Friday, March 15, 2013

(378) Mặt trái của "cường quốc" làm thuê Trung Cộng

Câu chuyện buồn trong nhà máy đồ chơi Trung Cộng (mặt trái của "cường quốc" Trung Cộng)
Đằng sau những món đồ chơi đẹp đẽ, màu sắc là bức tranh hoàn toàn khác về những người sản xuất ra chúng, với mức lương rẻ mạt và điều kiện làm việc cực khổ.
Hơn một thập niên qua, kinh tế Trung Cộng luôn tăng trưởng vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, cũng tại nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu này, đang có hơn 482 triệu người, tương đương 36% dân số, sống dưới mức 2 USD một ngày.
Nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf đã đi khắp đất Trung Cộng để ghi lại những hình ảnh, được ông gọi là "Câu chuyện Đồ chơi Thật sự". Qua câu chuyện bằng hình của ông, người xem được chứng kiến cuộc sống của những lao động nữ đã làm nên các sản phẩm đồ chơi xuất khẩu đi khắp thế giới. Những tấm ảnh này được chụp từ 5 nhà máy sản xuất đồ chơi lớn trên đất Trung Hoa đại lục.
Các công nhân nữ sống trong những khu ký túc xá, 6 người chung nhau một phòng và cứ 50 người mới có một nhà vệ sinh.
Hằng ngày, công nhân phải đến sớm 15 phút để tập hợp trước khi bắt đầu giờ làm việc chính thức.
Một số nhà máy quy định công nhân được nghỉ 10 phút sau mỗi hai tiếng làm việc.
Tuy nhiên nhiều công nhân cho biết họ chưa được nghỉ như thế bao giờ.
Sau mỗi ca làm việc, công nhân tiếp tục phải tập hợp thêm 15 phút nữa.
Ngay cả trong bữa ăn trưa 30 phút, công nhân cũng phải ăn uống thật nhanh rồi trở lại làm việc hoặc tập hợp thêm 15 phút.
Mỗi tuần các nữ lao động này phải làm từ 6 đến 7 ngày.
Thời gian làm ngoài giờ có thể lên đến 200 tiếng mỗi tháng, gấp 5 lần so với quy định.
Ở đây chủ yếu là công nhân nữ, tuy nhiên họ hiếm khi được nhận tiền trợ cấp thai sản. Phải làm việc nhiều giờ liền, các nữ công nhân không có điều kiện chăm sóc con cái được tốt, nhất là khi các nhà máy cũng không có nhà trẻ.
Do đó, nhiều nữ công nhân đã phải gửi con cái về quê ở với ông bà.
Công việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Khảo sát cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp trong cộng đồng nữ lao động luôn ở mức cao đáng báo động. Riêng trong năm 2009, có khoảng một triệu công nhân đã bị thương trong khi làm việc và khoảng 20.000 người mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
Tại nhiều nhà máy đồ chơi, công nhân không được trang bị các dụng cụ bảo hộ an toàn dù nhiều người trong số đó làm việc liên quan đến hóa chất như phun sơn.
Các công nhân bị thương cũng không được hưởng chế độ chăm sóc xứng đáng.
Công ty cũng thường "bỏ quên" việc chi trả lương và trợ cấp cho nữ công nhân khi họ đang trong kỳ nghỉ thai sản.
Đến 30 tuổi, các nữ công nhân được xem là quá già để làm việc và thường bị sa thải.
Hầu hết các nữ công nhân không đủ khả năng để sở hữu những món đồ chơi họ làm ra.
Trong khi đó, những lao động nữ di cư này là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Cộng.
Một lực lượng lớn lao động nông thôn đã đổ ra các thành phố để tìm việc làm
Là lao động di cư, (?) các công nhân không được hưởng phúc lợi đầy đủ như người địa phương.
Hiện có khoảng 150 triệu lao động di cư (?) tại Trung Cộng.
Các lao động nữ di cư (?) phải làm việc trong điều kiện kham khổ, phải làm thêm giờ.
Sau khi hoàn tất câu chuyện hình ảnh trên, nhiếp ảnh gia Michael Wolf đã cho mở triển lãm tại Mỹ. Trong một căn phòng tại triển lãm, ông cũng đã trưng bày một căn phòng dát đầy 16.000 sản phẩm đồ chơi dán mác "made in China", sản phẩm của những nữ lao động nữ trên.
Anh Đức (theo Business Insider)

No comments: