Nhiều quan chức Trung Quốc phạm tội kinh tế đang lẩn trốn tại Hoa Kỳ .(Ảnh minh hoạ) Reuters
Hơn 150 đào phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn tại Mỹ
Ông Vương Cương (Wang Gang) cán bộ cao cấp thuộc Cục hợp
tác quốc tế, Bộ Công An Trung Quốc nói với báo China Daily là để có thể
truy tìm và đưa về nước những đào phạm kinh tế, Bộ Công An có kế hoạch
họp hàng năm với các cơ quan tư pháp Mỹ.
Vào lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi cuộc đấu tranh chống
tham nhũng là một trong những ưu tiên của ông, chính quyền Bắc Kinh tiến
hành một chiến dịch truy lùng các « lõa quan – luo guan », tức là những
quan chức có gia đình sinh sống ở nước ngoài và tranh thủ cất giấu tài
sản ở ngoại quốc, nhằm tránh bị phát hiện hoặc chuẩn bị ra ngoại quốc
sinh sống khi cần.
Theo một số thẩm định, gần một triệu quan chức Trung Quốc thuộc diện «
lõa quan ». China Daily trích dẫn lời ông Liệu Tiến Vinh (Liao
Jinrong), Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Bộ Công An Trung Quốc, cho
biết, Hoa Kỳ là nơi mà những kẻ đào phạm muốn trốn tránh pháp luật Trung
Quốc thường xuyên đến lẩn trốn.
Trong thập niên qua, mới chỉ có hai người Trung Quốc lưu vong tại Hoa
Kỳ bị trả về Trung Quốc để xét xử, do hai nước không có hiệp định dẫn
độ tội phạm và thủ tục phức tạp, mất thời gian.
URL nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140811-hon-150-dao-pham-kinh-te-trung-quoc-dang-lan-tron-tai-my
Trong lúc xúc tiến chiến dịch chống tham nhũng, giới hữu trách Trung Quốc đang nhắm tới các quan chức có gia đình và tài sản ở nước ngoài. Những nỗ lực này đang ra một vụ tranh luận ở Trung Quốc về vấn đề có bao nhiêu quan chức như vậy và sẽ có bao nhiêu người bị trừng trị.
Câu chuyện của một quan chức ở thành phố Thâm Quyến, người đã từ chức sau khi có tin nói rằng chồng bà đã di dân sang Mỹ, đã nêu bật những sự khó khăn và sự không rõ ràng xoay quanh những cán bộ đảng viên ở Trung Quốc được gọi là “lõa quan” hay những quan chức trần truồng.
Cụm từ này nói tới những quan chức ở Trung Quốc nhưng đưa vợ hoặc chống và con cái ra nước ngoài sinh sống, dọn đường cho việc tuồn ra nước ngoài những của cải tích lũy từ những vụ tham ô.
Bà Lưu Yến, quan chức ở Thâm Quyến, thừa nhận là chồng bà đã lấy qui chế thường trú nhân ở Mỹ từ những năm 1980. Theo truyền thông Trung Quốc điều này là bằng chứng cho thấy bà Lưu là “lõa quan.”
Bà Lưu nói với báo chí rằng “Tôi chỉ là một người vợ và một người mẹ bình thường.”
Bà Chu Giang Nam, giáo sư chính trị học của Đại học Hồng Kông, nói rằng chính phủ Trung Quốc khó lòng yêu cầu nhân viên của họ không đưa người thân ra nước ngoài – một việc thường xảy ra ở Trung Quốc đối với những người có đủ điều kiện. Bà nói:
"Vấn đề là làm thế nào mà những người trong gia đình của họ có thể chu cấp cho cuộc sống ở nước ngoài? Họ có công việc mưu sinh hay không và họ có độc lập về tài chánh với các quan chức đang làm việc ở Trung Quốc hay không? Nhưng nếu sự hỗ trợ tài chánh của họ phần lớn là đến từ quan chức còn ở Trung Quốc, thì điều này đương nhiên sẽ nêu ra nghi vấn là họ lấy đâu ra những khoản tiền lớn như vậy."
Hồi đầu tuần này, Bộ Công An Trung Quốc loan báo chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hơn 130 người phạm tội kinh tế đang bị truy nã, và nhiều người trong số đó là các quan chức bị nghi phạm tội tham nhũng ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích tin rằng con số các quan chức bị phát giác là “trần truồng” chỉ là một phần nhỏ của một vấn nạn thật sự, và ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng không biết rõ là bao nhiêu.
Giáo sư Chu Giang Nam cho biết như sau:
Trung Quốc nới rộng chiến dịch chống tham nhũng
15.08.2014Trong lúc xúc tiến chiến dịch chống tham nhũng, giới hữu trách Trung Quốc đang nhắm tới các quan chức có gia đình và tài sản ở nước ngoài. Những nỗ lực này đang ra một vụ tranh luận ở Trung Quốc về vấn đề có bao nhiêu quan chức như vậy và sẽ có bao nhiêu người bị trừng trị.
Câu chuyện của một quan chức ở thành phố Thâm Quyến, người đã từ chức sau khi có tin nói rằng chồng bà đã di dân sang Mỹ, đã nêu bật những sự khó khăn và sự không rõ ràng xoay quanh những cán bộ đảng viên ở Trung Quốc được gọi là “lõa quan” hay những quan chức trần truồng.
Cụm từ này nói tới những quan chức ở Trung Quốc nhưng đưa vợ hoặc chống và con cái ra nước ngoài sinh sống, dọn đường cho việc tuồn ra nước ngoài những của cải tích lũy từ những vụ tham ô.
Bà Lưu Yến, quan chức ở Thâm Quyến, thừa nhận là chồng bà đã lấy qui chế thường trú nhân ở Mỹ từ những năm 1980. Theo truyền thông Trung Quốc điều này là bằng chứng cho thấy bà Lưu là “lõa quan.”
Bà Lưu nói với báo chí rằng “Tôi chỉ là một người vợ và một người mẹ bình thường.”
Bà Chu Giang Nam, giáo sư chính trị học của Đại học Hồng Kông, nói rằng chính phủ Trung Quốc khó lòng yêu cầu nhân viên của họ không đưa người thân ra nước ngoài – một việc thường xảy ra ở Trung Quốc đối với những người có đủ điều kiện. Bà nói:
"Vấn đề là làm thế nào mà những người trong gia đình của họ có thể chu cấp cho cuộc sống ở nước ngoài? Họ có công việc mưu sinh hay không và họ có độc lập về tài chánh với các quan chức đang làm việc ở Trung Quốc hay không? Nhưng nếu sự hỗ trợ tài chánh của họ phần lớn là đến từ quan chức còn ở Trung Quốc, thì điều này đương nhiên sẽ nêu ra nghi vấn là họ lấy đâu ra những khoản tiền lớn như vậy."
Hồi đầu tuần này, Bộ Công An Trung Quốc loan báo chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hơn 130 người phạm tội kinh tế đang bị truy nã, và nhiều người trong số đó là các quan chức bị nghi phạm tội tham nhũng ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích tin rằng con số các quan chức bị phát giác là “trần truồng” chỉ là một phần nhỏ của một vấn nạn thật sự, và ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng không biết rõ là bao nhiêu.
"Chính
phủ đòi hỏi tất cả quan chức báo cáo tình trạng cư trú của những người trong
gia đình, để cho biết người trong gia đình họ có ai đang ở Trung Quốc và có ai
đã di dân sang nước khác. Tuy nhiên rất nhiều quan chức không thành thật khai
báo những thông tin này, và rất khó để xác định các thông tin đó có đúng hay
không."
Tuy nhiên cách nay vài tháng Đảng Cộng
Sản Trung Quốc đã ban hành một văn bản để đòi những người có thân nhân ở nước
ngoài đưa những người đó về nước nếu không thì phải từ chức.
Truyền thông Trung Quốc cho biết tới
cuối tháng 7, tất cả các chính quyền địa phương đã hoàn tất cuộc kiểm tra nội
bộ về các quan chức và nơi sinh sống của các thân nhân của họ.
Chỉ có một số ít chính quyền địa phương
nói rằng họ “không có lõa quan”, trong khi hầu hết các chính quyền còn lại đều
không chịu công bố kết quả kiểm tra.
Tỉnh duy nhất thật sự báo cáo có vấn đề
là tỉnh Quảng Đông, nơi mà kết quả kiểm tra cho thấy có “2.190 lõa quan”, trong
đó có 866 người đã bị cách chức.
Ông Tào Cảnh Quân, chuyên gia về vấn đề
tham nhũng của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết Quảng Đông là tỉnh tiên
phong trong phong trào cải cách từ nhiều thập niên qua.
"Điều này nêu bật vấn đề và nói
với phần còn lại của Trung Quốc hoặc với chính phủ trung ương là Quảng Đông sẽ
làm tất cả những việc cần thiết. Đó có thể là một sự trung thành chính trị đối
với trung ương của một nhà lãnh đạo địa phương."
Bà Chu Giang Nam cho rằng điều quan
trọng là chức vụ của các lõa quan chứ không phải là có bao nhiêu lõa quan:
"Tuy con số tổng cộng không lớn,
tương đối nhỏ, nhưng nếu các quan chức cấp cao dính líu tới vấn đề này, thì tôi
nghĩ rằng nó gây tổn hại cho hình ảnh của đảng và là một vấn đề nghiêm trọng
hơn nhiều."
Việc che đậy kết quả các cuộc kiểm tra
về lõa quan đã gây ra những sự đồn đoán về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nó
cũng làm sôi động lại cuộc tranh luận đối với vấn đề là công chúng Trung Quốc
biết rất ít về của cải và tài sản của các quan chức, những người thường được
gọi là “đầy tớ của nhân dân.”
No comments:
Post a Comment