Đặc vụ Trung Quốc kích động biểu tình bạo động?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-16
2014-05-16
Tình hình Việt Nam đang diễn biến nghiêm trọng, ngoài biển thì việc
mất chủ quyền đã rõ ràng. Bên trong thì những cuộc biểu tình sôi sục
trong tình trạng mất kiểm soát ở nhiều nơi gây thương vong cho hàng trăm
người Hoa và người Việt, số người chết theoReuters là 21 người. Trong
bối cảnh đầy bế tắc và bất lợi, Việt Nam thực hiện một bước nhỏ không
mang nhiều ý nghĩa là lưu hành công hàm phản kháng Trung Quốc tại Liên
Hiệp Quốc.
Trước phong trào biểu tình qui tụ hàng ngàn tới hàng chục ngàn người ở
nhiều nơi mà chính quyền đã mất kiểm soát khá lâu, khiến cho hàng trăm
công ty nước ngoài bất kể quốc tịch bị đốt phá ở Bình Dương, cũng như
diễn biến nghiêm trọng nhất xảy ra hôm 14/5 ở Vũng Áng Hà Tĩnh với thiệt
hại nhân mạng. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nói:
“Phải rất mừng khi thấy nhân dân còn tỏ thái độ khi thấy đất nước
bị lâm nguy bị xâm chiếm. Nếu họ buông xuôi, họ không thiết tha gì với
việc đất nước bị xâm chiếm như vậy thì điều đó là cực kỳ nguy hiểm.
Những người lãnh đạo đất nước phải hiểu dân mình đang muốn gì, đang
trông mong gì ở mình trước hiểm họa đối với tổ quốc.
Chúng tôi, những người đã tổ chức biểu tình, những người đã xuống
đường vừa ra một lời kêu gọi công bố vào chiều hôm qua (14/5), trong đó
thái độ của chúng tôi rất minh bạch và rõ ràng quyết liệt phản đối Trung
Quốc xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta và chính quyền phải có một thái độ
dứt khoát và rõ rệt về hành động xâm chiếm lãnh thổ đó nhưng kêu gọi
dân chúng phải rất bình tĩnh trước những sự việc đó, khi họ xuống đường
không được xâm phạm tài sản và tính mạng của người khác. Và chúng tôi
cũng cho rằng, những sự việc manh động đó là có bàn tay của những đặc vụ
Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra những biến loạn đó và họ lấy cớ để
có thái độ với Việt Nam.”
Và chúng tôi cũng cho rằng, những sự việc manh động đó là có bàn tay của những đặc vụ Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra những biến loạn đó và họ lấy cớ để có thái độ với Việt Nam.
- Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Chúng tôi nêu câu hỏi là có bằng chứng nào cho thấy đặc vụ Trung Quốc
giật dây kích động biểu tình bạo lực. Ông Nguyễn Quốc Thái đáp lời:
“Không bao giờ những người xúi giục kích động lại dán trên trán
của họ: tôi là người được sai bảo để kích động vụ này cả. Nhưng sự nhận
xét của đa số quần chúng và của anh em chúng tôi thì cho rằng, những
công nhân vốn dĩ hiền hòa đột nhiên họ có thái độ như vậy và có dấu chỉ
là có nhiều người lạ mặt ở trong đám biểu tình. Đó là điều cơ quan cảnh
sát điều tra phải làm rõ.”
Tất cả báo chí do nhà nước quản lý đều đưa tin hôm 15/5 Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã gởi công điện yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền
phải bảo đảm an ninh trật tự và trấn an nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tướng
Việt Nam đề cao việc nhân dân cả nước tham gia biểu tình phản đối Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là hành
dộng chính đáng.
Tàu hải giám TQ neo đậu gần giàn khoan HD 981 được chụp từ một tàu VN hôm 13/5/2014. AFP photo
Tuy nhiên người đứng đầu chính phủ Việt Nam chỉ đạo phải ngăn chặn và
xử lý thích đáng những người có hành vi kích động, manh động trong các
cuộc biểu tình. Chính quyền phải tuyên truyền vận động nhân dân không
nghe lời kích động của kẻ xấu. Tuy không dùng từ bồi thường thiệt hại
cho các doanh nghiệp nước ngoài bị đốt phá trong các cuộc biểu tình vừa
qua, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo chính quyền phải thực hiện ngay
những biện pháp phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định
và trở lại hoạt động sản xuất bình thường.
Ngày 15/5 trong cuộc họp báo tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã cho lưu hành trong Liên Hiệp Quốc
công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt
Nam và tùy vào diễn biến tình hình, Việt Nam sẽ có những giải pháp phù
hợp. Theo Thanh Niên Online, ông Lê Hải Bình đã nói như vậy khi trả lời
câu hỏi trong trường hợp Trung Quốc không rút giàn khoan thì Việt Nam
có đưa sự việc ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hay không.
Sự kiện Việt Nam lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp
Quốc mang ý nghĩa gì trên thực tế. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật
quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên quỹ nghiên cứu Biển Đông cho
rằng Việt Nam đã đưa sự phản đối lên một mức cao hơn.
“Biện pháp phản đối sử dụng công hàm tức là chính thức về mặt nhà
nước. Và Liên Hiệp Quốc là tổ chức có quyền lực lớn nhất ở trên toàn cầu
này, thì nó cho thấy một thái độ rất mạnh mẽ của Việt Nam trong phản
đối này.”
Trong những ngày qua báo chí Việt Nam đưa nhiều tin bài với các ý
kiến theo đó Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hoặc đưa vấn
đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ
trương Diễn đàn Xã hội Dân sự kêu gọi nhà nước nhanh chóng thực hiện các
biện pháp cần thiết. Ông nói:
Hành động cụ thể bây giờ là khởi kiện ngay lập tức, nêu vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc …và chỉ có những biện pháp như thế mới có thể ngăn ngừa được.
- TS Nguyễn Quang A
“Hành động cụ thể bây giờ khởi kiện ngay lập tức, nêu vấn đề này
ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc … Làm như thế để nâng cái giá chính
trị mà Trung Quốc phải trả trong hành động này của họ và chỉ có những
biện pháp như thế mới có thể ngăn ngừa được. Tất nhiên là chúng ta cố
gắng tránh hết những chuyện đụng tới vũ lực. Nhưng mà tất cả những biện
pháp nhất là pháp lý và ngoại giao thì phải tiến hành khẩn cấp càng
nhanh càng tốt.”
Đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp trên vùng biển
Việt Nam ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ gây một tiếng vang lớn.
Tuy vậy nó có rất nhiều trở ngại và có thể nhìn thấy trước kết quả. Thạc
sĩ Hoàng Việt phân tích:
“Điều kiện đưa ra Hội đồng Bảo thì phải là những vấn đề đe dọa hòa
bình và an ninh của khu vực, của thế giới. Khái niệm thế nào là đe dọa
an ninh hòa bình của khu vực hay thế giới thì phải thuyết phục cộng đồng
quốc tế. Nhưng mà phản ứng của quốc tế về vấn đề này cũng dè đặt, chỉ
có một số quốc gia lên tiếng chính thức. Thí dụ như Hoa Kỳ, còn những
quốc gia khác cũng chưa đưa ra một tiếng nói rõ ràng. Nga, Ấn Độ những
quốc gia mà Việt Nam trông đợi thì cho đến hết ngày 14/5 cũng chưa lên
tiếng.
Như vậy nếu Việt Nam thuyết phục được Hội đồng Bảo an trong đó có 5
cường quốc rằng tình trạng này ảnh hưởng an ninh hòa bình của khu vực,
của thế giới thì đó là điều rất khó khăn. Và vấn đề thứ hai Trung Quốc
là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, Trung Quốc nắm quyền phủ
quyết. Nghị quyết nào bất lợi cho Trung Quốc thì họ sẽ phủ quyết và cuối
cùng nghị quyết đó sẽ không được thông qua nếu chỉ cần một thành viên
không đồng ý nó phủ quyết nó. Khả năng đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an rất
khó khăn.
Ý kiến của giới trí thức, các nhà hoạt động dân quyền kiến nghị nhà
nước kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển. Nếu làm việc này như Philippines đã hành động với
Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị những gì và có thể thu lượm được
những kết quả như thế nào. Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển
Đông, giảng viên Luật quốc tế ở TP.HCM nhận định:
“Phải đặt vấn đề thế này, thứ nhất kiện để làm gì, kiện gây tiếng
vang quốc tế là một chuyện. Nhưng theo tôi nếu có kiện thì kiện chỉ là
một trong nhiều biện pháp. Xem vụ kiện Philippines với Trung Quốc, để
xây dựng hồ sơ pháp lý Philippines mất ít nhất 1 năm. Khi Hội đồng trọng
tài được thành lập mà thụ lý hồ sơ đó cho đến giải quyết mất ít nhất ba
năm. Nếu trong ba bốn năm như thế mà Việt Nam không có một biện pháp
đầu tiên thực tế để giữ được các vùng biển của mình, thì khi mà đưa được
vụ kiện ra, Việt nam có khi không còn biển nữa thì còn gì để kiện. Thực
tế Trung Quốc đã chiếm rồi thì còn gì mà kiện nữa.”
Tranh chấp của Việt Nam và Trung Quốc cốt lõi ở vấn đề chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa. Trên thực tế Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam Cộng Hòa
năm 1974. Báo Tuổi Trẻ Online trích lời ông Dương Danh Huy thuộc Quỹ
nghiên cứu Biển Đông nhận định rằng, khó khăn pháp lý là hiện nay không
có tòa án hay tòa trọng tài nào có thẩm quyền để xác định quần đảo Hoàng
Sa thuộc về nước nào, không có tòa án nào có thẩm quyền để vạch ranh
giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, hoặc xác định vùng đặc quyền
kinh tế thuộc quần đảo Hoàng Sa vươn ra đến đâu. Như vậy tức là không
có tòa nào có thẩm quyền để công nhận quan điểm của Việt nam hay Trung
Quốc.
Người cộng sản Việt Nam từ chỗ là đồng chí với Trung Quốc đã trở
thành thù địch và trải qua cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979.
Thế nhưng đến năm 1990 Hà Nội-Bắc Kinh đã bình thường hóa bang giao
trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt. Chính sách thân Trung Quốc và nằm
trong quỹ đạo của Bắc Kinh do Đảng Cộng sản Việt chủ trương đang phải
trả giá đắt.
Đi giữa dòng bạo động (P.1)
http://nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/15/di-giua-dong-bao-dong-p-1/
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy
quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các
công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá
và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là
mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá
và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng
tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn,
những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được
chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường.
Trong đêm, nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhắn tin “anh buồn quá, công nhân bị
lợi dụng, rồi sẽ có người chết”. Nhà báo Mạnh Kim thì gọi, giọng lo lắng
“tôi quá sốt ruột nên làm một vòng coi tình hình, có gì mình liên lạc
nhau nhé”. Lúc đó, tôi cũng đang chạy trên các con đường dẫn đến tòa
Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Thành phố im lặng, nhưng nặng nề trong lòng
những người đang quan tâm đến thời sự đất nước.
Trên đường đi đến Tân Thới Hiệp, chúng tôi được Huy Đoàn, một người
bạn ở gần đó cho biết tình hình vắng lặng. Các công ty đã cho công nhân
nghỉ việc và dán thông báo giới thiệu mình không là người Trung Quốc
trong sự lo sợ. Chúng tôi quyết định đi ngõ ra Sóng Thần, Bình Dương, vì
nghe nói có một đoàn biểu tình đang tụ tập ở đó.
Gần giữa trưa, nắng tháng 5 gắt và khó chịu vô cùng, ai cũng tìm chỗ
mát để né. Vậy mà chỉ đi được một đoạn, chúng tôi tìm thấy hàng loạt các
xe gắn máy cầm cờ, trống…v.v gầm rú phía trước. Trong các nhóm ào ạt đi
như vậy, có đủ nữ lẫn nam. Cứ thỉnh thoảng lại nghe tiếng hô “Việt Nam
Muôn Năm”, “Đả đảo Trung Quốc”… như một cách làm hiệu để đoàn không bị
lạc hướng. Dự đoán các nhóm này sẽ đi về khu công nghiệp ở Sóng Thần,
Bình Dương, nên chúng tôi quyết định bám theo.
Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày,
CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật
khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất
rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành
phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào. Duy chỉ có hoạt động hết sức
thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt
của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn
thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những
người biểu tình các tờ photocopy. Tôi thúc Thy chạy vượt lên và xin một
tờ. Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn
công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn
trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp
phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam. Dĩ nhiên, có những người đọc, có những
người vứt sau lưng.
Nỗ lực hạ nhiệt của những nhóm dân sự xã hội thật đáng khâm phục.
Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích
động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có
một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có
dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy
tài sản”. Tim thắt lại, tôi nghĩ không biết vào những lúc đám đông ít
tự chủ nhất, những lúc sự điên dại lên cao nhất, có khi nào họ trở thành
những vật hy sinh hay không?
Nắng càng gắt, dường như sự điên loạn càng dâng.
Dọc con đường đi về của thị xã Thuận An, thuộc Bình Dương, thật không
thể tin nổi vào mắt mình. Chúng tôi nhìn thấy hàng loạt các công ty bị
đốt cháy, đập phá… quang cảnh không khác gì đã xảy ra một cuộc chiến.
Gần như 100% công đã đóng cửa. Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày
thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số,
tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ. Sự lo sợ xuất
hiện ở nhiều nơi. Các ATM không hoạt động nữa, tiền rút đi. Nhiều ngân
hàng tăng cường bảo vệ và được lệnh không giữ nhiều tiền mặt ở các chi
nhánh có sự biến.
Công ty Song Tain là một trong những nơi có quang cảnh thê lương
nhất. Cả hệ thống nhà máy bị đốt rụi. Lửa tràn ra tận ngoài đường nhựa,
làm chảy và cháy đen một đoạn lớn. Hàng rào bị lật ngửa. Khắp nơi đều có
dấu đập phá và sổ sách bị quăng ra sân. Khói vẫn còn nghi ngút. Nơi này
dường như bị đám đông tàn phá không phải một lần. Sự chà xát và đập,
cướp khiến chủ công ty phải cầu cứu. Đến trưa ngày 14/5, một nhóm khoảng
6,7 CSCĐ được điều đến và ngồi gác trong bóng mát, sau bức tường công
ty. Nhưng lúc này thì có vẻ như không còn gì để bảo vệ nữa.
Một người dân ở đây cho biết có một vài công ty còn níu lại một ít
tài sản như nhà kho, xe tải… thì cầu cứu CSCĐ đến bảo vệ phần còn lại,
giữa hoang tàn. “Hình như là có trả tiền bảo vệ phụ ngoài giờ”, người
dân này nói. Nhưng trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công
ty bị đốt, phá, cướp… số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Nhưng có vẻ gì đó nhẹ nhàng không căng thẳng lắm của người bảo
vệ.
Điều đó được xác định một lần nữa khi chúng tôi chạy đến một công ty
Đài Loan khác, theo dấu một làn khói đen ngùn ngụt lên trời, có thể nhìn
thấy rõ từ 2,3 cây số. Nơi này không còn rõ tên họ vì bảng hiệu đã bị
đập. Chữ làm bằng ximăng và nhôm thì giờ chỉ còn là những mảnh vụn rải
rác. Lửa vẫn còn cháy. Một tiểu đội CSCĐ có mặt nhưng đang ngồi nghỉ
trong bóng mát, ăn cơm hộp. Không có dấu hiệu nào là xe chữa cháy sẽ
đến. Một cô bán nước gần công ty cho biết lửa cháy từ cuộc bạo động lúc
5,6 giờ sáng cho đến giờ, không ai dập cả, toàn bộ ban giám đốc đã đi
trốn. Điều lạ là giữa những người bàng quan, có một 1,2 nhân vật ăn mặc
không là công nhân đứng gần đó, mặt rất khó chịu khi chúng tôi hỏi thăm
và chụp hình. Thậm chí nếu chúng tôi không nhanh chóng rời khỏi nơi đó,
có thể sẽ gặp rắc rối.
Lúc này đã hơn 12g trưa, nhưng cái nóng của thời tiết vẫn không căng
bằng cái nóng của thời sự. Các đoàn cầm cờ đỏ, gậy và khẩu hiệu vẫn ầm
ầm đi qua, chạy về phía các công ty ở Khu công nghiệp Bình Dương. Dĩ
nhiên, chúng tôi cũng không thấy công an. Vài chốt gác của dân phòng mà
chúng tôi chạy qua đều bị đập nát, cũng không có ai trực ở đó nữa. Thành
phố rộn rịp và hoang tàn.
Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bị lọt vào giữa một nhóm bạo động.
Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu,
mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi
qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ
hãi. Trước cánh cửa mọi công ty đều có treo băng-rôn: “Chúng tôi ủng hộ
Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc”, “Tôi yêu Việt Nam”… Ai cũng biết, có
thể đó là lời nói dối, nhưng lúc này, nói dối có thể cứu mạng và cứu tái
sản của nhiều người. Tuy nhiên, cay đắng hơn là trước một vài cánh cổng
đã bị lật đổ. Hàng rào bị phá… có cả băng-rôn “Đảng Cộng sản Việt Nam
quang vinh”, “Việt Nam Muôn Nam”… bị vứt chỏng trơ dưới đất. Lá bùa hộ
mạng cuối cùng cũng đã không còn hiệu nghiệm ở một vài nơi.
Ở một công ty khác hợp tác làm ăn với Đài Loan, chúng tôi chạy dọc
theo đường vào công ty, thấy những tờ giấy “Hoàng Sa – Trường Sa – VN”
được dán như một cứu cánh để biện minh cho sự tồn tại của mình. Một cảm
giác thật khó tả. Trước đây không lâu, rất nhiều người cầm hay mặc áo có
dòng chữ này đã bị bắt, đã bị tù… Nay thì khẩu hiệu đó đang là miễn tử
kim bài cho khá nhiều công ty Trung Quốc hay Đài Loan.
Tách đoàn hò hét, chúng tôi ghé vào công ty của Đài Loan. Bảng hiệu
đã bị đập. Chỉ còn đọc được mơ hồ là Seui Yuang hay là gì đó. 3 viên bảo
vệ gồm hai nữ, một nam ngồi thất thần trước công ty đổ nát. Thấy chúng
tôi ghé vào, gương mặt của họ sợ hãi thấy rõ. Người bảo vệ nam, khoảng
trên 50 tuổi bước ra, mặt rất căng thẳng, dù khi biết chúng tôi không
phải là người biểu tình.
“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi
hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ
già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác
đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không
gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc
không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha
trộn sự sợ hãi.
Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập
đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả
trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn
số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu
dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những
thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy
sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng
chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe…v.v biến sân công ty đang vắng lặng
trở thành hỗn loạn.
Ngay lập tức tức tiếng đổ vỡ vang lên. Ai đó sau lưng tôi ném một
viên gạch lớn vào cửa kính tòa nhà. Linh tính như nhắc tôi nên vừa kịp
né người qua, và nghe tiếng kính vỡ xoang xoảng. Tôi cầm máy chạy vào
bên trong để ghi lại cảnh đập phá này. Cảnh tượng bên trong còn hãi hùng
hơn. Tất cả mọi thứ bị đập nát. Kính vỡ và gãy đổ khắp mọi nơi. 2 thanh
niên xông vào căn phòng trước đây có là nơi làm việc sổ sách và kéo
liên tục các hộc tủ ra xem còn thứ gì có thể lấy được hay không. Cứ mỗi
lần không tìm thấy, họ lại đập. Có một chi tiết tôi ngạc nhiên là chính
những người cầm cờ đỏ ngoài kia, khi vào đến phòng này, khi thấy một lá
cờ đỏ treo trên tường đã giật xuống. Họ là ai?
Phòng tiếp tân của công ty thì cảnh đập phá diễn ra như một lễ hội.
Khắp nơi vang tiếng đổ, bể. Trước mắt tôi là một thanh niên đội nón bảo
hiểm, tay cầm gậy sắt, đập liên tục vào mọi thứ trước mắt. Suýt nữa thì
anh ta đánh trúng một cô gái đang lom khom nhặt một bàn phím vi tính bị
vứt dưới đất. Bất ngờ anh ta quay qua nhìn tôi và chiếc máy quay chằm
chằm. Biết không xong, tôi vờ bước nhanh ra khỏi nơi đó. “Thằng này ở
đâu ra vậy?”, tôi nghe tiếng anh ta hỏi một ai đó. Tôi bước nhanh hơn,
phía trước cổng là đám đông đang hò hét, vung gậy và cờ.
“Nói tụi ở ngoài chận nó lại”, tôi còn kịp nghe câu đó trước khi bước
ra đến sân. Đoạn sân ra đến cổng chưa bao giờ dài đến vậy, mà tôi thì
không thể chạy lúc này.
Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên
trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở
cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra.
Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không
thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này,
chú kia!”.
Lao nhao trong đám đông đó, tôi nghe thấy tiếng hô “Nó là Tàu, đập nó
chết đi!”. Có tiếng hò reo sau lời hô đó. Tôi giữ mặt lạnh, quay sang
người thanh niên tóc vàng, trả lời lớn, để mọi người có thể nghe thấy
tôi nói tiếng Việt “Có chuyện gì không?”
Dường như mọi thứ hơi chựng lại một chút. Một người khác có vẻ hung
hăng hơn “Mày vào đây quay phim làm gì?”. “Để coi”, tôi đáp, chân bước
nhanh ra ngoài, liếc mắt thấy mấy người bạn đã quay đầu xe, nổ máy. “Mày
là nhà báo à?”. Lại nghe có tiếng nói “ĐM, nó giả dạng đó, đập nó!”.
Tôi phải làm tỉnh, quay người lại, cười lớn “Tao mà nhà báo cứt gì!”.
Thoáng thấy 3 người bảo vệ đứng đờ người nhìn tôi. Không biết là họ sợ
cho tôi, hay sợ cho chính bản thân họ lúc này. Ngay sau đó, tôi leo lên
xe Thy. Xe vọt đi. Đám đông nhìn theo, may mắn là những người đó chưa đủ
say máu để đuổi theo.
Trên đường đi, Văn nói bên ngoài lao nhao nói tôi là người Hoa (nhìn
cũng có vẻ giống nhỉ) nên phải đập cho chết. Thật là may, tôi biết nói
tiếng Việt. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, tôi nghe tin từ khu công
nghiệp Mỹ Xuân 2, gần Bà Rịa, cho biết một người Trung Quốc vừa bị đánh
phải đi cấp cứu. Anh ta cũng không kịp giải thích mình là một ông chủ
đầu tư hay là một du khách vì đám đông đã quá khích, không còn nghe. Tôi
rùng mình và chợt nghĩ lại, nếu khi nãy, họ không còn nghe giải thích,
có lẽ tôi cũng đang nằm trên một chiếc xe cấp cứu.
(Phần 2 – Những nhân vật bí ẩn trong dòng người) ==================================================
Những hình ảnh khác
Đi giữa dòng bạo động (P.2)
Vì muốn để người đọc dễ tìm kiếm liền mạch, xin được giữ lại
tựa cũ, chỉ đánh dấu là phần 2. Thật ra, tôi muốn đặt phần viết này cái
tên “Những nhân vật bí ẩn trong dòng người” nhằm muốn nhấn mạnh thêm
những điều lạ lùng mà chúng tôi chứng kiến, mà từ đó, chúng tôi tin rằng
đó là những điều bất thường, không đơn giản là bạo động “tự phát”.
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát
người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an
toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần
cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh
của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn
những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe
có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình
Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn
phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây
bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người
chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống
sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an
để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng
lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp
đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo
động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi
của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa
một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van
nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa,
vùng chạy hớt hải. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Chúng tôi lại quyết định nhập vào một đám đông khác, đang gầm gừ
trước cửa công ty khác, tên liên doanh bằng nhôm đã bị đập, chỉ còn chữ
Việt Nam. Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên
“vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công
ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép
mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu
vì sợ mang vạ.
Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung
hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm
những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn
những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này,
nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên
đập phá tiếp hay không.
Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu
chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ
đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy
sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy
trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình
cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người
cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh
vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.
Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn
phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36,
hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng
viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là
những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng
tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để
làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là
những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của
các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh
lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám
đông cũng dám làm.
Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy
đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó,
tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra.
Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn
là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông
đang hò hét.
Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở
các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như
vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem
tiếp cũng không còn an toàn nữa.
Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu
hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang
được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào,
đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi
này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài
Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy
nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể
nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa
khu công nghiệp.
Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự
bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải
của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa,
dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm
việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.
Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2.
Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng,
vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này
cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm
cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại.
Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường,
chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ
chạy như trên xa lộ tự do.
Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng
trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2
người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người
Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò
hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng
người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn –
khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường
dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ
vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và
ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái
Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở
tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc
áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên,
giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.
Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo
cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo.
Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công
nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi
cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruỗi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe
bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc
ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét
xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công
an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ,
băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu
xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh
niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn
cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Đám đông mà chúng tôi thấy tràn đến cổng một công ty Hàn Quốc. Nơi
này, ban giám đốc như đã có chiến thuật đối phó, họ cho nhân viên khuân
ra 5,6 thùng nước khoáng để mời, cỗ vũ. Đám đông lại hò hét, giơ chai
chiến lợi phẩm và chạy đi. Tội nghiệp, sự cổ vũ giống như nín nhịn cho
giật cô hồn vậy.
Đám đông này cũng có người chỉ huy, và có những phụ tá. Người chỉ huy
là một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen. Những người trong
nhóm của anh ta đều có chung hung khí là những dùi cui gỗ có hình dạng
như điếu cày. Đến nơi nào cần xô cửa xông vào, họ hò hét và thúc mọi
người tràn vào. Ở một công ty của Singapore, quản lý đứng trên thành cửa
chắp 2 tay lạy, nói khẩn khoản “Nơi này không có Trung Quốc đâu”. Đáp
lại lời van xin đó, anh này hô khẩu hiệu cho đám đông hô theo “Mở cửa
hay lật ngửa – Mở cửa hay lật ngửa”. Cuối cùng thì cửa phải mở, đám đông
tràn vào. Những người bí ẩn đó làm hết sức hết lòng với nhiệm vụ, là
thúc và nhắc mọi người tiến vào.
Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục
theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không
được rõ.
Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản,
họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài
bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác
nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã
đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt
hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này
vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty
đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc
đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn
nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí
ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét
cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn
thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra
trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa
là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.
Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những
phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi
luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận
được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay
hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả
lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả
việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ
lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ
hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi
cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và
những phòng bị được tính toán trước?
Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta
cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không
bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống
lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong
khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới
thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do
cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở,
tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè,
anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc
chiến đi tìm sự thật!
Một thành phần trong nội bộ Đảng CSVN là chủ mưu đằng sau những hành vi đốt phá, hôi của, giết người?
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: "công nhân tập trung tại cổng khu công nghiệp VSIP đã nhận cờ, áo đỏ sao vàng của người phát miễn phí. Trong quá trình công nhân diễu hành, một số kẻ đã sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau."
Điều này cho thấy có một thế lực có nhân sự, tài chánh và phương tiện tổ chức.
Chúng là ai? Trong số đó là "nhiều kẻ xăm trổ đầy mình, la hét kích động xung quanh. Nhiều công nhân cho biết, những người này cầm theo cả hung khí, nên họ rất sợ, phải lùi xa." theo tường trình của báo Tiền Phong (1)
Nhạc sỹ Tuấn Khanh trong bài tường thuật "Đi giữa dòng bạo động và những nhân vật bí ẩn trong dòng người" cũng là nhân chứng tại chỗ: "Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi." (2)
Rõ ràng hiện hữu một thế lực đen sử dụng thành phần côn đồ làm lực lượng tiên phong cho cuộc khủng bố, khích động và đốt phá.
Chắc chắn chúng không phải là công nhân.
Lời đối thoại giữa Nhạc sỹ Tuấn Khanh và một người bảo vệ nói lên tất cả:
- “Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”,
- “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”
- “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?
Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng...
Và trước sự chứng kiến của Tuấn Khanh khi anh bị lọt vào ngay giữa đám côn đồ: "Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe... v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn."
Một nhân chứng khác là blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong bài Tường thuật từ Bình Dương và Biên Hòa. Khi ông hỏi các công nhân nhà máy giày Thông Dụng rằng ai đã đốt nhà máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không thì được trả lời công nhân nhà máy không làm việc nầy. Các công nhân chỉ biết những thành phần phá hoại nằm trong đoàn biểu tình. Và những công nhân này đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về quê vì không còn nhà máy để làm việc. (3)
Tương tự, các CTV của Danlambao khi liên lạc với một số công nhân cũng
được cho biết là có nhiều thanh niên không phải là công nhân mang theo
hung khí đến công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công
nhân xuống đường. Trong nhiều trường hợp, như ở Hà Tĩnh, chính công an là người đến yêu cầu và những thanh niên lạ mặt đầy hung khí không phải là công nhân, cũng không phải là người địa phương.
Vậy thì sau đám côn đồ "xung kích" này có sự thông đồng của một thành phần trong bộ máy an ninh?
Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh khi đi quan sát hiện trường bị đốt phá:
"Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào..."
"Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ... Trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp... số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Và điều gì xảy ra khi đám côn đồ nhận lệnh chủ lên cơn điên? Tại một công ty Đài Loan, nhạc sỹ Tuấn Khanh kể lại:
"Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi."
Do đó, rõ ràng những thủ phạm bạo động chính là những tên côn đồ được lệnh của một thế lực trong đảng, cộng theo một thành phần công an thuộc thế lực này phối hợp lại để thành một lũ côn an mà "sứ mệnh" là tạo không khí bạo động lan tràn khắp nước, bôi nhọ hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc và tạo hình ảnh xấu xa cho cả quốc gia.
Cho đến nay, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, 76 người đập phá ở nhà máy thép Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh làm cho một người chết và 149 người bị thương đã bị bắt. (4)
Tại Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 hung thủ có hành vi kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. (5)
Đối chiếu tình hình vắng lặng, công an lơ là, côn đồ làm chủ tình thế lúc lửa đang cháy, công ty đang bị phá sập và thông tin 76 + 400 tên côn đồ bị bắt một loạt cho thấy có sự bất thường để chúng ta phải đặt câu hỏi:
Trong khi đó chính công nhân mới là những người đã kiên trì bảo vệ công ty làm việc và chống lại hành vi phá hoại. Theo Tiền Phong: "hàng trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá khích." (1)
Dù phải đối diện với viễn ảnh bị mất việc làm vì công ty bị đám côn đồ đốt phá, những người công nhân cần cù vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ và được thể hiện với những biểu ngữ xuống đường bày tỏ tinh thần biểu tình "đúng cách":
Tuy nhiên, một hiện tượng được tường thuật bởi News.zing.vn (6):
"Anh Phong chia sẻ, từ sáng tới chiều có nhiều người vẻ mặt hung hăng đến mắng chửi anh và nhóm bạn, nhưng mọi người không hề lo lắng vì nghĩ mình đang làm việc đúng, được người dân xung quanh đồng tình." đã chứng minh rõ thêm rằng những thủ phạm bạo động không phải là một số người quá khích nhất thời mà là một tập hợp có tổ chức, có mục tiêu, tiếp tục gửi người đi khủng bố tinh thần công nhân, không muốn những người này bày tỏ quan điểm biểu tình với nội dung như những ảnh trên."
Bên cạnh những công nhân lên án hành động đốt phá là những nỗ lực âm thầm của những người dân, của các nhóm dân sự xã hội dân sự. Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh chứng kiến:
"Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy... Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam... Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”".
Những công nhân, những người dân và những nhóm xã hội dân sự đã chứng minh rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động chính đáng, được thể hiện bằng một thái độ ôn hoà. Những nỗ lực này đã bị phá hoại, bôi bẩn có tổ chức, có kế hoạch của một thế lực đen bên trong tập đoàn cai trị đỏ.
Dân Làm Báo
Theo danlambaovn
Nguồn tham khảo:
(1) tienphong.vn/Phap-Luat/hon-400-nguoi-dap-pha-trong-cuoc-bieu-tinh-bi-bat-705502.tpo
(2) nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/15/di-giua-dong-bao-dong-p-1/
(3) huynhngocchenh.blogspot.com/2014/05/tuong-thuat-tu-binh-duong-va-bien-hoa.html
(4) vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/76-nguoi-dap-pha-o-khu-cong-nghiep-vung-ang-bi-bat-2991084.html
(5) vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hon-400-nguoi-dap-pha-trong-cuoc-bieu-tinh-bi-bat-2990338.html
(6) news.zing.vn/Cong-nhan-Binh-Duong-that-nghiep-sau-vu-dap-pha-nha-may-post416622.html
"Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào..."
"Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ... Trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp... số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Và điều gì xảy ra khi đám côn đồ nhận lệnh chủ lên cơn điên? Tại một công ty Đài Loan, nhạc sỹ Tuấn Khanh kể lại:
"Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi."
Do đó, rõ ràng những thủ phạm bạo động chính là những tên côn đồ được lệnh của một thế lực trong đảng, cộng theo một thành phần công an thuộc thế lực này phối hợp lại để thành một lũ côn an mà "sứ mệnh" là tạo không khí bạo động lan tràn khắp nước, bôi nhọ hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc và tạo hình ảnh xấu xa cho cả quốc gia.
Cho đến nay, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, 76 người đập phá ở nhà máy thép Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh làm cho một người chết và 149 người bị thương đã bị bắt. (4)
Tại Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 hung thủ có hành vi kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. (5)
Đối chiếu tình hình vắng lặng, công an lơ là, côn đồ làm chủ tình thế lúc lửa đang cháy, công ty đang bị phá sập và thông tin 76 + 400 tên côn đồ bị bắt một loạt cho thấy có sự bất thường để chúng ta phải đặt câu hỏi:
Những người bị bắt này có phải là thành phần chủ mưu khích động hay chỉ là những công nhân bị khích động vì hiệu ứng đám đông, vì bị đè nén lâu ngày dưới những bất công, chèn ép của môi trường làm việc và các chủ nhân ông? Nếu những người bị bắt này là thành phần chủ mưu khích động thì thế lực nào cung cấp cho chúng tiền bạc, vật dụng cờ xí, kế hoạch tổ chức? |
Trong khi đó chính công nhân mới là những người đã kiên trì bảo vệ công ty làm việc và chống lại hành vi phá hoại. Theo Tiền Phong: "hàng trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá khích." (1)
Dù phải đối diện với viễn ảnh bị mất việc làm vì công ty bị đám côn đồ đốt phá, những người công nhân cần cù vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ và được thể hiện với những biểu ngữ xuống đường bày tỏ tinh thần biểu tình "đúng cách":
Tuy nhiên, một hiện tượng được tường thuật bởi News.zing.vn (6):
"Anh Phong chia sẻ, từ sáng tới chiều có nhiều người vẻ mặt hung hăng đến mắng chửi anh và nhóm bạn, nhưng mọi người không hề lo lắng vì nghĩ mình đang làm việc đúng, được người dân xung quanh đồng tình." đã chứng minh rõ thêm rằng những thủ phạm bạo động không phải là một số người quá khích nhất thời mà là một tập hợp có tổ chức, có mục tiêu, tiếp tục gửi người đi khủng bố tinh thần công nhân, không muốn những người này bày tỏ quan điểm biểu tình với nội dung như những ảnh trên."
Bên cạnh những công nhân lên án hành động đốt phá là những nỗ lực âm thầm của những người dân, của các nhóm dân sự xã hội dân sự. Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh chứng kiến:
"Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy... Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam... Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”".
Những công nhân, những người dân và những nhóm xã hội dân sự đã chứng minh rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động chính đáng, được thể hiện bằng một thái độ ôn hoà. Những nỗ lực này đã bị phá hoại, bôi bẩn có tổ chức, có kế hoạch của một thế lực đen bên trong tập đoàn cai trị đỏ.
Dân Làm Báo
Theo danlambaovn
Nguồn tham khảo:
(1) tienphong.vn/Phap-Luat/hon-400-nguoi-dap-pha-trong-cuoc-bieu-tinh-bi-bat-705502.tpo
(2) nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/15/di-giua-dong-bao-dong-p-1/
(3) huynhngocchenh.blogspot.com/2014/05/tuong-thuat-tu-binh-duong-va-bien-hoa.html
(4) vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/76-nguoi-dap-pha-o-khu-cong-nghiep-vung-ang-bi-bat-2991084.html
(5) vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hon-400-nguoi-dap-pha-trong-cuoc-bieu-tinh-bi-bat-2990338.html
(6) news.zing.vn/Cong-nhan-Binh-Duong-that-nghiep-sau-vu-dap-pha-nha-may-post416622.html
No comments:
Post a Comment