Thursday, October 11, 2012

(255) Mạc Ngôn của Tàu đoạt giải Nobel văn học

Mo Yan: Why the Swedish Academy awarded Mo Yan the Nobel Prize

Mo Yan s the first Chinese winner of the literature prize who is not a critic of China's government, but the Swedish Academy says that it did not take political considerations into account when selecting the popular novelist.

 
In this file photo, Chinese writer Mo Yan listens during an interview in Beijing, China. Mo was awarded the Nobel Prize in literature during a ceremony in Sweden on Thursday, Oct. 11, 2012.  
Beijing
Novelist Mo Yan, this year's Nobel Prize winner for literature, is practiced in the art of challenging the status quo without offending those who uphold it.

Mo, whose popular, sprawling, bawdy tales bring to life rural China, is the first Chinese winner of the literature prize who is not a critic of the authoritarian government. And Thursday's announcement by the Swedish Academy brought an explosion of pride across Chinese social media.
The state-run national broadcaster, China Central Television, reported the news moments later, and the official writers' association, of which Mo is a vice chairman, lauded the choice. But it also ignited renewed criticisms of Mo from other writers as too willing to serve or too timid to confront a government that heavily censors artists and authors, and punishes those who refuse to obey.
The reactions highlight the unusual position Mo holds in Chinese literature. He is a genuinely popular writer who is embraced by the Communist establishment but who also dares, within careful limits, to tackle controversial issues like forced abortion. His novel "The Garlic Ballads," which depicts a peasant uprising and official corruption, was banned.
"He's one of those people who's a bit of a sharp point for the Chinese officials, yet manages to keep his head above water," said his longtime U.S. translator, Howard Goldblatt of the University of Notre Dame. "That's a fine line to walk, as you can imagine."
Typical of his ability to skirt the censors' limitations, Mo had retreated from Beijing in recent days to the rural eastern village of Gaomi where he was raised and which is the backdrop for much of his work. He greeted the prize with characteristic low-key indifference.
"Whether getting it or not, I don't care," the 57-year-old Mo said in a telephone interview with CCTV from Gaomi. He said he goes to his childhood hometown every year around this time to read, write and visit his elderly father.
"I'll continue on the path I've been taking, feet on the ground, describing people's lives, describing people's emotions, writing from the standpoint of the ordinary people," said Mo, whose real name is Guan Moye and whose pen name "Mo Yan" means "don't speak." He chose the name while writing his first novel to remind himself to hold his tongue and stay out of trouble.
The state media hoopla and government cheer contrasted with the last Nobel prizes given to Chinese. Beijing disowned China-born French emigre dramatist, novelist and government critic Gao Xingjian when in 2000 he became the only other Chinese writer to win the literary prize.
After imprisoned democracy campaigner Liu Xiaobo was awarded the Peace Prize two years ago, the government heaped scorn on the award as a tool of the West and put diplomatic and economic relations with Norway, which awards the prize, into a chill.
Nobel winners have included political and social critics, including Guenter Grass of Germany and Orhan Pamuk of Turkey. The Swedish Academy disputed suggestions that it had selected Mo to seek Beijing's favor and rehabilitate the Nobel's image in the minds of many Chinese.
"As we've been trying to, naggingly, say: This is a literature prize that is awarded on literary merit alone. We don't take other things in consideration," said Peter Englund, the academy's permanent secretary. The reaction in a winner's homeland "doesn't enter into our calculus."
Mo writes of visceral pleasures and existential quandaries and tends to create vivid, mouthy characters. While his early work sticks to a straightforward narrative structure enlivened by vivid descriptions, raunchy humor and farce, his style has evolved, toying with different narrators and embracing a freewheeling style often described as "Chinese magical realism."
Among the works highlighted by the Nobel judges were "Red Sorghum" (1987) and "Big Breasts & Wide Hips" (2004), as well as "The Garlic Ballads." ''Frogs" (2009) looked at forced abortions and other coercive aspects of the government's policies restricting most families to one child.
