V.N: Biết ăn gì đây ?
Sản xuất thạch rau câu bẩn kinh người
Mùa
hè nóng bức, những chiếc thạch rau câu hoa quả xinh xinh, đủ màu sắc,
hương vị từ socala, nho, cam, dứa, bạc hà… ăn cùng với nước cốt dừa sánh
ngọt, ngầy ngậy kèm theo hạt trân châu dẻo quánh, chút dừa tươi và vị
vani thơm dịu sẽ là món ăn khoái khẩu của bất kỳ dân teen nào. Tuy
nhiên, ít ai biết rằng sau đó là cả một quá trình chế biển bẩn đến kinh
người.
Thạch rau câu: “Lợn ăn còn tiêu chảy huống chi người”
Nằm
cách trung tâm Hà Nội 12km, từ bao đời nay, La Phù vẫn được coi là làng
nghề sản xuất bánh kẹo lớn nhất của Hà Tây (cũ) với các chủng loại hàng
phong phú, đa dạng, số lượng lớn, giá cả bình dân… Thời điểm này, để
chuẩn bị cho mùa hè nóng nực sắp tới, các cơ sở đã tạm ngừng sản xuất
các mặt hàng quen thuộc như ngô cay, các loại kẹo béo, kẹo dẻo,… để tập
trung cho các loại thạch phục vụ nhu cầu đồ uống phong phú, giải nhiệt
cơn khát của người dân.
Mới
đây, chúng tôi có dịp được mục kích những hình ảnh không mong muốn về
quy trình sản xuất thạch rau câu ở La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.
Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ,
thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người.
Không
biển hiệu quảng cáo, cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình ông T. nằm
khuất trong một con phố nhỏ. Bước vào căn phòng tuy rộng lớn nhưng ẩm
thấp, đập vào mắt pv là cảnh tượng la liệt với các vật dụng được vất
ngổn ngang, trông chẳng khác nào một “chiến trường” bừa bãi.
Những
chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai
cũng cảm thấy ghê người. Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng
trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây
tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía
ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng
carton đổ đống cao chất ngất.
Một
nhân viên nữ đang ngồi rạch túi bóng bao bì ngoài của những chiếc thạch
rau câu hỏng để tận dụng lại “phần ruột”. Khi chúng tôi hỏi: Phần thạch
hỏng này “bán cho lợn à”, một cô công nhân khác nửa đùa nửa thật: “Hỏng
bỏ đi cho lợn ăn sẽ tiêu chảy… Em ăn còn tiêu chảy nữa là lợn”.
Quả
thật, nhìn dung dịch màu vàng sền sệt nước được các bàn tay nhơm nhớm
của các công nhân nữ bóp, nặn và gom vào một cái thùng cũ, bám đầy cặn
đen, chúng tôi không khỏi gai người sợ hãi. Chỉ quan sát thông thường đã
thấy những tiêu chuẩn về vệ sinh quang cảnh, trang phục người công nhân
ở đây đều không đạt yêu cầu. Có cô quần ống thấp, ống cao, tay lấm lem
đất cát vẫn tự nhiên nhúng tay vào nồi nước, khuơ khoắng những vỏ ni
lông, gom lại để “lần sau sử dụng tiếp”. Khi được hỏi, không một ai nắm
được những qui định về VSATTP.
Mặc
dù vậy, ông T. - chủ của hộ sản xuất này vẫn luôn miệng khẳng định: “Mua
ở đây là yên tâm” về chất lượng. Ông T. cho biết: Mỗi vụ, cơ sở của ông
cung cấp ra thị trường khoảng hơn 200 tấn hàng hóa, trong đó, bao gồm
nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ kẹo cứng, kẹo béo, kẹo dẻo cho tới
thạch rau câu. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà gia đình ông lựa chọn sản
phẩm sản xuất và kinh doanh cho mình. Hiện tại, mới chớm mùa hè, doanh
số mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 2 tấn thạch rau câu, phân phối
cho các đại lý, chợ lớn và các mối đặt hàng “khủng”, chủ yếu trong TP.
Hồ Chí Minh.
Tuy
nhiên, nếu chứng kiến cảnh chế biến mất vệ sinh như thế này, chúng tôi
cũng không dám chắc khách hàng có ai can đảm ăn một miếng thạch rau câu
này không?
Giá siêu rẻ
Trong
cuộc trò chuyện với công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất thạch rau câu
của ông T., chúng tôi được biết: Nguyên liệu được làm thạch rau câu ngô
chủ yếu bao gồm: Hương ngô và bột thạch. “Nếu thích thạch rau câu có
hương gì thì người sản xuất có thể cho vào tinh dầu hương vị đó”, ông T
cho biết.
“Ban
đầu, tôi cứ nghĩ thạch rau câu trái cây cũng như kẹo trái cây phải được
chiết xuất, tinh chế từ những loại quả trái cây, nhưng sự thực thì lại
không phải như thế. Kẹo ngô nhưng không phải được làm từ những hạt ngô,
kẹo ổi cũng hoàn toàn không hề có sự góp mặt của quả ổi”, chị Thu Hoài -
đại lý bán bánh kẹo trong nội thành Hà Nội từng rất bất ngờ khi phát
hiện ra sự thật này.
Tại
phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ cần hỏi nguyên liệu để làm thạch rau câu
trái cây hoặc nguyên liệu để làm kẹo trái cây, hầu hết các chủ cửa hàng
đều hỏi: “Lấy tinh (hương) hay lấy phẩm màu?”. Qua tìm hiểu, chúng
tôi được biết: Loại tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch
trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ
từ Trung Quốc, giá bán dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/lít. Mua thử
một ít và ngửi thử, mùi hương của chúng giống hệt mùi thơm mà khách hàng
vẫn thường cảm nhận được khi ngửi thạch trái cây hay kẹo trái cây.
“Tinh
ngô thì giống nhau nhưng pha chế ngon hay không lại là do mình", một
chủ tiệm sản xuất thạch rau câu, bánh kẹo hướng dẫn. Theo đó, chỉ cần
một hàm lượng rất nhỏ, tinh (hương) trái cây này có thể dậy mùi cho một
khối lượng lớn thành phẩm là thạch rau câu và kẹo trái cây.
Về
giá cả, các mặt hàng ở đây đều thuộc dạng "siêu rẻ". Đối với thạch rau
câu ngô, cơ sở của ông T. (La Phù, Hà Nội) ra giá: 94.000 đồng/thùng
(mỗi thùng bao gồm 12 gói), tính ra mỗi gói 1kg có giá khoảng gần 8.000
đồng. Trong khi đó, giá cả bình quân trên thị trường khoảng 13.5000
đồng/gói. Tuy nhiên, khi chúng tôi buột miệng kêu đắt, ông chủ hộ liền
rào đón: Nếu mua nhiều, cứ 10 gói, khách hàng sẽ được khuyến mại thêm
một gói.
Công
cuộc thương lượng giá cả diễn ra một cách chóng vánh. Dễ thấy, thạch
rau câu cũng như một số loại bánh kẹo khác được sản xuất ở La Phù có giá
"siêu rẻ" đều được sản xuất theo công nghệ thủ công, chưa tuân thủ
nghiêm những qui định về VSATTP. Các hộp đựng phẩm màu, chất phụ gia đã
cáu bẩn, xếp gọn trong góc nhà vẫn được lôi ra sử dụng. Thậm chí, không
ít người tiêu dùng hoài nghi: Để giảm giá thành sản phẩm, liệu các chủ
hàng có thường xuyên mua các loại nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc
về để sử dụng hay không?
Với mục đích tìm hiểu về việc đảm bảo VSATTP của các hộ sản xuất và
việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại đây, pv báo Giáo
dục Việt Nam đã tìm đến UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tuy
nhiên, sau khi trình giấy giới thiệu và biết được nội dung mà chúng tôi
quan tâm, bộ phận văn phòng đã điện thoại hỏi ý kiến lãnh đạo. Sau một
cuộc điện thoại ngắn, họ quay sang hẹn chúng tôi: Đầu tuần sau quay lại
với lý do: Lãnh đạo bận họp, trong khi ngày hôm đó mới là thứ Tư.
Trong
khi đó, trao đổi với chúng tôi, BS. Nguyễn Xuân Mai - Nguyên Phó viện
trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Theo quy định của Bộ
Y tế, một số hương liệu, tinh dầu vẫn được phép sử dụng trong chế biến
thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải xem xét tỷ lệ sử dụng như nào cho phù hợp
và không vượt mức cho phép. “Nếu nhà sản xuất sử dụng quá mức giới hạn,
thành phẩm đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn chúng”.
Thêm
vào đó, vấn đề VSATTP luôn được đặt lên hàng hầu. Trong năm, Thanh tra
của Sở Y tế Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện và xử lý những
cơ sở vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chế
biến.
Ngày
17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra
thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa
học Sodium Cyclamate - hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý
xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ
gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…
Loại
đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo,
đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên,
vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần
nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi phạm.
Theo Giaoduc.net.vn
Làng cổ Cự Đà (Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) nổi danh về miến. Thử một lần về đất miến và... thật kinh!
7g sáng, người người, nhà nhà ở đây đã tấp nập. Mọi nẻo đường, mọi con ngõ, bất kỳ một không gian nào hứng được ánh nắng mặt trời, đều được người dân tận dụng để phơi miến. Làng cổ phút chốc vàng óng màu của những giàn miến. Nhưng màu vàng óng, quyến rũ, lãng mạn mang lại cảm giác ngon lành từ những sợi miến vụt biến mất. Thay vào đó khi thấy người ta làm miến, phơi miến, bạn sẽ... hãi! Phơi miến ngay trên một bãi sình lầy và rác. Ngay trên rãnh cống nước thải đen sì, hôi thối. Và bứt một lọn miến bằng cả tay lẫn chân trần!
Kinh hoàng làm miến
Những
ngày này cả làng Tó (Thanh Oai, Hà Tây) tấp nập cho những mẻ miến cuối
năm. Phên bánh miến được phơi hai bên đường làng chật chội, ngay sát
rãnh cống bốc mùi. Bánh tráng còn được phơi cả trên những nấm mồ, trên
bờ sông đầy rác thải.
Dùng hóa chất tẩy trắng, tạo màu Cảm nhận đầu tiên khi về đến làng nghề này là một mùi chua chua, nồng nồng của bột ủ nước, mùi thối khăn khẳn của những rãnh nước thải không qua xử lý. Nhưng điều khiến người tiêu dùng thấy giật mình có lẽ chính là cách "nhuộm màu" cho sợi miến. Bột dong riềng ngâm nước trong nửa ngày rồi lọc lấy tinh bột. Sau đó người ta đem hoà vào mỗi thùng bột ấy một muôi bột hoá chất màu trắng, thường được gọi là thuốc tẩy để miến có màu trắng, hay hanh hao vàng.
Bánh tráng được phơi ngay trên những nấm mồ.
Người
viết đã chứng kiến dân phơi bánh tráng cùng với những túi nilong bẩn
của một xưởng sản xuất nhựa. Bánh nằm la liệt dọc đường đi, sân bóng bụi
bay mịt mù, và thậm chí chó còn...tè ngay cạnh phên bánh. Những năm trước đây, người làng Tó thường lấy ngay nước sông Nhuệ để làm miến. Giờ thì nước sông quá ô nhiễm, đen và đặc quánh bùn rác, hơn nữa do lượng hàng làm nhiều nên nhà nào cũng đào giếng khoan. Nước làm miến giờ là nước giếng khoan không qua xử lý, nhưng thế cũng là sạch lắm rồi. Không còn sản xuất thủ công, dây chuyền làm miến ở Tó đã hiện đại hơn nhiều. Tất cả quy trình từ đánh bột, tráng bánh đến thái miến đều bằng máy. Nên mỗi gia đình một ngày cũng sản xuất được vài ba tạ. Rồi từ đó hàng được chuyển đi khắp mọi miền. Nhưng Tết đến, hầu như nhà nào cũng làm riêng một mẻ miến "mộc", nghĩa là không thuốc tẩy, không bột màu để đem biếu người thân và để nhà dùng. Bởi chính những nhà sản xuất cũng cảm thấy "rợn" về công nghệ làm miến của mình.
Chú chó này đã hồn nhiên tè ngay trên chỗ phơi bánh.
Theo
chị Liên, một thợ làm miến trong làng, thì loại thuốc tẩy này có thể
mua dễ dàng ở chợ Đồng Xuân với giá 25..000 đồng/gói. Tuy nhiên, do ở
đây tiêu thụ nhiều nên có nguồn hàng chở về tận nơi, chỉ cần gọi điện
thoại báo số lượng. Những hoá chất này có mùi rất hắc và được đóng trong các bao nilon mà người làm miến chẳng quan tâm đến xuất xứ của chúng. Mỗi một tạ bột chỉ cần khoảng 1-2 lạng thuốc tẩy. Chỉ sau một đêm ngâm thuốc tẩy, bột sẽ trở nên trắng tinh. Khi ấy người thợ sẽ bắt đầu công đoạn pha hồ, tráng bánh. Theo người trong nghề thì mỗi vùng lại chuộng một loại miến có màu khác nhau, nên bây giờ các cơ sở sản xuất còn thêm công đoạn làm màu. Ví như người miền Nam thì thích sợi miến có màu trắng trong, do đó, chỉ cần tẩy bột thật kỹ, miến càng trắng thì thuốc tẩy càng nhiều. Nhưng người miền Bắc lại thích có màu vàng ruộm, hoặc hơi xám vì họ cho rằng như thế mới là miến mộc (không tẩy). Để có được những mẻ hàng màu đẹp như yêu cầu, bột sau khi tẩy xong sẽ được pha màu bằng nước hàng hoặc ô xít sắt - loại chất tạo màu không được sử dụng trong thực phẩm.. Miến phơi ngoài nghĩa trang Càng sát Tết thì hàng đặt càng nhiều, nhân lực được huy động tối đa. Mọi ngóc ngách đều được tận dụng để chất hàng và phục vụ sản xuất. Sân nhà nào cũng chất ngất những bao bột dong riềng. Đôi khi những bao bột này lại được trưng dụng làm bậc để thợ bước lên các khu chất đồ hay lò tráng. Do các mẻ hàng được làm liên tục, nên kể cả những thùng phi gỉ sét cũng được huy động ngâm bột. Những chiếc thùng tôn, sắt mới cũng cáu bẩn vì lâu ngày chưa được cọ rửa. Những phên tre để phơi bánh tráng mốc xanh, bám đầy bột, bị vứt chỏng chơ trên nền đất, gác chuồng lợn hôi hám. Nhưng khi bánh tráng ra khuôn, chúng sẽ được dùng làm giá phơi. Miến mới thái sợi được phơi trên sân thượng, bãi cỏ, sân bóng, ngay cạnh bờ sông đầy rác và hôi hám. Bất cứ nơi đâu cũng có thể thành sân phơi từ đường tàu, nghĩa trang hay ngay cạnh bãi rác thải.
Rùng mình chè (trà) bẩn!
Tại
những vùng nguyên liệu chè chủ lực và có thương hiệu nhất ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc đang xảy ra một hiện tượng bất thường khi người
sản xuất chè đưa những chất phụ gia cực độc vào sản phẩm.
Một cơ sở chế biến tại huyện Hàm Yên pha trộn chè thường và chè độc để bán cho thương lái
Hiện
tượng trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn, chất thải… vào chè đang diễn ra
rất phổ biến ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên
(Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)… “Phong trào” sản xuất chè bẩn
đang lan rộng với tốc độ khủng khiếp và khó hiểu ở chỗ loại chè “không
thể uống” này được bao tiêu toàn bộ.
Trộn cả phân bón và… chất thải
Trong
vai một người đi học tập kinh nghiệm “chế biến chè công thức mới”,
chúng tôi có mặt ở xã Thái Hòa (huyện Hàm Yên - Tuyên Quang), nơi chè
không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là phương tiện làm giàu. Dọc
hai bên đường từ TP Tuyên Quang lên thị trấn Hàm Yên, người dân nườm
nượp phơi chè sau công đoạn sao, sấy. Nhà nào làm chè là nhà ấy để một
bao tải phân lân, NPK cạnh chiếc máy vò chè. Chị N.T.N thản nhiên nói
với chúng tôi: “Khi vò mỗi mẻ chè cho vào nửa cân phân lân thì cho ra
sản phẩm trông đẹp hơn”.
Ngoài
phân lân, người ta còn cho bùn, bột đá, thậm chí mùn quặng vào chè như ở
Thái Nguyên. Bà Nguyễn Thị Chung, chủ một doanh nghiệp thu mua chè, còn
bật mí: “Một số gia đình cho cả chất thải của nhà máy mì chính vào”.
Anh
Nguyễn Viết Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Anh, bức xúc: “Năm 2007 có
vấn nạn “chè vàng” khi các hộ gia đình làm chè thi nhau trộn bùn vàođể
chè trông vàng hơn, cân nặng hơn nhưng bây giờ thì có cái gì cho được
vào là họ cho tất, kể cả những chất thải, chất độc”.
Đến
nhà anh L.V.K, chúng tôi được mục sở thị công thức chế biến chè bẩn
nhưng siêu lợi nhuận này. Thông thường, 100 kg chè tươi chỉ cho ra được
18-19 kg chè khô thành phẩm nhưng với cách trộn phân lân cùng ximăng vào
thì chỉ cần 25 kg chè tươi là đã có 19 kg chè khô thành phẩm. Cách chế
biến chè không giật mình bằng việc chứng kiến những cốc chè được pha ra
từ loại chè bẩn này. Chè bẩn có mùi tanh ngai ngái và cho ra thứ nước
màu đen như nước cống khi pha với nước sôi.
Vòng qua Trung Quốc, lại về Việt Nam?
Nhiều
hộ gia đình ở Hàm Yên khẳng định: “Chè này không uống được, chỉ xuất đi
thôi”. Tuy nhiên, nhà nào nhà nấy vẫn sản xuất hết năng lực. Bà Nguyễn
Thị Chung giải thích: “Chúng tôi cũng không muốn nhập những loại chè này
vì biết là độc hại nhưng đơn đặt hàng ngày một nhiều mà không thu mua
thì lấy đâu ra mà bán”. Có doanh nghiệp sợ chè bẩn đã trộn lại theo công
thức 1:1, nghĩa là một phần chè sạch kèm một phần chè bẩn để tránh bị
phát hiện.
Theo
số liệu của Sở NN-PTNN tỉnh Tuyên Quang, địa phương này có 3 doanh
nghiệp chè lớn thuộc UBND tỉnh là Sông Lô, Tân Trào, Mỹ Lâm. Tuy nhiên,
sản lượng của 3 doanh nghiệp này chỉ khoảng 5.000 tấn/năm, trong khi sản
lượng chè trong dân cư lên tới 12.433 tấn/năm. Lượng chè trong dân chủ
yếu xuất theo đường tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc hoặc được một số
doanh nghiệp tại Hà Nội thu mua, sau đó xuất qua cửa khẩu Móng Cái
(Quảng Ninh), Hà Khẩu (Lào Cai). Những người có thâm niên trong ngành
chè cho rằng chè sang đến Trung Quốc trước sau gì cũng quay ngược trở
lại thị trường Việt Nam bởi sau khi nhập chè về, doanh nghiệp Trung Quốc
tiếp tục tinh chế để cho ra các loại chè thành phẩm khác nhau, thậm
chí là chè “đặc sản” rất đắt tiền.
Ông
Hoàng Công Chính, Trưởng Phòng Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Tuyển
Quang, nói: “Thương lái mua gom với số lượng rất lớn nhưng con số cụ thể
thì không ai có thể nắm được bởi chè xuất theo đường tiểu ngạch tỏa đi
theo nhiều hướng khác nhau”. Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Lai, Phó Giám
đốc Sở NN-PTNN tỉnh Tuyên Quang, cho rằng hiện chưa thể khẳng định được
đầu mối mua gom chè có phải là thương lái Trung Quốc hay không, dù trong
dân xuất hiện những thông tin về việc thương lái Trung Quốc đang thu
mua với số lượng cực lớn.
“Đầu độc” thương hiệu chè
Trong
khi đường đi của chè bẩn còn chưa rõ ràng thì chính những người sản
xuất loại chè này cũng chưa ý thức hết tác hại của những sản phẩm cực
độc mà họ làm ra. Ông Nguyễn Thọ Lai thông báo: “Sở NN-PTNT đã cho người
xuống cơ sở điều tra và khẳng định hiện tượng cho các chất bẩn vào chè
là có thật. Hiện tại, chúng tôi đã lấy mẫu về để kiểm tra”.
Chè
bẩn lên ngôi cũng là lúc các DNTN nhỏ và vừa đầu tư nhà xưởng sản xuất
chè lâm vào tình cảnh điêu đứng vì không có nguyên liệu để duy trì hoạt
động. Gần chục xưởng sản xuất chè ở huyện Hàm Yên đã phải đóng cửa từ
đầu vụ đến nay bởi thương lái mua nguyên liệu ngay từ khi người dân
trồng chè vừa hái xong. Anh Nguyễn Viết Toàn ngán ngẩm: “Cơ sở của chúng
tôi sản xuất được tới 50 tấn/ngày nhưng từ đầu vụ đến giờ mới làm được
có 10 tấn”.
Giám
đốc Công ty Phú Đức đã phải cho thuê lại nhà xưởng và đi làm thuê cho
những người sản xuất chè bẩn đang thuê lại mặt bằng nhà xưởng của chính
anh. “Nhiều người làm chè trộn bùn hồi năm 2007 đã bị phá sản vì thương
lái đột ngột dừng thu mua. Đợt chè bẩn này kéo dài nên hậu quả chắc chắn
cũng lớn hơn” - vị giám đốc này lo lắng.
Ông
Nguyễn Thọ Lai cho biết: “Thương hiệu chè của Tuyên Quang nói riêng và
nhiều tỉnh khác đang bị đầu độc trầm trọng. Nguy hại hơn là nếu những
loại chè bẩn đi vào thị trường sẽ gây tác hại cực kỳ ghê gớm đến sức
khỏe người tiêu dùng”.
Dựng tóc gáy: kỹ nghệ pha nước giải khát siêu bẩn
- Vệ
sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề báo động trong thời gian này. Thực
sự người dân đang sống trong nỗi hoang mang khi lựa chọn thực phẩm. Và
ngay cả nước giải khát cũng không nằm ngoại lệ tình trạng trên.
Chanh muối được
chế biến ngay ruộng rau muống, rau câu làm bằng dừa thối... Chỉ sau một
vài công đoạn chế biến cực kỳ dơ bẩn, tất cả đã trở thành những ly nước
giải khát thơm ngon trong các quán.
Cơ
sở làm chanh muối H nằm trên đường Bà Hom, quận 6, TP.HCM chỉ là căn
phòng nhỏ, phía trước là nơi chanh muối được đóng chai và xếp vào thùng,
sát kề bên là... nhà vệ sinh cho nhân viên lúc nào cũng mở cửa.
Chanh muối ngâm cạnh cống nước
“Xưởng”
làm chanh muối bao gồm một máy chà vỏ cũ kỹ gỉ sét, vài chồng xô, chậu
đen thui bám đầy đất ruộng và hàng chục thùng muối chanh đặt ngay trên
nền đất ao ngập nước cống đen quạch cạnh... ruộng rau muống.
Một
người thợ đang hì hục thọc cả hai bàn tay cáu bẩn vào xô đựng tắc muối
good luckc ngầu để lựa ra những quả tắc còn nguyên vẹn rồi... phân loại
cho tiếp vào hũ mới hay đóng bịch nilông. Nhiều quả chanh, quả tắc đã
thối rữa, nổi lềnh bềnh như bong bóng trên mặt xô.
Một công nhân cơ sở làm chanh muối H phân loại tắc ngay trên ruộng nước tanh tưởi.
Bên
ngoài cơ sở H là một công trường đang đào đường đầy cát bụi và những
vũng nước sình ứ đọng lâu ngày trên mặt đường. Cứ hôm nào trời nắng, cơ
sở này lại đem hàng chục ký chanh, tắc ra phơi thẳng trên nền đường, lề
đường... Xe máy, xe lu sửa đường ùn ùn qua lại làm bụi, sình lầy từ nước
cống bám chặt vào những quả chanh.
Một
nhân công ở đây cho biết giá chanh hiện nay khá mắc 8.000-9.000đ/kg
nhưng cơ sở này vẫn có thể xoay xở để bán ra những túi chanh muối với
giá 9.000đ/kg! Người này tiết lộ chanh trong lọ chất lượng khác, loại
đóng bao nilông chất lượng khác, chanh hỏng đều có thể chế biến được.
Trên nhãn mác của lọ chanh, tắc muối đóng hộp được ghi thông tin đầy đủ
địa chỉ nơi sản xuất... Còn loại đóng bọc thì vô tư, không cần ghi bất
kỳ nhãn mác, thời hạn sản xuất!
Dừa trái đang được “tắm” trắng trong xô nước cáu bẩn trước khi chế biến thành rau câu.
Rau câu từ... dừa thối
Con
đường Tô Hiệu, quận Tân Phú nổi tiếng là “trung tâm” sản xuất rau câu
dừa và sơ chế dừa tươi để bỏ mối khắp nơi trong TP. Phía trong những
hàng quán này, các tay thợ làm dừa ở trần trùng trục liên tục gọt,
tỉa... dừa rồi quẳng vào một xô nước to nồng nặc mùi hóa chất.
Một
người thợ giọng Bắc vừa gọt dừa, vừa nói oang oang: “Những trái dừa vừa
gọt khoảng vài phút là ngả ố vàng, không bắt mắt thì làm sao bỏ mối.
Chúng tôi phải “tắm” trắng dừa ít phút trong xô thuốc tẩy bằng hóa chất
để tẩy trắng”.
Trong
vai người mua dừa nước và rau câu làm từ dừa, chúng tôi được ông B.
“dừa”, chủ tiệm chuyên bỏ mối dừa nước, rau câu trên đường Tô Hiệu, thừa
nhận: “Dừa trái sau khi gọt lớp vỏ xanh, vàng để lộ ra phần xơ dừa, chỉ
ít phút sẽ ngả vàng vì vậy bắt buộc chúng tôi phải “tắm” hóa chất tẩy
trắng vĩnh viễn cho dừa.
Sau
đó chủ các tiệm, xe đẩy dùng kim tiêm loại to để chích lợn, đâm từ đỉnh
trái dừa tạo một lỗ nhỏ và rút 1/3 - 1/2 nước trong trái dừa ra... rồi
bơm nước pha đường hóa học ngược trở vào bù đúng phần nước dừa đã rút.
Sau đó, trám trái dừa bằng những miếng xơ dừa vứt lăn lóc dưới đất. Nhờ
vậy, nước từ một quả dừa có thể sang cho nhiều vỏ quả dừa khác để kiếm
lời...”.
Nhiều
“lò” làm rau câu dừa ở đây thuê người chuyên đi gom những quả dừa mà
khách chỉ uống phần nước, để vỏ lại từ các tiệm hoặc xe đẩy về làm rau
câu, tiết kiệm khoảng 4.000 đồng cho một trái rau câu thay vì phải làm
từ trái dừa còn nguyên vẹn. Mỗi vỏ dừa như thế các tiệm bán lại chỉ
khoảng 1.000 đồng. Sau đó các “lò” chỉ việc mua nước dừa già về chế vào
thành rau câu.
Hầu
hết các quán bán dừa nước ở khu vực này đều có sọt to chứa những vỏ dừa
vứt lại của khách sau khi uống cạn nước. Đến gần sọt, một mùi vừa chua
như giấm và hôi thối nồng nặc bốc lên vì vỏ dừa bỏ lăn lóc trong giỏ cả
tuần lễ, chờ đủ số lượng chủ mới bán cho các “lò” để làm rau câu bán cho
khách.
Mê hồn trận nước uống trái cây
Phơi chanh chuẩn bị ngâm muối trên vỉa hè, gần cống, công trường bụi mù mịt.
Dạo
một vòng quanh chợ Kim Biên, nơi bán hóa chất nổi tiếng ở TP.HCM, chúng
tôi tìm hiểu được nhiều mánh để làm nước uống trái cây. Trên các quầy
hóa chất thực phẩm, các mùi vị như chanh, táo, dâu, trà xanh... được bày
la liệt trong cửa hàng. Bất kỳ loại nước trái cây nào cũng có thể ra
đời từ những can nhựa hóa chất thế này.
Tại
cửa hàng hóa chất TK, chợ Kim Biên, chúng tôi được hướng dẫn sử dụng
chất sodium hydrogen sulfite, một chất bột màu trắng (vốn là hóa chất
độc hại), bán theo túi 20.000đ/kg để làm chanh muối mà nhiều cơ sở sản
xuất chanh muối thường mua.
Người
bán hướng dẫn chúng tôi cứ thấy chanh muối bị đen, vàng cỡ nào thì trộn
chất này vào chanh sẽ trắng, đẹp như được bày trong các lọ thành phẩm ở
cửa hàng. Khi mở túi hóa chất ra, một mùi hôi nồng bay lên gây cảm giác
hơi nóng rát trên da người khi tiếp xúc.
Lò
sản xuất “các loại nước trái cây tươi nguyên chất” nằm trên đường Ba
Tháng Hai, quận 11, cực kỳ ẩm thấp, nhếch nhác... Những đống trái cây đủ
loại như bưởi, dưa tây, đậu nành... đều đã héo vỏ, nằm lăn lóc trên nền
đất ẩm ướt.
Cạnh
đó là những cỗ máy xay ép các loại mốc meo, bám đầy bã của những loại
trái cây khác nhau nằm cạnh miệng cống xả, thoát nước sản xuất. Các chai
nước trái cây xay, ép sẵn bị quăng bừa bãi dưới vỉa hè, sau đó được
nhồi hết lên xe máy chở đi phân phối tại những nơi bán nước giải khát
khắp nơi trong TP.
Tại
“lò” róc mía, bỏ sỉ mối mía cho các tiệm nước mía trên đường kênh Nhiêu
Lộc, quận Tân Bình, chúng tôi chứng kiến cả chục thanh niên đang hì hục
tước vỏ mía cây dưới cái nóng oi bức. Họ tước liên tục bằng những con
dao bào gỉ sét, rồi thẳng tay quăng mía đã róc ngay trên sàn nhà la liệt
vỏ mía, thân mía cùng đủ thứ rác rến xung quanh.
Cạnh
đó là một đống mía đã tước vỏ được cột thành những bó to. Những cây mía
sau khi tước vỏ thường có màu vàng nhạt, nhưng những bó mía ở đây đều
ngả màu trắng good luckc, đóng một lớp nấm trăng trắng li ti và bốc lên
mùi chua chua khó chịu. Từ đây, những bó mía được chở đi giao cho nhiều
xe nước mía khắp TP.
Những
xe nước mía thơm ngọt trên nhiều tuyến đường của TP cũng “vô tư” trong
việc bảo đảm vệ sinh khi chế biến. Tại xe nước mía T, đường Lê Đức Thọ,
quận Gò Vấp, những bó mía được đặt ngay cạnh sọt bã mía nên cùng chịu
chung số phận bị ruồi, kiến bu đen. Đến quy trình ép mía của tiệm cũng
rất “điệu nghệ”. Trong chậu hứng nước mía ép chảy xuống lúc nào cũng có
sẵn một nhúm đường hóa học và chất tạo mùi như tắc, dâu...
Quan
sát kỹ những xe nước mía ở đây, chủ xe đều tận dụng lại tất cả số đá từ
ly nước mía mà khách uống còn sót lại. Họ nhanh tay đổ vào thau đá nằm
ngay cạnh đống ly ngâm trong một cái xô nổi váng mỡ tanh tưởi. Một số
tiệm còn tận dụng lại ngay cả những ống hút, ly nhựa vừa được khách dùng
xong! (Đâu tới lượt mình "lụm" dzìa để Thủy canh!)
Hãi hùng “mục kích” lò bún
Anh
công nhân cởi trần đứng nhào bột. Một công nhân khác đứng tắm ngay sát
dãy thùng ngâm gạo. Góc khác, cô gái tay không tách bún. Bún sau đó được
cho vào những giỏ nhựa để dưới nền gạch nhầy nhụa nước, đất…
Một cơ sở sản xuất bún nhầy nhụa, nhớp nháp.
Kinh hoàng vệ sinh lò bún
Trên
địa bàn TPHCM hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất bún lớn nhỏ. Tại phường
12, 14 quận Gò Vấp; phường 15 quận Tân Bình có cả chục lò sản xuất bún
tư nhân, đa phần là lò “chui” vì không có giấy phép kinh doanh.
Thời
gian làm bún của các cơ sở này thường bắt đầu từ khoảng 20 giờ tối.
Khoảng 3-4 giờ sáng hôm sau là bún theo xe tỏa đi các đầu mối.
Chúng tôi thâm nhập cơ sở bún không bảng hiệu, dù trên bao bì ghi sản phẩmbún
K.T, gần sân bóng cây Trâm (phường 12, quận Gò Vấp) trên con đường đất
lầy lội. Bên trong cánh cửa sắt là lò bún có mặt bằng nhỏ hẹp với 5 công
nhân đang làm việc. Nền nhà dù được lát bằng gạch men nhưng luôn ẩm
ướt, nhầy nhụa đất bùn do các công nhân đi dép từ bên ngoài vào.
Trong
cơ sở có bao tay, ủng đi chân nhưng không thấy công nhân nào mang. Hai
thanh niên cởi trần, chỉ quấn một vòng bao nilong trắng ngang lưng quần
để khỏi bị ướt. Kẻ nhồi bột, người tách bún. Khi bún được tách ra, cô
công nhân kéo chồng giỏ nhựa trên nền nhà dơ bẩn đến sát bên. Lót vội
bao nilong tái sử dụng vào giỏ, cô này bỏ bún vào. Túm chặt bao nilong
bịt miệng giỏ bún, anh công nhân lấy chân đạp vào giỏ để đẩy bún ra sát
cửa cho một anh khác bỏ lên xe chở đi. Khi được hỏi sao không đeo găng
tay giữ vệ sinh, một anh nhanh nhảu: “Đeo cái thứ này vào nóng nực sao
chịu nổi”.
Vòng
qua khu vực chợ Cầu, chúng tôi tới cơ sở bún K.C. Cơ sở này nằm sát mé
dưới gầm cầu sông chợ Cầu, rất ẩm thấp. Người dân phản ánh cơ sở này xả
nước thải trực tiếp ra sông, gây mùi chua rất khó chịu. Chúng tôi đứng
men bờ sông quan sát vào, chứng kiến các công nhân nam đang làm công
đoạn ủ gạo để xay ra bột nước. Những thùng ủ gạo và thùng bột san sát
nhau. Các công nhân người dính đầy bột, lấy nước dội xối xả, nước bắn
tung tóe...
Trở
lại phường 12, quận Gò Vấp “mục kích” cơ sở sản xuất bún tươi P.D. Phía
sau lò bún là một hồ nước rộng, nước đen sì. Nước ngâm gạo chảy thẳng ra
hồ, tạo thành “kho thực phẩm” cho ruồi nhặng và đủ loại sinh vật khác.
Đa phần các lò bún ở đây đều xả thẳng nước thải như vậy.
Những tấm nilong được phơi ngay trên mặt ao tù đọng - đồng thời là nơi xả thải của lò bún - sẽ được tái sử dụng.
Một
thực tế khác là rất nhiều lò bún vẫn sử dụng lò đun bằng than đá, dầu…
thải ra khí độc hại cho sức khỏe con người. “Chúng tôi cũng muốn chuyển
đổi từ sử dụng lò dầu sang lò điện nhưng chi phí tốn kém quá nên chưa
đầu tư được”, một chủ cơ sở bún phân trần.
Làm trắng bún bằng hóa chất độc hại
Theo
quy trình sản xuất bún, bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong
khoảng thời gian một tuần rồi mới cho vào lò ra sợi bún. Làm như thế,
bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon. Nhưng hiện nay rất nhiều cơ
sở do chạy đua thời gian và tiết kiệm chi phí, đã rút ngắn quy trình
sản xuất. Có cơ sở chỉ ngâm gạo trong vòng 2 giờ, sau đó đem xay, tách
nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi.
Nữ công nhân này sau khi tách bún bằng tay không sẽ "vứt" bún vào các giỏ nhựa cáu bẩn có lót nilong.
Để giảm chi phí vốn, nhiều cơ sở đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Vì thế sợi bún sẽ dễ bị nát vụn và có màu đen.
Thực
tế, trên thị trường, bún được bán với nhiều mức giá khác nhau. Theo tìm
hiểu của chúng tôi, hiện nay, giá xuất xưởng của bún nguyên chất là
7.000 đồng/kg, bún có pha chế thêm bột mì giá 4.200 đồng/kg.
Một chủ cơ sở còn “bật mí” bí quyết làm trắng bún. Bởi dùng gạo chất lượngthấp,
lại trộn thêm bột mì và thời gian ủ gạo ngắn nên sợi bún chắc chắn rất
xấu. Để “nâng cấp” loại bún này, cơ sở bún phải dùng đến hóa chất tẩy
trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal.
“Nếu
cho bột năng, bột lọc vào thì sợi bún mới chỉ có được độ dẻo dai thôi.
Thêm hóa chất Tinopal vào thì sợi bún mới trắng được”, chủ cơ sở bún này
cho biết.
Cũng
theo anh này thì một muỗng hóa chất Tinopal trộn vào 140kg gạo sẽ cho ra
300kg bún tươi trắng sáng, đẹp mắt. Khi bột cho vào thùng trộn, hóa
chất sẽ được rắc vào, máy trộn đều bột với hóa chất rồi cho qua máy ép
sợi trước khi qua lò đun.
Thủ
đoạn bỏ hóa chất cũng rất tinh vi. Chỉ công nhân nào được chủ tin tưởng
nhất mới cho đứng máy trộn và trực tiếp bỏ hóa chất. Hóa chất được bọc
trong bao nilong màu đen và giấu sát bên máy trộn để tiện cho việc trộn
nhanh lẹ và cũng để dễ tẩu tán nếu bị kiểm tra bất ngờ.
Hóa chất độc hại được cho vào ở giai đoạn trộn.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, Tinopal được bán rộng rãi tại “chợ hóa chất” Kim
Biên (Q.5, TPHCM) với tên là Tinopal-AMS, Tinopal-DMS,... Giá dao động
từ 400.000 - 550.000 đồng/kg. Loại hóa chất này cũng được rao bán trên
mạng internet với tên Tinopal CBS-X, giá bán sỉ là 590.000 đồng/kg.
Đây
là loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, có màu vàng hoặc màu trắng, không
mùi. Chúng tôi thử chấm một ít bột lên đầu ngón tay, lát sau chỗ da tiếp
xúc với hóa chất đã chuyển sang màu trắng bạch.
Hỏi
một chủ sạp có bán hóa chất, chị này cho biết, Tinopal được nhiều người
mua để pha chế trong bột giặt xà phòng và làm trắng bún.
Hóa chất tẩy trắng độc hại Tinopal không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế nhưng vẫn được dùng để tẩy trắng bún.
Bác
sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Y tế công cộng,
Bộ Y tế cho biết, Tinopal là loại hóa chất tẩy rửa trong hoạt động công
nghiệp, dùng làm trắng, sáng sản phẩm. Tinopal không có tên trong danh
mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế. Tinopal không được dùng trong chế
biến thực phẩm. Bản thân Tinopal là chất tẩy, nên khi sử dụng trong “công nghệ”
làm trắng bún thì khi ăn phải hóa chất này sẽ bị tẩy ruột và làm tổn
thương các tế bào nhung mao ở màng ruột, làm bong các lớp tế bào, tạo
điều cơ hội cho các mầm bệnh tấn công.
|
No comments:
Post a Comment