Monday, September 16, 2013

(480) Hong Kong vứt hai triệu bánh trung thu

bánh trung thu ở Việt Nam
Hong Kong vứt hai triệu bánh trung thu
Thứ năm, 12 tháng 9, 2013
Mốt gói hộp bánh trung thu như lượng vàng ở Việt Nam
Ước tính sau mùa trung thu năm 2012, riêng ở Hong Kong có khoảng hai triệu bánh trung thu bị vứt đi, đó là chưa tính tới Trung Quốc, con số sẽ lớn tới mức nào?
Mỗi mùa trung thu đến ở Trung Quốc là lúc cả bụng dạ lẫn đất đai và các nhà bảo vệ môi trường cùng kêu than, trang Wall Street Journal bình luận.
Trang  Jingdaily cũng có đoạn viết về chỉ đạo của ông Tập Cận Bình không tặng nhau bánh trung thu xa xỉ trong nỗ lực chống lãng phí và tham nhũng của giới quan chức Trung Quốc gần đây.
Nhưng có lẽ cũng vì thế mà những nhà chuyên sản xuất bánh xịn bị ảnh hưởng trước nhất và lâu dài nhất, trang này viết.
Ở Việt Nam, cũng có mốt đặt bánh trung thu trong hộp gỗ lớn lót vải satanh hoặc lụa màu vàng.
Thế nhưng, người ta càng sáng tạo bao nhiêu trong việc bọc gói bánh trung thu mỗi năm, thì các nhóm bảo vệ môi trường lại càng giận dữ bấy nhiêu.
Bánh nướng bánh dẻo ngày càng được gói cầu kỳ, mỗi chiếc bánh thường được bọc bằng một lớp nylon, rồi bọc tiếp bằng hộp giấy, và lại thêm lớp hộp hoặc túi bên ngoài.
Theo một khảo sát của nhóm Green Power, chỉ tính riêng ở Hong Kong, có gần 2 triệu bánh trung thu bị vứt vào năm ngoái, và cũng khoảng đó vào năm trước nữa, nhưng kèm với 2 triệu tấn bánh là hàng triệu tấn giấy hộp, nylon, khó xử lý và khó tiêu trong môi trường tự nhiên.
Báo Wall Street Journal trích lời nhà hoạt động môi trường Henry Lui của tổ chức Green Power, cho rằng việc bọc gói bánh quá cầu kỳ là không cần thiết, vừa nói ông vừa chỉ vào chiếc hộp sắt đựng bánh.
Bánh được bọc càng đẹp thì giá càng cao. “Nhưng vị có khác gì đâu,” ông Lui nói.
Mỗi hộp bánh trung thu ở Trung Quốc có thể có giá tới hơn một trăm đô la Mỹ, “kể cả trông vẻ ngoài rất sang trọng thì bên trong cũng giống giống nhau thôi,” ông nói.
Trung Quốc có khoảng 10.000 nơi sản xuất bánh trung thu mỗi năm, với tổng sản xuất có thể lên tới 280.000 tấn bánh.
Chính quyền Hong Kong còn có hẳn văn bản hướng dẫn các nhà sản xuất cách làm bao bì để sao cho không lãng phí và thân thiện với môi trường.
Trong đó có quy định về bọc gói đơn giản, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường, và thay vì cố bọc gói cho rắc rối hơn thì tăng chất lượng của chính chiếc bánh.
Bên cạnh đó là tái chế, tái sử dụng càng nhiều càng tốt các chất liệu.và tận dụng tối đa thể tích của hộp để chứa bánh.

(Người VN đến bao giờ mới dẹp bỏ loại bánh "đắt tiền" chưa chắc bổ dưỡng này?
LAX: Luật dễ hơn, nhưng bánh Trung Thu bị tịch thâu nhiều hơn
Monday, September 16, 2013 5:25:30 PM
LOS ANGELES (NV) - Số bánh trung thu bị hải quan Hoa Kỳ bắt giữ tại phi trường quốc tế LAX, Los Angeles, tăng lên, dù luật nhập khẩu có liên quan đến loại bánh này được nới rộng hơn trong năm nay.
Hai nhân viên hải quan tại phi trường LAX mở, xét hộp bánh Trung Thu, ông Phil Đặng (trái) và ông Mike Ferguson (phải). (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Từ 2013, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ bỏ luật cấm trứng và các sản phẩm gia cầm. Bánh trung thu nhân trứng từ nay sẽ được mang qua biên giới và phi trường vào Mỹ một cách hợp pháp. Vì sự nới lỏng luật này, các nhân viên hải quan Hoa Kỳ bày tỏ ngạc nhiên vì số lượng bánh trung thu bị bắt mùa này lại nhiều hơn các mùa trước.
Một nhân viên hải quan gốc Việt, Phil Đặng, nói về công việc trong mùa Trung Thu: “Chúng tôi bận quanh năm, nhưng đây là một trong những khoảng thời gian bận rộn nhất.”
“Có những mặt hàng mà chúng tôi chưa bao giờ thấy trước đây.” Ông Mike Ferguson, trưởng ban hải quan về nông phẩm và thực phẩm của hải quan Hoa Kỳ tại Los Angeles, vừa nói vừa chỉ vào một số hộp bánh nhân yến sào và vi cá. Số bánh này bị bắt giữ vào sáng hôm Thứ Hai, vài giờ đồng hồ trước khi phóng viên Người Việt có cuộc phỏng vấn với đại diện Hải Quan tại phi trường LAX.
Ông Ferguson gọi ông Phil Đặng là “sự hỗ trợ đắc lực” nhờ vào khả năng Tiếng Việt. Mỗi khi văn phòng hải quan của họ phát hiện có dấu hiệu của bánh trung thu trong va li hoặc túi xách của hành khách, ông Phil là một trong những nhân viên gốc Á được cử đến để xem xét tình hình.
Theo lời của các nhân viên hải quan tại phi trường LAX, hầu như mỗi ngày trong mùa Trung Thu này, văn phòng đều bắt giữ được hàng chục hộp bánh các loại. Trên chiếc bàn dài để hành tịch thu chờ được chở đi thiêu huỷ, các hộp bánh in chữ Việt Nam được xếp dài cạnh bên các hộp đến từ các nước Châu Á khác.
Ông Phil giải thích thêm: “Có loại được mang vào, có loại không mang vào. Những năm ngoái thì luật chỉ cho mang bánh nhân ngọt, không trứng, vì họ sợ các dịch bệnh gia cầm ở các nước Châu Á. Năm nay thì Bộ bỏ luật cấm trứng chín. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tịch thu rất nhiều bánh.”
“Nhiều người Việt Nam mình bị phạt vì không chịu khai trước.” Ông nói.
Từ trái: Trường phòng CBP tại LAX, ông R.V. Sudanagunta, Phát ngôn viên CBP, bà Lee Ann Harty, người nhân viên gốc Việt, ông Phil Đặng, bên những hộp bánh bị tịch thu vào hôm Thứ Hai. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Bánh trung thu dừng lại tại trạm kiểm soát theo hai dạng. Một là có khai báo, hai là không có khai báo, trong tờ khai màu xanh mà hải quan phát khi máy bay đáp xuống phi trường.
Nếu khách hàng có khai báo về số bánh trung thu mang theo, nhân viên hải quan sẽ cho người kiểm tra. Nhân viên có thể mở hộp, cắt đôi bánh để coi nhân. Bánh nhân ngọt, nhân trứng, được cho đi. Bánh nhân thập cẩm, vì thành phần có làm từ động vật bốn chân (heo, bò...) sẽ bị tịch thu để thiêu huỷ.
Vì có khai báo trước theo dạng này, dù bánh có bị giữ lại thì hành khách vẫn không bị phạt.
Nếu không có khai báo mà bị nhân viên phát hiện được có bánh trung thu trong hành lý, bánh và người sẽ bị giữ lại tại trạm kiểm soát. “Nhìn qua máy X-ray là thấy liền.” Ông Phil nói bánh trung thu khó mà lọt qua được cửa hải quan. Bánh nhân ngọt, nhân trứng, tuy có thể mất nhiều thời gian vì bị kiểm tra kỹ hơn, sẽ được cho đi. Bánh nhân thập cẩm có thành phần thịt động vật, sẽ bị tịch thu để thiêu huỷ.
Vì không khai báo trước, người khách bị phạt tiền cho tội “che giấu” hàng phạm phát. Tiền phạt cho lần đầu tiên là $300. Tên người vi phạm sẽ được ghi lại vào hồ sơ. Họ sẽ bị phạt nặng hơn nếu tái phạm.
“Với những khách Việt Nam không biết Anh ngữ,” ông Mike Ferguson trả lời phỏng vấn, “chúng tôi có tờ đơn viết bằng Tiếng Việt. Trước khi qua trạm kiểm soát, chúng tôi có nhân viên hỏi lại là 'có mang hàng cần khai báo không', và sẽ cử nhân viên gốc Việt ra hỏi nếu khách cần thông dịch. Nên không thể có chuyện là vì ngôn ngữ mà không có khả năng khai báo.”
Ông Phil Đặng nói thêm: “Chúng tôi mong quý vị hãy thành thật khai báo vào tờ khai. Như vậy, quý vị không bị phạt, không bị giữ lại mất thời gian, mà nhân viên hải quan cũng không mất nhiều công sức và thời gian để kiểm tra đồ đạc của quý vị.” Không chỉ bánh trung thu, đây cũng là điều mà các nhân viên hải quan khuyến khích du khách khai báo cho tất cả các vật phẩm “không có khi rời Mỹ, chỉ có khi về lại.”
Vì luật hàng hóa tại cửa khẩu và phi trường thay đổi liên tục, Bộ Hải Quan Hoa Kỳ ( U.S. Customs and Borders Protection) khuyên các du khách trước các chuyến đi ra ngoại quốc nên cập nhật thông tin mới nhất đăng trên trang mạng cbp.gov.
Được biết, trong những năm qua, luật hải quan có nhiều thay đổi cho hàng hóa Việt Nam. Ví dụ, người Mỹ gốc Việt nay có thể mang về Mỹ đồ biển các loại một cách hợp pháp.
“Chúng tôi cũng mong mọi người có một mùa Trung Thu tốt đẹp," bà Lee Ann Harty, phát ngôn viên Bộ Hải Quan Hoa Kỳ, nói. "Vì những hàng hoá như vậy thường mắc tiền và tốn nhiều công sức để mang theo, nên xin quý vị hãy theo dõi và tuân theo luật.”

Nhật đóng cửa lò hạt nhân cuối cùng
 chủ nhật, 15 tháng 9, 2013
Lò phản ứng số 4 ở Ohi là lò hạt nhân cuối cùng đang còn hoạt động ở Nhật
Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng, và không rõ khi nào mới cho hoạt động trở lại.
Lò phản ứng 4 ở Ohi, miền tây nước này, sẽ ngừng phát điện vào sáng thứ Hai.
Giới phân tích nói sớm nhất là tháng 12 Nhật Bản mới có điện hạt nhân trở lại – lần đóng cửa lâu nhất từ thập niên 1960.
Công chúng Nhật đã quay sang chống đối điện hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra hồi năm 2011
Trước vụ này, xảy ra do động đất và sóng thần, các nhà máy hạt nhân cung cấp 30% điện cho Nhật.
Nhưng sau sự cố, các nhà máy phải đóng cửa để bảo dưỡng hoặc do lo ngại an toàn.
Tháng Năm và Sáu năm ngoái, Nhật Bản không dùng điện hạt nhân, nhưng công ty Tepco sau đó được phép tái khởi động các lò ở Ohi.
Chính phủ Nhật gặp sức ép phải thắt chặt tiêu chuẩn an toàn để trấn an công chúng.
Theo giới phân tích, sẽ mất chừng sáu tháng để hoàn tất kiểm tra an toàn và pháp lý trước khi lò được khởi động lại.
Các công ty điện đã nộp đơn xin tái khởi động khoảng hơn 10 lò phản ứng trong tổng số 50 lò.
Từ khi xảy ra sự cố Fukushima, Nhật phải nhập than, khí tự nhiên hóa lỏng và các loại nhiên liệu khác.
Chính phủ thủ tướng Shinzo Abe nói việc nhập khẩu khiến xảy ra thâm hụt thương mại khổng lồ.
(CSVN chơi trò ngược đời, ngu ngốc: Ngoại quốc đóng cửa thì VN lại cho xây dựng lò hạt nhân!)

No comments: