Sunday, June 9, 2013

(434) Những lá phổi bị thiêu cháy của con rồng Trung Quốc

  
 Ông Xu Zhihui và những tấm phim X quang chụp hình phổi.AFP
Những lá phổi bị thiêu cháy của con rồng Trung Quốc
Thụy My
09 Tháng Sáu 2013 - Khi Trung Quốc lao vào siêu tăng trưởng kinh tế, họ là hai trăm người đàn ông đã rời ngôi làng êm đềm ở Song Khê thuộc miền trung, để đi xây dựng các tòa nhà chọc trời và những thành phố mới. Nay thì một phần tư trong số họ đã chết, những lá phổi bị bụi tàn phá, và khoảng một trăm người khác đang chờ đợi lưỡi hái của tử thần. 
Khi trở về căn nhà nằm giữa những ruộng lúa và những ngọn đồi xanh cây cỏ, Xu Zuoqing bước vài bước trước nhà, gương mặt nhăn nhó do đau đớn vì cố sức. Trong khi anh ráng lấy lại nhịp thở, người vợ vội vã mang lại cho chồng một chiếc ghế đẩu.
« Hai lá phổi của tôi giống như là bị dính lại vậy…Ngực tôi cứ nặng chình chịch ». Người đàn ông 44 tuổi, trong đó có 15 năm làm việc trên công trường, cho biết như thế. Anh tâm sự : « Tôi chỉ muốn chết đi mà không phải đau đớn…nhưng cuối cùng thì tôi lại không muốn phải từ giã cõi đời này ».
Trong hơn ba mươi năm qua, Trung Quốc đã chiếm được vị trí thứ hai trên đấu trường kinh tế thế giới, nhờ tỉ lệ tăng trưởng liên tục khoảng 10% một năm. Sở dĩ Bắc Kinh đạt được thành tích này là nhờ có nguồn lao động dự trữ khổng lồ với giá rẻ, từ 230 triệu lao động dư thừa ở nông thôn, thường được gọi là « mingong » tức « dân công », những người lao động nhập cư.
Tiêu chuẩn an toàn không được ngó ngàng đến
Nhưng các tiêu chuẩn an toàn, nếu có, thường không được ngó ngàng đến. Các chuyên gia ước lượng hiện nay có nhiều triệu người Trung Quốc bị mắc bệnh bụi phổi như anh Xu – một chứng bệnh không thể chữa được – như bệnh phổi nhiễm silicone của thợ mỏ hay phổi nhiễm amian.
Thống kê chính thức của Trung Quốc ghi nhận được 676.541 trường hợp, trong đó có 90% là bệnh nghề nghiệp. Nhưng các tổ chức phi chính phủ tổng kết được đến 6 triệu trường hợp, trong đó có hơn một triệu người đã tử vong.
Bệnh bụi phổi có thể không bị phát hiện trong nhiều năm trời. Thế nên nhiều công nhân làm việc ở các hầm mỏ, trên những công trường khai thác vật liệu xây dựng, tại các nhà máy hay các công trường khác thường tiếp tục làm việc cho đến khi họ không thể lao động được nữa, sau đó là không đi lại được, và tiếp đến là không còn thở được.
Chứng bệnh này khiến các gia đình nông thôn không còn cơ sinh nhai, trong khi họ phải trả những chi phí y tế nặng nề. Nhà nước Trung Quốc chỉ thanh toán những chi phí căn bản, và các doanh nghiệp hiếm khi trợ cấp cho các công nhân bị những chứng bệnh nghề nghiệp.
Geoff Crothall, phát ngôn viên của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hồng Kông, chuyên đấu tranh cho quyền lợi người làm công ăn lương tại Trung Quốc, giải thích : « Bạn có thể làm chậm lại những diễn tiến của căn bệnh nhờ thuốc men và điều trị, nhưng cơ bản là bạn đã bị kết án tử hình ».
« Từ ba đến bốn thế hệ đã bị ảnh hưởng bởi sự mất mát nguồn thu nhập chính của gia đình. Và thường thì không chỉ là một thành viên trong gia đình, mà trong nhiều trường hợp, cả người cha cùng với những người anh em trai, cậu, chú, em họ đều bị mắc bệnh ». Có đến mấy trăm hộ gia đình ở Song Khê thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền trung, hầu như cả gia đình đều bị bệnh bụi phổi. Và các bệnh nhân lần lượt qua đời, hết người này đến người khác. Định mệnh thật nghiệt ngã.
Những chiếc khẩu trang giá rẻ
Có một người mẹ đã bị mất đi bốn trong số năm người con trai. Hai người anh em trai của bà cũng qua đời. Một người không chịu đựng nổi tình cảnh đã tự sát vào tháng trước, bằng cách uống thuốc quá liều.
Người anh của Xu đã chết hồi tháng Hai, để lại hai đứa cháu 5 và 12 tuổi cho người bà nuôi. Còn Xu ray rứt nghĩ đến số phận của hai đưa con mình, năm nay 10 và 12 tuổi. Trong hơi thở nghẹn, anh nói: “Tôi hy vọng rằng chúng nó sẽ học được hết chương trình phổ thông, và chúng lớn nhanh một tí”.
Nơi mà những người đàn ông ở Song Khê thích đến làm việc là Thâm Quyến, thành phố đi đầu trong quá trình bùng nổ kinh tế, ở gần Hồng Kông. Tại đó, họ làm việc với những cỗ máy khoan, trong những cơn lốc xoáy bụi mù, trước khi bộ phận chuyên môn đặt chất nổ tại công trường để đào hố móng. Với dụng cụ bảo hộ lao động duy nhất là những chiếc khẩu trang giá chỉ ba xu.
Mối nguy hiểm chết người rình rập họ chỉ xuất hiện từ cuối những năm 2000, khi lần lượt từng công nhân bỗng trở nên quá yếu ớt để có thể làm việc, và nạn nhân đầu tiên đã chết.
Tuy vậy, trong số các nạn nhân, những người đàn ông của Song Khê vẫn thuộc loại tốt số.
Năm 2009, họ đã có một quyết định táo bạo là trở lại Thâm Quyến để đòi hỏi phải được bồi thường, và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi. Đông đảo người dân ủng hộ họ. Sau nhiều tháng thương lượng, nhiều người đã nhận được từ 70.000 đến 130.000 nhân dân tệ (tương đương 11.000 đến 21.000 đô la) từ Nhà nước. Và một số ít còn được lãnh đến 290.000 nhân dân tệ, từ một quỹ bảo hiểm.
Nhưng trong phần còn lại của đất nước, chỉ có từ 10 đến 20% nạn nhân của bệnh bụi phổi là được bồi thường. Còn đối với đa số, khi chứng bệnh xuất hiện thì họ đã bị mất các giấy chứng nhận việc làm, công ty nơi họ làm việc đã đổi chủ, hay từ chối nhìn nhận sai lầm của mình. Số tiền được đền bù nhanh chóng tan biến đi theo hàng đống thuốc men, chi phí thở máy hay những chuyến nhập viện liên tục.
Cao Jieshi đã phải vay mượn 40.000 nhân dân tệ (6.500 đô la) từ người thân, bạn bè để trả các phí tổn điều trị. Năm nay 45 tuổi, khuôn mặt nhăn nheo khô gầy, đầu quặt về phía sau, anh đau đớn cố sức thở. Anh thầm thì: “Ngay cả việc tắm rửa, vợ tôi cũng phải làm giùm cho tôi. Tôi nghĩ là không còn sống được quá ba, bốn năm nữa”.
Xu Zhihui, 53 tuổi, thì đang ở giai đoạn cuối cùng. Ông đã sụt mất 15 kg và bơi trong chiếc áo vét, cái thân hình gầy giơ xương run rẩy vì một cơn ho khan. Ông nói bằng một giọng khô khốc: “Hồi trước rất dễ kiếm được từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ mỗi năm. Bây giờ thì chúng tôi phải chi ra ít nhất từ cũng 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ một năm. Vợ tôi cứ lặp đi lặp lại: Một anh chàng đẹp trai như anh, bây giờ cứ nhìn thử xem nhân dạng anh, không còn trông ra hình người nữa!". 
Người Trung quc đang sng trong hong lon bt an cao đ
image


Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30 % so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:

image
1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm: đặc biệt là nhiễm chì, a-xít va các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua của sứ phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất va trên các sống hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ con có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.
 
image
Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sống, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
 
image
 2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
image
Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang tràn đến các thành phố.
image
3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch:
Công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.
 
image
Như báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi Trung quốc chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung quốc, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không giám vào Trung quốc. Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.
 
image
 
4, Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt: từ chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người.

Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở Trung quốc không giám ăn quả tươi, thị lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.


“Các siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông




Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.”
image
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
 
image
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.

“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.



Giá quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi và nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chănj ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn
 
image
Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người Trung quốc đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay quá các ngả đường biển và hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không giám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà, lạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt ăn hầu như mang đuợc mang vào không những vốn đã độc hại lại đang trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.

Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”

Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.
image
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa



Chính quyền  Hong Kong  đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây.


Một doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.


“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.




Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:

“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở  London  hay  Portsmouth . Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”
 
image
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa khá phát triển.



Tính đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”



Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung quốc đang thấy bất an va tình trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
image
Tương lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày va phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người? ”

No comments: