Sunday, October 21, 2012

(275) Pháp : Tham nhũng từ nhà tù đến trường học

 
Pháp : Tham nhũng từ nhà tù đến trường học
Đến với nước Pháp, tuần san L’Express cho biết: tình trạng tham nhũng hầu như nhìn đâu cũng có, thế nhưng, cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại vẫn chưa được nhà chức trách Pháp quan tâm đúng mức. Tờ báo dành cho chủ đề này một hồ sơ đặc biệt với hàng tựa lớn chạy trên trang nhất : «Nước Pháp của những cảnh sát tham nhũng ».
Đầu tiên đến với ngành giáo dục, tờ báo cho biết, ở Pháp hiện tại chỉ cần với số điểm 1,2/20 người ta cũng có thể được nhận vào học ở một trường đại học. Hay thậm chí có những trường hợp được cấp bằng thạc sĩ (master 2) hẳn hoi, nhưng học viên nhận bằng lại không hề giao tiếp được bằng tiếng Pháp.
Tờ báo nhắc lại, hồi năm 2009, lãnh đạo của Học viện Quản trị doanh nghiệp ở thành phố Toulon miền nam nước Pháp từng cho biết, có một sinh viên Trung Quốc đề nghị chi cho ông đến 100 000 euro đổi lại việc học viện cấp từ 60 đến 80 bằng cho một nhóm học sinh Trung Quốc. Cũng tại Toulon, hồi năm 2008, có đến 138 học viên Trung Quốc được nhận thẳng vào học đại học mà không cần phải qua các kỳ phỏng vấn như qui định. Hay vào năm 2011, ở Seine-Saint-Denis thuộc vùng Ile de France, một giảng viên của một trường đại học đã bị kỷ luật vì đã cho đăng ký lậu 60 sinh viên Trung Quốc với giá 4 000 euro cho một trường hợp.
En kiosque cette semaineTham nhũng cũng đã vào tận nhà tù. Tờ báo nhắc lại việc hồi tháng 9 rồi, một giám thị nhà giam tại Pháp đã phải ra hầu tòa vì tội chuyển ma túy và điện thoại di động cho tù nhân để kiếm tiền. Trước tòa người này đã lên tiếng cho biết, có nhiều đồng nghiệp cũng phạm tội như anh nhưng chưa bị phát hiện. Một quan chức chống tham nhũng của chính phủ Pháp nhận định, các giám thị do đồng lương thấp và do tiếp xúc thường xuyên với các tội phạm lắm tiền nhiều của, nên dễ bị biến chất. Quan chức này cũng cho biết, mỗi năm chỉ có khoảng 5 trên 26 000 giám thị tại Pháp bị điều tra tham nhũng. Số còn lại là bao nhiêu, không ai biết nổi ?
Bên cạnh đó, tờ báo cũng có bài thông tin về tham nhũng trong các cơ quan ngoại giao của Pháp ở nước ngoài trong việc ăn tiền để lươn lẹo trong các thủ tục cấp hộ chiếu hay visa. Hay như tham nhũng ở các cơ quan hành chính tại Pháp trong thủ tục giấy tờ nhập cảnh hoặc cấp thẻ lưu trú.

Diplômes, option corruption

Diplômes, option corruption
UNIVERSITE - Laroussi Oueslati, ex-président de l'université de Toulon, a laissé s'installer un système de passe-droits au bénéfice d'étudiants étrangers
AFP PHOTO/MICHEL GANGNE
Par , publié le
Deux affaires de corruption concernant des étudiants étrangers ont secoué le milieu universitaire ces dernières années. Des étudiants chinois auraient eu recours à de grosses sommes d'argent pour pouvoir intégrer les facultés de Toulon et de Paris XIII. 
S'inscrire en licence malgré une moyenne de 1,2 sur 20? C'est possible. Décrocher un master en parlant à peine le français? Cela peut s'arranger. A condition d'y mettre le prix. Deux affaires ont secoué le milieu universitaire ces dernières années.  
La première démarre à Toulon (Var), en avril 2009, quand le directeur de l'institut d'administration des entreprises (IAE) affirme qu'un étudiant chinois lui a proposé "100 000 euros en échange de 60 à 80 diplômes" pour ses compatriotes. Deux enquêtes, administrative et judiciaire, révèlent alors que Laroussi Oueslati, président de l'université du Sud-Toulon-Var, a laissé se développer une filière opaque de recrutement d'étudiants étrangers. Ainsi, en 2008, 138 candidats chinois ont été inscrits sans passer d'entretien préalable. Nombre d'entre eux, auteurs de rapports de stage satisfaisants, furent par la suite incapables de les soutenir à l'oral: ils ne comprenaient quasiment pas le français... Depuis, le président a été révoqué "à vie" de la fonction publique. Il a fait appel de cette sanction administrative rarissime. Il a également été mis en examen pour "corruption passive", mais l'affaire n'a toujours pas été jugée. 
En 2011, c'est à Villetaneuse (Seine-Saint-Denis) qu'un maître de conférences en gestion à la faculté de Paris XIII a été soupçonné d'avoir inscrit frauduleusement une soixantaine d'étudiants chinois, à raison de 4000 euros par tête. L'enseignant indélicat a été suspendu, avec suppression de salaire pendant trois ans.
http://www.lexpress.fr/actualite/societe/diplomes-option-corruption_1176718.html
Thụy Sĩ : Dùng tin nhắn SMS chống bệnh tình dục
 Trong lĩnh vực ý tế, phụ trang cuối tuần báo Le Monde có bài chạy tít khá thu hút : «Tin nhắn SMS sẽ gióng lên hồi chuông báo tử cho các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ? ».
Vừa rồi, nhà chức trách Thụy Sĩ đã phát động một chiến dịch kêu gọi mọi người có bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sử dụng e-mail hoặc tin nhắn SMS để cảnh báo với những người mình đã từng có quan hệ tình dục về căn bệnh mà mình mắc phải.
Số là Cục y tế cộng đồng liên bang đã thành lập một trang web, qua đó, mọi người có liên quan có thể gửi một tin nhắn SMS hay một thư điện tử nặc danh theo kiểu : «Xin chào, người mà bạn có thể đã có quan hệ tình dục bị mắc bệnh giang mai ».

No comments: