Thursday, November 1, 2012

(283) Áo ngực Trung Quốc chứa thuốc lạ

Những hạt trắng lạ phát hiện trong áo ngực. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chị em giật mình vì áo ngực chứa thuốc lạ
Sau thông tin áo ngực Trung Quốc bị phát hiện có chứa thuốc lạ, trên các diễn đàn mạng, chị em và cả giới mày râu bàn tán xôn xao. Nhiều chị rạch áo của mình phát hiện chất lạ vội đi mua áo mới, song vẫn lo canh cánh bị bệnh.
>Áo ngực Trung Quốc chứa thuốc lạ/Thêm nhiều áo ngực Trung Quốc chứa 'thuốc lạ'
Quản lý thị trường Quảng Ngãi kiểm tra lô hàng áo lót chứa thuốc lạ. Ảnh: Trí Tín.
Sự việc được phát hiện đầu tiên ở Tam Kỳ (Quảng Nam) khi một phụ nữ 39 tuổi dùng dao rạch hai đường trên áo lót và phát hiện 6 viên thuốc lạ chứa trong hai túi dung dịch màu trắng. Mua và mặc chiếc áo được một tháng, chị thấy tức ngực, ngứa ngáy. Chiếc nịt ngực ấy có mác ghi bằng tiếng Trung Quốc, không đề nguồn gốc xuất xứ. Vụ việc sau đó được báo cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh.
Ngay khi thông tin trên được đăng tải, nhiều chị em "giật mình" về kiểm tra lại áo ngực của mình. Trên diễn đàn dành cho phụ nữ, một chị chia sẻ: "Nghe tin, về nhà mình cắt thử mấy cái áo đều thấy có túi chứa chất dính và 3 hạt màu trắng. Hoảng quá, mình vứt hết, sáng nay đi mua áo khác. Khi xem những áo hiệu Trung Quốc, rất nhiều áo có hạt nhựa bên trong (sờ là thấy)".
Kiểm tra áo ngực thấy cộm cộm, nickname COC Hanoi lấy dao lam rạch thử một bên và sơ ý làm vỡ túi dịch ở trong. "Dịch dính vào tay thấy nhớt, rửa mãi bằng xà phòng mới sạch. Cẩn thận hơn, mình tiếp tục rạch bên còn lại cũng lôi ra được túi dịch màu trắng trong, trong đó có 3 viên thuốc màu trắng đục. Sợ quá", COC Hanoi viết. Theo người tiêu dùng này, chị mua áo ở cửa hàng của người quen, giá 50.000 đồng/chiếc trong khi giá bán ra là 80.000 đồng/chiếc.
Chủ đề áo lót chứa thuốc lạ không chỉ "nóng" trên diễn đàn chị em mà còn thu hút sự quan tâm của giới mày râu. Độc giả tên Trung chia sẻ câu chuyện đồ lót xảy ra hai năm trước trong chuyến du lịch Bắc Kinh (Trung Quốc) của mình. Lần đó, anh ghé một trung tâm thương mại chuyên hàng xuất khẩu và mua khá nhiều đồ lót nam, loại được người bán cho là hàng tốt nhất, kiểu dáng đẹp, thun đàn hồi, dễ chịu. Tuy nhiên một thời gian sau anh phát hiện những vết rộp ngứa trên người ứng với mỗi lần sử dụng đồ lót.
"Sau khi vứt bỏ mớ đồ vào thùng rác thì thoát, từ ấy tôi rất sợ dùng hàng Trung Quốc vì thấy kể cả hàng giá cao của họ cũng không đảm bảo", độc giả trên cho hay.
Nhiều bình luận có chung ý kiến hiện tại ở Việt Nam đa phần đồ lót nữ là hàng Trung Quốc. Loại hàng này vừa rẻ lại đẹp nên nhiều người dùng. Ngoài những comment lo sợ, phần lớn ý kiến cho rằng do hàng Việt hiếm và đắt trong khi hàng Trung Quốc "rẻ hơn 3 đến 4 lần và chỉ cần 30.000 đồng là có thể mua được áo ngực". Một số người tỏ ra sợ "nhưng không có sự lựa chọn nào khác" và đành phải dùng. Vài chị em còn hài hước "tiên liệu", "mốt thả rông sẽ lên ngôi" khi chẳng còn biết tin vào loại áo nào.
"Từ hồi mặc áo ngực đến giờ chưa bao giờ thấy hàng Việt Nam có mặt tại các chợ, shop mình từng mua. Mua mấy loại hàng hiệu thì chả biết có phải hàng thật không hay lại hàng Tàu nhái", độc giả Thuthu.123 cho biết.
Cùng chung bức xúc, độc giả Chu Thị Hương cho rằng "để tiếp cận được hàng của Việt Nam sản xuất có dễ đâu". Nickname Thúy thì bình luận: "Hàng Việt Nam vừa hiếm lại vừa đắt tiền, dân mình còn nghèo lắm làm sao mua được cái áo ngực 100.000 đồng. Thiết nghĩ các nhà quản lý kêu người Việt dùng hàng Việt cũng phải xem xét lại chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình thực tế của người dân".
Nhiều độc giả khẳng định vấn đề không phải ở người tiêu dùng mà do thương lái làm ăn bất lương. "Họ cố ý nhập hàng rẻ chất lượng kém về bán với giá cao. Chúng ta cần cảnh giác với những thương lái này. Hàng Trung Quốc cũng có đồ tốt nhưng do họ chỉ nhập đồ rẻ về nên chất lượng thấp là đúng rồi", nickname Võ Xuân Thái nêu ý kiến.
Không ít bình luận "đổ tội" cho quản lý thị trường. "Đây rõ ràng là hàng lậu. Vậy cơ quan chức năng ở đâu và làm gì để cho những thứ này tràn về Việt Nam?", độc giả Jun bức xúc. Các ý kiến cho rằng "luôn luôn là người tiêu dùng nêu ra trước rồi các cơ quan chức năng mới vào cuộc".
"Đọc báo thấy một chuyện tức cười là quản lý thị trường hầu như không biết mà do dân phát hiện. Các ngành chức năng của ta có cả nhưng cứ đụng là ca bài 'lực lượng mỏng không kiểm soát nổi'", nickname Le Nguyen chỉ trích.
Trong nhiều chiếc áo ngực Trung Quốc, người tiêu dùng phát hiện có loại thuốc trắng lạ. Ảnh: Chí Phan.
Để tránh mua đồ Trung Quốc kém chất lượng, nickname Little Bud cho rằng áo ngực nên mua hàng chính hãng, đắt nhưng bền. "Rẻ tiền thì chỉ có hàng Tàu. Đúng là khó lựa chọn cho những người ít tiền thật. Thời xưa các bà các mẹ toàn mua áo may đấy nhưng mà bây giờ ở Việt Nam không may nữa rồi", Little Bud viết.
Nhiều nam giới khuyên chị em "không nên ham rẻ, ăn cám trả vàng". Một độc giả gợi ý: "Theo tôi, chỉ vì vài chục nghìn cho một cái áo mặc cả năm trời thì tính ra chẳng đáng là bao. Nếu như mấy chị em mặc những chiếc áo này về lâu dài bị ung thư vú thì sao? Nhất là những chị em chưa, sắp hoặc mới lập gia đình thì nguy nữa. Rất ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình".
Bên cạnh lời khuyên, các anh em cũng bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng mau chóng xác định thuốc trong áo lót là gì và siết chặt những vụ nhập hàng từ Trung Quốc về.
Quản lý thị trường siết mặt hàng áo ngực
Chi cục quản lý thị trường các tỉnh đang kiểm tra, thu giữ áo ngực chứa chất lỏng và thuốc lạ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chi cục quản lý thị trường tại Đà Nẵng, Huế, Hà Nội... đồng loạt ra quân, thu giữ nhiều áo ngực chứa dung dịch và những viên thuốc màu trắng. Những mẫu này được gửi qua Viện Khoa học Kỹ thuật Hình sự phân tích.
>Chị em giật mình vì áo ngực chứa thuốc lạ
Chiều 1/11, bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, ngày 31/10, tất cả đội quản lý thị trường trên địa bàn đã đi kiểm tra các mẫu áo ngực tại khu chợ, điểm bán lẻ. 130 áo chứa túi dung dịch và những viên màu trắng đã bị thu giữ.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 Hoàng Đại Nghĩa thông tin thêm, khi kiểm tra mặt hàng áo ngực giả nhãn hiệu của Nhật, các nhân viên phát hiện hơn 90 chiếc có chứa dung dịch và thuốc lạ, hơn 100 chiếc làm nhái. Trong khi đó, đội quản lý thị trường số 2 (Hoàn Kiếm) cũng thu giữ hàng chục chiếc áo có chứa vật lạ.
"Nghi ngờ dung dịch và thuốc lạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên chúng tôi đã gửi mẫu sang Viện Khoa học Kỹ thuật Hình sự của Bộ Công an nhờ phân tích. Hiện tại vẫn chưa có kết quả", ông Nghĩa cho hay.
Trong sáng 1/11, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An cũng tổ chức kiểm tra các điểm kinh doanh áo lót phụ nữ ở thành phố Vinh. Tại chợ đầu mối đến chợ lẻ, chợ cóc, lực lượng chức năng đều phát hiện loại áo lót có độn túi chất lỏng và hạt nhựa bên trong. Đoàn kiểm tra đã tịch thu 40 áo lót có chứa dung dịch lạ.
Một số tiểu thương cho biết, loại áo này được bày bán từ lâu. Vì giá rẻ nên rất nhiều người mua về sử dụng nhưng không ai để ý có túi chất lỏng và hạt nhựa. Tất cả áo ngực loại này đều không có nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ, bằng mắt thường rất khó để nhận biết có chứa “vật thể lạ hay không”.
Ông Trần Cảnh Phúc, Phó chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng cho biết vẫn chưa có kết quả xét nghiệm chất lạ trong áo ngực Trung Quốc vừa bị đơn vị thu giữ của các hộ kinh doanh đồ lót tại chợ Cồn (quận Hải Châu). Tuy nhiên, phía Chi cục sẽ tăng cường kiểm tra kể cả đồ lót tại chợ cũng như ở các shop.
“Đối với hộ vừa bị phát hiện kinh doanh áo ngực chứa thuốc lạ, trước mắt chúng tôi xử phạt hành chính vì bán hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ. Chờ khi có kết quả xét nghiệm sẽ tùy theo mức độ nguy hại của loại áo ngực này để có hướng xử lý tiếp theo”, ông Phúc nói.

Nhóm phóng viên

Áo ngực silicon bị cấm bán ở chợ

Ban quản lý nhiều chợ đã kiểm tra và thu hồi toàn bộ sản phẩm áo ngực nghi chứa dung dịch và những hạt lạ. Tiểu thương vẫn bán mặt hàng này sẽ bị phạt hành chính, hoặc buộc ngừng hoạt động.
> Quản lý thị trường siết mặt hàng áo ngực
Tại TP HCM, sau 3 ngày kiểm tra, cơ quan chức năng chưa phát hiện áo ngực có chứa hạt lạ bày bán trên thị trường, tuy nhiên theo tìm hiểu của VnExpress.net, loại áo này thường được rao bán bằng hình thức “gọi điện giao hàng”. Một hệ thống cửa hàng ghi địa chỉ tại quận 5 và Tân Bình cho hay, mặt hàng này muốn bao nhiêu cũng có.
Một chiếc áo ngực có chứa chất lạ được người dân TP HCM cung cấp cho báo giới. Ảnh: Thiên Chương
Trên các trang quảng cáo, công ty cổ phần ghi địa chỉ ở đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình khẳng định tính vô hại từ những hạt chứa trong chụp áo. Nội dung quảng cáo cho rằng những hạt bên trong được lấy từ các loại thực phẩm thiên nhiên và các loại sản phẩm công nghệ cao.
“Những hạt này tiếp xúc với làn da của cơ thể, không những không có hại mà còn có tác dụng làm cho da mềm mại, mịn màng và có tính đàn hồi cao. Dù bị chèn ép mạnh cũng không bị rách, loại áo này có chức năng bảo vệ ngực không bị tổn thương và không bị sức ép bởi ngoại lực”, một nhân viên bán hàng cho biết qua điện thoại.
Để thuyết phục khách, cô nhân viên còn cho biết, chiếc áo do Đài Loan sản xuất còn hỗ trợ nâng cao cơ ngực nếu ngực nhỏ hoặc chảy xệ. Nhất là những phụ nữ sau sinh. “Người dùng là những người không còn cho con bú. Chỉ cần mặc một thời gian ngực sẽ săn chắc”, cô này nói.
Quảng cáo rất nhiều về chức năng của sản phẩm, nhưng khi khách muốn được đến cửa hàng xem áo thì nhân viên bán hàng từ chối với lý do “chỗ em chỉ giao hàng tận nơi, chị muốn bao nhiêu cũng có, chúng em sẽ có sẵn hình ảnh các loại để khách chọn”.
Hạt lạ chứa trong túi nhờn đặt trong áo ngực trông như hạt cườm nhỏ bằng đầu đũa. Ảnh: Thiên Chương
Tại huyện Nhà Bè, một người dân phản ánh chị cũng được tặng một chiếc áo ngực có chứa thuốc lạ và chiếc áo này vốn được mua tại TP HCM. Cũng có bọc chất dầu nhờn và 3 hạt trắng như các loại áo được phát hiện ở miền Trung và miền Bắc, nhưng áo của phụ nữ này lại gắn mác do Việt Nam sản xuất.
Chiều 1/11, đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sau 3 ngày kiểm tra vẫn chưa phát hiện loại áo ngực có chất lạ bày bán trên thị trường. Riêng hình thức bán hàng qua mạng hay qua điện thoại, cơ quan này cho biết rất khó xử lý. Đại diện Chi cục cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra.
Độc giả tên Định cũng phản ánh với VnExpress về sản phẩm tương tự mua tại Đăk Lăk. Chị Định cho biết: “Chiếc áo được mua tại một shop trên đường Phan Châu Trinh từ cách đây hơn một tháng với giá 80.000 đồng. Áo không chật, nhưng khi mặc có cảm giác tức ngực, khó thở”. Khi nghe thông tin về chất lạ trong áo, chị Định đã cắt áo ra xem thử, thì phát hiện có 2 túi dung dịch không màu, mỗi túi có 3 viên thuốc màu trắng.
Tại chợ các chợ của Hà Nội, mặt hàng áo silicon không được bày bán từ hai ba ngày nay, chủ yếu chỉ còn loại độn mút hoặc không độn, giá rẻ, nhập từ Trung Quốc. Ở Ngã Tư Sở, các hàng áo ngực Trung Quốc được bày bán tràn lan, giá dao động từ 35.000 đến 60.000 đồng một chiếc, tùy theo từng loại. Với những mẫu đơn giản có mút mỏng, một chiếc có giá khoảng 25.000 đến 35.000 đồng, đắt hơn thì có giá từ 50.000 đến 60.000 đồng.
Khi được hỏi về loại áo ngực silicon thì chị Hạnh (chủ một sạp hàng ở chợ Ngã Tư Sở) cho biết: "Từ khi phát hiện có chất lạ trong áo ngực silicon, các quầy ở chợ đã không bán nữa, người mua cũng không hỏi vì sợ".
Những sạp hàng bên trong chợ, nếu khách hỏi về áo ngực silicon hay có hạt massage, chủ các quầy đều trả lời hiện không bày bán hay không còn hàng loại này nữa. Chị Thanh (nhân viên bán hàng tại chợ) cho biết: "Trước đây có bán loại áo ngực này nhưng khi báo đưa tin có thuốc lạ trong áo thì cửa hàng không nhập nữa, hàng còn tồn cũng không dám bày bán". Theo chị, do khách hàng đang hoang mang, phải đợi tin dịu xuống mới dám bán lại.
Chị Hạnh cho biết phần lớn đồ lót trong chợ đều là hàng Trung Quốc, còn hàng xịn, đảm bảo chất lượng chỉ có ở các shop, và giá cao. Người mua ở đây đa số chọn hàng này vì giá mềm, hợp túi tiền. Thay cho loại áo ngực silicon hay có hạt masage, các sạp hàng quay sang bán loại áo ngực có đệm hơi, đệm mút được quảng cáo là không bí mà vẫn tôn được dáng. Giá của loại áo ngực này thường cao hơn các loại bình thường, từ 90.000 đến 150.000 đồng một chiếc.
Chợ Phùng Khoang (Từ Liêm) chiều 1/11, các sạp hàng bán áo ngực vắng khách, không còn cảnh đổ hàng bán ngổn ngang như mọi khi. Khi được hỏi mua áo ngực silicon, chị Hoa, chủ một cửa hàng trong chợ cho biết: "Vừa rồi bên quản lý chợ đi kiểm tra và đã tịch thu hết các mẫu áo bị phát hiện có chất lạ. Người ta cũng cấm bán luôn nên hàng nào có cũng không được bày ra. Đợi lúc nào có kết quả thì mới biết có được bán nữa hay không".
Ban quản lý chợ Phùng Khoang cho biết đã cử lực lượng đi kiểm tra và thu toàn bộ những sản phẩm nghi chứa dung dịch lạ như báo chí đã đưa. Các quầy hàng bán áo ngực, đồ lót (đặc biệt là 7 quầy bán tại chợ đêm Sinh viên, thuộc quản lý của chợ Phùng Khoang) đều bị kiểm tra gắt gao. "Nếu phát hiện quầy nào cố tình bán loại áo này, ban quản lý sẽ tạm đình chỉ hoạt động của quầy 7 ngày, đồng thời phạt hành chính theo quy định của chợ", một thành viên trong ban quản lý chợ nói.
Ảnh: Phương Linh
Theo một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội), tất cả các mẫu áo ngực bán tại đây đều là hàng của Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Phương Linh
Tại chợ Sinh viên Dịch Vọng, phần lớn các hàng không bày bán áo ngực nữa, thay vào đó là quần lót, tất và khăn lạnh. Chị Lan bán hàng tại đây cho biết: "Ban quản lý chợ không cho phép bán áo ngực các loại cả tuần nay, họ bảo phải đợi kết quả kiểm tra xong mới được bán tiếp. Hơn nữa, đối tượng mua ở đây là sinh viên, họ biết thông tin nhiều nên cũng cảnh giác lắm, có bán cũng không mấy ai mua".
Mặc dù vậy, vẫn có các sạp hàng bày bán áo ngực trong chợ. Khi được hỏi chất liệu của hàng là gì, các hàng đều khẳng định sản phẩm không phải loại áo có túi silicon hay hạt massage bên trong.
Ông Nguyễn Xuân Sang, đội phó đội quản lý chợ Dịch Vọng nói: "Ban quản lý chợ đã thông báo, các hàng không được bày bán áo ngực phụ nữ có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không rõ xuất xứ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, tịch thu, nặng hơn nữa sẽ không cho phép bán ở chợ nữa". Chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này, ông Sang giải thích, việc ra thông báo trên là vì phải đợi thêm thông tin về kết quả xét nghiệm chất lạ trong áo ngực gần đây có nguy hại gì không, để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, ngày 31/10, tất cả đội quản lý thị trường trên địa bàn đã đi kiểm tra các mẫu áo ngực tại khu chợ, điểm bán lẻ. 130 áo chứa túi dung dịch và những viên màu trắng đã bị thu giữ.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 Hoàng Đại Nghĩa thông tin thêm, khi kiểm tra mặt hàng áo ngực giả nhãn hiệu của Nhật, các nhân viên phát hiện hơn 90 chiếc có chứa dung dịch và thuốc lạ, hơn 100 chiếc làm nhái. Trong khi đó, đội quản lý thị trường số 2 (Hoàn Kiếm) cũng thu giữ hàng chục chiếc áo có chứa vật lạ.
"Nghi ngờ dung dịch và thuốc lạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên chúng tôi đã gửi mẫu sang Viện Khoa học Kỹ thuật Hình sự của Bộ Công an nhờ phân tích. Hiện tại vẫn chưa có kết quả", ông Nghĩa cho hay.

Tìm thấy chất độc trong áo ngực Trung Quốc

"Chất lạ" phát hiện thấy trong nhiều áo ngực Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Kết quả kiểm tra độc lập của Viện Hóa học trên 2 mẫu áo ngực Trung Quốc nhãn hiệu Mengnaeroi cho thấy ngoài chất nhựa Polystyrene và dung dịch dầu khoáng, còn có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) - hợp chất có thể gây ung thư.
> Chưa đủ cơ sở kết luận áo ngực Trung Quốc an toàn'/ Áo ngực silicon bị cấm bán ở chợ
Kết quả kiểm tra này do Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tự lấy mẫu và kiểm nghiệm.
Cụ thể, phân tích 2 mẫu áo ngực Trung Quốc mang nhãn hiệu Mengnaeroi, Viện Hóa học tìm thấy hạt màu trắng là chất nhựa Polystyrene, dung dịch bên trong là dầu khoáng.
Ngoài ra, trong mẫu dầu khoáng còn tìm thấy thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH). Đây là một hợp chất hữu cơ đa vòng thơm. Hợp chất này có 16 chất thì trong dung dịch áo ngực bước đầu phát hiện 2 chất là Pyrene và Anthracene.
"Nếu hàm lượng vượt mức cho phép, các chất này chủ yếu gây ung thư da. PAH được đánh giá độc tương đương với dioxin", Phó giáo sư Đặng Thị Cẩm Hà, Phòng công nghệ sinh học tái tạo môi trường, Viện Hóa học, cho biết.
Việc kiểm nghiệm lần này của Viện Hóa học chỉ xác định sự có mặt của 2 chất nói trên (định tính), mà chưa định hàm lượng bao nhiêu. Sắp tới Viện Hóa học sẽ tiếp tục kiểm nghiệm kỹ hơn để xác định hàm lượng cụ thể các hợp chất PAH trong dung dịch này, cũng như kiểm định các thành phần bên ngoài như vỏ bọc túi dung dịch, vải, phẩm nhuộm...
Hôm nay kết quả kiểm nghiệm áo ngực Trung Quốc do Viện khoa học hình sự cũng được Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội công bố.
Theo đó, Chi cục đã lấy 4 mẫu áo lót của Trung Quốc tại các gian hàng ở chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào. Viện Khoa học hình sự đã phân tích và kết luận, các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trên 4 áo lót nữ này là nhựa PS (Polystyrene Composit), không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, dung dịch không màu, không mùi, trong suốt trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (Mineral seal Oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, giám định 4 chiếc áo lót khác mang nhãn mác Trung Quốc và chữ Mengnaeroi cho thấy, có 4 vị trí có chất keo dính được dán phủ miếng polyetylen. Kết quả đây là miếng silicon, dùng dán ngoài, không độc với người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thường xuyên trong thời gian dài, gây bí, không thoát nước, có thể làm viêm lỗ chân lông, ngứa và viêm da.
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, dầu khoáng trắng công nghiệp có nhiều loại, phân loại dựa vào tỷ trọng từ 0,83 đến 0,877. Thường dầu khoáng công nghiệp do các quá trình cất phân đoạn từ dầu mỏ còn nhiều tạp chất, nhất là nhóm chất polycylic aromatic hydrocacbon (PAH). PAH gồm các chất có thể gây ung thư như: Anthracene, Benzopyrene, Chrysene…
Với dầu khoáng tinh chế sử dụng trong y học và thực phẩm cần kiểm nghiệm chặt chẽ các thành phần này theo quy định quốc tế. Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục gửi mẫu giám định các chất này cụ thể hơn để cảnh báo cho người tiêu dùng.
Phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam Đặng Xuân Thanh cho biết cũng nhận được kết quả xét nghiệm trong áo ngực Trung Quốc từ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2. Kết quả tương tự như ở Đà Nẵng và Hà Nội. Chi cục đã gửi mẫu và kết quả xét nghiệm sang Sở Y tế tỉnh để xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngày 7/11, cơ quan chức năng Đà Nẵng cũng công bố kết quả kiểm nghiệm áo ngực, gồm hạt nhựa polysterene, dung dịch khoáng mineral Oil. Ông Hồ Lai Dũng, Chánh Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng cho hay vẫn đang chờ ý kiến từ Bộ Y tế về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của các chất này.
Theo một chuyên gia về vật liệu polymer thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, hạt nhựa polystyene không ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn về dung dịch dầu khoáng, nhà sản xuất có thể sử dụng loại có lẫn tạp chất, nguy cơ đối với sức khỏe rất nhỏ. Lý do, nó đã được tinh chế, nếu còn thì hàm lượng cũng thấp, hơn nữa nó được bọc trong lớp ngăn cách với da người.
Gần một tháng qua, nhiều địa phương phát hiện hàng chục nghìn áo ngực Trung Quốc bày bán ở các chợ với giá rẻ 25.000-40.000 đồng một chiếc, bên trong có một túi dung dịch và nhiều viên "thuốc" trắng lạ. Trước đó nhiều người dùng các loại áo ngực này bị ngứa, nổi sẩn nên báo cơ quan chức năng.
Áo ngực có chất lạ tràn lan, kết luận giám định quá chậm!

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về "chất lạ" có trong áo ngực chị em phụ nữ, có xuất xứ từ Trung Quốc. "Chất lạ" đó là gì? Mức độ nguy hại ra sao với sức khỏe người tiêu dùng, ngành Y tế vẫn chưa có xem xét, kết luận. Song, nguồn gốc số áo ngực này đa số là hàng nhập lậu nên không được sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng đối với hàng hóa nhập khẩu.
>> Tráo sản phẩm áo ngực Trung Quốc sang “made in Vietnam”

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát kinh tế đã lập án đấu tranh và triệt phá một kho hàng áo ngực nhập lậu lớn nhất từ trước tới nay, thu giữ gần 60 nghìn chiếc áo ngực phụ nữ.
Sáng 6/11, gần 20 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an TP Hà Nội, có sự phối hợp của Công an huyện Gia Lâm, Công an xã Dương Hà bất ngờ kiểm tra gia đình ông Ngô Văn Hoành, vợ là Nguyễn Thị Hiền, trú tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm.
Số áo lót không rõ nguồn gốc bị Công an Hà Nội thu giữ.
Tại thời điểm kiểm tra, khá nhiều đối tượng đang đóng gói mặt hàng áo ngực phụ nữ xuất xứ Trung Quốc đem đi tiêu thụ tại các đầu mối. Có 60 chiếc bao tải, bên trong chứa đựng gần 60 ngàn chiếc áo ngực, trị giá khoảng 4 tỷ đồng, không có hóa đơn, chứng từ đã bị lực lượng chức năng thu giữ. Theo khai nhận của ông Ngô Văn Hoành, gia đình ông mới kinh doanh mặt hàng này. Hàng được đặt qua các đối tượng chuyên "đánh hàng" Trung Quốc, vận chuyển bằng ôtô và tàu hỏa từ Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ. Kiểm tra một số áo ngực thu giữ tại nhà ông Hoành, bên trong lớp vải có một túi nilon màu trắng, bên trong 3 hạt nhựa hòa lẫn với chất lỏng lầy nhầy? 
Sáng 7/11, trao đổi với Trung tá Hà Thế Hùng, Đội trưởng Đội Chống xâm phạm sở hữu trí tuệ - Phòng CSKT - Công an TP Hà Nội, được biết: Mặt hàng áo ngực phụ nữ xuất hiện đầu tiên ở Đà Nẵng, sau đó lan ra thị trường các tỉnh phía Nam; những tháng gần đây mới xuất hiện ở Hà Nội.
Tại miền Bắc, hàng nhập lậu về được tập trung chủ yếu ở địa bàn một số xã thuộc huyện Gia Lâm như Ninh Hiệp, Đình Xuyên và Dương Hà; vì đây là những xã có tuyến đường thông thương với các tỉnh biên giới phía Bắc. Sở dĩ, áo ngực Trung Quốc tràn ngập thị trường là do mẫu mã đẹp, luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lại bắt chước y trang các sản phẩm áo ngực nổi tiếng thế giới, trong khi giá cả lại rẻ hơn nhiều lần hàng "xịn" nên phù hợp với túi tiền của nhiều chị em.
Được biết, mỗi chiếc áo ngực nhập lậu chỉ được mua vào với giá từ 9.000đ đến 25.000đ; nhưng lại được bán ra từ 30.000đ đến 50.000đ/chiếc. Trong khi hàng có thương hiệu được bày bán tại các shop thời trang, giá dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng/chiếc. Với mức giá như vậy, áo ngực nhập lậu đã lấn át và đánh bạt sản phẩm trong nước.
Sau khi phát hiện trong áo ngực nhập lậu, xuất xứ Trung Quốc có chứa chất lạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng gây hoang mang dư luận, các cơ quan chức năng đã đồng loạt vào cuộc.
Tại Cần Thơ, Chi cục Quản lý thị trường sau 2 ngày kiểm tra chợ đêm ở phường Tân An, quận Ninh Kiều đã phát hiện, thu giữ 300 áo ngực có chứa chất lạ. Tại Vĩnh Long, một số lượng tương tự cũng bị thu giữ chỉ trong một buổi chiều khi lực lượng quản lý thị trường tại đây ra quân tại chợ Phước Yên, huyện Long Hồ và chợ đêm TP Vĩnh Long. Còn tại Thanh Hóa, sau 2 ngày ra quân, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh này cũng thu giữ 5.000 áo ngực có chứa chất lạ bày bán ở nhiều khu thương mại lớn như chợ Vườn Hoa, chợ Tây Thành, đường Lê Hữu Lập, Lê Hoàn...
Theo chúng tôi, tất cả những vụ phát hiện kiểm tra, thu giữ nêu trên chỉ là bề nổi của tảng bằng chìm. Có một thực tế là hàng hóa Trung Quốc nhập lậu, không có nguồn gốc đang lấn át khá nhiều mặt hàng trong nước bởi mẫu mã phong phú và giá cả quá rẻ so với hàng nội. Việc phát hiện, triệt phá của cơ quan chức năng là cần thiết, song cần duy trì thường xuyên; đặc biệt là phải kiểm soát gắt gao hơn tại các địa bàn biên giới.
Song có một điều mà chúng tôi áy náy hơn cả, đó là  "văn hóa tiêu dùng" của người dân còn kém. Dân gian có câu: "Của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của không ngon". Những sản phẩm nhập lậu, không  nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ là những sản phẩm không được kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng (kể cả cơ quan chức năng nước bạn); người sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, họ sẵn sàng sử dụng các nguyên vật liệu kém, giá rẻ, có thể gây độc hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu chúng ta chỉ vì cái lợi trước mắt, sẽ tạo ra những hệ lụy lâu dài cho bản thân và xã hội. Vì vậy, lời khuyên của tác giả bài viết này là mỗi chúng ta hãy cố gắng trở thành những người tiêu dùng thông thái; hãy nói "không" với hàng nhập lậu, hàng không có nhãn mác, xuất xứ vì chính bản thân mình và vì sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đối với cơ quan y tế, từ lúc phát hiện chất lạ trong áo ngực phụ nữ tới nay đã hơn 1 tháng (phát hiện lần đầu ở Đà Nẵng) nhưng vẫn chưa hề có kết luận rõ ràng xem đó là chất gì, có độc hại không là sự chậm trễ khó hiểu!?
Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc
Thứ năm, ngày 08 tháng mười một năm 2012
Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa giải mã gần như toàn bộ thành phần các viên chất rắn và dịch lỏng trong áo ngực ghi nhãn xuất xứ từ Trung Quốc, khẳng định sự hiện diện của một chất có khả năng gây ung thư, rối loạn nội tiết…
Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực TQ phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại
Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực TQ phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại.

PV Tiền Phong phỏng vấn TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa Phân tích (Viện Hóa học) - người trực tiếp chỉ đạo cuộc nghiên cứu kéo dài bốn ngày.

Dầu khoáng không phải vô hại

Xin ông cho biết kết quả phân tích bước đầu mẫu túi dịch lỏng trong áo ngực TQ?

Các mẫu chúng tôi nhận được có nhãn hiệu Mengnaeroi với hai loại là màu đỏ và màu đen. Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch trong suốt khoảng 7ml và ba viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính khoảng 0,75 mm. 

Thành phần của chất rắn màu trắng được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren, trên thị trường thường gọi là nhựa PS.

Còn thành phần dung dịch màu trong suốt được xác định là dầu khoáng (mineral oil), một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các xác định này của chúng tôi trùng với công bố tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực II ở thành phố Đà Nẵng.

Chúng có nguy hại cho sức khỏe người dùng hay không?

Không đơn giản vậy, dù kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ngành y tế. Dầu khoáng là hỗn hợp của các hydro carbon. 

Thứ nhìn bề ngoài nom cũng giống silicon này (không màu, không mùi, không vị) thực ra không phải vô hại. Đã có tài liệu cho biết dầu khoáng tạo một lớp mỏng không thấm nước, làm giảm khả năng đào thải chất độc. 

Khi vào cơ thể, nó đọng lại ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin trong gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó giảm chức năng phổi, gây một số dạng viêm phổi. Vì thế, nó bị cấm dùng trong lĩnh vực dược. 

Với da, cũng theo các tài liệu nước ngoài, dầu khoáng tạo một lớp màng mỏng không thấm ướt trên da, phần nào làm da mịn và đầy đặn. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc da không thực hiện được chức năng thải độc qua lỗ chân lông hay đường mồ hôi và như vậy không tốt cho da.

Chất phát quang xanh lè độc hơn dầu khoáng

Các ông có tìm thấy cái gì khác ngoài dầu khoáng?

Đây thực sự là một phát hiện quan trọng và thú vị của đợt nghiên cứu đột xuất này. Trong mẫu dầu khoáng mà chúng tôi phân tích, đáng chú ý, có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) thông qua kết quả phân tích bằng sắc ký khí khối phổ. Không chỉ gây cảm giác ngứa, các tài liệu nước ngoài đã chứng minh nó có khả năng gây ung thư cao, cũng như gây rối loạn nội tiết. 

Vậy PAH từ đầu ra? Có phải do nhà sản xuất trộn vào dung dịch dầu khoáng?

Tôi không nghĩ đến khả năng này. Tôi cho rằng, PAH vốn là một sản phẩm có trong dầu khoáng. Vì đặc tính độc hại của PAH cho sức khỏe, hàm lượng của nó trong dầu khoáng được kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn quốc tế về y tế và thực phẩm.

Thành phần trong mẫu dầu khoáng mà các ông nghiên cứu là bao nhiêu, liệu đã đến ngưỡng gây hại cho người dùng nếu có tiếp xúc?

Chúng tôi mới dừng ở phát hiện định tính chứ chưa nghiên cứu định lượng. Để lượng hóa các chất PAH trong dung dịch dầu khoáng, cần có thời gian. Nhưng, như tôi vừa nói qua ở trên, dù chưa xác định chính xác hàm lượng, bản thân hàm lượng cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế cũng vô cùng thấp.

Các viên đá và dung dịch dầu khoáng có thể được sản xuất tại đâu? Có thể chế tạo các loại hóa chất ấy ở VN?

Viên đá là nhựa nhiệt dẻo polystyerene (PS) tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene. PS là nhựa cứng, không mùi vị, không màu nhưng dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun, được dùng rất phổ biến trong sản xuất đồ dùng sinh hoạt. VN hoàn toàn có thể chế tạo được hạt nhựa PS. Còn dầu khoáng cũng tương đối phổ biến ở VN, giá thành không cao lắm.

Theo ông, các viên đá và dung dịch ấy được đưa vào áo ngực để làm gì?

Tôi nghĩ có thể dùng để massage ngực. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý lại, đây chỉ là một đối tượng mẫu mà chúng tôi nhận được. Thực tế có thể có nhiều loại khác nhau và cần có thời gian cũng như nhân lực của nhiều ngành khác phối hợp tìm hiểu. 

Để đánh giá một cách toàn diện, ngoài các dung dịch và hạt nhựa, cần có nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về các loại vải xem chúng có tẩm các hóa chất gây dị ứng nào không như formol, phẩm nhuộm...

Theo ông, cần ứng xử với phát hiện ở Viện Hóa học như thế nào?

Cần hết sức thận trọng, không nên vội vàng quy chụp khi cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Tôi muốn mọi người ứng xử với các phát hiện ở Viện Hóa học một cách bình tĩnh và có lý trí.

Xin lưu ý bản thân nhãn hàng hóa có nói rõ trong áo nịt ngực có thành phần dung dịch và các hạt nhựa. Vấn đề là tại sao các dung dịch ấy được dùng, tại sao lại dùng dung dịch có chứa PAH, và hàm lượng PAH đã đủ gây hại cho người dùng chưa, thì cần không chỉ nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm Việt Nam mà phải phối hợp với phía Trung Quốc.

Cách đây mấy năm, một đồng nghiệp thuộc Văn phòng Công nhận Chất lượng (Bộ KH&CN) nhờ chúng tôi kiểm định chất lượng một loại son bôi môi xem loại màu (pigment) trong đó có thành phần chì hay không.

Tôi rất ngạc nhiên, hỏi tại sao đàn ông lại quan tâm đến sản phẩm phụ nữ. Đồng nghiệp đó trả lời có tới một nửa son mà phụ nữ dùng là đi vào miệng đàn ông. Cho nên, nếu son môi độc hại thì không chỉ giới hạn ở phái đẹp. 

Tương tự như vậy, hy vọng mọi người sẽ hiểu đây không chỉ là câu chuyện áo nịt ngực phụ nữ nữa. Nó còn là vấn đề an toàn cho người tiêu dùng nói chung và, xin nói thẳng, cho cả nam giới (cười).

Cảm ơn ông.
Chờ chỉ đạo của Bộ Y tế
Đà Nẵng - Sở Y tế TP Đà Nẵng vừa xác nhận đã tiếp nhận kết quả kiểm định các chất trong mẫu áo ngực Trung Quốc từ Chi cục QLTT Đà Nẵng. Kết quả này được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 2 (Quatest 2) kiểm nghiệm, xác định.
Theo thông tin ban đầu, mẫu áo ngực Trung Quốc chứa 2 thành phần: vỏ ngoài là chất Polystyrene (loại nhựa dẻo, xốp), còn dung dịch là dầu khoáng (mineral oil). Theo một cán bộ Sở Y tế, về mặt quản lý, các loại hàng hóa lưu thông thị trường thuộc ngành công thương.
Trong các văn bản chỉ đạo của ngành y tế hiện chưa có quy định về kiểm tra, xử lý vấn đề này, nên trước mắt Sở Y tế Đà Nẵng xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, Sở Y tế tiếp tục kiểm tra, đánh giá cụ thể.
Cùng ngày, Quatest 2 Đà Nẵng gửi kết quả kiểm nghiệm áo ngực Trung Quốc cho Chi cục QLTT tỉnh Quảng Nam. Kết quả cũng tương tự với hai thành phần dầu khoáng và Polystyrene.
 

No comments: