Thất bại lớn nhất của Kissinger
09/10/12
Bốn mươi năm trước đây, bản Sơ thảo Hiệp định Paris thành hình vào
thượng tuần tháng 10/1972, đánh dấu khúc quành quan trọng của cuộc hòa
đàm.
Những ngày bế tắc.
Nixon nhậm chức Tổng thống đầu năm 1969, mấy tháng sau Henry
Kissinger được giao nhiệm vụ thương thuyết với phái đoàn Cộng sản Việt
Nam tại cuộc hòa đàm Paris. Việc thương thuyết thực sự do mật đàm giữa
Kissinger và Lê đức Thọ, hội nghị luôn bị bế tắc vì những đòi hỏi của
Bắc Việt rất quá đáng. Sau này TT Nixon cho biết (No More Vietnams trang
152) phía BV đưa ra những điều kiện tiên quyết: Đòi Mỹ rút đơn quân
phương, loại bỏ chế độ Thiệu, lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN,
Mỹ phải cắt viện trợ quân sự kinh tế VNCH. Nếu thỏa mãn những điều kiện
này coi như Nixon và Kissinger phải đầu hàng Cộng Sản không điều kiện.
Tại sao BV chỉ là một nước nhược tiểu và lạc hậu lại có thể đòi hỏi
ngang ngược với một siêu cường như vậy? TT Nixon đã cho ta câu trả lời.
Trang 127 cuốn sách kể trên ông cho biết hành động biểu tình, chống
chiến tranh dữ dội của đám phản chiến nhất là sinh viên bạo động đã
khuyến khích BV không chịu nghiêm chỉnh đàm phán. Theo ông bọn này đã vô
tình nối giáo cho giặc kéo dài chiến tranh, làm lợi cho CS, đại diện Mỹ
tại Paris nhiều lần bị đại diện CS chửi bới hỗn hào chỉ vì Hành pháp bị
phản chiến và Quốc hội chống đối. Phía Hà Nội khai thác triệt để nội
tình rối loạn của nước Mỹ, họ thừa cơ nước đục thả câu.
Theo Nixon, No more Vietnams, trang 126-127 năm 1968 phản chiến nói
chung bất bạo động như biểu tình, đốt thẻ trưng binh nhưng sang năm 1969
khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn cảnh
sát, dùng dao uy hiếp ban giám đốc nhà trường, bắn súng đốt nhà, đập cửa
kính, ném bom lớp học… Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình,
7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương, trong số này
2/3 là cảnh sát, 8 người chết. Bạo lực không chỉ ở trường học mà còn lan
ra toàn quốc. Từ tháng 1/1969 tới tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, âm
mưu ném bom hoặc đe doạ ném bom hầu hết có liên hệ tới cuộc chiến, gây
thiệt hại 21 triệu về tài sản, 43 người chết, mấy trăm người bị thương.
Tình hình đàm phán rất trì trệ suốt từ tháng 4/1969 cho tới tháng
8/1972, suốt ba năm rưỡi Hà nội vẫn đòi Mỹ đơn phương rút, lập chính phủ
lên hiệp, ông Thiệu phải ra đi. Sau này mới biết những đòi hỏi kể trên
là do Mặt Trận Giải Phóng tức Việt Công yêu cầu Hà nội đưa ra, những
điểm này được đề cập trong cuốn No Peace, No Honor trang 176, 177, tác
giả Larry Berman. Từ đầu chí cuối TT Nixon và Tiến sĩ Kissinger cùng
thỏa thuận không loại bỏ TT Thiệu, trước hết vì thể diện và danh dự cũa
Mỹ vả vì Nixon ủng hộ Thiệu cho rằng tại miền nam VN không ai chống Cộng
bằng ông ta. Mặc dù bị Quốc hội và phản chiến áp lực sớm tìm hòa bình,
Nixon Kissinger vẫn cứng rắn với phía CS và hòa đàm tiếp tục kéo dài.
Tại Paris hàng tuần Henry Kissinger thường đánh điện về tòa Bạch ốc
để xin ý kiến của Nixon, đối với những quyết định quan trọng ông phải
bay về Mỹ xin lệnh Tổng thống. Trong cuộc mật đàm ngày 14/8/1972 tại
Paris , Kissinger bắt đầu thấy dấu hiệu BV muốn bỏ điều kiện tiên quyết
đòi lật đổ chính phủ Thiệu, ông tỏ vẻ viết trong báo cáo gửi TT Nixon.
“Chúng ta tiến gần tới thỏa hiệp hơn bao giờ hết”
(We have gotten closer to a negotiated settlement than ever before )
Walter Isaacson, Kissinger A biography, p. 442
Sở dĩ Thọ dần dần phải thay đổi lập trường, nhượng bộ nhiều khoản chính nhất là bỏ đòi hỏi lật đổ chính phủ Thiệu và lập chính phủ Liên Hiệp vì Bộ chính trị BV không hy vọng gì Nixon – Kissinger loại bỏ Thiêu. Đã có lần Kissinger nói với Lê đức Thọ và Xuân Thủy tại hòa đàm Paris “Các ông đừng bao giờ hy vọng Tổng thống của chúng tôi lật đổ Thiệu”
(We have gotten closer to a negotiated settlement than ever before )
Walter Isaacson, Kissinger A biography, p. 442
Sở dĩ Thọ dần dần phải thay đổi lập trường, nhượng bộ nhiều khoản chính nhất là bỏ đòi hỏi lật đổ chính phủ Thiệu và lập chính phủ Liên Hiệp vì Bộ chính trị BV không hy vọng gì Nixon – Kissinger loại bỏ Thiêu. Đã có lần Kissinger nói với Lê đức Thọ và Xuân Thủy tại hòa đàm Paris “Các ông đừng bao giờ hy vọng Tổng thống của chúng tôi lật đổ Thiệu”
BV chấp nhận những khó khăn do chính sách cứng rắn của Nixon nhất là
trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, Cộng quân bị thảm bại do sự
yểm trợ tích cực của Nixon, họ bị thiệt hại nặng, gần 100 ngàn quân bị
giết và 700 xe tăng bị bắn cháy.. do đó không thể đòi hỏi ngang ngược
như trước. Ngoài ra theo Henry Kissinger nhận xét (trang 346, cuốn
Kissinger của Marvin Kalb và Bernard Kalb) nhờ áp lực của Nga mà BV thay
đổi lập trường, trong cuộc hội kiến giữa Kissinger với Brezhnev tại
Moscow tháng 9/1972, Nga đang mất mùa trầm trọng rất cần mua lúa mì của
Mỹ.
Nhưng lý do chính mà Hà nội phải nhượng bộ vì qua tin tức tranh cử, họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử vào ngày 7/11/1972 vì ông vượt quá xa đối thủ McGovern qua thăm dò, nếu Nixon tái đắc cử thì ông sẽ cứng rắn hơn nên BV muốn ký sớm trước bầu cử nghĩa là ký vào tháng 10.
Nhưng lý do chính mà Hà nội phải nhượng bộ vì qua tin tức tranh cử, họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử vào ngày 7/11/1972 vì ông vượt quá xa đối thủ McGovern qua thăm dò, nếu Nixon tái đắc cử thì ông sẽ cứng rắn hơn nên BV muốn ký sớm trước bầu cử nghĩa là ký vào tháng 10.
Phía VNCH ông Thiệu chống lại hòa đàm cho rằng Mỹ và BV không thể áp
đặt Hiệp định trên miền nam VN. Tại phiên họp ngày 26, 27/9/1972 , Lê
Đức Thọ đòi loại chính phủ Thiệu, lập chính phủ Lâm thời hòa giải dân
tộc, Kissinger không chấp nhận.
Dần dần BV nhượng bộ, Kissinger nói ngày 8/10/1972 sẽ thỏa thuận đi tới ký kết.
Lạc quan và thất vọng.
Tại buổi họp 9/10/1972 những đề nghị của Hà Nội coi như đã nhượng bộ
gần hết những khoản chính mà họ đã đòi từ mấy năm trước tới nay: Không
đòi Mỹ rút đơn phương, không lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN,
không đòi lật đổ TT Thiệu, không đòi Mỹ cắt viện trợ quân sự kinh tế cho
VNCH, tuy nhiên có một vấn đề mà Mỹ không thể nào đòi được, BV không
chịu rút khỏi miền nam. Kissinger mừng rỡ, ông đã hằng mong ước cái ngày
này nhất là thấy Hiệp định sẽ thành hình trước bấu cử để giúp Nixon và
để lập công cho chính mình. Henry dự trù ngày 12/10/1972 sẽ về Mỹ thảo
luận với Nixon, trở lại Pháp từ 15/10 tới 18/10 để bàn thảo thêm, kế đó
sang Sài Gòn thảo luận với TT Thiệu nếu VNCH chấp thuận sẽ đi Hà Nội
19/10 rồi về Mỹ 21/10 sau đó tuyên bố sắp có hòa bình, có thể ký vào
ngày 25, 26/10/1972, hai tuần trước bầu cử Tổng thống Mỹ.
Kissinger tin là TT Thiệu sẽ chấp thuận Sơ thảo Hiệp định do ông và
Lê đức Thọ soạn ra vì BV đã nhượng bộ nhiều điểm chính: Ông Thiệu vẫn
làm Tổng thống, giữ được chính quyền, không liên hiệp.. nhưng sự chủ
quan của Kissinger đưa ông tới thất bại nặng nề nhất trong sự nghiệp
ngoại giao của mình. Nay gặp thử thách lớn là bàn với đồng minh sao cho
họ chấp nhận sơ thảo Hiệp định.
Hôm 9 và 10/10/1972 họp tiếp 16 tiếng mỗi ngày. Hai bên thỏa thuận
dần dần và lên thời khóa biểu: 18/10 ngưng oanh tạc và phong tỏa Hải
phòng ; 19/10 Kissinger và Lê Đức Thọ ký tắt Sơ thảo tại Hà Nội sau khi
thỏa thuận với TT Thiệu tại Sài Gòn; 26/10 Bộ trưởng ngoại giao của các
nước sẽ ký; 27/10 ngưng bắn tại chỗ sẽ có hiệu lực trên toàn cõi nam VN.
Theo Henry Kissinger, Lê Đức Thọ muốn ký Hiệp định cuối tháng 10/1972
có lẽ ông ta nghĩ Nixon sẽ linh động hơn trước bầu cử.
Tối 9/10 Kissinger thức suốt đêm để nghĩ sự đối đáp với đề nghị của
Hà Nội, sự trao đổi hai bên cho thấy cả hai cùng nhượng bộ. BV không đòi
điều kiện ngưng bắn tiên quyết dựa trên vấn đề chính trị của chính phủ
Thiệu. Nước Mỹ đề nghị ngưng bắn tại chỗ đổi lấy tù binh và rút hết
quân.
Tối 12/10 Kissinger và phụ tá Haig về Hoa Thịnh Đốn, ông ta nói với Nixon:
“Tổng thống đã làm được 3 trên 3, Well, you’ve got 3 for3”
“Tổng thống đã làm được 3 trên 3, Well, you’ve got 3 for3”
Ý nói đã giải quyết được ba vấn đề ngoại giao lớn: Hòa với Nga, bang
giao với Trung Cộng và hòa bình cho VN. Kissinger nói với TT về ngày ký
kết đã gần kề khiến Nixon nghi ngờ, Henry còn cho biết Lê đức Thọ sau
cùng bảo “Sau bốn năm thương thuyết nay là lúc tái lập hòa bình” . Nixon
ra vẻ không tin lắm khiến ông này tức mình lôi hồ sơ ra đưa cho TT và
nói đã đòi được nhiều điểm.
Nixon mừng quá, tối ấy ông sai mở chai rượu Lafite-Rothschild để thầy
trò cùng uống mừng hòa bình, ngày mà chính phủ và cả nước Mỹ trông đợi
đã tới. Kissinger chuẩn bị để ký Hiệp định trước bầu cử Tổng thống Mỹ
7/11/1972, tối 16/10 ông sẽ trở lại Paris, 17/10 sẽ bàn với Xuân Thủy
một số vấn đề chưa giải quyết sau sẽ đi Sài gòn, ngày 19/10 và 20/10 sẽ
được TT Thiệu chấp thuận Sơ thảo Hiệp định. Kissinger khoái trá nói với
Nixon kỳ này Hà Nội nghiêm chỉnh đàng hoàng lắm. Khi Henry rời Mỹ đi
Pháp, Nixon nói cứ đàm phán cho tốt đẹp, không cần để ý tới bầu cử.
Kissinger họp với Xuân Thủy, BV cho biết việc thả tù chính trị CS tại
miền nam VN sẽ có liên quan tới việc thả tù binh Mỹ, Kissinger cứng rắn
bác bỏ.
Kissinger rời Paris tới Sài Gòn buổi tối 18/10, ông hy vọng chỉ ở lại
Sài gòn hai ngày là xong. Đoàn tùy tùng đi theo ông gồm Đại sứ Bunker,
Tướng Abrams, cựu Tư lệnh, Đô đốc Gaylor, Tướng Weyand… Phía VNCH gồm
các ông bí thư Hoàng Đức Nhã, cố vấn ngoại vụ Nguyến Phú Đức, Tổng
trưởng Trần Văn Lắm, Đại sứ Trần Kim Phượng. Cuộc họp từ 9 giờ sáng kéo
dài 3 giờ ngày 19/10. Theo tác giả Mervin và Bernard Kalb (Kissinger
trang 361) dân Sài gòn tại các tiệm Brodard, La Pagode, Givral… bàn về
hai số cuối cộng lại thành 9: 1945 Nhật đầu hàng , 1954 chấm dứt chế độ
thực dân Pháp, đảo chánh ông Diệm 1963, còn nay 1972 sẽ có biến cố gì?
Kissinger đưa cho TT Thiệu bản sao sơ thảo Hiệp định và giải thích những điểm chính nhấn mạnh những điểm chính để VNCH an tâm:
1- Ông Thiệu vẫn làm TT, có quyền phủ quyết trong Hội đồng hòa giải dân tộc;
2- BV phải từ bỏ xâm lăng trong tương lai
3- Mỹ còn căn cứ tại Thái Lan và Hạm đội Bẩy tại Thái bình dương để bảo vệ miền nam VN
4- Viện trợ kinh tế quân sự tiếp tục
5- Mỹ có thể thỏa hiệp với Nga-Trung Cộng hạn chế viện trợ cho BV về
quân sự.. Sau cùng thỏa ước sẽ cho Mỹ rút quân, lấy tù binh về nước,
tiếp tục yểm trợ Sài gòn. Henry cho đó là một thỏa ước rất lợi cho ta
nhưng ông dấu không cho TT Thiệu biết sẽ đi Hà Nội và sẽ ký ở Paris và
không cho biết những vấn đề chưa giải quyết xong.
Sau khi nghe, ông Thiệu xin một bản sao, buổi họp kết quả xấu. Bí thư Hoàng Đức Nhã đòi bản tiếng Việt, Kissinger đưa bản Việt ngữ do BV gửi ông. Nhã thấy Hiệp định như đầu hàng, VNCH có cảm tưởng như bị phản bội. Bản văn nói đến ba nước Việt, Miên Lào, Việt Nam coi như một nước, Nhã nghi ngờ Hội đồng hòa giải dân tộc là chính phủ Liên hiệp trá hình, ông ta chú ý sự đóng quân của BV không rõ ràng, Khu phi quân sự (DMZ) bị xóa, ông Nhã ghi 64 điểm cần chi tiết hóa trước khi thành Hiệp định. Ông Thiệu tiếp Tiến sĩ Kissinger bề ngoài vui vẻ nhưng trong lòng tức giận vì ông ta không thật lòng, dối gạt Sài Gòn.
Sau khi nghe, ông Thiệu xin một bản sao, buổi họp kết quả xấu. Bí thư Hoàng Đức Nhã đòi bản tiếng Việt, Kissinger đưa bản Việt ngữ do BV gửi ông. Nhã thấy Hiệp định như đầu hàng, VNCH có cảm tưởng như bị phản bội. Bản văn nói đến ba nước Việt, Miên Lào, Việt Nam coi như một nước, Nhã nghi ngờ Hội đồng hòa giải dân tộc là chính phủ Liên hiệp trá hình, ông ta chú ý sự đóng quân của BV không rõ ràng, Khu phi quân sự (DMZ) bị xóa, ông Nhã ghi 64 điểm cần chi tiết hóa trước khi thành Hiệp định. Ông Thiệu tiếp Tiến sĩ Kissinger bề ngoài vui vẻ nhưng trong lòng tức giận vì ông ta không thật lòng, dối gạt Sài Gòn.
Theo tác giả Walter Isaacson (Kissinger A Biography trang 452),
Kissinger không biết một điều là TT Thiệu đã có một tài liệu 10 trang do
tình báo VNCH lấy được từ một hầm chỉ huy của một chính ủy tại Quảng
Tín và đã được mang về dinh Độc lập ngay nửa đêm Henry tới VN, tức ngày
18/10. Ông Thiệu đọc và biết đó là tờ huấn thị chung về ngưng bắn, gồm
một bản Sơ thảo Hiệp định do Kissinger thỏa thuận với Lê đức Thọ. Ông
Thiệu tức giận cho đó là sự phản bội trong khi Kissinger chưa nói cho
VNCH biết mà nó đã được phát cho cán bộ CS . TT Thiệu càng tức giận thấy
họ đàm phán sau lưng mình, ông đã nhờ Kissinger trong nhiều tháng cho
Sài Gòn được đám phán trực tiếp với Hà Nội hơn là bị coi như bù nhìn.
“Chúng tôi đòi được coi như thành viên. Thực ra chúng tôi cũng chẳng được hỏi ý kiến”
(We asked to be treated as partners. Instead, we had not even been consulted)
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 453
(We asked to be treated as partners. Instead, we had not even been consulted)
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 453
Theo Larry Berman sau đó ngày 20/10 Henry Kissinger và nhóm làm việc
họp tại nhà ông Trần văn Lắm đường Hồng Thập Tự Sài Gòn (theo Marvin
Kalb buổi họp này vào ngày 21/10). H Đ Nhã hỏi 64 điểm cần được soi
sáng, Kissinger cho là có 8 điểm quan trọng. Trong buổi này Kissinger và
Hoàng Đức Nhã tranh cãi căng thẳng . Tác gỉa Larry Berman nói về phiên
họp này trong No Peace No Honor trang 164, 165, 166…
Sau phiên họp, ông Nhã nói với TT Thiệu cần có kế hoạch đối phó với
Kissinger, ông ta đến Sài gòn phản bội đồng minh và khuyên TT Thiệu hủy
bỏ buổi họp với.
Kissinger dự trù hôm đó. Ông Thiệu nghe theo Nhã không tiếp Kissinger khiến ông này tức quá bảo:
“Tôi là đặc phái viên của TT Hoa Kỳ, các ông không thể coi tôi như trẻ con được, tôi muốn được gặp TT Thiệu tối nay”
Bí thư Nhã đáp.
“Thưa ông chúng tôi không coi ông như trẻ con, TT của chúng tôi đang họp với cấp chỉ huy quân sự..”
Kissinger tức giận vì một ký giả De Borchgrave của tờ Newsweek ở Hà nội phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cho biết sẽ ký Hiệp định ngày 31/10, thỏa thuận sẽ đạt được, Mỹ rút quân , lấy tù binh về, sẽ thành lập chính phủ Liên hợp không có Thiệu. Sự thực người ký giả và nhiều người không biết là Hà Nội đã bỏ đòi hỏi chính phủ Liên hiệp trong đi đêm với Kissinger. Sáng 22/10, điện thoại từ tòa Đại sứ VNCH tại Mỹ cho ông HĐ Nhã biết báo đăng bài của ký giả De Borchgrave phỏng vấn Thủ tướng Phạm văn Đồng có nói về chính phủ Liện Hiệp ba thành phần chuyển tiếp.
Khi tiếp Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker, TT Thiệu nói không thể chấp nhận Hiệp định này, ký kết tức là đầu hàng. Ông nói có ba điều bác bỏ chính, trước hết Hiệp định chỉ là Liên hiệp, kế đó không chấp nhận BV ở lại miền Nam, thứ ba khu phi quân sự không thể để BV qua lại, chúng tôi không ký. Ông cho biết ông không tin những buổi đi đêm với CS, chúng tôi hiểu rõ về CS, họ rất xạo.
TT Thiệu hỏi Tiến sĩ Kissinger : “Tại sao ông tin được Sơ thảo này?” Kissinger nói “Tôi tin là thảo ước tốt”
(Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger, trang 372, 373)
Kissinger đi Miên Lào ngày 21/10 (Larry Berman nói là ngày 21, Kalb
nói ngày 22) rồi về VN gặp lại TT Thiệu. Buổi họp gồm Kissinger, Thiệu,
Bunker, Nhã bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều. Ông Thiệu cho Sơ thảo còn tệ
hơn Hiệp định Geneve 1954 và nói “Mỹ đã thông đồng với Nga, Trung Cộng
bán đứng VN, nếu các ông công nhận BV ở đây thì người dân miền Nam sẽ
nghĩ chúng tôi bị Mỹ bán đứng và BV thắng trận” (No Peace No Honor trang
167)”. TT Thiệu bảo “Tiến sĩ Kissinger nói Lê Đức Thọ bật khóc ,
chúng tôi mới là những người xứng đáng khóc nhất là tôi, tôi biết tôi bị
phản bội, chúng tôi tiếp tục chiến đấu”
Kisinger nói tôi đã thành công ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Paris nhưng thất bại ở đây.
Thiệu nói Hiệp định này bất lợi cho VNCH, nếu chúng tôi ký chỉ trong 6 tháng miền Nam sẽ bị tắm máu. Henry ám chỉ cho Thiệu biết Quốc hội sẽ cắt viện trợ, Thiệu tỏ vẻ khinh rẻ lý luận này và nói chúng tôi không chịu ký. Kissinger nói Mỹ có thể ký riêng với BV, Thiệu không nhượng bộ , chúng tôi thà chiến đấu thêm 6 tháng cho tới khi kiệt quệ tiếp liệu còn hơn ký rồi chết ngay.
Kissinger chuẩn bị ra đi rồi bảo
“Tôi sẽ không trở lại miền nam VN, đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao của tôi”
Thiệu nói Hiệp định này bất lợi cho VNCH, nếu chúng tôi ký chỉ trong 6 tháng miền Nam sẽ bị tắm máu. Henry ám chỉ cho Thiệu biết Quốc hội sẽ cắt viện trợ, Thiệu tỏ vẻ khinh rẻ lý luận này và nói chúng tôi không chịu ký. Kissinger nói Mỹ có thể ký riêng với BV, Thiệu không nhượng bộ , chúng tôi thà chiến đấu thêm 6 tháng cho tới khi kiệt quệ tiếp liệu còn hơn ký rồi chết ngay.
Kissinger chuẩn bị ra đi rồi bảo
“Tôi sẽ không trở lại miền nam VN, đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao của tôi”
HĐ Nhã nói: “Rất tiếc chúng tôi phải chiến đấu cho đất nước của chúng tôi”
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger, trang 374).
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger, trang 374).
Tối ấy tại tư dinh Đại sứ, Kissinger đánh điện cho TT Nixon nói về sự
bế tắc và khuyên ông nên ký Hiệp định riêng rẽ với Hà Nội nếu Sài Gòn
còn trì hoãn. Trước sự ngạc nhiên của Kissinger, Nixon bác bỏ, ông không
cần ký trước bầu cử và loại trừ việc ký kết riêng ít ra trong lúc này.
Nixon nói Kissinger đừng ép Thiệu, hòa nhã và trấn an Thiệu rằng Mỹ –
Việt vẫn là đồng minh sát cánh bên nhau. Sở dĩ Nixon không cần ký gấp
trước bầu cử Tổng thống 7/11/72 vì qua thăm dò ông vượt rất xa đối thủ
McGovern, ông không muốn mang tiếng vì dùng Hiệp định để lấy phiếu.
Ngoài ra Nixon không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, một đồng minh.
Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (Marvin Kalb, Kissinger,
trang 422)
Henry ngạc nhiên khi Thiệu nghi ngờ ông và Tướng Haig thông đồng
chống VNCH, ông cho biết là đại diện của Tổng thống Mỹ, chưa bao giờ ông
bị người ta đối xử tệ như thế. Kissinger nói:
“Chúng tôi đã chiến đấu bốn năm, đã dồn hết mọi nỗ lực ngoại giao
để bảo vệ cho một quốc gia, sao ông lại nói đó là chuyện cay đắng?”
(No Peace No Honor trang 168).
(No Peace No Honor trang 168).
Hai bên bất đồng ý kiến với nhau, tình trạng rất xấu, mọi sự hy sinh và mọi nỗ lực quả tới nay gần như hỏng.
Nixon gửi thư trấn an Thiệu: Chúng tôi đã họp với Nga, Trung Cộng để
nói họ áp lực Hà Nội. Tôi tin Sơ thảo Hiệp định sẽ giử tự do cho VN,
chúng tôi cùng chủ trương với ông, nếu chúng tôi bán các ông thì đã có
nhiều cách khác dễ hơn. Hiệp định là sự thất bại của CS, chúng tôi đã cố
gắng đòi được những điều khoản tốt ngoài mong đợi.
Ông Thiệu cám ơn TT Nixon những cố gắng đã làm cho VNCH và biết TT Nixon vì lợi ích của Mỹ cũng phải vì quyền lợi của miền nam VN , ông nói: Tôi đã là đề tài cho báo chí Mỹ vu khống có hệ thống và được coi là trở ngại hòa bình. Ông không tin lời hứa của Mỹ, cho là Kissinger hùa theo BV để áp lực miền nam, ngôn ngữ trong bản Sơ thảo cho thấy họ bỏ những điều khoản cũ, theo TT Thiệu, cố vấn Kissinger đã đã bỏ hết những điểm đã thỏa thuận với đồng minh của Mỹ. Cuộc thương thuyết với đồng minh không thành, Kissinger bỏ chuyến đi Hà Nội, ông dỗ ngọt Thiệu và nói ông đang đi trên con đường tự sát. Cả Kissinger và Nixon không hiểu sao Thiệu lại hành động như thế. Ông Thiệu cãi lại bảo hiện có từ 200 tới 300 ngàn quân BV còn ở lại miền nam VN và Hội đồng hòa giải dân tộc có ba thành phần nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện là tự sát.
Ông Thiệu cám ơn TT Nixon những cố gắng đã làm cho VNCH và biết TT Nixon vì lợi ích của Mỹ cũng phải vì quyền lợi của miền nam VN , ông nói: Tôi đã là đề tài cho báo chí Mỹ vu khống có hệ thống và được coi là trở ngại hòa bình. Ông không tin lời hứa của Mỹ, cho là Kissinger hùa theo BV để áp lực miền nam, ngôn ngữ trong bản Sơ thảo cho thấy họ bỏ những điều khoản cũ, theo TT Thiệu, cố vấn Kissinger đã đã bỏ hết những điểm đã thỏa thuận với đồng minh của Mỹ. Cuộc thương thuyết với đồng minh không thành, Kissinger bỏ chuyến đi Hà Nội, ông dỗ ngọt Thiệu và nói ông đang đi trên con đường tự sát. Cả Kissinger và Nixon không hiểu sao Thiệu lại hành động như thế. Ông Thiệu cãi lại bảo hiện có từ 200 tới 300 ngàn quân BV còn ở lại miền nam VN và Hội đồng hòa giải dân tộc có ba thành phần nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện là tự sát.
Kissinger cam kết với ông Thiệu Mỹ không bao giờ bỏ rơi người bạn tốt
và ông cần biết không ai coi Hội đồng hòa giải là cái gì, đó là sự thất
bại của Hà Nội. Trong ý định tuyệt vọng cuối cùng của Kissinger muốn
xoay chuyển Thiệu, ông ta nói trong 6 tháng nữa Quốc hội Mỹ sẽ cắt hết
viện trợ, mặc dù vậy ông Thiệu vẫn từ chối ký Hiệp định.
Kissinger bảo Hoàng Đức Nhã
“Tổng thống của các ông đã chọn con đường chết cho lý tưởng nhưng ông ấy không làm gì được! Nếu cần chúng tôi ký riêng với Hà Nội, còn tôi sẽ không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn nữa, không bao giờ. Đây là thất bại lớn nhât trong nghề ngoại giao của tôi”
(. . . If we have to, the United States can sign a seperate peace treaty with Hanoi . . . –No Peace No Honor, page 169).
“Tổng thống của các ông đã chọn con đường chết cho lý tưởng nhưng ông ấy không làm gì được! Nếu cần chúng tôi ký riêng với Hà Nội, còn tôi sẽ không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn nữa, không bao giờ. Đây là thất bại lớn nhât trong nghề ngoại giao của tôi”
(. . . If we have to, the United States can sign a seperate peace treaty with Hanoi . . . –No Peace No Honor, page 169).
HĐ Nhã nói:
“Rất tiếc nhưng xin ông nhớ cho chúng tôi phải bảo vệ đất nước.”
“Rất tiếc nhưng xin ông nhớ cho chúng tôi phải bảo vệ đất nước.”
Ông Thiệu nhờ Tiến sĩ chuyển nỗi sợ của ông tới TT Nixon và chỉ vào bản đồ nói:
“Nước Mỹ mất một nước VNCH nhỏ bé chẳng đáng gì, chỉ là cái chấm
trên bản đồ thế giới. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến chết! Chính sách bang
giao của các ông bây giờ đi với Nga, với Tầu vì thế ông theo chiến lược
mới. Chúng tôi chọn lựa giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký Hiệp
định có nghĩa là đầu hàng để chấp nhận án tử hình bởi vì sống mà không
có tự do tức là chết. Thực còn tệ hơn chết!”
Sách kể trên trang 170
Sách kể trên trang 170
Kissinger cho biết truyền thông, trí thức đã làm Mỹ thất bại. Khi về
Mỹ ông hứa sẽ họp báo và có cảm tưởng như có kết quả và cuộc chiến kéo
dài mười năm không thể giải quyết trong một tuần. Ông cũng cho biết khó
mà nhận thức rằng Quốc hội sẽ tiếp tục yểm trợ, không may chúng ta ở vị
thế phải nhượng bộ, chúng ta nghĩ là chiến thắng nhưng dĩ nhiên là sai
lầm. Cuối cùng ông Thiệu nói với Tiến sĩ chúng ta không có lý do để gặp
lại và nhờ chuyển quan điểm của ông với TT Nixon nhưng Kissinger đề nghị
tiếp tục họp để cho bên ngoài thấy không có bế tắc.
Kissinger vẫn còn hy vọng Thiệu sẽ đổi ý, Nhã và Thiệu đồng ý họp hôm
sau 22/10, Kissinger cố gắng thuyết phục Thiệu nhưng thất bại, ông điện
tín cho Tướng Haig ngày 22/10 nói Thiệu quá cứng rắn, ông ta đòi hỏi
những cái gần như điên khùng .
Sáng ngày thứ hai 23/10 Kissinger trở lại dinh Độc Lập, ông ta trấn an TT Thiệu không hề có việc đàm phán với Hà Nội mà không cho miền nam VN biết, Tiến sĩ bảo cả hai tân và cựu Đại sứ Mỹ tại VN đều nói cho TT Thiệu biết ai ủng hộ và ai chống ông, con đường ông chọn chỉ là tự sát.
Sáng ngày thứ hai 23/10 Kissinger trở lại dinh Độc Lập, ông ta trấn an TT Thiệu không hề có việc đàm phán với Hà Nội mà không cho miền nam VN biết, Tiến sĩ bảo cả hai tân và cựu Đại sứ Mỹ tại VN đều nói cho TT Thiệu biết ai ủng hộ và ai chống ông, con đường ông chọn chỉ là tự sát.
Henry đổi chiến thuật bằng cách trấn an bảo Thiệu đừng lo âu, chắc chắn Nixon sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ hai
“Xin ông cứ ký đi, nếu họ vi phạm chúng tôi sẽ mở chiến dịch tấn công vào BV”
No Peace No Honor- trang 170.
“Xin ông cứ ký đi, nếu họ vi phạm chúng tôi sẽ mở chiến dịch tấn công vào BV”
No Peace No Honor- trang 170.
Thế là Kissinger không còn thao túng mọi việc nữa, tự hỏi làm sao ăn
nói với Hà Nội đây? Sáng thứ hai 23/10 ông tới dinh ĐộcLập chào TT Thiệu
hy vọng ông này đổi ý, hai bên bàn thảo nhưng không đi tới gần nhau.
Thiệu gửi thư cho Nixon qua Kissinger. Kisinger nói Hoa Kỳ muốn kết thúc
chiến tranh trên căn bản tạo sự hòa hợp với đồng minh trên căn bản công
bình chung cho tất cả..
Theo Marvin & Bernard Kalb cho biết hai phụ tá Haig và Negroponte
của Kissinger bảo ông hãy cẩn thận đừng vội thỏa thuận với Hà Nội mà
không cần biết đến Sài Gòn. Có một viên chức nói Kissinger sai lầm, đáng
lẽ ông phải về Mỹ, nghỉ ngơi cho tỉnh táo, coi lại sơ thảo cẩn thận với
Hoa Kỳ cũng như VNCH xong trở lại Paris nhưng ông ta nóng nẩy quá. BV
biết là phía Mỹ nóng ruột, họ đưa ra sơ thảo Hiệp định là chụp lấy ngay.
Lúc ra phi trường Tân sơn Nhất về Mỹ, Kissinger tiến lại đám ký giả
ra vẻ lạc quan tươi cười để tạo hy vọng cho thế giới đang khao khát hòa
bình.
Ông bắt tay một nữ phóng viên tóc dài, đen và nói:
-Tôi đến đây chỉ để thăm cô
Nữ ký giả hỏi
-Chuyến đi tốt đẹp thành công chứ?
Kissinger nói:
-Vâng, tôi tới đây bao giờ cũng tốt đẹp,
Cô lại hỏi: Ông có trở lại đây không?
Kissinger chỉ cười không trả lời.
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger trang 376)
Theo tác giả Kalb ông Thiệu biết nếu Mỹ đốc thúc Sài Gòn quá cơ cấu chính quyền VNCH sẽ sụp đổ gây nguy hại cho triệt thoái của Mỹ nên đã bác bỏ đề nghị của
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger trang 376)
Theo tác giả Kalb ông Thiệu biết nếu Mỹ đốc thúc Sài Gòn quá cơ cấu chính quyền VNCH sẽ sụp đổ gây nguy hại cho triệt thoái của Mỹ nên đã bác bỏ đề nghị của
Kissinger. Ông muốn quân Mỹ ở lại thêm ngày nào hay ngày nấy để có
thời giờ củng cố thêm sức mạnh. Ông Thiệu lên truyền hình nói chuyện
suốt hai giờ với đồng bào về cuộc đàm phán gay cấn với Kissinger và cho
biết những đề nghị của BV, Mỹ không chấp nhận được. Ông không bao giờ
chấp nhận Liên hiệp và mấy trăm ngàn quân CSBV còn ở lại miền nam VN.
Nếu Liên hiệp với CS thì chưa tới một năm sẽ có năm triệu người bị CS
giết, không ai có thể bắt ta theo quyết định của họ. Phát ngôn viên BV
tại Paris tố cáo TT Thiệu cản trở hòa bình.
Ngày 23/10 Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn, hôm sau 24/10 ông
Thiệu lên truyền hình, đài phát thanh hiệu triệu dân miền nam 2 giờ nói
Kissinger điều khiển ngoại giao Mỹ kết án VNCH gây trở ngại hòa đàm, CS
chỉ muốn Mỹ rút để chiếm miền Nam, quân BV vẫn còn tại chỗ. Ông Thiệu
kêu gọi người Việt Quốc gia cứu nước trước một Hiệp định giả. Tương lai
17 triệu rưỡi người VNCH bị nguy hiểm.
Ngày 26/10 Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc nói hòa bình trong tầm
tay (Peace is at hand). Theo phụ tá Negroponte, Kissinger nói thế là
muốn cho BV biết Mỹ sẽ tiếp tục đi tới thỏa thuận, ông cho biết TT Thiệu
chưa quen với Hiệp định và ông muốn có thì giờ tính toán sửa chữa thêm,
TT Nixon và phụ tá Kissinger cho là trì hoãn. Sau này vào ngày
21/2/1975 Kissinger tâm sự với McGovern trong một bữa ăn trưa, ông nói
câu Peace is at hand không phải để làm tổn thương McGovern nhưng để dìm
Thiệu và các cố vấn của ông ta xuống (No Peace No Honor, trang 174).
Theo Larry Berman ngày 28/10/1972 Đại sứ Bunker điện tín choTiến sĩ
Kissinger biết một tin phiền toái. Ông Thiệu đã bắt được một huấn thị
cán bộ của BV và VC từ ngày 21 tới 25 tháng 10 (theo Walter Isaacson như
ở trên nói là ông Thiệu đã có tài liệu này từ 18/10.). Chiến thuật của
CS như sau: “Quân đội ta vẫn còn ở lại miền nam. Ngưng bắn tại chỗ sẽ có
lợi cho ta nhiều vì cho ta giữ vị thế cài răng lược hay da beo ở miến
Nam VN.
Ngày 7/11/1972 Nixon tái đắc cử Tổng thống với 60.7% số phiếu phổ
thông, hơn McGovern 18 triệu phiếu, Cộng hòa thắng 49 tiểu bang, Dân chủ
chỉ có một tiểu bang , Nixon được 520 phiếu cử tri doàn (electorale
vote) so với 17 phiếu của McGovern. Kissinger thì bị cả hai miền chửi
bới đả đảo, miền Bác nói ông ta lật lọng, không giữ lời cam kết, Nga,
Trung Cộng chỉ trích Mỹ phá hòa đàm, ông Thiệu tại Sài gòn tiếp tục
chống đối ký kết.. Kissinger chán nản không muốn đàm phán tại Hội nghị,
Nixon khuyến khích ông tiếp tục tìm hòa bình.
Sang tháng 11/1972 hòa đàm không tiến triển gì hơn, ông Thiệu vẫn
phát động chống đối không chấp nhận Sơ thảo Hiệp định, đòi CS phải rút
hết về Bắc. Ngày 19/11, Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu đàm phán trở
lại, hai bên không tiến lại gần nhau được.
Sang tháng 12 tình hình còn bi đát hơn, ngày 5, 6/12 Kissinger gứi
nhiều điện tín bi quan đề nghị bỏ hòa đàm tím biện pháp mạnh, oanh tạc
BV.. Nixon không chấp thuận, ông muốn tiếp tục đàm phán và nói sẽ chấm
dứt nhiệm vụ Kissinger nếu bỏ Hội nghị. Cuộc hòa đàm ngày thêm bế tắc,
ngày 13/12 tan vỡ, Lê đức Thọ bỏ Hội nghị không hẹn khi nào trở lại.
Ngày 14/12 Kissinger về Mỹ cùng Nixon và Tướng Haig bàn luận đưa tới
quyết định ném bom BV. Nixon gửi tôi hậu thư cho BV nếu không trở lại
đàm phán sẽ bị oanh tạc.
BV bỏ Hội nghi hy vọng Quốc hội Mỹ họp đầu năm 1973 sẽ ra luật chấm
dứt chiến tranh, đó là lỗi lầm tai hại. Hà nội không trở lại Hội nghi,
lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Nixon cho oanh tạc ngoại ô Hà
Nội, Hải phòng bằng B-52, chiến địch này gọi là Linerbacker II kéo dài
12 ngày từ 18/12 cho tời cuối tháng 12/1972. Bắc Việt chịu trở lại đàm
phán, ngày 9/1/1973 hai bên đi tới thỏa hiệp chung đúng vào ngày sinh
nhật thứ 60 của TT Nixon. Ngày 23/1/1973 Kissnger và Lê Đức Thọ ký tắt,
bốn ngày sau 27/1 bộ ngoại giao Mỹ, BV, VNCH, VC ký chính thức Hiệp định
ngưng bắn.
Nhận xét và kết luận
Hiệp định Paris có nhiều điều khoản nhưng chỉ có một số vấn đề chính:
Mỹ rút quân, ông Thiệu vẫn làm Tổng thống, không Liên hiệp, BV còn đóng
quân ở miền nam, trao trả tù binh…
Hiệp định ký ngày 27/1/1973 thực ra không khác gì Sơ thảo Hiệp định
tháng 10/1972 trước đây đúng ba tháng. Đa số các nhà chính khách, các
nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đều nhận định trận oanh tạc to lớn
không đạt kết quả mong muốn. Mặc dù Nixon đã cho thả 20 ngàn tấn bom
(20,000) xuống BV, bị thiệt hại nhân mạng, 91 người thuộc phi hành đoàn
mất tích, mất 27 máy bay trong đó có 15 B-52 mỗi cái trị giá 8 triệu
…nhưng không đòi được gì thêm, Cộng quân vẫn còn ở miền nam VN.
Negroponte, phụ tá Kissinger nói
“Chúng ta oanh tạc BV để họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta”
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 483.
“Chúng ta oanh tạc BV để họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta”
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 483.
Các tác giả Stanley Karnow, Marvin Kalb, Bernard Kalb, Walter
Isaacson, Larry Berman.. đều nhận định sau ba tháng chiến tranh và trận
dội bom ồ ạt đã không làm thay đổi gì thêm bản Sơ thảo có từ tháng 10
đúng ba tháng trước, BV không chịu rút quân. Mọi nỗ lực của VNCH, sự
chống đối của ông Thiệu không đạt được kết quả mong muốn hoặc kết quả cụ
thể về chính trị mà chỉ có giá trị tinh thần, nó chứng tỏ miền nam VN
có chủ quyền.
Sự cứng rắn của cả hai miền Nam Bắc đã làm cho Nixon vô cùng tức
giận, sự ngoan cố của miền Bắc được trả giá bằng 20 ngàn tấn bom, miền
Nam bị Nixon hăm dọa sẵn sàng cắt viện trợ nếu không hòa hợp với Mỹ.
Nhờ Nixon nhanh tay xử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại
bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm
dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH… để đánh đổi lấy 580 người
tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc này, trận oanh tạc long
trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.
Sau này Kissinger viết
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “
(No Peace No Honor trang 215)
(No Peace No Honor trang 215)
Larry Berman cho rằng B-52 là lá bài chót của Nixon (The B-52s were
his last roll of the dice, No Peace No Honor trang 215). Lê đức Thọ bỏ
hội nghị không thèm đám phán không chỉ là sự sỉ nhục đối với Kissinger,
Nixon mà cho cả nước Mỹ.
Kissinger đã chạy ngược chạy xuôi hết thủ đô nước này sang thủ đô
nước khác để ký cho được Hiệp định vào cuối tháng 10, trước ngày bầu cử
Tổng thống 7/11/1972 để kiếm điểm, lập công và cuối cùng đã thất bại. Sự
thật Nixon không cần phải ký trước bầu cử vì qua thăm dò ông vượt quá
xa McGovern, chắc ăn như bắp. Tối 22/10 khi Kissinger còn ở Sài Gòn đánh
điện về Bạch ốc đề nghị Nixon ký Hiệp định riêng với Hà nội vì VNCH
cứng rắn nhưng bị Tổng thống từ chối, ông không muốn ký mà không có
Thiệu, một đồng minh. Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (Marvin
Kalb, Kissinger, trang 422)
“Không phải Kissinger muốn làm gì cũng được mà ông phải theo đúng vai trò người ta giao phó”
(Whatever his personal preferences, he played his assigned role)
Marvin Kalb, Kissinger trang 422
(Whatever his personal preferences, he played his assigned role)
Marvin Kalb, Kissinger trang 422
Cuộc hòa đàm vào lúc này đã khiến VNCH và Mỹ rạn nứt, Thiệu và
Kissinger Nixon chia rẽ, Nixon và Kissinger cũng gần tan vỡ, ngay cả
CSBV và VC cũng chia rẽ trầm trọng.
Sau trận oanh tạc B-52 cuối năm 1972, Kissinger trả lời phỏng vấn và ý
muốn cho biết quyết định oanh tạc do Tổng thống, ông không có trách
nhiệm, tuy nhiên ông ủng hộ chiến dịch này. Từ đó liện hệ Nixon
Kissinger đi tới chỗ căng thẳng, Nixon đã có ý định loại bỏ Kissinger,
có lần ông nói chuyện với Đô đốc Elmo Zumwalt “Tôi sắp đuổi cổ thằng chó đẻ ấy” I’m going to fire the son of a bitch” (Kissinger a Biography, trang 475)
Theo Larry Berman vì Việt Cộng áp lực Hà nội đòi Mỹ nhượng bộ mà BV
phải bị trận oanh tạc B-52. Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các
đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn
trận đòn chí tử. (No Peace No Honor trang 175,177).
Ông Thiệu nhất quyết đòi quân đội BV phải rút khỏi miền nam nhưng cả
hai ông Nixon và Kissinger chịu thua không thể theo lời yêu cầu của TT
Thiệu: Hà nội chỉ nhượng bộ đến thế. Thật vậy, CS đã nướng một triệu
quân chẳng lẽ họ lại về tay không, chẳng được tí gì.
Trong No More Vietnams trang 152, TT Nixon cho biết Hà nội từ chối
rút quân khỏi miền nam, họ chẳng thà không ký Hiệp định còn hơn rút quân
về Bắc. Nếu không ký được hiệp định, hòa đàm bế tắc sẽ trở thành thảm
kịch. Trang 169-170 sách kể trên Nixon cho biết nếu ông không ký được
Hiệp định thì Quốc hội sẽ bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh, rút quân và cắt
viện trợ VNCH để đổi lấy hòa bình và tù binh Mỹ.
TT Nixon nhiều lần thuyết phục TT Thiệu đừng quan tâm đến những điều khoản này nọ của Hiệp định, giấy mực của Thỏa ước không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của B-52, ông đã có bửu bối bảo đảm hòa bình.
TT Nixon nhiều lần thuyết phục TT Thiệu đừng quan tâm đến những điều khoản này nọ của Hiệp định, giấy mực của Thỏa ước không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của B-52, ông đã có bửu bối bảo đảm hòa bình.
Năm 1980 Kissinger gửi thư cho cựu TT Thiệu để làm hòa, ông ta nói
nếu không có vụ Watergate chúng tôi có thể đã vận động Quốc hội cung cấp
đủ viện trợ cho VNCH năm 1973 và 1974. Bi kịch bản Hiệp định năm 1972
là do hậu quả của nội tình nước Mỹ, nếu ta không tìm hòa bình Quốc hội
đã bỏ rơi VN từ 1973 chứ không đợi tới 1975
(Had we attempted to continue the war, the Congress would have imposed in 1973 what was done later in 1975- Kissinger a Biography, trang 646)
(Had we attempted to continue the war, the Congress would have imposed in 1973 what was done later in 1975- Kissinger a Biography, trang 646)
Tiến sĩ Kissinger xin ông Thiệu đừng giận, ông Thiệu không trả lời
thư, năm 1990 ông dọn vào Mỹ và nói không trách cá nhân Kissinger, ông
ta không nhìn cuộc chiến trong bối cảnh Việt Nam như chúng tôi.
Sự thực Kissinger cũng chẳng là cái gì cả, ngay như Nixon trong giai
đoạn ấy cũng không khác nào một vị Tổng thống bù nhìn trước sự thao túng
của Quốc hội Dân chủ chứ đừng nói cương vị Phụ tá như Kissinger. Dân
chủ đối lập chiếm ưu thế tại lưỡng viện Quốc hội, họ nắm 55.6% Hạ viện
với 242 ghế (Cộng hòa 192), họ cũng nắm 56% Thượng viện với 56 ghế (Cộng
hòa 42 ghế). Lập pháp Dân chủ được đa số người dân, phong trào phản
chiến ủng hộ đã trói tay Hành pháp Cộng hòa, tha hồ mà làm mưa làm gió,
họ vô hiệu hóa tất cả mọi nỗ lực của Cộng hòa về cuộc chiến VN.
Quốc hội Dân chủ đã thỏa mãn nguyện vọng người dân để rút ra khỏi
cuộc chiến sa lầy vì họ sống nhờ lá phiếu của những người phản chiến.
Thuyết định mệnh lịch sử của nhà văn hào Leon Tolstoi trong Chiến
Tranh Và Hòa Bình cho rằng vĩ nhân không ảnh hưởng gì tới lịch sử, họ
cũng bị cuốn theo dòng lịch sử. Chính đám đông, những người thường dân
nhỏ bé đã làm lên lịch sử.
Thấm thoát đã 40 năm trôi qua, lịch sử vẫn luôn luôn biến động không ngừng.
© Trọng ĐạtThấm thoát đã 40 năm trôi qua, lịch sử vẫn luôn luôn biến động không ngừng.
© Đàn Chim Việt
————————————————
Tài Liệu Tham Khảo
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003
No comments:
Post a Comment