Cảnh sát Hồng Kông tấn công Hội Tam Hoàng
Những
xấp tiền còn mới tinh, mã tấu, thanh sắt, máy vi tính, cờ mạc chược,
thuốc phiện, thuốc lá giả và đĩa hình khiêu dâm là kết quả mà cảnh sát
Hồng Kông
thu được trong chiến dịch chống băng đảng quy mô, có tên gọi là « Cú sấm
sét ». Nhưng theo Le Monde, cuộc chiến chống hội Tam Hoàng còn lâu mới
kết
thúc.
Minh Anh -Theo bài viết « Cảnh sát Hồng Kông tấn công Hội Tam Hoàng tại vùng châu
thổ Châu Giang » của báo Le Monde, số ra hôm nay, trong vòng một tháng , từ
ngày 09/07 cho đến ngày 08/08 vừa qua, cùng với sự phối hợp của lực lượng an
ninh Ma Cao và tỉnh Quảng Châu, cảnh sát Hồng Kông đã tấn công vào 1700 điểm
đáng nghi ngờ bao gồm các sòng bạc mạc chược, các quán bar hoạt động trái phép,
nhà chứa, phòng mát-xa, hộp đêm, sòng bài, khách sạn, nhà riêng và kho bãi của
các băng đảng.
Hơn 15 000 cảnh sát tham gia vào đợt tung lưới quy mô và gần 1200 người trong
độ tuổi từ 14 đến 73 tuổi đã bị bắt giữ. Trong buổi họp báo hôm thứ Năm ngày
16/8, cảnh sát Hồng Kông cho biết rất « hài lòng » với kết quả đạt
được. Theo người đứng đầu cơ quan chống các tổ chức băng đảng, ông Kwok Ho-fai,
ranh giới hoạt động của Hội Tam Hoàng tập trung chủ yếu giữa khu vực biên giới
Ma Cao và các sòng bạc ở phía tây thành phố Châu Hải, Thẩm Quyến và phía bắc
tỉnh Quảng Đông, biên giới với Trung Quốc và Hồng Kông, phía đông trung tâm tài
chính.
Hoạt động chính của các hội kín Trung Quốc, trong đó có những băng đảng có từ
rất lâu, như băng « 14K », có nguồn gốc từ trăm năm nay, tập trung chủ yếu trong
các lãnh vực buôn lậu, cướp giật, làm hàng giả, hoạt động mại dâm, cờ bạc… Cũng
theo ông Kwok Ho-fai, từ năm 1990, kê-ta-min, một loại thuốc an thần dành cho
ngựa đang chiếm lĩnh thị trường thuốc phiện tại Hồng Kông. Đây là loại thuốc
được nhiều thanh niên Hồng Kông thích dùng, chủ yếu là vào chiều tối, do tác
dụng chống ức chế.
Cảnh sát Hồng Kông cho biết, việc cài người vào các tổ chức băng đảng vẫn là
phương pháp ưa thích nhất trong công tác chống các nhóm băng đảng. Vào đầu tháng
Tám này, lực lượng an ninh của ba thành phố Ma Cao, Hồng Kông và Quảng Châu đã
tập trung tấn công vào các chủ sòng bài và các khách hàng tại Ma Cao, bắt giữ
hơn 100 đối tượng chủ yếu liên quan đến các tội danh rửa tiền. Trước đó, vào
cuối tháng Sáu, ông Ng Man-sun 65 tuổi, gương mặt nổi cộm của ngành sòng bạc, đã
bị một nhóm khoảng chừng 5, 6 người xúm lại đánh đập dã man.
Sau vụ hành hung này, đã liên tiếp diễn ra 3 vụ ám sát trong tháng Bẩy. Và
theo tờ South China Morning Post, điều đó đã châm ngòi cho chiến dịch « Cú
sấm sét » của cảnh sát Hồng Kông. Le Monde nhắc lại là vào năm 1999, Ma Cao
đã nếm trải những giờ phút đen tối, hơn 40 người có dính líu đến ngành công
nghiệp cờ bạc và các băng đảng tội phạm đã bị giết hại.
Le Monde cho biết, sắp tới đây, việc thủ lãnh băng 14K, ông Wan Kuok-koi,
biệt danh là « Răng Sún », sắp mãn hạn tù sẽ còn làm cho tình hình thêm
bất ổn. Bởi vì, Ng Man-sun và Răng Sún là những kẻ thù không đội trời chung.
Cuộc chiến chống lại các băng đảng tại Hồng Kông còn lâu mới giành được thắng
lợi. Ba ngày sau khi chiến dịch « Cú sấm sét » kết thúc, cảnh sát Hồng
Kông lại lao vào một chiến dịch khác mang tên « Landchaser », truy lùng
các băng đảng chuyên sản xuất rượu lậu. Bởi vì, hơn 600 chai rượu Whisky và
Vodka của nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau, được bán trong các quán bar đã
bị tịch thu.
Vậy mà, Hồng Kông lại được xếp là một trong những thành phố an toàn nhất trên
thế giới, với mức tỷ lệ tội phạm cực kỳ là thấp….
Châu Á : Thiên đường cho các sòng bạc ?
Không phải bất cứ lãnh vực nào cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh
tế, ngoại trừ ngành cờ bạc. Tại châu Âu, các sòng bạc có mức tăng
trưởng tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế (tăng 6%, trong khi tăng
trưởng kinh tế đang tiến dần về số 0). Mặc dù vậy, trung tâm của ngành
trò chơi may rủi này đang có xu hướng chuyển dịch dần về phía châu Á,
khiến cho khu vực này trở thành trung tâm sòng bạc hàng đầu trên thế
giới, vượt qua mặt cả Hoa Kỳ và Châu Âu trong năm 2012 này. Về chủ đề
này, phụ san kinh tế tờ Le Figaro có bài viết giải thích đề tựa « Các sòng bạc dịch chuyển về châu Á ».
Các con bạc châu Á tiêu tiền nhiều hơn con bạc Mỹ và châu Âu (một
người châu Á chi gấp 6 lần một người Mỹ). Họ thích đánh bạc (trò chơi cò
quay, black jack, ném xúc xắc …) hơn là các máy đánh xu. Đứng đầu danh
sách thiên đường sòng bạc châu Á là Macao, vùng lãnh thổ duy nhất tại
Trung Quốc cho phép các các hoạt động sòng bạc, là đầu tàu tăng trưởng
cho cả châu lục với 35 cơ sở. Nhờ biết kết hợp hoạt động sòng bạc với
mua sắm, Ma Cao trở thành điểm shopping hạng sang, chủ yếu thu hút các
khách hàng Trung Quốc giàu có đến từ các vùng duyên hải. Thu nhập hàng
năm của Macao bằng cả Las Vegas và Atlantic City gộp lại.
Dĩ nhiên, miếng bánh ngon không thể nào chỉ để một mình Macao hưởng.
Singapore, Philippines và Việt Nam cũng muốn được chia phần. Từ hai năm
nay, các quốc gia này đua nhau xây dựng các khu liên hợp sang trọng có
cả sòng bạc, khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị và cửa hàng cao
cấp.
Nếu như các cơ sở sòng bạc vẫn duy trì thế độc tôn của mình, thì các
trò đánh bạc qua mạng internet cũng tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhất
là tại Nhật Bản (do cá cược thể thao và đánh bài qua mạng được chính phủ
cho phép) và Hàn Quốc. Tại hai quốc gia này, thu nhập của các ngành
sòng bạc tăng 15%/năm nhờ các trò đánh bạc trên các điện thoại thông
minh.
No comments:
Post a Comment