Wednesday, April 25, 2012

(118) Những chuyện ly kỳ trong vụ Bạc Hy Lai (Updated Oct 2012)

Cập nhật mới nhất (dưới cùng): 

Quyền hành trong tay Đảng – Các lãnh tụ Cộng sản thoát khỏi tội ám sát
Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
Bạc Hy Lai, tự xưng là vị cứu tinh của Trung Quốc, đã bị lật đổ vào thời điểm khó khăn. Ở Trung Quốc, điều này có nghĩa là rắc rối thực sự.
Ông Bạc không những bị mất chức vụ đảng mà còn bị đuổi ra khỏi đảng. Tin đồn rằng ông đã quá nổi tiếng và có quyền thế lớn. Ông Bạc đã dọn dẹp sạch tệ nạn tham nhũng khủng khiếp ở Trùng Khánh, và thực hiện chính sách Mao-ít ‘đỏ’ thời quá khứ. Ông chỉ thị hát những bài hát cộng sản cũ và khơi dậy cảm giác tự hào trong vai trò lãnh đạo Trung Quốc, điều mà hiện không ai làm.
Vấn đề là ông Bạc đã biết quá nhiều. Ông ta biết chỗ có quá nhiều bộ xương đã được chôn cất, và biết những chuyện bẩn thỉu ở cấp trên của đảng cộng sản. Và ở một đất nước mà mỗi năm chi tới 800 tỉ đô la cho hối lộ và tham nhũng, quả là có quá nhiều điều bẩn thỉu.
Ở Trung Quốc, nếu có còn lãnh đạo đảng nào trong sạch thì quả hiếm. Vì vậy, đảng lo sợ điều mà ông Bạc dám làm và những gì mà ông đại diện. Do đó, đảng đã hành động, không những tấn công ông Bạc mà còn tấn công cả gia đình và các cộng sự của ông.
Thông thường ở Trung Quốc, khi một đảng viên Đảng Cộng sản làm cho các lãnh đạo tức giận, anh ta bị tấn công với nỗ lực nhằm hạ uy tín của anh ta trước công chúng. Điều này đúng sau vụ thảm sát Thiên An Môn hồi năm 1989, cũng như vẫn còn đúng cho tới ngày nay (1).
Cho tới tháng 2 năm nay, ông Bạc đã được loan báo về công việc của mình ở Trùng Khánh và khả năng của ông loại trừ tham nhũng đến tận gốc. “Mô hình Trùng Khánh” của ông Bạc đã được các cán bộ cộng sản nghiên cứu và đưa ra như là một mô hình cho tất cả các nơi khác làm theo.
Nhưng một điều thú vị đã xảy ra sau đó, ông Bạc trở nên quá quyết đoán và được cho là không hài lòng với vị trí số hai hoặc số ba trong đảng, mà ông muốn tất cả. Âm mưu đảo chính gần đây ở Bắc Kinh là kết quả tham vọng của ông. Kể từ đó, tất cả các tin xấu dành cho ông Bạc.
Bạc Hy Lai bị mất uy tín
Sau khi đưa ông Bạc lên cao như thế trong nhiều năm, đảng ở trong tình thế khó xử khi phải hạ uy tín của ông như thế nào. Rất khó để hôm nay nói rằng ông Bạc tốt cho Trung Quốc, rồi hôm sau lại khai trừ ông. Nhưng đảng sợ ông Bạc và do đó đã quay sang tấn công.
Lúc đầu, đảng tuyên bố rằng ông bạc là bẩn thỉu (2). Điều này đến từ một quốc gia có 90% đảng viên bị cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, những tuyên bố này bị lu mờ so với những chuyện bẩn thỉu gần đây nhất về ông Bạc đã bị đào bới lên. Theo tin đồn, ông Bạc chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất sáu người trong khi làm việc ở Đại Liên (3), và liên can đến cái chết của doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, hay đó là một tin đồn khác?
Tin đồn rẻ tiền hiện có hàng tá ở Trung Quốc. Tin đồn rằng không phải ông Bạc, nhưng vợ của ông là bà Cốc Khai Lai, là một luật sư người Trung Quốc đã viết một cuốn sách về các vụ kiện thành công ở Mỹ, người đã nhúng tay vô cái chết của doanh nhân người Anh này (4).
Một tin đồn khác nói, bà Cốc là người độc đoán, và sau chuyện tình kéo dài với ông Heywood, đã yêu cầu ông thề tuyệt đối trung thành với bà và gia tộc của bà (5) và từ bỏ cuộc sống cá nhân của ông. Khi ông Heywood không làm như vậy, bà Cốc bị cáo buộc đã giết chết ông.
Hay đây chỉ là một tin đồn điên khùng khác?
‘Các nguồn’ tin khác cho rằng, chính ông Bạc trong một cơn ghen tuông đã ra lệnh giết chết ông Heywood. Theo ông Hạ Trạch Lương, thì ông là người chuẩn bị thuốc độc, được cho rằng đã giết doanh nhân người Anh này. Ông Hạ khẳng định rằng, vụ giết người này được thanh toán 5 triệu đô la, và đưa ông vào một vị trí cấp cao trong tổ chức Đảng Cộng sản Trùng Khánh.
Thực tế, đằng sau cái chết của ông Heywood, không ai thực sự biết rõ điều gì đã xảy ra. Sau khi chết, xác của ông Heywood đã được hỏa táng, ngăn ngừa một cuộc điều tra đầy đủ về tình huống dẫn đến cái chết của ông.

Phần quan trọng của câu chuyện này là gì?

Báo chí phương Tây và Trung Quốc có được dịp nói về chuyện ám sát, lừa dối và tham nhũng này. Họ cũng chỉ ra các hành động xấu đã bị cáo buộc của ông Bạc và gia đình của ông, bí mật chuyển hơn một tỷ đô la vào các ngân hàng nước ngoài (6). Số tiền một tỷ đô la bị cáo buộc, hiện trong tay của Bạc Qua Qua, con trai của ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai, người con này hiện đang theo học tại ĐH Harvard ở Mỹ.
Nhưng báo chí chính thống không có tin này. Liệu đó có phải là câu chuyện có thật? Liệu có phải là câu chuyện có thật về quyền hành vô biên mà các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc vận dụng, và những điều họ có thể làm trong nước của họ? Ngay cả dù chỉ một phần nhỏ những điều mà họ nói về ông Bạc và bà Cốc là đúng sự thật, thì điều đó cho thấy bản chất gần như quỷ quái về sự cai trị của Cộng sản ở Trung Quốc.
Hãy nghĩ như thế này. Ông Bạc đang trên đường trở thành một trong ba nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chỉ khi ông ta đã quá ‘tự tin’, thì uy tín của ông bị hạ bệ. Điều này có nghĩa là, bỏ qua hành vi độc đoán của ông, Đảng Cộng sản chấp nhận thực tế rằng ông Bạc và vợ ông đã lấy đi mạng sống của cả chục người và ăn cắp hơn một tỷ đô la từ những người dân địa phương (7).
Đó có phải kinh khủng lắm không, khi ông Bạc sắp trở thành một trong ba người nắm chức vụ hàng đầu trong chính phủ Trung Quốc, và ông bị cáo buộc đã lên kế hoạch, âm mưu ám sát và lừa dối như thế? Có phải quá sức tưởng tượng khi nghĩ rằng, đây là người đàn ông chẳng bao lâu sẽ trở thành chủ tịch Trung Quốc và được chính phủ Obama chào đón trong những tháng tới?
Chúng ta phải giả định rằng, nếu ông Bạc không quá sốt sắng trong việc theo đuổi quyền lực, thì tất cả các “nhược điểm” của ông sẽ được tha thứ và bỏ qua. Điều này hoàn toàn đúng với cái chết của ông Heywood xảy ra trong năm 2011 và những cái chết khác ở Đại Liên, đã xảy ra hơn một thập kỷ trước. Chắc chắn các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã biết được những điều ông Bạc và vợ ông ta làm trước khi ông ta bị lật đổ. Hoặc là chúng ta tin rằng, tất cả những thông tin này, những vụ giết người và tham nhũng, bất thình lình từ trên trời rơi xuống?

Bạc Hy Lai đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc

Điều kinh ngạc thực sự là ông Bạc đại diện cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng này cũng chính là đảng lãnh đạo tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc. Cũng chính đảng này có đại diện trong tất cả các doanh nghiệp lớn và các nhà lãnh đạo của chúng ta gặp gỡ họ thường xuyên. Cũng chính đảng cộng sản này có các đảng viên gửi con em của họ đến những nơi như Harvard và Stanford để học đại học. Chính đảng này có các đảng viên có nhà cửa (8) ở Mỹ và định cư trong làng xóm của chúng ta.
Do tôi [thấy có vấn đề] hay là do sự thật rùng rợn mà các lãnh đạo Trung Quốc vận dụng quá nhiều quyền lực để gom cả chục cái chết giấu dưới thảm mà không thấy có vấn đề gì, [xem đó là chuyện nhỏ] như ghi một giấy phạt giao thông? Nếu có bất kỳ sự thật nào về các cáo buộc chống lại ông Bạc, thì vì sao ông ta được phép hành động như thế trong chính phủ Trung Quốc?
Lý do là ông Bạc thực sự đại diện cho thực tế tàn bạo xấu xa đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các sự kiện xảy ra xung quanh nhiệm kỳ của ông Bạc với đảng cộng sản cho thấy, tham nhũng phổ biến và tồi tệ đã được các đảng viên Đảng Cộng sản dung nạp như thế nào.
Dưới thời Cách mạng Văn hóa từ năm 1966-1976, các cán bộ cộng sản giết người đã được khen thưởng (9). Sự tàn bạo trong thời Cách mạng Văn hóa khó có thể tin được (10).
Nhưng phần đáng chú ý về Cách mạng Văn hoá đó là, tất cả các lãnh đạo hiện nay và tất cả các lãnh đạo tương lai ở Trung Quốc đã lớn lên và bắt đầu học về cộng sản trong thời kỳ này. Ông Bạc là một hồng vệ binh, một trong những phe tàn bạo nhất. Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, cũng là một phần của cuộc cách mạng. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào thoát khỏi.
Liệu chúng ta có ngạc nhiên không nếu ông Bạc phạm tội giết người? Cuối cùng thì Chủ tịch hiện tại, cũng là lãnh đạo Đảng Cộng sản của Trung Quốc có được biệt danh “tên đồ tể” trong khi làm việc ở Tây Tạng (11).
Một người làm gì để có được một biệt danh như thế? Những bộ xương gì mà ông Hồ Cẩm Đào có trong tủ quần áo của ông? Những bí mật gì đã được gom lại dưới tấm thảm mà không làm cho ông ta mất mặt trong cộng đồng quốc tế?

Những điều khủng khiếp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nếu một đảng viên có chức vụ bậc trung như ông Bạc được phép giết người và ăn cắp hàng tỷ, thì sự khinh suất gì mà chín ủy viên Ban Thường vụ [Bộ chính tri ĐCS Trung Quốc], cơ quan quyền lực cao nhất, được phép?
Điều tuyệt vời qua việc quan sát các sự kiện xung quanh vụ ông Bạc bị lộ ra, là những điều khủng khiếp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dám làm hôm nay. Ngay cả khi cho rằng ông Bạc Hy Lai là đảng viên bẩn thỉu duy nhất, điều mà khó ai có thể tin được, thì tại sao tất cả những hành động xấu xa của ông ta đã quá lâu không bị phản đối?
Tại sao ông cho phép ông ta ở trong hàng ngũ để leo lên cấp cao nhất trong đảng cộng sản? Phải chăng việc điều tra lý lịch của chính các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự tồi tệ?
Nhưng có lẽ đầu óc tôi đã nghĩ vớ vẫn rồi. Có lẽ có quá nhiều sự suy diễn để ám chỉ toàn bộ đảng cộng sản cho hành động của một người đàn ông, hay là như vậy?
Nếu các tin đồn kia là đúng sự thật, thì đảng có phạm tội thiếu sót? Nếu các tin đồn liên quan đến ông Bạc và vợ ông có phần nào sự thật, thì tại sao đảng lại đợi đến lúc ông ta có nhiều quyền hành như thế mới chịu ra tay hành động? Vì sao họ lại bảo vệ một người đàn ông có gia đình liên quan đến cả chục vụ giết người?
Nhưng dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thật – tất cả sự thật – là do, nếu Trung Quốc có giỏi về bất cứ điều gì, thì điều mà họ giỏi đó là giữ bí mật… ít nhất khi thuận tiện để cho đảng làm như vậy.
Tài liệu tham khảo:
(1) Triệu Tử Dương đã bị đối xử giống như người thường sau vụ thảm sát Tianenman mặc dù ông nổi tiếng trong sạch và đại diện cho dân chủ. Đọc: Tù nhân của Chính phủ: Hồi ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương, để có một hình ảnh rõ ràng về Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động như thế nào.
(2) NY Times
(3) GoldSea.com
(4) (5) Yahoo News
(6) (7) ChariWeb.com
(8) USA Today
(9) (10) TSW – Cách mạng Văn hóa Trung Quốc
(11) Tibet.net
(12) Guardian
(13) Guardian
(14) Daylife
Tác giả: WC là công dân Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho độc giả trang Top Secret Writers nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và thương mại. Ông có 55 bài viết ở trang này.
Nguồn: Top Secret Writers
Wall Street Journal

Gia Đình Họ Bạc Như Phim bộ: Quyền Lực, Tiền, Đàn Bà…

-
Những hình ảnh của công tử Bạc Qua Qua, người con trai của cặp vợ chồng đầy quyền lực Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai, đã được phổ biến trên các diễn đàn mạng, và được cho nguyên khởi là do  chính cậu Bạc Qua Qua phóng lên Facebook, nơi được biết trước kia là cậu đã có trương mục. Sau đây là một số thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn về thăng trầm của gia đình họ Bạc — cũng là một điển hình của các gia tộc quyền lực đỏ kiểu như tại  Việt Nam hiện nay.
Và chuyện về gia đình họ Bạc bây giờ đọc còn gay cấn hơn các phim bộ…  Kể cả các chi tiết như: hình ảnh 100 cô chân dài hầu hạ Thành Ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong một đêm được Giám Đốc Công An Thành Vương Lập Quân quay phim.
Thành Ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị thanh trừng… Bản tin BBC ghi nhận rằng Trung Quốc đã rất mau lẹ giải thích việc một chính trị gia hàng đầu của họ bị thất sủng đơn giản là một vụ vi phạm pháp luật.
Ông Bạc Hy Lai bị cách chức ra khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vì liên hệ của ông tới một vụ án ngờ là giết người đối với doanh nhân người Anh, Neil Heywood.
BBC kể lại:
“Một loạt xã luận chính thức nói cuộc điều tra về ông Bạc là một ví dụ của Đảng Cộng sản nhằm “bảo vệ nền pháp quyền”.
Những bài này bác bỏ ý tưởng rằng việc ông Bạc thất sủng có bất cứ liên hệ gì với các bất đồng chính trị ở cấp trung ương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng giải thích này là quá đơn giản đối với việc ông Bạc bị cách chức vào thời điểm mà Đảng chuẩn bị thay đổi lãnh đạo một lần trong một thập niên vào cuối năm nay.
“Đây là một vụ chính trị hơn là một vụ phạm pháp,” Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham của Anh cho biết.”
Trong khi đó, bản tin VOA kê về các mốc thoòi gian quan trọng.
Những ngày quan trọng về vụ Bạc Hy Lai.
2 tháng Hai: Ông Vương Lập Quân, đồng minh chính của ông Bạc Hy Lai và là cảnh sát trưởng Trùng Khánh, bị giáng chức.
6 tháng Hai: Ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, dường như để xin tị nạn.
2 tháng Ba: Tân Hoa Xã nói ông Vương đang bị điều tra.
9 tháng Ba: Ông Bạc bênh vực cho ông và vợ, bà Cốc Khai Lai trong cuộc họp báo ở quốc hội.
15 tháng Ba: Ông Bạc bị cất chức Bí thư Trùng Khánh.
26 tháng Ba: Anh quốc yêu cầu Trung Quốc điều tra về cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood ở Trùng Khánh.
10 tháng Tư: Ông Bạc mất các chức vụ trong đảng Cộng sản và vợ ông đang bị điều tra về cái chết của ông Heywood.
Bản tin RFI ghi nhận:
“…Việc khai trừ ông Bạc Hy Lai làm cho người ta nhớ lại thời kỳ Cách mạng văn hóa và Bước đại nhảy vọt. Sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời, cuộc tranh giành quyền lực đã bùng lên giữa một bên là phe phái của các nhân vật Chu Ân Lai, Ðặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và một bên là nhóm Tứ nhân bang (Bè lũ bốn tên) do vợ của ông Mao Trạch Đông là bà Giang Thanh cầm đầu.
Thời nay, các nhân vật chính có thể thay đổi, nhưng kịch bản vẫn như cũ với sự đối đầu giữa hai phe : Một bên là những người xuất thân từ giới bình dân, nhờ công trạng mà thăng tiến trong bộ máy chính quyền. Còn bên kia là phe Hoàng tử đỏ, chủ yếu gồm những thành phần “con ông cháu cha”…”
Trong khi đó, bản tin của báo ANTĐ hôm Thứ tư 18/04/2012 viết theo báo Anh Telegraph, ghi nhận:
“Sự mất tích khó hiểu mấy ngày qua của Bạc Qua Qua, con trai ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Trung Quốc đã được giải tỏa với thông tin “thiếu gia” 24 tuổi này đã được các nhân viên hành pháp Mỹ đưa đi đêm 12-4 khỏi căn hộ cao cấp với giá thuê 3.000USD/tháng gần trường Harvard ở Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ).
Tờ Daily Telegraph của Anh mô tả, Bạc Qua Qua mặc áo khoác sẫm màu, kéo theo va ly và được một nhân viên hành pháp mặc comple, có đeo biển hiệu đưa đi trên chiếc SUV. Trông vẻ mặt Bạc Qua Qua không có vẻ gì là sợ hãi, thậm chí còn như mong đợi được đưa đi. Một người bạn gái của Bạc Qua Qua sau đó cũng mang theo khá nhiều hành lý và rời đi trên chiếc Poscher của anh ta…
…Bạc Qua Qua hiện đang học thạc sỹ ngành chính sách công, dự kiến tốt nghiệp vào tháng 5 tới. “Thiếu gia” họ Bạc dù đã ký thỏa thuận với trường về việc giấu kín thân phận khi vào học, song vẫn được biết đến như một tay ăn chơi có tiếng với những bữa tiệc trác táng trong ký túc xá, hay bao bạn bè “đập phá” trong các quán bar. Sau khi ông Bạc Hy Lai “ngã ngựa”, nhà chức trách Trung Quốc hy vọng anh ta sẽ về nước để hợp tác điều tra với Ủy ban Kỷ luật Đảng.”


.
Trong khi đó, báo Trung Quốc mở chiến dịch bêu xấu gia đình Bạc Hy Lai. Không ai biết chắc là có bao nhiêu phần sự thật trong đó.
Báo Thanh Niên từ Hà Nội ghi rằng báo mạng TQ và Hồng kông của TQ kể:
- Có tin tài tử Mã Hiểu Thanh từng là bồ nhí họ Bạc.
- Có tin người dẫn chương trình TV Trương Vỹ Kiệt bí mật sinh một bé gái cho Bạc Hy Lai, được tặng nhiều tiền để ẩn tích.
- Có tin suốt 16 năm họ Bạc  làm Thị trưởng Đại Liên, nhiều phụ nữ ôm con tới níu áo họ Bạc và được tặng nhiều tiền để nuôi con.
- Có tin  tỉ phú Từ Minh, Chủ tịch HĐQT Thực Đức Đại Liên và là bạn thân của ông Bạc, “sau khi bị bắt, Từ Minh thừa nhận rằng từng đích thân sắp xếp hơn 100 “chân dài” để ông Bạc vui vẻ và để cựu Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân bí mật ghi hình. Báo chí nước ngoài thì loan tin họ Bạc từng quan hệ với hàng trăm phụ nữ, trong đó có 28 người đẹp nổi tiếng. Quá uất ức vì “thói hư” của chồng, bà Cốc Khai Lai đã bị trầm cảm một thời gian dài và trả đũa bằng cách quan hệ bất chính với nhiều người đàn ông. Có tin đồn cho rằng ông Bạc từng ra lệnh giết 6 người và 4 trong số đó liên quan đến bà Cốc Khai Lai…”

Chân dung ‘Bạc thiếu gia’

Hai cha con ông Bạc bên bức chân dung Bạc Nhất Ba,
20/04/2012 
Câu chuyện về bí thư thành ủy Trùng Khánh, Trung Quốc, ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai mất chức chưa thực sự có hồi kết, nhưng ít ra nó cũng khiến công chúng biết nhiều hơn về đời sống của quan chức cấp cao. Và những điều đồn đại bấy lâu, nay có dịp được bung ra nhiều hơn và công khai hơn.
Cũng mới có tin Từ Minh, tỷ phú giàu thứ 8 Trung Quốc bị bắt với cáo buộc đã chi tiền cho con trai ông Bạc du học ở Harrow, Oxford (Anh) và hiện là Harvard (Mỹ). 
Dù bí thư Bạc từng lên tiếng nói rằng, con ông đi học hoàn toàn bằng học bổng, nhưng dường như những tin tức cho thấy hình ảnh một Bạc Qua Qua khác xa những gì ông Bạc nói.
Tay chơi họ Bạc
Theo Daily Mail, phong cách tay chơi của thiếu gia họ Bạc, 25 tuổi đã góp phần dẫn đến cú ngã ngựa của cha anh ta. Bạc Qua Qua, cháu trai Bạc Nhất Ba, nguyên phó thủ tướng Trung Quốc được xem là một trong những cái tên hàng đầu trong nhóm con cháu các quan chức cấp cao.
Bạc thiếu gia nổi tiếng với những chiếc xe sang cỡ Ferrari và thói quen tiêu tiền như nước. Hồi học triết, chính trị và kinh tế ở trường Balliol, Oxford, có thông tin cho biết Bạc bị đình chỉ học tập, vì “thiếu chuyên cần trong học tập”.
Bạc thiếu gia được mô tả trên một tờ tạp chí sinh viên là “tiêu tiền không tiếc tay” nhưng “có mối quan hệ khá hạn chế với sách vở”.
Theo bè bạn của anh ta, Bạc từng tổ chức một chương trình giao lưu tại Oxford. Một đoàn võ sư từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc) đã được mời qua biểu diễn võ cho thiên hạ xem chơi.
 Với ngôi sao Thành Long.Bạc cũng gây ấn tượng với đồng môn qua việc dàn xếp và mời siêu sao phim hành động Thành Long qua giảng bài, thậm chí còn nhảy lên sân khấu hát chung với Thành Long.
Những tấm hình Bạc Qua Qua quần áo xộc xệch, nhậu nhẹt, nhảy nhót với các thiếu nữ xuất hiện đầy trên mạng khiến công chúng Trung Quốc sửng sốt và chắc chắn không thể khiến các quan chức cấp cao của nước này thấy dễ chịu.
Và nếu như nước Anh có đám cưới Hoàng gia của Hoàng tử William và cô Kate Middleton thì ở Trung Quốc, trước khi Bạc Hy Lai mất chức, thiên hạ cũng được dịp đồn thổi về một siêu đám cưới, theo tờ Telegraph.
Với bạn gái Trần Hiểu Đan.
Bởi hồi năm ngoái, hình ảnh Bạc thiếu gia tay trong tay với Trần Hiểu Đan, ái nữ của Trần Nguyên, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đầy thế lực, đi du lịch Tây Tạng đã xuất hiện khắp trên mạng.
Nhà họ Bạc và họ Trần cũng hoàn toàn “môn đăng hộ đối” khi Trần Vân, cha Trần Nguyên, nguyên phó thủ tướng, cũng thuộc hàng “bát đại nguyên lão” như Bạc Nhất Ba.
Những người lướt web tinh mắt còn phát hiện trên tay ái nữ nhà họ Trần đã đeo nhẫn, chứng tỏ nhiều khả năng họ sẽ kết hôn.
Những tấm ảnh, có vẻ là rất thật, được một người xưng là bạn của đôi “tiên đồng ngọc nữ” ở Mỹ đưa lên mạng và anh này khẳng định họ là một cặp.
Cả hai hiện học tại trường Harvard. Cô Trần học MBA còn anh Bạc học trường quản trị Kennedy với mức phí 70.000 USD/năm.
Theo Telegraph, đây không phải là lần đầu tiên Bạc thiếu gia phá vỡ luật bất thành văn đối với con cái các quan chức cao cấp rằng phải kín đáo và giữ gìn hình ảnh, đặc biệt tránh khoe khoang sự giàu sang trước thế giới mạng.
Hồi năm 2009, Bạc thiếu gia được Liên đoàn Thanh niên Anh xếp vào danh sách “10 thanh niên Trung Quốc xuất sắc” khi một bản tin trên tờ Trung Quốc nhật báo nói Bạc đã gây quỹ hàng ngàn bảng Anh cho các nạn nhân vụ động đất Tứ Xuyên tuy chưa rõ Bạc gây quỹ bằng cách nào.
Năm ngoái, trái với lời khuyên của cha mình, Bạc thiếu gia trả lời phỏng vấn của tờ Thanh niên cuối tuần, tiết lộ về chuyện anh ta đã cùng mẹ đến Anh, học tiếng Anh và giành được học bổng của trường Harrow như thế nào.
Danh gia vọng tộc
Bạc Qua Qua sinh năm 1987, là con trai duy nhất của ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Bạc Hy Lai. Khi cậu Bạc ra đời, bố cậu đang là ngôi sao mới nổi trong hàng ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Người ta nói rằng cậu Bạc lớn lên trong khu biệt thự dành cho cán bộ cao cấp có lính gác, đi lại có tài xế riêng.
Theo tờ Wall Street Journal, năm 2000, ông Bạc, lúc bấy giờ là thị trưởng thành phố Đại Liên gửi cậu con trai 12 tuổi qua một trường dự bị ở Anh. Trường này đòi hỏi mức chi phí khoảng 35.000 USD/năm.
Một năm sau, cậu Bạc trở thành người đầu tiên ở đại lục vào học trường Harrow, một trong những trường tư đắt nhất nước Anh với mức phí khoảng 50.000 USD/người/năm.
Năm 2006, khi ông Bạc làm Bộ trưởng Thương mại, con trai ông vào học đại học Oxford nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế.
Người ta đặt câu hỏi rằng với tổng chi phí cho cậu Bạc du học lên đến 600.000 USD, không biết tiền ở đâu ra. Có người nói bà Bạc đã chi toàn bộ bằng tiền kinh doanh từ công ty luật của bà. Nhưng công ty này từ chối đưa ra bình luận.
Một số báo Trung Quốc trích lời Bạc Qua Qua thông tin anh ta giành được học bổng từ năm 16 tuổi trở đi. Trường Harrow, Oxford và Kennedy khẳng định, họ không thể bình luận về một sinh viên riêng lẻ.
Khi được hỏi về chuyện yêu đương của con trai trong một buổi họp báo do quốc hội tổ chức, ông Bạc trả lời vẻ bí ẩn: “Tôi nghĩ chuyện của thế hệ thứ ba-chẳng phải chúng ta đang nói về dân chủ đó sao?”.
Chưa rõ Bạc thiếu gia sẽ làm gì sau khi ra trường, nhất là khi ông Bạc đã mất chức và tương lai chính trị mờ mịt.
Nhưng anh chàng 25 tuổi từng tuyên bố không theo đuổi chính trị. Khi được hỏi về những tấm ảnh tiệc tùng ở Oxford, Bạc Qua Qua nói: “Mọi thứ như lái một chiếc xe hơi thể thao.
Tôi biết nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc thích sống kín đáo, nhưng như thế thì tẻ nhạt quá”, Bạc Qua Qua nói.
Vietbao.vn (Theo TPO)

Chủ nhật, 22/4/2012,

Vợ Bạc Hy Lai 'rất xinh đẹp và quyến rũ'

Bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu quan chức cấp cao Trung Quốc và đang bị tình nghi giết doanh nhân người Anh, được những người quen biết ở Anh ca ngợi là một phụ nữ lôi cuốn và khéo léo.

> Con trai Bạc Hy Lai tự do ở Mỹ
> Chân dung người Anh xấu số trong vụ Bạc Hy Lai


Bà Cốc Khai Lai được những người quen ở Anh đánh giá cao vì sự lôi cuốn. Ảnh: Shanghaiist
 Cốc Khai Lai, 53 tuổi, hành nghề luật sư, đang bị điều tra vì nghi ngờ là thủ phạm giết hại doanh nhân người Anh, Neil Heywood. Bà Cốc là vợ của cựu chính trị gia Bạc Hy Lai, một trong những người có thế lực nhất Trung Quốc cho đến khi bị tước hết chức vụ trong đảng và chính quyền thời gian gần đây.
Theo Telegraph, bà Cốc được những người quen biết ở Anh mô tả là một người phụ nữ "xinh đẹp" và dường như "khá quyến rũ đàn ông", có thể thu hút sự trung thành của các đấng mày râu ngay trong phút chốc.
Trong số đó có Neil Heywood, doanh nhân, bạn bè khá thân thiết với gia đình Bạc Hy Lai. Có một số thông tin cho rằng Heywood và bà Cốc là "một đôi" trong thời gian bà sống tại căn nhà bên biển Bournemouth ở Dorset, Anh.
Bà Cốc sống ở đây gần một năm để chăm sóc con trai là Bạc Qua Qua, khi đó khoảng 10 tuổi, học tiếng Anh và chuẩn bị vào trường Harrow danh tiếng. Thời điểm này, ông Bạc đang tích cực phát triển sự nghiệp chính trị của mình tại Trung Quốc.
Trong thời gian đó, bà Cốc làm quen và có quan hệ mật thiết với nhiều người bạn mới ở Anh, trong đó rất nhiều người đàn ông tỏ ra ngưỡng mộ bà.
Doanh nhân Richard Starley cho bà Cốc thuê ngôi biệt thự và thường xuyên đưa bà đi ăn tối, nói rằng mối quan hệ của mình với bà Cốc là do giám đốc trung tâm dạy ngoại ngữ giới thiệu.
"Bà Cốc là một phụ nữ tốt. Bà ấy ăn mặc rất đẹp và cực kỳ quyến rũ. Tất cả những nghi ngờ liên quan đến việc giết người của bà ấy, theo tôi, đều không phải là sự thật", ông nói.
Starley cho biết căn nhà của bà Cốc thuê gồm ba phòng ngủ, một phòng làm việc, bà Cốc sống cùng con trai tại đây vào những năm cuối của thập kỷ 90. Có một số tin cho rằng có ba người đàn ông nói tiếng Trung Quốc thành thạo, trong đó có Heywood, thường xuyên lui tới căn nhà này.
Theo ghi chép của công ty, bà Cốc sống ở căn hộ đó cùng với kiến trúc sư người Pháp tên là Patrick Henri Devillers, người đồng sáng lập công ty Adad Ltd. cùng bà. Công ty này đặt trụ sở ở khu cao ốc văn phòng, được thành lập năm 2000 và giải thể năm 2003.
Giuseppe Flachi, 70 tuổi, chủ nhà hàng Valentino gần nơi bà Cốc sinh sống, cho biết bà Cốc thường dùng bữa trưa ở đây và thỉnh thoảng bà đến cùng với một người đàn ông Pháp.
"Bà ấy rất đẹp và là một người phụ nữ tuyệt vời. Bà ấy rất thích ăn cá và thường đến ăn khi quán của chúng tôi sắp đóng cửa vì bà ấy không thích không khí đông đúc", ông Flachi nói.
Ông chủ nhà hàng nói ông rất gần gũi với hai mẹ con bà Cốc và từng đề nghị làm thày dạy tennis cho Bạc Qua Qua.
Tuy nhiên, một người phụ nữ giấu tên làm việc gần nơi bà Cốc sống lại tỏ ra không mấy thân thiện với bà. Người này cho biết bà Cốc dường như chỉ muốn kết bạn với nam giới.
"Tuy tỏ ra e thẹn nhưng bà ấy thường là người chủ động trong các mối quan hệ với đàn ông, sau đó các ông đều dành hết tâm sức để giúp đỡ bà ấy. Thật là buồn cười, bà ấy thật sự biết cách chỉ huy đàn ông. Bọn họ cứ xoay quanh và sẵn sàng giúp đỡ bà ấy", người phụ nữ nói.
Vũ Hà
Theo dòng sự kiện:
Bạc Hy Lai (20/04)
Vụ Bạc Hy Lai đã vỡ lở như thế nào? (20/04)
Con trai Bạc Hy Lai tự do ở Mỹ (19/04)
Doanh nhân Anh bị nghi giúp Bạc Hy Lai rửa tiền (18/04)
Chân dung người Anh xấu số trong bê bối Bạc Hy Lai (13/04)
Mẹ doanh nhân Anh sốc vì vụ bắt vợ Bạc Hy Lai (12/04)

 Chân dung bà vợ “Jackie Kennedy” của cựu bí thư Trùng Khánh
-
Vợ của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, người đã bị bắt vì cáo buộc sát hại một doanh nhân người Anh, từng được biệt danh là “Jackie Kennedy của Trung Quốc” bởi trí tuệ, vẻ đẹp và sức quyến rũ của bà.

Bà Cốc Khai Lai nổi tiếng xinh đẹp và đa tài.
Bà Cốc Khai Lai, sinh năm 1958, là một luật sư và doanh nhân tại Trung Quốc. Bà là người vợ thứ 2 của cựu bí thư Trùng Khánh, một trong những chính trị gia quyền lực nhất Trung Quốc cho tới khi bị đình chỉ chức vụ hồi tháng này.
Đa tài
Bà Cốc là con gái út trong số 5 cô con gái của Tướng Cốc Cảnh Sinh, người từng giữ các chức vụ khác nhau trong chính phủ Trung Quốc trước khi bị ngồi tù trong giai đoạn Cách mạng Văn hoá. Bản thân bà Cốc cũng bị phạt, bị bắt phải làm việc tại một nhà máy dệt và cửa hàng bán thịt.
Tuy nhiên, quá khứ không ảnh hưởng tới quá việc học và thành công của bà sau này. Bà Cốc đã tốt nghiệp ngành luật và sau đó lấy bằng thạc sĩ ngành chính trị quốc tế tại Đại học Peking.
Sau đó, bà trở thành một luật sư nổi tiếng và sáng lập Công ty luật Khai Lai tại Bắc Kinh. Trong những năm hành nghề luật sư, bà từng tham gia vài vụ án lớn và được cho là luật sư đầu tiên tại Trung Quốc thắng kiện trong một vụ án dân sự tại Mỹ, khi bà bảo vệ cho vài công ty ở khu vực Đại Liên dính dáng tới một cuộc tranh cãi tại Mobile, bang Alabama.
 Không chỉ là một luật sư thành công, bà Cốc còn là tác giả của vài cuốn sách, trong đó có một cuốn nói về các cuộc chiến pháp lý tại Mỹ tựa đề: “Thắng kiện tại Mỹ”.
Bà Cốc gặp ông Bạc Hy Lai năm 1984, không ông Bạc đang giữ chức bí thư một huyện ở tỉnh Liêu Ninh. Hai người kết hôn năm 1986 và có một con trai, Bạc Qua Qua. Quý tử của cặp đôi này từng học tại Oxford (Anh) và hiện đang là sinh viên Đại học Harvard (Mỹ).
Người vợ đầu của ông Bạc Hy Lai là bà Lý Đan Vũ, con gái cựu Bí thư Bắc Kinh Lý Tuyết Phong. Cặp đôi có một trai trước khi ly hôn.
Thành thạo tiếng Anh, xinh đẹp, có học thức và tài giỏi, bà Cốc đã được mệnh danh là “Jackie Kennedy của Trung Quốc”. Về phần mình, bà chọn tên tiếng Anh là Horus L. Kai, theo tên một vị thần Ai Cập cổ đại, mang biểu tượng chim ưng.
Xinh đẹp và lôi cuốn đàn ông
Một luật sư Mỹ từng làm việc với bà Cốc Khai Lai vài năm trước cho hay bà là một phụ nữ quyến rũ, lôi cuốn hài hước.
Luật sư Ed Byrne, ở Denver tại bang Colorado, bị sốc khi nghe tin bà Cốc dính vào một cuộc điều tra giết người.
Ông Byrne gặp bà Cốc lần đầu tiên khi ông tới thăm thành phố cảng Đại Liên - nơi ông Bạc Hy Lai làm thị trưởng. Ông đã đi cùng một khách hàng để gặp bà Cốc để bàn chuyện công việc. “Tôi đã rất ấn tượng về bà ấy. Bà Cốc là một phụ nữ rất quyến rũ, lối cuốn và hài hước”.
Sau đó, bà Cốc giữ liên lạc với ông Byrne, đề nghị ông làm đại diện bên Mỹ cho vài công ty từ Đại Liên dính dáng với vụ kiện ở Mobile. Khi ấy là vào năm 1997. Ông Byrne sau đó làm việc với bà Cốc trong một số vụ việc khác, gặp bà ở cả Mỹ và Đại Liên. Ông cũng gặp chồng bà.
“Mọi người ví bà ấy và ông Bạc như Jack và Jackie Kennedy của Trung Quốc. Họ là những người hiện đại và phóng khoáng”, ông Byrne nhớ lại.
Còn những người biết bà Cốc trong thời gian bà sống tại Anh vào những năm 1990 miêu tả vợ cựu bí thư Trùng Khánh là một phụ nữ xinh đẹp, có sức lôi cuốn đặc biệt đối với đàn ông và nhanh chóng giành được niềm tin của họ.
Trong số họ có doanh nhân người Anh Neil Heywood. Một số nguồn tin khẳng định bà Cốc và Heywood thân thiết tới nỗi giống như thể họ là "một cặp" trong thời gian bà sinh sống tại khu nghỉ dưỡng bên bờ biển Bournemouth tại Dorset.
Bà Cốc chỉ sống hơn 1 năm ở Anh để giúp con trai, khi đó khoảng 10 tuổi, luyện tiếng Anh để thi vào trường Harrow. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, bà đã làm bạn với nhiều nam giới, mà nhiều người trong số họ giờ vẫn đây muốn bảo vệ bà.
Richard Starley, một doanh nhân từng sở hữu căn hộ mà bà Cốc thuê và thường xuyên đưa bà đi ăn, cho hay ông quen bà nhờ một người đàn ông điều hành một trường ngôn ngữ địa phương giới thiệu.
“Bà ấy là một phụ nữ rất đẹp. Bà ấy luôn ặc mặc đẹp và đặc biệt lôi cuốn”, ông Starley nhớ lại. “Tất cả những thông tin nói rằng bà ấy dính dáng tới một vụ giết người theo tôi là không có thật”.
Giuseppe Flachi, 70 tuổi, người sở hữu nhà hàng Valentino gần căn hộ của bà Cốc, cũng nhận xét: “Bà ấy là một phụ nữ đẹp và thú vị”.
Tuy nhiên, một phụ nữ làm việc gần đó cho hay bà Cốc dường như chỉ muốn làm bạn với đàn ông. “Chuyện đó khá buồn cười. Bà ấy thực sự biết cách lôi cuốn họ. Các nam giới cứ chạy theo bà ấy”.
Nghi án giết người
Bà Cốc Khai Lai bị tình nghi liên quan tới cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood (trái).
Vào tháng 3 năm nay, bà Cốc đã vướng vào một vụ bê bối lớn sau khi người phó của ông Bạc Hy Lai, ông Vương Lập Quân, đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô để xin tị nạn.
Các nguồn tin cho biết ông Vương đã đưa ra bằng chứng về một bê bối tham nhũng, trong đó ông Bạc muốn cản trở lại một cuộc điều tra tham nhũng chống lại vợ mình. Đặc biệt, ông Vương còn nói rằng bà Cốc đã vướng tới một cuộc tranh cãi làm ăn với doanh nhân Anh Neil Heywood, người qua đời tại Trùng Khánh hồi năm ngoái và ông Vương cho rằng doanh nhân này đã bị đầu độc.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, ông Vương có thể đã mâu thuẫn của ông Bạc vì thảo luận vụ Heywood. Sau vụ việc trên, ông Bạc đã bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh hôm 15/3, và bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản hôm 10/4 vì bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Nguyên nhân cái chết của Neil Heywood cho tới nay vẫn được xem là do uống quá nhiều rượu. Nhưng bà Cốc giờ đây đang bị điều tra vì bị tình nghi sát hại Heywood. Hôm 10/4, bà Cốc, cùng một người giúp việc của gia đình, đã bị bắt và được “giao cho phía giới chức toà án” trong khuôn khổ cuộc điều tra về cái chết của doanh nhân Anh.
Đã xuất hiện nhiều thông tin quanh mối quan hệ giữa bà Cốc và Heywood. Báo chí Trung Quốc cho biết công dân Anh 41 tuổi từng có quan hệ tốt với bà Cốc và con trai Bạc Qua Qua trước khi nảy sinh “xung đột về các quyền lợi kinh tế”.
Trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi bị đình chỉ chức vụ hồi tháng 3, ông Bạc vẫn khăng khăng rằng những cáo buộc chống lại gia đình ông là chủ mưu của những tên cướp từng bị truy quét trong một chiến dịch ở Trùng Khánh.
“Một số người đang đổ rác rưởi lên Trùng Khánh, tôi và gia đình tôi”, ông nói, trước khi bảo vệ vợ.
“Bà ấy giờ đây hầu như chỉ ở nhà, làm các công việc nội trợ. Tôi thực sự biết ơn sự hi sinh của bà ấy”, ông Bạc nói.

Vụ Bạc Hy Lai đã vỡ lở như thế nào?

Việc cựu giám đốc công an Trùng Khánh đến Lãnh sự quán gây bất ngờ cho chính các quan chức Mỹ, khiến họ phải nghĩ cách bảo toàn tính mạng cho ông Vương mà không mất lòng Trung Quốc.
Vào buổi tối ngày 6/2, phó thị trưởng Trùng Khánh, thành phố lớn của Trung Quốc, xuất hiện tại Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô trong trạng thái bối rối, kể một câu chuyện về tham nhũng và mưu sát.
Theo The New York Times, Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, khi đó là phó thị trưởng thành phố, xin tị nạn Mỹ vì lo sợ cho sự an toàn của mình. Trong khi đó, lực lượng an ninh Trung Quốc nhanh chóng bao vây tòa nhà của lãnh sự quán và yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ trao trả Vương Lập Quân ra.
Trong lúc các nhân viên lãnh sự quán gọi điện tới tấp về Washington, thậm chí các cuộc điện đàm còn vươn tới tận Nhà Trắng, ông Vương ở lại qua đêm, cho đến khi một quan chức từ Bắc Kinh được sắp xếp đến để hộ tống Vương vượt qua hàng rào của cảnh sát địa phương trung thành với ông Bạc. Các nhà chức trách Bắc Kinh hiện tạm giữ và điều tra tội danh tiết lộ các bí mật quốc gia cho Mỹ của Vương Lập Quân. Nếu bị kết tội phản quốc, ông này có thể phải đối mặt với án tử hình.
Các quan chức chính phủ, nghị sĩ và các nhà ngoại giao Mỹ nói thông tin mà ông Vương tiết lộ có liên quan đến Bạc Hy Lai, người vừa bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh và đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên trung ương đảng. Ông Vương từng là người thân tín của ông Bạc trước khi phải đến Lãnh sự quán xin tị nạn.
Theo các quan chức chính phủ Mỹ thì các nhà ngoại giao không đưa tờ khai để ông Vương xin tị nạn vì những đặc thù về nhân thân của ông Vương. Họ cũng lo ngại về những khó khăn sẽ gặp phải nếu đồng ý đưa ông ra khỏi Trung Quốc. Thay vào đó, Bộ Ngoại giao Mỹ bảo vệ ông Vương khỏi bị cảnh sát địa phương bắt và để ông này cung cấp những thông tin mình biết cho Bắc Kinh.
Sau đó, Bạc Hy Lai bị cách chức, vợ ông, bà Cốc Khai Lai, bị nghi ngờ là thủ phạm giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Đây được coi là vụ scandal chính trị lớn nhất Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Thời điểm Vương Lập Quân đến Lãnh sự quán Mỹ không thể nhạy cảm hơn được nữa, bởi nó xảy ra chỉ một tuần trước khi phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới Washington theo lời mời của Phó tổng thống Joseph R. Biden. Đồng ý cho ông Vương tị nạn sẽ có thể ảnh hưởng thậm chí phá hủy chuyến thăm của ông Tập.
Vì vậy, vai trò của Mỹ trong vụ việc được giấu kín trong im lặng. Các quan chức của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng từ chối bình luận về mối liên hệ của Vương Lập Quân với nhân viên ngoại giao Mỹ.
"Sẽ là cực kỳ không khôn ngoan nếu Mỹ công khai tham gia vào các sự việc nội bộ của Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đang cần củng cố mối quan hệ", ông Orville Schell, giám đốc trung tâm quan hệ Mỹ-Trung thuộc viện xã hội châu Á nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua không trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc có thực là ông Vương xin tị nạn hay không. Theo nguyên tắc, nhà chức trách không bao giờ tiết lộ không tin liên quan đến các đơn dạng này. Ông Vương hiện đang được tạm giữ bởi giới chức Trung Quốc để phục vụ điều tra.
Vũ Hà (Theo New York Times)
Tiết lộ vụ trùm công an xin tị nạn
Tuesday, April 24, 2012 6:49:49 PM Giám đốc Công An Trùng Khánh, Vương Lập Quân, ngày còn quyền lực. (Hình: Feng Li/Getty Images)
BẮC KINH (NV)  -Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Bạc Hy Lai (Bo Xilai), ngôi sao đang lên trong tập đoàn lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc, bị cách chức bí thư đảng ủy Trùng Khánh. Vụ cách chức làm chấn động dư luận, nhưng bí ẩn và nguồn gốc của trận động đất chính trị này phải kể từ vụ cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh lái xe cả trăm dặm, vào Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, xin tị nạn.

Giám đốc Công An Trùng Khánh, Vương Lập Quân, ngày còn quyền lực. (Hình: Feng Li/Getty Images)

Vương Lập Quân (Wang Lijun), cựu cục trưởng Cục Công An Trùng Khánh, vào ngày 6 tháng 2, chạy vào tị nạn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh khoảng 200 dặm về phía Tây Bắc. Chính quyền thành phố Trùng Khánh hai ngày sau chính thức loan báo sự “mất tích” của Vương là “được nghỉ phép để điều dưỡng do bị căng thẳng thần kinh qua thời gian làm việc quá sức lâu dài.” Nhưng cùng ngày Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Washington xác nhận Vương đã vào tòa lãnh sự rồi 30 giờ sau “tự nguyện rời khỏi” và cơ sở ngoại giao này không có liên hệ gì được nữa.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tiếp đó thừa nhận Vương có đến tòa lãnh sự và “vấn đề đang được điều tra.”
Thông thường đối với Hoa Kỳ, Vương có thể là người đủ tư cách để được hưởng sự bảo vệ chính trị hay tị nạn chính trị, nhất là đương sự có quan hệ tới những giới chức cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc và cung cấp được nhiều tin tình báo. Nhưng chính quyền Obama trong trường hợp này rõ ràng không muốn dính dáng nhiều đến chuyện chính trị nội bộ của Trung Quốc. Những giới chức Hoa Kỳ am hiểu vấn đề giải thích rằng không có chính sách dành cho Vương quy chế tị nạn. Vương là một viên chức, nhất là một cựu giới chức ngành công an, không phải trong hoàn cảnh bị đàn áp nhân quyền như những người tranh đấu dân chủ.
Từng có một vụ tị nạn, tưởng chừng như tương tự, nhưng không tương tự. Sau vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989, Phương Lệ Chi (Fang Lizhi) đã được Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh cho tị nạn và ở đó hơn 1 năm, và sau đó chính quyền Tổng Thống George H.W. Bush (Bush bố) thương lượng với Ðặng Tiểu Bình cho hai vợ chồng ông được sang Hoa Kỳ tái định cư. Các giới chức Hoa Kỳ nói trường hợp Vương Lập Quân khác xa Phương Lệ Chi, và không có lý do nhân quyền để bảo vệ một cựu viên chức công an dù người này cung cấp những tin tức về tình trạng tham những lạm quyền ở địa phương.Vương có thể bị truy tố về hành động bội phản trong việc chạy vào một cơ sở ngoại giao nước ngoài, một tội trạng ở Trung Quốc có thể lãnh án nặng từ nhiều năm tù đến tử hình. Nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhấn mạnh là Vương tự ý muốn rời tòa lãnh sự, và như vậy để cho chính quyền trung ương Bắc Kinh bắt giữ thay vì chính quyền địa phương Trùng Khánh trả thù. Ðiều này được coi là đủ an toàn cho đương sự.

Hơn nữa một trong những điều kiện để Hoa Kỳ có thể chấp nhận cho hưởng quy chế tị nạn là cá nhân này không trốn tránh luật pháp nước mình, không phạm tội hình sự hay trợ giúp vào việc đàn áp những người khác. Với Vương Lập Quân sẽ có thể có nhiều lý do để đưa tới rắc rối về ngoại giao với Trung Quốc nếu Hoa Kỳ cho hưởng quyền tị nạn.
Tuy nhiên có lẽ vụ việc của Vương đã xảy ra trong một thời điểm không thuận lợi, chỉ ít ngày trước khi Tập Cận Bình, lãnh đạo tương lai sắp thay thế Hồ Cẩm Ðào đến Washington và Hoa Kỳ không muốn tạo rắc rối ngoại giao với Trung Quốc trong lúc ấy. Các giới chức Hoa Kỳ cho biết thành viên Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã được báo cáo đầy đủ sự kiện trong lúc Vương còn ở trong tòa lãnh sự tại Thành Ðô, nhưng Tổng Thống Obama chỉ được phúc trình sau khi Vương đã rời khỏi nơi đây.
Người ta biết rằng khi đến Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, Vương đã cung cấp nhiều tin tức bí mật, trong đó có vụ bà vợ của Bạc Ly Hai đã tổ chức ám sát thương gia người Anh. Tuy vậy Vương không được coi như một nguồn tin tình báo có giá trị đối với an ninh của Hoa Kỳ.
Trong 30 giờ ở tòa lãnh sự, Vương đã trình bày cho các viên chức Hoa Kỳ tin tức về cái chết của thương gia Neil Heywood người Anh và điều này chỉ liên quan đến Anh và chính quyền Trung Quốc. Một phóng viên BBC ở Trung Quốc nói là Vương đã chạy tới Tòa Lãnh Sự Anh trước khi vào Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, tuy nhiên do một sự sắp xếp không ăn khớp nào đó nên việc này đã không đưa đến kết quả.
Cách giải quyết của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong trường hợp Vương có thể được xem là thích đáng, tuy nhiên sẽ còn một trường hợp khác có thể khó quyết định, đó là con trai của Bạc Hy Lai đang học tại Harvard. Giới chức Hoa Kỳ từ chối không bình luận về khả năng sinh viên này xin tị nạn trong tương lai mà chỉ nói với các phóng viên rằng: “Anh ta là một sinh viên tốt. Quý vị có thể tự tìm ra kết luận cho chuyện ấy.”
Vương Lập Quân, 52 tuổi, dân tộc Mông Cổ, từ khi được Bạc Hy Lai cử làm cục trưởng Công An Trùng Khánh đã tích cực tham gia vào chiến dịch truy diệt băng đảng tội phạm và tham nhũng. Trong vòng hai năm, Vương đã phát giác hơn 12,000 vụ án, bắt giữ hơn 3,300 đối tượng hình sự trong đó có hơn 100 cảnh sát biến chất. Trùng Khánh là đất hoạt động của các băng đảng xã hội đen lâu từ hai thế kỷ và có liên hệ với các tổ chức tội ác ở Hong Kong và Macao. Vương đã là cánh tay đắc lực của Bạc Hy Lai, đem lại danh tiếng cho Bạc về “mô hình Trùng Khánh” với một xã hội ổn định theo kiểu Mao Trạch Ðông.
Nhưng ngày 2 tháng 2 năm 2012, Vương đột ngột bị chuyển đổi công tác sang một vị trí “trách nhiệm về giáo dục, khoa học và môi trường.” Có lẽ nguyên nhân của việc này là do Vương đã có ý định điều tra vụ vợ của Bạc Hy Lai liên can tới cái chết của Neil Heywood và mọi chuyện sau đó diễn biến như chúng ta đã thấy.
Mặc dù sẽ còn rất nhiều bí ẩn chưa lộ ra, cho đến bây giờ, đây là vụ tai tiếng chính trị lớn nhất ở Trung Quốc từ nhiều năm và có thể còn có dẫn đến những hậu quả không ngờ trong tập đoàn lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. (HC)

Quý tử sa cơ

Con trai cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai là Bạc Qua Qua đang đứng trước một tương lai khó đoán định.
Ông Bạc và bà Cốc Khai Lai không tiếc tiền đầu tư cho cậu con trai duy nhất ngay từ nhỏ. Năm 11 tuổi, Bạc Qua Qua được gửi sang Singapore để học tiếng Anh. Lúc 12 tuổi, cậu đến Anh để theo học tại Trường Papplewick có mức học phí lên đến 35.000 USD mỗi năm, theo tờ The Wall Street Journal. Những ngôi trường tiếp theo cậu học cũng đều rất danh tiếng và tốn kém tại Anh và Mỹ, mà gần đây nhất là Harvard (70.000 USD/năm)… Nếu tính luôn chi phí ăn ở theo kiểu “đại gia” thì Bạc Qua Qua tiêu tốn hàng trăm ngàn đô la mỗi năm. Vì thế, ngay từ khi ông Bạc còn làm Thị trưởng thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, dư luận đã nhiều lần thắc mắc về việc ăn học tốn kém của Bạc Qua Qua. Đáp lại, Bạc Hy Lai luôn thanh minh rằng con trai ông học giỏi nên được các trường trao học bổng chứ gia đình chẳng tốn kém bao nhiêu. Tuy nhiên, chưa có trường nào lên tiếng xác nhận việc cấp học bổng cho con trai nhà họ Bạc.
 
Bạc Qua Qua cùng bạn bè - Ảnh: Latercera.com
Ngoài ra, nhiều thông tin gần đây cho thấy những nước mà Bạc Qua Qua đến học đều ít nhiều liên quan đến công việc kinh doanh của bà Cốc Khai Lai. Năm 1998, khi Bạc Qua Qua đến Singapore học, thì cũng là lúc mẹ cậu bắt đầu chuyển hơn 8 tỉ nhân dân tệ (hơn 25.000 tỉ đồng) sang nước này và nhận thẻ cư trú vĩnh viễn tại đây. Tương tự, bà Cốc Khai Lai cũng thường xuyên sang Anh điều hành Công ty tư vấn và đầu tư Horus (tên tiếng Anh của bà) song hành cùng việc học của cậu con trai. Vì thế, nhiều người cho rằng việc bà Cốc Khai Lai đưa Bạc Qua Qua xuất ngoại học tập chỉ nhằm đảm bảo đường thoát thân khi “có biến”.
Ngôi sao một thời
Mặc dù vậy, Bạc Qua Qua từng được nhiều người ngưỡng mộ khi trở thành học sinh Trung Quốc đầu tiên của Trường Harrow danh tiếng. Thêm vào đó, báo chí không ít lần tán dương công tử nhà họ Bạc như một biểu tượng của sự thông minh, tài giỏi, đoạt nhiều học bổng danh tiếng. Năm 2009, cậu được bầu là một trong 10 thanh niên Trung Quốc xuất sắc nhất thế hệ 8X, bên cạnh các nhân vật nổi tiếng như nhà văn Hàn Hàn, vận động viên bóng rổ Diêu Minh, ngôi sao giải trí Lưu Diệc Phi… Ngày 10.5.2009, cậu được Hiệp hội châu Á toàn cầu bình chọn vào Top 10 thanh niên người Hoa kiệt xuất nhất tại Anh. Bạc Qua Qua còn được cho là đã tự tay hoàn thành cuốn sách tiếng Anh có tên Còn có thứ khác khi mới 17 tuổi, với nội dung phản đối việc chạy theo lối sống thời thượng. Tuy nhiên, chưa ai trưng ra được hình ảnh nào về cuốn sách trên.
Bên cạnh những lời tán dương, Bạc Qua Qua chịu không ít chỉ trích rằng cậu sống xa hoa, học hành “thường thường bậc trung”. Theo The Wall Street Journal, gần đây nhất, Bạc Qua Qua sống trong căn hộ được thuê với giá 2.950 USD/tháng gần Trường đại học Harvard, Mỹ. Một số bạn học còn mô tả cậu như một tay chơi khét tiếng, sẵn sàng chi đậm cho các cuộc vui, lái đủ loại siêu xe, mời võ sư Thiếu Lâm xuất ngoại biểu diễn, thậm chí mời cả ngôi sao Thành Long sang tận trường.
Trong khi đó, theo các bạn học, thành tích học tập của Bạc Qua Qua khá ì ạch khi cậu từng bị Trường Oxford (Anh) đình chỉ 1 năm. Ngoài ra, Bạc Qua Qua cũng chẳng được lòng giáo viên ở Oxford khi không ai chịu viết thư giới thiệu cậu sang học tại Harvard. Tuy nhiên, sau đó công tử nhà họ Bạc vẫn theo học tại Harvard và nếu không có những sóng gió hiện tại thì cậu sẽ tốt nghiệp thạc sĩ ngành chính sách công vào tháng 5 năm nay.
Ngoài ra, một số bạn học của Bạc Qua Qua cho biết cậu từng tiết lộ ý định bỏ học tại Harvard để chuyên tâm phát triển trang mạng Guagua.com, được đăng ký tên miền tại Trung Quốc. Thế nhưng, đến nay trang mạng trên vẫn chưa hoạt động.
Không rõ tung tích
Sự đời khó đoán, ngay khi cha mẹ “ngã ngựa”, Bạc Qua Qua không chỉ chẳng xuất hiện hào nhoáng như xưa mà tung tích cũng không rõ ràng. Một số nguồn tin báo giới khẳng định công tử nhà họ Bạc sẽ ở lại Mỹ để định cư lâu dài nhằm tránh sóng gió. Thế nhưng, mới đây Bạc Qua Qua bắn tiếng với tờ The Times (Anh) để bác bỏ thông tin trên. Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal ngày 16.4 loan tin con trai ông Bạc Hy Lai đã được hộ tống ra khỏi căn hộ thuê ở Mỹ và hiện đi đâu không rõ. Đồng thời, tờ The Telegraph khẳng định Bạc Qua Qua và bạn gái được một số người mặc đồng phục, đeo phù hiệu giống giới chức liên bang Mỹ đưa đi lúc 10 giờ tối 13.4. Theo đó, những người đưa công tử nhà họ Bạc đi khỏi nơi cư trú không phải là nhân viên an ninh của Trường Harvard hay cảnh sát địa phương. Ngoài ra, khi được đưa đi, sắc mặt cậu khá vui vẻ như đã được chuẩn bị từ sớm.
Trước đó, nhiều xe cộ và một số người Trung Quốc đã xuất hiện xung quanh căn hộ mà con trai ông Bạc đang sống. Một số chuyên gia nhận định Bạc Qua Qua có thể đã xin lệnh bảo hộ tại Mỹ và tiến tới xin tị nạn ở nước này. Đáp lại, Cục Điều tra liên bang Mỹ từ chối bình luận về tung tích của cậu này. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố chờ đợi Bạc Qua Qua quay về nước để phối hợp điều tra.
Lucy Nguyễn 
Viên chức cảnh sát Bắc Kinh từ bỏ Đảng sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức
Tác giả: Sun Jiuren
Người dịch: Dương Lệ Chi
24-04-2012
Chiều ngày 15 tháng 3, ngày mà Tân Hoa xã đưa tin Bạc Hy Lai bị sa thải, một sĩ quan cảnh sát Bắc Kinh đã liên lạc với ban Hoa ngữ của báo The Epoch Times để từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc, người này nói rằng, nếu ông Bạc Hy Lai bị hạ bệ một cách dễ dàng, thì người này lo sợ điều tồi tệ nhất đang tới và không có một nhân viên cảnh sát nào ở Trung Quốc sẽ được an toàn.
Viên chức yêu cầu giấu tên này cho biết, ông ấy đã làm việc cho Sở Cảnh sát Bắc Kinh kể từ khi tốt nghiệp đại học. Khởi đầu là một cảnh sát quận và sau đó được thăng chức lên văn phòng cục [cảnh sát]. Ông nói rằng internet trong văn phòng làm việc không bị kiểm duyệt và sau khi xem ông Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, bị cách chức và sau đó chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ, ông rất lo lắng, nhưng vẫn còn đợi tin tốt [hơn] từ hai cuộc họp quốc hội. Bây giờ, khi Bạc Hy Lai cũng bị loại, mọi hy vọng của ông tiêu tan.
Đây là lời tuyên bố của viên sĩ quan cảnh sát này:
Tôi đã bị sốc và lo lắng khi nghe những rắc rối về ông Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai. Trong những năm vừa qua, cảnh sát Trùng Khánh quá nổi tiếng, Vương Lập Quân quá nổi tiếng, nhưng ông ấy đã bị sụp như thế. Phản ứng đầu tiên của tôi là, nhân viên cảnh sát dưới quyền ông ấy sẽ gặp rắc rối. Như tôi đã mong đợi, các tin tức sau đó nói rằng những người trợ lý gần gũi nhất của Vương Lập Quân đã bị Bạc Hy Lai sa thải. Thậm chí có một số người còn bị giết. Tôi nghĩ về bản thân mình, nếu có chuyện xảy ra ở Bắc Kinh, điều gì sẽ xảy ra với tôi?
Khi Bạc Hy Lai bị hạ bệ, tôi cảm thấy sự kết thúc đã đến. Ông Bạc Hy Lai là một thái tử đảng, đầy quyền thế. Thực sự giống như một bộ phim. Ông ta đã bị hạ bệ như thế.
Còn Chu Vĩnh Khang, ông ấy cũng sẽ bị hạ bệ? Tất cả các cảnh sát ở Bắc Kinh đều biết rằng Chu Vĩnh Khang rất thân với Bạc Hy Lai, chúng tôi xem sự việc rất nghiêm trọng khi có người đến từ Trùng Khánh. Bây giờ chính quyền trung ương đang điều tra Trùng Khánh, làm sao không thể ảnh hưởng đến Chu Vĩnh Khang? Thậm chí ông ấy còn hỗ trợ Bạc Hy Lai trong hai phiên họp [quốc hội] kia. Tôi nghĩ rằng Chu Vĩnh Khang đang run sợ.
Ông Chu Vĩnh Khang là bí thư Ủy ban các vấn đề Luật pháp và Chính trị. Toàn bộ cảnh sát trong nước đều dưới sự chỉ huy của ông. Rất nhiều sự bất công đã xảy ra trên cả nước. Ông Chu hỗ trợ ông Bạc Hy Lai chiến đấu với chiến dịch đen ở Trùng Khánh. Nếu chiến dịch đó là một sự lạm dụng quyền lực, ông Chu Vĩnh Khang phải chịu trách nhiệm. Và nếu Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, thì các tội ác đã phạm phải ở Trùng Khánh sẽ bị phơi bày.
Tin đồn trên mạng internet rằng, nếu chuyện thu hoạch nội tạng bị phơi bày thì toàn bộ ĐCS Trung Quốc sẽ lật đổ. Bắc Kinh vẫn có thể đối phó với những gì đã xảy ra ở Trùng Khánh, nhưng nếu có điều gì đó xảy ra ở Bắc Kinh, ở Trung Nam Hải thì sao? Thế là xong! Bất cứ chuyện gì xảy ra ở đó đều đe dọa đến đời sống.
Tôi biết là trong toàn bộ ngành tư pháp, cảnh sát là đen tối nhất. Vậy thì điều tra vụ nào đây? Có rất ít trường hợp trong sạch! Giả mạo chứng cứ, những lời thú tội giả mạo, sử dụng tra tấn để buộc nhận tội, tất cả mọi chuyện đó rất bình thường. Trước khi bắt đầu quy trình pháp lý, cảnh sát đã quyết định vụ việc. Một số lời kết tội được đưa ra từ mệnh lệnh của cấp cao hơn, một số được thực hiện sau khi thanh toán các khoản hối lộ. [Anh] làm việc cho bất cứ ai trả tiền cho anh, đó là luật bất thành văn. Trong một số trường hợp, tôi đã bí mật nói với các luật sư trung thực: “Vụ án đã được quyết định, hãy bỏ đi”. Cảnh sát không quan tâm đến luật pháp, không quan tâm đến đúng hay sai, mà họ chỉ lắng nghe quyền lực và tiền bạc.
Hệ thống cảnh sát đang vi phạm pháp luật, trong khi nhận thức đầy đủ về luật pháp, đó là một bản án tử hình. Họ đã làm quá nhiều điều tội lỗi trong những năm gần đây. Nếu đã đến lúc thanh toán, người đầu tiên phải là Chu Vĩnh Khang.
Những người tại văn phòng của chúng tôi đã bị sốc bởi sự tàn bạo và đen tối của việc đấu đá nội bộ đột ngột này giữa Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai. Các phương pháp mà họ sử dụng còn tồi tệ hơn cả mafia.
Bây giờ tôi có thể nhìn thấy rõ ràng là: khi mọi chuyện tốt đẹp thì ok [để thực hiện những hành động xấu xa], nhưng khi có chuyện xảy ra thì mọi người sẽ đẩy trách nhiệm [cho người khác]. Là cảnh sát nên chúng tôi là những người đầu tiên bị đưa lên bàn chém trước, bởi vì chúng tôi là những người thực hiện các mệnh lệnh [của cấp trên]. Vậy thì ai sẽ là người lên tiếng cho các bạn? Ai sẽ bảo vệ các bạn?
Nếu các quan chức cấp cao của tôi bắt đầu đấu đá như Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai, tôi có thể dựa vào ai? Tôi nghe nói rằng tất cả các quan chức lớn đều có hộ chiếu nước ngoài, nên họ có thể trốn thoát! Còn chúng tôi [những viên chức quèn] thì có thể chạy đi đâu? Khi sự tức giận và bất bình của công chúng quá mạnh, thậm chí tôi cũng không dám mặc đồng phục cảnh sát khi đi bộ trên đường phố với con trai của mình. Tôi luôn nói với con trai tôi: “Đừng nói với người ta rằng cha của con là cảnh sát“, vì tôi lo sợ con tôi sẽ gặp rắc rối.
Bây giờ tôi lo cho sự an toàn của gia đình tôi và sự bình yên trong tâm hồn mình. Tôi có cha mẹ và con cái, và một người vợ. Họ trông cậy vào tôi. Tôi muốn sống cho họ. Tôi có thể trông cậy vào ai để có được sự an toàn? Không ai cả!
Một người bạn của tôi là học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua đã cố gắng thuyết phục tôi ra khỏi ĐCS Trung Quốc. Bây giờ thì tôi đã sẵn sàng lắng nghe [bạn mình]. [Những suy nghĩ trong] đầu của tôi thì rõ ràng hơn. Nó nói rằng nó muốn tốt cho tôi. Dù sao đi nữa thì lòng tốt sẽ được đền bù và cái ác sẽ bị trừng phạt. Tôi muốn từ bỏ tất cả các tổ chức ĐCS và cầu nguyện Chúa và Trời Phật bảo vệ cho gia đình tôi. Tôi sẽ sử dụng một bút danh để [nói về chuyện] rời khỏi ĐCS  Trung Quốc trên trang web của báo Đại Kỷ Nguyên. Xin lỗi vì tôi phải sử dụng bút danh, nhưng tôi quá sợ hãi khi sử dụng tên thật, tôi vẫn chưa đủ can đảm. Tôi không rõ là từ bỏ đảng với một bút danh sẽ có kết quả với một người như tôi hay không, một người đã làm quá nhiều điều xấu xa. Tôi cũng sẽ hối thúc vợ con tôi từ bỏ luôn.
Ảnh: Ông Bạc Hy Lai đã được xem như một ngôi sao đang lên và có khả năng trở thành lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ông bị những người bạn chí thân của mình thanh trừng trong thời gian gần đây. Nhưng khi xem xét trường hợp của ông Bạc, chỉ có một con voi trong phòng: ông đang bị kiện vì tra tấn và tội ác chống lại loài người ở 13 nước. (Jeff Nenarella / báo The Epoch Times).
The Epoch Times
Con trai Bạc Hy Lai lên tiếng tự vệ
Bạc Qua Qua - cậu út nhà Bạc Hy Lai (cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mới bị cách chức) bác bỏ tin đồn cậu có cuộc sống xa xỉ khi du học, khẳng định chưa từng lái chiếc Ferrari đỏ.




Bạc Qua Qua và cha - Bạc Hy Lai. Ảnh: Getty Images

Bạc Qua Qua, 24 tuổi, là sinh viên sắp tốt nghiệp trường Quản trị công Kennedy, Đại học Harvard. Cậu cho hay không bình luận về các cuộc điều tra được tiến hành song song với cha mình và người mẹ - Cốc Khai Lai đang bị tình nghi gây ra cái chết của một doanh nhân Anh tại Trung Quốc.
Bạc Qua Qua cũng không đề cập tới doanh nhân người Anh Neil Heywood - người đã chết trong phòng khách sạn tại thành phố Trùng Khánh hồi tháng 11. Nhà điều tra Trung Quốc cho biết, ông Heywood có quan hệ gần gũi với cả Cốc Khai Lai và Bạc Qua Qua, nhưng mối quan hệ ấy đã trở nên căng thẳng sau một vụ tranh cãi kinh doanh.
Bạc Qua Qua đã đưa ra tuyên bố của mình trên trang web của một tờ báo đại học, The Harvard Crimson. Ben Samuels, chủ tịch Harvard Crimson nói, cậu Bạc đã gửi thông tin cho một trong các nhà báo hôm thứ ba sau khi họ tiếp cận Bạc khoảng hai tuần trước đây.
"Gần đây, ngày càng có nhiều sự chú ý từ báo chí về cuộc sống riêng của tôi. Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm công khai để cung cấp những sự thật", Bạc Qua Qua nói. "Thật không thể giải quyết mọi cáo buộc và tin đồn về bản thân mình, nhưng tôi sẽ nói về một số trong đó".
Cậu ấm nhà họ Bạc khẳng định, học phí và chi phí sinh hoạt tại Harrow, một trường tư ở Anh cũng như các trường đại học Oxford và Harvard đều lấy từ học bổng "tự giành được" và từ thu nhập của người mẹ khi là một nhà văn, luật sư thành công. Tuy nhiên, Bạc Qua Qua không nói ai cung cấp các suất học bổng ấy.
Ông Bạc Hy Lai trong lần xuất hiện công khai cuối cùng trước lúc bị cách chức nói rằng, học phí du học của con trai ông hoàn toàn từ học bổng, nhưng ông cũng không nói các suất học bổng ấy đến từ đâu. Nhiều bạn bè của doanh nhân Heywood cho biết, họ nghĩ người này đã góp phần sắp đặt để Bạc Qua Qua học tại Harrow.
Con trai nhà Bạc Hy Lai còn khẳng định chưa từng lái chiếc Ferrari hay đi thăm nơi ở của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh hoặc tới đại sứ quán Mỹ ở đó kể từ năm 1998. Vào tháng 11, Nhật báo phố Wall đưa tin, Bạc Qua Qua đã tới nơi ở của đại sứ Mỹ trong một chiếc Ferrari đỏ để đón cô con gái của đại sứ Mỹ khi đó là Jon Huntsman đi ăn tối.
Về các thông tin báo chí rằng, con trai họ Bạc đã được "biệt đãi" trong suốt quá trình học hành vì danh tiếng cha mình, Bạc Qua Qua đã cung cấp chi tiết các kết quả kiểm tra khi theo học tại Harrow và Oxford.
Bạc Qua Qua thừa nhận tham dự tiệc tùng khi còn ở Oxford nhưng cho rằng đó là "sự bình thường trong đời sống xã hội". Các hình ảnh chụp cậu ấm họ Bạc tiệc tùng đã lan tràn trên Internet ở Trung Quốc. "Tôi không bao giờ cho mượn tên hay tham dự bất kỳ công việc kinh doanh hay dự án kiếm lời nào ở Trung Quốc cũng như nước ngoài", Bạc nói.
Cậu cho biết còn tham gia trong một trang web mạng xã hội phi lợi nhuận ở Trung Quốc, nhằm "hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nâng cao nhận thức về những sứ mệnh xã hội của họ và nối kết với các tình nguyện viên". Bạc nói rằng dự án này vẫn đang trong quá trình phát triển.
"Tôi hiểu rằng hiện tại, sự chú ý của mọi người về cuộc sống của tôi không hề giảm bớt", Bạc nói trong phần kết thúc. "Tuy nhiên, tôi tha thiết yêu cầu báo chí vui lòng hạn chế việc xâm phạm vào cuộc sống của các giáo viên, bạn bè, bạn cùng lớp của tôi".
Sau khi vụ bê bối Bạc Hy Lai xảy ra, báo chí đã tập trung nói về cuộc sống tư xa xỉ của cậu ấm Bạc Qua Qua khi ở nước ngoài du học. Ví dụ, Bạc Qua Qua khi du học tại Mỹ đã sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ sang trọng ở tầng trệt của một tòa nhà 7 tầng gần khuôn viên trường với giá thuê nhà 2.950 USD/tháng.
Qua Qua nằm trong danh sách những “cậu ấm, cô chiêu” có máu mặt nhất của các vị lãnh đạo Trung Quốc. 12 tuổi, Bạc Qua Qua đã được sang Anh học với chi phí gần 40.000 USD/năm. Sau đó một năm, cậu chuyển sang trường trung học danh tiếng Harrow và trở thành người Trung Quốc đầu tiên vào được trường này với học phí khoảng 50.000 USD/năm. Rồi những năm tiếp theo là những trường học thuộc dòng VIP trở lên như Oxford, trường Kennedy thuộc Harvard (học phí 70.000 USD/năm).
Cậu Bạc từng bị các giáo viên nhận xét là “thiếu chuyên cần trong học tập”. Một tờ tạp chí sinh viên miêu tả Qua Qua là “tiêu tiền không bao giờ phải nghĩ”.
Thái An (theo Wall Street Journal)

Bạc Hy Lai "nghe lén điện thoại Chủ tịch Hồ Cẩm Đào"

(TNO) Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cáo buộc tổ chức nghe lén điện thoại của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và các quan chức cao cấp khác của đảng Cộng sản Trung Quốc, theo tờ New York Times ngày 26.4.

Tờ New York Times cho biết hơn một chục nguồn tin có mối quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác nhận chương trình nghe lén tại Trùng Khánh.

Gia đình Bạc Hy Lai và doanh nhân người Anh Neil Heywood (trái) - Ảnh: Reuters
Theo các công bố chính thức, ông Bạc Hy Lại bị cách chức bí thư Trùng Khánh và đình chỉ mọi chức vụ trong đảng Cộng sản Trung Quốc vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” trong khi người vợ Cốc Khai Lai bị điều tra vì dính líu đến vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết cuộc điều tra bí mật về ông Bạc Hy Lai đã bắt đầu từ khi chương trình nghe lén của chính trị gia đầy tham vọng bị phát hiện vào tháng 8 năm ngoái.
Nguồn tin giấu tên của đảng Cộng sản Trung Quốc nói với tờ New York Times rằng ông Bạc đã nghe lén điện thoại tại nhà khách chính phủ ở Trùng Khánh, nơi các quan chức cấp cao trú ngụ khi đến thăm thành phố.
Thủ đoạn này bị phanh phui vào tháng 8 năm ngoái khi các cơ quan Chính phủ phát hiện cuộc điện thoại giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với một bộ trưởng đang thăm Trùng Khánh bị nghe lén.
Chương trình nghe lén được cho là bắt đầu cách đây vài năm, khi ông Bạc ra lệnh cho "cánh tay phải" một thời của mình là giám đốc Công an Vương Lập Quân thiết lập một chiến dịch do thám tinh vi.
Theo tờ Telegraph, ông Bạc dường như muốn tìm hiểu chính xác cách các lãnh đạo Trung Quốc đánh giá về ông và muốn tìm kiếm thông tin để có thể sử dụng chống lại các đối thủ chính trị của mình.
Nguồn tin của Reuters cũng tiết lộ thủ đoạn này đã giúp Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân phá hỏng những cuộc điều tra bí mật của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, việc nghe lén có vẻ như đã phản tác dụng. Tờ New York Times dẫn nguồn tin nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết bằng cách nghe lén ông Hồ Cẩm Đào, ông Bạc đã thách thức trực tiếp lãnh đạo đảng và cung cấp cho các đối thủ những lý lẽ cần thiết để kết liễu sự nghiệp chính trị của ông.

Bạc Hy Lai bị nghi nghe lén lãnh đạo cấp cao

Tờ New York Times hôm qua tiết lộ rằng việc ông Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, ngã ngựa, là do ông bị nghi nghe lén các vị lãnh đạo cao nhất của nước này.
> Bạc Hy Lai bị xét lại công và tội
> Những quan chức cấp cao ngã ngựa
Bạc Hy Lai trong cuộc họp quốc hội đầu năm nay, ngay trước khi ông bị cách chức. Ảnh: AFP
Vào tháng 8 năm ngoái, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, nhấc điện thoại lên để nói chuyện với quan chức chống tham nhũng cấp cao đang ở thăm Trùng Khánh, một thiết bị đặc biệt đã phát hiện ra rằng ông bị nghe lén. Hành động nghe trộm được cho là do các quan chức địa phương của thành phố miền tây nam Trung Quốc thực hiện.
Phát hiện trên dẫn đến cuộc điều tra chính thức và kết quả là sự ra đi của ủy viên trung ương, bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai - vụ chấn động chính trị lớn tại Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Cho đến nay, việc ông Bạc bị đình chỉ hết mọi chức vụ được cho là có liên quan đến những chiến dịch truy quét tội phạm quá mạnh tay, thêm vào đó là việc vợ của ông bị tình nghi giết người. Tuy nhiên, thông tin lần đầu được tiết lộ về những máy nghe trộm, cho thấy có thêm một lý do nữa cho sự sụp đổ của ông Bạc.
Hàng chục người có quan hệ gần gũi với đảng đề nghị giấu tên đã cung cấp thông tin cho The New York Times. Những người này xác nhận có việc nghe trộm quan chức cấp cao và có mạng lưới nghe trộm ở Trùng Khánh nhưng các công bố chính thức của Trung Quốc "bỏ sót" điều này.
Các công bố chính thức chỉ tập trung chủ yếu vào cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood hồi tháng 11 năm ngoái sau khi ông Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, đến xin tị nạn ở Lãnh sự quán Mỹ và tiết lộ các chi tiết về cái chết của Heywood.
Video: Bên trong khách sạn nơi Heywood chết
Liên quan đến vụ án giết người là lý do không thể cứu vãn được cho sự nghiệp chính trị của ông Bạc. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho biết, nghe lén mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của ủy viên trung ương. Việc chặn thu thông tin được cho là một trong những toan tính của ông Bạc để thăng tiến trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, nó lại làm cho ông không thể được ngồi vào các vị trí quan trọng trong mùa thu này.
"Các quan chức đều củng cố bộ máy của mình với mục đích duy trì vị thế, nhưng không ai dám theo dõi các lãnh đạo của ủy ban trung ương cả", một quan chức về truyền thông của chính phủ bình luận về nghe trộm.
Bạc - Vương rạn nứt
Theo những thành viên cao cấp của đảng gồm các nhà báo, học giả và những người có quan hệ với quân đội thì Bạc Hy Lai đã bắt đầu mạng lưới nghe trộm từ vài năm nay, trong chương trình nâng cấp hệ thống giám sát do nhà nước đầu tư, dưới vỏ bọc truy quét tội phạm và đảm bảo ổn định chính trị cho địa phương.
Người thực hiện là Vương Lập Quân, cánh tay phải của ông Bạc từ khi ở Liêu Ninh cho đến Trùng Khánh. Họ kết hợp với nhau để tạo nên một "hệ thống theo dõi hỗn hợp từ điện thoại đến Internet".
Một trong những chuyên gia an ninh mạng mà họ mời làm việc là Phương Tân Hưng (Fang Binxing), Hiệu trưởng Đại học Bưu điện và Truyền thông Bắc Kinh, người được biết đến với tư cách là cha đẻ của hệ thống tường lửa nổi tiếng của Trung Quốc. Mới đây, ông Phương vẫn khuyên Trùng Khánh nên sử dụng một số công nghệ mới. Giám đốc cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân có tên trong danh sách giáo viên thỉnh giảng của trường đại học của Phương. Nhờ hệ thống nghe lén, ông Bạc và ông Vương đã tung ra một chiến dịch triệt hạ những gì mà họ cho là đường dây phạm tội, kiểm soát phần lớn đời sống kinh tế ở Trùng Khánh.
"Trên điện thoại, chúng tôi không dám nhắc đến tên Bạc Hy Lai hoặc Vương Lập Quân", một người kinh doanh bất động sản chạy trốn ra nước ngoài kể lại. Thay vào đó, ông này cùng những người kinh doanh khác viết tay những ký hiệu nguệch ngoạc, tháo pin điện thoại di động và dùng sim rác để trốn tránh sự kiểm soát.
Lý Trương, một luật sư có tiếng ở Bắc Kinh, kể lại rằng thân chủ của ông có những người bạn chuyên dùng sim rác để chống nghe lén. Bất chấp sự đề phòng này, cảnh sát Trùng Khánh vẫn lần ra ông ta ở ngoại ô Bắc Kinh, cách Trùng Khánh 900 km, sau khi ông thực hiện một cuộc gọi.
"Họ như có một cuộc phục kích vậy", ông Lý nói đồng thời gọi Vương Lập Quân là "kẻ nghe lén xấu xa".
Một nhà phân tích chính trị có mối quan hệ với các quan chức cấp cao, trích dẫn thông tin có được từ một đại tá mà ông có dịp tiếp xúc gần đây nói rằng Bạc Hy Lai đã cố gắng ghi lại các cuộc điện thoại của tất cả lãnh đạo cấp cao đến thăm Trùng Khánh trong những năm trở lại đây.
"Ông Bạc muốn biết chắc thái độ của các lãnh đạo cấp cao đối với mình như thế nào", nhà phân tích nói.
Nguồn tin từ hai nhà báo cho biết một ví dụ khác trong năm ngoái là những công nhân thao tác bị bắt quả tang chặn cuộc gọi giữa văn phòng của ông Hồ Cẩm Đào với ông Lưu Quang Lỗi, quan chức quân đội và là người tiền nhiệm của Vương Lập Quân. Ông Lưu từng là cấp dưới của ông Hồ Cẩm Đào thời những năm 1980 ở tỉnh Quý Châu.
Đầu năm nay, Ủy ban kiểm tra của Trung Quốc đã cử 4 tổ điều tra đến Trùng Khánh, trong đó hai đội điều tra bí mật, nhà phân tích dẫn nguồn của Ủy ban điều tra cho hay. Một tổ sẽ tiến hành điều tra vai trò của ông Vương khi là giám đốc công an Liêu Ninh trong vụ án nhận hối lộ của cảnh sát ở đây.
Ngoài lý do chuyến thăm thường lệ, hiện chưa rõ tại sao Bộ trưởng Bộ giám sát Mã Văn, người gọi điện thoại cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, lại đến Trùng Khánh. Chuyến đi bí mật của bà Mã và các cuộc điện thoại của bà từ nhà khách Trùng Khánh đến điện thoại của ông Hồ Cẩm Đào được theo dõi chặt chẽ theo chỉ đạo của ông Bạc.
Nội dung của cuộc điện thoại không được biết đến, nhưng dường như cũng không quan trọng. Phần lớn những cú điện thoại không còn được bảo đảm nên những thông tin quan trọng sẽ được trao đổi trực tiếp hoặc qua văn bản mật. Tuy nhiên, việc ông Bạc ghi âm cuộc trò chuyện của ông Hồ, dù có cố ý hay không, là không thể chấp nhận được, và khiến Bắc Kinh tức giận.
"Ông Bạc muốn đổ tội cho Vương Lập Quân vì Vương không dám nói rằng đó là ý đồ của ông Bạc", một quan chức cao cấp trong ngành truyền thông cho biết. Tuy nhiên, trước khi chạy trốn khỏi Trùng Khánh, ông Vương được cho là đã viết hai đơn khiếu nại lên Ủy ban trung ương, một bức giấu tên, bức thứ hai ghi tên thật, một nguồn tin có quan hệ với ông Bạc cho hay.
Ông Vương đến Lãnh sứ quán Mỹ xin tị nạn, nói về một số chi tiết liên quan đến cái chết của doanh nhân người Anh, tuy nhiên không nói về vấn đề nghe lén với các nhân viên ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, thực sự có tồn tại mâu thuẫn giữa hai người này khi ông Bạc phát hiện ra ông Vương ghi âm cả ông Bạc và vợ mình, nguồn tin này cho hay. Sau khi ông Vương bị bắt giữ hồi tháng 2, Bạc Hy Lai đã bắt giữ chuyên viên kỹ thuật về nghe lén của Vương ở Liêu Ninh.
Tài liệu lưu hành nội bộ trong đảng nói rằng, nghe lén là hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất mà ông Bạc mắc phải. Một bản cáo trạng sơ bộ hồi tháng 3 cáo buộc ông Bạc gây tổn thất cho sự đoàn kết trong đảng bằng cách thu thập những tài liệu của các nhà lãnh đạo khác. Tuy nhiên, các quan chức trong đảng nói sẽ tổn thất hơn nhiều nếu công bố việc nghe lén nên nhiều người dự đoán rằng trong kết quả điều tra cuối cùng sẽ không có nội dung này mà chỉ tập trung chủ yếu vào các tội về kinh tế và giết người, nguồn tin là một quan chức về truyền thông nói.
Vũ Hà (theo NYT
Thứ năm, 26/4/2012

Anh trai Bạc Hy Lai từ chức

Trong một dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra đối với gia tộc của Bạc Hy Lai đang mở rộng, anh trai của ông này vừa từ chức trong ban lãnh đạo một công ty quốc doanh lớn thuộc lĩnh vực năng lượng.
> Gia tộc giàu có của Bạc Hy Lai
> Con trai Bạc Hy Lai lần đầu lên tiếng

Bạc Hy Vĩnh, còn có tên là Lý Học Minh, rút lui khỏi chức vụ trong công ty Everbright International "vì lợi ích của công ty và các cổ đông", thông báo của hãng này cho hay. Ông Bạc là thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng niêm yết ở Hong Kong này từ năm 2003.
"Ban lãnh đạo được thông báo rằng ông Lý đã quyết định từ chức trong hội đồng quản trị và điều hành, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực nếu có đến công ty sau những thông tin gần đây trên báo chí về gia đình ông", CNN dẫn văn bản trên. Everbright là công ty có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xử lý rác thải, biến rác thải thành năng lượng, và các loại năng lượng tái tạo khác.
Ông Bạc/Lý đồng thời là phó tổng giám đốc của China Everbright Group, công ty mẹ do nhà nước sở hữu có trụ sở ở Bắc Kinh. Tuy nhiên hiện chưa rõ ông có rời bỏ chức vụ này hay không. Trước đó báo chí Hong Kong dẫn nguồn không nêu tên cho hay một nhóm điều tra của Bắc Kinh đã tới đặc khu để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến ông Bạc Hy Lai.
Ảnh gia đình ông Bạc Hy Lai gồm cha mẹ ông và bốn anh em. Ảnh chụp màn hình CNN.
Ảnh gia đình ông Bạc Hy Lai gồm cha mẹ ông và bốn anh em. Ảnh chụp màn hình CNN.
Trong hai tuần nay, báo chí Trung Quốc và thế giới rộ lên các tin tức về ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh và cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, dính vào bê bối và bị cho là "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng". Vợ ông Bạc Hy Lai bị tạm giữ để điều tra nghi vấn sát hại một doanh nhân người Anh có quan hệ làm ăn với bà.
Những người thân trong gia đình ông Bạc cũng được báo chí nhắc tới bởi họ - cả bên nhà ông Bạc và nhà vợ - đều có các chức vụ quan trọng trong chính quyền hoặc kinh tế. Nhiều tờ báo đặt câu hỏi về tài sản của ông Bạc, về nguồn tiền cho con đi du học Anh và Mỹ bởi lương của quan chức đảng ở Trung Quốc khiêm tốn hơn nhiều so với khối tài sản mà gia đình ông được cho là sở hữu.
Giáo sư Ding Xueliang của Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong, trên CNN, nhận xét rằng ông Bạc không chỉ là cán bộ cấp cao bình thường, mà là cán bộ cấp cao đầu tiên thiết lập nhiều mối quan hệ với nước ngoài, và một khi vây cánh của ông đã lập được các công ty ngoại biên, họ sẽ dễ dàng điều chuyển dòng tiền.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay các hãng tin phương tây dẫn nhiều nguồn tin không nêu tên ở Trung Quốc cho biết ông Bạc từng tổ chức nghe lén điện thoại của các cán bộ cấp cao nước này, kể cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nếu điều này được chứng minh là có thực, thì đây có thể là lý do nặng ký dẫn đến sự sụp đổ của ông Bạc, người từng được xem như sẽ có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khi nước này bắt đầu chuyển giao thế hệ lãnh đạo cuối năm nay.
Ông Bạc từng là thị trưởng Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, rồi làm Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc. Ông nổi bật trên chính trước nước này kể từ khi làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, đô thị lớn nhất Trung Quốc với 30 triệu dân. Bạc tổ chức hai chiến dịch nổi bật là "hồng ca" và "đả hắc". Phong trào hát nhạc đỏ gợi lại tinh thần của thời Mao Trạch Đông; trong khi "đả hắc" được tiến hành nhằm truy quét nạn tội phạm lan tràn ở thành phố này.
Tại Trùng Khánh hiện nay, tâm tư của dân chúng có sự đa dạng. Một số người cho biết họ "kinh ngạc" và "tiếc nuối" khi hay tin bê bối liên quan đến cựu bí thư thành ủy; một số khác thì nói rằng nếu ông Bạc còn lãnh đạo thì nạn lạm quyền sẽ tiếp tục và khiến người ta sống trong nỗi lo nơm nớp. Báo chí chính thống của Trung Quốc dẫn những lời bình luận của cán bộ và dân chúng sở tại, rằng việc kỷ luật ông Bạc "là việc làm sáng suốt của trung ương".
Những lời cáo buộc xung quanh ông Bạc Hy Lai và vợ là vụ bê bối lớn nhất trên chính trường Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Thanh Mai
 Vợ Bạc Hy Lai 'chứng kiến doanh nhân Anh chết'

Vợ của cựu cán bộ cấp cao Trung Quốc Bạc Hy Lai bị cho là đã chứng kiến cái chết nhiều uẩn khúc của doanh nhân người Anh.

Cốc Khai Lai bị tình nghi giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Ảnh: AFP
Telegraph dẫn nguồn từ một viên ngoại giao của Mỹ, người nghe lời kể của Vương Lập Quân, khi ông này đến lãnh sự quán ở Tứ Xuyên, về nghi án cái chết của doanh nhân trên. Theo đó bà Cốc Khai Lai, người đang bị điều tra do có liên quan đến cái chết, thú nhận rằng bà có mặt trong phòng khách sạn khi Heywood "bị đầu độc".
Cựu giám đốc công an Trùng Khánh, đến Thành Đô để xin tị nạn vì lo sợ cho sự an toàn của mình sau khi nói với Bạc Hy Lai, khi đó là bí thư thành ủy, rằng vợ ông có thể liên quan đến cái chết của doanh nhân.
Vương Lập Quân lưu lại Lãnh sự quán Mỹ hơn 30 giờ đồng hồ và tiết lộ một số thông tin cho các nhân viên ngoại giao Mỹ. Thông tin này về sau được chuyển cho các nhà ngoại giao Anh và tiếp đó London yêu cầu Bắc Kinh điều tra kỹ lưỡng.
Theo ông Vương, doanh nhân Heywood đã bị ép phải uống chất độc cyanide. Sau đó, bà Cốc thừa nhận việc làm của mình. "Tôi đã làm điều đó", Vương Lập Quân kể lại lời của bà Cốc.
Heywood được cho là khá thân thiết với Cốc Khai Lai và Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, cho đến khi có một số "mâu thuẫn về mặt tài chính". Một người nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc, đề nghị giấu tên, cho biết Heywood đã bắt đầu làm việc cho gia đình Bạc Hy Lai từ năm 2001. Sau khi thỏa thuận công việc làm ăn, Heywood sẽ xúc tiến đầu tư nước ngoài cho tỉnh Liêu Ninh, nơi ông Bạc đang làm việc.
Người này tin rằng thỏa thuận giữa gia đình Bạc Hy Lai và Heywood cũng tương tự như mô hình của thỏa thuận giữa gia đình ông Bạc với bản thân mình. "Tôi cũng từng được đề nghị công việc mà Heywood đã làm".
"Nội dung của thỏa thuận gồm việc cung cấp dịch vụ tại khách sạn 5 sao, xe Mercedes và tài xế, du lịch vòng quanh thế giới và một khoản tiền mặt 'nho nhỏ' để tiêu vặt cộng với 2% hoa hồng cho mỗi lần đầu tư thành công", người nước ngoài này nói.
Doanh nhân này sống ở Trung Quốc từ những năm 1990, cho biết mình được giới thiệu đến với thỏa thuận qua một cố vấn người Australia nay đã nghỉ hưu. Sau đó, ông từ chối lời mời qua email, và giải thích qua trung gian rằng ông thấy "có một số vấn đề không ổn".
Bạn bè của Heywood cho biết cái chết đột ngột của ông vào tháng 11 năm ngoái làm cho vợ con ông phải sống trong cảnh khốn khó. Heywood để lại khá ít tiền và vợ ông phải chật vật để trả tiền nhà, tiền học cho con cùng các sinh hoạt phí khác.
Cái chết của Heywood cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Bạc Hy Lai mất chức bí thư đảng ủy thành phố Trùng Khánh, sau đó là ghế ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên trung ương, trong khi vợ ông bị bắt giam để điều tra về tội giết người. Đây được coi là vụ bê bối chính trị lớn nhất tại Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây.

Thông tin nội bộ gây sốc về sự kế nhiệm của Tập Cận Bình
27/04/2012 
Đại Kỷ Nguyên
-
Vào hôm 15/4, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã xuất bản một tin tức đặc biệt từ một người trong nội bộ cấp cao ĐCSTQ, đã tiết lộ thông tin gây sốc đằng sau sự kế nhiệm của Tập Cận Bình. Nguồn tin cho biết rằng điều mà đang diễn ra bên trong nội bộ ĐCSTQ hiện nay không chỉ là cuộc đấu tranh quyền lực lẫn nhau trong ĐCSTQ, mà còn về một sự thật quan trọng bị che đậy, vốn có liên quan chặt chẽ tới mỗi người dân Trung Quốc.
Bản tin này của thời báo ĐKN cho biết rằng cuộc đấu tranh giành quyền lực căng thẳng trong ĐCSTQ thực sự là xoay quanh Tập Cận Bình. Trong thực tế Giang Trạch Dân đã bí mật chọn Bạc Hy Lai làm lãnh đạo kế tiếp của ĐCSTQ vào Đại hội lần thứ 18 chứ không phải Tập Cận Bình. Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau bên trong ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã bị buộc phải chọn Tập Cận Bình làm người kế nhiệm.
Theo bản tin này, tiêu điểm của cuộc đấu đá quyền lực hiện nay giữa phe Giang Trạch Dân và phe Hồ Cẩm Đào, cũng giống như tiêu điểm của những cuộc đấu đã quyền lực trong các kỳ Đại hội ĐCSTQ lần thứ 16, 17, tất cả là để che đậy cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 13 năm qua và tội diệt chủng, chống lại loài người của phe nhóm Giang Trạch Dân.
Ông  Văn Chiêu (nhà bình luận thời sự): “Phe Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã lợi dụng bộ máy nhà nước để tiến hành cuộc đàn áp chống Pháp Luân Công trong nhiều năm qua. Nhưng thay vì tiêu diệt được Pháp Luân Công, thì họ giờ đây đã mắc kẹt vào tình cảnh này”.
Văn Chiêu: “Từ khi cái gọi là ‘cuộc tự thiêu’, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã không tấn công Pháp Luân Công trong một thời gian dài. Trong thực tế Pháp Luân Công vẫn luôn luôn ở đó.
Do cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã không thành công, nên vấn đề Pháp Luân Công đã trở thành một nhân tố quan trọng để cân nhắc đối với ĐCSTQ trong việc ra bất kỳ quyết định lớn nào. Người kế nhiệm của ĐCSTQ luôn luôn bị trói buộc với cuộc đàn áp Pháp Luân Công đẫm máu này”.
Nhà bình luận thời sự Lam Thuật đã chỉ ra rằng: Phe cánh Giang Trạch Dân đã tiết lộ “thông tin” này với Bạc Hy Lai từ lâu, để tìm kiếm một lối thoát.
Lam Thuật: “Theo các bản tin, Giang Trạch Dân đã nói chuyện với Bạc Hy Lai trong những dịp riêng tư về điều này, và rằng để tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp chính trị thì Bạc Hy Lai phải có một vị trí rõ ràng về vấn đề đàn áp Pháp Luân Công. Vì vậy Bạc đã dốc toàn lực để đàn áp Pháp Luân Công. Do đó phe cánh Giang đã cân nhắc sử dụng Bạc Hy Lai để trao quyền lực”.
Tuy nhiên, Bạc Hy Lai đã bị Ôn Gia Bảo thuyên chuyển tới Trùng Khánh. Và điều này đã đẩy Bạc ra khỏi viễn cảnh trở thành người kế nhiệm. Hơn nữa, Hồ Cẩm Đào thích người đồng đội là Lý Khắc Cường [lên nắm quyền] hơn. Vì vậy Giang Trạch Dân đã ở vào thế khó từ trước Đại hội lần thứ 17 của ĐCSTQ.
Văn Chiêu: “Giang Trạch Dân rất lo lắng. Nếu người kế nhiệm mà ông ta đã chọn bị thay đổi thì cuộc đàn áp này không thể tiếp tục được. Đặc biệt là nếu người đó là người thuộc phe nhóm đối lập với ông ta, là người mà ông ta không quen thuộc hoặc là không thể kiểm soát được. Khi đó thì ông ta sẽ bị trừng phạt, điều mà ông ta hết sức lo sợ”.
WikiLeaks còn tiết lộ gần đây rằng một số lãnh đạo ĐCSTQ về hưu cũng thích Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế Tập Cận Bình đã được đột ngột đẩy lên trong Đại hội ĐCSTQ lần thứ 17.
Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin từ nội bộ về cái cách mà Giang Trạch Dân đã ép buộc Kiều Thạch về hưu, sau khi áp đặt những điều luật hưu trí mới lên Bộ chính trị ĐCSTQ. Nguồn tin trên còn tiết lộ rằng Giang Trạch Dân đã lên kế hoạch “sử dụng phương pháp ép Hoa Quốc Phong về hưu của Đặng Tiểu Bình, và tiêu diệt Tập Cận Bình”.
Văn Chiêu: “Tập Cận Bình không trực tiếp dính líu vào những tội ác chống lại nhân quyền. Vì vậy Giang Trạch Dân không yên tâm”.
Bản tin này cho biết kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã đang được Bạc và Chu tiến hành trôi chảy. Nhưng sự kiện Vương Lập Quân đào ngũ chạy sang Lãnh sự quán Mỹ đã phơi bày âm mưu đó ra, và toàn bộ kế hoạch đã sụp đổ.
Vương Lập Quân đã vạch trần ra rằng Bạc Hy Lai đã ép buộc đội của ông ta làm rất nhiều “những việc không thể tưởng tượng nổi”. Lam Thuật phân tích rằng: dựa trên lời khai và nhiều tài liệu về việc mổ cắp nội tạng, thì điều mà Vương nói là “những việc không thể tưởng tượng nổi” ấy không chỉ là những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực và nạn tham nhũng.
Lam Thuật: “Tôi nghĩ rằng ý của ông ta khi nói “những việc không thể tưởng tượng nổi” là bao gồm cả việc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Một khi điều này bị vạch trần, thì ĐCSTQ sẽ ở vào phía đối lập với toàn thể xã hội quốc tế”.
Một báo cáo điều tra mang tên “Thu hoạch đẫm máu” đã được xuất bản vào năm 2007, về nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Các tác giả của báo cáo này là David Matas, một nhà điều tra độc lập kiêm luật sư nhân quyền quốc tế, và ông David Kilgour, cựu thư ký bang Canada phụ trách châu Á Thái Bình Dương kiêm nghị sỹ Quốc hội Canada. Họ đã kết luận rằng dựa trên 52 loại bằng chứng của họ, thì “tội ác chưa từng có trên hành tinh này” đang thực sự diễn ra tại Trung Quốc. Thời báo ĐKN đưa tin rằng một khi phe nhóm Giang Trạch Dân đánh mất sự khống chế tuyệt đối của nó đối với đất nước Trung Quốc, thì sự thực sẽ được phơi bày ngay lập tức, và xã hội Trung Quốc sẽ có biến động rất lớn.


KỲ 1- SÓNG GIÓ NHÀ HỌ BẠC (BÀI GỐC)

20 Tháng 4
Tháng 4-20-2012 Post by LệChi  

Chuyện tình nhà họ Bạc 

LUCY NGUYỄN

Thông tin về cặp vợ chồng Bạc Hy Lai-Cốc Khai Lai liên tục nóng bỏng và dày đặc trên truyền thông nhiều nước. Tuy nhiên hiếm ai biết được cặp “ngưu tầm ngưu-mã tầm mã”này có mối nhân duyên ra sao.
Tuổi trẻ vất vả
So với nhiều cặp vợ chồng nổi tiếng khác, Bạc Hy Lai- Cốc Khai Lai khá đẹp đôi và tương xứng về cả ngoại hình, học vấn, vị thế xã hội và đều thuộc dòng dõi danh môn vọng tộc. Bạc Hy Lai sinh năm 1949, là con trai thứ 2 của 1 trong “bát đại nguyên lão”, cố Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhà nước, Phó Chủ tịch Ban cố vấn của Trung ương ĐCS TQ Bạc Nhất Ba. Khi còn đương chức, Bạc Hy Lai luôn lớn tiếng rao giảng bí quyết thành công cho thanh niên là: phải thông minh, cần cù và trung thành. Ông thấm thía rõ điều này bởi thời trẻ, ông từng nếm đủ mùi khổ ải giai đoạn Cách mạng văn hóa khi cha ngồi tù, mẹ bị hại chết, anh em ly tán…
Không hề thua kém, bà Cốc Khai Lai sinh năm 1960 là con gái thứ 5 của tướng quân Cốc Cảnh Sinh, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân giải phóng, Bí thư thứ hai Khu ủy Tân Cương. Cốc Khai Lai cũng từng trải qua thời Cách mạng văn hóa đầy vất vả, phải làm phụ hồ, phụ bán thịt trong lúc cha mẹ bị bắt, bốn chị gái bị đưa về nông thôn khi bà chưa tốt nghiệp tiểu học. Ngay từ nhỏ, Cốc Khai Lai đã có cá tính mạnh, can đảm, và có ý chí “muốn gì là phải làm cho được”, từng khiến nhiều khách hàng kinh ngạc về kỹ thuật chặt thịt “một đao chuẩn xác”. Chính vì quyết tâm và lý trí cao độ, bà tốt nghiệp cử nhân Luật Đại học Bắc Kinh, lấy bằng Tiến sĩ chính trị học quốc tế và hành nghề luật sư. Trong một chuyến công tác tới TP.Đại Liên năm 1984, bà Cốc năm đó 28 tuổi đã lần đầu chạm mặt Bạc Hy Lai khi đó là bí thư huyện ủy. Tiếng sét ái tình đã đánh trúng cả hai, dẫn cuộc hôn nhân 2 năm sau đó. Bà Cốc từng thừa nhận: “Anh ấy rất giống cha tôi, cùng là mẫu người rất lý tưởng”. Tuy nhiên sợi dây đời thật luẩn quẩn khi một chị của Cốc Khai Lai lại là con dâu của Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lý Tuyết Phong – cha vợ đầu của họ Bạc. Đây cũng là một điềm báo trước về nợ ân tình cũng như tai tiếng chưa dứt của họ Bạc.
Hôn nhân sóng gió
Hai cuộc hôn nhân đều gây cho Bạc Hy Lai đau đớn, tai tiếng và giờ đây thậm chí là họa sát thân. Cuộc hôn nhân đầu với Lý Đan Vũ, con gái Lý Tuyết Phong từng khiến Bạc Hy Lai điêu đứng. Lý Đan Vũ nhan sắc bình thường, chủ động theo đuổi ông nhưng luôn bất đồng quan điểm và quyết không ly dị, thậm chí gây chiến suốt 4 năm và viết tới 50.000 chữ tố cáo chồng lên đủ các cấp. Sau khi ly hôn, cậu con trai chung Bạc Vọng Tri được đổi sang họ mẹ là Lý Vọng Tri, cắt đứt tình cha con.
Sau khi lấy được Cốc Khai Lai, những tưởng ông sẽ hạnh phúc với cô vợ tài hoa, xinh đẹp và trẻ kém ông tới 11 tuổi cùng sự ra đời của quý tử Bạc Qua Qua năm 1987, thế nhưng chính vì sự sắc sảo và điều binh khiển tướng sau lưng chồng của bà lại khiến ông bị rước họa lớn. Giờ đây Bạc Hy Lai đang phải đối mặt với 7 tội danh, mà theo đó không ít tội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bà Cốc. Có tin cho rằng chính ông Bạc ra lệnh hạ độc Neil Heywood vì ông này có ngoại tình với bà Cốc. Và bà Cốc từng phát điên khi bắt ép Neil Heywood ly dị vợ và thề trung thành nhưng bị ông này từ chối.
Nhiều báo chí đại lục cũng thừa nhận bà Bạc là một người phụ nữ đa tài, đa nghệ và quá sắc sảo. Bà Cốc cũng là luật sư nữ đầu tiên ở Trung Quốc lấy tên mình mở văn phòng luật sư Bắc Kinh Khai Lai, hoạt động rất thành công với nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành đại lục, thậm chí vươn ra cả nước ngoài. Một luật sư Mỹ cũng phải thừa nhận bà Cốc là “phu nhân Kennedy ở Trung Quốc”. Tờ Wall Street Journal khẳng định bà Cốc Khai Lai có nhiều hoạt động kinh doanh ở Mỹ, Anh… Năm 2000, mặc dù ông Bạc tuyên bố với báo chí rằng bà Cốc đã hy sinh sự nghiệp riêng, chuyên tâm ở nhà nội trợ chăm chồng phục vụ đất nước, song thực chất bà Bạc chỉ bí mật rút lui lại hành nghề kín đáo ở nước ngoài. Báo chí đại lục cũng thừa nhận: “Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai không hề tách bạch đâu là sự nghiệp riêng của ai. Họ “hoạt động” như một thể thống nhất. Quyền lực của chồng đem lại cho vợ cơ hội hái ra tiền”…
Bí ẩn về khối tài sản kếch xù
8 tỉ tệ tài sản hiện có ở nước ngoài mới chỉ là con số bà Bạc vừa thừa nhận, và bà đã bắt đầu chuyển tài sản sang Singapore từ năm 1988, theo tờ Văn hối, Hồng Kông. Tuy nhiên nhiều báo chí cho rằng so với mức chi trả hàng trăm ngàn đô la/năm cho quý tử họ Bạc liên tục học tập và sinh sống trong các môi trường đắt đỏ và danh tiếng ở Anh, Mỹ như Harrow, Oxford, Harvard… từ năm 11 tuổi tới nay là 24 tuổi, chưa kể tới số tiền bị công tử này tung vào các buổi tổ chức tiệc tùng xa hoa, siêu xe Ferrari hoặc mời các sao văn nghệ, võ thuật ra nước ngoài mua vui cho mình và bạn bè… thì khối lượng tài sản của nhà họ Bạc phải là thuộc hạng “cực khủng”.
Không ít báo chí nước ngoài cũng đoán định rằng doanh nhân Anh Neil Heywood chết thảm do bị bịt miệng các vụ rửa tiền và chuyển tài sản giúp gia đình họ Bạc ra nước ngoài.
Box:
7 tội danh mà Bạc Hy Lai phải đối mặt:
Tờ Asia Week ngày 12.4 nhận định 7 tội danh mà ông Bạc sắp phải đối mặt là:
1. dung túng cho người thân tham ô, nhận hối lộ. Bản thân cũng nhận hối lộ.
2. quản lý yếu kém, thiếu đồng bộ và vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật, tự ý bãi nhiệm chức vụ Giám đốc sở công an của Vương Lập Quân hồi tháng 2, mà không thông qua sự đồng ý của Bộ Công An.
3. mật thiết với các doanh nhân nước ngoài có quan hệ với tổ chức tình báo nước ngoài như là doanh nhân người Anh Neil Heywood-người được cho là đã làm việc cho Cơ quan tình báo Anh MI-6, gây nguy hại đến an ninh quốc gia và tính mạng người dân Trung Quốc.
4. lợi dụng và thao túng báo chí trong nước và nước ngoài cũng như Internet để công kích sự lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
5. nghe lén các cuộc đối thoại bí mật và riêng tư của lãnh đạo nhà nước, can dự vào công tác của Cục cảnh vệ Trung ương.
6. coi thường quy định của pháp luật, “nạn nhân hóa” những công dân và doanh nhân vô tội, gây rối loạn hệ thống chính trị và pháp luật, phá hoại trật tự kinh tế thị trường. 30.000 người trong số hơn 50.000 người đã bị ông Bạc bắt trong chiến dịch truy quét tội phạm xã hội đen đã được thả do không đủ chứng cứ, theo tờ Liên Hợp buổi chiều, Đài Loan. Chưa kể tới phần lớn số người bị bắt vào 1 bệnh viện tâm thần ở Trùng Khánh do Bạc Hy Lai chủ trương xây dựng nhằm bịt miệng những kẻ chống đối hoặc tố cáo quan chức Trùng Khánh.
7. xây dựng tập đoàn chính trị tại Trùng Khánh, lợi dụng nhân dân để có những hành động theo kiểu Cách mạng văn hóa, đi ngược phương châm, đường lối của Trung ương.
..............
Bạc Hy Lai sau khi bị bắt đã yêu cầu gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và ông Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, nhưng bị từ chối, theo tờ Apple Daily Hồng Kông. Ông đã bạt tai người cán bộ điều tra và tuyên bố “Các anh không đủ tư cách điều tra tôi! Cút ngay!” và la mắng Chu Vĩnh Khang “vuốt mặt không nể mũi”khi cho người bắt bà Bạc. 


Chuyện dài " thái tử Đảng TQ " Bạc Lai Hy ...


>> Bạc Hy Lai dính líu đến hai vụ giết người khác?
Thứ hai 21 Tháng Năm 2012

Thêm mt doanh nhân người Pháp dính vào v Bc Hy Lai

Trong vụ án chấn động Trung Quốc của gia đình cựu lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai, lại có thêm một doanh nhân người Pháp bị cuốn vào vòng xoáy. Le Figaro có bài « Những cuộc phiêu lưu ma quái ở Trung Quốc của Patrick Devillers ». Còn Le Monde chạy tựa « Patrick Devillers, một người Pháp cuốn vào cơn lốc của vụ bê bối Bạc Hy Lai ».

Trong số hai người bạn ngoại quốc thân thiết với gia đình Bạc Hy Lai, thương nhân người Anh – Neil Heywood đã chết tại một khách sạn ở Trùng Khánh. Thủ phạm của cái chết bất ngờ và bí ẩn này được quy cho bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai. Còn số phận của người bạn thứ hai thì sao ?
Phóng viên Le Monde đã tìm gặp được nhân vật bí hiểm kể trên tại một khách sạn ở Phnom Penh. Hai ấn tượng đầu tiên về Patrick Devillers qua cuộc gặp này, là thú xài loại thuốc lá Hongdashan từ khi ông còn ở Trung Quốc, và những hiểu biết sâu sắc về Lão giáo. Người từng rất thân thiết với gia đình họ Bạc dẫn lại một câu từ cuốn Đạo đức kinh, tương truyền là của Lão Tử : « không để hở cái gì cho ma quỷ nắm lấy, thì nó sẽ tự biến mất », như để khẳng định với phóng viên rằng, ông không liên quan gì đến các cáo buộc nhắm vào vợ chồng nhà Bạc Hy Lai.
Các phóng viên cũng tìm ra được hai công ty của Patrick Devillers, có sự tham gia của bà Cốc Khai Lai : một văn phòng kiến trúc có trụ sở tại Anh được lập vào năm 2000 và giải thể sau đó ba năm và một công ty đăng ký tại Luxembourg, có trụ sở tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, kiến trúc sư người Pháp khẳng định ông không nhận một xu nào từ chính quyền Trung Quốc.
Patrick Devillers tâm sự, ông đã bị cuốn vào thập kỷ phát triển điên cuồng tại Trung Quốc trong những năm 1990, với các hoạt động khởi đầu tại thành phố Đại Liên (miền đông bắc Trung Quốc), lãnh địa của Bạc Hy Lai, được coi như đại diện cho thế hệ trẻ đang lên, trong dàn lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó.
Le Monde dựng lại hành trình của doanh nhân kiêm kiến trúc sư người Pháp, từ những năm 1990, trong các dính líu với phe cánh của cựu lãnh đạo Trung Quốc.
Nói thạo tiếng Trung, tốt nghiệp ngành kiến trúc tại Paris và đại học Giao Thông (Thượng Hải) – vốn nổi tiếng về khoa kiến trúc - Patrick Devillers nhanh chóng có được vị trí quan trọng trong các dự án phát triển tại Ủy ban thành phố Đại Liên do Bạc Hy Lai lãnh đạo từ năm 1992 đến 2000.
Một trong những điều cuốn hút nhà kiến trúc Pháp là nữ luật sư trẻ tuổi Cốc Khai Lai, với cái tên Phương Tây Horus. Trong con mắt ông Patrick Devillers, Cốc Khai Lai là một luật sư "đặc biệt xuất sắc". Nhiều người cho rằng kiến trúc sư Pháp có quan hệ tình ái với luật sư họ Cốc, nhưng cho đến nay, theo báo Pháp không có bằng chứng gì về mối quan hệ này.
Nhìn lại thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, kiến trúc sư người Pháp khẳng định, các dự án tại Đại Liên mà ông tham gia với toàn tâm toàn ý, cuối cùng chỉ được đầu tư có 10% số tiền như dự kiến, và có dự án vĩ đại trước kia nay vẫn chỉ là một vài nét chấm phá. Patrick Devillers khẳng định, ông đã bị trắng mất 10 năm cho các dự án điên rồ của Đại Liên.

Cập nhật mới nhất (dưới cùng): Thứ Sáu, 08/06/2012

Câu chuyện mới về Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân

Thứ Sáu, 08/06/2012

(NLĐO) - Những gì diễn ra giữa Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân - cánh tay phải một thời vẫn còn nhiều bí ẩn. Một câu chuyện khác được tiết lộ trên New York Time lý giải vì sao họ lại đối đầu mạnh mẽ với nhau.

Trong một đêm cuối tháng 1, khoảng thời gian Trung Quốc bước sang một năm mới, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đã gặp gỡ Bạc Hy Lai, cựu bí thư của Trùng Khánh - đô thị ở tây nam Trung Quốc về bằng chứng cho thấy Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc dính vào một vụ án mạng.

Cuộc gặp được cho diễn ra ngày 28-1-2012 cuối cùng dẫn đến việc Bạc Hy Lai bị mất chức, đối mặt điều tra. Cuộc gặp có gì bí ẩn mà lại làm cho quan hệ giữa Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, cánh tay mặt thân tính của ông Bạc Hy Lai lại trở nên căng thẳng.

Chuyện gì xảy ra giữa Bạc Hy Lai (trái) và Vương Lập Quân (phải)? Ảnh: Reuters

Theo tường thuật dựa trên lời khai của Vương Lập Quân với các nhà điều tra và được phổ biến đến các quan chức đảng, ông Bạc được cho là phản ứng giận dữ trước các cáo buộc của Vương Lập Quân. Vương đã nói với quan chức Mỹ mà ông gặp tại Thành Đô rằng ông Bạc đã đấm vào mặt ông.

Tuy nhiên, một câu chuyện khác được lan truyền có nguồn từ một số người gần gũi với hai nhân vật trên kể lại. Theo đó, ông Vương đã gặp ông Bạc ngày 18-1 với và đưa ra bằng chứng bà Cốc Khai Lai có dính đến vụ đầu độc Neil Heywood, một doanh nhân người Anh thân thiết gia đình ông Bạc.

Đó là lần đầu tiên ông Bạc nghe nói vợ mình dính đến vụ giết người. Ông đã thể hiện sự chính trực bằng cách đồng ý cho Vương Lập Quân điều tra vợ mình dựa trên các chứng cứ đang có. Tại cuộc gặp, ông Vương cũng nói với ông Bạc rằng ba sĩ quan công an đã xin rút khỏi cuộc điều tra sau khi phát hiện vụ án mạng liên hệ đến gia đình ông Bạc.

Ông Vương khi đó đã vui mừng vì phản ứng của ông Bạc cho thấy ông này tin tưởng Vương. Tuy nhiên, vào ngày 21-1, Trần Tồn Căn, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Trùng Khánh, nói với Vương Lập Quân rằng ông sẽ bị điều chuyển khỏi chức giám đốc Công an. Sau đó, ngày 28-1, ông Trần và ông Lưu Quang Lỗi, Trưởng ban Chính pháp Thành ủy, trao cho ông Vương văn bản chấm dứt công tác trong lực lượng công an.

Từ cuộc gặp gỡ ngày 18-1, Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân không gặp lại nhau. Chính việc bị giáng chức đã làm Vương tức giận và ngày 6-2, ông Vương lái xe đến tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô cùng hồ sơ về cái chết của Heywood, sau khi đề nghị một sĩ quan công an cao cấp khác tên Vương Bằng Phi sắp xếp giùm một chiếc xe.

Vương ở lại một đêm tại tòa lãnh sự trước khi rời đi dưới sự bảo vệ của các quan chức từ Bộ An ninh Quốc gia ở Bắc Kinh. Hồ sơ của hãng hàng không cho thấy một chiếc vé hạng nhất trong chuyến bay đến Bắc Kinh vào ngày 8-2 được mua dưới tên Vương. Một chiếc vé hạng nhất khác cũng được mua cho ông Khưu Tiến, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, nhân vật được đồn đoán là có một thư ký bị cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ và đã bị đình chỉ công tác trong một vụ án riêng rẽ mới được tiết lộ.

Những tin đồn trong vụ bê bối Bạc Hy Lai rất nhiều. Một số sĩ quan công an đã nói với bạn bè ở Trùng Khánh rằng, bà Cốc bị camera an ninh ghi lại hình ảnh rời khỏi ngôi biệt thự vào đêm ông Heywood chết. Nếu điều này đúng, nó có thể giải thích tại sao ông Vương quyết tâm thách thức ông Bạc với bằng chứng chống lại vợ ông này.

Câu chuyện trên được kể bởi Dữ Quân Sự, người thân tín của ông Bạc, người từng là điệp viên công tác ở hải ngoại vào thập niên 1990. Ông này cũng là người gần gũi ông Vương và đã bị bắt giam khi cảnh sát điều tra ông Bạc.

Chuyên gia Henry Lee, người đã tham gia hàng nghìn vụ điều tra tội phạm trên toàn thế giới trong đó có vụ ám sát cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Ông này cho biết cảnh sát Trung Quốc không đề nghị ông giúp điều tra trực tiếp vụ Neil Heywood.

Hồi tháng 2, ông được sở công an Trùng Khánh đề nghị giúp thử một mẫu máu để tìm ra thuốc hoặc thuốc độc. Ông cho hay ông được thông tin rằng đó là máu của một người thiệt mạng sau khi uống rượu vang nhưng không đưa thêm chi tiết về nạn nhân hay nguyên nhân thiệt mạng. Nhưng đến nay ông chưa hề nhận được mẫu máu này.
M.Khuê (Theo Nytimes)

Vợ Bạc Hy Lai thuê luật sư giỏi

Thứ hai, 11/6/2012 - Vợ của cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Bạc Hy Lai thuê một luật sư danh tiếng để bào chữa trong nghi án giết doanh nhân người Anh, trong khi giới chức đang hoàn tất các công việc để chuẩn bị xét xử.
> Bạc Hy Lai mất ghế Bộ chính trị, vợ bị nghi giết người
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và vợ. Ảnh: Telegraph
Tờ The Times của Mỹ đưa tin, vụ án doanh nhân người Anh Neil Heywood chết trong khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11 năm ngoái sẽ sớm được đưa ra xét xử. Phiên tòa xét xử tội phạm giết người này do Bộ Công an Trung Quốc xử lý.
Nghi phạm chính trong vụ việc là bà Cốc Khai Lai, vợ của bí thư thành ủy Trùng Khánh bị cách chức hồi đầu năm. Bà Cốc "có thể sẽ không phải đối mặt với án tử hình", Vương Hướng Vĩ (Wang Xiangwei), tổng biên tập tờ South China Morning Post của Hong Kong, cho biết. Vương là người có quan hệ gần gũi với các quan chức ở Bắc Kinh, ông đưa ra thông tin này trong một bài báo hồi tuần trước.
Vương cho hay có thể bà Cốc sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì trong trạng thái tinh thần không ổn định. Tuy nhiên, Trương Tiểu Quân, vệ sĩ thân cận của gia đình ông Bạc, có thể bị xử tử hình. Có tin cho rằng Trương và bà Cốc ép buộc Heywood dùng chất độc cyanide vì những mâu thuẫn giữa hai bên.
Ngoài ra, Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, người bị điều tra vì tội phản quốc, dự kiến bị xử dưới 10 năm tù. Trang web Boxun dẫn nguồn tin thân cận với các nhà điều tra cho biết Vương Lập Quân không tiết lộ bí mật quốc gia nào khác, mà chỉ nói về vụ việc của Neil Heywood.
Theo tổng biên tập South China Morning Post thì việc xét xử Bạc Hy Lai mới làm Trung Quốc đau đầu nhất. Ông Bạc là cựu ủy viên trung ương, trước khi bị đình chỉ mọi chức vụ, ông còn được dự kiến sẽ tiếp tục thăng tiến sau kỳ đại hội đảng toàn quốc vào cuối năm nay.
Ông Bạc đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh. Ông Bạc được cho là "phủ nhận" mọi cáo buộc về việc liên quan đến âm mưu giết người. Vương Hướng Vĩ dự kiến Bạc Hy Lai sẽ bị buộc tội tham nhũng và đồng lõa trong vụ án do vợ và cấp dưới thực hiện.
Trong một động thái khác, bà Cốc Khai Lai được cho là đã thuê Thẩm Chí Canh (Shen Zhigeng), một luật sư danh tiếng ở Bắc Kinh để bào chữa. Thẩm Chí Canh là thành viên sáng lập công ty Luật Tung Hoành (Zong Heng), từng tham gia nhiều vụ xét xử lớn về kinh tế và chính trị.
Năm 2000, ông Thẩm từng bào chữa cho cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Thế Châu và năm 2007 bào chữa cho cựu phó giám đốc Ngân hàng Trung Quốc Triệu An Ca trong các phiên tòa về tham nhũng và hối lộ.
Tuy nhiên, khi Reuters liên lạc với ông Thẩm để xác nhận thông tin trên thì ông không khẳng định cũng không phủ nhận. "Hiện tại chưa có gì chắc chắn, tôi vẫn chưa gặp bà ấy. Tòa án cũng không cho phép bình luận về việc này", ông Thẩm nói.
Vũ Hà
Theo dòng sự kiện:
Bạc Hy Lai (28/05)
Con trai Bạc Hy Lai muốn ở Mỹ học luật (28/05)
Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Harvard (25/05)
'Cánh tay phải' của Bạc Hy Lai sắp ra tòa (21/05)
Chu Vĩnh Khang tiếp tục được tín nhiệm (20/05)
Bạc Hy Lai đã 'ngã ngựa' như thế nào (02/05)

Vụ Bạc Hy Lai 'làm tổn hại hình ảnh Trung Quốc'

18/6/2012, 
Bí thư thành ủy mới của Trùng Khánh hôm nay phát biểu cho rằng vụ bê bối của người tiền nhiệm đã "làm ảnh hưởng nghiêm trọng" đến hình ảnh của đất nước và đảng cầm quyền.
> Vợ Bạc Hy Lai thuê luật sư giỏi
Bạc Hy Lai (phải) bắt tay với Trương Đức Giang trong kỳ họp quốc hội hồi đầu năm ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP


"Vụ việc Vương Lập Quân, Neil Heywood và những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của Bạc Hy Lai gây tổn hại lớn cho hình ảnh của đảng và nhà nước", AFP dẫn lời ông Trương Đức Giang, bí thư mới của Trùng Khánh, phát biểu tại đại hội đảng bộ thường niên của thành phố.
"Vụ việc cũng tác động không nhỏ đến công cuộc cải cách và phát triển nhanh chóng ở những thành phố miền tây nam. Chúng ta cần phải rút ra những bài học và nghiêm túc chấn chỉnh những việc làm", ông Trương nói thêm.
Tuy nhiên, ông Trương cũng nhấn mạnh thành công và tăng trưởng kinh tế, xã hội của thành phố trong những năm qua cần phải được ghi nhận rõ ràng và tách biệt khỏi vụ việc của Vương Lập Quân, Neil Heywood và những vi phạm kỷ luật của cựu bí thư Bạc.
Ông Trương Đức Giang thay thế Bạc Hy Lai kể từ khi ông này bị cách chức hồi tháng 3, sau khi cấp dưới của ông là Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô rồi "tiết lộ bí mật quốc gia". Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc, thì bị bắt giữ vì có liên quan đến một vụ giết người.
Bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh không cho biết thêm chi tiết liên quan đến Bạc Hy Lai hoặc bà Cốc Khai Lai. Tuy nhiên ông Bạc được cho là đang được quản thúc tại nhà trong khi bà Cốc và vệ sĩ của gia đình, Trương Tiểu Quân, bị giam để điều tra vụ án xung quanh cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Cựu giám đốc công an Vương Lập Quân đã chính thức bị buộc tội phản quốc và sắp được đưa ra xét xử. Ông Vương có thể phải đối mặt với án tử hình nhưng hy vọng được khoan hồng khi cung cấp các thông tin phạm tội của Bạc Hy Lai.
Trước tháng 3, Bạc Hy Lai vẫn là một cái tên sáng giá và dự kiến sẽ thăng tiến sau kỳ đại hội đảng toàn quốc vào cuối năm nay. Các nhà lãnh đạo đương nhiệm như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo được dự kiến sẽ nghỉ hưu sau kỳ đại hội. Một thế hệ lãnh đạo mới sẽ điều hành Trung Quốc trong một thập kỷ tới. 
Đảng Bộ Trùng Khánh Thảo Luận Tương Lai Của Tỉnh
(06/19/2012) 
CHONGQING - Đại hội của đảng bộ tỉnh Chongqing họp 5 ngày từ Thứ Hai để phác thảo kế hoạch hành động 5 năm tới sau khi tỉnh ủy Bao Xilai bị bãi nhiệm - trên 700 đại biểu nghe và thảo luận báo cáo của bí thư đảng uỷ Zhang Dejiang, bầu ủy ban tỉnh và tuyển cử số đại biểu sẽ về thủ đô dự đại hội đảng toàn quốc.

Vào dịp này, bí thư họ Zhang tuyên bố "Chúng ta đào sâu cải tổ và cởi mở, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng đảng".

Ông Zhang khẳng định "Chúng ta đưa tỉnh Chongqing vào vai trò dẫn đầu các tỉnh miền tây để đạt tới mục tiêu xây dựng 1 xã hội thịnh vuợng trung bình về mọi măt từ nay đến năm 2017". Ủy ban trung ương đảng CS Trung Quốc để ra mục tiêu thịnh vượng trung bình từ nay đến năm 2020. Tỉnh Chongqing có diện tích lớn hơn Đài Loan, dân số 33 triệu, gồm đa số là nông dân, trong vùng tây nam tương đối lạc hậu.

Ông Zhang xác nhận bí thư bị cách chức Bao Xilai đã có những sai phạm nghiên trọng làm vấy bẩn hình ảnh của đảng và xứ sở - ông Zhang thay thế ông Bo từ Tháng 3.

Người Pháp dính líu đến vụ Bạc Hy Lai bị bắt

20/6/2012-Đại sứ quán Pháp tại Phnom Penh hôm qua cho biết, một kiến trúc sư là công dân nước này có liên quan đến vụ chính trị gia bị cách chức của Trung Quốc đã bị bắt tại Campuchia.
>'Cánh tay phải' của Bạc Hy Lai sắp ra tòa
>Doanh nhân Anh bị nghi giúp Bạc Hy Lai rửa tiền


Cảnh sát Campuchia cho biết việc bắt giữ kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers được thực hiện dưới sự hợp tác của Bắc Kinh.
"Chúng tôi được nhà chức trách Campuchia thông báo đã bắt giữ công dân của nước chúng tôi, ông Devillers", AFP dẫn lời đại diện đại sứ quán Pháp tại Campuchia cho biết. Các quan chức ngoại giao Pháp cũng đang tìm hiểu lý do Devillers bị bắt.
Cảnh sát trưởng Phnom Penh Touch Naruth xác nhận một người quốc tịch Pháp bị bắt "cách đây hai tuần" nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết mà chỉ nói vụ bắt giữ có liên quan đến Trung Quốc. "Chúng tôi đang xem xét sẽ dẫn độ người này về Pháp hay Trung Quốc. Phía Trung Quốc đề nghị dẫn độ về nước này vì người đàn ông phạm tội tại đó", ông Naruth nói.
Devillers, 52 tuổi, từng là người có quan hệ mật thiết với hai vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai. Ông có quan hệ như thế nào và có liên quan gì đến những tai tiếng của gia đình họ Bạc hiện chưa được làm rõ. Tuy nhiên, trong bài trả lời phỏng vấn tờ Le Monde của Pháp hồi tháng trước, ông phủ nhận mọi lời buộc tội và khẳng định không làm gì sai.
Theo The New York Times, ông Devillers rời khỏi Trung Quốc năm 2005 và từng được Bạc Hy Lai thuê để phụ trách các công trình kiến trúc thời điểm ông Bạc là thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh từ những năm 1990.
Năm 2000, Devillers cùng bà Cốc thành lập công ty về kiến trúc và làm việc tại một địa điểm ở Bournemouth, miền nam nước Anh. Trong bài trả lời phỏng vấn, Devillers còn mô tả về người quen cũ của mình, doanh nhân người Anh Neil Heywood, người bị phát hiện chết trong khách sạn tại Trùng Khánh tháng 11 năm ngoái, là một "tâm hồn cao quý".
Việc kiến trúc sư người Pháp có quan hệ với gia đình Bạc Hy Lai bị bắt là tình tiết mới nhất trong vụ bê bối chính trị lớn nhất trong hàng thập kỷ qua tại Trung Quốc. Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ chính trị và bí thư thành ủy Trùng Khánh đã bị đình chỉ mọi chức vụ, trong khi vợ bị điều tra vì tội giết người. "Cánh tay phải" một thời của ông Bạc, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân cũng sắp bị đưa ra xét xử tội phản quốc sau khi chạy đến Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn.
Các quan chức có liên can với Wang Lijun (Vương Lập Quân) bị Đảng bắt giữ
Email
Tác giả: Jack Phillips Epoch Times Staff   
Thứ ba, 10 Tháng 7 2012 21:15
Some key figures of the Bloody-Hands Faction, the officials that former CCP head Jiang Zemin promoted to implement his persecution of Falun Gong. Top left: Zhou Yongkang, head of the Chinese regime's public security, recently stripped of his authority and put under investigation (Liu Jin/AFP/Getty Images). Top right: Bo Xilai, former Chongqing Party secretary, soon to be tried for corruption (Lintao Zhang/Getty Images). Bottom left: Li Changchun, propaganda chief (Feng Li/Getty Images). Bottom right: Jiang Zemin, former Chinese leader, originator of the bloody-hands faction (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images).
Một số nhân vật quan trọng của Phe "bàn tay đẩm máu", các quan chức mà cựu lảnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân thúc đẩy thực hiện chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Trên cùng bên trái: Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu an ninh  công an của chế độ Trung Cọng, gần đây đã bị tước quyền lực và bị điều tra (Liu Jin / AFP / Getty Images). Trên cùng bên phải: Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Đảng Trùng Khánh, sẽ sớm bị xét xử về tội tham nhũng (Lintao Zhang / Getty Images). Dưới cùng bên trái: Lý Trường Xuân, lảnh đạo tuyên truyền (Feng Li / Getty Images). Dưới cùng bên phải: Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, người khởi đầu của phe bàn tay đẫm máu (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images).
Giới chức điều tra Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ hai nhân vật trung kiên của viên chức cao cấp Vương lập Quân (Wang Lijun), cựu cảnh sát trưởng Thành phố Trùng Khánh, người đã cố tìm cách đào tẩu qua Đại sứ quán Mỹ trong tháng Hai, kích hoạt một trong những vụ bê bối lớn nhất gây chấn động tới giới lãnh đạo Trung Quốc. Vụ bê bối đang diễn ra khi Đảng chuẩn bị chuyển giao một lần trong một thập niên quyền lực trong bộ máy quyền lực hàng đầu của Đảng, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, được sắp đặt sẽ diễn ra vào, hoặc sau mùa thu năm nay.

Wang, người được báo cáo đã nói với quan chức Mỹ về các chi tiết mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp luân công trong hệ thống  mạng lưới nhà tù Trung Quốc, các bệnh viện, và các trại lao động, hiện đang bị điều tra bởi Ủy ban Trung ương Kiểm tra Kỷ luật của ĐCSTQ cùng với Bạc Hy Lai, chủ cũ của y (Wang), cựu thị trưởngTrùng Khánh, đã bị tước bỏ quyền lực trong tháng Ba.

Bạc được coi là một nhân vật gây tranh cãi trong Đảng Cộng sản với một thành tích kỷ lục đẫm máu, ông là ứng cử viên chính được Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chế độ ưa thích, bởi vì sự tham gia của ông trong chiến dịch của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần phổ biến.  Sự sụp đổ ngoạn mục của Bạc đã dẫn đến sự sụp đổ của phe nhóm của Giang trong Đảng. Các nhà điều tra Đảng đã không đề cập đến những rạn nứt chính trị trong việc cáo buộc của họ chống lại Bạc, thay vào đó, họ chỉ đơn giản buộc tội ông ta lạm dụng quyền lực, gia đình trị, và các tội khác. Vợ ông, Cốc Khai Lai (Gu Kailai), đang bị điều tra vì đã giết chêt một doanh nhân người Anh Neil Heywood.

The New York Times đưa tin hai quan chức cảnh sát thân cận với Wang là Tang Kiến Hoa (Tang Jianhua), phó cảnh sát trưởng của Trùng Khánh và Wang Pengfei (không rõ có liên quan), người đứng đầu bộ phận cảnh sát của quận Yubei. Wang Pengfei bị mất chức vào cuối tháng Sáu, đã được hộ tống ra khỏi thành phố và bị giam giữ bởi các nhân viên an ninh.

Báo cáo không đề cập đến Tang, chỉ nói rằng ông cũng được hộ tống và bị giam giữ trong cùng một ngày. Li Yang, một quan chức cảnh sát phụ trách điều tra tội phạm, cũng bị trừng phạt.

Wang Pengfei được cho là một chuyên gia nghe lén điện thoại, người đã tham gia trong một chiến dịch của Wang Lijun và Bạc. Ông được cho là người sắp xếp chuyến đi của Wang Lijun tới Đại sứ quán Hoa Kỳ vào tháng Hai, kích động con cờ domino đầu tiên trong vụ bê bối lan rộng.

Vụ bê bối Bạc và Vương (Wang) đã phát khởi một rạn nứt ít được biết đến giữa cái gọi là phe "bàn tay đẫm máu" gồm có cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, và chính bản thân Bạc, và phe nhóm dẫn đầu bởi đương kim lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chu và Bạc được cho là đã âm mưu dành nắm quyền lãnh đạo, một kế hoạch mà có thể đã có hiệu lực sau khi Tập Cận Bình được Đảng tấn phong và trở thành chủ tịch nhà nước vào cuối năm nay. vào cuối năm nay.

Âm mưu đảo chính là một phương tiện cho Giang Trạch Dân để duy trì quyền lực ở Trung Quốc và đảm bảo rằng ông và các đồng phạm khỏi phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ chống lại Pháp Luân Công, bao gồm tra tấn hàng ngàn đến chết, và thu hoạch nội tạng của các học viên trong khi họ vẫn còn sống.

Bạc, trong một nỗ lực nhanh chóng vinh thăng thông qua hàng ngũ Đảng, nghe trộm các thành viên hàng đầu của đảng và tạo ra sự sùng bái cá nhân ở Trùng Khánh quay xung quanh thuyết “hồi sinh chủ nghĩa Mao”, y đã bức hại một doanh nhân và các tội phạm, bị gắn cho nhãn hiệu thành viên của Mafia, trong khi tước đoạt tài sản của họ và sử dụng số tiền thu được để tài trợ cho các nỗ lực chính trị.

Trung Quốc muốn xử lý dứt điểm vụ bê bối Bạc Hy Lai trước đại hội Đảng.

Vợ chồng Bạc  Hy Lai chụp tại đám tang cha  ngày  17/01/2007.
Vợ chồng Bạc Hy Lai chụp tại đám tang cha ngày 17/01/2007.
REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Quyết định đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, với tội danh cố ý giết người, cho thấy là Bắc Kinh muốn giải quyết dứt điểm vụ bê bối gây chia rẽ nội bộ này, trước khi có Đại hội đảng Cộng sản và chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Ngày hôm qua, 26/07/2012, Tân Hoa Xã loan tin là bà Cốc Khai Lai đã chính thức bị khởi tố về tội cố ý giết một doanh nhân nguời Anh. Ông Neil Heywood, vốn là chỗ thân quen của gia đình ông Bạc Hy Lai, đã chết trong phòng khách sạn ở Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, hồi tháng 11 năm ngoái.
Đây là diễn tiến mới nhất trong vụ bê bối gây chấn động, mang mầu sắc chính trị, tham nhũng, giết người và làm lộ rõ những chia rẽ sâu sắc bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh Đại hội toàn quốc lần thứ 18 sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới đây và Trung Quốc sẽ có một ban lãnh đạo mới.
Vào mùa xuân vừa qua, ông Bạc Hy Lai, một nhân vật được đánh giá là đầy triển vọng, đã bị loại khỏi chính trường, chủ yếu do các hành động tham nhũng. Là đối tượng bị điều tra trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc do « vi phạm kỷ luật của đảng », hiện nay, ông dường như bị quản thúc tại gia. Tham vọng trở thành một trong chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc của ông đã hoàn toàn tiêu tan.
Hồi tháng Ba, ông Bạc Hy Lai đã bị cách chức bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Sang tháng Tư, ông bị đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị và vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, bị điều tra vì bị nghi ngờ dính líu đến vụ giết doanh nhân Neil Heywood.
Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh thông báo khởi tố và sẽ đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai có nghĩa là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được đồng thuận về cách thức xử lý trường hợp ông Bạc Hy Lai.
Chuyên gia Lâm Hòa Lập, thuộc đại học Trung Hoa Hồng Kông, được AFP trích dẫn, dự báo : « Sẽ không còn có các ngạc nhiên khác nữa. Họ sẽ tập trung vào trường hợp bà Cốc Khai Lai và có thể là ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đối xử tàn tệ ». Giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng đến sự đoàn kết, hài hòa trong nội bộ, trước khi có Đại hội Đảng.
Nhiều nhà quan sát cho rằng có thể ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đưa ra xét xử và đây là kết quả của một sự đồng thuận giữa các phe phái, trước sự kiện quan trọng là Đại hội Đảng.
Ông Joseph Fewsmith, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở đại học Boston, Hoa Kỳ nói rằng « các vụ việc này hiện đang được xử lý, tình hình sẽ phải lắng dịu trước Đại hội 18. ».
Đối với nhà phân tích Trịnh Vũ Thạc, ở đại học Thành phố Hồng Kông, thì giới lãnh đạo ở Bắc Kinh muốn trưng ra bên ngoài là có sự đoàn kết nội bộ trước đại hội Đảng và do vậy, họ sẽ cố gắng « chứng mình rằng vụ bà Cốc Khai Lai không có liên quan gì đến ông Bạc Hy Lai ».
Ngày hôm nay, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc giải thích là việc thông báo đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai về tội giết người cho thấy là không ai đứng trên pháp luật, tại một đất nước mà nạn tham nhũng đang ngày càng làm cho người dân bất bình.
Xã luận Hoàn cầu Thời báo, trong ấn bản tiếng Hoa và tiếng Anh, viết vụ xử mang tính biểu tượng này chứng tỏ là không một ai, bất kể cương vị và thế lực như thế nào, đều không thể thoát khỏi trừng phạt nếu như hành động nhẫn tâm và đặc biệt là làm tổn hại sinh mạng người khác ».
Theo cách thông báo của Tân Hoa Xã cũng như bình luận của báo chí chính thức Trung Quốc thì chắc chắn bà Cốc Khai Lai sẽ bị kết tội giết người. Trong trường hợp này, bà sẽ bị tuyên án tử hình và có thể sau đó, được giảm mức án xuống thành tù chung thân. Theo một số nguồn tin, phiên xét xử bà Cốc Khai Lai có thể diễn ra trong tháng Tám.

Bạc Hy Lai, sự rơi rụng của một ngôi sao đỏ

Thụy My
Chủ nhật 29 Tháng Bẩy 2012Le Monde Magazine tuần này đã dành đến bảy trang báo cho bài viết mang tựa đề « Sát nhân, quyền lực và tham nhũng : Bạc Hy Lai, sự rơi rụng của một ngôi sao đỏ ». Tờ báo quay lại cuộn phim của xì-căng-đan ly kỳ này và cho rằng Bạc Hy Lai là một hiện tượng chính trị kỳ lạ, được tạo nên bởi những thăng trầm của lịch sử Trung Quốc trong 50 năm gần đây.

Đang mùa hè, các tuần báo Pháp có khuynh hướng chọn những đề tài nhẹ nhàng để giới thiệu với độc giả. Le Nouvel Observateur số tuần này dành nhiều trang báo cho chủ đề « Triết lý của hạnh phúc », Le Point nói về triết gia Hy Lạp Epicure. Nhân Thế vận hội Luân Đôn khai mạc, Le Courrier International đặt ra vấn đề « Vận động viên ống nghiệm » : Khi khoa học vào cuộc – từ trang thiết bị hiện đại cho đến doping, các biện pháp phân tích đặc thù, khiến các cuộc tranh tài đỉnh cao giữa các vận động viên trở thành cuộc đọ sức của các nhà khoa học và kỹ sư. Về nước Pháp, tuần báo L’Express đăng chân dung Tổng thống François Hollande trên trang nhất với tựa đề « Người thôi miên », khi ông hoãn lại các cải cách, ru ngủ người dân Pháp…theo như nhận định của tờ báo.
Về châu Á, Le Monde Magazine đăng tấm ảnh cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, phía sau là lá cờ đỏ với búa liềm vàng của đảng Cộng sản Trung Quốc và chạy tựa « Sát nhân, quyền lực và tham nhũng : Bạc Hy Lai, sự rơi rụng của một ngôi sao đỏ ».
Bạc Hy Lai, ngôi sao đỏ đã tắt
Tờ báo quay lại cuộn phim của xì-căng-đan ly kỳ này. Một buổi tối tháng 11/2011, trong một căn phòng của khách sạn Lijing Holiday sang trọng cách Trùng Khánh hơn một chục cây số, cho thuê với giá 400 đến 600 euro một ngày, người ta phát hiện doanh nhân Anh Neil Heywood đã chết. Nguyên nhân cái chết của doanh nhân 41 tuổi, được báo cho người vợ Trung Quốc và lãnh sự quán Anh ở Trùng Khánh, là do trụy tim vì quá chén.
Vương Lập Quân (Wang Lijun) , giám đốc công an Trùng Khánh – một nhân vật nổi tiếng thanh liêm ở Liêu Ninh được Bạc Hy Lai (Bo Xilai) mời về để quét sạch bọn mafia – quyết định tiến hành điều tra, cho lấy một mẫu da của tử thi để làm xét nghiệm, ngay trước khi đem đi thiêu. Con người này rất mê lãnh vực pháp y, ông ta âm thầm làm việc với một nhóm người thân tín.
Theo lời kể của những người thân cận Vương Lập Quân cho tờ New York Times, thì ngày 18/01/2012 Vương Lập Quân đã trình cho Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai kết luận về cái chết của Neil Heywood : đó là do bị đầu độc, mà thủ phạm không ai khác hơn là bà Cốc Khai Lai (Gu Kailai), vợ ông Bạc Hy Lai. Nhân vật quyền lực đứng đầu Trùng Khánh tỏ vẻ chấp nhận mở điều tra. Nhưng ông ta đổi ý rất nhanh : Vương Lập Quân bị cách ly khỏi vụ án này, và ba trong số các nhân viên tham gia điều tra bỗng mất tích một cách khó hiểu.
Ngày 6/2, viên chức công an cao cấp trên bí mật dùng xe hơi đến Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở kế cận. Tiếng đồn lan truyền nhanh chóng trên mạng Vi Bác : Vương Lập Quân đã trốn vào lãnh sự quán Mỹ. Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, Hoa Kỳ rồi Trung Quốc nhìn nhận là ông ta đã ở đây suổt cả đêm, trước khi được giao lại cho các viên chức an ninh cao cấp từ Bắc Kinh đến.
Lúc đó chỉ còn một tuần nữa là đến thời điểm Tập Cận Bình viếng thăm chính thức nước Mỹ, và trong năm sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực ở cấp cao nhất của Đảng, vụ này có tầm quan trọng rất lớn. Ngoài Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Lý Khắc Cường (Li Keqiang), bảy thành viên thường trực còn lại của Bộ Chính trị sẽ được chọn ra, trong đó Bạc Hy Lai là một ứng viên sáng giá.
Ngày 15/3, Bạc Hy Lai cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và đến ngày 10/4 vào 23 giờ khuya, thêm một quả bom tấn nữa được tung ra : Bạc Hy Lai bị điều tra nội bộ vì « vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng », còn bà Cốc Khai Lai là nghi can trong vụ sát hại doanh nhân Anh. Hai tháng sau, những người thân cận Bạc Hy Lai trong chính quyền Trùng Khánh đều bị loại ra ngoài.
Những thăng trầm lịch sử
Việc xét xử ba nhân vật chính trong xì-căng-đan này sắp diễn ra, nhưng không ai trông đợi vào một phiên tòa minh bạch. Một loại tòa án binh đang chờ đợi Vương Lập Quân vì tội phản quốc, bên cạnh đó còn về chiến dịch chống mafia một cách thô bạo với việc tra tấn và kết tội oan nhiều người. Bạc Hy Lai sẽ bị kỷ luật trong nội bộ Đảng. Còn đối với bà Cốc Khai Lai, người ta cho rằng sẽ bị kết án nặng nề, như bà vợ góa của Mao Trạch Đông thời trước – những điểm giống nhau là tham vọng to lớn cũng như cuộc đấu tranh giành quyền lực của người chồng.
Đó là vì nếu họ tộc danh tiếng và quyền uy này có lẽ ít tham nhũng hơn so với những gì chế độ đã nêu ra, theo Le Monde Magazine, cũng nên lướt qua thân thế, sự nghiệp của ông Bạc Hy Lai để nhận diện một động lực khác của sự thất sủng. Bạc Hy Lai là một hiện tượng chính trị kỳ lạ, được tạo nên bởi những thăng trầm của lịch sử Trung Quốc trong 50 năm gần đây.
Bạc Hy Lai là một « hoàng tử đỏ », con của cựu Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba (Bo Yibo), một trong tám Bát đại nguyên lão, tức khai quốc công thần của Trung Hoa cộng sản. Ông cũng gặp nhiều gian truân khi người cha bị bỏ tù trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Sau khi ông Bạc Nhất Ba được phục hồi danh dự, Bạc Hy Lai được chỉ định theo đuổi sự nghiệp chính trị (chỉ có một « hoàng tử đỏ » trong gia đình được làm chính trị, theo quy định do chính Bạc Nhất Ba đặt ra).
Theo kiến trúc sư Pháp Patrick Devillers, một người thân cận khác của họ Bạc, thì « Gia đình Bạc Hy Lai không vướng vấn đề tiền bạc. Đơn giản là họ không cần, và điều đó quá rủi ro cho vị thế của họ ». Tờ báo cho biết, Bạc Hy Lai có những người bạn hào phóng như tỉ phú Từ Minh (Xu Ming) sẵn sàng chu cấp mọi thứ. Ngoài ra các thành viên trong gia đình như các người anh em của ông đứng đầu các tập đoàn nhà nước, hay chị của bà Cốc Khai Lai là Cốc Vương Ninh (Gu Wangning) rất giàu có, thừa sức chu cấp cho cậu con trai của Bạc Hy Lai du học.
Hai vợ chồng Bạc Hy Lai là biểu tượng hiện đại mà rất ít chính khách Trung Quốc có được. Các chính khách ngoại quốc và lãnh đạo tập đoàn đa quốc gia đều có ấn tượng Bạc Hy Lai là một nhân vật cởi mở, thân thiện, gần gũi với phương Tây. Bỗng chốc ông gây ngạc nhiên khi đóng vai trò lãnh tụ phái Tân Mao, gây sốc cho các nạn nhân của Người cầm lái vĩ đại thời trước. Thế là Bạc Hy Lai không còn được Thủ tướng Ôn Gia Bảo tín nhiệm, và đợt đại hội năm 2007, một « hoàng tử đỏ » khác là Tập Cận Bình đã được đôn lên ủy viên thường trực Bộ Chính trị.
Some key figures of the Bloody-Hands Faction, the officials that former CCP head Jiang Zemin promoted to implement his persecution of Falun Gong. Top left: Zhou Yongkang, head of the Chinese regime's public security, recently stripped of his authority and put under investigation (Liu Jin/AFP/Getty Images). Top right: Bo Xilai, former Chongqing Party secretary, soon to be tried for corruption (Lintao Zhang/Getty Images). Bottom left: Li Changchun, propaganda chief (Feng Li/Getty Images). Bottom right: Jiang Zemin, former Chinese leader, originator of the bloody-hands faction (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images).
Miang Trạch Dân thúc đẩy thực hiện chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Trên cùng bên trái: Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu an ninh  công an của chế độ Trung Cọng, gần đây đã bị tước quyền lực và bị điều tra (Liu Jin / AFP / Getty Images). Trên cùng bên phải: Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Đảng Trùng Khánh, sẽ sớm bị xét xử về tội tham nhũng (Lintao Zhang / Getty Images). Dưới cùng bên trái: Lý Trường Xuân, lảnh đạo tuyên truyền (Feng Li / Getty Images). Dưới cùng bên phải: Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, người khởi đầu của phe bàn tay đẫm máu (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images)ột số nhân vật quan trọng của Phe "bàn tay đẩm máu", các quan chức mà cựu lảnh đạo ĐCSTQ G.
Giới chức điều tra Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ hai nhân vật trung kiên của viên chức cao cấp Vương lập Quân (Wang Lijun), cựu cảnh sát trưởng Thành phố Trùng Khánh, người đã cố tìm cách đào tẩu qua Đại sứ quán Mỹ trong tháng Hai, kích hoạt một trong những vụ bê bối lớn nhất gây chấn động tới giới lãnh đạo Trung Quốc. Vụ bê bối đang diễn ra khi Đảng chuẩn bị chuyển giao một lần trong một thập niên quyền lực trong bộ máy quyền lực hàng đầu của Đảng, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, được sắp đặt sẽ diễn ra vào, hoặc sau mùa thu năm nay.

Wang, người được báo cáo đã nói với quan chức Mỹ về các chi tiết mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp luân công trong hệ thống  mạng lưới nhà tù Trung Quốc, các bệnh viện, và các trại lao động, hiện đang bị điều tra bởi Ủy ban Trung ương Kiểm tra Kỷ luật của ĐCSTQ cùng với Bạc Hy Lai, chủ cũ của y (Wang), cựu thị trưởngTrùng Khánh, đã bị tước bỏ quyền lực trong tháng Ba.

Bạc được coi là một nhân vật gây tranh cãi trong Đảng Cộng sản với một thành tích kỷ lục đẫm máu, ông là ứng cử viên chính được Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chế độ ưa thích, bởi vì sự tham gia của ông trong chiến dịch của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần phổ biến.  Sự sụp đổ ngoạn mục của Bạc đã dẫn đến sự sụp đổ của phe nhóm của Giang trong Đảng. Các nhà điều tra Đảng đã không đề cập đến những rạn nứt chính trị trong việc cáo buộc của họ chống lại Bạc, thay vào đó, họ chỉ đơn giản buộc tội ông ta lạm dụng quyền lực, gia đình trị, và các tội khác. Vợ ông, Cốc Khai Lai (Gu Kailai), đang bị điều tra vì đã giết chêt một doanh nhân người Anh Neil Heywood.

The New York Times đưa tin hai quan chức cảnh sát thân cận với Wang là Tang Kiến Hoa (Tang Jianhua), phó cảnh sát trưởng của Trùng Khánh và Wang Pengfei (không rõ có liên quan), người đứng đầu bộ phận cảnh sát của quận Yubei. Wang Pengfei bị mất chức vào cuối tháng Sáu, đã được hộ tống ra khỏi thành phố và bị giam giữ bởi các nhân viên an ninh.

Báo cáo không đề cập đến Tang, chỉ nói rằng ông cũng được hộ tống và bị giam giữ trong cùng một ngày. Li Yang, một quan chức cảnh sát phụ trách điều tra tội phạm, cũng bị trừng phạt.

Wang Pengfei được cho là một chuyên gia nghe lén điện thoại, người đã tham gia trong một chiến dịch của Wang Lijun và Bạc. Ông được cho là người sắp xếp chuyến đi của Wang Lijun tới Đại sứ quán Hoa Kỳ vào tháng Hai, kích động con cờ domino đầu tiên trong vụ bê bối lan rộng.

Vụ bê bối Bạc và Vương (Wang) đã phát khởi một rạn nứt ít được biết đến giữa cái gọi là phe "bàn tay đẫm máu" gồm có cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, và chính bản thân Bạc, và phe nhóm dẫn đầu bởi đương kim lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chu và Bạc được cho là đã âm mưu dành nắm quyền lãnh đạo, một kế hoạch mà có thể đã có hiệu lực sau khi Tập Cận Bình được Đảng tấn phong và trở thành chủ tịch nhà nước vào cuối năm nay. vào cuối năm nay.

Âm mưu đảo chính là một phương tiện cho Giang Trạch Dân để duy trì quyền lực ở Trung Quốc và đảm bảo rằng ông và các đồng phạm khỏi phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ chống lại Pháp Luân Công, bao gồm tra tấn hàng ngàn đến chết, và thu hoạch nội tạng của các học viên trong khi họ vẫn còn sống.

Bạc, trong một nỗ lực nhanh chóng vinh thăng thông qua hàng ngũ Đảng, nghe trộm các thành viên hàng đầu của đảng và tạo ra sự sùng bái cá nhân ở Trùng Khánh quay xung quanh thuyết “hồi sinh chủ nghĩa Mao”, y đã bức hại một doanh nhân và các tội phạm, bị gắn cho nhãn hiệu thành viên của Mafia, trong khi tước đoạt tài sản của họ và sử dụng số tiền thu được để tài trợ cho các nỗ lực chính trị.
 Trung Quốc muốn xử lý dứt điểm vụ bê bối Bạc Hy Lai trước đại hội Đảng.

Vợ chồng Bạc  Hy Lai chụp tại đám tang cha  ngày  17/01/2007.
Vợ chồng Bạc Hy Lai chụp tại đám tang cha ngày 17/01/2007.
REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Quyết định đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, với tội danh cố ý giết người, cho thấy là Bắc Kinh muốn giải quyết dứt điểm vụ bê bối gây chia rẽ nội bộ này, trước khi có Đại hội đảng Cộng sản và chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Ngày hôm qua, 26/07/2012, Tân Hoa Xã loan tin là bà Cốc Khai Lai đã chính thức bị khởi tố về tội cố ý giết một doanh nhân nguời Anh. Ông Neil Heywood, vốn là chỗ thân quen của gia đình ông Bạc Hy Lai, đã chết trong phòng khách sạn ở Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, hồi tháng 11 năm ngoái.
Đây là diễn tiến mới nhất trong vụ bê bối gây chấn động, mang mầu sắc chính trị, tham nhũng, giết người và làm lộ rõ những chia rẽ sâu sắc bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh Đại hội toàn quốc lần thứ 18 sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới đây và Trung Quốc sẽ có một ban lãnh đạo mới.
Vào mùa xuân vừa qua, ông Bạc Hy Lai, một nhân vật được đánh giá là đầy triển vọng, đã bị loại khỏi chính trường, chủ yếu do các hành động tham nhũng. Là đối tượng bị điều tra trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc do « vi phạm kỷ luật của đảng », hiện nay, ông dường như bị quản thúc tại gia. Tham vọng trở thành một trong chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc của ông đã hoàn toàn tiêu tan.
Hồi tháng Ba, ông Bạc Hy Lai đã bị cách chức bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Sang tháng Tư, ông bị đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị và vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, bị điều tra vì bị nghi ngờ dính líu đến vụ giết doanh nhân Neil Heywood.
Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh thông báo khởi tố và sẽ đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai có nghĩa là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được đồng thuận về cách thức xử lý trường hợp ông Bạc Hy Lai.
Chuyên gia Lâm Hòa Lập, thuộc đại học Trung Hoa Hồng Kông, được AFP trích dẫn, dự báo : « Sẽ không còn có các ngạc nhiên khác nữa. Họ sẽ tập trung vào trường hợp bà Cốc Khai Lai và có thể là ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đối xử tàn tệ ». Giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng đến sự đoàn kết, hài hòa trong nội bộ, trước khi có Đại hội Đảng.
Nhiều nhà quan sát cho rằng có thể ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đưa ra xét xử và đây là kết quả của một sự đồng thuận giữa các phe phái, trước sự kiện quan trọng là Đại hội Đảng.
Ông Joseph Fewsmith, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở đại học Boston, Hoa Kỳ nói rằng « các vụ việc này hiện đang được xử lý, tình hình sẽ phải lắng dịu trước Đại hội 18. ».
Đối với nhà phân tích Trịnh Vũ Thạc, ở đại học Thành phố Hồng Kông, thì giới lãnh đạo ở Bắc Kinh muốn trưng ra bên ngoài là có sự đoàn kết nội bộ trước đại hội Đảng và do vậy, họ sẽ cố gắng « chứng mình rằng vụ bà Cốc Khai Lai không có liên quan gì đến ông Bạc Hy Lai ».
Ngày hôm nay, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc giải thích là việc thông báo đem ra xét xử bà Cốc Khai Lai về tội giết người cho thấy là không ai đứng trên pháp luật, tại một đất nước mà nạn tham nhũng đang ngày càng làm cho người dân bất bình.
Xã luận Hoàn cầu Thời báo, trong ấn bản tiếng Hoa và tiếng Anh, viết vụ xử mang tính biểu tượng này chứng tỏ là không một ai, bất kể cương vị và thế lực như thế nào, đều không thể thoát khỏi trừng phạt nếu như hành động nhẫn tâm và đặc biệt là làm tổn hại sinh mạng người khác ».
Theo cách thông báo của Tân Hoa Xã cũng như bình luận của báo chí chính thức Trung Quốc thì chắc chắn bà Cốc Khai Lai sẽ bị kết tội giết người. Trong trường hợp này, bà sẽ bị tuyên án tử hình và có thể sau đó, được giảm mức án xuống thành tù chung thân. Theo một số nguồn tin, phiên xét xử bà Cốc Khai Lai có thể diễn ra trong tháng Tám.
Cốc Khai Lai không phản đối tội danh giết người
Thứ năm, 9/8/2012 - Phiên tòa xét xử bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, hôm nay kết thúc, chưa có thông tin gì về mức án, ngoài việc bà Cốc không phản đối cáo buộc giết người.
> Trung Quốc xét xử vợ Bạc Hy Lai

An ninh thắt chặt bên ngoài tòa án nhân dân thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy sáng nay. Ảnh: AP.
Thông tin trên do Tang Yigan, một quan chức tòa án trung cấp Hợp Phì, tỉnh An Huy, nơi tổ chức xét xử, cho biết trong một cuộc họp báo đặc biệt chiều nay. Ông Tang cho biết thời gian công bố bản án sẽ được đưa ra sau, sau khi tòa nghị án.
Theo ông Tang, luật sư đại diện cho bà Cốc đã không bào chữa cho tội danh giết người mà thân chủ bị cáo buộc. Luật sư được chính quyền chỉ định cho bà Cốc nói với tòa án rằng bà "phải chịu trách nhiệm" cho hành động của mình nhưng cũng nên tính đến thái độ hợp tác của bà trong suốt quá trình điều tra vụ việc.
Luật sư đại diện cho ông Trương Hiểu Quân, bị cho là đồng phạm của bà Cốc, cũng không có bất kỳ phản đối nào với cáo buộc từ tòa án dành cho thân chủ.
Bản thân bà Cốc và ông Trương không có bất kỳ phản đối nào đối với lời buộc tội cố ý giết người. Sức khỏe và tâm lý của bà Cốc ổn định suốt phiên xử, quan chức trên cho hay.
Bà Cốc Khai Lai, 53 tuổi, cùng trợ lý của gia đình là Trương Hiểu Quân, 33 tuổi, bị buộc tội đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood bằng chất độc cyanide vào tháng 11 năm ngoái tại Trùng Khánh. Ông Trương được cho là đã cung cấp chất độc khi bà Cốc đến thăm ông Heywood ở khách sạn để thực hiện âm mưu ám sát.
Theo cáo trạng, bà Cốc bố trí để ông Heywood - bạn thân và đối tác làm ăn của bà - đi từ Bắc Kinh đến Trùng Khánh cùng với Trương Tiểu Quân.
Buổi tối hôm đó, bà Cốc cùng với ông Heywood có mặt trong khách sạn. "Khi Heywood say rượu, nôn và muốn uống nước, bà ta lấy thuốc độc đã chuẩn bị sẵn, được Trương Tiểu Quân mang tới, đổ vào miệng của Heywood, giết chết ông ta", ông Tang cho biết. Heywood sau đó được cho là chết vì uống quá nhiều rượu, rồi được hỏa táng chóng vánh.
Hai nghi phạm có thể bị tuyên từ 10 năm tù đến tử hình nếu bị kết tội. Hãng thông tấn Xinhua cho biết thậm chí trước phiên xét xử, đã có những bằng chứng "rõ ràng và không thể chối cãi" chống lại hai nghi phạm.
Ảnh phiên xét xử bà Cốc Khai Lai
Phiên tòa gây chấn động Trung Quốc này mở màn lúc 8h30 sáng nay, dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt của lực lượng cảnh sát. Guardian miêu tả giao thông tại các con đường xung quanh tòa án cũng bị chặn với hàng chục xe cảnh sát và xe tải nhỏ.
Doanh nhân người Anh Neil Heywood (trái) và bà Cốc Khai Lai. Ảnh: AP
Tuy nhiên, hầu như báo chí Trung Quốc không đả động gì đến phiên xét xử này. Duy nhất Shenzhen Evening News của Thâm Quyến đăng ảnh bà Cốc và ông Heywood ngay trang đầu. Các cư dân mạng xã hội Sina Weibo cho hay khi nghe tin về phiên xét xử bà Cốc tội giết người, họ bán tín bán nghi. Chỉ đến khi tìm đến các báo nước ngoài, họ mới xác thực được thông tin.
Chồng bà Cốc, chính trị gia nổi tiếng một thời của Trung Quốc là ông Bạc Hy Lai, vẫn đang là đối tượng điều tra nội bộ đảng do "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật". Ông đã không còn xuất hiện kể từ khi ông bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ chính trị và mọi chức vụ trong đảng hồi đầu năm.
Sự nghiệp chính trị đầy triển vọng của ông sụp đổ sau khi Vương Lập Quân, "cánh tay phải" của ông, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, đến lãnh sứ quán Mỹ xin tị nạn. Ông Vương được cho là đã tiết lộ với các nhân viên ngoại giao Mỹ thông tin quanh cái chết của Heywood, hệ quả là bản thân ông phải đối mặt với tội danh phản quốc còn ông Bạc cũng tiêu tan sự nghiệp.
Anh Ngọc
Theo dòng sự kiện:
Bạc Hy Lai (08/08)
Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh (08/08)
Bạc Hy Lai bị xa lánh (06/08)
Vợ Bạc Hy Lai ra tòa tuần tới (04/08)
Bạc Hy Lai trên ghế bộ trưởng (03/08)
Bạc Hy Lai cất cánh, nhà báo ở tù (01/08)
Bạc Hy Lai cất cánh, nhà báo ở tù (01/08)

Con trai ông Bạc Hy lai lên tiếng trong một điện thư Print
Friday, 10 August 2012 13:37
Cali Today News - Lần đầu tiên con trai ông Bạc Hy Lai phá vỡ sự im lặng của mình khi gửi đến tòa án sắp xử mẹ của anh một tuyên bố qua hình thức điện thư với tính cách như một nhân chứng.
Thứ năm 9/8 phiên tòa xử bà Gu Kailai, vợ ông Bạc, sẽ được mở màn tại thành phố Hefei phía đông. Đây là vụ xử án được công luận chú ý nhiều nhất ở Trung Quốc từ nhiều thập niên qua.
Bo Guagua tuyên bố với CNN như sau: “Tôi được xem là một yếu tố trong vụ án tố cáo mẹ tôi tội sát nhân. Tôi dã gửi tuyên bố nhân chứng của mình và tin là các sự kiện hiển nhiên được phơi bày”
Các quan sát viên nhận thấy lời tuyên bố của Bo Guagua có vẻ “chung chung, không đi vào chi tiết gì cả”. Lúc đầu cảnh sát TQ nói “bà Gu là kẻ tham lam”, nhưng sau đó lại bổ túc là ông Heywood, nạn nhân người Anh, có hăm dọa “gì đó” đối với bà.
Đây là yếu tố quan trọng của bên công tố, vì nếu đúng như thế, bà Gu mới thoát được án tử hình. Tuy nhiên phiên xử sẽ không công khai và các “yếu tố mới” sẽ không được công bố cho dân chúng biết.
Bo Guagua đã tốt nghiệp đại học Havard trong năm nay và người ta tin là anh vẫn đang sống ở Mỹ. Hiện nay chuyện ông Heywood từng hăm dọa Bo Guagua với bà Gu “hết sức bí ẩn”, vì bạn bè của ông mô tả “ông là người trung thành với gia đình ông Bo”
Đào Nguyên source Reuters

Sau Cốc Khai Lai, sẽ đến lượt Bạc Hy Lai bị xét xử ?

Bà Cốc Khai Lai (vợ ông Bạc Hy Lai) và Trương Hiểu Quân bị giải đến tòa án Hợp Phì, tỉnh An Huy ngày 08/09/2012.
Bà Cốc Khai Lai (vợ ông Bạc Hy Lai) và Trương Hiểu Quân bị giải đến tòa án Hợp Phì, tỉnh An Huy ngày 08/09/2012.
REUTERS/CCTV via Reuters TV


Mai Vân Phiên tòa chớp nhoáng mở ra ngày 09/08/2012 vừa qua tại Trung Quốc để xét xử bà Cốc Khai Lai, vợ cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai là sự kiện châu Á rất được các tuần báo chú ý. Tạp chí Anh The Economist trong bài viết « Lặng lẽ mà đi » đã nêu bật ý đồ của đảng Cộng sản Trung Quốc là muốn “chôn vùi vụ án Bạc Hy Lai với phiên tòa xử vợ của ông ta”. Tờ báo do đó đã tự hỏi là bà Cốc Khai Lai là một con ác quỷ hay chỉ là một con dê tế thần ?
Dù phán quyết của Tòa án thành phố Hợp Phì ở tỉnh An Huy chưa được tuyên bố, nhưng đối với The Economist, tội trạng của bà Cốc Khai Lai đã được Tân Hoa Xã loan báo ngay từ trước khi phiên tòa được mở ra, khi hãng tin chính thức của Nhà nước Trung Quốc khẩng định rằng đã có đầy đủ các bằng chứng « không thể chối cãi » về tội sát nhân của vợ ông Bạc Hy Lai.
Cách tổ chức vụ xử cũng nhằm mục tiêu khóa miệng những tiếng nói ngược với kịch bản đã được vẽ ra. Hai bị cáo – Cốc Khai Lai và người giúp việc nhà Trương Hiểu Quân – không được quyền chọn luật sư riêng, trong lúc Tòa án xét xử họ lại đặt tại một thành phố rất xa Trùng Khánh, nơi mà nạn nhân người Anh bị cho là đã bị sát hại, nhưng cũng là nơi mà ông Bạc Hy Lai, là bí thư đầy quyền uy cho đến tháng Ba, trước khi bị hạ bệ do chính vụ án này. 
Theo The Economist, kịch bản cho vụ xử bà Cốc Khai Lai đã được an bài ngay từ đầu, theo đó bà Cốc Khai Lai có thể sẽ tránh được một bản án tử hình ngay lập tức, mà sẽ bị một án tử hình "treo" và bị đưa đi biệt giam.

Xử trí sao với Bạc Hy Lai ?
Câu hỏi đặt ra sau đó, theo tuần báo Anh, là chế độ sẽ làm gì với ông Bạc Hy Lai. Một số người nghĩ rằng, sau khi tham vọng chính trị to lớn của ông bị tiêu tan, ông có thể sẽ chỉ bị những trừng phạt tương đối nhẹ, chủ yếu là về mặt chính trị.
Theo The Economist, vụ án này gợi lại phần nào phiên tòa hình thức vào năm 1980 để xét xử bà Giang Thanh, quả phụ của Mao Trạch Đông, được dàn dựng để bà gánh chịu phần lớn trách nhiệm cho cuộc Cách mạng Văn hóa tai hại của cố Chủ tịch Trung Quốc.
Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đang có rất nhiều lý do để hạn chế các cáo buộc nhắm vào ông Bạc Hy Lai : họ không muốn làm nổi bật sự giàu có mà gia đình Bạc Hy Lai đã tích lũy được. Nhiều người trong số họ có bạn bè và thân nhân giàu có. Điều này có thể giải thích vì sao bà Cốc Khai Lai bị truy tố về tội giết người chứ không phải, như từng được nêu ra, về các tội danh kinh tế.
Bản thân ông Bạc Hy Lai thì bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị trong tháng Tư vì bị tình nghi « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Tuy nhiên, cho đến nay, không hề có chiến dịch nào nhằm bôi nhọ ông về mặt tội phạm hình sự.
Tuy nhiên, theo The Economist, Bạc Hy Lai dường như không phải là loại người chấp nhận ra đi một cách lặng lẽ. Tập Cận Bình, cũng là con một anh hùng cách mạng như Bạc Hy Lai, sẽ lên nắm quyền vào cuối năm nay trong một tiến trình chuyển đổi lãnh đạo Trung Quốc một lần trong một thập kỷ. Có thể là nhân vật này cũng muốn rằng sự nghiệp chính trị của ông Bạc Hy Lai thực sự kết thúc.
Trong tình hình đó, The Economist tự hỏi thủ đoạn để thực hiện mong muốn đó phải chăng sẽ là một bản án hình sự, nối tiếp theo một quyết định khai trừ ông Bạc Hy Lai khỏi đảng ? Về tội bẻ lệch hướng đi của nền công lý ? Trong trường hợp đó, tuần báo Anh kết luận : « Sẽ lại có một vụ án chớp nhoáng khác ».
Vợ Bạc Hy Lai nhận tội giết người


​​Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin bà Cốc Khai Lai đã nhận tội giết doanh nhân Anh Neil Heywood và sẵn sàng chịu hình phạt.

Tân Hoa Xã loan tin này hôm thứ Sáu, trích dẫn lời bà Cốc Khai Lai nói rằng vụ này giống như “một tảng đá lớn” đè nặng lên bà từ hơn nửa năm qua. Bà cho rằng hành động của bà là do một lúc “xuống tinh thần” nhưng bà hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động này.

Tân Hoa Xã hôm thứ Sáu cho biết các phát biểu của bà được đưa ra trong suốt 7 giờ xử tại thành phố Hợp Phì hôm thứ Năm.

4 nhân viên cảnh sát cũng thú nhận giúp bà Cốc Khai Lai bao che vụ giết người.

Bản án vẫn chưa đưa ra cho 4 người này và bà Cốc Khai Lai trong vụ xử được canh gác cẩn mật và báo chí độc lập không được dự.

Ông James Feinerman, giáo sư chương trình châu Á của trường luật Georgetown ở Washington nói với VOA mục đích của vụ xử lần này có thể là nhằm có thêm bằng chứng kết tội ông Bạc Hy Lai:

“Nếu ta muốn chắc chắn đóng những cây đinh lên chiếc quan tài đã được đậy nắp của ông Bạc Hy Lai, thì một trong những điều mà ta có thể làm là để cho những người vừa bị xử có dịp công khai nhận tội âm mưu với nhau để giết người. Và rồi như vậy hàm ý rằng ông Bạc Hy Lai đã giám sát toàn bộ chuyện đó, hoặc ít ra cũng được báo cáo về những gì mà những người đang bị xử đã làm.”

Những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai ngờ rằng vụ xử vợ ông nằm trong một nỗ lực rộng hơn nhằm thủ tiêu sự nghiệp chính trị của ông, trước ngày đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp trong năm nay.

Bí ẩn quanh cái chết của Neil Heywood

14/08/2012 - (VOV) - Bản thân bà Cốc Khai Lai và tòng phạm thừa nhận tội giết người. Song vẫn có nhiều nghi vấn về bên thứ 3 đã gây ra cái chết cho doanh nhân người Anh.

Phiên tòa xử phu nhân của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh (Trung Quốc) đã kết thúc hôm 10/8 mà không đưa ra được bản án nào (phán quyết sẽ được đưa ra trong thời gian tới). Cũng lần đầu tiên Tân Hoa xã đưa tin chính thức về vụ việc sau một thời gian dài truyền thông nước này im ắng về vụ án. Không chỉ vậy, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc còn tường thuật khá chi tiết về phiên xét xử. Bản tin của Tân Hoa xã có độ dài chưa từng thấy - tới 3.400 từ trong bản tiếng Anh, mà thường trong các vụ trước đó chỉ dài tối đa vài trăm từ. Các báo lớn sau đó đã đăng lại bài tường thuật của Tân Hoa xã.
Bà Cốc Khai Lai tại phiên tòa ở Hợp Phì (ảnh: Getty Images)

Bà Cốc Khai Lai cùng trợ lý gia đình là Trương Hiểu Quân bị cáo buộc đã lên kế hoạch và ra tay đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood ở thành phố Trùng Khánh vào tháng 11/2011. Cả hai cùng nhận tội trong cáo trạng và tỏ ra hối lỗi về các tội ác đã gây ra.
Phiên tòa có sự tham dự của hơn 140 người, gồm có các nhà ngoại giao Anh cùng với người thân, bạn bè doanh nhân Heywood (sinh năm 1970), theo Tân Hoa xã.
Quá trình gây án
Theo cáo trạng và lời khai của bị cáo Cốc Khai Lai và đồng phạm Trương Hiểu Quân, thì bà Cốc đã có một quá trình dài lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc sát hại Heywood. Trương Hiểu Quân, sinh năm 1979 và công tác tại Văn phòng Thành ủy Trùng Khánh, giúp xốc ông Heywood đã say mèm lên giường trong khách sạn trước khi bà Cốc đổ thuốc độc vào miệng ông này.
Cụ thể, ngày 12/11/2011, bà Cốc yêu cầu Trương liên lạc với Neil Heywood, hẹn ông ta tới gặp bà Cốc, rồi trực tiếp đón và đưa Heywood từ Bắc Kinh tới một khách sạn ở Trùng Khánh.

Hôm sau, 13/11, Trương đã thực hiện y như bà Cốc dặn. Heywood làm thủ tục vào phòng 1605 của khách sạn Lucky Holiday ở quận Nam Ngạn, thành phố Trùng Khánh. Hôm đó, bà Cốc chuẩn bị sẵn một chai thủy tinh đựng chất độc cyanide và một lọ thuốc con nhộng. Chai thủy tinh bà Cốc đưa cho Trương.
Tầm 9h tối, bà Cốc gặp và uống rượu với ông Heywood. Sau đó, Heywood say khướt và bị ngã trong phòng tắm. Lập tức bà Cốc gọi Trương vào phòng mang theo chai độc tố.
Theo lời khai của Trương được các công tố viên trình lên tòa, anh này đã đặt Heywood lên giường. Sau khi Heywood bị ói và xin nước uống, bà Cốc liền đổ chất độc cyanide ra cốc pha với nước, đến bên giường rồi vừa nói chuyện với vị doanh nhân vừa rót hỗn hợp chất độc vào miệng ông. Xong xuôi, bà Cốc rải các viên thuốc (có chứa chất gây nghiện) trên sàn nhà, vờ như thể Heywood vừa uống thuốc con nhộng liều cao.
Chứng cớ xác nhận
Tòng phạm Trương Hiểu Quân (ảnh: CCTV4)

Theo tài liệu thu thập được gồm vé máy bay và tờ đăng ký vào khách sạn, Trương đã thực sự hộ tống ông Heywood đến Trùng Khánh và vào khách sạn Lucky Holiday theo sự sắp xếp của bà Cốc. Đoạn video mà công tố viên đưa cho tòa khẳng định cả bà Cốc và Trương ghé thăm phòng của Heywood đêm xảy ra án mạng. Báo cáo khám nghiệm do Bộ Công an Trung Quốc cung cấp cho thấy đã phát hiện mẫu ADN của bà Cốc và Trương trên nắp chai và nắp cốc nước tại hiện trường vụ án.
Trước khi rời khỏi hiện trường, Cốc Khai Lai còn đặt biển ‘Không làm phiền’ ở cửa phòng và yêu cầu nhân viên khách sạn để vị khách ở lại một mình trong phòng 1605, theo lời khai của 1 phục vụ khách sạn.
Văn bản của Tân Hoa xã nêu rõ trong quá trình xét xử, các báo cáo của Bộ Công an và biên bản kiểm tra vật chứng của bên công tố khẳng định máu trích từ tim của Heywood cũng như mẫu dịch nôn mửa  của ông này thu được tại hiện trường có chứa các ion cyanide và Heywood chết vì nhiễm độc cyanide. Kết luận này được đưa ra dựa trên việc xem xét lại các vật chứng thu từ hiện trường cũng như mẫu máu lấy từ tim Heywood, mà Sở Công an Trùng Khánh đã thu thập và bảo quản sau khi vị doanh nhân người Anh chết.
Các luật sư đặt nghi vấn về việc chuyển và bảo quản máu từ tim của nạn nhân và các vật chứng khác. Nhưng bên công tố chứng minh rằng cả máu và vật chứng đều được bảo quản trong điều kiện bình thường.
Bà Cốc được cho là hoàn toàn đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Bên công tố cho rằng Cốc Khai Lai có mục tiêu rõ ràng và động cơ thực tế để phạm tội. Bà đã có sự chuẩn bị trước, bao gồm tìm kiếm và tích trữ chất độc, lên kế hoạch đưa nạn nhân tới Trùng Khánh, sắp xếp địa điểm gây án,… và ý thức được hậu quả việc mình làm.
Tân Hoa xã cho hay các chuyên gia đến từ trung tâm nhận diện vật chứng của Bộ Công an đã có mặt tại phiên tòa để làm chứng và trả lời các câu hỏi của công tố viên và luật sư.
Động cơ gây án
Bản tường thuật của Tân Hoa xã cho biết bà Cốc Khai Lai phạm tội vì bảo vệ con trai mình là Bạc Qua Qua.
Bà Cốc khai rằng bà và con trai mình quen ông Heywood hồi năm 2005. Sau đó bà giới thiệu ông Heywood tham gia vào 1 dự án bất động sản mà chưa bao giờ được triển khai. Heywood sau đó xung khắc với cả bà Cốc và con trai bà về chuyện đền bù và một số vấn đề khác. Tại tòa, công tố viên trưng ra các bức email trao đổi giữa ông Heywood và Bạc Qua Qua, cho thấy mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa 2 bên. Dựa trên bằng chứng này, bà Cốc tin rằng ông Heywood đang đe dọa sự an toàn của con trai bà và thế là bà quyết định hạ sát Heywood.
Tân Hoa xã dẫn lời bà Cốc nói với các điều tra viên: “Đối với tôi, cái đó hơn cả 1 mối đe dọa. Đó là hành động thực sự đang diễn ra. Tôi phải chiến đấu đến cùng để ngăn chặn sự điên rồ của Neil Heywood.”
Hai nhà ngoại giao Anh tham dự phiên xét xử Cốc Khai Lai (ảnh: CCTV)

Còn truyền thông phương Tây thì từ trước đó cho rằng bà Cốc đã sát hại Heywood do ông này nắm được nhiều bí mật về các giao dịch không minh bạch của bà và dọa sẽ tiết lộ các thông tin đó.
Lật lại vụ án
Theo chứng cớ và hồ sơ ban đầu, lý do Neil Heywood chết là do uống quá nhiều rượu. Tuy nhiên, Bộ Công an đã tiến hành điều tra lại vụ án “theo luật pháp Trung Quốc” và phát hiện Heywood chết vì bị sát hại.
Cơ quan công tố tại phiên tòa cho biết, sau khi người ta phát hiện vào sáng 15/11/2011 Neil Heywood đã chết, ông Vương Lập Quân, khi ấy là Giám đốc Sở  Công an Trùng Khánh kiêm phó thị trưởng thành phố này, đã chỉ định Quách Duy Quốc, Phó Giám đốc Sở  Công an Trùng Khánh, xử lý vụ án. Ông Quách Duy Quốc, theo Tân Hoa xã, có quan hệ gần gũi với gia đình Cốc Khai Lai.
Bài báo của Tân Hoa xã khẳng định ông Quách đã lập nhóm điều tra hiện trường vụ việc và lập hồ sơ vụ án. Nhóm này, ngoài ông Quách, có thêm Lý Dương, đội trưởng đội hình sự công an thành phố, Vương Bằng Phi, đội trưởng đội kỹ thuật nghiệp vụ kiêm trưởng Công an quận Du Bắc, và Vương Chí, Phó Trưởng Công an quận Sa Bình Bá.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, nhóm của Quách nhận diện Cốc Khai Lai là nghi phạm số 1 cho vụ án mạng. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, họ đã ngụy tạo các đoạn ghi âm, che giấu vật chứng, và dùng thêm một số thủ thuật khác để tạo bằng chứng ngoại phạm cho bà Cốc.
Quách và nhóm của mình đã thông đồng với nhau để kết luận cái chết của Heywood là do đột quỵ sau khi uống quá nhiều rượu (dù rằng Heywood vốn không nghiện rượu) và không lập hồ sơ án hình sự cho vụ việc. Bọn họ sau đó thuyết phục gia đình Heywood chấp nhận kết luận trên rồi cho hỏa táng xác của Heywood mà không hề tiến hành khám nghiệm tử thi.
Nhóm 4 quan chức cảnh sát này bị điều tra riêng và sẽ bị xét xử riêng.
Vẫn theo Tân Hoa xã, chỉ đến khi Vương Lập Quân trốn vào Tổng Lãnh sự Mỹ ở Thành Đô, Bộ Công an mới bắt đầu chú ý đến thông tin của ông Vương cho rằng bà Cốc là nghi can chính trong vụ giết người.

Khi đó, Bộ Công an Trung Quốc đã lập ban chuyên án mới và đưa Cốc Khai Lai và Trương Hiểu Quân vào tầm ngắm, kể từ ngày 15/3/2012. Việc điều tra, khởi tố và xét xử được giao tương ứng cho Cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, và Tòa án nhân dân thành phố Hợp Phì (cách rất xa Trùng Khánh) nhằm bảo đảm sự khách quan.
Theo thông tin chính thức mà Tân Hoa xã đưa ra, cơ quan điều tra của Trung Quốc đã làm việc rất tích cực, nghiêm túc và tỉ mỉ để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật. Cụ thể, họ đã tiến hành 394 cuộc thẩm vấn nhân chứng và người liên quan đến vụ án và lập được 16 tập tài liệu bằng chứng dày tổng cộng 1.468 trang.
Liệu bà Cốc có bị tử hình?

Cơ quan công tố đã ủy quyền cho Trung tâm Sức khỏe Thần kinh Thượng Hải giám định tình trạng thần kinh của bà Cốc tại thời điểm Heywood chết. Tân Hoa xã cho hay, sau khi nghiên cứu hồ sơ y khoa và biên bản thẩm vấn, nhóm chuyên gia kết luận bà Cốc được điều trị chứng mất ngủ kinh niên, lo lắng, trầm cảm và cả hoang tưởng, và từng dùng nhiều loại thuốc an thần và chống trầm cảm nhưng bệnh tình không thuyên giảm nhiều và bà lệ thuộc vào các thuốc đó, khiến bà bị rối loạn thần kinh.
Theo các chuyên gia pháp lý, với việc khai rằng ông Heywood đe dọa bà cũng như con bà, Cốc Khai Lai đã có thêm một tình tiết giảm nhẹ quan trọng (còn Heywood sẽ được xem có một phần trách nhiệm trong cái chết của chính mình). Thêm nữa, bà lại là con gái của tướng Cốc Cảnh Sinh, một công thần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi mẹ bà cũng là một cán bộ lão thành cách mạng.
Bà Cốc và doanh nhân Heywood từng một thời có quan hệ thân thiết (ảnh: Reuters)

Tờ Telegraph của Anh dẫn dự đoán của một số chuyên gia pháp lý cho rằng bà Cốc ít khả năng phải đối diện với hình phạt tiêm thuốc độc. Theo các chuyên gia này, bà cùng lắm sẽ nhận mức án 15 năm tù, và nếu “cải tạo tốt” sẽ được ra tù sau 10 năm.
Nghi vấn vẫn còn 
Dù mọi chuyện đều đã đâu vào đấy theo như những gì Tân Hoa xã phản ánh, nhưng đối với giới quan sát, vẫn còn nhiều điều băn khoăn về phiên xử.
Bài báo của Tân Hoa xã có nói việc Heywood đe dọa Bạc Qua Qua trong các email giữa 2 người. Tuy nhiên bài báo không nói rõ các đe dọa đó cụ thể như thế nào, mà chỉ đề cập chung chung rằng các email cho thấy mối quan hệ căng thẳng gia tăng giữa 2 bên. Theo tờ Telegraph, một bức email được trưng ra trong phiên xử hôm 9/8 có vẻ chứa nội dung về lời đe dọa “hủy diệt” Bạc Qua Qua. Nhưng cũng chỉ có vậy – bức email chỉ được giới thiệu trong phòng xử án được canh giữ nghiêm ngặt.

Cũng theo Telegraph, phiên xử án không mở cửa đối với bất cứ phóng viên nước ngoài nào. Thành phần tham dự hạn chế, gồm một số đại diện của công chúng, các nhà ngoại giao Anh, và người thân và bạn bè của 2 bị cáo và gia đình nạn nhân Heywood.
Tờ Independent của Anh cũng đặt nghi vấn rằng các đe dọa có từ năm 2005 (khi Bạc Qua Qua đang học ở Anh, còn Heywood thì đang ở Trung Quốc cùng vợ và con cái) nhưng án mạng phải đến 6 năm sau mới xảy ra (khi Bạc Qua Qua đang học ở Mỹ).
Vả lại, theo nhiều nguồn tin, Neil Heywood từng dạy kèm tiếng Anh cho Bạc Qua Qua. Bản tính của Heywood lại nho nhã, nhẹ nhàng. Đã sống một thời gian dài ở Trung Quốc, Heywood cũng thừa biết quyền uy của gia tộc Bạc Hy Lai. Do đó, theo Telegraph, sẽ là kỳ lạ nếu ông đưa ra những lời đe dọa đối với con trai của Bạc Hy Lai, chứ chưa nói đến việc ‘hủy diệt’ Bạc Qua Qua.
Bạn bè, người thân của doanh nhân Heywood cho biết ông hiếm khi uống rượu. Và như vậy sẽ khó hình dung việc ông này, trong 1 cuộc gặp bàn chuyện làm ăn với bà Cốc, lại nốc nhiều rượu đến mức say bí tỉ, nôn thốc nôn tháo, ngã vật trong nhà tắm như lời khai của Cốc Khai Lai.
Có 1 chi tiết liên quan đến việc khám nghiệm tử thi Heywood. Bài báo của Tân Hoa xã có nêu rằng sau khi cơ quan công an tiến hành điều tra lại, đã phát hiện ra việc nhóm 4 quan chức cảnh sát bao che cho bà Cốc đã giục gia đình Heywood cho thiêu xác vị doanh nhân mà không hề thực hiện việc khám nghiệm tử thi. Nhưng theo nguồn tin của Telegraph, 1 trong 4 vị cảnh sát trên, Vương Bằng Phi, được cho là đã bí mật giữ lại 1 mẩu tim của Heywood làm bằng chứng sau này. Ông này đã bí mật gửi mẫu máu của Heywood cho 1 “quan chức quan trọng” và mẫu máu đó được giữ trong tủ lạnh tại tư gia của vị quan chức này. Vương Bằng Phi cũng đã viết di chúc đề phòng trường hợp xấu nhất xảy đến với mình.

Điểm thắc mắc cuối cùng là về khả năng có 1 bên thứ 3 bí ẩn đã ra tay kết liễu đời ông Heywood sau khi Cốc Khai Lai và trợ lý Trương Hiểu Quân rời khỏi khách sạn. Một nhân chứng tham dự phiên tòa nói với Telegraph rằng luật sư của bà Cốc tuyên bố về khả năng như vậy.
Vẫn theo nguồn tin trên, khi cảnh sát tới hiện trường án mạng, họ phát hiện thi thể Heywood ở tư thế khác với tư thế mà bà Cốc và Trương đã đặt Heywood lại khi rời khách sạn. Ngoài ra khi đó, cửa sổ căn phòng cũng bị mở, cho thấy có thể ai đó đã đột nhập vào căn phòng qua đường này./.

Nạn nhân của phong trào 'đả hắc' kể tội Bạc Hy Lai

Nhân vật giàu có thứ hai Trùng Khánh một thời, từng bị Bạc Hy Lai tống vào tù trong chiến dịch "đả hắc trừ gian", kể về quãng thời gian từ một doanh nhân thành đạt trở thành tội phạm trong mắt chính quyền.
> Bạc Hy Lai bị xét lại công và tội


Một buổi chiều nắng nóng ở thành phố của một đất nước Đông Nam Á, một người đàn ông to béo, khuôn mặt tròn trịa, mặc áo phông và quần soóc đứng chờ đợi đầy lo lắng ở hành lang khách sạn. Ông nhìn trước ngó sau xem có ai theo dõi mình hay không.
Người đàn ông đó là Lý Quân (Li Jun), 46 tuổi, người mà phương tiện truyền thông ở Trùng Khánh gọi là "trùm xã hội đen". Lý trở thành mục tiêu chính trong chiến dịch "đả hắc", diệt trừ tội phạm có tổ chức trong thành phố.
"Xin lỗi đã bắt ngài phải đi xa như thế này", Lý nói bằng giọng cao vút, đặc trưng của người miền nam Trung Quốc và bắt mạnh cả hay tay khi gặp phóng viên.
Lý bị cảnh sát Trung Quốc truy nã với hàng chục tội danh gồm mại dâm có tổ chức, cho vay nặng lãi, gian lận hợp đồng, gian lận thầu và hối lộ. Cảnh sát treo thưởng 10.000 Nhân dân tệ (1.500 USD) cho tính mạng của Lý.
Lo lắng sẽ bị cảnh sát Trùng Khánh tìm thấy, người đàn ông chạy trốn đồng ý phỏng vấn với điều kiện không công khai thời gian và địa điểm cuộc gặp. Buổi phỏng vấn được sắp xếp qua một nhân vật thứ ba và thay đổi kế hoạch nhiều lần.
Năm 1989, Lý nghỉ hưu và rời khỏi quân ngũ. Sau đó, ông vay tiền của người quen để mở một cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Công việc làm ăn phát đạt và Lý có đủ tiền để mở công ty bất động sản năm 1996.
Chỉ trong 10 năm, tài sản của công ty đã đạt 4 tỷ Nhân dân tệ (628 triệu USD) và lọt vào top 50 công ty cổ phần lớn nhất Trùng Khánh. Là một ông chủ tư nhân, Lý trở thành người giàu thứ hai ở Trùng Khánh.
Theo Lý thì ông dùng tiền để giúp đỡ người khác. Trong 6 năm, ông quyên góp 2,4 triệu tệ (377.000 USD) cho làng quê nghèo khó của mình ở tỉnh Hà Bắc và 600.000 tệ (gần 100.000 USD) cho nhà thờ vì ông là người theo đạo.
Tuy nhiên, chiến dịch "đả hắc" do cựu bí thư thành ủy Bạc Hy Lai khởi xướng không chỉ tiêu diệt các quan chức tham nhũng mà còn nhắm đến các doanh nhân thành đạt.
Lý bị cảnh sát triệu tập tháng 8/2009, thẩm vấn về việc mua 440.000 m2 đất quân sự để xây chung cư cao tầng. Các nhà điều tra cũng tra hỏi Lý về việc chậm trả tiền đất 6 tháng. Ngoài những nghi ngờ về gian lận và can thiệp vào quá trình đấu thầu, họ buộc tội ông câu kết với "xã hội đen".
Lý bị thẩm vấn nhiều lần, lần nào ông cũng cầm hàng tập hồ sơ, trong đó có các hợp đồng ký với phía quân đội, nhấn mạnh đây chỉ là những hợp đồng bình thường và hợp pháp. Về việc chậm thanh toán, Lý cho biết không làm gì sai và việc chậm trễ là do gặp trục trặc trong kinh doanh.
Tuy nhiên nhà chức trách bác bỏ những lời giải thích của Lý và xử tù ông vào cuối năm 2009. Sau đó, chiến thuật thẩm vấn tàn nhẫn bắt đầu.
Vũ Hà (theo Asahi Shimbun)
Đây là bài thứ 15 trong series của Asahi Shimbum, tìm hiểu về con đường tiến thân của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai tại Trung Quốc. 

Theo dòng sự kiện:
Con đường tiến thân của Bạc Hy Lai (11/08)
Kẻ yêu người ghét Bạc Hy Lai (11/08)
Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh (08/08)
Bạc Hy Lai bị xa lánh (06/08)
Bạc Hy Lai trên ghế bộ trưởng (03/08)
Bạc Hy Lai cất cánh, nhà báo ở tù (01/08)

Bạc Hy Lai sẽ bị xử : Đấu đá trong lãnh đạo Trung Quốc đã ngã ngũ
Vợ chồng Bạc  Hy Lai tại đám tang người cha ngày 17/01/2007
Vợ chồng Bạc Hy Lai tại đám tang người cha ngày 17/01/2007
REUTERS/Stringer
Trọng Nghĩa
Sau một thời gian dài yên ắng, tin tức về số phận cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã liên tục được tung ra. Lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhưng bị thất sủng này không chỉ bị tước tất cả các chức vụ chính trị, mà sẽ còn bị đem ra xét xử về một loạt tội danh nặng nề.

Theo giới phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn vào hôm nay, 30/09/2012, diễn biến đó là dấu hiệu cho thấy là sau cùng, giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã thống nhất được ý kiến với nhau và quyết định siết chặt hàng ngũ chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp mở ra.
Có lẽ là số phận của ông Bạc Hy Lai đã được định đoạt sau nhiều tuần đàm phán, mặc cả căng thẳng ở cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Trung Quốc, giữa những người muốn trừng phạt nặng nề và phe bảo vệ Bạc Hy Lai. Kết quả cho thấy là nhóm chủ trương cứng rắn có phần thắng thế, vì hình phạt dự trù cho cựu bí thư Trùng Khánh rất nặng.
Theo tiết lộ vào hôm 28/09/2012, cựu "Hoàng tử đỏ" sẽ bị xét xủ về tội lạm quyền, tham nhũng “hàng loạt”, quan hệ tình dục “không thích hợp” và nhiều tội danh khác ít khi được gán cho thành phần đảng viên cao cấp. 
Ông cũng sẽ phải trả lời về “trách nhiệm nặng nề” trong vụ sát hại doanh nhân người Anh, mà vợ của ông là bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo – tương đương với án tù chung thân tại Trung Quốc - và cánh tay phải của ông tại Trùng Khánh là lãnh đạo công an Vương Lập Quân đã bị 15 năm tù giam. 
Theo các nhà phân tích, là người chủ trương khôi phục nền “văn hóa đỏ” thời Mao Trạch Đông, lại nổi tiếng nhờ các chiến dịch bài trừ tham nhũng và mafia tại thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, một thành viên của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, rốt cuộc đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh phải lo ngại. 
Giáo sư chính trị học Trương Minh tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh thẩm định : “Bạc Hy Lai có thể trở thành một người hùng được dân chúng mến mộ, điều đã khiến cho các nhà lãnh đạo hiện tại không hài lòng (...). Do đó, chỉ cần nêu lên các tội ác của ông là đủ để phá vỡ hình ảnh người hùng đó”. 
Đối với nhà phân tích nổi tiếng Lâm Hòa Lập (Willy Lam) tại Hồng Kông, quyết định trừng phạt nặng nề ông Bạc Hy Lai được chính thức hóa là dấu hiệu khẳng định trở lại uy lực của ê kíp cầm quyền hiện tại ở Bắc Kinh. 
Trả lời hãng AFP, chuyên gia phân tích này nói rõ : “Tôi nghĩ rằng (chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo Đảng) Hồ Cẩm Đào đã ghi được một chiến thắng nào đó vì cả ông Hồ Cẩm Đào (lẫn thủ tướng Ôn Gia Bảo) đều muốn một sự trừng phạt mẫu mực đối với Bạc Hy Lai, trái với quan điểm của một số lãnh đạo cựu trào và những thành phần Maoist ”. 
Từ nhiều tháng qua, vụ tai tiếng Bạc Hy Lai được cho là đã đè nặng trên công việc chuẩn bị Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, mà quan trọng nhất sẽ là việc chuẩn bị nhân sự thay thế hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Theo AFP, trong hậu trường, một cuộc đấu đá dữ dội đã khai diễn và hồ sơ Bạc Hy Lai đã đóng một vai trò trong cuộc chiến giữa phe cải cách và các thành phần bảo thủ, ủng hộ sự can thiệp mạnh hơn của Nhà nước vào nền kinh tế, được cho là thành phần ủng hộ Bạc Hy Lai. 
Kết cục về số phận dành cho Bạc Hy Lai được loan báo như vậy có nghĩa là cuộc đấu đã ngã ngũ. Giáo sư Tằng Nhuệ Sanh (Steve Tsang), chuyên nghiên cứu về Trung Quốc đương đại tại đại học Anh Quốc Nottingham nhận định là giới lãnh đạo Trung Quốc như vậy là đã quyết định “ném Bạc Hy Lai ra cho bầy sói xâu xé để đổi lấy một thỏa thuận về việc thay đổi lãnh đạo”.
Daddy Dearest: Disgraced Chinese Politician Bo Xilai’s Son Defends Him
Bo Xilai's son speaks up for the disgraced Communist party official over social media
China's former Chongqing Municipality Communist Party Secretary Bo Xilai (R) and his son Bo Guagua in Beijing in 2007.
Reuters
China's former Chongqing Municipality Communist Party Secretary Bo Xilai (R) and his son Bo Guagua in Beijing in 2007.
On Sept. 29, two days after his father was booted from China’s Communist Party and accused of a litany of transgressions—ranging from violating “Party discipline” and “major responsibility” in the November 2011 murder of British business consultant Neil Heywood to receiving “huge bribes” and maintaining “improper sexual relationships with a number of women”—Bo Xilai’s son Bo Guagua released a statement defending the man whose downfall has electrified the Chinese political scene. Once considered a candidate to reach the most rarefied halls of power in China, Bo was described by his son as “upright in his beliefs and devoted to duty.” The younger Bo, 24, who earlier this year graduated from Harvard’s Kennedy School of Government and still lives abroad, went on: “Personally, it is hard for me to believe the allegations that were announced against my father, because they contradict everything I have come to know about him throughout my life.”
So here’s a question that points to some uncomfortable family dynamics: Why did Bo Guagua not issue a statement when his mother Gu Kailai was handed a suspended death sentence in late August for Heywood’s murder? Does the son’s defense of his father, who was most recently Party Secretary of the mega-city of Chongqing, provide hints that Bo père will be fighting the allegations in a way that his wife did not when she admitted to her crimes at her sentencing? Xinhua, the state-run Chinese news agency, has reported that Gu was spurred into ending Heywood’s life because the British consultant, who supposedly helped shepherd Guagua into top British school Harrow, had made threats against her only son. Given that we are led to believe that Gu killed to defend her son, why didn’t he speak up on her behalf to explain how her parental loyalty had gone so very awry?
Bo Guagua has spent much of his life abroad, first at elite boarding schools in England, then at Oxford and Harvard. His lifestyle, complete with luxury cars, raucous parties and all those fancy Western schools, bespoke a privilege at odds with his father’s embrace of Maoist-style politics. How, wondered Bo’s detractors, could a government official with a relatively meager state salary afford such trappings for his son, especially since his high-power lawyer wife supposedly left her job years ago? The abuse of power and corruption charges now flung at Bo seem to answer that question, although it’s not as if other top Chinese leaders don’t have lavish lifestyles secured for their progeny.
Perhaps the strangest thing about the laundry list of accusations hurled at Bo was that he collected a stable of mistresses—nothing illegal in and of itself and a weakness surely shared by many other members of the Communist ruling class. In his father’s defense, Guagua sidestepped the mistress issue, a predilection so commonplace in today’s China as to make the powerful Chinese man who doesn’t have an extracurricular relationship feel like an anomaly. “He has always taught me to be my own person,” wrote Guagua, of his father, “and to have concern for causes greater than ourselves.”
Guagua’s online defense came as Bo’s supporters, who advocate a return to Maoist policies as China’s best route in these economically uncertain times, rallied around the man once considered China’s most charismatic politician. Far from seeing the charges against Bo as the real reason for his removal, they have argued that the scandal was politically motivated by opponents of his leftist revival, which included mass singing of patriotic ditties and sending officials to the countryside to burnish their socialist credentials.
Bo’s political defenders haven’t been the only ones taking to the Internet. Late last month, a top Chinese forensic analyst questioned the official cause of Heywood’s death, which was attributed to cyanide poisoning. (The initial cause of death, before the Briton’s death was deemed murder, had been alcohol poisoning.) The post on Sina Weibo, China’s top micro-blogging site, was soon purged by Chinese censors. It said that death by cyanide can leave clues that should have alerted a competent forensic pathologist, including a reddish tinge to the corpse and unusually crimson blood. (Heywood’s body was quickly cremated after the initial alcohol-poisoning verdict.) As Bo’s trial nears, plenty of questions remain and Guagua will no doubt have other opportunities to defend his fallen father.

Read more: http://world.time.com/2012/10/01/daddy-dearest-the-son-of-disgraced-chinese-politician-bo-xilai-defends-him/#ixzz285axGgFM
Tư Bản Đỏ xốn xang tìm bãi đáp


Monday, 01 October 2012 18:30
Tư bản đỏ VN
Với những tiềm năng phát triển lớn lao, ngày nay Trung Quốc đã trở thành một đất nước có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Nhưng càng đến gần thời điểm đại hội lần thứ 18 của đảng vào tháng 10 năm nay, những người sắp ra đi và những người chuẩn bị tiếp nhận quyền lực đều nhận thức rằng họ đang đối diện với một vấn nạn ngày càng lớn. Đó là tính chính danh, tính hợp pháp chính trị của cả chế độ và của giới lãnh đạo ở thượng đỉnh. Nói một cách cụ thể hơn, trong mắt dân chúng, những gì mà họ đã từng được nghe suốt mấy thập niên qua về một chính phủ dựa trên lý tưởng công bằng xã hội cộng sản thì nay chỉ thấy từng tập đoàn quyền hành cùng với hệ thống tham nhũng sâu rộng, và một số đại gia tư bản cực kỳ giàu có rút từ nguồn tài sản quốc gia.
Trong tình trạng tham nhũng lan tràn trên toàn xã hội Trung Quốc như hiện nay, ước lượng mỗi năm có khoảng 50 tỷ đô la theo chân cán bộ quan chức và gia đình họ rời khỏi đất nước. Đó là một trong nhiều chi tiết được đưa ra trong một bài báo của Jonathan Manthorpe của tờ Vancouver Sun, Canada ngày 13/7/2012. Những nhà giàu mới ở Trung Quốc mệnh danh “tư bản đỏ” từng ngày từng giờ đang ráo riết tìm chỗ trú thân an toàn ở các nước Tây Phương. Làn sóng này đã bắt đầu trong mấy năm qua nhưng gia tăng càng lúc càng nhanh trước các biến động xã hội lẫn chính trị tại đây.
Theo Jonathan Manthorpe, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 90% trong số hơn 300 thành viên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa một phần gia đình ra sống ở nước ngoài hoặc đã xin làm công dân nước ngoài. Đây là các đầu cầu để chuyển tài sản hiện nay và để làm “nơi tỵ nạn” trong tương lai khi có biến động chính trị tại Trung Quốc.
Còn giới giàu có nói chung, khoảng 60% cho biết đang trong tiến trình xin di dân hoặc đã có ý định làm việc này trong thời gian trước mặt. Biến cố Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh (Chong Qing), bị bắt chờ ngày ra tòa càng khiến giới tư bản đỏ không còn cảm thấy an toàn dù ở bất kỳ vị trí nào, và càng gấp rút tìm đường đi ra nước ngoài cùng với số tài sản hiện có.
Vào cuối năm 2011, một nghiên cứu khác, có vẻ “hiền lành” hơn, được chính Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện, cũng cho thấy từ giữa thập niên 1990, ít là khoảng 125 tỷ USD đã lẻn ra khỏi đất nước theo chân của hơn 16.000 cán bộ, công chức và những người thân của họ.
Từ một nguồn khác nữa, ký giả John Sudworth của BBC News từ Thượng Hải ngày 22/8/12 tường thuật hiện tượng “Tư bản đỏ Trung Quốc” lũ lượt ra đi. Ông viết: “có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú”. Điển hình như Louie Huang, một trong những người giàu nhất Thượng Hải (Shanghai) nhờ kinh doanh bất động sản. Ông Huang thừa nhận với nhiều người bạn giàu có khác rằng tình hình không còn an toàn cho những người như ông tại Trung Quốc nữa. Con đường duy nhất là tìm cách ra nước ngoài sinh sống.
Ông nói: “Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết“. Đó cũng là điều lo lắng của nhiều người thuộc giới siêu giàu Trung Quốc nay đang tìm cách thoát đi. Nó cũng cho thấy mặt thật của đời sống chính trị, kinh tế của Trung Quốc, tức không hề có một xã hội ổn định như hình ảnh mà đảng muốn trưng ra trước thế giới. Nói cách khác, những tư bản đỏ ngày nay không còn tin vào cái gọi là kinh tế thị trường theo đặc tính XHCN Trung Quốc, với quá nhiều đe dọa bất an tiềm ẩn. Họ tìm cách ra đi không phải với hai bàn tay trắng, nhưng với số của cải tích góp được một cách bất thường trên lưng hơn một tỷ người nghèo khắp lục địa này.
So với năm 2006, chỉ có 63 visa EB-5 — tức loại visa đầu tư để định cư tại Hoa Kỳ — được cấp cho các công dân Trung Quốc; thì năm 2011, con số này nhảy vọt lên 2.408 visa; và trong năm 2012, chỉ trong 6 tháng đầu năm, con số này đã vượt quá 3.700 visa.
Giới giàu Trung Quốc không chỉ chạy sang Mỹ mà thôi. Hiện nay họ còn là một trong các luồng di dân lớn nhất vào Australia. Số liệu công bố năm 2011 cho thấy lần đầu tiên di dân Trung Quốc vào Australia đã vượt qua số người từ Anh Quốc. Tại Canada, con số các “nhà đầu tư” Trung Quốc được cấp quy chế thường trú tại Canada đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm.
Theo hãng tin AFP, hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào rượu Pháp cũng đang gia tăng. Sau khi “xâm nhập” vào lãnh địa rượu Bordeaux, các tay tài phiệt Trung Quốc “tấn công” vào rượu Bourgogne bằng những số vốn khổng lồ. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, đây còn là lý cớ để xin nhập cư vào Pháp.
Những kẻ nằm ở thượng tầng xã hội Trung Quốc thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh. Nền kinh tế Trung Quốc không thể tăng trưởng bất tận. Tình trạng hụt hơi đã hiện rõ trong những năm gần đây. Không chỉ những người nghèo tại Trung Quốc có thể nổ tung bất kỳ lúc nào mà cả các đồng nghiệp của họ cũng có thể lôi cổ họ ra làm “dê tế thần” để xoa dịu dân chúng bất kỳ lúc nào. Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực, hôm nay đột nhiên tán gia bại sản là chuyện thường ngày ở quốc gia này. Sự kiện vợ chồng ông Bạc Hy Lai thực sự khiến họ run sợ đến tận xương tủy, vì không mấy ai trong số này có nhiều quyền lực như ông Bạc đã từng nắm giữ.
Cùng lúc với các diễn văn lên án các giá trị Tây Phương, hầu hết giới lãnh đạo Trung Quốc đều gửi con cái đi học ở cái trường Tây Phương và tìm cơ hội sống ở nước ngoài để làm đầu cầu chuyển tiền. điều này thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng lại là sự thật đối với đại đa số lãnh đạo cao cấp của nhà nước và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trong một bài báo của Washington Post ngày 18/5/2012, hai ký giả Andrew Higgin và Maureen Fan đã đưa ra một cái nhìn thật sâu sắc về sự thật không còn che giấu được ấy. Con cái của giới quý tộc đỏ được gọi là “Thái tử đảng” (princelings) đã có mặt ở hầu hết các trường đại học tư danh tiếng ở Mỹ. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và sắp lên ngôi tổng bí thư đảng, có người con gái Tập Minh Trạch (Xi Mingze) đang theo học trường đại học Harvard từ năm 2010. Hai trong số các tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương cũng có cháu nội và cháu ngoại học ở trường này. Bốn quan chức cấp cao khác của Đảng như Hoàng Hoa (Huang Hua), Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing), Bạc Hy Lai (Bo Xilai và Trần Vân (Chen Yun) đều có con và cháu theo học tại Hoa Kỳ. Thái tử đảng đình đám nhất gần đây là Bạc Qua Qua (Bo Guagua), theo học tại Trường Quản lý Hành Chính Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh ta là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang bị thất sủng và mẹ là Cốc Khai Lai bị án tử hình treo về tội giết người.
Tư bản đỏ Trung Quốc đang ráo riết tìm bãi đáp, còn tư bản đỏ Việt Nam thì sao?
Các áp suất tương tự như tại Trung Quốc cũng đã ló dạng tại Việt Nam. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI bế mạc ngày 15/5/12 đã quyết định thành lập lại Ban Nội chính Trung ương và đặt Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí Thư. Điều này báo hiệu cho cùng loại lo âu của Louis Huang ở Thượng Hải, đó là: “Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết”.
Kế đến, người ta đang chờ xem liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có cũng sẽ là một Bạc Hy Lai của Việt Nam không, khi các hồ sơ kết tội ông đang được tích tụ theo từng vụ thất bại của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tuy nhiên, người ta tin phần lớn tài sản của ông thủ tướng nổi tiếng tinh ranh này đã nằm ở nước ngoài qua nhiều đường dây khác nhau. Do đó, dù có bị thất sủng thì ông Dũng cũng đã có bãi đáp êm ấm đang chờ.
Nhưng điều đó chẳng làm những nhà tư bản đỏ khác an tâm vì họ còn thua kém xa ông Dũng về quyền lực. Nghĩa là nếu quan lớn như ông Dũng còn có thể bị các “đồng nghiệp” kéo xuống thì còn ai dám tin chỗ của mình an toàn tuyệt đối. Chính vì thế mà đợt “phê và tự phê” lần này mang nét hăm dọa đặc biệt.
Trận dịch bắt bớ, kết án nhanh chóng, và tịch thu tài sản đã bắt đầu. Trước hết ụp xuống những quan chức trực tiếp liên hệ đến các vụ lỗ lã lớn dù hiện tượng này được làm ngơ suốt nhiều năm qua, như Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc Vinashin, và Dương Chí Dũng, tổng giám đốc Vinalines, v.v…
Nay trận dịch đã lan sang vòng kế tiếp với những người cực giàu nhưng chưa rõ tội gì như các chủ ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, v.v… Vì một khi họ đã bị bắt và bịt miệng trong tù, thì những kẻ thù của họ có toàn quyền vẽ ra các tội trạng cần thiết để tịch thu toàn bộ tài sản và ngay cả lấy luôn sinh mạng của họ.
Nhiều người tin rằng sẽ còn phải mất thêm một vòng “dịch” nữa đối với những cựu quan chức lớn như ông Trần Xuân Giá, v.v… trước khi Ban Nội Chính và Ủy Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng dám đụng đến loại đại gia như Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi đó, chẳng còn ai trong giới tư bản đỏ Việt Nam còn dám ngủ yên trong giấc mơ “Còn Đảng Còn Mình”. Vì những kẻ đã và sắp tước đoạt tài sản của họ đều là “người của Đảng” cả. Rõ ràng trong tình hình hiện nay, tài sản càng cao kẻ thù càng nhiều.
—————————————————–
Tham khảo:



Chương Tử Di
Bị vu cáo bán dâm cho Bạc Hy Lai, Chương Tử Di kiện một trang mạng tại Mỹ
Trọng Thành
Ngày 03/10/2012, ngôi sao điện ảnh Trung Quốc Chương Tử Di kiện ra tòa án Mỹ trang mạng Boxun News, có trụ sở tại bang South Carolina, đăng tải các thông tin về việc cô bán dâm cho các quan chức Trung Quốc, trong đó có lãnh đạo bị hạ bệ Bạc Hy Lai. 
Ông Adam Le Berthon, luật sư của nghệ sĩ Chương Tử Di, cho biết khách hàng của ông đã khởi kiện một tờ báo lớn của Hồng Kông cũng về các thông tin vu khống, mà trang web kể trên đã đăng tải. 
Vào tháng 6/2012, nghệ sĩ Chương Tử Di đã từng tuyên bố sẽ khiếu kiện tờ báo tiếng Hoa Apple Daily ở Hồng Kông về chủ đề này.Theo luật sư, tòa án Los Angeles sẽ có hai phiên tòa để nghe các nhân chứng vào ngày 16/10/2012  và 16/11/2012, tuy nhiên Chương Tử Di không có ý định tham gia vào các phiên này. 
Ngược lại, nghệ sĩ Chương Tử Di sẽ tham dự phiên xử, mà thời điểm cụ thể còn chưa được xác định.Cựu lãnh đạo Bạc Hy Lai, nguyên bí thư Trùng Khánh, thành phố đông dân nhất ở Trung Quốc, với 33 triệu dân, sẽ phải ra tòa vì nhiều tội danh, trong đó có tội lạm quyền, tham nhũng « nghiêm trọng » và có các quan hệ tình dục « bất chính ».

Trưởng nam của Bạc Hy Lai bị nghi đầu độc bà Cốc Khai Lai 
Bà Cốc Khai Lai, vợ cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai tại tòa án Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc ngày 09/08/2012.

Bà Cốc Khai Lai, vợ cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai tại tòa án Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc ngày 09/08/2012.- REUTERS/CCTV via Reuters TV

Con trai đầu của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai với người vợ trước đã tìm cách đầu độc người vợ sau của cha mình là bà Cốc Khai Lai, hiện đang bị án tử hình treo vì tội đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood và cũng là người tình của bà. Tình tiết câu chuyện được phơi bày trên báo Mỹ New York Times ngày hôm nay 07/10/2012.
 
Bí mật cung đình trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phơi bày ra công chúng. Vào lúc cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đang chờ ngày ra tòa thì người vợ đầu tiên của ông tiết lộ với báo chí Mỹ là con trai của bà là Lý Vọng Tri bị tố dùng thuốc độc ám sát mẹ ghẻ Cốc Khai Lai.
Theo lời bà Lý Đan Vũ kể lại với báo New York Times, vài tháng trước khi bị mất chức, ông Bạc Hy Lai cho điều tra về tin đồn cho rằng con lớn của ông là Lý Vọng Tri dùng « kim loại nặng » đầu độc bà Cốc Khai Lai.
Vào thời điểm đó, Bạc Hy Lai làm thị trưởng kiêm lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh đã gọi một người anh em của bà Lý Đan Vũ để hạch hỏi và người này đã phủ nhận tin đồn này.
Theo luật sư của bà Cốc Khai Lai thì chính bà Cốc Khai Lai đã khai trước tòa là bà bị đầu độc trong một thời gian dài bằng « kim loại nặng ». Điều này giải thích hiện tượng hai bàn tay của bà luôn bị run giật trong phiên xử hồi tháng Tám.
Tuy nhiên , dù không có bằng cớ, bà Lý Đan Vũ vẫn cho rằng Cốc Khai Lai là một kẻ mang bệnh hoang tưởng, nhìn đâu cũng thấy có người muốn giết mình, cho nên quy cho con trai của người vợ trước của chồng, tìm cách đầu độc.
Trong bối cảnh tranh giành quyền lực nội bộ, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh đang chờ ngày ra tòa, các đồng chí cũ của ông đã quy cho ông nhiều thứ tội kể cả tội dâm đãng.
Lý Đan Vũ là người vợ đầu của Bạc Hy Lai. Cả hai vợ chồng đều là con của những « khai quốc công thần » của Mao Trạch Đông. Con trai đầu lòng của họ là Bạc Vọng Tri chào đời năm 1977. Sau khi ly dị, bà Lý Đan Vũ đổi họ Bạc của con thành họ Lý.
Lý Vọng Tri được bạn bè mô tả là một thanh niên vui tính, thích thể thao. Trong lúc du học tại đại học Columbia, Hoa Kỳ, Lý Vọng Tri chơi thân với một nhà ly khai ly khai Trung Quốc là Đường Bách Kiều, một trong những sinh viên cột trụ lãnh đạo Phong Trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989, chạy sang Mỹ tỵ nạn sau cuộc đàn áp ở Thiên An Môn.
Cháu ni Kim Jong-il lên tiếng

Thứ sáu, 19 tháng 10, 2012




Kim Han-sol, cháu nội ông Kim Jong-il
Kim Han-sol nói anh muốn cải thiện đời sống của người dân tại Bắc Hàn
Cháu nội của cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) và là cháu của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un, vừa trả lời một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên truyền hình từ Bosnia, nơi thanh niên này đang học tập.
Kim Han-sol, 17 tuổi, nói rằng anh muốn "cải thiện" cuộc sống cho người dân nước của mình.
Anh nói chuyện với cựu trợ lý Tổng thư ký‎ Liên Hiệp Quốc, bà Elisabeth Rehn, trong một cuộc phỏng vấn cho truyền hình Phần Lan.
Kim Han-sol là con trai của ông Kim Jong-nam, anh cả của ông Kim Jong-un. Ông Kim Jong-nam hiện đang sống ở Ma Cao và Trung Quốc.
"Tôi luôn mơ ước một ngày nào đó sẽ quay trở lại để cải thiện và làm cho mọi thứ dễ dàng hơn cho người dân ở đó," Kim Han-sol trả lời bằng tiếng Anh nhuần nhuyễn.
Đeo hoa tai, tóc chải rất kiểu cách và mặc bộ vét đen, trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, anh nói về giấc mơ của mình muốn thống nhất hai miền nam bắc Triều Tiên.
Anh có những người bạn Hàn Quốc, anh nói, và khi lần đầu tiên gặp nhau đã có lúng túng nhưng "dần dần" họ bắt đầu hiểu nhau.
"Thông qua gặp gỡ mọi người, tôi rút ra kết luận rằng tôi sẽ lấy ý kiến của cả hai bên, xem cái gì là tốt và xấu, và đưa ra quyết định của riêng mình," anh nói.
“Chờ đợi”
Còn không rõ lý do vì sao Kim Han-sol đồng ý trả lời phỏng vấn. Lần đầu tiên anh thu hút sự chú ý của quốc tế là vào tháng 10 năm 2011, khi hình ảnh và bình luận trên trang Facebook của thanh niên này được các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin.
Tài khoản trên Facebook của Kim Han-sol đã nhanh chóng bị chặn và có tin anh sẽ đi học tại United World College (UWC) tại Mostar.
Bà Rehn là người bảo trợ sáng kiến UWC ở Bosnia. Bà cũng từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phần Lan và một Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền ở Bosnia và Herzegovina.
Ông Kim Jong-nam
Kim Han-sol là con trai của ông Kim Jong-nam (trong ảnh), anh trai bị thất sủng của lãnh tụ Bắc Hàn
Kim Han-sol cho biết anh chưa bao giờ gặp ông nội hay chú mình. Anh kể về một tuổi thơ cô đơn phần lớn sống tại Ma Cao và Trung Quốc sau khi ra đời ở Bình Nhưỡng vào năm 1995.
Anh chỉ nhận ra ông nội mình là ai sau khi ghép các sự kiện với nhau khi lớn lên.
"Tôi đã thực sự chờ đợi ông... cho tới trước khi ông qua đời, với hy vọng ông sẽ tìm tôi, vì tôi thực sự không biết liệu ông có biết có sự tồn tại của tôi trên đời này," anh nói.
Về chuyện kế nhiệm, anh nói thêm rằng anh không biết làm thế nào chú của mình, ông Kim Jong-un, "đã trở thành một nhà độc tài".
"Đó là chuyện giữa chú và ông nội tôi," anh nói.
Cha của Kim Han-sol, ông Kim Jong-nam, 39 tuổi, được cho là đã bị thất sủng hồi năm 2001 sau khi bị bắt khi đang tìm cách lẻn sang Nhật Bản bằng cách sử dụng một hộ chiếu giả. Ông nói với các quan chức rằng ông dự định đến chơi Disneyland ở Tokyo.
Ông khá kín đáo khi sống ở nước ngoài nhưng được đài truyền hình Nhật Bản Asahi trích dẫn hồi tháng 10 năm 2011 nói rằng ông phản đối việc "kế vị theo kiểu gia đình trị”.
"Bố tôi thực sự không quan tâm đến chính trị," Kim Han-sol cho biết, khi được hỏi lý do tại sao cha anh đã không được chọn kế vị.
Nói về tương lai của mình, Kim Han-sol nói anh nghĩ mình sẽ học xong đại học và sau đó "đi làm tình nguyện ở một nơi nào đó''.
"Tôi muốn tham gia vào các dự án nhân đạo... làm việc để góp phần xây dựng hòa bình thế giới, đặc biệt tại quê nhà vì đó là một phần quan trọng của tôi ..." anh nói.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121019_korea_kimhansol_iv.shtml  
Bạc Hy Lai chính thức bị khai trừ đảng 
Chủ nhật, 4/11/2012 -Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh vừa chính thức bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc, sau một quyết định được đưa ra tại cuộc họp các quan chức cấp cao vừa kết thúc chỉ vài ngày trước đại hội đảng.

Xinhua cho hay Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quyết định của Bộ Chính trị nước này về việc khai trừ ông Bạc, trong phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khóa 17. Hãng tin này cũng nhắc lại rằng quyết định kể trên được đưa ra tháng trước. Việc chính thức bị khai trừ đảng sẽ khiến con đường ra hầu tòa của ông Bạc trở nên rõ ràng.
Đây là diễn biến tiếp theo của vụ bê bối kéo dài liên quan tới ông Bạc, người từng được coi là một ứng viên cho việc thăng tiến tới những vị trí hàng đầu trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh bị cách chức đầu năm nay, sau khi những cáo buộc giết người của vợ ông bị đưa ra ánh sáng, theo sau vụ việc cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở thành phố này.
Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành hai năm, sau khi bị kết án với tội danh đầu độc khiến doanh nhân người Anh Neil Heywood thiệt mạng. Xinhua mới đây cho hay ông Bạc có trách nhiệm liên quan tới cái chết của Heywood và sẽ phải đối mặt với pháp luật vì tội danh lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ cực lớn cũng như có quan hệ tình ái không đứng đắn.
Tháng trước, ông Bạc đã bị loại khỏi quốc hội Trung Quốc cũng như bị tước quyền miễn trừ pháp lý.
Cũng trong cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân, cũng bị nhận quyết định khai trừ đảng. Ông Lưu hồi năm ngoái bị cách chức vì cáo buộc tham nhũng hơn 800 triệu Nhân dân tệ (khoảng 128 triệu USD) và đang chờ ngày ra hầu tòa.
Việc ông Bạc và ông Lưu bị khai trừ đảng diễn ra chỉ vài ngày trước đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 tại Bắc Kinh. Đại hội sẽ bắt đầu vào ngày 8/11 này được đặc biệt quan tâm với sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở vị trí tổng bí thư. 
Doanh nhân bị vợ Bạc Hy Lai sát hại là 'tình báo'
Ảnh: APThứ tư, 7/11/2012 - Thời báo phố Wall dẫn lời các quan chức Anh cho biết Neil Heywood, người bị vợ Bạc Hy Lai sát hại, từng báo cáo thông tin về cặp vợ chồng này cho cơ quan tình báo Anh trong suốt một năm.
> Bạc Hy Lai bị chính thức khai trừ đảng
> Bạc Hy Lai bị điều tra hình sự


"Ông ấy đã cấp tin về gia đình ông Bạc cho Cơ quan Tình báo Anh, còn được biết tới với tên MI6, trong vòng hơn một năm", báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin bạn bè của Neil Heywood và các quan chức Anh cho biết. Theo nguồn tin này, ông Heywood đã có được và chia sẻ nhiều thông tin quan trọng vì ông có thể tiếp cận được với cặp vợ chồng quyền lực này.
Tin tức Heywood bị sát hại đã khiến ông Bạc ngã ngựa, bị tước hết mọi chức vụ, từ chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh tới đại biểu Quốc hội, mở đường cho việc ông Bạc sẽ phải đối mặt với án hình sự.
Tờ báo cho hay Heywood đã trở nên thân thiết với gia đình nhà Bạc trong những năm 1990, khi ông Bạc là Thị trường thành phố Đại Liên. Heywood được phát hiện đã chết hồi tháng 11 năm ngoái tại thành phố Trùng Khánh, nơi Bạc đang làm lãnh đạo. Ông Heywood từng lái một chiếc Jaguar màu bạc với biển số "007", tờ báo cho biết. Sau khi gặp một sĩ quan MI6 hồi năm 2009, Heywood đã thường xuyên liên lạc với người này và cung cấp thông tin liên quan tới "các vấn đề riêng tư của ông Bạc".
Vợ Bạc đã bị tuyên phạt tử hình treo hồi tháng 8 vì tội đầu độc Heywood. Còn ông Bạc bị cách chức khỏi Bộ Chính trị và đang chờ ngày ra tòa vì tội lạm quyền và các cáo buộc khác.
Mối quan hệ của Heywood với gia đình nhà Bạc đã xấu đi trong hai năm cuối đời. Heywood dường như đang cố lấy lại số tiền ông nghĩ rằng gia đình nhà Bạc Hy Lai còn nợ mình trước khi rời Trung Quốc.
Các quan chức Anh và Trung Quốc đều đã không dẫn việc Heywood làm việc với tình báo Anh là nguyên nhân khiến ông bị giết. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh đã từ chối bình luận về bài viết của Wall Street Journal trong khi phóng viên AFP đã không thể liên lạc với phát ngôn viên Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh để xin bình luận.
Theo Vietnam+
Lý do thực sự Cốc Khai Lai ám sát doanh nhân Neil Heywood
Thứ ba, ngày 13 tháng mười một năm 2012
"...Cốc giết doanh nhân Neil Heywood là vì ông ta biết việc thu hoạch nội tạng của Bạc và Cốc..."

Tiết lộ tội ác thu hoạch nội tạng của Cốc và Bạc Hy Lai dẫn đến việc Heywood bị ám sát
Doanh nhân người Anh bị ám sát Neil Heywood đã biết quá nhiều - và dường như ông ta đã nói ra [gì đó] về điều mình biết. Việc đó, theo một nguồn tin thân thuộc với vấn đề này, đã chính là động cơ cho việc ông ta bị giết.
Sự liên đới của Heywood với cựu quan chức nặng ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bạc Hy Lai (Bo xilai), cùng với vợ của ông ta là rộng lớn hơn những gì đã được đưa tin. Nó dường như còn bao gồm cả việc kiếm lợi nhuận từ tội ác thu hoạch nội tạng sống bằng vũ lực, và từ các thương vụ liên quan đến tử thi. Heywood còn dính líu đến việc trợ giúp vợ chồng Bạc trong các mưu đồ táo bạo.
Heywood được tìm thấy bị đầu độc chết trong khách sạn Lucky Holiday tại đô thị trung tâm vùng phía Tây của Trùng Khánh vào ngày 14 tháng Mười một, 2011. Vào ngày 10 tháng Tư, Cốc Khai Lai (Gu Kailai) và người làm thuê Trương Hiểu Quân (Zhang Xiaojun) được đưa tin là đã bị bắt giữ vì là nghi phạm trong vụ mưu sát.
Heywood có thể làm hại con trai bà, Bạc Qua Qua (Bo Guagua), và thế là bà ta quyết định ám sát doanh nhân người Anh này.
Heywood tất nhiên là dính líu đến các thương vụ gia đình Bạc - ông ta đã giúp họ di chuyển ra ngoài Trung Quốc hàng tỉ đô la mà Bạc và Cốc đã thu gom được qua nhiều phi vụ trong Trung Quốc.
Thế nhưng sự dính líu của Heywood đã di xa hơn cả việc di chuyển tiền bạc ra nước ngoài.
Buôn bán nội tạng
Sự dính líu của Heywood với Bạc và Cốc diễn ra vào thời gian họ ở thành phố Đại Liên (Dalian City) ở đông Bắc tỉnh Liêu Ninh (Liaoning). Bạc là thị trưởng thành phố Đại Liên khi cuộc bức hại môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra năm 1999, và y đã thăng tiến sự nghiệp của mình bằng việc sớm và nhiệt tình hăng hái ủng hộ cho chiến dịch này.
Đầu tiên là thành phố Đại Liên, và rồi đến cả tỉnh Liêu Ninh, đã trở thành nơi địa ngục đối với học viên Pháp Luân Công sau khi Bạc trở thành người đứng đầu năm 2000.
Neil Heywood. (Screenshot from NTDTV.com)
Theo các báo cáo biên soạn từ website Minh Huệ của Pháp Luân Công, tỉnh Liêu Ninh trong giai đoạn Bạc cai trị đã đứng thứ 4 về con số học viên Pháp Luân Công bị chết do tra tấn và ngược đãi, trong số 33 tỉnh thành và thành phố cấp tỉnh.
Vào tháng Tư 2006, Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin đầu tiên về tội ác thu hoạch nội tạng sống bằng cưỡng đoạt ở Trung Quốc với các câu chuyện chi tiết về một bệnh viện ở Tô Gia Đồn (Sujiatun), một vùng ngoại ô của thủ đô tỉnh Liêu Ninh - thành phố Thẩm Dương (Shanyang City).
Tại thời điểm việc cưỡng đoạt thu hoạch nội tạng sống được lần đầu khám phá, có 5 website khác nhau ở tỉnh Liêu Ninh quảng cáo các cơ quan nội tạng cho việc cấy ghép, với các giá niêm yết - một quả tim giá 180.000 USD, một giác mạc giá 3000 USD. Một công ty lớn nhất kiểu này là ở thành phố Thẩm Dương.
Việc thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đã khởi động ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu.
Cựu Bộ trưởng nội các (châu Á - Thái Bình Dương) của Canada, ông David Kilgour và là Công tố viên hoàng gia, cùng với ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế, họ đã điều tra các luận chứng về thu hoạch cơ quan nội tạng và đăng một báo cáo tên "Thu hoạch đẫm máu" (Bloody Harvest) sau đó xuất bản thành sách vào tháng Bảy 2006. Họ khẳng định rằng trong các năm từ 2000-2005, 41.500 vụ cấy ghép đã được diễn ra ở Trung Quốc mà hầu hết nguồn cấp cơ quan nội tạng là từ học viên Pháp Luân Công.
Heywood bị cho là có dính líu với Bạc và Cốc trong việc kinh doanh thu hoạch nội tạng ở Liêu Ninh, theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, và điều này chính là thứ chứng thực cho lý do xác đáng về cái chết của y. Heywood đã bắt đầu làm rò rỉ các thông tin về sự liên đới của nhóm trong tội ác ghê tởm này.
Buôn bán tử thi
Heywood cũng bị cho là có dính líu đến việc buôn bán tử thi.
Bắt đầu năm 2000, hai nhà máy mở ra ở Đại Liên để bảo quản xác người cho các mục đích trưng bày.
Năm 2003, "Tạp chí Cái nhìn Đông phương" (The Oriental Outlook Magazine), một nhánh của cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã, đưa tin rằng năm 2003 Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất về các thi hài, và rằng một trong các công ty ở thành phố Đại Liên là công xưởng làm ướp xác lớn nhất trên thế giới.
Đầu năm nay, Đại Kỷ Nguyên đã nhận được thông tin đáng tin cậy từ thành phố Đại Liên rằng một số lượng cực lớn thi thể được dùng cho các công xưởng ướp xác chính là các học viên Pháp Luân Công bị ám hại.
Luật của Trung Quốc ngăn cấm buôn bán tử thi ngoại trừ trong một số tình huống, và Bạc và Cốc đã ở trong một vị trí chức vụ để bảo đảm cho các công ty có thể nhận được các giấy tờ hành chính cần thiết nhằm kiếm lợi nhuận từ các thi thể này.
Thông đồng với các quan chức cao cấp trong Ủy ban Chính trị và Lập pháp (Political and Legislative Affairs Committee-PLAC), như là cựu Chủ tịch PLAC La Cán (Luo Gan), Bạc và Cốc đã lợi dụng các lỗ hổng trong luật Trung Quốc, và ngăn chặn thành viên gia đình của học viên Pháp Luân Công mà bị tra tấn đến chết đòi lại thi thể (thông tin nhận được bởi Đại Kỷ Nguyên đã không cho biết các công ty có nhận thấy được về nguồn gốc của các tử thi)
Thay vào đó, cục an ninh công cộng và tòa án đã thu gom những tử thi và bán chúng với giá cao cho các công xưởng ướp xác. Từ đó các thi hài này được chuyên chở đến các bảo tàng trên khắp thế giới để trưng bày, sinh ra hàng tỉ đô la mỗi năm.
Cốc Khai Lai là người vạch kế hoạch và chỉ đạo về việc quản lý tài chính, tiếp thị trực tuyến trong nước và quốc tế, và mở ra các kênh xuất khẩu dành cho việc thương mại cơ quan nội tạng và thi thể.
Theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, Heywood đã hỗ trợ Cốc.
Mưu đồ táo bạo
Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã viết các bài tin độc quyền liên quan đến việc làm thế nào Bạc Hy Lai, trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang, và các thành viên khác trong phe Giang Trạch Dân thiết lập nên trung tâm quyền lực thứ hai trong ĐCSTQ dựa trên PLAC, mà từ đó ý định sẽ để Bạc nắm lấy quyền kiểm soát tại Đại hội Đảng lần thứ 18 trong tháng 10 này.
Khi thời cơ chín muồi, Bạc sẽ hất cẳng Tập Cận Bình (Xi Jinping), người được cho rằng sẽ đứng đầu ĐCSTQ trong hội nghị tới, và nắm quyền lực cai trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, những kẻ mưu đồ đã không lường được chuyến bay của vị cựu tay sai của Bạc, Vương Lập Quân đến Lãnh sự quán Mỹ ởThành Đô (Chengdu) vào ngày 6 tháng Hai, mà từ đó phơi bày và hủy diệt toàn bộ kế hoạch.
Theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, Cốc đã đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch. Sau khi Cốc bị bắt giam, để thoát tội chết bà ta đã tiết lộcác kế hoạch của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Bà ta cũng thừa nhận chính bà là người liên lạc giữa Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.
Cốc quả quyết rằng dưới các mệnh lệnh của Bạc và Chu, bà ta đã chỉ đạo các chiến dịch ở nước ngoài nhằm hối lộ các cơ quan truyền thông ngoại quốc và sử dụng họ để đăng các thông cáo nhằm đánh bóng cho thân phận chính trị của Bạc và Chu, đồng thời tấn công và bôi nhọTập Cận Bình.
Cốc đã nhìn nhận Heywood là phụ tá thân cận đáng tin, và ông ta đã giúp các hoạt động bên ngoài Trung Quốc và cũng đã biết về các kế hoạch của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.
Cốc bị đưa ra tòa về cái chết của Heywood ngày 9 tháng Tám tại thành phố Hợp Phì (Hefei City), tỉnh An Huy (Anhui). Các nhà phân tích không trông đợi bất kỳ tin tức gì mới về vụ ám sát Heywood có thể đưa ra ngoài sự kiện đó.
10/8/2012
Vương Nhất Như(Wang Yiru)
(vietdaikynguyen.com)

Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh
Thứ tư, 8/8/2012 
Bạc Hy Lai bắt đầu nhiệm kỳ của mình ở Trùng Khánh bằng việc trích dẫn một câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông và phát triển mạnh mẽ phong trào hát những ca khúc cách mạng nổi tiếng một thời.
> Bạc Hy Lai và nhạc đỏ

nhacdo-1349870557_480x0.jpg
Bạc Hy Lai đẩy mạnh phong trào hát các ca khúc nhạc đỏ từ thời Mao Trạch Đông trên toàn Trùng Khánh. Ảnh: AP
Một nhà văn nhớ lại tin nhắn mà ông nhận được từ điện thoại di động vào mùa xuân năm 2009, sau khi Bạc Hy Lai nhậm chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Tin nhắn là của Bạc Hy Lai, nội dung rất đơn giản: "Thế giới là của chúng ta". Đây là câu mà chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói thời trẻ.
"Vào thời điểm đó, lý trí mách bảo tôi rằng Bạc Hy Lai không phải là người đơn giản. Ông ấy muốn trở thành Mao Trạch Đông", nhà văn ngoài 60 tuổi nói.
Tin nhắn đó đánh dấu sự khởi đầu cho phong trào nổi tiếng của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh: hát lại những ca khúc "nhạc đỏ", ca ngợi đảng và quân đội Trung Quốc. Những bài hát gợi nhớ về hình ảnh chủ tịch Mao và tin nhắn của Bạc bắt nguồn từ câu nói của ông Mao với những học sinh tiểu học khi ông còn trẻ.
Nhà văn nói trên quen biết nhiều vị lão thành trong đảng Trung Quốc, bao gồm cả Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai. Sau khi nhận được tin nhắn, nhà văn đã liên lạc với trợ lý của Bạc và người này nói rằng: "Chúng ta sẽ bắt đầu phong trào hát các ca khúc cách mạng".
Những ca khúc này có lịch sử lâu năm, có bài ra đời từ thời chống quân Nhật chiếm đóng. Đỉnh cao của thể loại nhạc này là thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976).
Nhà văn này biết rằng Bạc đang cố gắng quay ngược lại thời gian, trở về thời điểm đảng còn nhiều chính sách bảo thủ. Bạc đã trượt chức vụ phó thủ tướng và bị điều từ Bắc Kinh về Trùng Khánh.
0
Băng rôn và biểu ngữ cổ động cho phong trào hát nhạc đỏ treo ở sân bay Trùng Khánh hồi đầu tháng 4. Sau khi ông Bạc bị cách chức, những tấm bảng này đã bị gỡ xuống. Ảnh: Asahi Shimbun
Khi phong trào này bắt đầu, nhiều chương trình biểu diễn các bài hát cách mạng được tổ chức ở các trường học, cơ quan. Nhiều người dân địa phương xuất hiện trên sân khấu trang hoàng đỏ rực, vừa hát vừa vẫy lá quốc kỳ trong tay.
Ban đầu, các lãnh đạo cấp cao rất ủng hộ phong trào và đã đến thăm Trùng Khánh. Ông Ngô Bang Quốc, ủy viên thường trực bộ chính trị, nhân vật số hai trong đảng, cũng ca ngợi phong trào đã thể hiện được "niềm tự hào của người dân Trung Quốc"
Nhiều người rất vui vẻ và sẵn lòng tham gia những buổi biểu diễn như thế này. Trong số đó có Zhen Bing, 45 tuổi, chủ của quán karaoke với kho bài hát cách mạng phong phú.
"Chúng tôi không bị ép buộc phải hát. Ông Bạc thay mặt người dân và người dân ủng hộ ông Bạc", Zhen nói.
Công cuộc cải cách và mở cửa mạnh mẽ khiến nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng cũng tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo đáng kể. Những người thuộc tầng lớp nghèo không được hưởng nhiều lợi ích từ việc phát triển kinh tế, nên vẫn còn nhiều vương vấn với thời kinh tế kế hoạch, thời tất cả mọi người cùng nghèo. Giai điệu của những bài hát thời xưa luôn ở trong tâm trí họ.
Vũ Hà  (theo Asahi Shimbun)
Đây là bài thứ 12 trong series của Asahi Shimbum, tìm hiểu về con đường tiến thân của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai tại Trung Quốc. Đọc thêm:
Bạc Hy Lai trên ghế bộ trưởng

Bạc Hy Lai cất cánh, nhà báo ở tù
Một mình khiêu chiến với Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai ôm mộng quyền lực
Bạc Hy Lai - kiến trúc sư của 'Đại Liên xinh đẹp'
Bạc Hy Lai và nhạc đỏ


Tin liên quan

'Ám hiệu bí ẩn' của Bạc Hy Lai (22/8)

Hành trình thất thế của Bạc Hy Lai (22/8)

Bạc Hy Lai phản cung (22/8)

Trung Quốc xiết chặt an ninh cho phiên tòa thế kỷ (21/8)

Bạc Hy Lai - từ đỉnh cao chói lọi xuống vực thẳm (21/8)

Con đường tiến thân của Bạc Hy Lai

Sự nghiệp thăng trầm của Bạc Hy Lai (22/8)

Dấu chấm hết cho sự nghiệp của Bạc Hy Lai (31/8)

Đỉnh điểm sự bất tín nhiệm với Bạc Hy Lai (29/8)

Cuộc họp quyết định số phận Bạc Hy Lai (27/8)



 

No comments: