(VTC News) - Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa.
Giết mổ chó… gia truyền
Nhắc đến giết mổ thịt chó, người dân thủ đô nghĩ ngay đến làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội).
Không
ai nắm rõ làng Cao Hạ có nghề thịt chó từ bao giờ, chỉ biết rằng, đó là
nghề gia truyền. Cha ông người Cao Hạ làm nghề giết mổ thịt chó, thì
giờ con cháu vẫn theo nghề sát sinh này.
Ông
Hồ Xuân Đức, thủ từ đền Giang Xá, thờ cụ Lý Nam Đế, ở ngay đầu làng Cao
Hạ kể rằng, trước đây, Cao Hạ vốn làm nghề bún, cung cấp cho Hà Nội.
Cách
đây cả thế kỷ, người Cao Hạ đã làm bún, mà cả làng cùng làm, đúng chất
một làng nghề nhộn nhịp. Thế nhưng, cũng cách nay cả thế kỷ, trong làng
có vài gia đình chuyên mổ chó. Nghề mổ chó cứ mỗi ngày một phất lên.
Làng
Cao Hạ
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ
trước, nghề mổ chó ở Cao Hạ đã nhộn nhịp lắm. Mấy chục hộ dân trong làng có lò
mổ chó. Nửa đêm, dân làng thắp đèn sáng trưng, đập chó kêu ăng ẳng.
Sáng
ra, người Cao Hạ đạp xe chở chó đi khắp Hà Nội, cung cấp cho các chợ lớn như Âm
Phủ, Phùng Hưng, Thái Hà, Mỹ Đình, thị trấn Trôi, Phùng… Nói không ngoa, ngày
đó, 90% quán thịt chó ở thủ đô và vùng lân cận là do người Cao Hạ cung cấp.
Nghề
giết mổ chó cứ thế phất lên, rồi nhà nọ học theo nhà kia, cùng giết mổ
chó. Làng Cao Hạ giết mổ chó cực kỳ chuyên nghiệp. Họ có cả đội quân thu
mua chó khắp Việt Nam. Thậm chí, sang tận Lào, Campuchia, Thái Lan thu
mua hàng xe tải chó.
Mua chó
ở nước ngoài vừa rẻ, thịt lại ngon, nên thịt chó Cao Hạ mỗi ngày thêm
nổi tiếng. Đội quân buôn chó cung cấp cho các lò mổ. Hàng chục người
trong làng làm công việc buôn bán các bộ phận chó đi khắp nơi. Cả làng
sống nhờ con chó, làm giàu nhờ giết mổ, buôn bán thịt chó.
Để tận mắt công việc mang tính sát sinh loài vật nuôi thân thuộc với con người, nửa đêm tôi tìm đến làng Cao Hạ.
Chuẩn bị giết mổ chó. Ảnh: Văn Duẩn |
Ban
ngày thì làng nước im ắng, thậm chí ít người qua lại làng, vì người đi
đổ mối thịt chưa về, người thì ngủ mê mệt sau một đêm làm việc vất vả,
nhưng 12 giờ đêm, là thời điểm xóm làng tấp nập.
Chiếc
xe tải chở hàng chục lồng chó đỗ trước lò mổ của bà S. Bà S. bật điện
sáng trưng, giọng vang như chuông đồng, kêu đám thợ trở dậy làm việc.
Thợ
mổ người chuẩn bị dao, chậu, pha chế nước sôi. Từ trên xe tải, từng
lồng chó được khênh xuống, chồng chất lên nhau. Mỗi lồng có đến 10 con
chó đang gầm ghè. Con nào con nấy bẩn thỉu, hôi hám.
Mùi
khai, thối của chất thải con nọ dính vào con kia, ủ lâu ngày, bốc lên
khiến tôi muốn phát ói, tuy nhiên, những người thợ đều đã quá quen thuộc
với thứ mùi ấy, nên chẳng hề gì.
Mặc
dù nghề giết mổ gia súc không vi phạm pháp luật, quang minh chính đại,
nhưng những người làm nghề giết mổ ở đây đều tránh mặt khi nói về nó,
đặc biệt là ngại tiếp xúc với giới truyền thông. Họ không muốn người đời
biết mình làm công việc sát sinh. Vì thế, tôi phải trong vai người đi
tìm nguồn hàng thịt chó, cung cấp cho nhà hàng của mình.
Bà
S. bảo, những năm trước, mỗi đêm, lò mổ của bà giết cả tấn chó, tuy
nhiên, công việc kinh doanh ngày một khó khăn, nhiều lò mổ cạnh tranh,
nên chỉ giết mổ chừng 5 tạ.
Để
có đủ nguồn hàng, bà S. phải xây dựng một khu chuồng trại ở ngoài cánh
đồng, cách làng gần 100m. Tại đây, bà chứa hàng xe tải chó, giết mổ vài
ngày mới hết. Ngày trước, lò mổ của bà ở trong làng, nhưng dân kiện cáo
vì ô nhiễm và mất ngủ vì tiếng chó kêu, nên bà phải chuyển ra cánh đồng.
Cảnh giết chó ở Cao Hạ. Ảnh Văn Duẩn |
3
thợ mổ chó, gồm 1 người lớn tuổi, 2 thanh niên đã sẵn sàng cho công
việc. Dũng, một thợ mổ chó quê ở Thái Bình dùng chiếc “kìm” lớn luồn vào
trong lồng, kẹp cổ chó lôi ra xềnh xệch.
Chú
chó sợ hãi kêu ăng ẳng. Tiếng “bốp” khô khốc vang lên, chú chó nằm giãy
đành đạch, không kịp kêu thêm tiếng nào nữa. Đàn chó trong chuồng sợ
hãi tru lên thảm thiết. Dũng đập chết con nào, 2 người thợ lại thay nhau
xách chó đặt lên giàn chọc tiết. Tiết đỏ xổ ra ngập mấy chiếc chậu cáu
bẩn.
Chỉ một chốc lát, 30
con chó đã toi mạng, nằm chồng đống lên nhau trên nền xi măng nhoe nhoét
phân, nước tiểu, máu me. Một cảnh tượng giết chóc quả vô cùng thảm
khốc.
Không rửa ráy, xả nước
gì, xác những chú chó bẩn thỉu được tống vào những chảo nước đang sôi
ùng ục, rồi ném vào máy đánh lông. Chiếc máy quay tít như máy giặt, đánh
tuột sạch lông chó. Con nào đã trắng bợt, thì thợ vứt oạch xuống nền xi
măng bẩn thỉu.
Mổ chó ở Cao Hạ. Ảnh Văn Duẩn |
Ngoài
kia, rơm đã được trải thành dãy dài. Từng chú chó trắng bợt được xếp
hàng thẳng thớm. Lửa nổi lên bùng bùng. Khi chú chó đã vàng ruộm, đẹp
mắt, thì mỗi thợ một con mổ bụng, moi lòng. Mỗi thợ chỉ mất độ chục phút
cho mỗi con chó, là bộ phận nào đã ra bộ phận đó.
4
giờ sáng, con buôn đã tới tấp đến. Họ đến sớm chầu chực để lựa những
con chó ngon nhất. Trong chốc lát, 30 con chó đã sạch bay. Bà S. bảo,
nay trời trở lạnh, thịt chó sẽ được chuộng, nên sai thợ sát hại thêm vài
con nữa.
Cách lò mổ của bà
S. không xa, là lò mổ của bà Đ., ông T. cũng sáng rực ánh đèn, con buôn
ra vào lựa chó thịt đông nườm nượp. Đây được coi là 3 lò mổ lớn nhất
làng Cao Hạ, mỗi đêm hạ sát vài tạ đến cả tấn chó.
Trong
làng còn mấy chục lò mổ nữa, nhưng chỉ là lò mổ nhỏ lẻ, mỗi ngày giết
mổ vài con. Nhưng cộng lại tổng thể, mỗi đêm, làng Cao Hạ giết tới 4-5
tấn chó, tức là có khoảng 300-400 con chó bị hóa kiếp. Những ngày cao
điểm, đặc biệt dịp cuối tháng, có tới cả chục tấn chó bị giết ở ngôi
làng này.
*
Làng thịt chó không ai dám… giết chó!
Ông thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin, nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu. Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi.
Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về.
Người dân làng Cao Hạ trả công vài trăm ngàn mỗi ngày nên thuê được rất nhiều thợ. Mà với số tiền hậu hĩnh như vậy, thì nhiều người dám cầm chày đập con chó, cầm dao chọc cổ nó”.
Nghe ông Đức nói vậy, tôi không tin lắm, nhưng quả thực, đến các lò mổ ở Cao Hạ, từ lò mổ lớn, đến bé, song không có bất cứ thợ giết mổ nào là người Cao Hạ.
Thợ
mổ đều được thuê từ các tỉnh khác như Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh
Phúc... Đông nhất vẫn là người Thanh Hóa. Ở Đông Sơn (Thanh Hóa), có một
ngôi làng, mà cả làng đi buôn chó xuyên quốc gia và đi giết mổ chó mướn
ở khắp nơi. Người nọ rủ người kia, nên có đến mấy chục thợ ở Đông Sơn
hành nghề giết chó thuê ở Cao Hạ.
Lang thang tìm hiểu ở làng mổ chó Cao Hạ, tôi được nghe người dân kể rằng, người Cao Hạ đi đến đâu cũng bị chó sủa, chó cắn. Mặc dù ngôi làng đang yên tĩnh ban trưa, nhưng người Cao Hạ đi qua, là chó sủa dậy làng. Người ta đồn rằng, người Cao Hạ là khắc tinh của loài chó, mà chó là loài rất thính nhạy, nên cảm nhận được.
Trong thời gian tìm hiểu về nghề giết mổ chó ở làng Cao Hạ, tạt vào chùa Cao Hạ, tôi thấy người vào ra nườm nượp, khói hương nghi ngút, vàng mã khắp nơi. Vàng mã đủ hình 12 con giáp, gồm trâu, chó, ngựa, dê, rồng, chuột…
Tôi nhận ra bà D., một chủ lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Bà D. tuy đã 56 tuổi, nhưng ăn mặc khá thời thượng, ra dáng một bà chủ lớn. Bà có một tòa biệt thự ở trong làng, cùng một nhà nghỉ Hà Nội. Tất cả gia sản đó đều từ con chó mà ra.
Cũng như những gia đình khác ở Cao Hạ, bà D. rất sợ gặp vận rủi với nghề sát sinh. Mỗi năm, vào những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, bà đều chuẩn bị lễ lạt chu đáo rồi cúng tế hàng giờ ở chùa Cao Hạ.
Người cúng giải hạn cho bà D. chính là thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ. Tôi tiếp chuyện, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin. Hầu hết người dân ở làng Cao Hạ đều không muốn nói về công việc sát sinh của mình.
Bản
thân bà, dù đã giàu có lắm rồi, nhưng nỗi mất mát còn lớn hơn. Người
chồng đầu ấp tay gối đã chết vì nghiệp giết chó. Con cái phương trưởng,
làm các nghề khác, không theo nghề mổ chó.
Bao năm nay, bà sống cô đơn một mình trong tòa biệt thự, nhưng buồn vô hạn. Bà đang sống trong khổ đau, dằn vặt, vì bà tin rằng, trăm ngàn kiếp nữa, bà phải chịu quả đau đớn, vì đã sát hại hàng vạn con chó.
Dù bà D. không tiết lộ chuyện gia đình mình, song cái chết của ông K., chồng bà, thì cả làng Cao Hạ đều biết.
Theo đó, nghề mổ chó đã có từ đời ông nội của bà. Ông nội của bà cũng chính là một trong số ông tổ của nghề giết mổ chó làng Cao Hạ.
Khi đó, gia đình nghèo, ông nội bà phải lang thang khắp nơi, học nhiều nghề. Cuối cùng, ông học được nghề giết mổ chó từ một chủ lò mổ ở Bắc Ninh. Ông cụ đã mang nghề này về làng.
12 tuổi, cô bé D. đã biết đạp xe chở thịt chó đi bán. 15 tuổi nghễu nghện đạp xe chở chó về tận Hà Nội giao hàng. Vậy là, ở tuổi 56, bà D. đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề thịt chó.
Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ.
Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn giao thông khi ông đi giao thịt chó, đã cướp đi mạng sống của chồng bà.
Sau
cái chết của chồng, người ta đồn là gặp vận rủi do làm nghề sát sinh,
nên người thân trong gia đình đều khuyên bà nên bỏ nghề. Bà D. cũng tính
bỏ nghề, nhưng ruộng đất không có, bà lại chỉ thạo mỗi nghề mổ chó, đàn
con đang tuổi ăn, tuổi học, không mổ chó thì lấy gì nuôi con, nên bà
vẫn phải nhắm mắt theo nghề.
Kể
từ đó, bà năng đi chùa hơn. Cứ đến ngày rằm, mùng một, các ngày lễ lớn,
bà đều lên chùa, làm lễ, mong linh hồn những con chó do bà sát hại được
đầu thai vào loài khác, được siêu sinh, không phải làm kiếp chó nữa.
Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn. Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết lô đề, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc.
Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng, ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã.
Thầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối. Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.
Trong
Tam tự kinh có câu “Khuyển mã tứ tình”, tức là con chó, con ngựa có
tình cảm với con người, nó cũng là một sinh linh như con người. Lại có
câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con
người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc.
Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì
quá tàn nhẫn”.
Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Chính vì thế, người dân trong làng rất hoang mang, sợ hãi với công việc giết chó, dù họ là những chủ lò mổ.
Có một cái chết được dân làng kể nhiều, là cái chết của ông H. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến cái chết của ông trở nên kỳ quái.
Ngày đó ông H. gây dựng được lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Đêm nào vợ chồng ông với sự phụ giúp của con cái, cũng hóa kiếp vài chục chú chó.
Thế nhưng, một đêm, sau khi đập chết chó, thui rơm vàng ươm, chuẩn bị mổ bụng moi lòng, thì mọi người không thấy ông H. đâu cả. Lát sau mới thấy ông chết bỏng trong nồi nước nhúng chó để vặt lông.
Ngay sau cái chết của ông H. một thời gian thì đến cái chết của anh V., chồng chị C. Khi đó, anh V. tròn 40 tuổi. Anh là thợ mổ chó lành nghề nhất làng Cao Hạ. Chỉ 3 tiếng nửa đêm về sáng, mình anh mổ xong 10 đến 15 chú chó.
Vì
có tay nghề cao, nên kinh tế gia đình mỗi ngày thêm khấm khá. Thế
nhưng, tai họa ập đến đúng lúc gia đình đang ăn nên làm ra. Khi anh cắm
quạt điện để thui chó, anh bị điện giật chết, mặt mũi méo xẹo, nằm vật
bên đống chó chưa kịp thui.
Rồi cái chết cũng hết sức lãng xẹt của ông Nguyễn Văn L. Ông L. cũng là chủ lò mổ chó chuyên nghiệp ở Cao Hạ. Người Cao Hạ bị chó cắn như cơm bữa, nên nhà nào cũng thủ sẵn thuốc tiêm phòng.
Mấy lần bị chó cắn, ông L. đều tiêm phòng cẩn thận. Thế nhưng, lần này, con chó cắn nhẹ, chỉ hơi xước ở cổ tay, nên ông chủ quan, không tiêm tiếc gì cả. Thời gian sau, ông lên cơn dại, rồi qua đời.
Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó dù chỉ là sự trùng hợp bình thường, là tai nạn nghề nghiệp, song khiến người dân Cao Hạ hoang mang, đồn đại suốt nhiều năm trời.
Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa. Để duy trì sự hoạt động của lò mổ họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp sát sinh đó cho những người làm thuê.
Quả thực, lang thang ở làng Cao Hạ, tôi nhận thấy rằng, rất ít gia đình có được hạnh phúc đầy đủ, toàn vẹn vì nghề giết mổ chó. Chỉ có 3 gia đình giàu có, nhưng nhà thì có người chết chóc, nhà có con cái nghiện ngập. Còn lại, tất cả các hộ gia đình chỉ có mức sống bình thường từ nghề giết mổ chó. Nhiều người có được chút tiền từ lò mổ thì sa đà vào cờ bạc, ăn chơi, nghiện ngập…
Nguyệt My
Làng thịt chó không ai dám… giết chó!
Ông thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin, nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu. Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi.
Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về.
Người dân làng Cao Hạ trả công vài trăm ngàn mỗi ngày nên thuê được rất nhiều thợ. Mà với số tiền hậu hĩnh như vậy, thì nhiều người dám cầm chày đập con chó, cầm dao chọc cổ nó”.
Nghe ông Đức nói vậy, tôi không tin lắm, nhưng quả thực, đến các lò mổ ở Cao Hạ, từ lò mổ lớn, đến bé, song không có bất cứ thợ giết mổ nào là người Cao Hạ.
Ông Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá |
Lang thang tìm hiểu ở làng mổ chó Cao Hạ, tôi được nghe người dân kể rằng, người Cao Hạ đi đến đâu cũng bị chó sủa, chó cắn. Mặc dù ngôi làng đang yên tĩnh ban trưa, nhưng người Cao Hạ đi qua, là chó sủa dậy làng. Người ta đồn rằng, người Cao Hạ là khắc tinh của loài chó, mà chó là loài rất thính nhạy, nên cảm nhận được.
Trong thời gian tìm hiểu về nghề giết mổ chó ở làng Cao Hạ, tạt vào chùa Cao Hạ, tôi thấy người vào ra nườm nượp, khói hương nghi ngút, vàng mã khắp nơi. Vàng mã đủ hình 12 con giáp, gồm trâu, chó, ngựa, dê, rồng, chuột…
Tôi nhận ra bà D., một chủ lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Bà D. tuy đã 56 tuổi, nhưng ăn mặc khá thời thượng, ra dáng một bà chủ lớn. Bà có một tòa biệt thự ở trong làng, cùng một nhà nghỉ Hà Nội. Tất cả gia sản đó đều từ con chó mà ra.
Cũng như những gia đình khác ở Cao Hạ, bà D. rất sợ gặp vận rủi với nghề sát sinh. Mỗi năm, vào những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, bà đều chuẩn bị lễ lạt chu đáo rồi cúng tế hàng giờ ở chùa Cao Hạ.
Người cúng giải hạn cho bà D. chính là thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ. Tôi tiếp chuyện, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin. Hầu hết người dân ở làng Cao Hạ đều không muốn nói về công việc sát sinh của mình.
Thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ |
Bao năm nay, bà sống cô đơn một mình trong tòa biệt thự, nhưng buồn vô hạn. Bà đang sống trong khổ đau, dằn vặt, vì bà tin rằng, trăm ngàn kiếp nữa, bà phải chịu quả đau đớn, vì đã sát hại hàng vạn con chó.
Dù bà D. không tiết lộ chuyện gia đình mình, song cái chết của ông K., chồng bà, thì cả làng Cao Hạ đều biết.
Theo đó, nghề mổ chó đã có từ đời ông nội của bà. Ông nội của bà cũng chính là một trong số ông tổ của nghề giết mổ chó làng Cao Hạ.
Khi đó, gia đình nghèo, ông nội bà phải lang thang khắp nơi, học nhiều nghề. Cuối cùng, ông học được nghề giết mổ chó từ một chủ lò mổ ở Bắc Ninh. Ông cụ đã mang nghề này về làng.
12 tuổi, cô bé D. đã biết đạp xe chở thịt chó đi bán. 15 tuổi nghễu nghện đạp xe chở chó về tận Hà Nội giao hàng. Vậy là, ở tuổi 56, bà D. đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề thịt chó.
Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ.
Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn giao thông khi ông đi giao thịt chó, đã cướp đi mạng sống của chồng bà.
Làng Cao Hạ |
|
Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn. Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết lô đề, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc.
Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng, ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã.
Thầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối. Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.
Chó đá được tôn thờ ở "biệt phủ" của họa sĩ Thành Chương |
Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Chính vì thế, người dân trong làng rất hoang mang, sợ hãi với công việc giết chó, dù họ là những chủ lò mổ.
Có một cái chết được dân làng kể nhiều, là cái chết của ông H. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến cái chết của ông trở nên kỳ quái.
Ngày đó ông H. gây dựng được lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Đêm nào vợ chồng ông với sự phụ giúp của con cái, cũng hóa kiếp vài chục chú chó.
Thế nhưng, một đêm, sau khi đập chết chó, thui rơm vàng ươm, chuẩn bị mổ bụng moi lòng, thì mọi người không thấy ông H. đâu cả. Lát sau mới thấy ông chết bỏng trong nồi nước nhúng chó để vặt lông.
Ngay sau cái chết của ông H. một thời gian thì đến cái chết của anh V., chồng chị C. Khi đó, anh V. tròn 40 tuổi. Anh là thợ mổ chó lành nghề nhất làng Cao Hạ. Chỉ 3 tiếng nửa đêm về sáng, mình anh mổ xong 10 đến 15 chú chó.
Chó đá được thờ và tôn là quan lớn ở làng Địch Vĩ (xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội) |
Rồi cái chết cũng hết sức lãng xẹt của ông Nguyễn Văn L. Ông L. cũng là chủ lò mổ chó chuyên nghiệp ở Cao Hạ. Người Cao Hạ bị chó cắn như cơm bữa, nên nhà nào cũng thủ sẵn thuốc tiêm phòng.
Mấy lần bị chó cắn, ông L. đều tiêm phòng cẩn thận. Thế nhưng, lần này, con chó cắn nhẹ, chỉ hơi xước ở cổ tay, nên ông chủ quan, không tiêm tiếc gì cả. Thời gian sau, ông lên cơn dại, rồi qua đời.
Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó dù chỉ là sự trùng hợp bình thường, là tai nạn nghề nghiệp, song khiến người dân Cao Hạ hoang mang, đồn đại suốt nhiều năm trời.
Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa. Để duy trì sự hoạt động của lò mổ họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp sát sinh đó cho những người làm thuê.
Quả thực, lang thang ở làng Cao Hạ, tôi nhận thấy rằng, rất ít gia đình có được hạnh phúc đầy đủ, toàn vẹn vì nghề giết mổ chó. Chỉ có 3 gia đình giàu có, nhưng nhà thì có người chết chóc, nhà có con cái nghiện ngập. Còn lại, tất cả các hộ gia đình chỉ có mức sống bình thường từ nghề giết mổ chó. Nhiều người có được chút tiền từ lò mổ thì sa đà vào cờ bạc, ăn chơi, nghiện ngập…
Nguyệt My
No comments:
Post a Comment