Friday, August 31, 2012

(221) Kiến trúc sư Pháp trong vụ Bạc Hy Lai đã trở về Cam Bốt

Tại Sao Cốc Khai Lai Phải Đích Thân Giết Neil Heywood?
Written By Hai Hoang Van on Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012 | 8/23/2012 02:28:00 SA
Việc ám sát doanh nhân người Anh của vợ một lãnh đạo đầy tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm dấy lên nhiều câu hỏi. Phiên tòa xét xử Cốc Khai Lai diễn ra trong 7 giờ đồng hồ vào ngày 9 tháng Tám và không có bản tuyên án nào được đưa ra.
Một trong những câu hỏi gây tò mò nhất là tại sao Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai, lại giết Neil Heywood bằng chính hai bàn tay của mình.
Cốc quả quyết rằng Heywood đã đe dọa sự an toàn của con trai bà ta, và bà ta buộc lòng phải giết Heywood để bảo vệ con trai. Các lý do khác được đặt giả thuyết như là do các tranh chấp tài chính và các vướng mắc đầy nhạy cảm. Tuy nhiên, một cái nhìn sâu hơn cho thấy rằng không có cái nào trong các lý do này thực sự là chính xác.
Trong thực tế, cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ - Bộ chính trị - cùng với các hệ thống pháp lý của nó đang làm tất cả mọi thứ trong khả năng để giữ cho các tội ác thật sự của Cốc được gói kín. Họ sợ hãi rằng nếu câu chuyện thực bị biết được, nó sẽ lật ra sâu và xa hơn các tội ác phạm phải bởi Đảng và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân - ấy chính là tội ám sát hàng loạt vô tiền khoáng hậu và thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công.
Hãy nghĩ về điều này : ai là con trai của Cốc Khai Lai ? Cậu ta là Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, người mà đã được phe phái tàn ác của ĐCSTQ chuẩn bị lót đường cho trở thành lãnh đạo Đảng kế tiếp.
ĐCSTQ chính là một mạng lưới tội ác lớn nhất và đẫm máu nhất trên thế giới. Về việc một ai đó như Neil Heywood dám đe dọa con trai của Bạc Hy Lai, điều đó giống như là một con cừu đang đe dọa hổ con trong chính hang ổ của những con hổ vậy.
Giả định rằng Heywood đã thực sự đe dọa Bạc Qua Qua. Thậm chí điều này có đúng đi nữa, Cốc cũng không cần đích thân ra tay giết Heywood.
Năm 2007, con trai của một cựu thành viên Bộ chính trị, Wu Guangzheng, đã bị ám sát trong một phòng khách sạn, nhưng cho đến tận ngày nay, vẫn chưa rõ ai đã thực hiện việc này. Nếu như con trai của một quan chức quyền lực có thể bị hạ gục mà không để lại dấu vết, thì việc giết Heywood đúng là có thể sẽ dễ như trở bàn tay. Vụ ám sát sẽ có thể được thực hiện một cách vô hình và không ai có thể liên hệ cái chết này với gia đình của Bạc Hy Lai.
Vậy hãy nói về việc Cốc Khai Lai giết Heywood do các nguyên nhân tài chính. Việc này cũng thật lố bịch. Vợ chồng Bạc và Cốc có tài sản ở nước ngoài trị giá khoảng 6 tỉ đô la. Lấy ra một phần nhỏ tưởng thưởng cho Heywood thiết nghĩ cũng không là vấn đề gì. Vậy thì tại sao họ lại thực sự muốn giết ông ta?
Lý do duy nhất mà đe dọa Cốc Khai Lai và gia đình bà ta chính là tính hợp pháp của bản thân ĐCSTQ trong sự liên hệ với bà ta. Tính hợp pháp này sẽ rách tả tơi nếu như sự thật bị phanh phui về các tội ác khủng khiếp mà Cốc đã dàn dựng, đó là : thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và buôn bán thi hài.
Đeo đuổi việc thăng tiến nhanh chóng với Giang Trạch Dân, người lên kế hoạch và đạo diễn cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999, Bạc và Cốc là những người nhúng tay năng nổ nhất. Họ thuyên chuyển các học viên Pháp Luân Công đến tỉnh Liêu Ninh, thu hoạch nội tạng từ các học viên còn đang sống và bán đi các cơ quan nội tạng này, giết chóc hàng ngàn người. Và Neil Heywood đã dính líu đến các tội ác ghê tởm này.
Bằng việc chỉ thị các sự tàn bạo này, ĐCSTQ đã trực tiếp vi phạm đến các tiêu chuẩn quốc tề về quyền con người được thiết lập từ sau khi các tội ác diệt chủng và chống lại nhân loại của Phát Xít (Nazis) trong Thế chiến thứ II. Hay nói một cách khác, ĐCSTQ đã hoàn toàn và không thể chối cãi làm băng hoại các nền tảng đạo đức của thế giới hiện đại.
Nếu như công chúng Trung Quốc biết được sự thật, họ sẽ thức tỉnh và đòi hỏi ĐCSTQ phải trả lời cho các tội ác. Cũng như vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trên thế giới sẽ không khoanh tay đứng yên cho phép nó được tiếp diễn. Bất kỳ chính phủ dân chủ nào mà phớt lờ các tội ác của ĐCSTQ cũng sẽ bị gạt ra ngoài sự bầu chọn của chính người dân.
Vậy thì tại sao người đàn bà đầy quyền lực này lại đích thân ra tay phạm tội giết người ?
Sự hiểu biết về các bí mật bẩn thỉu này của Neil Heywood có lẽ đã dằn vặt lương tâm ông ta, thôi thúc ông ta thú tội. Thế nên Cốc Khai Lai thực sự đã không thể mạo hiểm để Heywood sống.
Nỗi sợ hãi dâng trào rằng Neil Heywood có thể phơi bày sự thật đã khiến Cốc dứt khoát tự tay giết chết Heywood. Đây là các lý do thực sự đằng sau vụ ám toán này.
Đây là một vụ án phức tạp và nhiều tình tiết, thế nhưng thật lạ là phiên tòa lại diễn ra rất nhanh chóng, mà khiến cho không thể hiểu được khi nhìn từ góc độ hợp pháp.
Tính khúc chiết của phiên xử án cho thấy vụ của Cốc đe dọa đến chính sự sống còn của ĐCSTQ, vốn không dám đối mặt hay chịu trách nhiệm cho các bí mật ẩn giấu. Điều này cũng giải thích tại sao ĐCSTQ giúp Cốc Khai Lai che đậy sự thật ,nếu không thì cả toàn bộ ĐCSTQ sẽ đối mặt với việc chôn vùi theo vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai.

Tác giả: Lin Zixu (Đại Kỷ Nguyên)


Bóng ông Bạc trong vụ Cốc Khai Lai
Written By Hai Hoang Van on Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012 | 8/21/2012 05:11:00 SA
Chuyện gì sẽ đến với ông Bạc Hy Lai khi vợ ông đã ngồi tù?
Chương cuối của vụ giết người bí ẩn gây xôn xao vừa ráo mực. 
 Nữ sát thủ mưu mô sẽ không bị xử bắn. Thật là một tấn kịch: kẻ giết người được cứu mạng vì bà mắc chứng tâm thần và giết người để bảo vệ con trai.
Vậy là vụ việc đã khép lại, tội ác tày trời bị lật tẩy và công lý đến với cả thủ phạm và nạn nhân.
Nhưng khi xem xét kỹ càng hơn, câu chuyện có vẻ gọn ghẽ quá và như để phục vụ một mục đích nhất định.
Những người quan sát tinh ý có thể thấy bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc đằng sau bản ản.
Nhân vật có tiếng
Dĩ nhiên bà Cốc Khai Lai có thể phạm tội như thế.
Trên thực tế, cáo buộc nghe hợp lý một phần vì cách người ta biết được về vụ việc.
Nếu bà Cốc Khai Lai bị gài bẫy thì chúng ta phải tự hỏi liệu chính quyền Trung Quốc có cách dễ dàng hơn để gài bẫy không.
Vụ việc chỉ được biết tới khi một quan chức cảnh sát cao cấp chạy tới lãnh sự quán Hoa Kỳ tố cáo về vụ giết người và sự che giấu, một sự cố vô cùng rắc rối và gây hổ thẹn cho chính quyền Trung Quốc.
Nếu thực sự bà Cốc phạm tội chuốc rượu doanh gia người Anh Neil Heywood và đổ thuốc độc vào miệng ông, thì Trung Quốc cũng có nhiều lý do để can thiệp vào phiên tòa.
Ông Neil Heywood và bà Cốc Khai Lai
Truyền thông Trung Quốc nói bà Cốc Khai Lai nhận giết ông Heywood
Lý do lớn nhất là tiếng tăm của chồng bà, ông Bạc Hy Lai, người ngay từ đầu đã phủ bóng chính trị lên vụ việc.
Ông từng là bí thư Trùng Khánh, có chân trong Bộ Chính trị gồm 25 nhân vật cao cấp nhất ở Trung Quốc và từng có triển vọng leo cao nữa.
Bạc Hy Lai cũng là người có quyền quản lý trực tiếp cảnh sát ở Trùng Khánh, lực lượng bị tố cáo che đậy vụ giết người.
Thêm nữa, ông Neil Heywood, người bị hạ sát, cũng được cho là gặp vấn đề với gia đình bà Cốc vì đã trợ giúp họ chuyển những khoản tiền lớn ra khỏi Trung Quốc.
Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về khả năng có tham nhũng.
Nếu những điều này tới được đông đảo công chúng, nó sẽ có khả năng làm hoen ố uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào đúng lúc họ đang chuẩn bị có sự chuyển đổi quyền lực đầy phức tạp và đã được dàn dựng trước.
'Nạn nhân có lỗi'
Tòa án ở Trung Quốc, cũng giống mọi thứ khác trong xã hội, đều phải chiều theo ý đảng.
Ông Mạc Thiếu Bình, luật sư đại diện cho người được giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, đã có nhiều năm làm việc xung quanh ranh giới mờ giữa chính trị và luật pháp.
"Trung Quốc không phải là quốc gia pháp trị," ông nói.
"Trung Quốc cho rằng cái giá phải trả cho việc phạm luật do chính mình đặt ra là không lớn.
"Điều không thể chối cãi là trong tình hình chính trị hiện nay, tư cách và ảnh hưởng của ông Bạc Hy Lai là những yếu tố sẽ có ảnh hưởng không tránh khỏi tới vụ án."
Đây chính là lý do nhiều nhà phân tích cho rằng các chứng cớ đưa ra và bản án cuối cùng hợp lý tới mức khó tin.
Cảnh sát ngoài phiên xử bà Cốc Khai Lai
Truyền thông nước ngoài không được dự phiên xử bà Cốc

Trước hết, không ai nói tới khả năng có tham nhũng.
Thay vào đó người ta chỉ nói ông Neil Heywood đã bất đồng với gia đình về một vụ làm ăn bất thành.
Và bà Cốc Khai Lai đã giết ông vì bà tin rằng ông đang đe dọa con trai bà.
Một số báo có vẻ cho rằng lý do bảo vệ gia đình được đưa ra để đánh vào tâm lý quốc gia chủ nghĩa và bài ngoại ở Trung Quốc.
Ngoài ra, cớ này cũng giúp cho chủ tọa phiên tòa tránh phải buộc bà Cốc đối mặt với đội hành quyết và như vậy bỏ được nguy cơ bà trở thành tâm điểm chú ý và thu hút báo chí quốc tế thêm nữa.
"Nếu Cốc Khai Lai thực sự đầu độc Neil Heywood để bảo vệ con trai, thì theo luật Trung Quốc, nạn nhân cũng có lỗi," ông Mạc Thiếu Bình giải thích.
"Chủ tọa có thể dựa vào đây để đưa ra bản án nhẹ hơn."
Và mặc dù bốn cảnh sát cao cấp đã phải ra tòa vì ém nhẹm vụ việc, tuyệt nhiên không có tin tức gì về số phận của ông Bạc Hy Lai.
"Đây là một vụ hình sự và xã hội phải hiểu điều này," Hoàn cầu Thời báo, tờ lá cải của Đảng Cộng sản, tuyên bố trước phiên xử.
Ân oán giang hồ
Nhưng các nhà bình luận cũng nói rằng bất chấp những nỗ lực của đảng cộng sản, phiên tòa đã có tác dụng ngược, bóc trần căng thẳng và chia rẽ chính trị vốn đã được giấu kín từ lâu nay.
Sự thành công của chính trị gia Bạc Hy Lai một phần dựa vào sức hút của những giá trị cộng sản xưa kia, những buổi hát tập thể "nhạc đỏ" và chối bỏ cải cách kinh tế.
Scandal Bạc Hy Lai
6/2: Cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân trốn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô.
15/3: Bạc Hy Lai mất chức bí thư Trùng Khánh.
20/3: Có tin đồn ông Bạc dính líu tới cái chết của doanh gia người Anh Neil Heywood.
10/4: Bạc Hy Lai bị ngưng các chức vụ trong đảng trong khi vợ ông, bà Cốc Khai Lai bị điều tra về cái chết của ông Heywood.
26/7: Bà Cốc Khai Lai và trợ lý của bà, Trương Hiểu Quân, bị buộc tội giết ông Heywood.
9/8: Phiên xử bà Cốc Khai Lai về tội giết người bắt đầu.
20/8: Bà Cốc Khai Lai bị tuyên án tử hình cho hưởng án treo.
Gia đình ông có thể đã khiến ông ngã ngựa nhưng giờ cũng là lúc thanh toán ân oán giang hồ.
Một ngày trước khi ông Bạc Hy Lai mất chức bí thư Trùng Khánh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ công khai chỉ trích ông.
Vị thủ tướng thúc giục cải cách kinh tế và chính trị, cũng như cảnh báo rằng nếu không cải cách Trung Quốc sẽ thụt lùi về những ngày đen tối của Cách mạng Văn hóa, ý nói phong trào cánh tả đang trỗi dậy ở Trùng Khánh.
Bố ông Bạc Hy Lai, Bạc Nhất Ba, cũng là một trong những chính trị gia cao cấp hồi thập niên 1980 và đóng vai trò lớn trong việc thanh trừng Hồ Diệu Bang, người chủ trương cải cách và cũng là một trong những người đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo.
"Về mặt chính trị và chính sách, khoảng cách giữa ông Ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai là rất lớn," Tiến sỹ Đinh Học Lương, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói.
"Nó bắt đầu từ thập niên 1980, điều có vẻ như lịch sử cổ đại với nhiều người, nhưng vẫn còn mới đối với giới lãnh đạo hiện đại của Trung Quốc."
Đại đoàn kết?
Khi bà Cốc Khai Lai bắt đầu án tù, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hy vọng rằng họ đã làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu tác hại.
Nhờ sự độc quyền kiểm soát thông tin, họ có lợi thế khi cố gắng làm như vậy.
Ở bên ngoài tòa tại Hợp Phì hồi đầu tháng này, chúng tôi thấy có ít người từng nghe nói tới bà Cốc Khai Lai.
Vụ việc được truyền thông chính thống nhắc tới nhưng một số từ khóa tìm kiếm và bài viết trên mạng đã bị chặn.
Chẳng mấy chốc giới lãnh đạo mới sẽ nhậm chức và người hiện là phó chủ tịch, ông Tập Cận Bình, 59 tuổi, được xem là sẽ là nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Nhưng vụ xử án đặc biệt này ít nhất làm lộ ra những chia rẽ và rạn nứt vẫn lẩn quất đằng sau bề ngoài đại đoàn kết của đảng.
John Sudworth
Phóng viên BBC ở Thượng Hải

Bắc Kinh thất bại trong ý đồ khép lại vụ án Bạc Hy Lai
Written By Hai Hoang Van on Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012 | 8/23/2012 01:37:00 SA
Trái với mong muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản án tử hình treo ban hành đối với bà Cốc Khai Lai hôm 20/08/2012 vẫn không khép lại được vụ tai tiếng liên quan đến ông Bạc Hy Lai, chồng của bị cáo, đã gây chấn động trong thời gian qua. Theo ghi nhận của  AFP, mối quan tâm của dư luận hiện giờ đã chuyển sang trường hợp của chính ông Bạc Hy Lai, được cho là một mối đau đầu cho Bắc Kinh.
Cựu Bí thư Trùng Khánh, một thành phố khổng lồ với khoảng 33 triệu dân, đã bị biệt giam từ tháng 3 năm 2012 đến nay sau khi bị buộc tội « vi phạm kỷ luật đảng ». Vấn đề là người dân Trung Quốc lại rất muốn biết là ông đã phạm phải những tội cụ thể nào.
Bà Cốc Khai Lai, vợ của ông, đã bị kết án về tội sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood, bạn thân của gia đình họ trước lúc xẩy ra mâu thuẫn về tài chánh. Bà đã nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm trong vụ sát nhân này, nhưng dư luận Trung Quốc vẫn tự hỏi là ông Bạc Hy Lai có can dự vào tội ác đó hay không, và nếu có thì đến mức độ nào.
Theo hãng AFP, trên đây chỉ là một ví dụ trong số biết bao câu hỏi vẫn nở rộ trên mạng internet tại Trung Quốc, chẳng hạn như : Phải chăng Bạc Hy Lai đã sử dụng doanh nhân người Anh Heywood để chuyển những món tiền lớn ra khỏi Trung Quốc ? Phải chăng là Bạc Hy Lai đã thiết lập tại lãnh địa Trùng Khánh của ông cả một hệ thống áp bức và tham nhũng ? Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc biết gì về các hành vi của nhân vật này ?
Vì đó là những câu hỏi không có câu trả lời, cho nên đã làm dấy lên những cuộc tranh cãi sôi nổi, cho thấy là người dân vẫn hết sức quan tâm đến vụ này. Theo AFP, cũng chính vì thế mà Chính quyền Trung Quốc hiện chưa thể đóng lại vụ án Bạc Hy Lai như họ mong muốn.
Theo ông Lý Thành, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Brookings Institution ởWashington : « Câu chuyện này chưa thể kết thúc, bởi vì người ta vẫn đang chờ đợi xem số phận của Bạc Hy Lai sẽ ra sao, và đây đích thực là một điểm rất quan trọng vào lúc Đại hội đảng đang gần kề ».
Theo dự kiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội vào tháng 10 tới đây và sẽ chỉ định một tầng lớp lãnh đạo mới. Trước thềm đại hội, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn mong muốn phô trương một bộ mặt đoàn kết nhất trí. Thế nhưng vụ cách chức Bạc Hy Lai, « ngôi sao đang lên » trong đảng vừa qua, đã có tác dụng như là một quả bom, bộc lộ cường độ gay gắt của cuộc đấu tranh giành các vị trí chủ chốt.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vụ Bạc Hy Lai bị thất sủng đồng nghĩa với việc phe tân bảo thủ theo chủ nghĩa Mao bị cánh « tự do » và « cải tổ » thuộc Đoàn Thanh niên của đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào đẩy lùi.
Theo ông Lý Thành, « Thiệt hại do vụ tai tiếng Bạc Hy Lai gây ra đã rất nghiêm trọng, do đó, xử lý vụ này đã thực sự trở thành một vấn đề quản lý khủng hoảng ». Trong viễn cảnh đó, có thể là ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đưa ra trước một phiên tòa hình sự, vì việc đó sẽ khiến cho hình ảnh đảng Cộng sản Trung Quốc bị tổn thương nặng nề hơn. Và ngay cả khi không thể không đưa nhân vật này ra xét xử, thì các tội danh cũng sẽ chỉ giới hạn trong các mưu toan che đậy vụ sát nhân mà vợ ông là thủ phạm mà thôi.
Chuyên gia Joseph Fewsmith thuộc Đại học Boston ở Hoa Kỳ giải thích : « Điều này sẽ khiến công chúng bớt quan tâm đến vụ việc, mà đó dường như là một mục tiêu quan trọng của đảng ». Thế nhưng, khi làm như vậy, giới lãnh đạo sẽ phải giải thích với công chúng, và đó là cách thức duy nhất để họ khép lại vụ việc và chuyển sang chuyện khác ».
Trong bài tường thuật dài về phiên xử bà Cốc Khai Lai, Tân Hoa Xã không hề đề cập đến ông Bạc Hy Lai. Một số nhà quan sát xem đấy là dấu hiệu cho thấy là chế độ Bắc Kinh không muốn lôi ông Bạc Hy Lai vào vụ này.

Trọng Nghĩa RFI

Kiến trúc sư Pháp trong vụ Bạc Hy Lai đã trở về Cam Bốt

Ông Patrick Devillers (trái)
Ông Patrick Devillers (trái)
police.gov.kh

Thụy My
Kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers, đã đến Bắc Kinh theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc, để thẩm vấn về vụ cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, nay đã trở về nhà ở Cam Bốt. Phát ngôn viên bộ Nội vụ Cam Bốt Khieu Sopheak hôm nay 31/08/2012 đã xác nhận tin này.

Trả lời hãng tin Reuters qua điện thoại, ông Khieu Sopheak nói rằng : « Ông Devillers đã trở về Cam Bốt từ hai tuần nay. Tại Cam Bốt, ông là một người nhập cư hợp pháp, có vợ người Cam Bốt và gia đình tại đây. Ông Devillers đã tự nguyện đến Bắc Kinh, và vụ này nay đã kết thúc ». 
Ông Patrick Devillers, kiến trúc sư 52 tuổi, có quan hệ làm ăn và bạn bè với ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai, cả hai vợ chồng hiện là đối tượng của xì-căng-đan chính trị lớn nhất Trung Quốc. Ngày 13/6, ông Devillers đã bị cảnh sát Cam Bốt câu lưu theo yêu cầu của Bắc Kinh, và giam giữ tại một địa điểm bí mật trong nhiều tuần lễ, sau đó đã « tự nguyện » đến Bắc Kinh để phục vụ cho cuộc điều tra. Hiện vẫn chưa biết được ông đã cung cấp cho công an Trung Quốc những thông tin gì. 
Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai vốn nhiều tham vọng, đã bị ngưng tất cả các chức vụ trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, và đang bị điều tra về tội tham nhũng. Vợ ông, bà Cốc Khai Lai, hôm 20/8, đã bị kết án tử hình treo vì tội sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood. Xì-căng-đan này đã vạch trần sự thực, trong khi đảng Cộng sản Trung Quốc cố trưng ra bộ mặt đoàn kết trước Đại hội Đảng quan trọng sắp tới. 
Kiến trúc sư Devillers đã trở nên thân cận với vợ chồng ông Bạc Hy Lai trong thập niên 90, khi thực hiện các công trình kiến trúc tại thành phố Đại Liên.
Coi thêm đầy đủ tin cũ:


 

No comments: