Phố ta hoá Phố tàu
13/07/2013 - Bài phóng sự từ tờ báo trong nước như
dưới đây cho thấy một hiện tượng, hơn thế nữa là một xu hướng, đang làm
Việt Nam vong thân, mất nước, mất văn hóa và mất gốc… Không ngờ, đất
nước bây giờ lại tệ đến mức như thế hay sao?
Tại Bắc Ninh: Làng nghề Việt hay “phố Trung Quốc”?
Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành… “khu phố tiếng Tàu”.
Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ
Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt
biển hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng
Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà
nghỉ...
Đường liên xã Phù Khê – Hương Mạc như một “khu phố” của người Trung Quốc với các biển hiệu chữ Trung và chữ Việt đan xen nhau
Rẽ vào một cửa hàng đồ gỗ ở thôn Đông, chúng tôi gặp chị Nguyễn Kim
Cúc (30 tuổi) chủ cửa hàng. Chị Cúc cho biết gia đình sản xuất và bán
đồ gỗ được 4 năm, mặt hàng chủ yếu là bàn ghế bằng gỗ trắc cao cấp. Nhìn
lên tấm biển ghi hai thứ tiếng, chị giải thích: “Toàn bộ sản phẩm làm
ra đều được người Trung Quốc đến tận nơi thu mua nên biển hiệu cũng phải
có tiếng Trung để họ dễ nhận biết mà tìm đến. Hồi mới mở cửa hàng, tôi
nhờ một người giỏi tiếng Trung trong làng dịch hộ rồi đem lên thị xã đặt
làm”. Chị Cúc còn cho biết thêm mình mới đi học một khóa tiếng Trung
giao tiếp.
Hoạt động mua bán đồ gỗ chủ yếu diễn ra về chiều, từng tốp người
bước ra từ các nhà nghỉ. Họ đi bộ đến các cửa hàng gỗ hỏi han, xì xồ ngã
giá bằng tiếng Trung.
Bằng giọng nói tiếng Việt khá sõi, một lái buôn tên Nán (34 tuổi,
đến từ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) cho hay đã ở Việt Nam được hơn 2
năm, đang thuê nhà tại thành phố Bắc Ninh.
“Mình thường xuyên sang mua hàng, mua được nhiều nhiều thì thuê ô
tô chở về… Mình chỉ nói được thôi, không đọc được chữ Việt, ở đây nhiều
chữ nước mình, thấy tiện quá!", lái buôn người Trung Quốc nói.
Anh Nán - một trong rất nhiều lái buôn người Trung Quốc thường xuyên đến Phù Khê thu mua đồ gỗ
Tò mò hỏi Nán liệu ở Trung Quốc có nơi nào treo biển hiệu nhiều
tiếng nước ngoài hay không, Nán mỉm cười, lắc đầu: “Không… không có
đâu".
Anh Nán - một trong rất nhiều lái buôn người Trung Quốc thường xuyên đến Phù Khê thu mua đồ gỗ
Qua khảo sát, hầu hết những cửa hàng đồ gỗ đều của người dân Phù
Khê. Tuy nhiên, không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận
chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng
Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà
nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.
Anh Đàm Văn Luân, 40 tuổi, chủ một xưởng sản xuất cho biết khoảng
từ năm 2000, người Trung Quốc đã về Phù Khê mua đồ gỗ. Càng ngày người
Trung Quốc đổ về đây càng đông. Phần lớn họ không biết tiếng Việt nên
các biển hiệu đều viết thêm cả tiếng Trung.
Biển quảng cáo dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc trên đường vào xã Phù Khê
Anh Luân chia sẻ: “Sản phẩm làm ra chủ yếu xuất đi Trung Quốc, bán
trong nước chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, dù biết treo biển hiệu thế này
nhìn chướng mắt nhưng cũng đành chịu”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Khương, Phó chủ tịch UBND
xã Phù Khê cho biết: “Thường xuyên có khoảng hơn 100 người Trung Quốc
đăng ký tạm trú tại xã. Họ về đây mua đồ gỗ rồi vận chuyển về nước. Một
số người Trung Quốc cũng mở các dịch vụ như cửa hàng tạp hóa, nhà nghỉ,
quán ăn... phục vụ người nước họ”.
Khi chúng tôi hỏi thêm về hiện tượng chữ tiếng Trung tràn ngập trên
biển hiệu. Vị phó chủ tịch xã giải thích người dân buôn bán với người
Trung Quốc nên treo biển hiệu như vậy để tiện giao dịch. Sau đó, ông
Khương lấy lý do đang bận, không thể trao đổi tiếp với chúng tôi.
Công việc sản xuất và buôn bán gỗ với thương lái Trung Quốc đem lại
cuộc sống khá giả cho người dân Phù Khê. Nhưng nó cũng dần biến một
làng nghề truyền thống xứ Kinh Bắc thành “ khu phố Trung Quốc ”.
Một cửa hàng ở thôn Đông – Phù Khê đặt biển cố định duy nhất một loại chữ Trung Quốc.
Một cửa hàng ở thôn Đông – Phù Khê đặt biển cố định duy nhất một loại chữ Trung Quốc
Biển chỉ dẫn bằng tiếng Trung ở thôn Đông - Phù Khê
Công ty vận tải của người Trung Quốc dày đặc chữ tiếng Trung
Chữ Trung Quốc được đặt trước chữ tiếng Việt sai quy định
Theo Luật Quảng cáo 2012, các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung
thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng
nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không
được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng
Việt.
Trong khi đó, tại Hạ Long và Hà Tỉnh… Nhiều người nhầm tưởng đang đứng tại Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.
Biển hiệu đặc chữ Tàu
Đi chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ
Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu của khách sạn, cửa hàng bán đồ
lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc.
Tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chúng tôi gặp chị Tuyết- một
khách du lịch lần đầu đến thành phố Hạ Long. Thấy chị tần ngần một lúc
lâu trước những món quà bắt mắt, chúng tôi hỏi chuyện mới biết chị đang
phân vân không biết đây là cửa hàng của người Việt hay người Trung Quốc.
Chị phải nghĩ “tìm cách nói sao cho lịch sự”. Nhưng sự e ngại của chị
hơi thừa. Chủ cửa hàng đi ra chào chị bằng tiếng Việt rất “sõi”.
Hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường
này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung
Quốc trên biển hiệu nhà mình.
Chợ đêm Hạ Long với dòng “chú thích” bằng chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt
Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến
Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng
chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Người dân ở đây cho cho biết, mấy năm qua, khách Trung Quốc đến Hạ
Long rất đông. Có những buổi tối, họ đi từng đoàn, ăn uống ở các quán ăn
trương biển hiệu chữ Trung Quốc nên cứ ngỡ đây là khu phố Tàu.
Các loại chữ Tây – Ta – Tàu được kết hợp trên tấm biển hiệu thời trang
Anh Tiến, chủ một quán ăn cho biết: Trước đây biển hiệu tiếng Anh
cũng nhiều. Nhưng khi khách Trung Quốc đến rất đông, các chủ khách sạn,
nhà hàng, cửa hàng đổi sang dùng biển hiệu chữ Tàu.
Hỏi đến quy định đặt biển hiệu quảng cáo, anh Tiến hầu hết chủ cửa
hàng khác đều lắc đầu không biết hoặc “không cần biết”. Lý do là chỉ cần
người Trung Quốc đọc và hiểu được, bán được nhiều hàng là tốt rồi.
Ông Phát, chủ một cửa hàng đồ lưu niệm cho biết, sự việc này diễn
ra rất lâu rồi, nhưng không thấy các cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc
nhở nên dân “cứ làm thôi”.
Chị Nguyễn Phương Thảo, sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội - khách du
lịch cho hay, đây là lần đầu tiên chị đến Hạ Long. Chị thực sự ngạc
nhiên khi thấy rất nhiều biển hiệu quảng cáo in đặc tiếng Trung Quốc.
“Là sinh viên chuyên ngành văn hóa, mình thấy sự việc này thật đáng
buồn. Du khách đến Việt Nam hay Hạ Long là để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tìm
hiểu con người và văn hóa Việt Nam chứ không phải xem chúng ta đa dạng
ngôn ngữ như thế nào”, chị Thảo nói.
Không thể đánh mất tự tôn dân tộc
Nghe câu chuyện kể trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Khoa Ngôn ngữ học,
Đại học KHXH&NV Hà Nội cho rằng, không thể chấp nhận hiện tượng này.
Lâu nay chính sách của Nhà nước luôn đề cao việc giữ gìn và bảo vệ sự
trong sáng của tiếng Việt. “Phải tôn trọng tiếng nói và chữ viết của
mình trên chính lãnh thổ của mình. Phải bảo vệ tính chính thống của
tiếng Việt, bảo vệ tiếng Việt với tư cách là công cụ số một để quảng bá
văn hóa Việt Nam”, PGS. Nguyễn Hữu Đạt nói.
Tấm biển hiệu quảng cáo này kín đặc chữ Trung Quốc
Biển hiệu quảng cáo ghi chữ Trung Quốc san sát nhau
PGS. Đạt kể, ông đã đi nhiều nước và thấy người Trung Quốc, Nhật
Bản có ý thức rất cao trong việc bảo vệ ngôn ngữ của mình. Không chỉ
trên đất nước của họ, mà ngay ở những khu tập trung nhiều người Trung
Quốc trên thế giới, họ cũng dùng tiếng mẹ đẻ trên biển hiệu quảng cáo.
”Vậy tại sao nhiều người Việt Nam lại làm điều ngược lại ngay trên đất
nước mình?”.
PGS. Đạt cũng phân tích: Về cơ bản, chữ Việt và các chữ viết hệ
Latinh khác hẳn với chữ Trung Quốc. Do vậy, những người không biết chữ
Trung Quốc đến Hạ Long nhìn vào các biển hiểu này sẽ thấy rất rối mắt,
không thể đọc được chứ chưa nói đến chuyện hiểu ý nghĩa của nó.
Theo nhà Ngôn ngữ học này, các cơ quan chức năng của Quảng Ninh và
TP. Hạ Long có trách nhiệm trong việc quản lý biển hiệu quảng cáo. Đặc
biệt ở một thành phố du lịch nổi tiếng như Hạ Long, nơi dành cho hầu
khắp mọi người trên thế giới, chứ không phải dành riêng cho người Trung
Quốc. Thực tế, hiện tượng “phố ta hóa phố Tàu” không chỉ diễn ra ở TP.
Hạ Long mà đang manh xuất hiện ở một số địa phương khác. Sự việc đó
khiến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt thêm nhiều
trăn trở: “Tôn vinh ngôn ngữ dân tộc cũng chính là tôn trọng bản thân
mình, là thể hiện sự tự tôn dân tộc ngay trên đất nước mình”.
Tổng Hợp (Nguồn Khampha, Eva)
Ôi! Shịt là 'đao lòng'! Hồ Mánh Mung và các đệ tử đã thành công trong việc dâng VN cho Tào Cộng zùi!
No comments:
Post a Comment