐỪNG NGHE NHẠC CỦA VC, ĐỪNG XEM PHIM CỦA VC. TÓM LẠI CÁI GÌ CỦA VC XIN QUÍ VỊ CỨ THẲNG TAY VẤT HẾT XUỐNG CÂU TIÊU LÀ KHỎI PHẢI LO BỊ LƯỜNG GẠT.." (ngưng trích). Một người có quá nhiều kinh nghiệm và làm việc cho đảng lâu năm, chắc chắn là có kiến thức, tiếp cận với nhiều cán bộ cao cấp từ thời Hồ Chí Minh, đã biết quá rõ bất cứ cái gì của VC, đều là độc hại, nên các tài liệu của Huy Đức cần phải cẩn thận, đừng thấy nói về tù cải tạo mà lòng như xoa dịu, là thứ thuốc an thần, không thể trị tận gốc những ấn tượng không bao giờ quên trong các trại tù.

      Đọc qua tác phẩm của Huy Đức, không có gì mà mới lạ, chỉ nói ra những điều xưa như trái đất như: mùa xuân 1975, kinh tế mới, tù cải tạo, chiến tranh Hoa Việt, thanh trừng nội bộ của Lê Đức Thọ, ca ngợi Lê Duẫn, Võ vvăn Kiệt, Nguyễn văn Linh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Hồ chí Minh (một cách kín đáo, và gián tiếp)…. những thứ đó, có rất nhiều tác giả gốc là quân nhân, công chức miền nam đã viết bằng tiếng Việt lẫn ngoại ngữ Anh, Pháp. Nhưng tại sao sách mang tài liệu cũ nầy được quảng cáo rần rộ như mấy năm trước có Trần Khải Thanh Thủy với "viết từ hang đá" hay năm 2011 có Tô Hải là thằng hèn?.

      Tại nước ngoài, có vô số nguồn thông tin, tài liệt sách báo, thì việc truy cập những sách của người cộng sản viết, đây không phải là lối lựa chọn tham khảo tốt. Sau năm 1975, bức màn sắt miền bắc đã tháo gỡ qua làn ranh Bến Hải, nhất là Liên Sô sụp đổ, biết bao tài liệu bí mật về Hồ Chí Minh, đảng cộng sản VN đã bạch hóa. Người Việt về thăm quê hương mang theo nhiều tin tức ra nước ngoài… thì không cần những tác giả như Huy Đức nói thêm, có khi lại khéo léo binh vực cho vài nhân vật đảng và đả kích những kẻ khác phe cánh.. nên hãy coi chừng những tác phẩm nầy trở thành khí cụ tuyên truyền trong việc tranh giành quyền lực trong  nước.

      Sự ái mộ quá đáng các tác giả xuất thân từ lò cộng sản như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần, Trần Khải Thanh Thủy, Tô Hải, nay là Huy Đức… là bước thụt lùi trong tư duy, khi hầu hết các tác giả nầy nói những điều mà người ta đã biết, không thể gọi là tư liệu, hay khám phá mới, bí mật gì cả… Hiện tượng Huy Đức với một số người có quan hệ Việt Tân, hay các cơ quan truyền thông đáng tránh như báo Người Việt… tạo nên cao trào đánh bóng Huy Đức, nhưng có ai biết được thâm ý của tác giả, như dân quê mê bác sĩ Việt Cộng trước 1975. Trước mắt, tác giả gốc Việt Cộng đã dùng tiêu đề: "Bên Thắng Cuộc" thì người Việt hải ngoại lại trở thành "bên thua cuộc lần nữa"… Tác phẩm "Bên Thắng Cuộc dẫn trích hai câu thơ của Nguyễn Duy: Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh. Bên nào thắng, thì nhân dân đều bại.

     Đây là lý luận của thành phần khuynh tả miền nam như Trịnh Công Sơn, trong bài ca "gia tài của mẹ" với câu: "hai mươi năm nội chiến từng ngày", họ xuyên tạc sự chiến đấu anh dũng của dân quân miền nam trước làn sóng đỏ lan tràn, nên hai bên đánh nhau thì "bên nào thắng, nhân dân đều bại".. tác phẩm của Huy Đức lại được tiến sĩ, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tán dương, đây cũng là "tư tưởng lớn gặp nhau", được biết giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng được cô Dương Nguyệt Ánh cảnh báo là thành phần thân cộng, khuynh tả, thì ông ta ca tụng tác phẩm của Huy Đức cũng không có gì ngạc nhiên, chắc chắn tác phẩm nầy rất phù hợp với lập trường của ông giáo sư nầy../.

Th/ Tá Lê Quang Liễn phản đối nội dung sách Bên Thắng Cuộc nói về Anh
 Thưa tác giả Huy Đức,

    Được nghe,đọc nhiều quảng cáo trên internet về tác phẩm Bên Thắng Cuộc của ông . Cho nên tôi cũng tò mò tìm đọc cho biết.

    Trong Chương II, tiểu mục Ngụy Quân trang 52, tình cờ tôi đọc những điều người vợ cũ của tôi (theo sách là gia đình "Cách mạng") và được Phan Xuân Huy phỏng vấn(?), viết về chuyến đi thăm tôi ở trại tù tháng 9 năm 1975 và được đăng tải trên báo Tia Sáng năm 1975. Tôi rất ngạc nhiên và ghê tởm, sau gần 40 năm mới hay, về những điều mà nhà báo PXHuy đã viết ra và gán ghép cho kẻ vắng mặt vì những lý lẽ sau đây:

                    ***trại tù như một trại Hè

                    ***ca tụng về cuộc sống lành mạnh ở Trại tù
                    ***.." đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đã cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải phóng..."             Thật ra toàn bộ anh em TQLC đã bị bắt, nếu anh em chúng tôi ra hàng thì đã được hưởng qui chế đãi ngộ hàng binh như Phạm Văn Đính và một số đồng bọn thuộc Trung Đoàn 56. Vả lại, đơn vị chúng tôi lúc đó thuộc quyền của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương Quân Đoàn I. Ở đây ,vị Tư lịnhTQLC không có trách nhiệm nào hết. Người chịu trách nhiệm là Trung Tướng Lâm Quang Thi mới đúng nghĩa hơn. Khi viết toàn bộ ra hàng là điều cố tình hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế!!            Nếu ông Huy Đức biết rõ thêm về tôi là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147 TQLC ra khỏi trại tù ngày 12 tháng 2 năm 1988 sau gần 13 năm tù ngục  với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên giam" còng tay, chân, bị đánh gảy xương sườn vì những chống đối tập thể trong Trại tù Bình Điền ,Thừa Thiên. Thì phần trích dẫn từ bài viết của tên nhà báo PXHuy là thiếu trách nhiệm.        Tôi biết PXHuy là thành phần đối lập cơ hội với chế độ VNCH trước năm 1975 mà tôi tận trung phục vụ. Có lẽ trong những ngày tháng đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phan Xuân Huy - cũng như một số người nhẹ dạ - vì muốn tìm chỗ đứng an toàn trong lòng chế độ mới bằng những bài viết, những câu nói, với những nhận thức "sâu sắc của mình" về cái hay, cái đẹp của chế độ XHCN.    Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm.    Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như trách nhiệm của người viết.    Trân trọng,    Lê Quang Liễn

Mũ Xanh Phạm văn Tiền
Kính thưa quý diễn đàn. 
Gần đây dư luận xôn xao về một quyển sách của tác giả Huy Đức, người từ chế độ cộng sản viết về tài liệu lịch sử của cuộc chiến vừa qua. Qua quyển sách có tên là "Bên thắng cuộc", nhìn toàn diện tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến, nhưng sự thật đó lại là những điều không thật. Kẻ bại trận bị đi tù nhưng với mỹ từ là học tập cải tạo. 
Những đoạn high light màu đỏ dưới đây để chúng ta có thể nhận định được giá trị của quyển sách nầy. Những dẫn chứng bịa đặt mặc dầu với những tên khác nhau, nhưng tác giả Huy Đức phải hoàn toàn trách nhiệm những điều không có thật trong quyển sách của mình. 
Phan Xuân Huy cựu dân biểu phản chiến QLVNCH, cùng các tên Ngô công Đức chủ báo Tin Sáng, đã tiếp tay cho cộng sản để làm suy yếu chế độ miền Nam.
Trường hợp cá nhân Lê quang Liễn là một điển hình. Là bạn cùng khóa, cùng trường, cùng chiến đấu và cùng ở tù chung trại tù Ái Tử, Bình Điền. Bạn Liễn không bao giờ nói lên câu nói như trong bài viết dù là với vợ con mình. 
Chúng tôi, những đơn vị chiến đấu cuối cùng trong cuộc lui binh từ bỏ vùng địa đầu giới tuyến từ lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cả Lữ đoàn 147TQLC của chúng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Lâm Quang Thi Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1. Chúng tôi đã chiến đấu trong tình trạng bị cô thế, chúng tôi bị bắt làm tù binh vào ngày 27-3-1975. 
Chúng tôi không đầu hàng như trong đoạn dẫn chứng của tác giả Huy Đức. 
Sư đoàn TQLC chúng tôi, cũng như bất cứ ai ở cùng trại tù với Lê Quang Liễn đều cảm mến và kính phục tinh thần chiến đấu cao độ và bất khuất của anh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vào những ngày cuối tháng Ba gãy súng, Liễn đã đích thân đưa xác người em ruột mình lên chuyến tàu đầu tiên và cũng là cuối cùng, duy nhất cùng với BCH Lữ Đoàn vào Đà Nẳng. Sau đó đã quay lại cùng chiến đấu thề sống chết với đơn vị mình. Thiếu Tá Lê Quang Liễn TDP/ TD7 không bao giờ bỏ cuộc, thề sống chết với đơn vị mình. 
Chuyện bại trận của chúng tôi, không phải là trách nhiệm của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân mà là của Trung Tướng Lâm Quang Thi vị Tư Lệnh Tiền Phương , người chỉ huy chúng tôi 
Liễn không bao giờ ca tụng chế độ cộng sản, như trong dẫn chứng những điều bịa đặt làm tổn thương đến danh dự của người lính QLVNCH. Liễn ra tù sau cùng trong số sĩ quan của Lữ Đoàn 147 bị bắt tại bãi biển Thuận An vào ngày 12-2-1988. 
Trong giấy ra trại chỉ để là cải tạo trung bình, không giống bất cứ giấy ra trại nào của mọi người khác. Rất anh hùng trong chiến đấu, bất khuất trong trại tù, sống chết với thuộc cấp trong những giờ phút hiểm nguy nhất của cuộc chiến.
Một cuốn sách có giá trị lịch sử, phải là một cuốn sách được viết bởi những người không thuộc phe phía nào. Những dẫn chứng vu vơ hoặc của vài tên hèn hạ "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" như Phan Xuân Huy hay vài người nào đó đã phát biểu trong hoàn cảnh chẳng ai dám nói những gì khác hơn, ngoài những giáo điều cộng sản đều hoàn toàn không giá trị.
Xin tất cả chúng ta, những nhân chứng còn sống lại trong thế hệ hôm nay, không chấp nhận những điều sai sự thật dù bất cứ hình thức nào. Qua quyển sách "Bên thắng cuộc" của tác giả Huy Đức là những viên thuốc đắng có bọc đường. Người đọc sẽ cảm nhận những tuyên truyền cho một chế độ gian ác, bên cạnh những quả bóng mù mờ, hư hư thực thực dễ dẫn dắt những người non nớt cả tin đi vào những điều không thật để rồi quên đi một quá khứ gian ác, đày đọa Quân, Dân, Cán, Chính QLVNCH qua mỹ từ “Học tập cải tạo”. 
Ai thắng ai trong cuộc chiến vừa qua. Nay sự thật lịch sử đã được minh chứng rõ ràng!! 
Hãy cẩn thận khi đọc quyển sách " Bên Thắng Cuộc" của tác giả Huy Đức
Thanh Thủy - về Quyển Sách " Bên Thắng Cuộc " Tác giả Huy Đức
Quý Anh chị em thân mến,
Tôi nhớ vào những năm 1962 trở đi, phong trào đọc chuyện chưởng Kim Dung hầu như tràn ngập trong dân gian Miền Nam Việt Nam. Hồi đó mỗi ngày người ta đều chờ đợi giờ các sập báo phát  hành là chạy đi mua báo về đọc, bài đọc đầu tiên là chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ lúc đó đang được nhà văn Kim Dung ở Hồng Kông gởi sang hàng ngày, viết đến đâu báo chí đăng đến đó, dịch giã Hàn Giang Nhạn dịch ra Việt ngữ cho các tờ báo xuất bản ở Nam Việt Nam. Ngoài bộ chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ được kể trên, người ta còn ào ạt đi tìm những tác phẩm trước của Kim Dung để đọc như Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long, v.v…Hình ảnh của những nhân vật trong các bộ chuyện nầy lần lần ám ảnh sâu đậm vào trí tưởng tượng của rất nhiều người đến nỗi như Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn tự ví mình là Lịnh Hồ Xung, một nhân vật lẫy lừng trong chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ. Xem thế đủ biết cao trào chuyện Kim Dung đã ăn sâu vào lòng người đọc và gây thành những ám ảnh tinh thần rất lớn mặc dầu đất nước chúng ta trong lúc đó đang ở vào thời kỳ chiến tranh vô cùng tàn khốc.Điều may mắn là các chuyện võ hiệp của Kim Dung lúc đó được hiểu là những chuyện giải trí cho nên không bị ảnh hưởng tinh thần về xu hướng chánh trị, có lẽ nhờ vậy mà không thấy tác dụng nguy hại đến tinh thần chiến đấu của quân đội.Mấy ngày nay, nhận thấy dường như trên diễn đàn liên tục có những trích đoạn hàm ý ca ngợi ông Huy Đức, tác giã của quyển sách "Bên Thắng Cuộc", một nhân vật Việt cộng có nhiều “Dây mơ rễ má” với nhiều nhân vật số một của Bộ Chánh Trị và Ban Lãnh Đạo Trung Ương của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu tình trạng nầy cứ tiếp tục, e rằng hiện tượng chuyện chưởng Kim Dung của một thời sẽ được tái diễn, nhân vật Huy Đức rồi sẽ trở thành một ám ảnh vào tâm trí của nhiều người trong và ngoài đoàn thể Người Việt Quốc Gia.Những nhân vật trong chuyện chưởng Kim Dung dầu thế nào đi nữa thì cũng chỉ là những nhân vật ảo trong võ lâm, còn Huy Đức của Bên Thắng Cuộc là một nhân vật có thật, một cán bộ Việt cộng thứ thiệt 100% thì sao lại vì một quyển sách của ông ta mà một số anh em lại hết lòng đi quảng bá như vậy? Liệu rằng Huy Đức nầy có gì khác hơn Vũ Thư Hiên, Bùi Tín không? Hết nhóm Hoàng Duy Hùng đi tiếp xúc với Việt cộng vừa bị những chỉ trích nặng nề của Cộng Đồng, bây giờ đến phiên một số anh em khác đi quảng bá cho Việt cộng Huy Đức, hơn nữa, còn muốn tạo những tiếp xúc, liệu rằng anh em có tránh nổi được những búa rìu dư luận không? Ách giữa đàng nên để mặc đó, tội gì anh em ta lại mang vào cổ cho thêm phiền lụy.Nếu một số anh em cho rằng quyển sách của anh ta có ghi lại nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử thì vâng, xin ghi nhận để làm tài liệu tra cứu, nhưng đã chắc gì sự thật đúng như thế. Những tài liệu như Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng, Hồi Ký của Trần Văn Trà, rồi Nguyễn Hộ, Trần Độ, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Trấn, v.v…đều là những nhân vật bậc nhứt của Bên Thắng Cuộc, tất cả đều là miệng lưỡi của Việt cộng, liệu có tin được những gì họ nói không?Trong phép Lăng Ba Vi Bộ của Đoàn Dự trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung là để tránh né tất cả những đòn phép giết người của đối phương, Đoàn Dự dùng thân pháp nầy không phải để giết người mà dùng để thoát hiểm, đó là mục tiêu của lòng từ bi Phật pháp mà ông muốn đạt tới. Có thể xem đó là sự uyển chuyển nhưng rất nghiêm chĩnh trong việc tranh đấu theo lời dạy của Gs.Nguyễn Ngọc Huy chăng?
HIỆN TƯỢNG “BÊN THẮNG CUỘC
Thứ bảy - 12/01/2013
Có rất nhiều người viết về cuốn "Bên Thắng Cuộc " của ông Huy Đức. Một cuốn sách được viết dưới một thể loại tự truyện nhưng vì tính chất của cuốn sách đã được tung hứng như một khảo cứu lịch sử mà một vài trí thức ở hải ngoại đã không hết lời ca tụng và quãng cáo như sau: 1.-- Ông Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA đã nhận định : "“Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.” 2. – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA : “Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.”
3. – GS Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason,Virginia, USA
“Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản -một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.”
Ở đây chúng tôi không ghi lại những tung hứng của những người trong nước. Bởi vì khi cuốn Bên Thắng Cuộc được xuất bản tại hải ngoại xem như vậy là "đảng ta" đã " chiếu cố đặc biệt" về văn học ở nước ngoài và đã bố trí chiêu bài tung hứng hầu Bên Thắng Cuộc có thể nói những gì mà đảng csVN muốn ngừơi Việt hải ngoại nghe rồi tin tưởng.
Trước hết chúng tôi xin trình bày về sự việc mà GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tác giả Huy Đức đã chuyên nghiệp và công bằng khi viết cuốn "Bên Thắng Cuộc"
Chuyên nghiệp : Đúng. Tác giả Huy Đức rất chuyên nghiệp khi trình bày những gì thuộc về văn học sử của các nhà lãnh đạo chính trị của đảng csVN "thích" có tên trong Văn Học sử. Do đó trong PHẦN CẢM ƠN của tác giả Huy Đức đã cảm ơn tất cả nhà Lãnh Đạo csVN như sau :
(trích) Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này: Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đình Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà
Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Võ Viết Thanh…(hết trích)
Đồng thời tác giả Huy Đức lại không quên cảm ơn các nhà "cách Mạng Lão Thành" của VC thì đã thấy Huy Đức rất "chuyên nghiệp" trong việc "kính cẩn" và "sắp xếp" một chỗ đứng rất uy nghi trong văn học sử cho thành phần lãnh đạo đảng csVN. Không biết có phải đây là ý của gs Nguyễn mạnh Hùng khi cho rằng tác giả Huy Đức "rất chuyên nghiệp"
2. Công Bằng : GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tác giả Huy Đức rất công bằng khi viết cuốn Bên Thắng Cuộc này. Chúng tôi xin trả lời ngay nếu nói tác giả Huy Đức có ý công bằng là sai . Tác giả Huy Đức không công bằng khi lấy nhan đề "Bên Thắng Cuộc" thì ở đó tác giả Huy Đức đã cho biết tác giả đang đứng ở phía nào ?
Không những người dân nam VN mà ngay cả ông Henry Kissinger cũng đã tố cáo csVN vi phạm hiệp ước Ba Lê 1973, để xâm lăng Nam Việt Nam .
Ấy thế mà tác giả lại lấy nhan đề là "Bên Thắng Cuộc" thì đã cho thấy "cái tính đảng " đã biểu lộ rõ ràng trên 3 chữ Bên Thắng Cuộc.
Riêng về ông Đinh Quang Anh Thái Nhật báo Người Việt, California, USA
cho biết “Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.”



Bên Thắng Cuộc do tác giả Huy Đức viết có "thực" và "thông qua tư liệu của dân tộc" như Đinh Quang Anh Thái đề phụ bản không?
Cũng có thể tác giả Huy Đức suy diễn trên tính chuyên nghiệp của một cây bút khi viết về tính cách sử thi của Đảng đã mắc phải cái lỗi là cái gì thuộc về "đảng ta" thì tốt đẹp mà thuộc về của "địch" thì xấu xa. Cho nên khi viết từ đoạn Đi Từ Bưng Biến cho đến Tướng Big Minh tác giả tuy đã trình bày là đã đọc hơn 150 cuốn sách trước khi hoàn thành cuốn BTC nhưng cái "thực" của cuốn sách đã không có.
Ngoài việc giãi độc cho tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh tác giả Huy Đức đã không tỏ ra công bằng khi đã không nhìn ra cuộc chiến tranh tại VN là do Hồ Chí Minh tay sai của cs Quốc tế gây ra theo mệnh lệnh của Nga Sô muốn nhuộm đỏ Đông Nam Á trước khi tiền đến mộng bá chủ hoàn cầu.
Do đó cs Hà Nội đã đem quân vào Nam năm 1960 và ngụy tạo thành lập mặt Trận Giãi Phóng Miền Nam hầu tuyên truyền với thế giới là dân chúng của miền Nam nước Việt không chấp nhận hai chính quyền VNCH đệ nhất và đệ nhị.
Thứ nữa năm 1968 khi Mỹ thắng cuộc chiến tranh lạnh với Nga qua sự khống chế kỹ thuật Tầu ngầm và hỏa tiễn nguyên tử thì sự hiện diện của Mỹ tại Nam VN không còn cần thiết nữa. Đó là tại sao Mỹ đề nghị hòa đàm tại Ba Lê.
Trong khi Mỹ và VC đang tranh luận về hình thức của cái bàn họp tại Ba Lê năm 1968 (VC đòi một cái bàn để VC ngồi ngang hàng với Mỹ và Mặt Trận Giãi phóng Miến Nam ngồi ngang hàng với chính phủ VNCH) Tổng Thống Thiệu nhất định không chấp nhận sau đó mới thỏa thuận ngồi bàn bầu dục. Trong khi đang tranh luận về vấn đề đó thì VC đã vận chuyển hàng chục Quân Đoàn vào vùng an toàn Căm Bốt để đến năm 1969 đại quân Bắc Việt chuẫn bị đánh bằng 2 mũi dùi. Một từ Saigon ngang qua lục tỉnh và mũi dùi thứ hai đánh thẳng vào Thái Lan , Mã Lai Á, Tân Gia Ba có tầu ngầm của Nga Sô sẵn sàng yễm trợ
Như vậy cho thấy “đảng ta” dùng xương máu dân tộc Việt để dọn đường cho Nga sô tiến chiếm Đông Nam Á. Nhưng VC dự định chưa thành vì Mỹ đã biết dã tâm của VC và đã cho lệnh thả B52 bằng bom Trung Hòa Tử và đã tiêu diệt toàn bộ đại quân Bắc Việt tại Căm Bốt . Trong cuộc tổn thất này gần cả triệu thanh thiếu niên"sinh Bắc, tử Nam " tuổi còn rất nhỏ từ 14, 15 đã chết không còn một mống. Phải đến thượng tuần tháng 4/1970 Quân Lực VNCH mới tràn sang Căm Bốt để tấn công VC đang ẩn núp tại vùng này
Như vậy cho thấy tác giả Huy Đức đã "không thực" như Đinh Quang Anh Thái ca tụng.
Một thí dụ khác khi tác giả Huy Đức : (trich) Ngày 6-5-1975, ông Võ Văn Kiệt đi cắt tóc chuẩn bị lễ ra mắt Ủy Ban Quân quản. Người thợ cắt tóc thấy một ông đứng tuổi đi xe U-oát tới, trong khi cắt tóc có bộ đội đứng chờ, tuy không biết rõ ông là ai, nhưng cắt tóc cho ông xong, đã lễphép cúi chào, ông trả tiền thế nào cũng không chịu lấy. Xe U-oát của ông Kiệt đi tới đâu, người dân tránh ra nhường chỗ rộng rãi cho đi. Những xe khác của “Quân Giải Phóng” cũng được cư xử như vậy.( hết trích)
Chúng ta đã thấy gì trên câu văn này. Có phải đây là một chiều hướng sáng tác được gọi là "Chủ Nghĩa Anh Hùng cách mạng " Cũng Như Đoàn Quân Giãi Phóng được dân chúng Nam VN reo hò khi thấy anh hùng cs Võ Văn Kiệt và Đoàn quân giãi phóng.???
Nếu tác giả Huy Đức muốn người đọc tin tưởng hơn thì bên cạnh hình ảnh ca ngợi anh hùng dân tộc có tính cách sử thi đó thì nên lồng vào hình ảnh người dân liều mình trốn thoát chế độ cs vào ngày 30/4/1975 thì "thực" hơn phải không ông Đinh Quang Anh Thái ?
Cũng có thể về tính cách chuyên nghiệp sử thi này của đảng csVN qua ngòi bút của Huy Đức mà ông Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA đã reo ầm lên : " “Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.”
Còn nhiều thí dụ không " thực", không "công bằng" và không "trong sáng" khác nếu tôi viết ra đây chắc sẽ dài lê thê mà ngừơi đọc sẽ lướt thướt qua vì quá dài. Do đó tôi chỉ sơ lược vài thí dụ điển hình trên.
Riêng đối với tác giả Huy Đức chúng ta không thể đòi hỏi ông ta một người cầm bút tại VN. Những người có thể đang đứng trước những họng súng AK hay trước những cánh cửa tù rộng mở phải nói những điều "chống Cộng" thắng thắn như ở hải ngoại ".
Nhưng một khi tác giả muốn "hồi chánh thật sự" thì bớt đi "tính chuyên nghiệp đưa những tên tội đồ csVN vào sử thi như chúng mong muốn" Tác giả có thể viết được thì chắc chắn "lách" được nhưng tác giả đã không làm như thế. Còn nếu như không lách được thì nên nghĩ đến vấn đề né tránh. Viết văn là vậy. Nếu không viết được những dòng trung thực thì phải viết những dòng nịnh, bợ. Khi đã viết những dòng nịnh, bợ thì không còn chữ TRUNG mà chỉ còn lại là một chữ HÈN.
Đó là tại sao cuốn "Bên Thắng Cuộc" của tác giả Huy Đức đã bị ngừơi Việt Tỵ nạn cs tại hải ngoại chông đối.



01/03/2013
Tác giả bài viết: Tôn Nữ Hoàng Hoa

NHÌN LẠI QUÊ HƯƠNG 38 NĂM SAU NGÀY “THẮNG CUỘC”


1 
Gần đây, cuốn “BÊN THẮNG CUỘC” do một nhà báo, nguyên là  cán binh cộng sản thời hậu chiến, viết và xuất bản tại Hoa Kỳ và phổ biến rộng rãi bằng cả sách giấy và sách điện tử, đã gây xôn xao trong trong các cộng đồng người Việt Nam tự do định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như đối với cả người Việt Nam ở quốc nội. Cũng nhiều lời khen, lắm tiếng chê cho “BÊN THẮNG CUỘC” bởi khách quan mà nhìn nhận thì đấy là một trong những cuốn sách có nhiều thông tin từ cả hai phía. Nhưng theo đa phần những người đã đọc qua thì “BÊN THẮNG CUỘC” chỉ nói lên được một phần ba sự thật, còn lại chỉ toàn là dối trá, nhất là những thông tin liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đến các tướng lãnh, đến các chính khách và ngay cả đến các Quân Cán Chính cũng như đồng bào miền Nam trước cũng nhưsau ngày mất nước.

Tuy nhiên, cứ để những điều dối gian, láo toét của “BÊN THẮNG CUỘC” cho độc giả nhận diện, bởi trắng là trắng, đen là đen, trắng đen không thể nhập nhằng lẫn lộn được. Trong bài này, người viết chỉ muốn một lần nhìn lại quê hương đất nước 38 năm sau ngày “thắng cuộc” để nhẫm xem “BÊN THẮNG CUỘC” đã làm được gì cho đất nước cho dân tộc trong ngần ấy thời gian.


Tất cả mọi người đều nhận thức được rằng chính “BÊN THẮNG CUỘC” đã vi phạm hiệp định Geneva 1954 và hiệp định Paris 1973 khi xua quân xâm lược và bức tử chính thể Cộng Hòa tại miền Nam, xóa tên Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, hợp hiến, hợp pháp được Liên Hiệp Quốc và cộng đồng Quốc tế công nhận, khỏi bản đồ thế giới. Nhưng ít ai nhớ rằng không chỉ riêng Việt Nam Cộng Hòa, mà “BÊN THẮNG CUỘC”cũng bức tử luôn  cả một “cái chính phủ” “Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Độc Lập – Dân Chủ -Hòa Bình – Trung Lập” do chính “BÊN THẮNG CUỘC” nặn ra vào năm 1969, như một chiếc bánh vẽ nhằm hợp pháp hóa hành động xâm lược miền Nam Việt Nam của cộng quân Bắc Việt. Điều cần nhắc lại ở đây là trong hành động bạo ngược này của“BÊN THẮNG CUỘC” có được sự giúp sức của một số trí thức xuẩn động của Miền Nam gồm Huỳnh Tấn Phát,  Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Kiết, NguyễnĐóa, Trần Bửu Kiếm, Ông Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình,  Phùng Văn Cung, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa và  Trương Như Tảng là toàn bộ nội các của cái chính phủ bị chú phỉnh đó. Đây là những con người hoang tưởng mà quá tham vọng quyền lực trong một chính phủ trung lập ở Miền Nam, nên đã đi “cầm cu cho chó đái” suốt từ tháng 6 năm 1969 cho đến tháng 7 năm 1976 là thời điểm mà đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã hoàn thành vai trò trong cuộc chiến tranh Việt Nam và chính thức chấm dứt mọi hoạt động của mình.” tức là hô biến. Tất nhiênđó là thời điểm mà các nhân sỹ trí thức hoang tưởng và xuẫn động đó nhận ra rằng thực ra cái chính phủ rằng “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” và cái nội các của họ chỉ là một tổ chức ma, một tổ chức ảo và là một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản và họ chỉ là những con rối được BộChính Trị của cộng sản Bắc Việt điều khiển cho đến lúc vãn tuồng thì được quăng vào sọt rác. Họ cảm thấy đau như thiến, nhưng đành phải ngồi chơi xơi nước và ngậm bồ hòn mà chờ ngày đi theo các thánh tổ Mác-Lê thôi. Họ cảm thấy đau, đau lắm khi họ nhận ra bản thân là những trí thức đúng nghĩa mà lại bị mắc lừa những kẻ vô học xuất thân là những con người hoang đàng chi địa, những kẻ thiến heo, chăn bò hay cao nhất là phu gác ghi đường sắt.


Nhưng đau thương hơn thế nhiều nữa là hơn 1.100.000 người của “BÊN THUA CUỘC” là những nhân sỹ, trí thức bị “giáo dục lại” bởi những “cán bộ quản giáo” là những người rất ít học, tại hàng trăm trại cải tạo ở những chốn rừng thiêng nước độc mà không ít người vì không bao giờ “thuộc bài” nên đã phải ở lại đó để ‘học tập” đến 17 năm trời và trong số đó đã có đến 165.000 người đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở chung quanh những trại cải tạo đó vì đòn thù, vì bệnh tật, vì đói khát và vì bị hành hạ. Bên cạnh đó, “BÊN THẮNG CUỘC” cũng đã hành quyết hơn 95.000 người bị quy tội phản động, âm mưu lật đổ chính quyền hay “có nợ máu với nhân dân”.

Không lâu sau khi “Thắng Cuộc”, “BÊN THẮNG CUỘC” cũng đã xua đuổi hơn 1.500.000 thị dân bịquy là thành phần tư sản và tiểu tư sản đến khai hoang lập ấp cũng ở những vùng rừng thiêng nước độc, với mỹ từ “Đi Xây Dựng Vùng Kinh Tế Mới” nhường lại cơngơi của họ ở các đô thị cho gia đình, bà con của “BÊN THẮNG CUỘC” đến ở dùm, khiến cho con cái của họ phải thất học vì nghèo đói và vì không có bất cứ một cơ sở giáo dục nào ở giữa chốn thâm sơn cùng cốc đó, hệ lụy là hàng chục ngàn thị dân và con cái của họ cũng đã bỏ mình vì sơn lam chướng khí.


Nhiều người biết rằng vào mùa Xuân 1975 trước khi “BÊN THẮNG CUỘC” chiếm được Sài gòn thì nhiều cuộc công kích đã nổ ra tại nhiều tỉnh thành của miền Trung và Nguyên với hàng hàng cuộc pháo kích vào các đô thị gây ra những cái chết thương tâm của hàng trăm ngàn thường dân ngay khi họ đang trú ẩn tại nhà cũng như khi hàngđoàn dân lành đang gồng gánh con cái xuôi Nam, lánh nạn cộng sản thì hàng chục ngàn người gồm cả người già và trẻ em đã chết dọc đường Quốc Lộ 1 bởi đạn pháo của cộng quân, nhưng chắc ít người biết được rằng cũng vào thời gian đó, mà  chính xác là vào tháng 3 năm 1975, một cánh quân của “BÊN THẮNG CUỘC” đã truy đuổi và bắn trọng pháo trực xạ trong suốt nhiều ngày vào đoàn người di tản suốt theo chiều dài của Tỉnh lộ 7B từ Pleiku xuôi vềDuyên Hải và đã nghiền nát hơn 160.000 đồng bào, để lại nỗi tang thương muôn đời cho hàng trăm ngàn thân nhân của họ.

Chính vì vậy mà đồng bào miền Nam đã quá kinh hoàng khi phải đội trời chung với “BÊN THẮNG CUỘC”, nỗi kinh hoàng đó còn vượt trội hơn cả sự gian nguy, đói khát hay chết chóc ngoài biển cả khiến cả 3.000.000 người đã phải liều mình đi tìm sự sống trong cái chết mà theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì phải có đến phân nửa sốngười đi tìm tự do đó đã vĩnh viễn không đến được bến bờ nào cả mà xấp xỉ1.500.000 người, cả nam phụ lão ấu, cả thân hào nhân sỹ là nguyên khí của quốc gia cũng đã phải nằm lại muôn đời với biển cả.

Nhưng nhiềuđiều đó vẫn chưa phải là mục tiêu tối thượng của “công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” của “BÊN THẮNG CUỘC”, mà mục tiêu cuối cùng là biến Việt Nam thành một Tân Cương, một Tây Tạng ở Đông Nam Á và biến người Việt thành một sắc tộc thiểu số trên chính quê hương của mình và tự biến các lãnh đạo của đất nước trở thành những Thái Thú của Bắc Triều.

Để thực hiện mục tiêu đó, về mặt đối ngoại, “đảng và nhà nước” tăng cường hợp tác toàn diện với Bắc Kinh trên tinh thần 4 tốt và 16 chữ vàng, từng bước dâng nhượng đấtđai vùng biên giới, đất rừng đầu nguồn cùng hàng triệu cây số vuông mặt nước biển và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa cho mẫu quốc Trung cộng cùng với việc đón tiếp hàng  chục ngàn thương gia của Trung cộng sang điều hành các công ty xí nghiệp, các trung tâm thương mại để buôn bán các loại hàng hoá sản xuất từ bản quốc Trung cộng cho người tiêu dùng Việt nam, cùng với việc đón tiếp hàng trăm ngàn công nhân quốc phòng đến khai thác Bô xitở Tây Nguyên, đến xây dựng các công trình, nhà máy do các công ty của Trung cộng thắng thầu. Trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp thường xuyên của người Việt hiện lênđến hơn 70% dân số. Nhiều người phải mưu sinh bằng nghề nhặt rác, bán sức lao động tại các khu chợ cơ bắp với những công việc nặng nhọc nhưng rất thất thường nên cuộc sống của họ chỉ là những chuổi tháng ngày lo âu và đói khát triền miên… Lầuđài phố xá càng mọc lên sầm uất để càng tạo lên cái dáng vẻ phồn vinh dường nhưthể đất nước đã chuyển mình… thì số lượng người dân nghèo đói ăn, đứt bữa lại càng tang, nhiều người phải phá rừng phải chấp nhận làm kiếp lâm tặc để giađình con cái không phải bị chết đói. Khắp các đô thị của Lào, Cambodge, Thái Lan, Mã lai, Tân Gia Ba… đâu đâu cũng có người Việt đi xin ăn, đi trộm cắp, móc túi hoặc đi bán trôn nuôi miệng. Từ các nước cùng Châu Á cho đến Châu Âu và mãiđến tận Châu Phi đâu đâu cũng có hằng trăm ngàn cho đến hàng triệu lao nô người Việt. Nhưng đó thực ra chưa phải là bộ mặt hoàn chỉnh của đất nước Việt Nam 38 năm sau khi đặt dưới quyền cai trị của “BÊN THẮNG CUỘC”, bởi dẫu chưa có những vụ cha mẹ phải ăn thịt con hoặc người phải ăn thịt người để sống như ở Bắc Hàn hay Trung Cộng, nhưng việc cha mẹ phải báncon đi làm nô lệ tình dục, anh chị em họhàng, bè bạn và những kẻ đang yêu cũng lừa bán nhau qua biên giới, vào những động mại dâm là điều chưa bao giờ xãy ra trong xã hội miền Nam của 38 năm trước, nhưng lại quá phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày nay. Nhưng đâu phải chỉ có thếthôi, bởi trong xã hội của “BÊN THẮNG CUỘC”, cái ác đã trở thành một thứ tôn giáo phổ thong mà số tín đồ của tôn giáo này đang gia tăng với cấp số nhân mà công bội là một gia số tỷ lệ thuận với số lượng đảng viên CS được phát triển mới hàng năm: Chưa bao giờ trong xã hội Việt Nam trước đây mà số những vụ việc cướp của giết người lại xãy ra thường xuyên và độ tuổi của kẻ thủ ác lại trẻ hóa như ở thiên đường XHCN của “BÊN THẮNG CUỘC”, hiện nay, những kẻ giết người cướp của có cả độ tuổi “thần tiên’ 13, 14 cả nữ lẫn nam, cả học sinh còn ngồi trên ghếnhà trường lẫn những cán bộ viên chức nhà nước, kể cả công an, bộ đội, hay vợcon của những đảng viên cao cấp, mà lắm khi giết chết một mạng người chỉ để cướp một món vật dụng chẳng giá trị là bao như một chiếc điện thoại cầm tay, một chiếc xe máy đã qua sử dụng hay thậm chí chỉ là một món nữ trang mà đôi khi chỉ là hàng mỹ ký. Chưa bao giờ mà nền tảng đạo đức xã hội lại băng hoại như ở Việt Nam ngày nay: Người đứng đầu chính phủ thì tham ô những lại tới mức quốc dân phải gánh số nợ công lên đến hàng trăm tỷ đô la, nên nỗi người dân Việt vốn đã đói nghèo, vậy mà mỗi đầu người phải gánh số nợ xấp xỉ 1.000 đô la trong khi thu nhập mỗi ngày của họ chưa đến 1 đô la thì người dân Việt phải sống như thế nào đây? Các các quyền thuộc cấp thì ngoài ăn chơi sa đọa bằng tiền máu xương của nhân dân, còn thêm trò mua ấu dâm với những trẻ con chỉ ở độ tuổi bằng cháu nội, cháu ngoại. “Lương sư, hưng quốc” nhưng lại quá phổ biến nạn thầy giáo cưỡng dâm học trò lớp ba lớp bốn, hiệu trưởng thì môi giới cho nữ sinh trung học bán dâm cho quan chức cấp tỉnh, giảng viên đại học thì gạ tình sinh viên để đổi lấyđiểm thi.

Có thể nói rằng xã hội Việt Nam sau 38 năm dưới sự cai trị của “BÊN THẮNG CUỘC”, đã quá loạn lạc đến độ không thể loạn lạc hơn: Vợ đốt chồng để dễ dàng thông dâm với các quan chức, chồng giết vợ phi tang xác dưới sông hay bạn bè đồng nghiệp chỉ vì bất hòa nhỏ trong cuộc sống, trong công việc mà giết hại lẫn nhau rồi chặt xác ra từng mảnh và cho vào bao bố để phi tang…  Đã có bao giờ trước đây hay có nơi nào trên thế giới hiện nay người ta coi sinh mạng của con người như rác, như rơm, để việc giết người, thậm chí là giết cả người thân yêu một cách quá đơn giản như giết một con sâu, con kiến, như ở Việt Nam hiện nay không? Phải chăng đây là nghiệp chướng của quê hương hay hay chỉ do sựsuy đồi đạo đức của xã hội do con người không biết trân trọng nền giáo dục khai phóng và nhân bản mà chỉ coi trọng “tư tưởng và đạo đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉhọc theo “đạo đức Hồ chí Minh” khiến cho xã hội băng hoại và loạn lạc ra như thế?

Sao các trí tuệ đỉnh cao không thấy được những việc này để có thể có được những  quyết sách khả dĩ có thể giúp chấn hưng nòi giống và phục hưng nền tảng đạo đức xã  hội, mà chỉ đầu tư tiền bạc từ các nguồn thuế thu từ xương máu của nhân dân để mở mang nhà tù, để gia cố trại giam mà giam cầm những người yêu nước? Sao lại biến  cả dân tộc Việt Nam thành những con người nô lệ, phải cúi đầu phải vâng phục, phải lắng  nghe và tuyệt đối tin tưởng vào đảng cộng sản và sự lãnh đạo của đảng, cho dù đảng đang bán dần đất đai của tổ quốc và đang đặt dân tộc trước một hiểm họa bị  đồng hóa và đặt đất nước nước trước một đại họa mất hoàn toàn vào tay giặc, để cho những người con của dân tộc nặng lòng với vận mệnh của quê hương đất nước, với sơn  hà xã tắc phải lụy chốn lao tù? Con người ta hơn các loài vật khác là nhờ con  người ta biết tư duy và biết sống theo lý trí chứ không phải bản năng. Vậy sao “BÊN  THẮNG CUỘC”lại cấm không cho người dân Việt được tư duy, được sống và hành động  theo lý trí, mà lại buộc cả 90 triệu đồng bào Việt Nam phải sống chỉ bằng bản năng  rằng “đảng bảo đi là đi đảng bảo đứng là đứng”? Và ngay cả những người Việt Nam đã  vượt thoát mọi sự kiềm tỏa của “BÊN THẮNG CUỘC”, đã định cư ở các nước tự do  hàng thập kỷ nay rồi sao lại cấm đoán, không cho họ tham gia vào các đảng phái  chính trị nào? Sao lại bắt bớ, lại giam cầm  “những khúc ruột ngàn dặm” đó khi họ về lại thăm lại cố hương? Sao lại quy kết cho họ tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” như đã từng quy kết cho những trí thức, sỹ phu, những người ở quốc nội yêu nước mà không yêu chế độ cộng sản? Những người nặng lòng với đất nước đó cũng đã từng bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” hay “tuyên truyền chống nhà nước” hay “làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng”? Xin thưa rằng cả 90 triệu người dân Việt Nam hiện nay chẳng còn ai có một chút ít lòng tin nào vào đảng cộng sản và chế độ cộng sản cả! Cả thế giới loài người đều đã biết quá rõ cộng sản là gì rồi. Và người Việt Nam cũng đã biết được điều này. Tiếc rằng sau 38 năm cầm quyền, “BÊN THẮNG CUỘC” đã biến đất nước Việt Nam thành một nhà tù lớn với hàng chục ngàn nhà tù nhỏ để giam cầm, để đọa đày những con dân đất Việt nặng lòng với dân tộc với quê hương, cho nên quê hương Việt Nam mới ngày càng điêu tàn, dân tộc Việt Nam mới ngày càng đớn hèn và nhu nhược như thế này!

Đây là một bức tranh toàn cảnh của quê hương Việt Nam 38 năm sau ngày “THẮNG CUỘC”. Và ai mà biết được rằng sau 38 năm nữa, liệu người Việt trên quê  mình có còn được phép nói tiếng Việt nữa hay không?

Ngày cuối năm Nhâm Thìn 2013 Nguyễn Thu Trâm, 8406


Nhìn "BÊN THẮNG CUỘC" qua LĂNG KÍNH NQ36
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất - 15 tháng 2 năm 2013

Tác giả của cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” là một nhà báo đảng viên. Xưa nay ông hành nghề báo chí với tư cách đảng viên và trong khuôn khổ “báo chí lề phải” của đảng VGCS chứ không phải là một nhà báo tự do. Do đó người viết xin mạn phép gọi ông chính danh là “văn nô,” tuyệt nhiên không có ý khinh miệt gì cả. Đó là lời thanh minh trịnh trọng và cũng là lời mở đầu cho bài viết dưới đây của chúng tôi. Trong bài viết này, chúng tôi thử đưa ra một lối nhìn của riêng mình về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của văn nô Huy Đức, nhưng không làm công việc phê bình tác phẩm (gọi nôm na là điểm sách) mà chủ yếu là thử đặt tác giả và tác phẩm vào trong cái bối cảnh của việc thi hành NQ36 của VGCS để xem cuốn sách có nhắm tới một mục tiêu chính trị nào không và sự liên hệ của nó với NQ36 như thế nào. Vấn đề được trình bầy trước qua một bức tranh sơ họa giả tưởng sau đây để cho quí bạn đọc dễ hình dung ra.
Có một tay trọc phú rất giầu có. Hắn muốn để lại một cái gì đó cho hậu thế phải nhớ đến hắn sau khi hắn chết. Nghĩ mãi, cuối cùng hắn quyết định muốn vẽ một bức hoạ ghi lại cuộc đời nghèo khổ của hắn hồi còn rất nhỏ. Điều quan trọng, bức họa phải là một tác phẩm để đời, được mọi người ao ước chiêm ngưỡng, và phải được trưng bầy cho đến ngàn đời trong bảo tàng viện quốc gia. Hắn cho mời nhiều nhà danh họa đến để thực hiện ý định. Bức họa theo hắn mô tả cũng chẳng có gì khó khăn và cầu kỳ, chỉ là một bức tranh đồng quê. Nội dung họa phẩm là quang cảnh một căn nhà nhà quê rất đơn sơ mộc mạc với một gia đình nông dân chất phác gồm hai vợ chồng và đứa con vừa biết đi, biết chạy với vài con chó nhỏ. Ở nhà quê mà, đứa nhỏ làm bạn với mấy con chó, chạy nhảy lăng xăng khắp cả nhà. Những hạt cơm rơi, những mẩu xương thừa, những bãi phóng uế đứa nhỏ tuôn ra đâu đó, đương nhiên được coi là món quà thiếu chủ (đứa nhỏ) tặng cho mấy con chó. Mỗi khi được thiếu chủ tặng quà, lũ chó mất hết tình bạn bè. Chúng trở thành kẻ thù của nhau, dành dựt nhau, cắn xé nhau để tranh ăn. Nhiều họa phẩm vẽ xong được trình lên cho nhà trọc phú coi. Cảnh tượng mấy con chó tranh nhau những “cục trí thức” thơm phức (dĩ nhiên là chỉ thơm đối với chó) rất sống động và rất đẹp mắt. Đó là cảnh quang chính (centre piece) của bức họa làm ông chủ rất khoái. Đẹp thì có đẹp thật. Tuy nhiên không có bức họa nào hoàn toàn làm vừa lòng hắn. Lý do là vì các nhà danh họa đều xuất thân từ trường phái Siêu Thực. Người thích siêu thực hình dạng thì vẽ chó, con tròn quay như trái mít, con như khúc que củi, thiếu chủ chẳng khác gì Trưong Phi. Ông ưa siêu thực mầu sắc thì tô mầu chó, con đỏ lòm như trái cà chua chín, con xanh lè như tàu lá. Loại màu sắc và hình dạng đó đối với người nghệ sĩ dĩ nhiên rất gây ấn tượng. Nhưng dưới con mắt người bình thường, loại tranh lập dị này khó có thể được coi là nghệ thuật. Do đó mà khi nhà trọc phú đem triển lãm những bức tranh để trưng cầu ý kiến thì đến cả đám gia nhân và đầy tớ trong nhà cũng lắc đầu le lưỡi.
Cuối cùng nhà trọc phú cũng tìm ra một họa sĩ vẽ được bức tranh. Bức tranh này gần với hiện thực hơn, tuy chưa được hoàn chỉnh. Người này mới ra trường nên chưa nổi tiếng. Tuy cũng xuất thân từ trường phái Siêu Thực, nhưng được cái ông ta đã linh hoạt sử dụng cây cọ trong khi vẽ. Ông vẽ người ra người, vẽ chó ra chó, vẽ động vật ra động vật, vẽ tĩnh vật ra tĩnh vật, đặc biệt tránh lối dùng mầu sắc đối chọi gay gắt của trường phái Siêu Thực. Tuy ít gây ấn tượng nhưng tranh ông vẽ được nhiều người xem, khen là hấp dẫn.
Xin trở lại với vấn đề Nghị Quyết 36.
Bọn xâm lược miền Bắc tức Bên thắng cuộc – nói theo văn nô Huy Đức - chiến thắng VNCH ngày 30-4-75, nhưng không bình định được miền Nam, cũng không an dân được đồng bào miền Nam. Người bị giết vô số kể. Chúng bắt hơn hai chục triệu dân chúng miền Nam phải lao dịch khổ sai. Có người bị chiếm nhà và tịch thu tài sản. Hơn một triệu người phải đi tù không có án. Hơn 2 triệu người thoát thân ra được nước ngoài biến thành một căn cứ chiến đấu quyết tử chống quân xâm lược. Thế là hình thành một trận địa mới. Một giai đoạn mới của cuộc chiến lại tiếp diễn. Căn cứ địa tuy ở bên ngoài lãnh thổ VN, nhưng Bên Thắng Cuộc quyết chí phải truy quét và chiếm cho bằng được. Trận Xuân Lộc trước ngày 30-4-75 chưa phải là trận đánh cuối cùng theo ý nghĩa của khái niệm “kết thúc chiến tranh.” Dương Văn Minh đầu hàng cũng vẫn chưa phải là chấm dứt cuộc chiến. Do đó văn nô Huy Đức đặt cho bọn xâm lược cái tên “Bên Thắng Cuộc” là hoàn toàn sai, bởi vì VGCS chưa đạt được thắng lợi cuối cùng. Cuộc chiến còn dai dẳng kéo dài bao lâu khi VGCS chưa khuất phục được 3 triệu đồng bào VN tỵ nạn tại hải ngoại. Cuộc chiếm lĩnh này với cái tên NQ36 mới là trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Để đạt được thắng lợi cuối cùng này, VGCS đã phải đưa ra một quyết định gọi là Nghị Quyết 36 với chiến phí dự trù gần 2 tỷ mỹ kim. Nghị quyết bí mật của Đại Hội III đảng VGCS thành lập ra cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN” ngày 20-12-1960 tại Tây Ninh để thôn tính VNCH thế nào thì Nghị Quyết 36 cũng giống y như vậy. Mục tiêu của Nghị Quyết của Đại Hội III là thôn tính miền Nam. Mục tiêu của NQ36 là thôn tính cộng đồng tỵ nạn VN tại hải ngoại.
Chiến tranh võ trang không còn nữa. Dĩ nhiên cuộc chiến đấu phải biến dạng, và biến dạng dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể nói là đa dạng hơn chiến tranh võ trang rất nhiều, chỉ thiếu có tiếng bom đạn, tiếng máy bay, xe tăng gầm, rú. Ta và địch gặp nhau có khi vẫn tay bắt mặt mừng vì không nhận ra nhau. Đến khi biết nhau có thể tặng cho nhau nhát giao găm lút cán. Trong cuộc chiến này, VGCS chủ yếu dùng các hình thức tuyên truyền mê hoặc, xâm nhập lũng đoạn, mua chuộc, và làm ung thối hàng ngũ đối phương. Muốn biết cuốn sách Bên Thắng Cuộc có liên hệ với NQ36 không, nó yểm trợ NQ36 như thế nào, tiên quyết phải thừa nhận mục tiêu của NQ36 là chiếm cứ cộng đồng tỵ nạn, rồi sau đó mới xem xét vấn đề dưới các khía cạnh sau đây: liên hệ đảng của tác giả, nội dung cuốn sách, văn phong, và sau cùng, bối cảnh việc thực hiện NQ36 hiện nay: VGCS sửa Hiến Pháp.
1. Thân thế tác giả - Những năm gần đây có nhiều đảng viên đảng VGCS lên tiếng, hoặc viết sách, viết báo phê phán đảng. Mức độ phê phán có khác nhau. Đọc kỹ họ ta sẽ thấy những người này phê phán đảng, nhưng họ chỉ phê phán từng giai đoạn lịch sử của đảng chứ không phê phán toàn bộ đảng từ ngày thành lập cho đến nay. Họ chỉ chửi đảng từ sau khi đảng cướp được miền Nam và trở thành thoái hóa, nhưng ngược lại rất hãnh diện và ca ngợi đảng thời kỳ trước 30-4-75. Như thế có nghĩa là họ không chửi đảng, không chửi chế độ, mà chỉ chửi một nhóm, một thành phần cá biệt nào đó trong đảng mà thôi. Đây là điều tối quan trọng cần phải biết đối với bất cứ ai chống cộng trong việc phân biệt bạn - thù. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức và đảng phái chủ trương hợp tác với thành phần gọi là chống đảng. Xin hãy tỉnh táo. Liên minh với thành phần gọi là CS phản tỉnh, đừng mơ tưởng là chúng ta chiêu hồi được họ, vì chúng ta chẳng có gì để chiêu hồi cả, mà trái lại chỉ có nghĩa là thành phần phản tỉnh muốn mượn sức của cộng đồng tỵ nạn để tiêu diệt phe CS đối lập với họ. Xong rồi, họ, CS vẫn là CS, họ không bao giờ bỏ đi cái hào quang chống Pháp, chống Mỹ, “giải phóng” miền Nam. Một số đảng viên dốt nát hoặc thiếu ý thức không nhận thức đúng vấn đề. Nhưng nhiều đảng viên, nhất là loại lão thành vẫn mù quáng cho rằng công cuộc diệt Mỹ, chống Pháp, xâm lược miền Nam là công lao to lớn của đảng. Họ tôn vinh cái công đó mà họ là những người được vinh dự dự phần vào, nên tất nhiên cũng phải được hưởng công. Không bao giờ họ chịu từ bỏ ảo tưởng đó. Văn nô Huy Đức cũng vậy. Như hắn tự viết lý lịch, hắn là một đảng viên, đặc biệt là một đảng viên hoạt động trong ngành thông tin văn hóa. Cho nên tinh thần càng bảo thủ hơn. Vì thế hắn chỉ viết lịch sử từ sau ngày 30-4-75 mà bỏ đi giai đoạn trước. Một người không phải là CS nếu có tâm huyết ghi chép lại lịch sử của đất nước sau 30-4-75, người này nhất định không thể không tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn, nguyên nhân nào đã đưa đến chiến thắng của Bên Thắng Cuộc. Đó là điều tối cần thiết phải đặt ra cho người viết sử, nhưng văn nô Huy Đức không nói tới. Sự thật không thể chối cãi là, nguyên nhân của sự thắng cuộc chính là cái quân đội nhân dân VN là một đạo quân đánh thuê nên được chủ yểm trợ tối đa về mọi mặt. Và như tư lệnh của cái đạo quân này là tên Hồ tặc xác nhận, nó nhận chỉ thị của Quốc Tế IIICS hoàn thành sứ mệnh xích hóa toàn cõi Đông Dương. Hồ nhận chỉ thị và hoàn thành chỉ thị để chiếm miền Nam cho đế quốc Liên Sô. Rõ ràng là như thế. Viết lịch sử nhưng lại giấu nhẹm đi nguyên nhân gây ra biến cố lịch sử, tác giả Huy Đức cho thấy hắn mang nặng tính nô lệ của một tên văn nô.
2. Nội dung cuốn sách Bên Thắng Cuộc - Như đã nói ở trên, chúng tôi không làm công việc phê bình sách, nên miễn đi vào từng chi tiết nội dung của cuốn sách. Vả lại đã có nhiều người phê bình rồi. Chúng tôi chỉ xin sơ lược vài nhận xét quan trọng vạch ra cái dụng ý của nghề làm văn nô của tác giả Huy Đức.
a/ Nếu Huy Đức là một người ngay thật và trung thực, một sử gia chân chính thì đã không trịnh trọng dùng chữ GIẢI PHÓNG làm tựa đề cho cuốn Bên Thắng Cuộc 1 vừa mới phát hành. Tác giả khi thu thập tài liệu, chắc chắn đã nhìn thấy rõ và đã hiểu thấu việc quân đội Bắc Việt xâm nhập miền Nam để ăn cướp chứ không phải để giải phóng? Giải phóng cái gì trong khi Miền Nam tự do dân chủ và đời sống người dân tốt đẹp vượt trội miền Bắc về mọi mặt thì đâu phải cần miền Bắc giải phóng. Điều này chúng tôi khỏi cần phải bàn cãi. Như thế Huy Đức dùng chữ “Giải Phóng” ở đây hẳn là phải có dụng ý. Thật ra là dù có muốn, Huy Đức cũng không dám thay thế chữ “giải phóng” bằng chữ “xâm lược” cho đúng với sự thật được, bởi vì Huy Đức chỉ là một văn nô, mà văn nô thì phải viết theo chủ trương của đảng: đảng VGCS giải phóng miền Nam chứ không xâm lược miền Nam. Đó là chân lý của tập đoàn gian manh và dối trá VGCS. Cũng như hiện nay, theo cung cách bịp bợm của nó, NQ36 chỉ hô hào hòa hợp nhưng tuyệt nhiên không nói đến hòa giải. Nhưng nhiều người vẫn bị ru ngủ.
b/ Về tài liệu để viết, tác giả Huy Đức thu thập hầu hết từ các nguồn sau đây: thứ nhất, bọn lãnh đạo chóp bu của đảng VGCS từ Tổng bí thư trở xuống đến thủ tướng, tướng lãnhv.v., thứ hai, báo chí của đảng, và thứ ba, bọn quốc gia phản phúc và phản bội. Cùng một lò văn nô với tác giả mà Bùi Tín cũng chỉ dám ước lượng là mới có khoảng 30% những mất mát, những thương đau mà Bên Thắng Cuộc gây ra cho nhân dân miền Nam được đề cập tới trong cuốn sách. Thế còn 70% nữa ở đâu? Thiếu sót như vậy mà bọn báo nô và trí thức ngựa lớn họng ca tụng Bên Thắng Cuộc là cuốn tài liệu lịch sử đầy đủ nhất từ trước tới nay! Chưa nói đến con số 30% kia có được bao nhiêu sự thật trong đó. Những sự kiện và tin tức khai thác từ một tập đoàn dối trá, gian manh, xảo trá, và bịp bợm, từ báo chí công cụ của Bên Thắng Cuộc, từ bọn ăn cơm quốc gia thờ ma CS v.v. không thể được đánh giá là những sự thật trung thực và khách quan. Chưa kể những chuyện viết sai sự thật bị lật tẩy và tác giả đã phải xin lỗi.
c/ Nhiều vấn đề lịch sử bị che giấu - Nhiều chủ trương của Bên Thắng Cuộc về nhiều lãnh vực đã bị văn nô Huy Đức cố tình che dấu khi viết sách. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin nêu một vài trường hợp điển hình làm thí dụ. Chẳng hạn chánh sách đối với những nhà lãnh đạo của miền Nam, tại sao Bên Thắng Cuộc phải hành hạ và bức tử Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và nhiều người yêu nước khác Huy Đức không nói tới. Hay như chính sách về tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Công Giáo, tại sao Lm Huỳnh Công Minh lại giữ chức Tổng Đại Diện TGP Saigon quá lâu mà không cho ai thay thế? Bên Thắng Cuộc làm thế nào để đẩy Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi khỏi TGP Hànội và đưa GM Nguyễn Văn Nhơn lên thay? Mua chuộc hay áp lực, Huy Đức cũng bỏ qua luôn. Vân vân và vân vân.
Và đây mới là những chuyện mà cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại muốn đọc và muốn biết nhưng đã bị che giấu, vì nó là lịch sử và là chuyện lịch sử tối quan trọng đối với họ.
Như trên chúng tôi đã trình bầy, NQ36 mới thực sự là trận đánh cuối cùng nhằm thâu tóm cộng đồng tỵ nạn qui phục dưới chân đảng như VGCS mong muốn. VGCS đã phải chi ra gần 2 tỷ dollars cho công việc này. Bên Thắng Cuộc đã làm những gì với gần 2 tỷ dollars đó? Xuất cảng bao nhiêu cán bộ tình báo ra ngoại quốc trà trộn vào trong cộng đồng người tỵ nạn để rây rối? Cài cắm được bao nhiêu điệp viên vào trong các tổ chức, đảng phái quốc gia tại hải ngoại, chúng tên gì và làm nhiệm vụ gì? Mua chuộc được bao nhiêu tổ chức, đoàn thể, bao nhiêu tờ báo, truyền thanh và truyền hình? Những đài nào, báo nào? Gầy dựng được và nuôi dưỡng bao nhiều tay sai tại hải ngoại? Chúng là ai, tên gì, và hoạt động ra sao? Tất cả đều là chủ trương của NQ36 nhưng Huy Đức không đả động gì tới. Như vậy thì gọi Bên Thắng Cuộc là một cuốn tài liệu lịch sử trung thực và đầy đủ được không? Hỏi thì hỏi vậy thôi, người viết thừa hiểu rằng những vấn đê trên đều là “bí mật quốc gia” của VGCS, tối kỵ đối với văn nô. Huy Đức cho dù có biết cũng không dám viết trong sách của hắn.
3. Văn phong - Trước đây khi người VN ra ngõ gặp anh hùng thì lời ăn tiếng nói của bọn lãnh đạo cũng như của các nhà văn nhà báo Bên Thắng Cuộc rất kiêu căng, xách mé, hỗn láo và mất dậy. Ngày nay, khi người VN bước ra đường là đụng ăn cướp, thì cách ăn nói của các giới này có khác đi, chừng mực và lễ độ hơn xưa. Sau ngày 30-4-75, Phạm Văn Đồng gọi người di tản là ma cô, đĩ điếm, tay sai đế quốc. Sách vở báo chí gọi một cách khinh bỉ người quốc gia là ngụy quân, ngụy quyền, tay sai đế quốc … Ngày nay bọn văn nô ăn nói lễ độ hơn, gọi là Quân Lực VNCH và Chính Quyền VNCH, ít còn gọi thằng Diệm, thằng Thiệu, mà gọi là tổng thống đàng hoàng. Đọc Bên Thắng Cuộc người ta nhận thấy bàng bạc có sự thay đổi chiến thuật của VGCS. Sự thay đổi cách ăn nói và ngôn từ trong sách báo của Bên Thắng Cuộc cho thấy họ đã có phần nào thay đổi đường lối và chính sách đối với người tỵ nạn nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung, mặc dầu chưa phải hoàn toàn. Thế nhưng xin cũng đừng mừng vội. Đây chỉ là mánh khóe bịp bợm để đạt mục đích là khuất phục cộng đồng tỵ nạn thôi. Đối với VGCS, cứu cánh biện minh cho phương tiện bao giờ cũng đúng. Phải thừa nhận rằng VGCS chiêu hàng người tỵ nạn bằng lời ăn tiếng nói lễ độ hiệu nghiệm và có kết quả. Như đã thấy, chỉ một chữ “tuẫn tiết” của Huy Đức khi nói về cái chết của các danh tướng Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú v.v. đã làm mềm lòng biết bao chiến sĩ chống cộng sắt đá ở hải ngoại. Nhiều người vội cho rằng VGCS đã nhận lỗi và đã hối lỗi rồi, đã đến lúc hòa giải rồi. Sao mà dễ dàng thế? Có thể so sánh Huy Đức, nhà văn thuộc trường phái “ra ngõ gặp anh hùng” với người họa sĩ của môn phái Siêu Thực. Một người tránh lối ăn nói thiếu giáo dục, sử dụng văn phong nhẹ nhàng khi viết. Một người khéo léo linh động cây cọ khi vẽ và biết pha trộn mầu mực cho hài hòa. Cả hai đều uyển chuyển một chút mà thu phục được lòng người. Sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức tuy không nói lên được bao nhiêu sự thật lịch sử nhưng nó được các ống loa tuyên truyền của Bên Thắng Cuộc đề cao và tô vẽ nên nhiều người háo hức muốn đọc. Đọc rồi sẵn sàng quên hết chuyện xưa. Đây là chủ đích của cuốn sách Bên Thắng Cuộc. Nó tạo nên sự thành công của NQ36. Phương thức này cũng là một thể loại “tiếng sáo Trương Lương” đưa cộng đồng tỵ nạn vào cái tròng hòa hợp hòa giải với Bên Thắng Cuộc.
4. Sửa Hiến Pháp - Có lẽ ít người tỵ nạn chúng ta quan tâm đến việc VGCS phát động chiến dịch lấy ý kiến người dân cho việc sửa đổi Hiến Pháp của chúng. Thay đổi hiến pháp để thay đổi cơ chế chính trị trong các nước CS chỉ là một hành động ma giáo, một trò bịp chính trị. Nhưng trong sự suy nghĩ của nhiều người, nó lại là sự lý giải hợp lý và hợp pháp cho vấn đề tuyên truyền rằng chế độ đang cởi mở để đi đến dân chủ. Điều đó cũng dễ dàng được chấp nhận đối với thế giới. Câu hỏi nên đặt ra là tại sao VGCS lại nói chuyện sửa hiến Pháp trong lúc này? Và, cuốn sách Bên Thắng Cuộc ra đời vào thời điểm này có phải là một trùng hợp ngẫu nhiên không?
Xếp chung các sự kiện sửa đổi hiến pháp ở trong nước và sự xuất hiện ồn ào của các con thò lò chính trị ở hải ngoại lại với nhau, người ta có thể đoán rằng NQ36, tức trận tấn công cuối cùng sắp đi đến giai đoạn chót, nghĩa là NQ36 sắp chiếm xong mục tiêu và bình định được các cộng đồng tỵ nạn. Có thể nói, cuốn Bên Thắng Cuộc ra đời đúng lúc làm công tác tâm lý chiến, yểm trợ cho công tác “địch vận” của NQ36. Cứ xem việc nó được giới trí thức ngựa ca tụng và bọn truyền thông tay sai quảng cáo rầm rộ thì biết ngay ý đồ của VGCS. Người nhẹ dạ tưởng tượng không khí hòa hợp hòa giải sẽ xẩy ra trong nay mai, vì “VC đã xuống nước rồi, đã chịu hòa hợp hòa giải rồi ….” Chế độ dân chủ đa nguyên (mặc dù là tiền chế) sẽ làm vừa lòng tất cả mọi phe, chỉ trừ phe những người VN thực sự yêu nước. Chưa ai biết được chung cuộc sẽ ra sao, chế độ mới hình thành như thế nào. Nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cái hoạt cảnh đẹp mắt giống như trên bức họa của nhà trọc phú. Khi được thiếu chủ tặng quà, đàn chó sẽ cắn xé nhau rất tận tình, quên hết cả tình nghĩa chó má lúc bình thường. Có thể tiên đoán rằng, sau khi Hiến Pháp được sửa đổi qua loa cho có lệ, một vài đảng phái cuội sẽ được phép hoạt động. Dăm ba con thò lò chính trị tại hải ngoại sẽ được chia chác ghế ngồi trong chính quyền. Bên Thắng Cuộc sẽ chỉ định (không phải bầu) một số đại biểu đại diện Việt kiều hải ngoại vào quốc hội. Phương thức này có lẽ được chọn lựa bởi vì nó thích hợp nhất. Bộ Ngoại Giao Mỹ tin rằng sẽ là người đầu tiên gởi điện văn chúc mừng tân “quốc hội dân chủ” VN.
Trận thắng cuối cùng này của Bên Thắng Cuộc chắc không phải cần đến ông TT Dương Văn Minh ra lệnh buông súng và lên đài đọc bản văn đầu hàng.

Duyên-Lãng
 LÃO MÓC- “BÊN THẮNG CUỘC” VẠCH MẶT THẬT TRẦN KIÊM ĐOÀN
Như mọi người đều biết, trận Tổng công kích Tết Mậu Thân là một tội ác của của VC đối với dân chúng miền Nam; trong đó cuộc thảm sát tại Huế là do những tên đao phủ thủ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh… gây ra. Cho đến nay, với những bằng chứng do nhân chúng sống Nguyễn Thị Thái Hoà đưa ra thì bọn này đã phải ngậm câm miệng hến. Trong khi đó thì lại có những kẻ cố gắng cãi chầy, cãi cối để bênh vục bọn này. Một trong những kẻ đó là Trần Kiêm Đoàn. 

Sau ông tiến sĩ Trần Chung Ngọc và-những-con-tương-cận thì Trần Kiêm Đoàn cũng rất xứng đáng để được gọi là “tiến sĩ Bác Hồ” vì, cũng như Trần Chung Ngọc, ông này ra mặt bênh vực Việt Cộng và bọn tay sai VC còn hơn cả chúng nó bênh vực chúng nó.

Năm 2005, khi:
Sư ông áo gấm về làng
Sư bà, đệ tử hai hàng bước theo
Sư ông mặc cả kỳ kèo
Đòi đảng Việt Cộng làm theo ý mình                                  
Đảng bèn… đánh đu với tinh
Cho phép tổ chức linh đình đón đưa
Huyền Quang hoà thượng làm ngơ
Hoà thượng Quảng Độ cũng vô tịnh phòng
Sư ông ôm lấy… chân không
Lọng vàng, hoa đỏ - sắc, không mịt mờ
Ôi chân tu! Ôi giả tu
Chúng sinh bá ngọ thứ đồ sư gian!

thì ông “tiến sĩ Bác Hồ” Trần Kiêm Đoàn đã viết bài bênh vực thiền sư Nhất Hạnh và công kích Khu hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Sacramento đã dám phạm thượng nói đến chuyện:

Ới kinh nuôi kệ, kệ nuôi trôn
Ới mảnh thiền y đã lấm bùn
Ới Nhất Hạnh ăn chay, ngủ mặn
Ới kinh nuôi kệ, kệ nuôi trôn!

của ông sư “ngày ăn chay, đêm ngủ mặn” này. Ông “tiến sĩ Bác Hồ” này đã lập luận để bênh vực cho Giáo chủ phái Tiếp Hiện như sau: “Quan hệ tình dục hầu hết là hành động riêng tư và thường không có chứng cớ! Như vậy, những vụ vi phạm tình dục dù ở con người phàm tục hay tu hành, thông thường thế nhân không biết và kết luận được, vì đó là một bí mật tuyệt đối và riêng tư của hai đương sự, thế nhân chỉ đoán dè chừng mà thôi.”
Đúng là Vua chưa lên tiếng mà Thái giám đã nóng mặt!

Năm ngoái, ông tiến sĩ này chắc là muốn được “nổi nang” nên đã làm chuyện “sát Phật thành Phật” viết bài lên giọng kẻ cả với ông Liên Thành, tác giả quyển sách “Biến Động Miền Trung” khi ông này đến Sacramento ra mắt sách, bị ông này đề nghị đối chất thì ông “tiến sĩ Bác Hồ” bèn đánh bài tẩu mã. Ông “tiến sĩ Bác Hồ” chơi kiểu này đúng là chơi chạy!

Sở dĩ nói ông “tiến sĩ Bác Hồ” này mắc nạn là vì tên báo điện tử có một người cũng ở Huế xưng tên là Nguyễn Phi tố cáo ông Trần Kiêm Đoàn là“Việt Cộng nhưng bị vắt chanh bỏ vỏ nên chạy mà thôi”. Không thấy ông “tiến sĩ Bác Hồ” này trả lời, trả vốn gì cả. Trong khi ông Liên Thành viết sách tố cáo các Hòa thượng Đôn Hậu, Trí Quang là Việt Cộng thì ông  “tiến sĩ Bác Hồ” đưa ra đủ thứ lập luận để bênh vực hai vị này. Ông “tiến sĩ Bác Hồ” này đúng là kẻ:

“Chân mình thì lấm lê mê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người!”

Ông “tiến sĩ Bác Hồ” này cũng đã từng viết bài bênh vực “tên nhạc sĩ màu da cam” Trịnh Công Sơn và trong vụ nhà văn Nguyễn Quang (ở trong nước) bị nhóm Cội Nguồn của ông Song Nhị ở San José quỵt tiền và hăm dọa đốt sách “Biển Đỏ”, ông tiến sĩ này có viết thư cho nhà văn Nguyễn Quang và khoe là đã được nhà xuất bản Trẻ và Thuận Hóa ở trong nước xuất bản 4 quyển sách, được công ty Phương Nam và Sahara in và phát hành, được hưởng 10% tiền nhuận bút, chứ không như ở Mỹ xuất bản sách không được đồng nào với mục đích bênh vực việc làm đốn mạt của Song Nhị và nhóm Cội Nguồn. Xem ra ông tiến sĩ này “bảnh” hơn mấy ông nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Bùi Vĩnh Phúc… nhiều.

Xin mời độc giả nghe ông “tiến sĩ Bác Hồ” Trần Kiêm Đoàn làm thơ con cóc “Về Nguồn” “ca tụng” “hai anh già không nên nết” Phạm Duy, Trần Văn Khê như sau:

“Người về nguồn
Mang tâm hồn mình theo
Trái tim là chiếc đũa thần
Hoàn cảnh là nắng gió.

Phạm Duy đi trên phố Bolsa
Gặp một người Mỹ già
Gật đầu chào nhau
Như với một gã Tàu xa lạ.

Phạm Duy đi trên đường Hà Nội
Chợ Xuân đào và gió Xuân ca
Người hàng xóm nửa thế kỷ xưa
Nhận ra nhau và chào:
-Ông đã về và đã tới!

Trần Văn Khê đi trên phố Paris
Gặp một bà đầm già:
-Chào người châu Á
Sông Seine xanh bóng người xa lạ.

Trần Văn Khê đi giữa phố Sàigòn
Khô nai, khô cá thiều và chợ Tết rất đông
Gặp ông Bảy đờn cò
-Chào Thầy! Nhạc Việt trời Tây thuở nọ
Hai cụ dắt nhau đi tới phố Huế
Vô tư, tóc trắng, da mồi
Gặp chị Bộ đội và bà Bán Xôi cũng vô tư, da mồi, tóc trắng.
Ai hỏi trong nửa lời câm lặng:
Khi hết tuần trăng,
Bóng tối lại về!


Nghe nói ông “tiến sĩ Bác Hồ” này đã về Việt Nam nhiều lần và trong đại hội Phật Giáo Quốc Doanh cũng có mặt ông “tiến sĩ Bác Hồ” này.
*
Năm ngoái, nhiều người rất ứa gan khi đọc bài viết “Oan Khuất Mậu Thân -Cần Một Lời Xin Lỗi” của ông “Tiến sĩ Bác Hồ” này.

Xin mời đọc giả đọc một trích đoạn trong bài viết:

 “Cuộc tàn sát ấy đã được (hay bị) nhìn và lý giải dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Ta cũng như Tây, nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là nỗi oan khuất.
Khi “sự cố đã thành cố sự” chứng tích lịch sử đã trả về cho sự phán xét công bằng của lịch sử như Lò Giết Người Holocaust ở Đức, Ngục Tù Lao Động Tàn Sát Gulag của Nga, Trại Tập Trung Interment Camps của Mỹ… thì một khi biến cố kinh hoàng ấy qua đi, thế hệ kế thừa quyền lực lãnh đạo quốc gia đời sau chỉ còn cách hành xử tương đối nhân bản - như lối hành xử mà hầu hết các nước văn minh trên thế giới đã làm - là nhân vật hay thế lực lãnh đạo quốc gia đương quyền cần lên tiếng chính thức xin lỗi (Official Apology) để hoá giải oan khiên và giảm thiểu hận thù” (Hết trích).

Đây mới đúng là luận điệu của kẻ gian chạy tội của “tiến sĩ Bác Hồ” Trần Kiêm Đoàn.
Chưa hết! Hãy nghe tiếp miệng lưỡi của kẻ gian chạy tội:

“Riêng tại Huế, cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân đã vạch rõ trước mắt thế giới lằn ranh rõ rệt. Giữa biến cố chiến tranh và tội ác chiến tranh. Nhưng cũng đều là cảnh thường dân bị chết như trường hợp Thất Thủ Kinh Đô 23-5 Ất Dậu 1885 là hậu quả của biến cố chiến tranh Sát Hại Mậu Thân 1968 (Hue Massacre) - một mảnh trong toàn thể cuộc chiến Tết Mậu Thân (The Tet Offensive) là vết tích của tội ác chiến tranh”.

Tên “tiến sĩ Bác Hồ” Trần Kiêm Đoàn này dù có ngoa ngôn, xảo ngữ để chạy tội cho những tên đao phủ thủ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan… thì cũng như Cao Huy Thuần chạy tội cho “sư hổ mang” Thích Trí Quang!

Những tên này chưa bằng “tổ sư bồ đề” của chúng nó là thiền sư Nhất Hạnh.

Ông sư “ăn chay ngủ mặn” này đã chạy tội cho bọn VC sát nhân bằng cách đổ tội cho máy bay Mỹ dội bom sát hại 300.000 nóc gia tại thị xã Bến Tre chỉ vì 7 du kích núp buội tre bắn máy bay Mỹ!

Gian trá, xảo quyệt, lưu manh rất mực như ông thiền sư này mà còn bị VC nó dụ dỗ giựt cả một cái “Làng Mai” đã phải dẫn vợ bỏ của chạy lấy người.

Bọn “tiến sĩ Bác Hồ” cỡ như Cao Huy Thuần, Trần Kiêm Đoàn mà nhằm nhòi gì.

*
Sở dĩ có bài viết có cái tựa “‘BÊN THẮNG CUỘC’ VẠCH MẶT TRẦN KIÊM ĐOÀN” vì mấy ngày qua đài RFA, báo Người Việt với mấy ông giáo sư Đại học, nhà báo, nhà thổ “TAI TO, MAT LON” ở trong nước lẫn hải ngoại mở hết volum ca tụng, quảng cáo sách “Bên Thắng Cuộc” của ông nhà báo VC Huy Đức quá cỡ thợ mộc. Nhà văn Đỗ Văn Phúc bèn tìm đọc và phát giác ông Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn là VC thứ thiệt, chứ không phải là Việt gian.

Bằng chứng như sau:

“Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri Phương Trần Kiêm Đoàn 130 được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi, Thành Đoàn ra lệnh: "Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. Ông Đoàn kể: Tụi tui hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sàigòn nổi dậy? Tới 3 giờ sáng mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi còn trẻ, hào hứng với những cái mới nên nghe nói 1 đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái gì đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”.

Nhưng tới trưa, theo ông Trần Kiêm Đoàn: "Đi đâu cũng thấy dân kêu gào thất vọng. Ba giờ chiều, tôi tranh thủ về nhà, thấy vợ ngồi thẩn thờ, nước mắt lưng tròng: Anh! Mình trắng tay rồi!” Mỗi gia đình chỉ đổi được tối đa 100 nghìn tiền Sàigòn trong khi tiền mặt trong nhà vẫn còn tới gần 10 triệu. Không chỉ nhà ông Đoàn, nhiều gia đình buôn bán ở cửa Đông Ba, hàng xóm của ông cũng kêu khóc.

Những người càng tin tưởng vào chế độ mới càng mất mát lớn hơn, vì khi chiến tranh kết thúc, họ đã đào vàng lên bán, lấy vốn kinh doanh. Ông Đoàn kể: "Tôi trở về Đại Nội. Một vị chỉ huy lực lượng đổi tiền biết chuyện kêu lại nói:
“Muốn đổi bao nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi có ai thì kêu họ đổi luôn!” Tôi về lấy tiền và móc nối với mấy người trong xóm. Đúng là bao nhiêu cũng được thật”.

(Trích “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, trg 41, 42).   

Trước kia, khi người ký tên Nguyễn Phi tố cáo “Trần Kiêm Đoàn là VC nhưng vì bị vắt chanh bỏ vỏ nên bỏ chạy” trên diễn đàn điện tử thì ông TKĐ còn chối cãi là ông Nguyễn Phi vì có thù oán với ông ta nên bịa điều, đặt chuyện vu cáo. Nay, thì chính Huy Đức, “nhà báo lớn của VC”, là người của BÊN THẮNG CUỘC viết ra giấy trắng mực đen. Và sách thì đang được đài Á Châu Tự Do, báo Người Việt (đã  từng đăng bài sỉ nhục “QLVNCH là lính đánh thuê”) gióng trống, khua chiêng quảng cáo ầm ỉ!

Đúng là cái thảm cảnh “đảng viên VC Huy Đức” vạch mặt “đoàn viên VC Trần Kiêm Đoàn”!

Dù sao đi nữa (dịch ra Anh ngữ theo trường phái “Bể Dâu” là “umbrella star go more) thì chuyện “đảng viên VC Huy Đức vạch mặt “đoàn viên VCTrần Kiêm Đoàn” cũng còn “nhân đạo” gấp ngàn lần thời kỳ “cải cách ruộng đất” con tố cha, vợ tố chồng còn ghi đậm nét trong mấy câu thơ của Xuân Diệu:

“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (*)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù!...”    

LÃO MÓC


(*) Bố mẹ của ông Xuân Diệu 


*********************
Dưới là báo Người Việt công khai quảng cáo cho Việt cộng Huy Đức và sách "Bên Thắng Cuộc" nhằm tuyên truyền cho cộng sản, nhục mạ Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 hd111_zps8e42d349.jpg

Việt cộng Huy Đức, tác giả quyển sách "Bên Thắng Cuộc"

 btc1111_zps731a7e8f.jpg


 zxx1_zpsa6f2560c.jpg

Dưới là website của Trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh quảng cáo Việt gian giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Mỹ về Việt Nam để "giao lưu" với cộng sản, vào ngày 22 tháng 11 và 23 tháng 11 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh. Xin đọc chi tiết trong bản tin dưới.

 nmh1_zps115c520f.jpg

Dưới là Việt gian giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tỵ nạn tại Mỹ đi trả lời phỏng vấn cho website của Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng. Tên Việt gian giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng này quả thật là một con ký sinh trùng và phản quốc, đáng bị tập thể người Việt Quốc Gia nguyển rủa và khinh tởm. Tên Việt gian giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng này còn tuyên bố cổ động cho quyển sách "Bên Thắng Cuộc" của tên cộng sản Huy Đức được báo Người Việt bảo trợ và che chở.


 ntd1_zpsf7f3a56d.jpg
 nmh3_zpsdf426ac8.jpg
Dưới là bài viết của tên Việt cộng Nguyễn Giang, giám đốc ban Việt ngữ đài BBC ca ngợi tên Việt cộng Huy Đức và cổ động cho quyển sách "Bên Thắng Cuộc." Trong bài viết này, Nguyễn Giang đăng tải các tấm hình tuyên truyền cho các lãnh tụ khát máu cộng sản. Đài BBC và Nguyễn Giang luôn tuyên truyền cho cộng sản và nhục mạ Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 
Chỉ cần nhìn Nguyễn Giang giám đốc ban Việt ngữ đài BBC đứng về phía người nào và phe nào thì cũng đủ biết là chúng cùng loại cộng sản với nhau và hỗ trợ cho nhau để chống phá cộng đồng người Việt Quốc Gia, và nhục mạ Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 

Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc'
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com  - thứ tư, 12 tháng 12, 2012 
Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975
Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.
Với cậu bé chăn trâu ngày đó mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’ diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.
Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?
Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.
Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi tiếp.
Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.
Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.
Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.
Dòng đời trong lịch sử
Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.
Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ...được tái hiện rõ rệt.
Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông
Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để  phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.
Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.
Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.
Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.
Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.
Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.
Nhân chứng và tư liệu
Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.
Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.
Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.
Sang để 'chấn chỉnh' lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi, coi thường của 'đồng chí đàn anh' - dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.
Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.
Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.
Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution 1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).
Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.
Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.
Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.
Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước ngày hôm nay.



Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983
Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.
Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến 'Bên Thắng Cuộc' không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.
‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’  mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.
Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn ngoại’ cho tác giả. 
Dưới là website Diễn Đàn Thế Kỷ, là website của cộng sản do các tên Việt cộng và Việt gian chủ trương. Đặc biệt trong ban chủ trương có tên "Tổng Biên Tập" báo Người Việt là Đỗ Quý Toàn tức Ngô Nhân Dụng và tên "Phụ Tá Chủ Bút" báo Người Việt Vũ Quí Hạo Nhiên, mà Vũ Quí Hạo Nhiên là người đã in nhục mạ lá cờ Vàng trong chậu rửa chân, và đăng bài viết "Sơn Hào" nhục mạ Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên báo Người Việt vào tháng 7 năm 2012.






Những điều dối trá trong sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức
27 Thứ Năm Tháng 6 2013
TRẦN HỮU PHƯỚC

LTS. Trước đây, trong vị trí công tác của mình, tác giả Trần Hữu Phước là người có điều kiện tiếp cận với các nhà Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta – những vị mà nhà báo Huy Đức (năm 1975 chỉ mới là cậu thiếu nhi!) trong sách Bên thắng cuộc có khoác lác rằng: “đã được quan sát từ một cự ly rất gần” hoặc đã được gặp “bên cạnh tách trà, chén rượu…”
Bài viết của tác giả Trần Hữu Phước chia làm 4 phần. Trong số này, chúng tôi đăng phần 1 và 2. Mời các bạn đón đọc phần 3 và 4 ở số sau để xem cái “anh” nhà báo “cấp tiến” Huy Đức này “nổ” đến mức nào!

Phần 1
Huy Đức – nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Sài Gòn Tiếp thị đang ở nước ngoài, đã cho xuất bản hai cuốn sách cóp nhặt chắp vá tư liệu và dựng chuyện một cách xô bồ nhằm công kích những người mà anh ta gọi là “bên thắng cuộc”.
Với thủ đoạn gạt gẫm bạn đọc bằng cách tự phô trương mình là nhà báo đã đột nhập được vào chốn thâm cung để khai thác những trang bí sử của cơ quan “quyền bính” trong thời hậu chiến ở Việt Nam. Nhằm làm tăng thêm tính chất giật gân cho việc quảng cáo sách để câu khách và để hù những người nhẹ dạ, Huy Đức đã tung ra cả một danh sách dài dằng dặc khó có thể ai tin được về “những nhân vật có thế lực” mà anh ta đã gặp. Trong số đó có tới 4 Tổng Bí thư của Đảng, 2 Chủ tịch nước, 3 Chủ tịch Quốc hội, 2 Thủ tướng Chính phủ, 5 Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng, 8 Phó Thủ tướng, 15 Bộ trưởng, 3 Đại tướng, 1 Thượng tướng, 24 Trợ lý – Thư ký của 6 Tổng Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ. Ấy vậy, cảm thấy chưa mãn nguyện, Huy Đức còn khoe thêm rằng mình “có nhiều cơ hội trao đổi đủ loại thông tin với các nhà lãnh đạo cả khi bên tách trà và không ít khi bên chén rượu”. Những điều viết trong sách, theo Huy Đức, “đã được quan sát từ một cự ly rất gần” trải qua “hơn 20 năm thu thập tư liệu”. Liệu có thật như thế không?
Sau khi đọc sách Huy Đức, 5 ký giả lão thành có uy tín ở Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, những người đã hiểu rành rọt về Huy Đức ngay từ những ngày đầu chập chững bước chân vô làng báo, đều quả quyết rằng: “Một người đã từng bị chệch choạc về quan điểm chính trị như Huy Đức, làm sao lại có thể dễ dàng qua mặt Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương và Cục Cảnh vệ Bộ Công an để vào ra luông tuồng trong các cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Quân đội”.
Tôi cũng nghĩ như vậy. Nếu tự xưng rằng mình đã đầu tư thời gian tới hơn “20 năm đi tìm tư liệu và có nhiều cơ hội trao đổi đủ loại thông tin với các nhà lãnh đạo”, thế thì tại sao nhiều chỗ trong sách của mình, Huy Đức đã viết sai bét ngay cả việc đơn giản nhất về chức danh những người lãnh đạo mà mình khoe đã được gặp “bên cạnh tách trà, chén rượu” như: “Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh”, “Ủy viên thường vụ Trung ương Cục Nguyễn Văn Trân”…
Như độc giả đã biết, tại thành phố này cũng như ở những địa phương khác, không ít người từng hiểu rõ đồng chí Phan Minh Tánh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh rồi sau đó giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Trung ương. Đồng chí ấy chẳng bao giờ làm Bí thư Trung ương Đảng. Và trong danh sách thành viên Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến tháng 9-1975 đã được Trung ương thông qua để khắc tên vinh danh trên bia đá ở vùng căn cứ Mã Đà cũng như tại chiến khu Bắc Tây Ninh, chẳng có ai trông thấy tên đồng chí Ủy viên thường vụ Trung ương Cục nào là Nguyễn Văn Trân mà Huy Đức khoe là đã từng được gặp. Thật ra, đồng chí Nguyễn Văn Trân được cử vào Ban Đại diện của Đảng và Chính phủ ở miền Nam được thành lập sau ngày đất nước thống nhất. Ban này do đồng chí Phạm Hùng làm Trưởng ban, đồng chí Lê Đức Thọ làm Phó ban.
Do hời hợt trong việc nghiên cứu lịch sử cũng như do định kiến lệch lạc về chính trị, Huy Đức đã phạm phải sai lầm thô bạo trong việc bêu riếu các cơ quan lãnh đạo đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Huy Đức viết: “Trong chiến tranh, lán của Mặt trận và Chính phủ lâm thời luôn luôn nằm bên cạnh bản doanh của Trung ương Cục”. Làm gì có chuyện đó.
Hàng chục năm qua, đã có biết bao du khách trong và ngoài nước đến thăm vùng “đất thánh cách mạng” ở huyện Tân Biên – Tây Ninh, đều thấy rõ từ trong thập niên 60 của thế kỷ trước, ở đây đã được thiết lập 3 khu căn cứ riêng biệt; căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở xung quanh vùng Chàng Riệc, căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thiết lập tại Suối Chò và căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam xây dựng trong trảng A Lân. Nhà cửa, công sự, hầm hào, đường đi lối lại trong nội bộ, bếp lò Hoàng Cầm cũng như những nơi sinh hoạt hội họp… đều được đơn vị chuyên trách của anh Mười Ga (Trần Văn Ga) xây dựng gần như theo nguyên mẫu, cùng một kích thước và kiểu dáng.
Trong sách của mình, Huy Đức còn đặt điều nói xấu Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ là một tổ chức hữu danh vô thực. Anh ta viết: “Hầu hết những thành viên trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng đều là đảng viên cộng sản”, “các quan chức của Chính phủ lâm thời, kể cả Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát cũng chủ yếu giết thời gian bằng cách đánh cờ hoặc chơi bài tiến lên”.
Viết như vậy là dối trá. Chúng ta đều biết, những thành viên trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời đều là những nhân sĩ trí thức thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Họ đã rời bỏ cuộc sống giàu sang ở đô thị để vào chiến khu tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ với tinh thần “vị quốc vong thân”. Hoạt động của các vị ấy ngày càng có hiệu quả trong việc chỉ đạo các Ủy ban Nhân dân tự quản, các Ủy ban Giải phóng chăm lo nhiều mặt đời sống nhân dân, nhất là trong việc bảo vệ nhân dân chống địch càn quét, cướp bóc, khủng bố, trong việc cung cấp lương thực và tuyển mộ tân binh cho các lực lượng vũ trang, trong việc giành lại ruộng đất cho nông dân đã được cách mạng tạm cấp trước kia nay đã bị địch cướp giật. Có rảnh rang đâu mà ngày ngày họ “ngồi giết thời gian bằng cách đánh cờ” hoặc “chơi bài tiến lên”, như Huy Đức đã viết nhăng viết cuội.
Đảng ta luôn đánh giá cao cống hiến lịch sử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc. Chỉ trong vòng 5 năm (1965 – 1969), Bác Hồ đã gửi 17 thư và điện cho Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Luật sư Trịnh Đình Thảo.
Huy Đức nên nhớ kỹ lời dạy của người xưa:
“Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”.
Phần 2
Để lấy uy với độc giả, Huy Đức nặn ra một câu thiệu như bài sấm giảng ghi trong lời phi lộ cuốn sách của mình: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”. Nói thì nghe bùi tai thật! Thế nhưng, ngay sau đó Huy Đức đã quay lưng lại với lịch sử và lập tức nổ súng vào quá khứ.
Một trong những điều viết xằng nhất của Huy Đức, là đã xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của nhân dân Nam bộ trong sự bịa đặt về việc đổi tên thành phố Sài Gòn thành tên thành phố Hồ Chí Minh. Huy Đức viết: “Mấy câu thơ: “Ai đi Nam bộ Tiền Giang, Hậu Giang. Ai về thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” mà Tố Hữu viết tháng 8-1954 được coi là sáng kiến thành văn đầu tiên về việc đặt tên mới cho Sài Gòn”. Rồi anh ta ba hoa phán rằng: “Có lẽ vì Tố Hữu khi ấy không chỉ là một nhà thơ “anh cả” mà còn là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương nên ý kiến của ông gần như được mặc nhiên thừa nhận”.
Xin mời bạn đọc hãy nghe nhân dân Nam bộ giải thích sự kiện thiêng liêng này bằng chính sử. Trong tập bản thảo chính thức cuối cùng của cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (1930 – 1975) được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII phê duyệt trước khi chuyển cho Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành (8-2010), đã viết: “Trong kỳ họp đầu của Quốc hội Khóa I, đoàn đại biểu Nam bộ đã đề nghị đổi tên thành phố Sài Gòn thành tên thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội không biểu quyết, nhưng tất cả Hội trường (Nhà hát lớn Hà Nội) đều vỗ tay hoan hô nhiệt liệt”.
Chúng ta rất dễ dàng cảm nhận được điều này. Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sống cực kỳ giản dị và khiêm tốn, Hồ Chủ tịch không thể nào đồng ý để cho Quốc hội biểu quyết việc lấy tên mình thay cho tên Sài Gòn. Thế nhưng, qua những tràng pháo tay như sấm dậy của 300 đại biểu Quốc hội trong cả nước giữa lòng Nhà hát lớn Hà Nội, đã làm cho đồng bào Nam bộ xiết bao hân hoan phấn khởi. Trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ về thực chất, Sài Gòn đã được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh từ trong khói lửa chiến trường.
Năm tháng đi qua, giờ đây bồi hồi nhớ lại hơn 60 năm về trước, lòng tôi vô cùng xúc động. Thuở ấy, sống giữa chiến khu bưng biền Đồng Tháp Mười, khi mở thư của các bạn gửi cho tôi từ vùng “vành đai đỏ” của thành phố Sài Gòn, tôi vô cùng vui sướng mỗi lần thầm đọc 5 chữ “Thành phố Hồ Chí Minh” được trang trọng viết lên đầu mỗi lá thư trước khi ghi ngày, tháng, năm. Năm 1985, đồng chí Nguyễn Văn Linh – nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giải thích rõ trong quyển sách Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm. Đồng chí viết: “Mặc dù mãi đến năm 1976, Quốc hội cả nước mới thông qua việc lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân thành phố đã quyết định giành về mình phần thưởng đặc biệt ấy. Chưa có văn bản chính thức nào quy định, người thành phố vẫn lấy tư cách “công dân Thành phố Hồ Chí Minh” để đối đầu với kẻ thù”.
Như vậy rõ ràng rằng, câu thơ “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” trong bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu hoàn toàn không phải là “sáng kiến thành văn đầu tiên”, lại càng không phải vì Tố Hữu là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương nên câu thơ ấy “được mặc nhiên thừa nhận” tại kỳ họp đầu tiên của Khóa I Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định như Huy Đức đã bịa chuyện để xuyên tạc lịch sử.
Không dừng lại ở đây, Huy Đức còn công kích cả bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của nước ta. Huy Đức viết: “Trong bản Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình vào ngày 2-9-1945, thay vì trích dẫn Mác hay Lênin, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn của Cách mạng Pháp năm 1791”. Anh ta lại viết: “Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp được coi là của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã không hề có bóng dáng của nhà nước Xô Viết”.
Thật là kinh tởm! Một con người trong sách của mình đã bài xích quyết liệt “ý thức hệ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi anh ta trắng trợn viết: “Giá như không phải ý thức hệ là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì người dân tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc và gia đình”.
Trớ trêu thay, con người ấy lại dám hỗn xược “chê” Bác Hồ đã “quên Mác – Lênin, quên nhà nước Xô Viết”. Huy Đức hãy cung thỉnh “5 ông cố vấn có uy tín về sử học” của Mỹ mà mình đã đem khoe với bàn dân thiên hạ. Nên làm gà ngon và nấu chè xôi cúng tổ để hỏi họ xem vì sao lại có hiện tượng “quên” kỳ lạ ấy?

Phần 3

Vốn là “ngựa non háu đá”, khi đất nước thống nhất còn ở lứa tuổi thiếu nhi và tới năm 1987 mới vào làm việc trong cơ quan Huyện ủy Nhà Bè. Ấy thế, Huy Đức dám vỗ ngực khoe khoang mình là người đã từng “rượu sớm trà trưa” với những nhân vật đầy quyền uy và biết thượng vàng hạ cám “những gì diễn ra bên trong Ba Đình”. Quả là chuyện vu vơ phù phiếm.
Là một cán bộ công tác lâu năm tại Văn phòng Trung ương Đảng từ khi mới tập kết ra miền Bắc, đã từng làm việc bên cạnh hai đồng chí nguyên là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Khóa I – Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt và thường được gặp Bác Hồ trong cơ quan vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, tôi thấy có trách nhiệm cần phải nói rõ trước độc giả, nhất là đối với thế hệ trẻ, về những điều vu khống bịa đặt của Huy Đức nhằm vào cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng ta.
Nhắm mắt nói bừa, Huy Đức viết: “Thường các Ủy viên Bộ Chính trị rất ít khi gặp nhau, sống thu mình trong biệt thự, mỗi người có một biệt thự riêng và sinh hoạt tại nhà với thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ”. Những năm tháng sống giữa khu vực trung tâm của đường Nguyễn Cảnh Chân, trước Câu lạc bộ Ba Đình – Hà Nội, tôi chẳng hề thấy “các Ủy viên Bộ Chính trị rất ít khi gặp nhau”, như Huy Đức đã đặt điều. Bởi, không tháng nào là không có lịch hội họp đều đặn hàng tuần của Bộ Chính trị và Ban Bí thư do Văn phòng Trung ương sắp xếp, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ủy viên thường trực Ban Bí thư.
Đó là chưa kể vào những tối thứ bảy, các đồng chí lãnh đạo gặp nhau để xem phim cùng với anh chị em cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Hồi đó, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh… thường hay đi xem phim. Lắm khi, sau khi xem phim, đã diễn ra những cuộc mạn đàm tại chỗ về nội dung phim thật là thú vị – nhất là đối với các bộ phim Xô Viết đã từng gây ra tranh cãi lúc đương thời như: “??n s?u bay quaĐàn sếu bay qua”, “Người thứ 41”, “Bài ca người lính”, “Số phận một con người”…
Với dụng ý xấu, cách viết của Huy Đức làm cho người đọc ngộ nhận rằng các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta là những người né tránh sinh hoạt Đảng, thoát ly khỏi công tác quản lý đảng viên của các tổ chức cơ sở Đảng và được miễn trừ việc tự phê bình, phê bình trong nội bộ.
Cần phải nói rõ rằng, trước và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, để tiện cho việc sinh hoạt Đảng phù hợp với tính chất công tác đặc thù, nhà của các đồng chí lãnh đạo tập trung xung quanh khu vực đường Nguyễn Cảnh Chân (Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh) được thành lập Chi bộ Đảng. Thuở ấy gọi là “Chi bộ nhà riêng” gồm có 7 tổ Đảng, mỗi nhà một tổ. Trong Chi ủy có 3 người: Trần Châu Giáo (Thư ký đồng chí Trường Chinh) – Bí thư Chi bộ, Trần Hữu Phước (Thư ký đồng chí Lê Đức Thọ) – Chi ủy viên, Nguyễn Hồng Cẩm (Thư ký đồng chí Hoàng Quốc Việt) – Chi ủy viên. Chi bộ và các tổ Đảng của chúng tôi tổ chức việc sinh hoạt định kỳ đều đặn. Các đồng chí lãnh đạo dự họp tổ Đảng rất nghiêm túc.
Huy Đức còn ăn nói leo trèo, viết những câu bá láp rằng: “Nhiều Cụ Bộ Chính trị giết thời gian bằng việc chơi tú-lơ-khơ với tổ phục vụ”. Còn “Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vốn là một thợ cơ khí, nhiều hôm đã lật chiếc xe đạp của ông ra sửa để giết thời gian”. Nhiều “Cụ Bộ Chính trị” là ai? Và “các Cụ” tìm đâu ra thời gian nhàn tản để “giết”? Là một chi ủy viên trong “Chi bộ nhà riêng” có 7 đảng viên là Ủy viên Bộ Chính trị tham gia sinh hoạt Đảng, tôi xác nhận rằng hoàn toàn không có chuyện đó. Vả chăng, ai cũng thiếu thời gian để giải quyết những nhu cầu công tác quá tải, giữa lúc những lời hiệu triệu của Bác Hồ thôi thúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân: Mỗi người phải nỗ lực “thi đua làm việc bằng hai”.
Miệt thị tài năng của các lãnh đạo Đảng ta, như ếch ngồi đáy giếng nhìn trời, Huy Đức viết: “Tác giả chính của các chính sách kinh tế áp dụng ở Việt Nam hơn hai thập niên là ông Lê Duẩn chỉ học hết lớp bốn”. “Chỉ học hết lớp bốn” ư? Thế mà tư duy lý luận về chính trị và quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam bộ của đồng chí Lê Duẩn đã tỏa sáng như ngọn đèn “hai trăm nến” (deux cents bougies), khiến cho các vị nhân sĩ trí thức đã từng đi du học và đỗ đạt cao ở Pháp về phải “phục sát đất”. “Chỉ học hết lớp bốn” ư? Thế mà đã trở thành một tổng công trình sư góp phần quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển, cụ thể hóa và hoàn chỉnh đường lối cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam nói riêng, đường lối cách mạng Việt Nam nói chung cũng như việc tổ chức thực hiện một cách năng động, sáng tạo đường lối đó.
Nếu căn cứ phiến diện vào trình độ văn hóa làm tiêu chuẩn để đánh giá như Huy Đức, đồng chí Võ Văn Kiệt lúc sinh thời đã tự kê khai trong lý lịch của mình chỉ “biết đọc biết viết”. Ấy thế mà với nhiệt tình cách mạng dồi dào, bản lĩnh năng động và sáng tạo mạnh mẽ cùng bề dày kinh nghiệm của công tác thực hiện phong phú, đồng chí Võ Văn Kiệt đã từng được các ông Lý Quang Diệu ở Xinhgapo và Mahathia ở Malaixia ca ngợi là một trong những nhà canh tân về kinh tế tại khu vực Đông Nam Á.

Phần 4
Trong sách “Bên thắng cuộc” Huy Đức đã thu thập thông tin tạp nham, viết lách theo kiểu phang ngang bửa củi, bới bèo ra bọ – từ 5 đợt giảm tô, cải cách ruộng đất ở các tỉnh miền núi trung du và đồng bằng Bắc bộ đến các vụ Nhân văn giai phẩm, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, cải tạo sĩ quan và viên chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, các vụ vượt biên, nạn kiều, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, kể cả việc soi mói cuộc sống riêng tư trong gia đình các đồng chí lãnh đạo.
Nhiều người, trong số đó có những cán bộ được liệt kê trong danh sách cung cấp tư liệu cho Huy Đức, đã biểu thị thái độ phẫn nộ trước việc anh ta đã lợi dụng các cuộc tiếp xúc với họ để viết sách xuyên tạc lịch sử, bôi bác uy tín và thanh danh của Đảng và các đồng chí lãnh đạo.
Một số cán bộ lão thành hỏi tôi: “Huy Đức nói đã dành tới hơn 20 năm thu thập tư liệu, thế nhưng vì sao khi viết về anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) một cách độc ác như vậy, anh ta không tới gặp anh – người đã từng làm thư ký cho anh Sáu trong thời gian kháng chiến chống Pháp cũng như sau khi tập kết ra miền Bắc”. Tôi cho biết có hai người quan trọng hơn tôi, Huy Đức còn không gặp họ – đó là đồng chí Lưu Văn Lợi 18 năm làm thư ký cho anh Sáu Thọ đến ngày anh tạ thế và Đại tá Bác sĩ quân y Vũ Văn Thuận sau khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời, đã 22 năm chuyên trách việc bảo vệ sức khỏe anh Sáu tới lúc anh vĩnh biệt cuộc đời. Bởi Huy Đức thừa hiểu rằng, đến gặp chúng tôi thì không khi nào viết được những điều đen đúa đã được nhào nặn sẵn trong đầu óc anh ta.
Việc Huy Đức cố tình bêu riếu đồng chí Lê Đức Thọ (và những nhà lãnh đạo khác) là điều tội lỗi. Đó không phải đơn thuần là chuyện công kích cá nhân mà là việc phá hoại uy tín và thanh danh của Đảng. Giữa lúc Đảng ta đang tiếp tục triển khai việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về công tác xây dựng Đảng, chúng ta không thể ngồi yên trước những hành động chống phá ngang ngược của Huy Đức. Trong phạm vi hạn hẹp của bài này, tôi xin minh chứng sự dối trá của Huy Đức trong một vài sự kiện viết về đồng chí Lê Đức Thọ.
Chúng ta đều biết, trải qua trên 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí Lê Đức Thọ đã hai lần vượt đường Trường Sơn để vào tuyến lửa. Những sự kiện quan trọng này đã từng được phản ánh trên sách báo, phim ảnh tư liệu, hồi ký kháng chiến và trong các công trình của những nhà nghiên cứu. Thế nhưng Huy Đức đã bỏ qua tất cả.
Trong chuyến đi đầu tiên của đồng chí Lê Đức Thọ vào căn cứ Trung ương Cục hồi đầu năm 1968, đồng chí Võ Văn Kiệt – nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết rõ trong bài kỷ niệm 95 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10-2006) như sau: “Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân năm 1968, Anh được Bộ Chính trị cử vào miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục”. Vứt bỏ những dòng hồi ký quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt, Huy Đức đã trắng trợn viết theo sự bịa đặt của mình: “Ngay sau khi Chiến dịch Mậu Thân (1968) bắt đầu, Lê Đức Thọ đã đi thẳng vào chiến trường miền Nam nắm vai trò Phó Bí thư Trung ương Cục”. Lố bịch hơn nữa, anh ta đã nhắm mắt viết liều: Lê Đức Thọ “đã ở lại chiến trường tới tháng 5-1968 khi tình hình chiến trường không còn thấy dấu hiệu chiến thắng nào” (nên mới ra Hà Nội).
Sự thật là, sau khi kết thúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đợt I Xuân Mậu Thân vào hạ tuần tháng 2-1968, Bác Hồ và Bộ Chính trị cử đồng chí Lê Đức Thọ vào chiến khu Bắc Tây Ninh để cùng với các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục chuẩn bị tiếp đợt II của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến sẽ tiến hành trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6 – 1968. Song do sự phát triển mới của tình hình, nhằm đấu tranh giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, Bác Hồ đã viết thư cho Bộ Chính trị đề xuất việc rút đồng chí Lê Đức Thọ ra khỏi chiến trường miền Nam để sang Pháp làm Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Theo lệnh Hồ Chủ tịch, đồng chí Lê Đức Thọ về tới Thủ đô vào đầu tháng 5-1968 khi tiếng súng đợt II của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân chưa khai hỏa. Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đã viết trong hồi ký: “Nghe tin đồng chí Lê Đức Thọ từ trong Nam ra, Bác đến tận nơi ở để thăm. Đồng chí Vũ Kỳ nói là: “Anh Thọ sẽ đến thăm Bác”. Bác bảo: “Chú không biết là các chú ở trong ấy vất vả nhiều, đây là đại diện cho đồng chí và đồng bào miền Nam, ta đến thăm mới là quý, còn chờ đợi gì”.
Cũng với ý đồ xấu xa ấy, Huy Đức tiếp tục xuyên tạc một cách thô bỉ chuyến đi thứ hai của đồng chí Lê Đức Thọ vào chiến trường miền Nam trong Chiến dịch mùa Xuân đại thắng. Trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” do Viện Lịch sử Đảng xuất bản (2-1985) đã viết: “Ngày 31-3-1965, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn do một tập thể các Ủy viên Bộ Chính trị tại chiến trường (Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng) lãnh đạo và chỉ đạo”. Trong quyển “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” (tập II), do Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam bộ kháng chiến xuất bản (9-2012) trình bày rõ: “Bộ Chính trị cử Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ vào miền Nam phổ biến Nghị quyết Bộ Chính trị từ ngày 25-3-1975 về cuộc tiến công Xuân 1975, đồng thời công bố quyết định của Trung ương Đảng về việc thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn”. Bất chấp lịch sử và chà đạp lên sự thật, Huy Đức đã viết bừa rằng: “Thấy tình hình chắc ăn, ngay sau Hội nghị của Bộ Chính trị ngày 24-3 hạ quyết tâm hành động nhanh chóng, táo bạo giải phóng Sài Gòn trước mùa Xuân 1975, Lê Đức Thọ “xung phong” vào chiến trường”.
Một điều đã gây ra sự phẫn nộ trong độc giả là những chuyện bịa đặt nham hiểm của Huy Đức nhằm cố tình gây ra sự nhận thức lệch lạc về mối quan hệ thâm giao giữa hai người bạn chiến đấu chí cốt Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, đã được xây dựng từ trong những năm tháng không thể nào quên của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhằm hiểu rõ thực chất vấn đề này, tôi xin trích một đoạn trong bài viết của đồng chí Võ Văn Kiệt để kỷ niệm 95 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (2006). Đồng chí Võ Văn Kiệt viết: “Một điều suốt bao năm qua đã lưu lại trong ký ức tôi ấn tượng không thể phai mờ, đó là sự gắn bó đậm đà trong tình nghĩa đồng chí giữa anh Sáu Thọ và anh Ba Lê Duẩn. Đây chính là biểu tượng đẹp nhất thể hiện sự thống nhất ý chí và hành động qua những thời điểm lịch sử khác nhau”.
Đọc “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, chúng ta cảm thấy thấm thía hậu quả của việc mình đã “dưỡng hổ di họa”. Thật không ai ngờ, một chú bé chỉ mới 13 tuổi đầu từ nơi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng vào thành phố Hồ Chí Minh sau ngày miền Nam giải phóng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân nuôi dưỡng, đào tạo thành một nhà báo. Thế nhưng, vì không vượt qua được sự cám dỗ của hai chữ lợi danh nên đã bẻ cong ngòi bút, tự biến mình làm “con ngựa thành Troa”, thành “kẻ đốt đền”. 
 

No comments: