‘Welcome to the year of the whores’
[CƯỜI RA NƯỚC MẮT]
Có phải vì lỗi kỹ
thuật phiên âm trọ trẹ [?] hay nhờ vào tài năng dịch thuật “bất hủ” [?]
nhiều khôi hài tính của nhóm BBC tiếng Việt [do Hà Nội gài con em vào?]
mà đài BBC đã “đỏ mặt” ngay đầu năm khi mời mọc dân chúng toàn cầu mừng “Tết Con Đĩ” [whores = con đĩ] thay vì mừng “Tết Giáp Ngọ” [horses = con ngựa].
Thôi thì cũng dễ hiểu khi phải so sánh kiến thức “văng-mạng” này với chất xám ”đỉnh cao trí tuệ” của ban lãnh đạo Việt Nam mà ai cũng đủ hay thừa tiêu chuẩn “thạc sĩ/tiến sĩ” cầu-giấy [diploma mill/fake academic degrees]… không khác mấy loại “giấy-đi-cầu”. Thật là thứ đặc sản vệ sinh có cầu
chứng ”cuốc” hồn ”cuốc” túy, rất ăn tiền tại Việt Nam ngày nay.
Người Việt Buồn @ Việt Thức
THE BBC has bee left red-faced after a subtitling
error led to viewers being welcomed to the Chinese new year ‘of the
whores’.
The station was broadcasting a segment on the beginning of the
Chinese new year, which this year is the year of the horse, when many
viewers spotted the error.
Embarrassed station bosses said that
the error was noticed and fixed quickly, however it didn’t stop a
Twitter storm developing around the gaffe.
It is believed the
error could have been caused by an under pressure stenographer, who have
to rapidly type words during a live TV broadcasts.
Some stations
also use computer voice recognition software, which is supervised by a
person to spot errors in what the computer has picked up.
The
station has come under fire before for subtitling errors – during the
funeral of the queen mother in 2002 ‘a moment’s silence’ was displayed
as ‘we will now have a moment’s violence’.
A BBC spokesperson
previously said on the errors: “Mistakes will happen, but we do all we
can to keep this to a minimum and are constantly striving to improve
accuracy.”
Chuyện vui (buồn?) đầu năm
CÔ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM THÁI BÌNH
Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn
Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” (Hot Seat) tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên
trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.
MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau:
“Trong tứ trụ của Tự Lực Văn
Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải
anh em ruột với ba người kia?”.
Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một
lát rồi nói:
- Tự Lực Văn
Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là
một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng
Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải
lương như Nhất Linh không?…
MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau:
“Trong tứ trụ của Tự Lực Văn
Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải
anh em ruột với ba người kia?”.
Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một
lát rồi nói:
- Tự Lực Văn
Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là
một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng
Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải
lương như Nhất Linh không?…
-
Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba
người kia?
- Tôi đề
nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho
ai ?
- Cho anh
Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều
sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.
MC cho phòng
máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô
Tâm.
- A lô, anh Nam
phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương
trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một
câu hỏi không ạ?
- Vâng, xin
chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.
- Nếu vậy anh và
chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt
đầu…
Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi:
“Trong tứ trụ của
Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng,
ai không phải là anh em ruột với ba người kia…”
Đầu dây có
tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo
! Hoàng Đạo không phải là anh
em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không
anh?
- Chắc trăm
phần trăm.
- Ba mươi giây của
chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin
vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải
anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định
như thế?
- Vâng, câu trả lời của
tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Đáp án của
chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải là anh em ruột với
Nhất inh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh
năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần
thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng
ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham gia chương trình.
Ứng viên
Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.
~~~~~~~~~~~~~
Thưa quý bạn,
Một giảng viên
Đại học Sư phạm mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh,
Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó không chỉ
làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất vọng!
Trong bốn
tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là
một gánh cải lương và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được.
Nếu không biết chính
xác thì ít ra cô giáo ấy phải biết suy luận chứ. Đem
cái kiến thức như vậy, cô giáo giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường,
lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá!
Một chương
trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi
nước mấy mươi năm mà xem chương trình này, đều hỡi ơi về kiến thức của một
Giảng Viên Đại Học.
Một nền giáo dục với những giảng viên
có kiến thức như vậy, tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.
Tương tự như vậy, trong trò chơi “Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng
Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai?
Một số thí sinh (là sinh viên) cũng… không
biết. Có quá ngạc nhiên không?
Dù sao tôi cũng rất cảm ơn VTV3 đã mạnh dạn phát
những chương trình như thế, bởi đó không chỉ “vui là chính” mà còn là cách để dân VN ta biết được “mặt bằng kiến thức” của
người tham gia các chương trình – khi biết mình yếu, sẽ phải tìm cách để… vươn
lên.
Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm
nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam, đã nói: “Ngay cả về mặt kinh
tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.
No comments:
Post a Comment