Monday, May 19, 2014

(590) Chế độ ở VN có thể sụp đổ một cách nhanh chóng

Chế độ ở VN có thể sụp đổ một cách nhanh chóng
HÀ NỘI , Việt Nam – Giữa lúc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đang lan rộng tại Việt Nam thì các nhóm đối lập ủng hộ dân chủ trong nước cũng lặng lẽ xây dựng lực lượng.

Khi nhà báo Phạm Chí Dũng bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào tháng Mười Hai vừa qua, ông đã rất tức giận và công bố lá thư bỏ đảng lên Internet. Một trong những nhân vật bất đồng chính kiến ​​có tiếng tại Việt Nam, ông Dũng cáo buộc ĐCSVN bất lực trước vấn nạn tham nhũng tràn lan và tiếp tục chiếm giữ độc quyền chính trị chống lại ước muốn của số đông người Việt Nam. “Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy”, ông viết trong bức Tâm thư từ bỏ Đảng. Từ đó, mỗi lần ông ra đường đều có người theo dõi chặt chẽ. “Nếu tôi đi bất cứ nơi nào thì cũng có hai người đi theo tôi”, ông nói trong một phòng khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế của Việt Nam. Việc gặp nhau ở văn phòng làm việc hoặc tại nhà riêng hiện quá nguy hiểm, ông giải thích.
Ông Dũng đã làm cán bộ an ninh tại phố Hồ Chí Minh chuyên thu thập thông tin về các nhà hoạt động, nhà văn, và bất đồng chính kiến được ​​coi là chống chế độ. Nhưng khi các nhà chức trách biết ông từng bí mật viết bài chỉ trích đảng cho các trang tiếng Việt ở nước ngoài, họ đã bắt giam ông và không đưa ra xét xử hồi tháng Bảy năm 2012. Kể từ khi được trả tự do bảy tháng sau đó, ông bị sa thải khỏi văn phòng làm việc và nổi lên như một trong những nhà phê bình chế độ hàng đầu tại Việt Nam. Trước đây ông dùng nhiều bút danh khi đăng bài nhưng bây giờ thì ông sử dụng tên thật khi gửi bài đăng trên BBC Tiếng Việt. “Trước kia tôi tin vào đảng”, ông nói. “Nhưng sau những gì đã xảy ra, tôi cảm thấy rằng ĐCSVN không trung thành với nhân dân”.


Quan điểm của ông Dũng đối với ĐCSVN hiện nay cũng phản ánh sự thất vọng của đông đảo người dân trong nước đối với chính quyền Việt Nam. Việc kinh tế trì trệ và kềm kẹp các quyền tự do chính trị đã thúc đẩy xã hội ngày càng có thêm nhiều nhân vật bất đồng chính kiến – đặc biệt trên các trang mạng Internet – điều này đe dọa đến tính chính danh của chế độ. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã làm ít nhất 129 người bị thương và hầu như đều được các hãng thông tấn quốc tế đưa tin. Nhưng đối với nhiều người Việt Nam thì mũi nhọn của tình trạng bất ổn là chính quyền trong nước chứ không phải nước láng giềng phương bắc.

Nền kinh tế kém cõi của Việt Nam chính là một trong những động lực của sự bất hòa. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ĐCSVN đã đưa ra chính sách cải cách kinh tế vào năm 1986 được gọi là “Đổi Mới” – và đến thập niên 1990 thì nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nước có chỉ số phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2006 đến năm 2009, GDP hàng năm của nước này tăng gấp đôi lên hơn 90 tỷ USD.

Tuy nhiên, kể từ đó thì bức tranh kinh tế đã trở nên ảm đạm hơn. Điều này một phần do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng điểm chính vẫn phát sinh từ cơ cấu nguồn gốc hệ thống tư bản chủ nghĩa – cộng sản. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự ưu đãi về tín dụng, phần lớn bởi các tập đoàn nhà nước nhưng lại không hoạt động hiệu quả, đã dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao ngất ngưỡng lên đến 18,7% trong năm 2011, con số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả là trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ra sức cố gắng cắt giảm các khoản nợ xấu mà hệ thống ngân hàng đã gây ra.

Nhưng những nỗ lực cải cách nửa vời đã không giúp tái khởi động lại nền kinh tế còi cọc của nước này. GDP của cả nước chỉ tăng 5,4% trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng mà các chuyên gia kinh tế cho rằng vẫn còn quá yếu để nền kinh tế nước này có thể hồi phục hoàn toàn. Trong khi đó, tất cả các nước láng giềng của Việt Nam đều báo cáo có mức tăng trưởng GDP cao trong năm 2013: Lào đạt 8%; Trung Quốc 7,7%, và Campuchia 7%.

Hồi tháng Mười năm 2012, trong một động thái đầy bất ngờ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lời “xin lỗi” trước Quốc hội và nhận trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Một phần ông cũng muốn giảm sự bức xúc của dư luận về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các tập đoàn kinh tế dưới sự giám sát của ông.

Kể từ đó, ĐCSVN lại ngày càng công khai hơn về những nỗ lực của họ trong việc thanh trừng nạn tham nhũng tràn lan khắp nước. Theo một báo cáo của chính phủ thì tính đến tháng Mười một, toà án Việt Nam đã xử lý 278 vụ tham nhũng trong năm 2013. Trong sáu tháng vừa qua, Việt Nam đã kết án ít nhất ba lãnh đạo ngân hàng về tội tham nhũng sau khi phát hiện họ đánh cắp hàng trăm triệu đô la từ các công ty nhà nước, bao gồm cả Agribank – ngân hàng thương mại cho vay lớn nhất nước này. Nhưng các cuộc trấn áp tham nhũng là một phước lành hỗn hợp đối với ĐCSVN: nhờ sự công bố ngày càng rộng lớn đối với vấn nạn tham nhũng đã giúp dư luận chú ý nhiều hơn đến các công ty nhà nước do chính phủ kiểm soát.

Những bất công này đang ngày càng làm nhiều người trong số 90 triệu dân tại nước độc đảng này tan vỡ ảo mộng, giáo sư Chu Hảo – cựu thứ trưởng đã nghỉ hưu thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ – cho biết. “Mặc dù chính phủ cố gắng củng cố quyền lực và nuôi [niềm tin của nhân dân vào chính phủ] nhưng việc này vẫn còn gặp nhiều giới hạn cũng như thiếu sót, khiến mọi người ít tin tưởng vào chính quyền và phản ứng nhiều hơn”, ông nói.

Vào tháng Giêng năm 2013, Hà Nội đã mở ra cuộc thăm dò ý kiến của nhân dân về việc sửa đổi hiến pháp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện việc làm loại này. Đáp lại, hàng chục ngàn đảng viên cấp cao của ĐCSVN, các quan chức quân đội, trí thức, các linh mục, sinh viên, giáo viên, và các luật sư đã ký kiến nghị trực tuyến kêu gọi Việt Nam chuyển đổi sang hệ thống đa đảng – một đề nghị mà Quốc hội Việt Nam đã lặng lẽ làm ngơ khi họ thông qua các thay đổi hiến pháp hồi tháng Mười một năm 2013.

Trong thời gian này, chính phủ cũng đẩy mạnh các nỗ lực bắt giam các nhân vật bất đồng chính kiến: Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì số lượng người bất đồng chính kiến ​​bị kết tội lật đổ và các tội chính trị khác đã tăng từ khoảng 40 người trong năm 2012 lên ít nhất là 63 người vào năm 2013. Mặc dù tốc độ các vụ bắt giữ đã chậm lại trong những tháng gần đây nhưng theo một nhà ngoại giao phương Tây có trụ sở tại Việt Nam đã yêu cầu dấu tên cho biết, thì ông nói rằng nguy cơ bắt giam vẫn còn đầy trước mắt.

Hai blogger bị chính quyền kết án tù hồi tháng Ba vừa qua theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, một trong số các điều luật được thông qua trong hai năm gần đây nhằm ngăn chặn những người chỉ trích chế độ trên mạng Internet. Các phương tiện truyền thông cho đến thời điểm này phần lớn vẫn do nhà nước kiểm soát. Việt Nam không có tường lửa hiệu quả như nước láng giềng Trung Quốc nên ĐCSVN cũng rất vất vả trong việc tìm cách ngăn chặn các ý kíên bất đồng ​​trên mạng. Số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 10 triệu người hồi tháng Mười hai năm 2012 lên đến 24 triệu người vào tháng Tư năm 2014.

Trong khi đó, các nỗ lực bừa bãi của nhà nước trong việc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến ​​trên mạng đã làm nhiều người Việt Nam bày tỏ sự bất bình. Nguyễn Thu Trang, một nhân viên pha cà phê ở Hà Nội cho biết cô đã bị an ninh tra hỏi và quấy rối bởi các bài viết của cô về tình hình chính trị và xã hội Việt Nam. Nhưng bất chấp các cảnh báo từ cha mẹ rằng cô có thể bị kết án trong tù, cô nói rằng cô không thể nào giữ im lặng được nữa. “Dân chủ không thể thiết lập được ngay lập tức”, cô nói tại một quán cà phê ở Hà Nội. “Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài và con người là yếu tố quan trọng”.

Nguyễn Thu Trang nói rằng cô có những người bạn thậm chí còn trẻ hơn cô và họ cũng nói về những vấn đề này trên mạng – một thế hệ bất đồng mới đã nổi lên nhờ sự phổ biến của các mạng xã hội như Facebook/Twitter. Trang đề cập đến các hoạt động trên mạng hiện nay vẫn phát triển theo phong trào nên Việt Nam vẫn chưa có tổ chức đối lập đủ mạnh để đối lại với chính quyền.

Các hành động chính trị trực tiếp có thể thách thức được sự độc quyền của ĐCSVN cho đến nay dường như vẫn là điều không thể xả ra. Hiện nay chỉ có 8,4% đại biểu trong quốc hội là không phải đảng viên. Và mặc dù sự hiện diện của họ đã cho phép quốc hội có các cuộc tranh luận lớn hơn về cách điều hành đất nước nhưng quyết định cuối cùng vẫn là một quá trình mơ hồ thuộc về các cấp cao nhất trong đảng. Thậm chí, quá trình rà soát để được đề cử trong các cuộc bầu cử vẫn do chính quyền trung ương kiểm soát chặt chẽ.

Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Điều hành nhà xuất bản tư nhân Alpha Books ở Hà Nội, là một trong một số ít người Việt Nam đã cố gắng đứng ra tranh cử độc lập trong cuộc bầu cử quốc hội hồi năm 2011. Một nhà cải cách thực dụng và thẳng thắn, Nguyễn Cảnh Bình là một trong những người không thuộc các thành phần phản đối chính sách của đảng, tuy nhiên ĐCSVN vẫn từ chối chấp nhận đơn của ông mà không đưa ra lý do cụ thể nào.

Nguyễn Cảnh Bình ủng hộ những gì ông gọi là “trung đạo” cho Việt Nam – một cách tiếp cận không đối đầu. Ông bắt đầu một chương trình giáo dục mới nằm ngoài hệ thống nhà nước để dạy giới tinh hoa của đất nước về cách lãnh đạo, và cho đến nay nhà xuất bản do ông điều hành đã in hàng trăm bản dịch tiếng Việt từ các sách về chính trị phương Tây, triết học và văn hóa. Ông muốn sự thay đổi chậm và mang tính ổn định, chứ không phải là “Mùa xuân Việt Nam”. “Chúng tôi không có kiến ​​thức hoặc hoàn toàn hiểu được về phía bên kia của nền dân chủ là gì”, ông nói. “Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những gì đang xảy ra với cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và Ukraina”.

Tuy nhiên, thứ trưởng nghỉ hưu Chu Hảo thì lại bi quan. Mặc dù chính phủ vẫn lắng nghe về những ý kiến của nhân dân nhưng họ không hiểu và cũng không có thay đổi nào cụ thể. “Họ có hai lựa chọn: Gần gũi hơn với đời sống nhân dân và dân chủ hơn. Hoặc, tiếp tục đàn áp và thiếu dân chủ”, ông nói. 

“Và nếu chọn phương án hai thì chế độ có thể sụp đổ một cách nhanh chóng”.
Steve Finch, Foreign Policy
Anh Khôi chuyển ngữ
Theo CTV Phía Trước   

Nguồn: 'The Regime Could Collapse Quickly' - Steve Finch, Foreign Policy

The Regime Could Collapse Quickly

When journalist Pham Chi Dung quit Vietnam's Communist Party in December, he was so angry he published his letter of resignation on the Internet. One of the country's leading dissidents, Pham accused the party of rampant corruption and monopolizing power against the wishes of a growing number of Vietnamese. "Never before have specific groups and political cronies benefitted so profoundly from their cooperation [with the party]," he wrote. Plainclothes agents, he claims, have watched him ever since. "If I go anywhere, two of them follow me," he said in a hotel room in Ho Chi Minh City, Vietnam's economic hub in the humid south of the country. It was too dangerous to meet at his office or home, Pham explained. 

For 16 years, Pham worked as a member of the Ho Chi Minh City security bureau, the local party-affiliated police force, collecting information on activists, writers, and dissidents perceived to be regime opponents. But when the authorities found he had for years been secretly writing articles critical of the party for overseas Vietnamese-language news sites, they imprisoned him without formal charge in July 2012. Since his release seven months later, and subsequent sacking from the security bureau, Pham has emerged as one of Vietnam's leading regime critics. He wrote anonymously before his arrest; now he writes under his own name for outlets like the BBC's Vietnam service, and more prolifically than ever. "Before I believed in the party," he said. "But after what happened, I felt that the Communist Party is not faithful to the people."

If views on the street and online are anything to go by, Pham's change of heart is reflective of mounting public frustration with the Vietnamese government. Economic stagnation and failure to introduce greater political freedoms have prompted growing dissent -- particularly online -- threatening the party's legitimacy. Anti-China protests in mid-May injured at least 129 people, and captured international headlines. But for many Vietnamese, it is exploitation by their own government -- not their northern neighbor -- that is at the heart of internal unrest.
The country's poor economic performance is one of the driving forces of discord. From one of the world's poorest countries after the Vietnam War, the party introduced economic reforms in 1986 known as Doi Moi -- "renovation" -- and by the 1990s, Vietnam's economy was one of the fastest growing in Southeast Asia. Between 2006 and 2009, the country's annual GDP doubled to more than $90 billion.
Yet since then, the economic outlook has been gloomy. This is partly due to the global financial crisis, but mostly arising from structural problems originating from the hybrid capitalist-communist system. Growth driven by easily available credit and top-down, inefficient state-owned companies led to rising inflation -- reaching 18.7 percent in 2011, the highest in Southeast Asia. As a result, Vietnamese have seen their spending power reduced in recent years as banks have tried to clear bad debts, said Eugenia Victorino, a Vietnam economic analyst at ANZ Bank.
Limited reform efforts have failed to jumpstart Vietnam's stunted economy. The country's GDP rose just 5.4 percent in 2013, a rate economists say remains too weak to prompt a full recovery. All of Vietnam's developing neighbors reported higher GDP growth in 2013: Laos hit 8 percent; China 7.7 percent, and Cambodia 7 percent.
In October 2012, under pressure to account for the country's stagnant growth, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung made a rare admission of "faults" over the struggling economy. His mea culpa was also, in part, a response to a spat of graft scandals that have emerged under his watch.
Since then, the party has been increasingly public about their efforts to suppress what continues to be widespread corruption. As of November, Vietnamese courts had held 278 corruption trials in 2013, according to a government report. In the past six months alone, Vietnam has sentenced at least three bankers to death on graft charges after they were found to have collectively stolen hundreds of millions of dollars from state-owned companies, including Vietnam Agribank, the country's largest commercial lender. But corruption crackdowns are a mixed blessing for the Communist Party: announcing ever-wider probes of corruption has drawn greater attention to graft in Vietnam's state-owned companies.
These injustices are increasingly disillusioning many of the one-party state's 90 million people, says Chu Hao, a retired deputy minister of science and technology and among the most outspoken of Vietnam's former senior officials. "Despite government attempts to reinforce its authority and foster [faith in the government], its numerous limitations and shortcomings remain, prompting people to believe less and react more," he said.
In January 2013, Hanoi invited the public to give feedback on proposed amendments to Vietnam's constitution -- the first time, according to a number of dissidents and former party officials, it has consulted its citizens on proposed political changes. In response, tens of thousands of high-ranking party members, army officials, intellectuals, priests, students, teachers, and lawyers signed online petitions calling for a multi-party system -- a proposal quietly ignored when Vietnam's parliament passed only minor constitutional changes in November.
During this period, the government also ramped up efforts to silence its critics: The number of dissidents convicted of subversion and other politically-motivated charges increased from around 40 in 2012 to at least 63 in 2013 according to Human Rights Watch. Although the pace of arrests has slowed in recent months, according to a Western diplomat based in Vietnam who asked to speak anonymously, the government's detractors remain at risk.
Two bloggers were sentenced to prison in March for criticizing the government under Article 258, one of a number of new directives passed over the past two years designed to curtail criticism on the web. The media remains largely controlled by the state, yet without an effective firewall like neighboring China, the party has struggled to put a lid on online dissent. The number of Facebook users in Vietnam climbed from about 10 million in Dec. 2012 to 24 million in April 2014, as citizens easily circumvented lackluster state filtering.
Meanwhile, a haphazard effort by the state to crackdown on online dissent has left many Vietnamese increasingly emboldened and angry. Nguyen Thu Trang, a 20-year-old Hanoi barista said she has been questioned and harassed by state agents over her critical posts on politics and Vietnamese society. But despite warnings from her parents that she could end up in jail, Nguyen said she would not keep quiet. "Democracy cannot be established immediately," she said during a break from working at an upscale Hanoi café. "It requires a long-term process and people are the key factor."
Nguyen says she has friends even younger than her that are airing their critiques online -- a new generation of dissenting voices that have emerged with the popularity of social networking platforms like Facebook. Although these younger web-based activists and more high-profile regime opponents like Pham say they plan to coordinate what appears to be a growing movement, the state still faces little in the way of organized opposition.
Direct political action challenging the one-party status quo remains all but impossible. Only 8.4 percent of representatives in Vietnam's unicameral parliament are independent of the party. And while their presence has allowed greater debate in how the country is run in recent years, ultimate decision-making remains an opaque process at the highest echelons of the party. The vetting process to even get on the ballot remains strictly controlled by the central government. Nguyen Canh Binh, CEO of private Hanoi-based publishing house Alpha Books, was among a handful of Vietnamese who tried to run as independents in the last parliamentary elections, in 2011. A pragmatic and outspoken reformer, Nguyen Canh Binh is hardly one of the regime's most aggressive critics. Yet still, he says, the party rejected his candidacy, refusing to approve his application to run on the ballot, without giving a reason.
Nguyen Canh Binh favors what he calls a "middle way" for Vietnam -- a non-confrontational approach. He is starting a new educational program outside the state system to teach the country's future elites how to lead, and has so far printed hundreds of Vietnamese translations of books on Western politics, philosophy and culture. He wants slow, steady change -- not a Vietnamese Spring. "We don't have good knowledge or understand fully the other side of democracy," he said. "We see what's happening with crises in Thailand and the Ukraine."
Retired deputy minister Chu, however, is pessimistic. Although the government is hearing more about how ordinary Vietnamese feel, it's not really listening, he says, and that could be the party's undoing. "They have two choices: get closer to people's lives and be more democratic. Or, to continue the crackdown and lack democracy," he said. "If the latter is chosen, the regime could collapse quickly."

MAI KY/AFP/Getty Images

Nguồn: 'The Regime Could Collapse Quickly' - Steve Finch, Foreign Policy
 

No comments: