Một
bản tin ngắn, rất tầm thường ở Việt Nam, không chắc làm cho bạn quan
tâm, đau lòng, đó là bản tin từ Hà Nội, cho biết nạn bẻ kính chiếu hậu
xe hơi bắt đầu tràn lan. Chỉ với một chiếc Porsch Panamera giá $200,000
đã được quân gian chiếu cố, chỉ trong hai năm, đã bị bẻ kính bảy lần.
Ngay một sinh viên trường Cao Ðẳng Văn Hóa-Thể Thao Hà Nội, Ðặng Huy
Việt, trước đây cũng từng là thủ phạm loại ăn cắp vặt này. Theo tôi,
trong cái thời buổi tệ mạt này, rõ ràng là chuyện “trăm năm trồng người”
đã có kết quả hay hậu quả đau lòng.
Một trong
những “danh ngôn” của Hồ Chí Minh được CSVN ca tụng nhất là câu: “Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” nhưng trẻ em
“quàng khăn đỏ” ít đứa nào biết tới ông Quản Trọng bên Trung Quốc là tác
giả chính hiệu danh ngôn này, đã bị “bác” bứng nguyên cây về trồng
trong vườn nhà “bác.” Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản
Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế,
mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế sách cho một
năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; kế sách cho mười năm, lấy việc trồng
cây làm đầu; kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu).
Những gì
“bác” đã gieo giống, chăm sóc, tưới nước bón phân, ngày nay rõ ràng là
đã có kết quả. Sách Minh Tâm Bảo Giám, chương Kế Thiện, có câu: “Trồng
dưa được dưa, trồng đậu được đậu. (Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc
đậu). Không ai gieo hạt chanh chua mà lại hái được giống cam ngọt, nói
đơn giản, gieo nhân nào thì gặt quả nấy!
Hạt giống
độc địa ấy từ ngày được Hồ Chí Minh mang về gieo trong khu vườn nhà đã
như là “loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng
độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời” như câu nói của Ðức Ðạt
Lai Lạt Ma, Tây Tạng, khi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản. Sau ngày cộng
sản chiếm miền Nam Việt Nam, nơi Bắc Việt gọi là vùng tạm chiếm, tệ nạn
xã hội càng ngày càng gia tăng, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân
thường đạo lý, như những chuyện băng đảng nhóm xã hội đen, cướp của giết
người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, lừa gạt,
chiếm đoạt tài sản.
Lúc đầu, nói
về tình hình trật tự xã hội, đề cập đến những điều xấu xa đầy rẫy này,
đảng cộng sản tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho đó là hậu quả, tàn dư của
chế độ cũ để lại, chỉ đích danh là Mỹ, Ngụy, nhưng rõ ràng là sau hơn
39 năm “làm chủ” đất nước, thực tế ngày nay không thể còn đổ lỗi cho ai.
Sau nữa là
cả nước từ 60 năm nay, dưới sự cai trị của đảng, do chủ trương của đảng,
là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!” Vậy thì những
gì được ghi nhận hôm nay là thành quả chiếu sáng từ tấm gương ấy, đó là
chân lý, mà chân lý này không bao giờ thay đổi. Không ai dám hỏi Hồ Chí
Minh thực sự có đạo đức hay không, và cả đất nước mù quáng tin theo
những gì đảng nhồi nhét từ những đứa trẻ, làm đông đặc đầu óc thanh
niên, bắt người ta tin vào những chuyện không có thật.
Hậu quả là ngày nay cả nước nói dối như cuội.
Hậu quả là ngày nay cả nước ai cũng gian dối để sống.
Hậu quả là ngày nay, lý tưởng của cuộc sống là đồng tiền.
Ở xã hội ấy cái gì cũng mua được bằng tiền, cái gì cũng được đem bán, và người ta sẵn sàng bán đi những
cái gì quý nhất.
cái gì quý nhất.
Ở xã hội ấy,
người ta không biết hổ thẹn vì nhân cách, nhưng cảm thấy hổ thẹn khi
thua sút những người chung quanh vì cái nhà, cái xe, cái điện thoại, cái
xách tay…
Ở xã hội ấy,
ai cũng muốn bỏ đi, những ai còn ở lại là không đi được, hay đang còn
kiếm được tiền để chuẩn bị đi hay lo cho những người đã đi.
Con người là vốn quý như ai đó đã từng nói, nhưng một mạng người không đáng giá bằng một con chó!
Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.
Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.
Con người là vốn quý, nhưng công an, thế lực của chế độ, sẵn sàng đánh chết dân vì dân không chịu nhận tội mình không làm.
Xã hội chủ
trương mình sống vì mọi người, nhưng người vá xe sẵn sàng rải đinh trên
đường để cho tiệm mình đông khách, thêm lợi nhuận.
Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người nhưng bọn phục vụ cho dân, ăn gian, làm dối, sống chết mặc bay.
Cộng sản đã
từng ca tụng: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đỉnh cao trí tuệ loài người!” Hà Nội
là lương tri của nhân loại! Báo Quân Ðội Nhân Dân đã ca tụng “đỉnh cao
của khí phách và trí tuệ Việt Nam,” nhưng ngày nay nhân dân Việt Nam đi
đến đâu đều được mọi người có những cái nhìn thiếu thiện cảm. Nhật, Thái
Lan, Nam Hàn, Singapore… kết án người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác,
bán dâm… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xa. Cả nhân viên
nhà nước cũng buôn lậu, ăn cắp, hối lộ, vậy người Việt ra nước ngoài còn
dám ngẩng mặt nhìn ai?
Ở trong nước
dân Việt đã bày tỏ dân trí bằng cách ẩu đả, chửi bới nhau để chen lấn
mua bánh Trung Thu ở Hà Nội, giành giật đạp lên nhau để giành được kiếm
một miếng sushi miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương, hỗn loạn trèo
lên đầu nhau lên nhau để mua bằng được lá ấn trong lễ khai ấn đền Trần,
hôi của khi có tai nạn qua đường như rơi tiền, đổ bia… Người ngoại quốc
và các tòa đại sứ ở Việt Nam thì bắt đầu “sợ” dân Việt khi những cây anh
đào được đem từ Nhật đến bị đám đông nhào đến vặt sạch, chính phủ Hòa
Lan tổ chức phát 3,000 chiếc áo mưa cho dân chúng để tỏ tình hữu nghị
thì đám đông ào ạt, hung dữ nhào lên sân khấu cướp từ tay các tình
nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
Chính giới
trí thức trong nước, như Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã viết rằng, “Phải
nói rằng kể từ khi đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam
bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư
chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp
thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ
chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng
không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa
trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào
thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái
Chủ Nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn
trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật,
lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người Việt Nam. Rồi
đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của
chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.”
Ai đưa Chủ
Nghĩa Mác vào Việt Nam, phải chăng là công ơn “bác Hồ,” cho nên hôm nay,
chưa đến một trăm năm, mà việc trồng người của “bác” đã có kết quả “khả
quan,” đưa đất nước vào chỗ lụn bại, tha hóa. Muốn gieo lại hạt giống
tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất
mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử
tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay
nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.
Chúng ta
phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương
giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải
vôi, kêu la là chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với
nhân dân.
No comments:
Post a Comment