Kỹ sư Phan Tấn Hưng - Cưụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái
Hải Quân VNCH
11/01/2017
Cứ mỗi năm, đến độ 8 tháng giêng, ngày mà CSVN xử bắn người anh hùng
dân tộc Trần Văn Bá năm 1985 tại Thủ Dức, Việt Nam, rất nhiều nơi có người Việt
sinh sống tổ chức lễ tưởng niệm TVB.
Nếu phần đông những buổi lễ này được tổ chức do lòng ngưỡng mộ và sự
kính phục chân thành, thì cũng không ít do động lực cá nhân ti tiện hay do tính
toán bè phải hèn mạt.
Nhân dịp giổ thứ 32 của TVB, tôi muốn trình bày 3 đề tài liên quan tới
TVB sau đây:
1/
Quảng bá sâu rộng tinh thần TVB, đồng thời đề cao cảnh giác về tác hại của những
mưu đồ tiếm danh TVB.
2/ Những ưu tư và nhắn
nhủ của TVB qua 17 lá thư viết tay của anh gởi ra từ chiến trường
3/ Cập nhật hóa tin tức và bài học
anh TVB để lại
Nhưng trước khi trình bày 3 vấn đề trên đây, tôi nghĩ quí vị cũng
cần biết qua sự liên hệ giữa tôi và anh Bá, cũng như tiểu sử tranh đấu của gia
đình anh Bá thì quí vị sẽ dễ hiểu hơn tại sao tôi đề cập tới 3 vấn đề này. Bài
viết cuả tôi đính kèm theo đây (và sau đó là bài tiểu sử của TVB) nhân kỷ niệm
30 năm ngày TVB vị quốc vong thân, sẽ giúp quí vị rất nhiều.
Xin cám ơn và kính chào quí vị.
NHỚ TRẦN VĂN BÁ
Anh Bá nhỏ hơn tôi 7 tuổi, nhưng chí hướng, lòng yêu nước và sự hy sinh của anh
Bá vượt hẳn tôi vì anh Bá đã “vị quốc vong thân”, còn tôi vẫn còn đây!
Một
người có thể tự đề cao là kẻ ái quốc hay đi xa hơn nữa là anh hùng dân tộc, có
thể nói những điều không đúng sự thật! Nhưng anh Bá không cần làm những điều đó
vì ai cũng biết và công nhận anh Bá là kẻ ái quốc, là anh hùng dân tộc. Anh đã
chứng minh bằng hành động, bằng mồ hôi tại chiến khu và cuối cùng bằng cả tính
mạng mình cho chính nghĩa quốc gia.
Trong trường hợp anh Bá, câu “Không lấy thắng bại để luận anh hùng”
thật quá đúng cho sự hy sinh của anh.
Mặc dù
không thành công trong chí hướng loại bỏ chế độ cộng sản để cứu nhân dân Việt
Nam khỏi vòng kèm kẹp dã man và khát máu, nhưng anh Bá đã nêu gương tốt
và gieo hột giống quý cho thế hệ trẻ Việt Nam. Sự can đảm, dấn thân, hy sinh và
lòng yêu nước chân chính, bất vụ lợi của anh khiến cho cả bạn lẫn thù đều kính
phục.
Gương sáng của Nhụy Kiều Tướng Quân (Bà Triệu Ẩu) vẫn còn đó. Tuy Nhụy Kiều
Tướng Quân không thành công đánh đuổi quân Tàu ra khỏi nước, nhưng tổ quốc và
nhân dân Việt Nam vẫn xem bà như một vị anh hùng dân tộc. Bà đã thành Nhân!
Anh Bá cũng vậy, tuy anh không thành công
trong chí hướng dẹp tan bọn CS ác ôn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn xem anh Bá
như một vị anh hùng dân tộc, được sự ngưởng mộ và kính phục của mọi thành phần
dân Việt trong nước và hải ngoại. Anh Bá đã thành Nhân.
Thật sự thì
anh Bá đâu có muốn làm…anh hùng! Anh Bá chỉ muốn làm… bổn phận của một người
trai trong thời loạn thôi!
Anh chỉ là một
sinh viên , môt nhà giáo, chỉ quen cầm viết, chưa bao giờ cầm súng, không có một
chút kinh nghiệm về tác chiến nào, nhưng đã chịu dấn thân, dám vào chiến
khu, mật khu cầm súng chiến đấu như một người lính thật sự, mặc dù anh chưa bao
giờ được huấn luyện quân sự để trở thành một người lính.
Anh Bá là một
người của đèn sách (Cao học về Kinh Tế hoc, đã từng làm Phụ Giảng Viên cho Đại
học Nanterre của Pháp vả là Cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại
Paris, thủ đô của Pháp, từ 1973 đến 1980) nên anh Bá cũng biết là anh rất cần
được giúp đở về quân sự cho cuộc kháng chiến.
Trước khi về
Pháp và sau đó vào chiến khu ở Việt Nam, anh Bá có ghé thăm tôi tại nhà ở Mỹ và
ngủ lại hai đêm, tâm sự về hoài bảo của anh (nhưng anh không có đề cập vào chiến
khu ở Việt Nam). Tôi có khuyên anh Bá đừng bắt chước mấy ông chính trị gia
salon, ngồi trong phòng có máy lạnh mà nói chuyện kháng chiến! Cần phải dấn
thân, về Việt Nam, vào chiến khu, cầm súng tác chiến thật sự và nếm mùi cực khổ,
thiếu thốn và nguy hiểm của anh em kháng chiến thì dể cảm thông hơn giữa cấp chỉ
huy và kẻ thừa hành. Cấp chỉ huy phải có kinh nghiệm sống về công tác của thuộc
cấp thì dễ chi huy hơn. Anh Bá không nói gì, nhưng sau đó anh đã vào chiến
khu ở Việt Nam, cầm súng và tác chiến thật sự từ 1980 tới 1984.
Nhưng ý của tôi chưa nói ra hết với anh! Anh Bá chỉ cần ở chiến khu khoảng
một năm để chia sẻ cực khổ, gian nan, nguy hiểm với anh em kháng chiến và rút
kinh nghiệm, sau đó anh Bá có thể trở về Pháp hay bất cứ nơi nào an toàn để vận
động đồng bào hải ngoại và thế giới tự do ủng hộ công cuộc kháng chiên của nhân
dân Việt nam. Đó là vấn đề an ninh hay bảo vệ thượng cấp rất cần thiết cho bất
cứ cuộc kháng chiến nào.
Khi cần giúp đở
về huấn luyện quân sự, anh Bá đã tin tưởng và nghĩ tới tôi, vốn là một người
lính chuyên nghiệp, được huấn luyện rất kỷ về nhiều ngành và chuyên môn của
QL/VNCH (9 khóa) và của đồng minh (6 khóa trong đó có khóa Huấn Luyện Viên), và
có nhiều kinh nghiệm chiến trường (gần 150 cuộc hành quân đủ loại và đủ cở). Sở
di tôi phải nói rỏ nhu vậy để chứng minh sự sáng suốt của anh Bá biết chọn người
thích hợp với nhiệm vụ vì (tạm thời bỏ qua vấn đề khiêm nhượng) quả thật thì
tôi rất thích hợp cho nhu cầu của anh Bá lúc đó.
Năm 1984,
anh Bá viết cho tôi một lá thơ từ chiến trường, nhờ bào huynh là Tiến sĩ
Trần Văn Tòng từ Pháp qua Mỹ trao tận tay tôi, trong đó có kèm một tấm hình anh
Bá mặc quân phục tác chiến với khẩu AK trên vai. Anh Bá cho biết:
-“Suy gẫm những lời anh nói, tôi đã vào chiến khu ở
Việt Nam và đã cầm súng tác chiện thật sự được 4 năm rồi”. Đặc biệt, anh căn dặn
tôi:
-“Anh đừng tin bất cứ ai, ngoài anh Tòng, kể cả khi
họ đưa ra hình của tôi”.
Tôi đoán là anh Bá biết hay nghi ngờ có phản bội nội
bộ thuộc loại “lừa thầy phản bạn”, bởi vì thường thường anh em kháng chiến rất
tin tưởng lẫn nhau.
Tiếp theo, anh ngỏ ý nhờ tôi vào chiến khu huấn luyện
quân sự giùm anh em kháng chiến. Anh viết:
-“Anh em kháng chiến có tinh thần yêu nước rất cao
nhưng lại thiếu huấn luyện về quân sự nên chưa được hửu hiệu…Tôi có trình bày với
hội đồng lảnh đạo về anh và đã được sự đồng ý của hội đồng lảnh đạo nhờ anh vào
đây huấn luyện giùm anh em kháng chiến…”
Tôi hoàn toàn
bị bất ngờ, nhưng đầy cảm phục! Bạch diện thư sinh Trần Văn Bá, cựu chủ tịch Tổng
Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, cựu Phụ Giảng Viên của đai học Nanterre của
Pháp, bây giờ đã trở thành một chiến sĩ thật sự và đang chiến đấu tại chiến khu
ở Việt Nam???
Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật!
Thật rất khó
cho tôi có thể từ chối một người như anh Bá, khi anh chỉ là một thường dân
(không phải lính), một bạch diện thư sinh mà vì lòng yêu nước thuần túy, còn
dám tình nguyện từ bỏ tất cả tiện nghi về đời sống vật chất và an toàn (anh Bá
sống tại Pháp), chịu về nước, dấn thân vào chiến khu, chấp nhận mọi cực
khổ, gian nan và nguy hiểm, đang cần sự giúp đở của tôi, trong khi tôi lại là một
người lính chuyên nghiệp của QL/VNCH thì làm sao tôi có thể từ chối được?
Theo kế hoạch, khoảng một tháng sau, tôi sẽ theo bào huynh của anh Bá để
về chiến khu.
Nhưng mới khoảng hai tuần sau, bào huynh của anh Bá gọi điện
thoại từ Paris báo cho tôi biết là anh Bá đã bị bắt. Tạm thời đình lại chuyến
đi của tôi…
Chuyến đi tạm đình chỉ đó đã được hủy bỏ sau khi anh Bá bị bọn CS phản quốc xử
tử ngày 08 tháng 01 năm 1985 về tội phản quốc!Thật hết sức mĩa mai khi kẻ
phản quốc xử tử người ái quốc về tội phản quốc!
Anh Bá là một người rất ít nói, bình dân, xuề xòa và khiêm
nhượng dể thương, nhưng giá trị thật sự của anh rất lớn lao.
Để
chứng minh, tôi xin mượn lời phê bình của một vị Tướng ba sao (Trung Tướng đánh
giặc chứ không phải Trung Tướng văn phòng) rất nổi tiếng của QL/VNCH về cái chết
của anh Bá như sau:
“Phải
cần một nhà trí thức chân chính, một chính trị gia lỗi lạc và một tướng lãnh
tài ba mới có thể thay thế Trần Văn Bá được! Thật là một sự mất mát quá lớn lao
cho Tổ Quốc Việt Nam!”
Orange County, California Xuân Ất Mùi
Kỷ niệm 30 năm ngày Trần Văn Bá “vị quốc vong thân” (08/01/1985-
08/01/2015)
Kỹ sư Phan Tấn Hưng - Cựu CHT/LDNN/HQVNCH
GHI CHÚ: Một chính trị gia lỗi lạc hay một tướng
lảnh tài ba có thể phản quốc, nhưng một nhà trí thức chân chính không
thể phản bội tổ quốc nên sẽ cản trở hai người kia làm điều đó. Cả ba sẽ bổ túc
lẫn nhau, bởi vì một mình nhà tri thức chân chính cũng không làm được gì!
No comments:
Post a Comment