Nhiều người chờ đợi bên ngoài chờ tới lượt được vào tận mắt chứng kiến hài cốt của ông Đỗ Tựu. Ảnh internet.
Tranh nhau uống nước chảy ra từ bộ hài cốt gần 200 tuổi
(Nghe thấy mà ghê!)
Thứ Ba, 25/12/2012 - Từ ngày người dân xã Trực Hùng (Trực Ninh, Nam
Định) tận mắt nhìn thấy bộ hài cốt của cụ Đỗ Tựu, ngày nào cũng tấp nập
người xin những dúm bông thấm máu từ bộ hài cốt rồi mang theo can, chai
để lấy nước từ huyệt mộ về uống để chữa bệnh.
Gần hai trăm năm dưới lòng đất, hài cốt vẫn chảy máu?
Khi
tôi hỏi thăm đến nhà thờ Lác Môn (xã Trực Hùng), nơi đặt hài cốt cụ Đỗ
Tựu, những người dân ở tận huyện bên kia sông (Nam Trực) đã sốt sắng:
“Đến xin ơn “thánh Tựu” đúng không?”. Mấy cụ bà móm mém: “Vào nhanh đi
con, tranh thủ buổi trưa vào mà xin thánh, kẻo đến chiều lại không có
chỗ mà chen đâu”.
Tôi
chưa kịp có phản ứng gì, các bà đã thay nhau kể cho tôi nghe về “thánh
Tựu”. Rằng cụ Đỗ Tựu là người sống từ thời vua Tự Đức, “Hồi đấy cấm đạo
ghê lắm, nhà “thánh Tựu” bị bắt cả hai anh em, người em sợ quá bảo là sẽ
bỏ đạo nên được thả về, còn người anh thì nhất quyết không nên bị chém
đầu”.
Di cốt của cụ Đỗ Tựu khi mới được đào lên
Tám
người bị chém theo sắc lệnh cấm đạo vua Tự Đức ra năm 1848 nhưng chỉ có
sáu người được chôn ở gần chợ của xã. Đến năm 1958, di cốt của các cụ
được chuyển vào trong khuôn viên nhà thờ, cùng chôn ở mộ Đài (mộ chôn
tập trung) nhưng khi đó không ai mở nắp tiểu sành ra nên không rõ bên
trong thế nào. Chỉ đến tháng 7 năm 2009, giáo xứ Lác Môn mở rộng khoảng
sân bao quanh nhà thờ nên phải dời mộ phần đi nơi khác. Khi mộ phần của
năm giáo dân bị bêu đầu năm xưa được đào lên thì những chiếc tiểu chỉ
còn lại dúm đất và mảnh đồng nhỏ ghi tên tuổi của người nằm trong đó.
Đến khi linh mục mở nắp tiểu thứ sáu thì những người đứng xung quanh tá
hỏa, mặt cắt không còn một giọt máu.
Ông
Đoàn Văn Bân 74 tuổi, là người có mặt lúc cha sứ mở nắp tiểu, kể: “Cha
vừa mở nắp tiểu ra, lạy Chúa tôi bao nhiêu là máu, máu cả ở dưới đáy
tiểu, cả ở những lóng xương rỉ ra. Trong tiểu không có đầu lâu vì ngài
đã bị vua Nguyễn bêu đầu rồi mà”. Ông Nguyễn Văn Huấn nhanh nhẩu chen
vào: “Hôm ấy tôi cũng tham gia vào việc đào đất di dời mộ, lúc thấy nước
đỏ chảy ra, lại có mùi tanh như máu tươi, tôi hãi quá ngất lịm đi,
không còn biết trời đất gì nữa. Mấy chục năm bốc mộ thuê mà chưa bao giờ
tôi sợ đến mức ngất đi như thế cả”.
Việc
máu từ xương chảy ra tiểu sành nhanh chóng lan ra khắp xã, người từ
khắp các ngõ rầm rập chạy đến, vừa chạy vừa kêu: “Cụ Đỗ Tựu hiển thánh
rồi”. Giáo dân kéo đến đông nghịt sân nhà thờ, vòng trong vòng ngoài
xung quanh ngôi mộ. “Mọi người chen đến đông lắm, ai cũng đòi quệt máu
của ngài nhưng cha sứ không cho. Chỉ đến khi cha hứa là sẽ lấy bông thấm
máu rồi chia cho mọi người thì mọi người mới chịu, chứ chen lấn, xô đẩy
kinh lắm”, ông Bân nhớ lại, “Mà ngài hiển thánh thật đấy, không thì tại
sao gần hai trăm năm mà phần xương của ngài vẫn còn nguyên xi, những
ông khác chả còn cái gì cả?”.
Ô tô nối đuôi nhau tới xem bộ hài cốt, náo động cả một vùng quê.
Số
bông thấm máu được chia nhỏ tẹo như đầu tăm bông mà vẫn không đủ để
chia cho mọi người, những người chậm chân đến sau cứ ời ời kêu tiếc.
Không có được bông tăm máu của cụ Tựu, nhiều người đến trước tủ kính
đựng di cốt của cụ cứ thế lấy khăn, lấy vải di di trên mặt kính để “xin
ngài ban phước, cất hết bệnh tật của con đi”.
Xin nước trong huyệt mộ về chữa bệnh
Việc
di cốt của cụ Đỗ Tựu chảy máu, hiển thánh cứu giúp giáo dân lan ra khắp
mọi nơi, ngày nào cũng có đoàn người và xe ùn ùn kéo đến. Từ miền
Trung, miền Nam cũng có nhiều người khăn gói quả mướp, cơm nắm muối vừng
ra Bắc, đến Lác Môn xin ơn. Rồi chẳng biết từ bao giờ, người Lác Môn có
câu: “Thứ nhất là thánh La Vang; thứ nhì sứ Lác; thứ ba họ Bùi” (thánh
địa La Vang thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Lác Môn và Bùi Chu
thuộc Nam Định) để nói về sự linh thiêng của “thánh Tựu” nơi họ.
Hai
năm làm công việc trông coi nhà thờ và nơi đặt di cốt “thánh Tựu”, ông
Bân kể: “Mọi người đến xin ơn ngài. Ô tô to ô tô bé đỗ chật kín đường
làng. Người ta mang can to can nhỏ đến để lấy nước ở trong huyệt mộ cũ.
Múc đến cạn trơ đáy, nước đục ngầu toàn bùn là bùn. Có bà ở Ninh Bình
múc can nước lên bảo: “Thối quá ông ạ, vừa đục vừa thối thế này thì uống
làm sao được!”. Thế mà bà ấy mang về đến nhà rồi thì lạy Chúa tôi, nước
lại trong vắt và không có mùi gì. Một bà khác ở Hải Phòng, mang hai can
nước về nhà rồi nhưng khi bà ấy bảo với chồng rằng lấy nước dưới huyệt
mộ của ngài thì ông này bắt mang ra ao đổ. Nhưng lạy Chúa tôi, nước đổ
đến đâu, nước ao loang đỏ đến đấy… Tên tuổi của những người được ngài
ban ơn đều có cả đấy, họ được ngài chữa khỏi nên quay lại để tạ ơn”.
Hàng
trăm tấm bảng tạ ơn bằng gạch men trắng in chữ xanh được gắn kín trên
bức tường trong nhà thờ cụ Tựu. Người tạ ơn vì khỏi bệnh điên sau 18
năm. Người tạ ơn vì chồng hết cờ bạc… Lại còn có người tạ ơn vì khỏi
bệnh… si-đa giai đoạn cuối??? Tôi hỏi: “Vậy có nhiều người trong làng
được “ngài” ban cho khỏi bệnh hay không?” Ông Bân bảo: “Tuyền người
phương xa được ngài ban ơn thôi chứ ở làng thì ít lắm. Nhưng cũng có
đấy, cô cứ vào trong làng mà hỏi”.
Người
ta chỉ cho tôi vào nhà Phan Thị Uẩn, nhà gần ở bến phà Ninh Cường. Chỉ
có mình bà ở nhà bán hàng tạp hóa nho nhỏ. Chồng bà đi làm, con cháu thì
toàn ở xa. Bà kể, trước đây một nửa trong tổng số 12 đứa cháu nội ngoại
của bà luôn ốm đau quặt quẹo, có nuôi mà không có lớn. Bà sang nhà thờ
Lác Môn, quỳ trước bộ xương của “thánh Tựu” cầu xin cho các cháu khỏe
mạnh. “Từ bấy, chúng nó ít ốm đau hẳn. Bản thân tôi bị dạ dày, đã bục
mấy lần nhưng từ ngày xin ngài, chả thấy cái dạ dày đâu nữa”, bà Uẩn
nói.
- Bà xin bằng cách nào ạ? - Tôi hỏi.
- Tôi chậm chân không lấy được bông thấm máu của ngài nên mang chai ra huyệt xin nước về uống.
- Nhưng uống nước trong huyệt mộ, nghe đã thấy ghê ghê?
-
Ghê gì?! Nước trong vắt như nước mưa ấy, chả có mùi gì cả. Hàng nghìn
người uống mà có ai làm sao đâu, lại còn khỏi bệnh nữa. Sống phải biết
tin chứ. Tin thì sẽ được, tìm thì sẽ thấy cô ạ.
Đúng
là sống thì cần phải có niềm tin. Nhưng tin mà phản khoa học đến mức
chen nhau lấy máu từ bộ xương gần hai trăm năm tuổi, đến mức lấy nước
trong huyệt mộ về uống như ông Bân, bà Uẩn và hàng ngàn người mê tín
khác kéo đến nhà thờ Lác Môn thì đúng là mù quáng!.
TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA)
cho rằng, việc bộ xương này có chảy máu thật hay không vẫn chưa thực sự
rõ ràng vì chưa có một cuộc xét nghiệm y tế nào để chứng minh cả. Còn
việc nhiều người nói đã chữa khỏi bệnh chỉ là do tâm lý mà thôi. “Khi
con người đến cầu nguyện, trong lòng họ thấy thanh thản và tin tưởng
rằng “thánh” đang phù hộ và chữa bệnh cho mình nên có cảm giác khỏi
bệnh. Tâm lý đó đã tạo nên sự thoải mái trong người, từ đó bệnh tình
cũng vì thế mà thuyên giảm”, ông Khanh nói.
Về việc máu chảy ra từ hài cốt của ông Tựu, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Viện Lịch sử Việt Nam)
cho biết: “Có những hiện tượng của con người mà từ trước đến nay chưa
giải thích được. Như việc nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu cháy hết các
bộ phận trong cơ thể con người mình, duy chỉ có trái tim là còn nguyên
vẹn”. Nhưng với việc người dân cho rằng máu và nước trong huyệt mộ có
thể chữa nhiều bệnh thì ông Cường khẳng định là không có chuyện đó. Đây
chỉ có thể là sự thêu dệt của người dân làm thần thánh hóa hiện tượng lạ
có ở bộ xương mà thôi.
|
No comments:
Post a Comment