Monday, December 30, 2013

(508) Chữ nghĩa vi-xi

Chữ nghĩa vi-xi
Trần Văn Giang
Lời giới thiệu:
Dưới đây là phần tóm lược bài nói chuyện của Trần Văn Giang trong buổi ra mắt cuốn sách "Đề Nghị Thống Nhất Cách Viết Chữ Quốc Ngữ" vào 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 12/15/2013 tại Thư Viện Việt Nam - Little Saigon, thành phố Westminster, California - USA
***
Kính thưa quý vị, kính thưa quý Thầy Cô.
Đây là một vinh dự lớn cho cá nhân tôi; bởi vì phần đóng góp của tôi trong cuốn sách nhỏ được ra mắt hôm nay kể ra cũng rất nhỏ - Chỉ vọn vẹn trong khuôn khổ 1 bài tham khảo nhằm đem lại một số chữ thông dụng đã có sẵn để quý vị đối chiếu mà tùy ý lựa chọn sử dụng; hoàn toàn không có mục đích chỉ dẫn gì về cách viết của các chữ sao cho chuẩn như tựa cuốn sách đề nghị.
Đời sống biến chuyển và thay đổi theo văn minh nhân loại. Ngôn ngữ cũng dần dần tự nó tìm cách thay đổi theo cho phù hợp. Những chữ gắn liền với lối sống cũ không còn thích hợp sẽ ít hoặc không được sử dụng. Nhiều người còn cho là những chữ (ít sử dụng) này rồi sẽ bị biến mất.
Trong ngôn ngữ, sự thay đổi là cần thiết. Thay đổi để làm cho chữ nghĩa linh động và phong phú hơn. Nhưng thực tế cho thấy trường hợp Việt ngữ (văn chương chữ nghiã Việt) từ sau 1975, riêng ở miền Bắc thì phải nói rõ hơn là từ sau ngày cộng sản cướp chính quyền – tháng 8 năm 1945, đến nay, không thay đổi theo cái chiều hướng tốt và đẹp đó. Phải nói mỗi lúc một tệ hại hơn. Sau 1975 những chữ nghĩa quái lạ đã thấy xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc lan tràn vào miền Nam; và bây giờ lan tràn ra hải ngoại.
Bây giờ, ở trong nước Việt Nam, đối với những người nông dân ít học thì không nói làm gì; ngay cả 600-700 tờ báo in, bao nhiêu diễn đàn, đài phát thanh, đài truyền hình... đều đồng loạt sử dụng thứ chữ nghiã quái đản, kỳ cục, ngây ngô, buồn cười mà người ta còn gọi là văn hoá Đồ Đểu. Thiệt tình! CS đi tới đâu là băng hoại, là phá hủy tàn hại đến đó: từ tâm linh, tình cảm, văn học, tình người... Tất cả những cái tốt, cái đẹp, cái lịch thiệp, hòa nhã dường như đã mất hết sạch. Cộng sản Việt Nam rất thích “tự sướng” về cái mục “phá kỷ lục”; nhưng họ quên ghi lại thành tích là chỉ trong một thời gian ngắn (kỷ lục) 38 năm (kể từ 1975) họ đã hoàn toàn hủy hoại một nền văn hóa mà tổ tiên ta khổ công gầy dựng trên 4000 năm (!)
Nhìn lại một số chữ tiêu biểu của loại văn chương vi-xi này:
1. Thay chữ Hán Việt
- Hán Việt thay cho Hán Việt với nghĩa xa lạ khác (Khả năng, Triều cường, Hoàn cảnh, …)
- Hán Việt thay bằng nửa Hán nửa Nôm không giống con giáp nào (Nữ nhà báo, Lính Thủy đánh Bộ, Tốp ca…)
- Thay chữ Hán bằng chữ Nôm nghe rất buồn cười (Tài xế -> lái xe, Hợp ca -> Tốp ca…)
2. Thay chữ Nôm
- Đảo lộn chữ một cách ngây ngô, không cần thiết mà không đổi nghĩa. (Loại này rất nhiều: Đảm bảo, triển khai, giản đơn, nhóm trưởng, lớp trưởng, kiếm tìm…)
- Thay chữ cũng rất ngây ngô, không cần thiết mà không đổi nghĩa gì cả (dạy học -> đứng lớp…)
3. Làm chữ mới:
- Những chữ dung tục, xấu xí được đem dùng rộng rãi (xưởng đẻ, nhà ỉa…)
- Dùng ngoại ngữ phiên âm cẩu thả, tùy hứng, không có quy luật gì cả (Ốt-tra-lia – Nước Úc / Australia; Cu-dơ bê – Coos Bay, vịnh Coos ở Tiểu bang Oregon USA…)
- Ghép Hán Nôm một cách kỳ lạ (siêu sao, siêu rẻ, siêu lạ…)
- Ghép Hán Việt với Hán Việt vô tiền khoáng hậu (Siêu mẫu, Kích cầu, Giao hợp…)
- Chữ mới vô nghĩa nghe rất nhức nhối (Sự cố, Bức xúc…)
Sau đây, tôi xin nhắc lại một vài nhận định đáng lưu tâm với những lời giải thích khá đầy đủ chi tiết về sự thoái hóa của chữ Việt từ một số tác giả tiêu biểu theo các mốc thời gian:
• Ở trong nước, có ông Chu Đậu, vào cuối năm 2005, trong bài “Nỗi buồn Tiếng Việt” đã phân tách rất tỉ mỉ sự sử dụng rất sai lầm của 42 chữ Việt và 11 chữ ngoại ngữ thông dụng đã được dịch ra chữ Việt rất ngớ ngẩn ở trong nước Việt Nam.
• Ở hải ngoại, Ông Đào Văn Bình, năm 2013 trong bài “Có nên dùng ngôn ngữ của VC?” nối tiếp theo chân ông Đào Văn Bình đã phân tích 55 chữ rời và một số câu văn ông cho là tối nghĩa mà một số báo in, báo điện tử, truyền thanh và truyền hình trong cũng như ngoài nước đang sử dụng.
• Trường hợp của tôi, vào khoảng đầu năm 2007, sau khi đọc bài “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ” của Bà Trịnh Thanh Thủy viết vào cuối năm 2006 thì tôi đã viết bài “Bảng đối chiếu Từ ngữ” (bài này được dùng làm tài liệu tham khảo - ở trang 169 - trong cuốn sách ra mắt với quý vị hôm nay), trong đó tôi mở đầu bài viết với một nhận định là không đồng ý với bà Trịnh Thanh Thủy về việc “Tiếng Sài Gòn sẽ chết.” Qua bài này, tuy còn rất phiến diện, tôi sưu tập khoảng trên 300 chữ thông dụng trước và sau 1975 để đọc giả tùy ý lựa chọn và sử dụng cho chữ Việt khi viết cũng như khi nói được đơn giản, sáng sủa hơn; để tránh các hiểu lầm không cần thiết về lập trường chính trị của mình (từ những người bị dị ứng với chữ vi-xi!).
• Ngoài ra còn có một số tác giả khác (như Diệu Tần, Tâm Thanh, Triều Giang…) cũng cùng lên tiếng, phân tách rất chi tiết về vấn đề thoái hóa này nhưng vì giới hạn thời gian của mỗi diễn giả trong buổi ra mắt sách này, tôi không thể liệt kê ra hết cho trọn vẹn, đầy đủ…
Xin thành thật cám ơn sự hiện diện và lưu tâm của quý vị ngày hôm nay. Vì tiền đồ của đất nước, xin rất mong mỗi người trong chúng ta cố gắng đóng góp một chút ít cho tương lai và sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trần Văn Giang
Orange County - 12/15/2013
Nỗi Buồn Tiếng Việt
Chu Đậu
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội . Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ
những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được
tạo ra, những chữ gắn lin với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại
những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiu cách nói, nhiu chữ khá xa lạ,
vì không còn được dùng hàng ngày Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động
n, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất
kém cỏi Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày
cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ min Nam.
Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo
các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt
hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điu đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay
đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở
nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt
để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để
thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu
tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì
người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ
dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ
(được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên
nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:
1. "Buổi đêm". 'Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi
đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm
12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ. Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi
chiu", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ
Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy
mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có
nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.
2. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư
tưởng", quan niệm chính tri. Nói : 'Phải dùng cát để cải tạo đất', khác với 'Trung úy min Nam bị đi tù
cải tạo. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay
từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!
3. "Cảm giác". 'Xin anh cho biết cảm giác ra sao v hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng
giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm,
khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với
lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ,
cảm tưởng, v hiện tượng đo chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn
tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất
phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.
4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao,
dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm
giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là
cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi l
miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người min Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi
là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên
truyn hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc. 5. "Chất lượng": Đây là chữ đang
được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality
của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số
nhiu ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiu Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái
đấu, cái hộc dùng để đong đu gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng
một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải
đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói v tính tốt
xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm
chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố,
cho thêm buồn tiếng nước ta.
6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn,
chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị
(conference). Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...
7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ min Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong
tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cưới', 'chúng tôi cưới' đó là thói quen từ vùng cộng sản.
Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married,
nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một
vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả.
Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải
bỏ tin, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số,
sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc v nhà gái. Nhà gái phải
trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.
8. " Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại
sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể
gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!
9. " Đăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng
Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: 'Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...'. Tại sao không dùng
"ghi danh", "ghi tên"? " Đăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản min Bắc dùng vì tinh thần nô lệ
người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước.
Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ "đăng
ký" để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên
sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!
10. " Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa
vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu
đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm,
tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gì?" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể
dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".
11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghekhông thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ' Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy;Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ; Em X giải phóng (thả) con chó!! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: 'phong trào giải phóng phụ nữ; Công cuộc giải phóng nô lệ.'
12. "Hiển thị" 'Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...' (appear on screen). Tạisao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".
13. "Hùng hiểm" ' Địa thế nổi đó rất hùng hiểm...' hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).
14. "Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người,
tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta
dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói
là 'trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa, nghe vừa nặng n,
vừa sai. "Có khả năng": Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: 'Hôm nay thời tiết có khả năng mưa,
chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?). Thí dụ này khó chấp
nhận: 'Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp'. Có khả năng là ability; aptitude; capacity vàluôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative).Những câu sau đây nghe rất chướng: 'Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê'. 'Địch có khả năng bị tiêu diệt..' v.v...
15. "Khả thi" = fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được.
"Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực
hiện được" hay "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi
được".
16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ
này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' đểdùng chữ 'khẩn trương'. Đáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.
17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: 'Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc'. Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩagần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh củakhẳng định nghe nặng n.
18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên.Cả hai nghĩa đu hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ: Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?
19. "Làm rõ" 'Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này. Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ,chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điu tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như"điu tra", "khai báo", "trình diện" v.v...
20. "Liên hệ": Cũng từ min Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại Liên hệ là có
chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói
chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên "hệ dịch" sang tiếng Anh là 'to relate to", chứ không phải là 'to communicate to"
21. "Ngài": 'Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco . Ngài là
Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ,
cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là
một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu
trên đu sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng
hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam , không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa.Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:
The Honorable .. W. Brown
Mayor of San Francisco
Hình thức chào hỏi:
Sir: Dear Mayor Brown
Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai. Qua sách báo từ sau 1954, min Bắc
dùng sai và lạm dụng từ Ngài. Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ
nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở min Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954,
trong min Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là
vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ
qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan
chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính
phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...
22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng
người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ 'nghệ
nhân' cao hơn chữ 'nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam
dùng chữ 'nghệ nhân' là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.
23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng.
Nói: 'Anh X quản lý một xí nghiệp' thì được, nhưng câu sau 'nhái lại khôi hài 'Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...'. "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.
24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new
friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?
25. "Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'tr
ngại hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cô).
26. "Tai tệ nạn". 'Tai tệ nạn xảy ra khá nhiu trên đoạn đường này, tai nạn + tệ nạn xã hội (accident +
social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ
27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội
đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: 'Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....' Tại sao không nói: 'Trong gia đình đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...'. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: 'Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyn phủ quyết ..'
28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi, 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.
29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam . Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng củ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiu lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:
"Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"
Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng
January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đ. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng
thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?
30. "Thống nhất". 'Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X .' Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điu gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với.
31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như
1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ
tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự
(ordinal number) nữa sao ?
32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...' tương đương = thích hợp (equal
= appropriated). Cách ghép nối gượng gao.
33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng n vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi v, thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi v.
34. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác 'ông đưa cái giò, bà thò chai rượu. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: 'Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch'. Kiu và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: 'Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam ...'. Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to, chỉ là exchange thôi.
35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ,
không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói:
'Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó là đủ và giản dị rồi.
36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân
hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao .. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : 'Mua
hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu ' Đó chỉ là quà
tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình
thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tin ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)
37. "Trúng tuyển" (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh",
"tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay
không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tin đút lót và không phải là
con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).
38. "Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác min Nam, người min Bắc
dùng chữ 'tư liệu trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa
dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu', mặc dù nhiu khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: 'Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng'. Nên nói: 'Anh A đã thay anh B công tác ở __________trách vụ kế toán trưởng' mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: 'Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi.
40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn
tránh thực tế. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa.
Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ b đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là
con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với 'lòng cảm ơn,
biết ơn sâu xa" đã quen dùng trước đây.
41. "Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói
"xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập
khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng,giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họđể lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
42. Còn hai từ nữa bị người dân min Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại". Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.
43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'? Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam , như:
a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu! Mới nghe cứ
tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'
c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'
d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết
'cơ sơ dữ liệu là gì luôn.
e Software dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn
bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?
f. Network dịch là 'mạng mạch'.
g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.
h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối.
i. VCR dịch là 'đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả).
Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máythu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền
hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang! Ngoài
ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon .
Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng
Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một ... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao? Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây
giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

Chút tổng hợp nhân đọc bài 
Nỗi Buồn Tiếng Viêt...

Tiếng Việt Ngày Nay: Dạ, Cho Em Đọc Lại Thêm Lần Nữa
Chú cán bộ công an AA giải phóng thím phó giáo sư tiến sĩ ZZ nhân một tai tệ nạn trong một sự cố giao thông ở vùng sâu xa, hùng hiểm ngoài Bắc, chú phát hiện thím đẹp cực kỳ. Sau cuộc gặp ấn tượng đó, thím là đối tượng của chú. Chú thím thành sơ hữu, âm thầm chú tích cực truy kích tư liệu, làm rõ lý lịch trích ngang của thím, của cả các thành viên trong gia tộc thím. Té ra, thím là chị ruột của một nghệ nhân nghiệp dư trong làng Quan Họ và một siêu sao trong làng VPop. Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rảnh công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà Nội. Qua trao đổi, lần hồi chú trọng thị thím, thống nhất thím, và nhất trí đăng ký, tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà nào thực đơn cao cấp, lễ tân chiêu đãi chất lượng cao vì khách chủ yếu gồm đủ mặt quan chức các bí ban, các nghệ sĩ ưu tú, các nghệ sĩ nhân dân quanh thủ đô ngàn năm văn vật cách mạng anh hùng cho tương thích với vị trí của chú.
Cưới được vợ đẹp xong, chú hồ hởi đăng ký làm chiêu sinh ngành hải quan. Nhờ ơn đảng và nhà nước chú lại trúng thưởng xổ số quốc gia được 500 triệu. Chú khẳng định cải tạo mặt bằng căn hộ của chú, nâng cấp thành tổ ấm đúng tiêu chuẩn EU. Mua một cái đài, một đầu máy ; đặc biệt một dàn vi tính HP với bộ vi xử lý P4 đương đại, truy cập nhanh, điều phối LCD, ổ cứng trên 60 tỉ bai, đầy đủ phần mềm như cơ sở dữ kiện, bộ gõ TCVN, truyền dữ liệu, ác liệu, phần mềm gián điệp, mạng mạch, nạp luôn chỉ trình 3Đ ... cọng thêm máy quét, máy in lê-dờ, máy ảnh kỹ thuật số. Quá bận ở cơ quan, chú chỉ khẩn trương về nhà thao tác máy vi tính độ nửa giờ buổi đêm nên có khả năng không đạt yêu cầu để trúng tuyển cấp thủ trưởng ở cơ quan hải quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Việt-Kampuchia, chú quá bức xúc nên tâm tánh chú chao đảo rồi bị cao huyết áp.

Một hôm đưa thím về thăm quê cũ, chú tham quan đa số chợ trời miệt cửa khẩu Hoa-Việt, duy ý chí truy tầm và mua được một đùi cầy tơ về nhắm với rượu đặc sản, say rồi tinh tướng gây thím. Vợ chú nhiếc chú là đồ tập kết biến chất, hủ hoá và hăm he đi đề nghị với bí-ban. Chú quát :

- Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mầy, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên quyết gì hết. Muốn đề nghị để ông đi đề nghị cho một thể, ông trường kỳ với mầy mà...

Trích: "10. Nghệ nhân: Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dừ đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa".
Xin xác định: "Nghệ nhân", "Nghệ sĩ" đều có trong Hán-Việt, nhưng khác nhau cách xử dụng. Thí vụ: _Nghệ sĩ Vân Sơn. "Nghệ sĩ" là danh vị.
Vân Sơn là "nghệ nhân" = Vân Sơn là "Nghệ thuật gia". Nhưng không thể nói "Nghệ nhân Vân Sơn". Nghệ nhân là danh từ chung chỉ về người họat động biểu hiện trong những ngành nghệ thuật.
Vì vậy, tôi nghĩ người Việt dùng từ ngữ "Hán-Việt" cũng không có gì là vong bản, tinh thần nô lệ Trung Hoa. Quan trọng là dùng "Việt ngữ" cho đúng để giữ gía trị và phát triển ngôn ngữ Việt. Bởi vì người Trung Hoa nếu không học Việt quốc ngữ hiện đại (bao gồm Hán-Việt) thì không hiểu khi nghe và cũng không đọc được Hán-Việt. Như vậy Hán-Việt tức là Việt Ngữ 100%
Giả sử khác để chứng minh: Khi người Việt nói "Mùa len trâu", nhưng "len" là tiếng Miên thì không lẽ cũng là tinh thần nô lệ Miên, hay sao?
Tuy nhiên rất đồng ý phê bình Việt cộng xử dụng ngôn ngữ rất bừa bãi. Thí vụ như:
Ý nghĩa của "Tranh thủ" là "giành giựt", nhưng Việt cộng cở nào cũng "tranh thủ".
Thật chướng tai khi nghe, hoặc chướng mắt khi đọc Việt cộng lạm dụng danh từ "Tổ Quốc" thật sỉ nhục Tổ Quốc.

----------------
Letrongcanh – USA - Posted - Jan 26 2007
Chương trình tâm tình gởi vợ thân thương của Đồng Chí Lê Hùng
Em yêu dấu,
Thế là anh vào Nam kinh tế tới nay đã được 6 tháng rồi, anh quan tâm em và các con lắm nên tối nay anh dục tình động não viết chùm thơ và gởi cho em chùm ảnh mà anh mới chụp ở Phan Thiết. Công việc của anh ở đây bây giờ đã được tiếp thu tốt, khác với ngày anh mới vô làm vì chưa quen việc nên bị động, sau nầy bà giám đốc đã chủ trì khiêu gợi cho anh thấy nên anh làm việc được nhiều chiến thắng, anh cũng được bạn ấy động viên cho anh hợp tác nhằm hình thành được nhiều lực lượng để xông lên mà làm công việc bộ phận đổ muối ra chai nước mắm của anh, lúc đầu khi chưa thông thái nắm vững tiến độ công việc anh cứ vào tìm 1 góc đứng du kích nhìn người trinh sát người ta làm thẩm định để học tập thêm, lúc đó anh phải trải qua biết bao nhiêu ùn tắt và ách tắt trí tuệ mới tiếp thu được hành động cực ky nan y, nâng cấp các bước khảo sát lập dự án,đánh giá tiềm lực và động cơ hạn chế nạn chảy máu chất xám.
Cửa hàng nước mắm Sao Vàng cũng kinh tế lắm, bán buôn và bán lẽ cũng rất chuẫn, triển khai đạt được chế độ chất lượng tốt trong cơ thể quãng bá và khuyến mãi, vì tạo hoá của chất cá và muối rất ấn tượng vinh quang, hoàng tráng.
Em và các con có khoẽ thường không? thằng Cu Hai và con bé Ba có ngoan không? các bạn ấy có lười đi học không? em phải tiêu cực quãn lý và kiễm tra, phải nghiêm túc kiểm điểm các bạn ấy chặt chẽ nhé! còn Ba Mẹ thì sao em? hai bạn ấy có ăn ngũ được hoà bình không? còn bà ngoại của anh thì sao? bạn ấy có còn hay lầm lạc trí tuệ và tuyên bố những lời ngõ cùn không? Em ơi, lúc ở nhà thì em áp tính thiết kế phục vụ xây dựng cho anh mọi thứ, quần áo của anh được em giáo dục nghiêm minh nên ngăn nắp hàng ngũ, bây giờ vắng em thì chúng nó xông lên phản động đấy em à!
Ba đứa tụi anh, thằng Minh và thằng Lợi mỗi sáng một đàn chúng anh đi làm, thằng Minh lái chiếc xe đạp chở anh còn thằng Lợi thì phải đi đường bô, thằng Lợi nó chưa có vợ con nên đường lối huy định và giám định của nó là sẽ chuyển nhượng 1 chiếc xe máy cũ để điều kiển đi làm và đi chơi cao tốc sau nầy! anh cũng đồng tình với nó.
Cuối thư anh xin chúc cho em được lực lượng dũng cãm , để xông pha công tác quãn lý gia đình và quãng giáo các bạn con cáị giải tỏa tạo thêm một kênh nữa. Tiền lương mỗi tháng anh sẽ vô tư tiếp viện cho em không người lái, sự thật anh không muốn xa em và các bạn con cái, nhưng cơ quan kinh tế gia đình mình rất cần được nhất trí xâm lượt để giãi phóng.
Chào đoàn kết
Lê Hùng
--------------
Tam Tho – USA - Jan 26 2007
Sai một li đi một dặm
[12/02/2005 - minhlq - Vietnam Journalism]
Chữ Việt có những cái dấu xinh xinh rất đặc trưng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), từng làm khổ bao người nước ngoài khi học và phát âm tiếng Việt.
Bạn sẽ càng ngạc nhiên và thú vị về khả năng vô song của chúng, nếu bắt gặp những cái lỗi như tôi từng gặp trên bản thảo trong công tác biên tập báo chí của mình:
– “Bọn cò con bị bắt, bị thu giữ tang vật và bị phát tiền”. Từ phạt đến phát chỉ chệch một dấu, thế là từ chỗ mất tiền phạt lại được nhận thêm tiền phát!
– “Quỹ hỗ trợ bệnh nhân cỡ nhỏ”. Ơ hay! Bệnh nhân nào là cỡ nhỏ, và bệnh nhân nào cỡ lớn? Hóa ra người viết muốn nói về Quỹ hỗ trợ bệnh nhân cơ nhỡ.
– “Bộ trưởng Khatami đã tuyển những người có máu mê nghệ thuật thứ bảy vào làm việc trong bô của ông”. Từ bộ thành bô, chỉ thiếu một cái dấu nặng. Khổ thay cho ngài Khatami!
– “Khoa học thưởng thức”. Dấu huyền thành dấu hỏi, toan biến khoa học thường thức thành một nghệ thuật ẩm thực chăng?
– “Hà Tây, quê hương của cô võ sư Nguyễn Lộc”. Một cái dấu be bé bị bỏ sót đủ để biến đổi giới tính của cố võ sư Nguyễn Lộc. Mong vong linh ông thông cảm.
Nếu trong một từ chỉ sai một phụ âm đầu hoặc cuối, thừa hoặc thiếu một chữ cái… cũng đủ làm nên chuyện dở khóc dở cười. Ví dụ những lỗi sau đây, cũng nhặt trong bản thảo:
– “Chúng tôi dự định cất nhà trong phần đất chính giữa, má tôi quen sống khá đơn giản và thích có chỗ thờ cún”. Hỡi ơi, từ chuyện cúng bái thiêng liêng mà thành chuyện hài hước: thờ một chú cún?
– “Uốn ép, chửi bới đủ kiểu”. Chải bới là được rồi, xin đừng chửi bới!
– “Tranh sơn mài của họa sĩ Hoàng Tích Chù không gò bó theo một khuynh hướng nhất định mà tự do phóng đãng”. Ý là phóng khoáng, nhưng lơ mơ thế nào lại viết thành phóng đãng!?
– “Cuộc tiến công tàn bạo của du kích El Salvador”. Từ nghĩa tích cực (táo bạo) chuyển phắt thành nghĩa tiêu cực (tàn bạo) chỉ vì viết nhầm một chữ!
– “Phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc”. Đấu tranh để giành độc lập về cho đất nước mình, sao còn dành cho kẻ khác?
– “Đàn gia súc đi tới đâu thì dân cắm liều trại theo tới đó”. Từ lều ra liều, viết kiểu này kể cũng liều thiệt.
Ông bà ta đã có câu: Sai một li đi một dặm. Bởi vậy, bạn chớ vội hốt hoảng nếu một ngày kia đọc thấy dòng này trong tin Dự báo thời tiết: “Ngày nắng, đêm có ma rải rác”!!
----------
Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ
Trịnh Thanh Thuỷ, 12/2006
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.
Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những : đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu : "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn ; bảo đảm - đảm bảo ; dãi dầu - dầu dãi ; vùi dập - dập vùi. v.v...
Song song với việc thống nhất đất nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.
Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những : trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như :sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...
Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường : Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.
Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước ? Mình có nên thay đổi lối viết không ? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.
Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 24/09/2006)
Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi : "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."
Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau ! ! !
Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.
Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau :
Trong nước :
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy
Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay : "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http ://vnexpress. net/Vietnam/ The-gioi/ 2006/09/3B9EDF89 /)
Ngoài nước :
Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga
Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.

(http ://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp ?a=48362&z=75)
Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế ; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng An sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http ://i12.photobuc ket.com/albums/ a215/unisom/ thualuonJPG. jpg)
Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra : đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ !
Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn ; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ : con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay !
nguồn : http://congdongnguoiviet.fr
---------------
Tiếng Việt 'ngoài luồng'
Posted - Jan 31 2007
Ở nước ta đang tồn tại một loại ngôn ngữ ngoại luồng, tạm gọi là ngôn ngữ @, ngôn ngữ chat hay ngôn ngữ mạng, khởi phát từ internet và dần lan vào đời sống. “Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng” là câu nói vui của những người không còn trẻ, qua đó cho thấy sự chóng mặt của họ khi tiếp xúc với dạng ngôn ngữ này.
Khó thể khẳng định ngôn ngữ @ xuất hiện chính xác từ bao giờ nhưng chắc chắn là sau khi internet trở nên phổ biến ở nước ta. Giới trẻ đã và đang tự tạo ra thứ ngôn ngữ “đặc chủng”, tin nhắn cũng như blog là những công cụ mới nhất để họ thể hiện điều đó.
Các công dân mạng bây giờ hầu như ai cũng hiểu rõ Mu không phải là… CLB bóng đá Anh Manchester United mà là Miss you (nhớ anh/em); hay Cu tức See you (gặp lại sau); Bít lùm chít lèn không phải “ngoại ngữ khu vực” mà là biết làm chết liền. Theo đó, Chít rùi nghĩa là Chết rồi …
Kiểu viết tắt tiếng Anh như đánh đố hay kiểu viết tiếng Việt trại âm nghe lạ tai trên vẫn còn ở đẳng cấp la đà bởi dân sành điệu bây giờ là phải viết sao cho người khác đọc vô càng cảm thấy “lùng bùng” mới càng sành điệu.
“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). Hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.
“Choài, mí cha nì piện minh thí ghia lun ngia, coan gái hem coá ai thix bạn chai mình coai fin coan heo đâu, nên nếu mí ông cóa “lỡ” coai thì cũng đừng coá noái choa bạn gái bít nge. Kekeke!!!”; “O fải thằng nào cũng coai đâu, lớp trưởng lớp tui chưa coai bao h, noá o noái nhưng lớp tui bít, tại cục pột sao là noá vậy mùh.
Nhưn coá ai noái fin coan heo là tồ tệ, xấu xe, kinh zị đến thế đư, tại mí cha coan chai làm choa noá xấu chứ pộ, tui đê cũng cóa lèn coai rùi mừ đu théi cóa sao đu?!”; “Trùi oy, coan ghía mè bèi đẹt coai fin coan heo. Coai mụt lìn dzị roài ngịn, kể như thoai, tiêu me, kệ nó lun, từ nay tụi en chưi xẻ léng sén dậy súm ^^! blah blah blah!!!”…
Những câu thoại trên người viết tình cờ “chộp” được khi dạo qua forum (diễn đàn) của vài trường trung học phổ thông khá có tiếng trong thành phố.
Đoạn đầu chưa đến nỗi khó hiểu lắm nhưng đến ba đoạn dưới thì nhiều người đã bắt đầu lùng bùng, kể cả vài chatter chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi đưa những câu trên cho nhiều người, thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, nhận thấy đa số nhăn trán suy nghĩ một chút rồi cũng cười, một số ít chỉ vừa đọc vài dòng đã trả lại, vẻ bực bội: “Nhảm nhí, ngôn ngữ đường phố, không thể chấp nhận được…”
Chuyện dùng tiếng lóng hoặc viết tắt thực ra không mới, thời nào cũng có và nước nào cũng có. “Ở nước ngoài, các chatter cũng nói lóng và viết tắt như điên!”, bạn H., lớp 11 trường Lê Quý Đôn, nickname badboy nói, và hùng hồn đưa ra dẫn chứng: “Khi tụi nó viết Paw có nghĩa là: Parents are watching - ba mẹ đang theo dõi đấy, Mos tức Mom over shoulder, mẹ đang đứng sau lưng tớ.
Theo đó, Omg là Oh my God - lạy chúa tôi; Lol: laughing out loud - cười to lên nào; Brb: Be right back – tớ sẽ quay lại ngay; Ttul: Talk to you later - nói chuyện sau nhé; hay Wu: what’s up - gì thế?... và còn rất rất nhiều, không thể nhớ hết, cũng không thể hiểu hết”.
Ở VN, ngay từ khi xuất hiện, những từ ngữ vừa lạ lẫm, vừa khiến người ta “chóng mặt” trên đã lập tức lây lan rất nhanh, không chỉ trong giới học sinh, sinh viên mà trong cả những người lớn rảnh rỗi, chuyên “ngồi đồng” trong các quán cà phê Internet hoặc loay hoay tít mù với chiếc mobile nơi quán cóc vỉa hè.
Và do đa số phải dùng tiếng Việt không dấu khi chat hoặc nhắn tin, do phải “tung hứng” với nhiều Instal Message (cửa sổ chat) cùng lúc nên các chatter phải thường xuyên viết tắt mới kịp tốc độ, “không thì đối tượng sẽ phải ngủ gật vì chờ!", một chatter lý giải.
Còn tin nhắn thì bị giới hạn bởi số ký tự, vì vậy để chuyên chở nhiều nội dung trong một tin, người nhắn phải tìm cách viết tắt tối đa nếu không muốn bị… tính tiền 2 tin. Nhưng có lẽ, nguyên nhân chính là xu thế hấp thu những cái mới trong cuộc sống liên tục diễn ra theo hướng mở của giới trẻ, điều này làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng, khi thỉnh thoảng liếc qua màn hình vi tính hoặc lén đọc tin nhắn của con.
Nhiều người chau mày khó chịu khi nghe những câu mà theo họ là so sánh khập khiễng, nhảm nhí, vô bổ từ miệng con em mình như: “buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”, “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, “ngu như...”.
Khi được hỏi vì sao thích dùng ngôn ngữ loại này thì phần lớn các em đều lắc đầu không giải thích, một số em khác nói đơn giản chỉ vì thấy vui vẻ, thoải mái khi nói như vậy, thế là bắt chước nhau nói thôi. “Nếu chat mà dùng lời lẽ nghiêm túc giống như… làm văn trong nhà trường thì sẽ rất “lúa” (nhà quê), khi đó không ai thèm chat với mình nữa”, nhiều em khác nói. Còn các bậc phụ huynh? “Thật không thể hiểu nổi thứ ngôn ngữ méo mó, được viết một cách vô tội vạ như vậy”, đa số phụ huynh bày tỏ.
Một giáo viên của trường Nguyễn Du, quận1, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, căn bệnh này sẽ rất khó trị”. Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM đặt vấn đề một cách nghiêm trọng hơn: “Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ”.
(Không biết xuất xứ của bài này)
------
Posted - Feb 22 2007
Người Việt mới, tiếng Việt mới
Hàn Lệ Nhân

Chú cán bộ công an AA giải phóng thím phó giáo sư tiến sĩ ZZ nhân một tai tệ nạn trong một sự cố giao thông ở vùng sâu xa, hùng hiểm ngoài Bắc, chú phát hiện thím đẹp cực kỳ. Sau cuộc gặp ấn tượng đó, thím là đối tượng của chú. Chú thím thành sơ hữu, âm thầm chú tích cực truy kích tư liệu, làm rõ nhân thân, lý lịch trích ngang của thím, của cả các thành phần trong gia tộc thím. Té ra, thím là chị ruột của một nghệ nhân nghiệp dư trong làng Quan Họ và là cô ruột của một siêu sao trong làng VPop. Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rỗi công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà Nội. Qua quan hệ, lần hồi chú trọng thị thím, đả thông thím, thống nhất thím, cuối cùng nhất trí đăng ký, tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà, nào thực đơn cao cấp, lễ tân chiêu đãi chất lượng cao, vì khách chủ yếu gồm đủ mặt quan chức các ban ngành, các nghệ sĩ ưu tú, các nghệ sĩ nhân dân quanh thủ đô ngàn năm văn vật, cách mạng anh hùng cho tương thích với vị trí của chú.
Cưới được vợ đẹp xong, chú hồ hởi đăng ký làm chiêu sinh ngành hải quan, nên được gửi đi chuyên tu một khoá bồi dưỡng văn hoá cấp 3. Nhờ ơn đảng và nhà nước, chú lại trúng thưởng xổ số quốc gia được 800 triệu. Chú kiên định cải tạo mặt bằng căn hộ của chú, nâng cấp thành tổ ấm đúng tiêu chuẩn EU. Mua một cái đài, một đầu máy; xịn nhất là một giàn vi tính HP với bộ vi xử lý P4 đương đại, với bộ nhớ đầy 2 tỉ bai nên truy cập cực kỳ nhanh, điều phối LCD 19 in-sờ cực kỳ mịn, 2 ổ cứng cực kỳ vĩ đại, tổng cộng là 500 tỉ bai, đầy đủ phần mềm như cơ sở dữ kiện, bộ gõ TCVN, truyền dữ liệu, ác liệu, phần mềm gián điệp, mạng mạch, lại nạp luôn phần mềm 3Đ... cọng thêm máy quét, máy in lê-dờ, máy in tia mực màu, máy ảnh kỹ thuật số.
Quá bận ở cơ quan, chú chỉ khẩn trương về nhà thao tác máy vi tính độ nửa giờ buổi đêm nên có nguy cơ không đạt yêu cầu để trúng tuyển cấp thủ trưởng ở cơ quan hải quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Việt-Kampuchia, chú quá bức xúc nên tâm tánh chú chao đảo rồi bị cao huyết áp.
Một hôm đi nhờ máy bay lên thẳng, chú thím về thăm quê ngoại các cháu, tình cờ gặp lại một người bạn trước là lính thủy đánh bộ (tự điển tiếng Việt còn gọi là hải quan đánh bộ), diện anh hùng tiên tiến nên giấy khen và huân chương cứ gọi là, có vợ trước kia là chị nuôi trong phủ thủ tướng bên Bờ biển ngà. Hai chú bèn đưa 2 thím về nhà rồi khẩn trương bá cổ nhau tham quan đa số chợ trời miệt cửa khẩu Việt-Trung, duy ý chí truy tầm và mua được một đùi cầy tơ về nhắm với rượu quốc lủi. Chú AA say rồi tinh tướng gây thím ZZ, với lý do là thím chỉ chuộng ngoại, đã gần hai 30 và bằng cấp tại chức đầy tay mà chỉ thích cầu thị mánh mung của tụi em nuôi chân dài...Vợ chú nhiếc chú là đồ tập kết chuyên tu biến chất, hủ hoá và hăm he đi đề nghị với bí ban. Chú quát:
- Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mày, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên quyết gì sất. Bất ngờ, chú táng thím một bạt tai cật lực, mồm quát tiếp: Đề nghị à, đề nghị à... Muốn đề nghị để ông đi đề nghị cho một thể, ông trường kỳ với mày mà...
Đâu ngờ, thím ZZ chưa kịp đi đề nghị với bí ban thì ông hàng xóm đã đi khai báo với tổ trưởng dân phố, thế là tổ trưởng dân phố khẩn trương đến mời chú ZZ lên cơ quan làm việc, nhưng vừa bước vào nhà thì nhận ra ngay chú công an ZZ là bạn đồng khoá lớp bổ túc văn hoá cấp 1, ngay sau thời bao cấp chuyển qua thời mở cửa, thời Kinh tế thị trường định hướng XHCN, vậy là sự việc tiêu cực coi như được thông qua trong tinh thần xử lý nội bộ, giữa bầu không khí hưng phấn bạn học cũ gặp lại nhau...
(Đây là bài tùy bút "Mở", do đó quí bạn toàn quyền thêm các từ mới, chỉ yêu cầu viết tiếp sao cho câu chuyện được thêm phần thú vị).
(Hàn Lệ Nhân)
(Tổng hợp các chữ mới, lượm được trong đời)
===============
Có nên dùng ngôn ngữ của VC?
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước VC : Đó là dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho 2 chữ Tin hoặc Tin Tức !
1) Về 2 chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)
Ở duới xã ngày xưa chúng ta có : Phòng Thông Tin. Ở Trung Ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngoại tại các toà đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.
2) Còn tin tức /tin = news.
Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. ( Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. 2 chữ hoàn toàn khác nhau)
Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui ( như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo ... Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toan khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.
... & ...
Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe ! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không” ; Nếu chúng ta nói “ Anh có thông tin gì không” ; thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng :
1)    Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không ;
2)    Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC !
---o0o---
Dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói :
- Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.
- Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà- phê phin.
- Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
- Khẩn trương để thay cho nhanh lên
- Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
- Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
- Chùm ảnh để thay cho một loạt những hình ảnh, một vài hình ảnh
- Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
- Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
- Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
- Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
- Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em , muốn kết bạn với em.
- Căn hộ thay cho căn nhà.
- Tư liệu thay cho tài liệu
- Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.
- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
- Kênh phát sóng thay cho Đài : Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất ( Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì “hôm nay trời có thể mưa”
- Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa - thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”

- Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
- Lính gái thay cho nữ quân nhân
- Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax)
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là : Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là : Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam ! ! ! Thật điên đầu và không hiểu gì cả !
- Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
- Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
- Các anh đã quán triệt chưa ; Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa ;    
- Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là : Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong !Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ !” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa !
- Doanh nghiệp để thay cho công ty. (Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Việt Nam 2 chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho 2 chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104- 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
- Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
- Cây xanh thay vì cây ( Cây nào mà lá chẳng xanh ; Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước VC dùng 2 chữ cây xanh.)
- Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”
- Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa ... Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng 2 chữ xử lý : Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng !
- Bài nói thay vì bài diễn văn.
- Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.
- Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
- Cú shock thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
- Tinh hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
- Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Canes.
- Ô tô con để thay cho xe du lịch.
- Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
- Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
- Đề xuất để thay cho đề nghị.
- Nghệ sĩ nhân dân ; Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ; Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.
---o0o---
Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó ! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công- nông- trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hoá bị hủy diệt. Khi văn hoá bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao ; Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hoá từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hoá, đa dạng hoá, văn chương hoá bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như : Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như : Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc … Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại. Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào ; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê ; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hoá” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hoá, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hoá, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hoá VC - mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hoá, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.
Đào Văn Bình 02/2009

Ghi chú :
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với :
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
-----
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ
Diệu Tần
                                                                 
  Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau.
Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc và viết, mà nghe là quan trọng nhất) được quyết định bằng hai yếu tố: Sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Khi một người đã nắm được đầy đủ những kiến thức ngôn ngữ mà vẫn không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh của ngôn ngữ đó. Do sự khác biệt về óc thẩm mỹ, cách suy tư, quan niệm giá trị, đặc trưng tâm lý và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau. Cho nên có khó khăn hoặc có khi dẫn tới sự hiểu lầm trong tiếp xúc là lẽ đương nhiên.
Chúng tôi xin nêu một số trường hợp đáng chú ý sau đây:
CÁCH THỨC ĐỐI THOẠI
l. Chào hỏi
Người Việt Nam và người Á đông có thói quen (thói quen, tập quán là văn hóa) chào nhau bằng cách hỏi: Ông ăn cơm chưa?; Bác đi đâu đấy?; Bà đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức chào, không phải thật sự muốn biết người được hỏi ăn cơm chưa; đi đâu; hay đang làm gì. Khi trả lời, người ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời. Nếu dịch những câu hỏi trên sang tiếng Anh, tiếng Pháp thì sẽ là những câu hỏi rõ ràng, cần phải trả lời. Nếu chúng ta chào hỏi người Pháp người Mỹ những câu như thế có thể có sự hiểu lầm , vì họ chào nhau bằng những câu như: Bon soir, Good morning... Trái lại với chúng ta khi muốn chào như thế, chúng ta không cần phải nói rõ là chào buổi chiều, hay chào buổi tối.
2. Làm quen
Người Việt Nam và người Á Đông có thói quen ưa tìm hiểu quan sát và đánh giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức thu nhập cá nhân, tình trạng gia đình. (Bố mẹ còn hay mất, đã lập gia đình chưa, đã có con chưa, mấy trai mấy gái. Nhũng câu hỏi về biography và background cho người đối diện luôn là những điều chúng ta quan tâm và đặt câu hỏi). Chúng ta hỏi những điều đó là xuất phát từ óc cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người khác, cần biết rõ người đối thoại. Nhưng thói quen ưa tìm hiểu này hoàn tòan trái ngược với người Tây phương. Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ. Ở Mỹ, ngay cả trong mẫu đơn xin việc và trong các cuộc phỏng vấn nhận nhân viên, công nhân, không có quyền hỏi người đứng đơn về tình trạng gia đình. Người Tây phương khi làm quen thường khen nhau trẻ, đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói về thời tiết, hay bàn về trận đấu thể thao vừa qua. Nếu cứ hỏi người Tây phương về chuyện riêng của họ, họ cho mình là tò mò, hay dò tìm những điều bí ẩn của người khác và có thể họ sẽ chán nản, tức giận.
3. Lời khen hay lời chê
Khoảng 30, 40 năm trở lại đây, phụ nữ Âu Mỹ rất sợ béo mập, vì béo mập là hình dáng không đẹp, lại là mầm mống cuả nhiều thứ bệnh. Trong khi người Á đông khen: béo tốt, tốt tướng, lên cân, bệ vệ thì người được khen hài lòng. Ngược lại khen như thế lại là lời sỉ mạ người được khen! Người Việt và người Trung Hoa có thói quen nói lớn tiếng ngoài đường phố, nơi công cộng. Trong khi đó người Âu, Mỹ thường nói chuyện vừa đủ nghe, tôn trọng bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng người khác. Người Á đông vào những trường hợp ông, Bà, Cha, Mẹ nhận quà tặng của con cháu, nhận lời chúc mừng, nhận lời khen tặng, không cần phải cảm ơn. Các vị đó xem như con cháu có bổn phận phải làm như thế.
Người Việt, có khi khen thật lòng, có khi lại khen mỉa mai, khen mà là chê. Ví dụ có người hỏi: Cô ấy, bà ấy đẹp nhỉ, người đối thoại sẽ trả lời: Đẹp? Đẹp thật à? À, đẹp thật, đẹp chín nghìn! Hoặc dùng ca dao: Đẹp như con tép kho tương! Trái lại khi khen một đứa bé bụ bẫm thì dùng hình thức chê, vì e sợ mụ quở, sợ ma quỷ bắt đứa bé đi: "Ấy cháu nó xấu xí lắm, nó hư lắm." Có nghĩa là cháu nó bụ sữa lắm! Cháu nó ngoan lắm! Nếu dịch lời chê rồi giải nghĩa cho người Âu Mỹ hiểu đó là lời khen thì họ phải cố hiểu mới hiểu nổi.
4. Cách xưng hô
Trong một ngôn ngữ, cách xưng hô luôn luôn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp suy tư và văn hóa của dân tộc đó. Trong tiếng Việt cách xưng hô rất phong phú và phức tạp. Ngoài các đại từ nhân xưng như: tôi tao, tớ, mày, nó, hắn; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng nó, bọn hắn còn có một số lượng lớn các danh từ chỉ liên hệ họ hàng như: anh - em, bà - cháu, chú – cháu... để thay thế cho đại từ nhân xưng và những danh từ này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này nói lên đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Chúng được ứng dụng tùy theo tình cảm của người phát biểu và trường hợp cụ thể khi nói chuyện. Cùng tiếp xúc một người, người ta có thể dùng những cặp từ xưng hô khác nhau như : anh- em, anh - tôi, ông -tôi, mày - tao tùy theo từng trường hợp. Trái lại trong ngôn ngữ Tây phương và cách nói phổ thông của Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng như: I, You, he, she, Hán ngữ thì ngã, nhĩ (ngổ, nỉ).
Nếu so sánh các danh từ chỉ liên hệ họ hàng trong các ngôn ngữ, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm khác nhau có khi thú vị, khôi hài và kỳ lạ. Ví dụ trong tiếng Việt cháu (trai, gái) chỉ người thế hệ sau, nhưng không phải là con, gồm: con của con; con của anh, chị và em. Trong tiếng Anh cũng có grand child, nephew và niece. Nhưng nếu dạy tiếng Việt cho người Anh, Mỹ thì cháu lại có thể là con, có thể là tôi nữa. Ví dụ hỏi một thanh niên: Anh đã có cháu nào chưa? Hay nói; Thưa các cụ, cháu không dám ạ! Như vậy cách xưng hô nói lên những đặc trưng bối cảnh văn hóa xã hội của từng ngôn ngữ, cần được nghiên cứu bằng kết hợp văn hóa và ngôn ngữ.
5. Lối khiêm tốn (nhún nhường)
Khiêm tốn là một đức tính, nhưng mỗi dân tộc thường có cách thức riêng để tỏ ý khiêm nhường. Người Việt Nam và Á đông thường tỏ ý khiêm tốn bằng cách tự khiêm, là tự hạ mình xuống. Ví dụ trong một cuộc họp, người Á đông thường mở đầu bằng mấy câu như sau: "Trình độ của tôi không bằng ai, tôi chưa chuẩn bị kỹ, nếu có chỗ nào tôi sơ xuất thì mong quý vị thông cảm và bo åtúc cho" Nói như thế là lịch sự. Nhưng người Tây phương sẽ không hài lòng và phản ứng: nếu trình độ yếu, chưa chuẩn bị kỹ thì nói làm gì?" Họ không hiểu rằng khi nói thế chỉ là cách nhún mình thôi, thật ra người ấy rất giỏi, và chuẩn bị hết sức kỹ càng. Người Á Đông không bao giờ tự khen mình tự tâng bốc mình, e bị chê cười. Trái lại người Tây phương cho rằng chúng ta thiếu tự tin, và tự tin không có nghĩa là tự khoe khoang. Khi tặng quà, người Việt thường muốn giảm giá trị món quà, dù món quà đó họ đã bỏ ra nhiều công sức tiền bạc mới mua được. Họ chỉ nói "Đây là chút quà mọn chẳng đáng gì bao nhiêu". Nói thế để người nhận quà yên lòng. Người Âu Mỹ thì trái lại. Khi tặng quà họ thường nói rõ: Món quà này tôi đã có chủ ý đi mua cho bằng được, hoặc là:" Đây là hàng nổi tiếng, hiếm có". Người phương Tây cho rằng nói thế mới tỏ lòng chân thành.
Lối tự khiêm còn thể hiện ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ. Vi dụ: "Ông lại chơi nhà chúng tôi; Ông cho tôi món quà" nhưng lại nói để nâng cao giá trị người đối thoại: "Tôi xin lại thăm ông bà"; "Tôi xin biếu ông bà món quà mọn".
SỬ DỤNG CÁC TỪ NGỮ VĂN HÓA TRONG GIAO THIỆP
Từ ngữ văn hóa có ý nghĩa văn hóa xã hội. Ý nghĩa văn hóa xã hội là chỉ nghĩa bóng, ẩn dụ, tượng trưng, biểu cảm.
l. Từ ngữ tượng trưng
Đó là các từ ngữ có hàm nghĩa tựng trưng văn hóa, ngoài chức việc định danh ra, các từ ngữ gợi lên một sự liên tưởng nào đó. Ví dụ trong tiếng Việt, từ "con rồng" ngoài chức năng định danh là chỉ một con vật tưởng tượng ra, là biểu tượng của nhà vua thời xưa và tượng trưng của dân tộc Việt. Người Việt thường tự nhận là con rồng cháu tiên. Người Trung Hoa cũng thường nhận là con cháu của Rồng. Nhưng trong các tiếng Tây phương, Dragon (rồng) lại không có nghĩa đẹp như vậy. Đó chỉ là con vật huyền thoại rất hung ác, luôn luôn làm hại con người. Bởi thế người Tây phương không hiểu tại sao tại sao người Việt, người Trung Hoa lại sùng bái một con ác thú như thế!
Trong Hán ngữ con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng những người làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý Nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần. Người ta nói: ngu như bò; đầu bò đầu bướu (bướng bỉnh, ngang ngạnh) con bò vàng già chỉ là người già yếu chậm chạp ngu dốt. Trong khi đó để chỉ người kém thông minh, người Mỹ nói: óc nó nhỏ như hạt đậu (bean).

Ngôn ngữ Việt , tiếng lóng dê có nghĩa không đẹp, dùng để chỉ đàn ông đa dâm: nó có máu dê, nó là dê cụ, dê xồm? Nhưng trong Hán ngữ thì dê và cừu là hình ảnh dịu hiền, rất dễ thương. Ngoài ra vì đồng âm với dương (trái với Âm) và cùng vần với chữ may mắn, nên người Trung Hoa xem con dê và cừu là tượng trưng cho may mắn.
Người Việt và Trung Hoa cho con chim khách là biểu tượng cho điềm lành, tin rằng nó đem đến tin vui. Người Âu Tây hình ảnh chim khách không quý báu gì, ở nước Nga người ta cho loại chim này là tượng trưng cho kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo và kẻ trộm.
2. Hình thức tôn kính
Ở Á Đông như Nhật, Cao Ly và Tây tạng có hình thức nói và viết tôn kính đối với những bậc tu hành, lãnh đạo... Hình thức này được biến cải ngay vào trong ngôn ngữ. Ở Việt Nam và Trung Hoa không có lối viết như thế, nhưng dùng những từ đặt thêm vào để bày tỏ lòng quý trọng tôn kính. Ví dụ tiên sinh, tiền bôí; ông anh, đàn anh. Riêng Việt Nam có những có những chữ không dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp được, để bày tỏ kính trọng người hơn mình về tuổi tác, học vấn, tư tưởng... Đó là thưa, trình, bẩm, ở đầu câu và ạ ở cuối câu. Người Mỹ chỉ có từ Sir và Mam đặt ở cuối hoặc đầu câu để bày tỏ sự tôn kính thôi.
3. Con số
Ngôn ngữ nào cũng phải có số đếm, nhưng có vài con số có những hàm nghĩa đặc biệt. Chính con số không có gì thần bí, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta đi đến sùng bái về con số. Người ta cho rằng có những số lành, may mắn, có những số dữ, xui xẻo.
Ví dụ ở các nước phương Tây, số 13 bị coi là số xấu, người ta luôn luôn kiêng và cố lẩn tránh con số này. Ở các nhà lầu, ngườii ta không lấy số 13, các bệnh viện và giường bệnh số 13. Trên máy bay xe lửa và ở mỗi hàng ghế đều không có ghế số 13. Người ta tiến hành những việc quan trọng cũng cố tránh ngày 13. Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lại không tin như thế. Một vài tỉnh ở Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26, 29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, phòng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng không thích số 4. Gần đây vì ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Đông, họ rất chuộng con số 8. Bát đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục) phát hay 598 đọc như ngã cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam, người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, vì đã có câu: Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số 10, gọi là số bù, bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.
4. Từ ngữ chỉ màu sắc
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý con người điều đó đã được công nhận. Trong ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ màu sắc có thể phản ảnh được tâm lý văn hóa dân tộc. Cho nên các từ ngữ chỉ màu sắc thường có nghĩa tượng trưng văn hóa rất phong phú.
Từ xưa, người Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa có quan niệm tôn sùng màu vàng, vì từ đời Hán, lấy năm sắc tượng tm'ng cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngũ phương là Đông, Tây, Nam, Bắc. Vàng là tượng trưng cho Thổ và Trung ương và là màu của vương quyền. Từ đời Hán trở xuống, các nhà vua đều mặc áo vàng, và đó là độc quyền của nhà vua.
Nhưng từ hơn chục năm nay, màu vàng lại có nghĩa tượng trưng cho khiêu dâm, dâm ô, vì mấy chữ điện ảnh màu vàng nghĩa là phim ảnh khiêu dâm; phòng khiêu vũ màu vàng, băng hình màu vàng là cùng nghĩa dó. Ở Việt Nam thì coi nhẹ hơn, nhạc vàng có nghĩa là nhạc buồn ủy mị, lãng mạn. Người Á đông cũng thích màu đỏ, cho đó là tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ, thành đạt. Vào các dịp ngày Tết, ngày lễ lớn thường treo câu đối đỏ, thắp nến đỏ... Ở Trung Hoa còn treo đèn lồng đỏ, trong đám cưới cô dâu mặc toàn màu đỏ, trang hoàng trong nhà toàn bằng màu đỏ. Trái lại ở Tây phương, cô dâu mặc bộ áo cưới màu trắng, họ cho rằng màu trắng tương trưng cho sự trong sạch, tinh khiết của cô dâu. Nhưng ở Trung Hoa dân gian lại kiêng màu trắng trong đám cuới, vì họ vẫn coi màu trắng là màu tang tóc. Người Á đông không thích màu đen cho rằng đó là vận không may, số đen, đen đủi trong khi vẫn có nhiều người Tây phương thích sơn cửa màu đen cổ điển.
Các từ ngữ văn hóa còn rất nhiều, như những chữ kiêng kỵ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tiếng lóng v. v.. Ví dụ một từ có cùng nghĩa nhưng lại thay đổi, hay thêm bớt nghĩa, tùy theo cách dùng, cách đặt câu của từng quốc gia. Như từ nóng = chaud = hot của Việt, Pháp và Anh. Nóng của Việt Nam giống như hot của Anh có nghĩa nữa là nóng nảy; mới tinh, nhưng tiếng Anh còn thêm nghĩa là cay (hot pepper). Chaud (e), chaleur của Pháp là nóng, nhưng nếu nhầm lẫn nói một người đàn bà đang "en chaleur' thì thật là nguy hiểm!
 Những điểm nói trên cho thấy yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng trong giao thiệp, tiếp xúc đặc biệt là trong tiếp xúc văn hóa. Đây cũng là vấn đề ngôn ngữ và vấn đề bối cảnh văn hóa. Chú tâm đến khía cạnh văn hóa khi nghiên cứu ngôn ngữ là cần thiết và là cách tìm hiểu mới, một địa hạt mới trong ngôn ngữ học.
Vài chục năm nay, ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học đã làm nhiều việc nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa và thu được một số thành quả. Chẳng hạn muốn học một ngoại ngữ, cần phải học qua về văn hóa của thứ tiếng đó. Đặc biệt là phải hiểu phong tục, tập quán, sử, địa... của nước đó. Họ nghiên cứu các mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa để kết hợp ngôn ngữ với các ngành khoa học xã hội khác và từ đó tạo dựng một số môn học liên ngành, trong đó có môn ngôn ngữ văn hóa (Cultural linguistics).                               
Nguồn: macdinhchireunion.net
Cập nhật: 16/04/2013 11:54
TIẾNG VIỆT CÙN
Trần Việt Bắc

“Tiếng ta còn, nước ta còn.” (Phạm Quỳnh)
Những cách “làm cùn” tiếng Việt.
Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?!
Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:
1 - Dùng một chữ thay thế cho nhiều chữ đã có sẵn và đã được diễn tả rõ ràng. Đây là cách làm mất chữ rất nhanh!
Thí dụ: Xử lý (giải quyết, thi hành, chấn chỉnh, tu sửa, chữa, phạt, thanh toán, v.v…); bức xúc (cấp bách, thúc bách, trăn trở, khó chịu, dồn nén, bực tức, bực bội, ấm ức, v.v....); hoành tráng (nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, rộng lớn, diễm lệ, bề thế...).
2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ: Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt); đề cương (chủ đề đại cương); hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).
3- Ghép một chữ Nôm với một chữ Hán Việt, lại viết theo kiểu chữ Hán dễ gây hiểu lầm.
Thí dụ như: Đôi công ( cả hai phía cùng chọn cách tấn công); kích cầu (kích thích nhu cầu); thấp điểm (điểm thấp).
4- Đảo ngược chữ, tạo ra một chữ ngô nghê không ra Nôm, cũng không ra Hán Việt.
Thí dụ: Đảm bảo (bảo đảm); lược tóm (tóm lược); nhóm trưởng (trưởng nhóm).
5- Dùng chữ có thể bị hiểu ngược nghĩa, hay hiểu lầm.
Thí dụ: Thiếu đói (nghèo đói, thiếu ăn), cơ trưởng (phi công trưởng), điểm yếu (điểm chính, điểm quan trọng, yếu điểm).
6- Sai văn phạm với cách dùng tự loại không đúng, như danh từ dùng làm tĩnh từ hay động từ, hoặc ngược lại, v.v....
Thí dụ: Kỷ luật (phạt); lái xe (tài xế, người lái xe); thông tin (tin, tin tức).
7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ: Thuyết minh (chú thích, nhận xét ), huyền thoại (siêu đẳng), thanh lý (dẹp cho gọn và sạch)
8-Tạo chữ hay tiếng về kỹ thuật bằng cách dịch trực tiếp từ tiếng Anh hay Pháp nghe không thanh tao hay nếu không mốn nói là thô tục.
Thí dụ: Phần cứng, phần mềm (A. Hardware, software), máy quét (A. Scanner), bộ vi xử lý ( A. Microprocessor).
Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Trung Hoa?
Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,. Thí dụ như “xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện” . Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn, ...” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai. Thí dụ như “quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua). Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.
Tiếng Việt, hay nói rõ hơn là chữ Quốc Ngữ, cách dùng để viết và diễn tả ngôn ngữ của người Việt. Mặc dù đã bị ảnh hưởng nội thuộc Tàu cả ngàn năm, nhưng ngày nay chúng ta đã có một cách viết và nói riêng, khác hẳn với Hán tộc. Ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật và Đại Hàn dù đã nhiều lần muốn mà làm không được! Chỉ với 29 chữ và các dấu (5 dấu và chữ không có dấu) chúng ta gần như đã có đủ chữ để diễn tả mọi điều, ngoại trừ những chữ về khoa học hay kỹ thuật, mà ngôn ngữ không theo kịp với đà tăng trưởng lũy tiến của thời đại.
Phải nói rằng rất nhiều chữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán. Tuy nhiên, một người Trung Hoa không thể hiểu chữ viết, hay phát âm tiếng Việt có ý nghĩa gì, nếu không biết tiếng Việt.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phổ thông trên thế giới ngày nay, cũng đã có sự du nhập từ các ngôn ngữ khác. Chúng ta thử nhận xét sơ lược về sự cấu tạo của tiếng Anh (English) ngày nay như thế nào.
Tỷ lệ các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến nguồn gốc của tiếng Anh: La Tinh (29%), Pháp (29%), Đức - chữ cổ (26%), Hy Lạp (6%), các ngôn ngữ khác và tên riêng (10%). (http://en.wikipedia.org/wiki/English_language).
Dù có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng Anh ngữ vẫn là một ngôn ngữ riêng và rất phổ biến ngày nay. Không ai bảo là vì có nguồn gốc từ tiếng Pháp (29%) mà nói tiếng Anh “lệ thuộc Pháp”.
Tương tự như trường hợp của tiếng Anh, hay nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng thế, không phải vì có nguồn gốc từ chữ Hán (hay Nho) mà bảo là “lệ thuộc Tàu”. Vậy chúng ta có nên chuyển âm từ chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt hay Nôm? Thí dụ “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng” hay “thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” “thủy” “bộ” cũng vẫn là chữ Hán Việt. Nếu chuyển những chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt thì tiếng Việt sẽ bị mất đi khá nhiều chữ, cũng như không đủ chữ để chuyển âm. Hơn nữa những chữ chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt sẽ rất ngô nghê, như “thủy quân lục chiến” thành “lính nước đánh đất” .
Dù có gốc Hán, nhưng chữ Hán Việt đã là tiếng Việt từ lâu và viết bằng chữ Quốc Ngữ, với những chữ có tính cách tượng thanh và không có nét tượng hình, đây là tiếng Việt, vì thế người Việt không có tiếng Hán Việt, chỉ có tiếng Việt và chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Vậy thì chuyển ngữ làm gì? Việc chuyển ngữ là điều không cần thiết, đây là cách “làm cùn” tiếng Việt. Hơn nữa, ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v.v...
Tiếng Việt tại Hải ngoại
Qua những đợt di tản (4/1975), vượt biên, đoàn tụ, HO (“Humanitarian Operation”, với tên chính thức là “Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program”), “Chương trình ra đi có trật tự ODP” (Orderly Departure Program), lao động tại Đông Âu, số lượng người Việt tại hải ngoại có khoảng 4 triệu người, với gần một nửa (1.8 triệu) ở Hoa Kỳ. Những người này thuộc các thế hệ khác nhau:
Thế hệ thứ nhất là đợt di tản đầu tiên (4/1975). Những người này đều thông thạo tiếng Việt và có ít nhiều trở ngại với ngôn ngữ nơi mình định cư.
Thế hệ “1.5” là những người trẻ, con cái của thế hệ thứ nhất, lớn lên ở hải ngoại. Họ đa số đều khá rành tiếng Việt và ngôn ngữ ở nơi sống cũng không có trở ngại. Mộ số đông có thể viết tiếng Việt thông thạo. Họ là lớp người khá thành công tại nơi định cư.
Thế hệ thứ hai là những con cái của thế hệ thứ nhất, nhưng sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Những người này, với họ tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ, tiếng Việt chỉ được dùng giới hạn trong phạm vi gia đình để đàm thoại với thế hệ thứ nhất. Viết câu văn tiếng Việt là một điều khó khăn hay gần như không!
Thế hệ thứ ba là những con cái của thế hệ “1.5” hay thế hệ thứ hai. Họ biết rất ít về tiếng Việt, ngôn ngữ chính trong đàm thoại là tiếng của bản xứ nơi họ sống. Chỉ có một số ít nói được tiếng Việt là do cha mẹ đưa họ đến những nơi dạy tiếng Việt, tuy nhiên viết tiếng Việt vẫn là một việc khó khăn.
Một điều mà nhiều người tại hải ngoại có lòng với quê hương lo lắng là sự mai một của tiếng Việt. Vì thế, ở chỗ có nhiều người Việt tụ tập, những trung tâm Việt ngữ đã được mở ra để dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, như tại California có khoảng trên 50 chỗ dạy tiếng Việt. Tuy nhiên tại những vùng ít có người Việt, với thế hệ thứ hai, tiếng Việt đã gần như bị chìm vào quên lãng! Vì thế việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại là một việc khó khăn nhưng cần thiết.
Việc bảo tồn một ngôn ngữ là một điều rất quan trọng. Một thí dụ điển hình là trường hợp của người Do Thái, sau gần 2000 năm lưu lạc, họ vẫn duy trì tiếng nói của họ là Hebrews. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, đã tạo nên sự đoàn kết giữa những người Do Thái với nhau. Khi khôi phục lại nước và có độc lập (1948), họ đã cùng chung sức để chống lại kẻ thù, đã chiến thắng, dựng lại nước và trở nên cường thịnh rất nhanh, tạo nên một thế đứng vững mạnh bên cạnh các nước thuộc khối Ả Rập.
Một vấn đề khá quan trọng đáng được quan tâm là những chữ dùng sai, hay những tiếng “nghe không lọt tai” , như chữ “giải phóng”, “cải tạo”, “xuất khẩu”, “hải quan”, v.v... từ trong nước đang lan truyền ra hải ngoại. Ngay những cơ quan truyền thông tại hải ngoại cũng đã có lúc dùng những tiếng này. Có lẽ một phần do những người đã từng sống một thời gian dài, hay sinh ra dưới chế độ trong nước đã quen với chữ hay cách dùng này, mà ngày nay họ đang ở hải ngoại.
Để tìm hiểu những chữ hay tiếng mà người trong nước đang dùng có ý nghĩa ra sao, người viết mạo muội nêu một danh sách liệt kê* những chữ này, với những nhận xét và thí dụ, để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa câu nói, hay cách viết của họ.
Người viết sẽ có những thiếu sót hay có thể có vài điều sai lầm, xin bổ túc.
* Ghi chú: Vì lý do danh sách này khá dài với những nhận xét và thí dụ (35 trang khổ 8x11). Nếu độc giả muốn đọc, hay sao lại có thể vào blog htxp://tranvietbac.blogspot.com/ , rồi vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.
Tham khảo và những chữ viết tắt
Từ điển:
Từ Điển Thanh Nghị (TĐ Thanh Nghị)
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (HVTĐ ĐDA)
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức (TĐ KTTĐ)
Tự điển Thiều Chửu
Từ điển tiếng Việt - Nhóm biên soạn
Các bài viết:
“Bảng đối chiếu từ ngữ”, tác giả: Trần Văn Giang,
“Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”, tác giả: Trịnh Thanh Thủy,
“Chiêu hồi” ngôn ngữ, tác giả Tâm Thanh,
“Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?”, tác giả: Đào Văn Bình,
“Giữ gìn tiếng Việt”, tác giả: Cao Xuân Hạo,
“Nên dùng từ ngữ nào”, tác giả Trần Ngọc Giang,
“Ngôn ngữ ngậm ngùi”, tác giả Lê Hữu,
“Người Việt mới, tiếng Việt mới”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Những Từ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt Nam” (Trích Triều Thành Magazine)
“Nỗi Buồn Tiếng Việt”, tác giả: Chu Đậu,
“Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?” , tác giả: Đào Văn Bình,
“Tiếng Việt Kỳ Cục”, tác giả: Diệu Tần,
“Tiếng Việt mới”, tác giả: Yên Hà
“Tiếng Việt nào?”, tác giả: Nguyễn Hưng Quốc,
“Tiếng Việt tình tôi”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Tiếng Việt trong nước hiện nay sai”, tác giả: ? (nguồn: vuhuyduc.blogspot.com ),
“Tiếng Việt và Tiếng Vẹm”, tác giả: ?
Tiếng Việt Hiện Đại, Chuyện “Tình Yêu Phai Nhạt”
 Người miền Bắc vào Nam sau 30-4-1975 mang theo nhiều từ ngữ khác lạ và đôi khi dùng chữ ý nghĩa thay đổi. Vì không sống cùng môi trường, người Việt sống ở hải ngoại đọc nghe thấy lạ. Hai câu chuyện buồn cười có thật xẩy ra vì việc không hiểu từ ngữ mới lạ này:
Chị vợ tôi là người miền Nam, đi du học ngoại quốc  từ khi còn bé vào thập niên 1960, chữ nghĩa tiếng Việt giới hạn. Năm 2005, lần đầu tiên trở về SàiGòn sau hơn 40 năm xa nhà, chị đến Khoa Học Dược thăm lại trường cũ thì người bảo vệ không cho, nói phải trình hộ chiếu (giấy thông hành - passport) thì mới được vào. Chị tôi nghe không hiểu chữ “hộ chiếu” là gì, tưởng là chữ “chiếu”, nói với người bảo vệ là chị ấy đi du lịch từ Mỹ về thì làm gì mà nghĩ đến chuyện mang chiếu nên không thể nào có chiếu mà đưa cho anh ta được!
Trên đường về khách sạn từ phi trường, khi biết chị lần đầu tiên về lại Việt Nam, người tài xế nói chị nên đi Vũng Tàu chơi: “Bây giờ có tầu cánh ngầm chở khách từ Sàigòn đi rất nhanh, chỉ mất có 50 phút”. Đi theo chị là một người bạn Mỹ nên chị phải thông dịch cho ông ta hiểu. Trong ba chữ “tầu cánh ngầm”, chị chỉ hiểu có hai chữ “tầu ngầm” nên nói với ông ta là: “We can take the submarine from Saigon to Vung Tau”. Dĩ nhiên là người bạn Mỹ quá khâm phục với quốc gia hiện đại Việt Nam dùng tầu ngầm là một phương tiện chuyên chở du lịch! Chính tôi là người Bắc mà lần đầu tiên khi nghe  một người bạn ở SàiGòn dùng chữ “tầu cánh ngầm”, tôi cũng không hiểu. Sau khi nghe anh bạn giải thích là tầu chạy bằng hơi, tôi mới biết anh ta nói về hovercraft, tầu lướt nước trên hơi ép không khí. (Tầu này khi chạy lơ lửng không chạm nước nhờ không khí đệm ở đáy tầu nên khi mới phát minh, nhiều người xếp nó vào loại máy bay. Mặc dù hovercraft hiện giờ đóng một vai trò quan trọng trong vũ khí quân đội, khi Sir Christopher Cokerell cải tiến kỹ thuật của hovercraft vào giữa thập niện 1950 và đề nghị quân đội Anh nên dùng, Hải Quân Anh từ chối, cho rằng hovercraft là máy bay, trong khi Không Quân Anh cũng khước từ, viện lẽ  nó là tầu thủy, không phải là phi cơ!)
Một hay hai năm sau khi sang Mỹ, tôi có đọc tựa đề của hai cuốn phim trong báo của miền Bắc mà khi vừa đọc xong, tôi chưng hửng không biết nghĩa là gì: “Thép đã tôi thế đấy” (Phim Nga) và “Đến hẹn lại lên”. Phải mất nhiều phút suy nghĩ tôi mới đoán ra chữ “tôi” ở đây như nghĩa của chữ “tôi luyện”: “Thép đã tôi thế đấy” có nghĩa là “thép đã nung đúc đến độ bền cứng như thế”, ám chỉ một người đã trải qua bao gian nan thử thách khó khăn, nay trở thành vững chắc. Còn “Đến hẹn lại lên”, thoạt nghe như tựa đề một chuyện phim X-rated, có nghĩa là phấn khởi khi gặp nhau!   

Đã có nhiều người, ngay cả tôi, viết phân tích và phê bình những từ ngữ mới lạ này. Tôi tóm tắt:
Sai văn phạm: “làm việc tốt” là sai, nói đúng phải là “làm việc giỏi” (“tốt” là tĩnh từ, chỉ bổ nghĩa cho danh từ, nếu muốn dùng chữ “tốt” thì phải nói“sự việc tốt”. “làm việc” là động từ, chỉ có trạng từ mới bổ nghĩa cho động từ. “giỏi”là trạng từ, do đó nói đúng phải là “làm việc giỏi”).
Dùng chữ có khả năng nghĩa khác trước 75:
“dưa hấu có khả năng giải rượu”. Trước 75 ta nói: “dưa hấu có thể giải rượu”.
“giá nước sinh hoạt có khả năng tăng giá”. Trước 75 ta nói: “giá nước sinh hoạt có thể tăng giá”.
“Có khả năng không phải cắt điện tuần tới”. Trước 75 ta nói: “Có thể không bị cúp điện tuần tới”.
Trước 75, chủ từ của “có khả năng” phải là người hay là một sinh vật chuyển động. Nếu chủ từ là vật, ta dùng chữ “có thể”, không dùng “có khả năng”. Ngày nay bất cứ chủ từ nào cũng dùng “có khả năng”.
Chữ dùng sai nghĩa: “chất lượng” dùng nghĩa như “phẩm chất” là sai  vì phẩm chất không có lượng. Ngay cả tiếng Anh hay tiếng Pháp, “phẩm chất” cũng không có lượng: quality , qualité. Số lượng là quantity, quantité.
Chữ Hán/Nôm hỗn tạp: “Siêu sao”: “Siêu” là tiếng Hán, “sao” là tiếng Nôm. Nói đúng phải là “siêu minh tinh”.
Đảo ngược chữ: “triển khai”, thay vì “khai triển”.
Ghép chữ: “kích cầu” =  kích thích + nhu cầu.
Cầu kỳ hóa chữ không cần thiết: “hiển thị” thay vì “xem”, “có sự cố” thay vì “hư hỏng”, “trục trặc”….
Hôm nay tôi tụ tập những chữ mới lạ này (chữ in nghiêng), viết lồng chúng trong một câu chuyện để đọc cho vui. Giống như hầu hết những  thơ văn khác tôi viết đều là chuyện có thật vì tôi không giỏi trí tưởng tượng (tôi chỉ bóp mép sự thật một tí), câu chuyện sau đây cũng là không giả tạo: khi còn độc thân tôi có một con chó, có một chiếc xe gắn máy, và phần cuối của bài viết là chuyện thật xẩy ra khắp nơi trên đất Mỹ. Xin mời bạn đọc, “Tình Yêu Phai Nhạt”:
Tình Yêu Phai Nhạt
Tôi nhìn đồng hồ hai cửa sổ không người lái trên tay, bây giờ đã 6 giờ sáng. Bật kênh phát sóng số 3 nghe bản thông tin, TV tiên đoán hôm nay có khả năngmưa. Tình hình Ai-Cập đã bớt căng vì công an, quân đội, kể cả lính gái và lính thủy đánh bộ kiểm soát đường phố khắp nơi.   Một tướng lãnh đọc bài nói loan báo an ninh đã được bảo quản, tình trạng đất nước tốt, báo cáo tốt, các quan chức nhà nước sẵn sàng làm việcnghiêm túc trở lại để phục hồi đất nước. Vẫn còn quá sớm để thức dậy, nhất là hôm nay Thứ Bẩy tôi không phải động não đi quảng trường quy hoạch quy trình cho nhân viên được quán triệt phương án, thế nhưng tôi vẫn ráng động viên cơ thể đứng dậy,  bước ra khỏi giường.
Xuống dưới nhà, tôi vào bếp bắc nồi vừa chiên con sâu mỡ, vừa pha cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc cùng một lúc cho tranh thủ  thì giờ. Pha xong, tôi vất xác cà phê ngay vào thùng rác, không dám đổ xuống bồn rửa bát sợ gây ra sự cố, ống nước bị ùn tắc. Mang ly cà phê nóng ra sau vườn nhâm nhi trong khi đọc báo, ngắmcây xanh tốt vì đất được phân bón cải cách, hoặc viết lách vào sáng sớm cuối tuần là cái thú thư giãn của tôi. Căn hộ tôi không được hoành tráng mấy thế nhưng nó xa phi khẩu, đảm bảo yên lặng cho chất xám của tôi được tăng trưởng kiệt suất khi tôi muốn viết lách. Nhà tôi ở núi non xa cách thành thị như thế này thì chắc chắn nhà nước chẳng bao giờ giải phóng mặt bằng để xây đường cao tốc.

Ngày xưa mới lấy nhau thì không sáng nào hai vợ chồng không dậy sớm ngồi thủ thỉ với nhau. Bây giờ sau 27 năm lấy nhau thì căn hộ vắng vẻ, sáng nào tôi cũng ngồi một mình, còn nàng thì vẫn tiếp tục đánh giấc cho đến 8, 9 giờ mới dậy. Sinh hoạt hai vợ chồng vì thế cách ly hẳn.
Tôi còn nhớ rất rõ tình cảm mật thiết nàng dành cho tôi khi lần đầu tiên chúng tôi mới gặp nhau. Ở cuộc gặplần thứ hai, nàng đã nhờ chị của nàng ở bên Mĩ (cùng đi nhà thờ với tôi) làm rõ gia cảnh tôi, biết rằng tôi chưa có đối tượng. Vì thế, dù rằng chỉ mới là bạn sơ hữu, nàng nói là nàng muốn liên hệ tình cảm với tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi bảo nàng cởi áo ra (lúc ấy đã là buổi đêm). Vừa nghe xong nàng tát cho tôi một bạt tai nháng lửa. Tôi ngạc nhiên quá đỗi nhưng chỉ cần  vài giây suy nghĩ  là tôi đoán ngay lý do tại sao nàng tát tôi: nàng kẹt ở lại Việt Nam tháng 4-1975, chỉ sang Paris năm 1980 nên dùng chữ “liên hệ tình cảm”, có nghĩa là “muốn làm quen với anh”. Tôi thì đi ngày 30-4-1975  nên đâu có bao giờ nghe chữ ấy, chỉ biết chữ “liên hệ tình dục” nên khi nàng nói liên hệ tình cảm, tôi nhanh nhẩu đoảng nghĩ ngay là nàng muốn liên hệ tình dục do đó mới bảo nàng cởi áo ra! Vì vậy mà tôi ăn tát! Đối với các cô khác thì đã point final tình bạn, không thể nào cho nó triển khai thêm, thế nhưng nàng là người dễ dãi, và nhất là dễ gì tìm được một con trai chảnh như tôi nên sau khi nghe giải thích sự tình, nàng bỏ tất cả bức xức, tha thứ cho tôi.
Hai chúng tôi giao lưu thư từ và trao đổi điện thoại thường xuyên. Nàng là dân trường Tây, lại ở Paris nên viết thư dùng những từ tiếng Pháp làm nhiều lúc tôi phải tìm tự điển hay tư liệu để tra cứu. Mắt tôi kém, lúc nào cũng cần phải đeo kính để hiển thị thơ nàng. Tuy rằng ở Paris, nàng nỗ lực bố trí có cơ hội là sang Mỹ thăm tôi. Khi còn bé tôi ước mơ lớn lên sẽ làm nghệ nhân hay chủ nhiệm, thế nhưng lúc quen nàng thì đời sống tôi thất bại. Tôi không thuộc loại người có đỉnh cao trí tuệmà chỉ là một người thợ quèn. Ấy thế mà nàng không sốc khi biết nghề nghiệp thật sự của tôi, còn yêu và xem tôi như tôi là một siêu sao! Xa nhau cả đại dương, tôi năng nổ viết thư cho nàng. Nhận được thư tôi nàng phản hồi ngay lập tức. Vài tháng sau, trong một lá thư, tôi đề xuất chúng tôi nên lấy nhau. Câu đáp án của nàng là bằng lòng. Còn sáu tháng nữa mới học xong đại học ở Paris mà nàng bỏ ngang không học nốt làm cho tôi ngạc nhiên khôn xiết khi một tuần sau tôi nhận điện thoại đột xuất của nàng báo hiện đang ở Sân bay Los Angeles! Ra đón nàng ở Sân bay, gầnTrung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng, tôi không khỏi trào nước mắt khi thấy nàng đứng một mình với một chiếc valise to tổ bố. Nàng ôm chầm lấy tôi và nói:
-Em ra trễ vì phải trình giấy tờ ở Hải Quan. Em đi máy bay yên lắm vì tổ lái tốt. Em đăng ký mua vé máy bay hôm kia, bảo cô bán vé khẩn trương tìm vé cho em.  Gia tài em còn lại chỉ có cái hộ chiếu trong tay và cái valise này. Em bỏ học, bỏ việc làm bán phần với thu nhập chẳng là bao nhiêu, bỏ doanh nghiệp xuất khẩuem làm cho người quen, bỏ cả chứng minh nhân dân Tây bên Pháp, bỏ hết tất cả để sang  thi công sống với anh. Em có mang học bạ bên Pháp sang để chuyển ngữ,  em sẽ đi học tiếp bên  nên anh đừng lo em bỏ học.
Ngừng một lúc, nàng tiếp:
-Em muốn anh quản lý đời em. Thế anh có tiếp thu em không?
Quá cảm động với tình yêu nàng dành cho tôi, dù rằng tôi là người vạm vỡ, ngày xưa là vận động viên củaViện Ung Bứuvận động viên bóng đá, từng dùng dây thừng kéo những xe đò quá tải, tôi khóc òa và ôm chầm lấy người bạn gái thân thương, hứa rằng sẽ trọn đời yêu và nuôi nấng nàng. Nếu nghề chính của tôi không đủ nuôi hai đứa, tôi sẽ tìm nghiệp dư, tìm đủ mọi cách kiếm sống, quyết không bao giờ để nàng đói. Khi độc thân tôi có một con chó và một chiếc xe gắn máy, mua với một giá bèo. Từ ngày lấy vợ, tôi bán chiếc xe gắn máy để khỏi phải đội mũ bảo hiểm. Tôi giải phóng luôn con chó để có thì giờ tiêu khiển với nàng.
Những năm tháng đầu và cho cả đến thời gian gần đây, đời sống vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Hai chúng tôi lúc nào cũng có ý tưởng nhất quán, không bao giờ gây gỗ nhau.  Nàng mê tôi còn hơn Alain Delon, chiêu đãitôi ngày này qua ngày khác. Thế nhưng từ ngày nàng bắt đầu xem phim bộ hay Paris By Night, nàng bắt đầu sao lãng, bỏ bê tôi, không thèm đi tham quan với tôi mà chỉ liên hệ với những cô khác cùng sở thích. Đã thế, nàng còn chỉ đạo tôi làm việc nhà nữa chứ!
Một lần tôi mổ răng về nhà nằm liệt giường có sự cố, cần cứu hộ. Nàng hỏi tôi có muốn ăn cháo thì để nàng nấu. Tính tôi không thích người khác mệt nhọc vì mình, không muốn vợ phải vất vả vì tôi nên tôi mới bảo nàng là không cần nấu, tôi ăn mì gói là món ăn chủ đạo cũng được rồi vì mì gói cũng đủ chất lượng. Tôi ăn mì gói một ngày, hai ngày, ba ngày thì không sao, nhưng đến ngày thứ tư, thứ năm thì ngán đến tận cổ, muốn tranh thủ ăn lắm nhưng nuốt không trôi, thế mà nàng vẫn không nấu gì cho tôi ăn. Qua đến ngày thứ sáu, tôi mới hỏi nàng sao không thấy nấu cháo gà, cháo thịt cho tôi ăn thì nàng lý giải chính tôi là người nói  với nàng  không cần nấu nên nàng để dành thì giờ rảnh rỗi xem hát đôi, hát tốp của những ca sỹ trên sân khấu đại trà tiên tiến của Paris By Night! Cứ theo chế độ dinh dưỡng nàng dành cho tôi như thế này, thay vì thổi cơm tốc độcho tôi ăn thì không nấu niếng gì hết cho tôi đói,  chẳng mấy chốc tôi sẽ là hành khách trong bài Con đò đưa xác.
Hơn 27 năm sống với nhau, sau khi đã tốn bao nhiêu công sức nâng cấp một người ở chợ Bàn Cờ  như tôi (nhà tôi gần Hội Chữ Thập Đỏ), vợ tôi không còn mê tôi nữa. Tôi đã tư duy định leo lên máy bay lên thẳngrồi khi ở trên không, nhẩy ra ngoài máy bay tự tử để cho vợ tôi thấy hệ quả khi nàng không còn yêu tôi. Thế nhưng một ông bạn già Phó Tiến Sĩ của tôi 70 tuổi, đã về hưu, tuần vừa rồi cảnh báo tôi không nên phí đời giai như vậy. Ông ta muốn dẫn tôi  đến nơi này đàn ông có giá trị hơn vàng vì số đàn bà gấp ba lần đàn ông. Tôi đến thì ông ta đảm bảo bao nhiêu bà sẽ hồ hởi tranh giành chém giết nhau để dành lấy tôi. Ông ta làm việc ở ba nơi. Chỗ nào họ cũng  trả tiền ông ta đến nhẩy đầm với mấy bà vì nơi nào đàn ông cũng đều khan hiếm trầm trọng, không đủ người để nhẩy.  Khi đến nơi làm việc, lúc nào ông ta cũng không có thì giờ nghỉ ngơi vì hết bà này đến bà khác dành giật nhẩy với ông ta. Đã thế, họ còn cho ông thêm tiền bồi dưỡng! Tôi không cần nhẩy giỏi, chỉ biết cơ bản là đủ. Nếu tôi nhận lời đi theo ông ta thì tôi nhất định sẽ không còn buồn vì vợ bỏ bê tôi. Ngược lại tôi sẽ hưng phấn vì các em gái này sẽ thống nhất tranh nhau o bế tôi, không rời tôi nửa bước, không cho tôi về nhà sớm. Ngoài ra, ở đó họ còn dùng máy điện tính, máy quét, thỉnh thoảng hư cần người sửa. Tôi sửa được mọi sự, đến đó vừa nhẩy đầm vừa sửa phần cứng, phần mềm cho họ thì họ lại càng yêu mến, đời sống tôi sẽ được hoàn toàn thoải mái vô tư.
Tôi chưa biết xử lý ra sao vì hôm qua ông ta mới nói cho tôi biết nơi ông ta đi làm: Viện Dưỡng Lão Cao Cấp Thành phố với tuổi trung bình của hội viên là 73 tuổi.
Nguyễn Tài Ngọc

No comments: