Uyên Thao/ FB Tiếng Quê Hương, (Quảng cáo sách)
24-08-2014
24-08-2014
Phạm Chí Dũng là cái tên không xa lạ, nhất là với những người lưu tâm
tới tình hình Việt Nam. Chỉ từ tháng 3/2013 tới tháng 3/2014, các hệ
thống truyền thanh quốc tế VOA, RFA, RFI, BBC đã liên tục truyền tải 150
bài của Phạm Chí Dũng — tức với mức viết đều đặn và bền bỉ mỗi hai ngày
một bài.
Phạm Chí Dũng khởi sự cầm bút từ khi 25 tuổi và
đã có 11 tác phẩm được ấn hành trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 kịch
bản, 1 tác phẩm lý luận về kịch nghệ và 2 tác phẩm nghiên cứu về kinh
tế, giáo dục, nhưng không phải cây viết chuyên nghiệp.
Trên thực tế,
Phạm Chí Dũng là một chuyên gia với học vị tiến sĩ kinh tế, đảng viên
CSVN và sĩ quan quân đội nhân dân công tác tại Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM
khi Trương Tấn Sang là chủ tịch cơ quan này.
Từ 1996, Phạm
Chí Dũng công tác tại Ban An Ninh Nội Chính Thành Ủy TP.HCM với nhiệm
vụ nghiên cứu các chính sách về an ninh quốc gia. Tuy nhiên từ năm 1991,
Phạm Chí Dũng đã được coi như một nhà văn, nhà báo độc lập gắn bó với
cây bút trong tư thế tự do, vì không phải thành viên một cơ chế chính
thức nào về văn học và báo chí. Tư thế cầm bút này giúp Phạm Chí Dũng
biểu hiện trung thực suy tư và ý hướng bản thân, đồng thời cũng đặt anh
trước một vòng vây tai họa. Bởi những bài viết phản ảnh thực tế và quan
điểm không tuân thủ các khuôn mẫu tô đen hay bôi hồng mọi cảnh sống đang
phơi bày trước mắt đã trở thành những mũi gai nhọn đối với tập thể
đương quyền luôn tự đặt mình ở ngôi vị độc tôn tối thượng.
Do
đó, tháng 7/2012, bộ Công An đã ra lệnh khẩn cấp bắt giam Phạm Chí Dũng
và sau đó khởi tố theo điều 79 và 88 Luật Hình Sự về tội danh “âm mưu
lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống phá Nhà Nước.” Chứng cứ buộc
tội là các bài viết phanh phui tệ trạng tham nhũng và phản biện các
chính sách tác hại cho nỗ lực tạo dựng đời sống xã hội an bình, trong
khi người bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” chỉ là một cá nhân đơn
độc. Hành vi này đã biến thành chứng cứ tố giác chính tập thể đương
quyền trước công luận về thủ đoạn lợi dụng quyền thế, mạo danh pháp
luật, mặc tình đổi trắng thay đen để trấn áp bạo ngược người bất đồng
chính kiến và tước đoạt quyền tự do phát biểu của người dân. Cho nên,
trước công luận bất bình, tháng 2/2013, Phạm Chí Dũng đã nhận được lệnh
“tạm đình chỉ điều tra” và rời nhà tù sau nửa năm bị giam giữ.
Ngay
sau khi rời nhà tù, Phạm Chí Dũng lập tức trở lại với cây bút theo
hướng đi đã chọn, và tháng 12/2013, anh quyết định từ bỏ đảng Cộng Sản
dù đã có hơn hai mươi tuổi đảng. Bức tâm thư của Phạm Chí Dũng phổ biến
công khai trên mạng Internet khẳng định “Đảng Cộng Sản chỉ còn mang bóng
hình và hơi thở của các nhóm lợi ích” khiến “đất nước tàn tạ” nên
“không xứng đáng với vị trí lãnh đạo.” Do đó, từ bỏ đảng là “con đường
ngắn nhất có thể đưa những đảng viên còn lương tâm đến gần với nhân
dân.”13 ngày sau khi công bố bức tâm thư trên, Phạm Chí Dũng đã trải một
cuộc “đấu tố” của đảng ủy Viện Nghiên Cứu Phát Triển TP.HCM với yêu cầu
rút lại ý kiến từ bỏ đảng.
Phạm Chí Dũng từ chối đáp
ứng nên ngày 25/12/2013, đảng ủy Khối Dân Chính Đảng ra quyết định khai
trừ anh — khai trừ một người đã dứt khoát công khai tuyên bố từ bỏ
Đảng!Tất nhiên nhiều cam go đã dồn đến, nhưng Phạm Chí Dũng không rời
cây bút và hướng đi đã chọn. Do đó, tháng 2/2014, tổ chức UN Watch chính
thức mời Phạm Chí Dũng đến Geneva, Thụy Sĩ thuyết trình về “nhân quyền
và xã hội dân sự” trong buổi hội thảo bên lề cuộc Kiểm Điểm Phổ Quát Về
Nhân Quyền Đối Với Việt Nam của Liên Hiệp Quốc. Phạm Chí Dũng không thực
hiện được chuyến đi, dù đã có visa và vé máy bay. Vì tại sân bay Tân
Sơn Nhất, anh bị công an ngăn chặn và tịch thu hộ chiếu. Ít ngày sau,
Phạm Chí Dũng lại lâm cảnh tương tự, không thể lên đường qua Mỹ dự điều
trần tại Quốc Hội Mỹ về “tự do truyền thông” và hội thảo tại đài RFA về
“tự do báo chí”, theo lời mời của hai nữ dân biểu Mỹ — Loretta Sanchez
và Zoe Lofgren. Các hành vi trấn áp đó đã biến Phạm Chí Dũng thành một
tù nhân bị giam lỏng nhưng không thay đổi nổi tính chất những bài viết
của Phạm Chí Dũng từ khi rời nhà tù tháng 2/2013 tới tháng 3/2014.
CHÍNH
LUẬN 2013 là tác phẩm bao gồm những bài viết đó, những bài phân tích
thời sự Việt Nam trong thời điểm kể trên. Nội dung chủ yếu của CHÍNH
LUẬN 2013 là ghi lại các sự kiện diễn ra trước mắt và phản ảnh quan điểm
người viết về các sự kiện này.
Đặc trưng của thể loại
phân tích thời sự là khắc họa chân dung mọi sự kiện đang diễn biến, đồng
thời ước định tác động trực tiếp và hệ quả nối dài từ các sự kiện đối
với thực tiễn đời sống theo nhận thức của người viết. Từ lâu, người viết
thể loại này từng được tặng biệt danh chuyên gia phân tích thời cuộc,
nhưng cũng được đặt bên hàng ngũ tiên tri, tức giới hành nghề bói toán.
Lý do viện dẫn là nhận thức của chuyên gia phân tích thượng thặng nhất
vẫn bị khuôn bó bởi các hạn chế tất yếu, trong khi mọi diễn biễn có thể
gặp các bước ngoặt đột ngột tương tự tiếng sét bất ngờ nổ giữa trưa hè
nắng gắt. Do đó hầu hết dự đoán về viễn trình một sự kiện cũng như hệ
quả của sự kiện đối với thực tế đời sống tương lai thường dễ thiếu chính
xác, thậm chí còn có thể sai lạc. Dù vậy, không ai phủ nhận đóng góp
quan trọng của thể loại này trong việc dựng lại các đoạn đường lịch sử.
Bởi đặc trưng của thể loại là khắc họa chính xác chân dung các sự kiện
được đề cập. Từ đây, một chuyên gia phân tích đúng nghĩa bắt buộc phải
quan sát tinh tế, truy cập sâu rộng để cung cấp tối đa đường nét, màu
sắc trung thực của mọi diễn biến. Đòi hỏi này là điều kiện tối thiết cho
nhận thức của chuyên gia, đồng thời cũng cung ứng chất liệu xác thực
giá trị cho mọi sử gia ghi nhận về các diễn biến lịch sử.
CHÍNH
LUẬN 2013 không thể là ngoại lệ nên đã cung cấp nhiều dữ kiện đáp ứng
cho 3 câu hỏi về hiện trạng Việt Nam là thực tế đời sống xã hội, bản
chất tập thể đương quyền và tương quan giữa người dân với chế độ đảng
trị Cộng Sản. Bởi, nhận thức của chuyên gia dù được xác minh hay bị bác
bỏ thì các sự kiện được ghi nhắc vẫn luôn khẳng định chân dung thực
tế. Qua diễn tả hết sức giản lược về các diễn biến thời thế, CHÍNH LUẬN
2013 đã dựng lại hàng loạt sự kiện thực tế đời sống Việt Nam với đường
nét và màu sắc đủ sức in hằn dấu vết nơi ký ức người đọc :
“Một
nông dân ở Ban Mê Thuột vừa khóc vừa kể cho tôi nghe gia đình anh đang
bị cướp đất đến tán gia bại sản, trong khi một người bà con của anh ở
Đắc Lắc bị chết trong đợt xả lũ thủy điện tháng 9 vừa qua, nhưng chẳng
hề có cấp chính quyền và doanh nghiệp nào đoái hoài, thậm chí một đồng
bồi thường cho nạn nhân cũng không có…”
Và : “Giữa lúc
thủ đô đang ngột ngạt trong cơn bức bối thời tiết chực chờ sấm nổ, người
Hà Nội lại sôi lên bởi câu chuyện thương tâm đột ngột xảy ra: một người
mẹ cùng đứa con trai treo cổ chết trong nhà. Nguyên do quẫn bách về
tiền bạc. Sự việc quá đau lòng trên xảy đến ở xóm Chùa, huyện Từ Liêm
vào ngày 7/6/2013.”Khó thể kể hết các cảnh tương tự được ghi trong CHÍNH
LUẬN 2013, những cảnh mà người trong cuộc đã diễn tả “Cuộc sống không
lối thoát, đi đến con đường chết… Xin các cấp chính quyền ấp 5, vì hoàn
cảnh gia đình quá khổ không lối thoát, mong các ông giúp cho chồng con
tôi được sổ nghèo để sống ngày tháng còn lại trên đời.” Đó là mấy lời
cuối cùng của người phụ nữ 48 tuổi tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân tại ấp 5, xã
An Xuyên, Cà Mau ghi trên lá thư tuyệt mệnh trước khi treo cổ với mong
mỏi cái chết của mình sẽ nhắc mọi người nghĩ đến cảnh khốn cùng của
người chồng và 3 đứa con nhỏ giữa lúc cả nước “kỷ niệm 38 năm ngày giải
phóng miền Nam” vào cuối tháng 4/2013. Thực ra không chỉ có vài vụ trên
mà đã có vô số vụ:“Một bà mẹ xấu số nguyện dùng tiền phúng viếng mình để
trả nợ và nộp học phí cho con …Hai cô gái đang tuổi xuân xanh rủ nhau
uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông…
Một chàng trai vừa vào tuổi trưởng thành dùng dây cáp internet treo cổ
vì mắc bệnh nan y không có tiền chữa trị... Năm 2012, vợ chồng người con
trai của ông Quang ở xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Phú Yên cùng đứa con
mới 5 tuổi ôm nhau trầm mình dưới sông, nguyên nhân bắt nguồn từ quá
nghèo khổ...”
Cho nên, CHÍNH LUẬN 2013 phải ghi lại một
nhận định về thực tế đời sống Việt Nam :“Tự tử vì nghèo đã trở thành
hiện tượng mãn tính trong xã hội.” Thảm cảnh không dừng tại đó. Bởi bên
cạnh hàng loạt người tự tìm cái chết vì hết đường sống còn hàng loạt
hoạt cảnh trên mọi khía cạnh từ kinh tế sa lầy, đạo đức băng hoại, đến
bá quyền bạo ngược... dưới vô vàn hình thức phản ảnh bản chất tham tàn,
xảo trá, độc ác tới mức phi nhân của tập thể đang nắm quyền thống trị xã
hội mà câu chuyện do Phạm Chí Dũng kể lại sau đây về một quan chức
Trung Quốc có thể coi là biểu tượng điển hình
: “Giữa năm
2012, quan chức Trần Văn Á, phó chủ tịch thành phố Mỹ Yển, tỉnh Giang
Tô, trong khi phóng xe hơi rất nhanh đã đâm phải một người qua đường.
Sau khi gây tai nạn, vị quan chức “của dân, do dân và vì dân” này không
hề ngó ngàng tới nạn nhân. Một tay đút túi quần, tay kia gọi điện thoại,
chỉ sau vài phút, Trần Văn Á được một xe hơi khác đón đi, bỏ mặc nạn
nhân vẫn nằm sóng soài trên vũng máu tươi…”
Những sự kiện
này không chỉ trả lời cho câu hỏi về bản chất tập thể đương quyền mà
còn giải thích rõ thái độ hiện nay của người dân Việt Nam với chế độ
Cộng Sản. Đó là các vụ đối đầu với bộ phận công cụ của chế độ mà tiêu
biểu là vụ Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng dùng súng chống lực lượng cưỡng
chế đất đai tài sản, vụ Đặng Ngọc Viết tại Thái Bình hướng mũi súng vào
các quan chức để nhả đạn …đã vẽ ra viễn ảnh theo ghi nhận của Phạm Chí
Dũng : “Vào thời khắc này, những hình ảnh sống động và chuyển dần từ tự
phát sang nhất quán trong các cuộc biểu tình phản đối nạn cướp đất ở
Tiên Lãng thuộc Hải Phòng, Văn Giang thuộc Hưng Yên hay đoàn người đưa
quan tài kín chật các đường phố Bắc Giang, Vĩnh Yên đang làm cho chính
quyền lâm tình thế cực kỳ khó xử : Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân
dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”…để biến
thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được…”
Tháng
4/2014 vừa qua, Phạm Chí Dũng đã được tổ chức Phóng Viên Không Biên
Giới RSF vinh danh là một trong 100 “Anh Hùng Thông Tin” trên thế
giới.Công luận đã biểu dương giá trị cây bút phân tích thời cuộc Phạm
Chí Dũng.
Nhưng, điều cuối cùng và quan trọng hơn hết là
CHÍNH LUẬN 2013 không chỉ ghi lại các sử liệu chính xác mà còn phản ảnh
tâm tư chung của người dân Việt Nam hiện nay trong từng dòng chữ. Đó là
ước mong sớm đến phút giây mọi người vượt qua “giới hạn sợ hãi” để tạo
một “phản ứng chính trị” phục hồi sự sống cho toàn dân.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả (Quảng cáo sách)
Nhà báo Phạm chí Dũng bị TTXVA
“tố’’
TTXVA một thông tấn xã vỉa hè trên
mạng internet vừa tố nhà báo con nhà cộng sản nòi Phạm Chi Dũng người
từng là nhân viên ban An ninh Nội chính Thành ủy Đảng CSVN TPHCM và thư ký
riêng cho ông Trương Tấn Sang khi ông Sang là thường trưc ban bí thư là “công
an nằm vùng” trong lưc lương dân chủ ở VN. Sự tố cáo của TTXVA làm nhiều
người phải suy nghĩ khi liên hệ đến những rắc rối trong nội bộ Hội Nhà Báo ĐL
hiện đang xẩy ra.
(Chuyện Quê Nhà - Lão Hủ)
http://changevietnam.wordpress.com/2014/09/04/chuyen-que-nha-8/
Đọc thêm:
No comments:
Post a Comment