His output has been prolific, which has contributed to his popularity and his impact. His works have been translated into English, Russian, French, German and many other languages, giving him an audience well beyond the Chinese-speaking world. Mo has a top literary agent, Andrew Wylie, who was at the Frankfurt book fair in Germany when he learned of Mo's Nobel and told The Associated Press: "We are in discussions globally." Several of his books quickly sold out Thursday on Amazon.com, although few copies likely were in stock.
Mo is probably best known to English-language readers for "Red Sorghum," thanks in part to Zhang Yimou's acclaimed film adaptation. The novel has sold nearly 50,000 copies in the U.S., according to the publisher Penguin Group (USA), a strong number for a translated work. Most of Mo's books in the U.S. have been released by Arcade Publishing, whose founder, the late Richard Seaver, had previously worked with Samuel Beckett, Henry Miller and other writers who faced battles with censors.
"Dick Seaver was Mo Yan's champion from the beginning and admired this exceptional writer's unique and original voice," Seaver's widow, Jeannette Seaver, said in a statement. "He was constantly reading passages to me."
Mo has said that censorship is a great spur to creativity.
"In our real life there might be some sharp or sensitive issues that (censors) do not wish to touch upon," he said in an interview with the literary magazine Granta earlier this year. "At such a juncture a writer can inject their own imagination to isolate them from the real world or maybe they can exaggerate the situation — making sure it is bold, vivid and has the signature of our real world."
Even so, Mo, who started writing while in the army, has steered clear from criticizing the government in public. He has been accused of refusing to appear with dissident writers at overseas literary seminars. The award stirred the criticisms anew.
"Some are opposed to his winning the Nobel Prize because he serves as a vice chair of the China Writers' Association and helps the government in censorship. But some are supportive, arguing literature should not be linked to politics but be valued on its own merit," said Murong Xuecun, the pen name of author Hao Qun, who has become more outspoken about censorship in recent years.
Yu Jie, an essayist and close friend of imprisoned Nobel laureate Liu who fled to the U.S. this year, was more acid. "This reflects the West's disregard for China's human rights problems. Mo Yan's win is not a victory for literature. It's a victory for the Communist Party," Yu said on his Twitter feed.
The government ignored the controversy and instead focused on the prize as emblematic of China's now recognized status as a great nation. "China is winning more and more respect from the world. We can say this award is not only for Mo Yan but to all the Chinese people," state-run television said in a commentary.
For many Chinese and his supporters, the award was welcome for recognizing an acclaimed author and for steering clear of past Nobel controversies.
"For me personally it's the realization of a dream I've had for years finally coming true. It's suddenly a reality," said Mo's publisher, Cao Yuanyong, deputy editor-in-chief of Shanghai Literature and Art Publishing House. Cao said he and a dozen colleagues were toasting Mo in his absence with red wine in a Shanghai restaurant Thursday night. The prize is worth 8 million kronor, or about $1.2 million.
Born in 1955 to a farming family, his early education was cut short by the Cultural Revolution, a decade of political chaos when many of China's schools closed down. To escape rural poverty, he joined the army in 1976 and, while still a soldier, started writing in 1981.
His breakthrough came with "Red Sorghum." Set in a small village, it is an earthy tale of love and peasant struggles set against the backdrop of the anti-Japanese war. It was turned into a film that won the top prize at the Berlin International Film Festival in 1988. Amy Tan, author of the best-selling "The Joy Luck Club," became an early admirer.
Goldblatt, who has translated nine of Mo's books, remembered meeting the author in Beijing in the late 1990s, when the two had dinner.
"We didn't have any chemistry and we sat there, silent the whole time," Goldblatt said. "I tried to strike up a conversation and nothing happened. Then, he pulled out a cigarette, and although I had quit smoking, I said, 'Why not?' We were best friends from then on."
 Thứ năm 11 Tháng Mười 2012

Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học

Nhà văn  Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012.
Nhà văn Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012.
REUTERS

Thụy My
Giải Nobel văn học 2012 được dành cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Khi công bố tên người đoạt giải vào hôm nay 11/10/2012, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển nhấn mạnh « sự kết hợp kỳ ảo giữa chủ nghĩa hiện thực với hư cấu, lịch sử và đương đại ». Nhà văn cho biết « sững sờ » nhưng « hạnh phúc » vì tin này, và hứa hẹn sẽ đầu tư sáng tác nhiều hơn.

Từ quê nhà là huyện Cao Mật (Gaomi) tỉnh Sơn Đông, nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) tên thật là Quản Mô Nghiệp (Guan Moye) khi trả lời Tân Hoa Xã đã cho biết, ông rất vui mừng khi được giải, và sẽ tập trung sáng tác thêm các tác phẩm mới.
Bút hiệu Mạc Ngôn (có nghĩa là « không nói ») được chọn lựa khi ông xuất bản tác phẩm đầu tiên « Củ cải đỏ trong suốt » năm 1986, trong đó một cậu bé từ chối nói chuyện, qua ngòi bút đã thuật lại cuộc sống nông thôn, như tác giả đã sống qua thời trẻ.
Được xem là thân cận với chế độ, Mạc Ngôn bị một số nhà văn khác chỉ trích vì không hỗ trợ cho các tác giả ly khai. Nhà ly khai nổi tiếng Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng), được xem là biểu tượng của phong trào dân chủ ở Trung Quốc, hôm nay đã phê phán việc trao giải cho Mạc Ngôn, tuy không phủ nhận tài năng văn chương của ông, cho rằng đây là một quyết định nhằm làm đẹp lòng Bắc Kinh.
Hôm nay truyền hình nhà nước Trung Quốc đã tạm ngưng chương trình thời sự hàng đêm để loan tin nhà văn Mạc Ngôn được giải Nobel văn học 2012. Sau đó là phát biểu của Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, cho đây là một sự kiện đáng mừng đối với văn chương Trung Quốc. Còn Nhân dân Nhật báo đã chúc mừng nhà văn mang quốc tịch Trung Quốc đầu tiên đoạt được giải thưởng cao quý này. Thông tin cũng đã nhanh chóng được cư dân mạng Trung Quốc vui mừng đón nhận.
Trước đây vào năm 2000, nhà văn Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) cũng đã được trao giải Nobel văn học, nhưng nhà văn này năm 1998 đã rời Trung Quốc và chọn lựa quốc tịch Pháp, nên tin ông được giải xem như một « cái tát » đối với Bắc Kinh. Còn năm 2010, khi nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được tặng giải Nobel hòa bình, Trung Quốc đã kiểm duyệt tin trên và gọi các thành viên Ủy ban Nobel là « những tên hề ».
Một số tác phẩm của Mạc Ngôn, đã được dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn cuốn « Báu vật của đời » được bán rất chạy ở Việt Nam. Tuy nhiên cuốn « Ma chiến hữu » đã gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau tại Việt Nam vì viết về cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.
Từ Hà Nội, dịch giả Trần Đình Hiến, người đã dịch sáu tác phẩm của Mạc Ngôn ra tiếng Việt cho biết:
Dịch giả Trần Đình Hiến - Hà Nội- 11/10/2012
by Thụy My
More

Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học

Tác giả "Báu vật của đời" trở thành nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai và là tác giả châu Á thứ sáu giành được giải thưởng uy tín bậc nhất thế giới này.
Ủy ban Nobel Văn học ca ngợi Mạc Ngôn (Mo Yan) là tác giả "kết hợp được chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, lịch sử và cuộc sống đương đại" trong các trang văn của mình.
Đây được coi là sự vinh danh xứng đáng với nhà văn 67 tuổi, tác giả của hàng loạt tiểu thuyết đồ sộ, chứa đựng tư tưởng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến Trung Quốc và cả thế giới như: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Củ tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ... Sáng tác của Mạc Ngôn không chỉ được dịch và xuất bản nhiều thứ tiếng mà còn được chuyển thể thành các bộ phim gây tiếng vang trên thế giới.

Mac-ngon-jpg-1349956004_480x0.jpg
Nhà văn Mạc Ngôn.
  
Trước khi giải thưởng được công bố, Mạc Ngôn cũng được dự đoán là một trong những ứng viên sáng giá, cạnh các tác giả châu Á khác như Haruki Murakami (Nhật Bản), Ko Un (Hàn Quốc). Trong khi tác giả Rừng xanh lá đỏ khá bình tĩnh chờ kết quả, người dân quê hương ông tỏ ra phấn khích, kỳ vọng. Phần lớn người dân Trung Quốc đặt niềm tin vào "báu vật Mạc Ngôn". Nhưng cũng không ít người tỏ ra hoài nghi, tiêu biểu là nhà văn thế hệ 8X Trương Nhất Nhất. Nhất Nhất thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố trên Weibo rằng: “Tôi cho rằng ‘Mạc Ngôn đoạt giải Nobel’ chỉ là một hình thức tu từ. Nếu Mạc Ngôn giành Nobel Văn học năm nay, tôi sẽ cởi quần áo chạy quanh Tương Giang hoặc Trường Thành”. Sau khi giải thưởng công bố, Trương Nhất Nhất chưa đưa ra bình luận gì.
Mạc Ngôn (sinh ngày 17/2/1955) là bút danh của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Quản Mạc Nghiệp (Guan Moye). Ông được đánh giá là “một trong những nhà văn nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả nhà văn Trung Quốc”. Ông cũng được so sánh với những văn hào như Franz Kafka hay Joseph Heller. Mạc Ngôn sinh tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong một gia đình nông dân. Thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông làm việc trong một nhà máy sản xuất dầu. Mạc Ngôn tham gia quân đội ở tuổi 20 và bắt đầu viết khi ở trong quân ngũ vào năm 1981. Ba năm sau đó, Mạc Ngôn trở thành giảng viên Khoa Văn học của Học viện Văn hóa Quân đội. Bút danh của Mạc Ngôn trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “không nói” được ông lấy khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Ông chọn bút hiệu này để nhắc nhở bản thân mình kiệm lời.

ho-JPG-1349956004_480x0.jpg
Cảnh phim Cao lương đỏ chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Mạc Ngôn.
Các tác phẩm của Mạc Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã hội, được cho là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez. Những câu chuyện thường có bối cảnh gần quê hương ông, thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mạc Ngôn là tác giả khá gần gũi với độc giả Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm của ông đều đã được dịch ra tiếng Việt. Hồi tháng 11/2011, Hội Nhà văn Hà Nội vừa tổ chức hội thảo về cuốn "Báu vật của đời" của ông.
Sau Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn là nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai giành giải Nobel Văn học. Khi đoạt giải vào năm 2000, Cao Hành Kiện mang quốc tịch Pháp. Giải thưởng cho tác giả Trung Quốc năm nay cũng góp phần xóa tan thành kiến về một Ủy ban Nobel quá thiên vị châu Âu. Trong một thập kỷ qua, có đến 8 tác giả châu Âu được Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh. Năm ngoái, giải thuộc về nhà thơ Thụy Điển Tomas Tranströmer.
Mạc Ngôn sẽ nhận được một giấy chứng nhận, một huy chương và khoản tiền thưởng được đánh giá là lớn nhất trong số các giải thưởng trên thế giới. Các năm trước, chủ nhân Nobel nhận được 10 triệu kronor (30,8 tỷ đồng). Nhưng năm nay, do khủng hoảng kinh tế, giải thưởng bị giảm xuống còn 8 triệu kronor (gần 25 tỷ đồng). Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 12, tại Thụy Điển với sự tham gia của Hoàng gia nước này.
Hà Linh - Hoàng Anh
Tác giả Mạc Ngôn của Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn Chương 2012
Thursday, 11 October 2012 15:48
 Tác giả người Trung Quốc ông Mạc Ngôn đã được công bố là người đoạt giải Nobel Văn Chương cho năm 2012. Ông là tiểu thuyết gia thể loại truyện ngắn xuất sắc nhất của Trung Quốc hiện nay.
Khởi đầu xuất bản sách từ năm 1981, ông Mạc đã xuất bản được hơn vài chục đầu truyện đến ngày nay. Năm nay ông Mạc 57 tuổi, là người TQ đầu tiên đọat giải văn chương cao quý này. Trước ông có ông Gao Xingjian cũng đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2000, nhưng với tư cách là công dân Pháp gốc Trung Hoa.
Trong tuyên bố của mình, Hàn Lâm Viện Thụy Điển thứ năm 11/10 cho hay: “tác phẩm của ông hòa lẫn tính cách thần tiên của chuyện cổ với chi tiết của chủ nghĩa thực dụng, lịch sử và hiện đại cứ xen kẻ vào nhau”
Ông Mạc sẽ nhận được số tiền thưởng lên đến 8 triệu đồng kronor (741,000 bảng Anh hay 1.2 triệu đô la). Peter Englund,  Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Thụy Điển, nhận xét: “Ông Mạc có cái cách viết văn độc nhất vô nhị. Đọc được nửa trang là biết ngay tác phẩm của ông liền”
Được biết ông Mạc đang ở nhà cùng với cha mình ở TQ thì được báo tin mình trúng giải Nobel, ông tuyên bố là ông “hết sức vui mừng và kinh hãi”. Ông Mạc có tên thật là Guan Moye. Bút danh “Mo Yan” có nghĩa là “không lên tiếng” theo tiếng TQ.
Thế giới bắt đầu biết đến tên tuổi của ông qua tác phẩm “Cao Lương Đỏ” được giải thưởng quốc tế vào năm 1987, mà sau đó đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã dựng thành phim rất thành công.
Giải Nobel Văn Chương năm 2011 lọt về tay thi sĩ Thụy Điển là ông Tomas Transtroemer, còn giải năm nay là giải trao cho nhân vật thứ 109 trên thế giới về văn chương trong lịch sử giải Nobel.
Đào Nguyên source BBC News
 Trung Quốc : Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình
Ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 và vợ là bà Lưu Hà. Ảnh do gia đình cung cấp cho hãng Reuters ngày 3/10/2010.
Ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 và vợ là bà Lưu Hà. Ảnh do gia đình cung cấp cho hãng Reuters ngày 3/10/2010.

Đức Tâm
Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử : Một Giải Nobel khác của Trung Quốc vẫn bị giam cầm.

Năm 2010, nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình. Hai năm sau, ông vẫn phải ngồi tù và tình cảnh này có thể còn kéo dài thêm 7 năm rưỡi nữa, tức là cho đến khi mãn án. Trong lúc đó, bạn bè của nhà ly khai cho biết, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, vẫn bị công an Trung Quốc, bất chấp luật pháp, tiến hành quản thúc tại gia trên thực tế, cô lập bà với thế giới bên ngoài.
Bà Đới Tình (Dai Qing), một trí thức, tranh đấu cho môi trường, sống tại Bắc Kinh, nói với AFP : « Tôi không có tin tức gì của ông Lưu Hiểu Ba và tôi cũng không gọi được điện thoại cho bà Lưu Hà ».
Một nhà ly khai khác, tranh đấu cho nhân quyền, ông Hồ Giai cũng như ông Jean-Philippe Béja, người dịch ra tiếng Pháp một số tác phẩm của Lưu Hiểu Ba, cũng không có thông tin về giải Nobel Hòa bình 2010.
Anh em của ông Lưu Hiểu Ba tránh trả lời các câu hỏi của nhà báo vì không muốn bị chính quyền cắt bỏ quyền được đi thăm nuôi, vốn đã rất bị hạn chế.
Do vậy, khó mà biết chắc chắn là ông Lưu Hiểu Ba có còn bị giam trong nhà tù Cẩm Châu, tình Liêu Ninh (phía đông bắc) Trung Quốc hay không. Vào đúng ngày Giáng Sinh năm 2009, giải Nobel Hòa bình đã bị kết án 11 năm tù với tội danh là đồng tác giả bản Hiến Chương 08. Văn bản này kêu gọi xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Trung Quốc, nhưng bị Bắc Kinh cáo buộc là kích động lật đổ chính quyền. Lúc đó, ông Lưu Hiểu Ba bị giam ở nhà tù này.
Vào thời điểm đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo, nhân Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Jared Genser, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ Freedom Now, đấu tranh bảo vệ các tù nhân lương tâm, cho rằng, đây là dịp để « cộng đồng quốc tế quan tâm đến chính sách đàn áp nhân quyền liên tục tại Trung Quốc và kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện nay và trong tương lai » cần phải tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.
Ông Béja tỏ ra bi quan là trước mắt, ít có khả năng Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba hoặc ít ra là chấm dứt quản thúc tại gia trái phép đối với bà Lưu Hà.
Còn bà Đới Tình thì lo ngại về sự thay đổi lãnh đạo Trung Quốc sắp tới, đặc biệt là nếu ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), phụ trách tuyên giáo, vào được Thường vụ Bộ Chính trị. « Nếu trường hợp này xẩy ra, ông ta sẽ chịu trách nhiệm về tư tưởng và như vậy, sẽ không có hy vọng gì nữa. Trung Quốc sẽ đi vào một thời kỳ đen tối ».
Ông Hồ Giai, người vừa được tự do năm ngoái, sau khi phải ngồi tù 3 năm với cáo buộc « có âm mưu lật đổ » chính quyền, cho biết, gần đây, ông đã nhìn thấy bà Lưu Hà từ xa, qua cửa sổ căn hộ, sức khỏe của bà đáng lo ngại. Do bị phong tỏa, bà Lưu Hà sống rất cô đơn và hút nhiều thuốc lá.
Nhà ly khai này cũng lấy làm tiếc là trường hợp hai vợ chồng ông Lưu Hiểu Ba không được công luận Trung Quốc chú ý như trường hợp luật sư mù Trần Quang Thành, bị quản thúc tại gia, rồi trốn thoát được ra ngoài, lên Bắc Kinh và sau đó, sang Hoa Kỳ tỵ nạn.
« Ông Trần Quang Thành có những người bạn quen biết trên internet đã đi hàng trăm cây số để tới thăm », thế nhưng, có rất ít người quan tâm đến bà Lưu Hà.
Giờ đây, người dân Trung Quốc, khi vui mừng về giải Nobel Văn học, chắc không quên là họ còn có một giải Nobel Hòa bình nữa, nhưng lại đang bị cầm tù.

No comments: