Tổng hợp sưu tầm về Tướng Nguyễn Ngọc Loan trên...Net.
Và đây, nhận định về con người của Tướng Nguyễn Ngọc Loan:
Hãy
dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của ngươi, trên
con đường mà số phận đã đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không
nói một lời”.
Crier, pleurer, gémir c’est également lâche,
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche Dans la voie où le sort a voulu t’appeler Puis comme moi, souffre et meurt sans
parler. Alfred de Vigny
- Cổ nhân có câu “Cái quan định luận”, có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rỏ ràng về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu tướng NguyễnNgọc Loan, người tạ thế 14 tháng 7/1998.
11 tháng 12, 1930 - 14 tháng 7 - 1998
- Cổ nhân có câu “Cái quan định luận”, có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rỏ ràng về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu tướng NguyễnNgọc Loan, người tạ thế 14 tháng 7/1998.
Thiếu
tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930 – 1998) là Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia
kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, phụ trách Đặc ủy
Trung ương Tình báo. Nguyễn Ngọc Loan là người đã cầm súng bắn thẳng vào
đầu một người chưa rõ danh tính (được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém)
hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà)) trong Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 gây xôn xao dư
luận.
Con đường binh nghiệp
Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu
Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế - Tú tài 2, tốt nghiêp Khóa
1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Thân
phụ là ông Nguyễn Ngọc Lợi, nguyên là kỹ sư công chánh, Trưởng khu Hỏa
xa Huế.
Gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp, ông theo học Khóa 1
Trường Võ Khoa Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong
Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại
Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần
thứ nhất kết thúc, ông trở về Việt Nam. Khi chính quyền Việt Nam Cộng
hòa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu
trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát
đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư
lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng hòa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn
Cao Kỳ.
Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11
tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1
Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Sau
chiến dịch này Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm
Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ
trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.
Năm 1966 Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử
ra miền Trung bình định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly
khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Do việc
thành công trong cuộc bình định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu
tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao
Kỳ,
lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).
Bức ảnh gây chấn động dư luận thế giới
Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm
súng bắn thẳng vào đầu Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp), một đặc công
Việt Cộng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là
trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy) Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie
Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là
Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy
tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan
quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra.
Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng
cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này.
Đây mới đúng là video xử tử tên Nguyễn Văn Lém tại mặt trậnhttp://video.google.com/videoplay?docid= 2390091327094425662
Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe Bảy Lốp bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.
Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng:"Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng."
Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và nó làm cho Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:
"Viên tướng Loan giết người Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. Hình ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý lừa dối. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?'"
"Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò để kết liễu Bảy Lốp?", ông Adams hỏi.
Nguyên văn tiếng Anh:
"The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths... What the photograph didn't say was, 'What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?'"
"How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?".
Thất sủng và cuộc sống lưu vong
Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, trong một trận chiến vào tháng 5-1968, tướng Loan bị thương gãy chân và phải sang Úc để điều trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để điều chuyển tướng Loan ra khỏi các chức vụ trong An ninh Quân đội và Cảnh sát để thay người của mình vào, hòng chặt đứt vây cánh của tướng Kỳ, khi đó đang là Phó tổng thống. Khi trở về Việt Nam, tướng Loan bị loại ngũ và sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh.
Sau 1975 Nguyễn Ngọc Loan di tản khỏi Việt Nam. Có thông tin rằng Nguyễn Ngọc Loan phải vất vả lắm mới vào được Mỹ vì người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như Nguyễn Ngọc Loan.
Vào năm 1976, hai dân biểu của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer nộp đơn giùm “Bảy Lốp” kiện Nguyễn Ngọc Loan và yêu cầu Hoa Kỳ trục xuất nhưng việc không thành.
Sau khi định cư Nguyễn Ngọc Loan mở quán ăn nhỏ, Les Trois Continents, ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia.
Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời do bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington, D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:
"Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."
Nguyên lời dẫn tiếng Anh:
"The guy was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him"
Phạm Phong DinhTHIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN
MỘT ĐỜI TẬN TỤY VỚI NƯỚC NON
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình.
Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Câu chuyện của tấm ảnh
(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.
Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.
Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.
Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.
Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ
Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
Tướng Loan sau này
Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : “Ta đã biết ngươi là ai rồi !”.
Sự day dứt của tác giả tấm hình
Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :
“Genaral …tears are in my eyes …” .
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn
“Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : ” Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?”.
Còn nhớ trong những ngày lửa binh Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 ở vùng Sài Gòn - Gia Định -Chợ Lớn, có một vị tướng dáng vóc nhỏ bé trong chiếc áo giáp đen sạm khói súng, đã xông xáo giữa những làn đạn chằng chịt đỏ lửa, trong tiếng AK và tiếng B40 nổ rền trời. Ông ôm cây súng M16 đứng xổng lưng trên tuyến đầu, chiến đấu và bắn về phía quân địch như bất cứ một người chiến sĩ khinh binh dũng cảm nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mà đã đi vào huyền thoại quân lực và chiến sử Việt Nam, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Tình Báo và An Ninh Quân Đội, cựu Tư Lệnh Phó Không Quân QLVNCH.
Cuộc đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là cả một tấm gương sáng. Là một phi công ưu tú của quân chủng Không Quân, người đã có hàng ngàn giờ bay trên nhiều loại phi cơ oanh tạc chiến đấu, sự dũng cảm phi thường của ông đã đưa ông lên đến chức vụ cao tột Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1960 sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính là người đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi Tên Lửa " (Flamming Dart) ngày 11.2.1965, dũng mãnh lao xuyên qua những làn đạn phòng không kinh khủng của giặc bắn phá hang ổ địch và những địa điểm tàng trữ các phương tiện chiến tranh mà từ đó Hà Nội trang bị cho binh đội của họ tràn qua vĩ tuyến 17 tàn sát đồng bào miền Nam. Trong những giây phút lơ lửng giữa sự sống và cái chết trên bầu trời miền Bắc, những chiếc A1 do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đã đánh những chùm bom chính xác rải lên đầu bọn cuồng khấu. Để cho chúng biết rằng, dù những chiếc A1 bay chậm và lỗi thời, không thể nào địch nổi những chiếc MIG 17, 19, 21 phản lực cơ tối tân mà Nga Sô và Trung Cộng đã viện trợ cho Không Quân Bắc Việt, những người trai anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn quyết tâm chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc. Trong một phi vụ vượt vĩ tuyến, có một lần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã phải đau xót nhìn chiếc phi cơ của anh hùng Thiếu Tá Phạm Phú Quốc trúng đạn giặc và nổ bùng thành một chiếc hoa lửa đỏ giữa bầu trời xanh thẳm.
Sau những chiến công lừng lẫy trên bầu trời miền Bắc và sau khi chiến dịch "Mũi Tên Lửa" chấm dứt, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Chuẩn Tướng và được điều động về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cùng lèo lái con thuyền quốc gia kể từ ngày 19.6.1965, sau khi đã gạt bỏ được Đại Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, vì những yếu kém và bất lực của ông này. Ngày 19.6 từ đó được chọn là "Ngày Quân Lực", biểu trưng của ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái lập trật tự và điều hành guồng máy quốc gia. Trong những năm đó, Chuẩn Tướng Loan được sự tín nhiệm của Thiếu Tướng Kỳ, đã là một vị tướng hết sức mẫn cán, ông thẳng tay bố ráp và truy lùng bọn cộng sản nằm vùng, bọn tình báo địch xâm nhập đô thành.
Cảnh Sát Quốc Gia của ta trong thời kỳ đó đã hốt được nhiều mẻ lớn. Là một vị tướng năng nổ, ông đã được chính phủ cử ra Trung cùng một số tướng lãnh tài năng khác bình định vụ biến động Phật giáo trong năm 1966. Ngoài Vùng I tình hình vô cùng rối ren với sự khuấy động của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, sự bất tuân phục của ông này vì sự tranh giành quyền lực với chính phủ trung ương, và sự quá khích của những thành phần Phật giáo. Có đến một trung đoàn quân đội ngoài Vùng I tham gia phe ly khai. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, với sự giúp sức của các cấp quân sự thuộc binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, đã nhanh chóng bình định được tình thế, với một sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất ở mức tối thiểu ngoài sự mong đợi của chính phủ trung ương. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được cho đi Hoa Kỳ. Cơn sóng gió tưởng chừng có thể làm ngửa nghiêng đất nước và mối hiểm họa binh đội cộng sản lăm le tràn xuống nuốt lấy Việt Nam Cộng Hòa đã được những viên tướng tài giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa san bằng. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Thiếu Tướng.
Với quyền lực to lớn, với ánh hào quang và những phương tiện vật chất dồi dào ấy, đáng lẽ ông phải vun vén cho riêng cá nhân mình một cái gì đó. Nhưng kỳ diệu và đáng kính phục biết ngần nào, cuộc sống của người bình dị và đơn sơ quá, người không có tài sản gì đáng giá. Ở giữa một xã hội vật chất phù phiếm và đua tranh, chung quanh ông đầy dẫy những tấm gương tham nhũng của những yếu nhân tai to mặt bự, với những cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc thâu đêm suốt sáng, thì tấm gương thanh liêm của người cùng với một số hiếm hoi các tướng lãnh khác giống như những viên ngọc quí nằm trong mớ tro củi bẩn thỉu. Ông không lấy của công làm của tư, không có biệt thự riêng, chỉ ở nhà của chính phủ cấp cho, một chiếc xe Jeep, một chiếc áo giáp, một cây súng và một trái tim dành cho nước non.
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11.12.1930 tại Huế, khi vào lính ông được gửi đi học Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Tốt nghiệp Thủ Đức, tân sĩ quan Nguyễn Ngọc Loan về phục vụ trong Lực Lượng Xung Kích Việt-Pháp năm 1952. Nhưng đến năm sau ông lại được gửi đi thụ huấn khóa phi công tại Trường Không Quân Salon De Provence tại Pháp và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1956. Khoảng đầu những năm 1960 ông nhận nhiệm vụ làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát đóng tại Nha Trang. Bốn năm sau, Đại Tá tân thăng Nguyễn Ngọc Loan được tín nhiệm chức vụ cao quí tột bậc quân chủng, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Bắt đầu từ năm 1965, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được điều về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội, Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Một thời gian sau ông được vinh thăng Thiếu Tướng.
Một trong những câu chuyện vẫn còn được những thuộc cấp kể cho nhau nghe về lòng độ lượng và thương yêu thuộc cấp của Thiếu Tướng Loan. Một đám cận vệ của "Anh Sáu"(chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến kính trọng và mến thương gọi Tướng Loan, dĩ nhiên là gọi sau lưng. Đứng nghiêm trình diện trước mặt người dù không có tội gì cũng đã thấy muốn...vãi đái trong quần, ở đó mà anh Sáu với lại anh Năm) đang ngồi binh xập xám ở phòng ngoài của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Loan đang nằm lim dim nghỉ trên một cái sofa ở phòng trong. Bọn "nhỏ" mê mẩn sát phạt nhau hung quá không nhận ra "Anh Sáu" đã thức giấc lúc nào và đang nhẹ nhàng như một con báo lướt ra khỏi cửa phòng. Người đứng nhìn đám đàn em thân thiết, tủm tỉm cười và nghĩ ra một trò chơi nhỏ mà sẽ làm cho mấy thằng em lên ruột lên gan chút chơi. Con người kinh khủng đó cũng có khiếu khôi hài lạnh quá đi. Ông lẳng lặng biến mất ra khỏi Tổng Nha CSQG, leo lên chiếc Jeep cùng tài xế nhấn ga dọt mất. Mãi một lúc sau, có một anh lính tình cờ nhìn vào bên trong, chiếc sofa trống trơn, Tướng Loan đã biến mất. Đám cận vệ nhốn nháo, mặt mũi xanh mét như tàu lá chuối vứt bài tứ tung la hoảng :" Ổng đi mất tiêu rồi! ". Cả bọn hối hả quơ súng ống chạy túa ra như bị ma rượt. Thiếu Tướng Loan dũng cảm trên chiến trường, nhưng cũng rất dồi dào tình yêu thương thuộc cấp. Khi thuộc cấp lầm lỗi, ông không trừng trị họ bằng những phương cách thô bạo, mà ông chỉ làm cho họ cảm phục quyết định và tự thấy xấu hổ trước vị chỉ huy của mình, từ đó họ sẽ sửa chữa và làm những công việc tốt đẹp để chuộc lỗi.
Ke Si Bac Ha September 21, 2004
Answers
Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa. Cộng quân tấn công vào thủ đô Sài Gòn vào lúc 2 giờ khuya ngày 31.1.1968, tức ngày mùng 1 Tết năm 1968. Đô thành Sài Gòn quá rộng lớn, mặc dù súng và pháo trộn lẫn vào nhau nỗ dòn dã ở một số khu vực, đến sáng mùng 2 Tết người dân SàiGòn vẫn lũ lượt đi thăm viếng chúc Tết nhau và vui chơi. Cho tới khi cường độ cuộc chiến lên cao và lửa đạn bung tỏa ra khắp nơi, người ta mới bàng hoàng biết là chiến tranh đã về thành phố, với tất cả cái khốc liệt và tàn bạo nhất . Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày đầu xuân đang ở Mỹ Tho, vùng chôn nhau cắt rún của bà Thiệu. Cho nên lúc 8 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, dân Sài Gòn chỉ được nghe Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ban bố lệnh giới nghiêm trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, tố cáo quân Việt Cộng tấn công toàn quốc và vi phạm lệnh hưu chiến ba ngày do chính chúng đề nghị. Các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Cảnh Sát Dã Chiến đã nhanh chóng được điều động đến giải tỏa những vị trí bị địch tấn chiếm hồi đêm mùng 1. Các phi cơ cánh quạt A1 của Không Quân lên đánh bom và xạ kích công sự phòng thủ của địch. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 5.2.1968 đã cấp tốc tổ chức chiến dịch phản công "Trần Hưng Đạo", Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng chiến dịch; Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Tham Mưu Phó. Theo kế hoạch của chiến dịch, đô thành và vùng ven đô được chia làm sáu khu vực trách nhiệm và được phối trí như sau :
- Khu A : Nhảy Dù, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù chỉ huy.
- Khu B : Thủy Quân Lục Chiến, Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC chịu trách nhiệm.
- Khu C : Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia chỉ huy các lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát Quốc Gia.
- Khu D : Biệt Động Quân, Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ điều động lính Mũ Nâu càn quét địch, nỗ lực chính là Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.
- Khu E : Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy.
- Khu F : Lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại khu C, bao gồm lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Những quận này nằm ở khu trung tâm Sài Gòn nên tương đối yên tĩnh, các chiến sĩ cảnh sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông lên chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Một gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.
Thiếu Tướng Loan đau đớn thề với lòng là ông sẽ bắt tên ác quỉ trả giá những tội ác mà nó đã gây ra cho những người vô tội. Người đích thân bố trí và chỉ huy Cảnh Sát Dã Chiến vây bắt toán đặc công khát máu này. Làm sao mà những con thú người đó có thể thoát khỏi trận địa trong vòng vây ngày càng siết chặt của quân ta. Cuối cùng, lực lượng cảnh sát tóm cổ được tên sát nhân. Thiếu Tướng Loan ghê tởm nhìn bộ mặt hung ác gớm ghiếc của gã, ông muốn nôn mửa. Tại sao trên cõi đời này có những người nhân danh chiến tranh để giết trẻ em, đàn bà và người già. Vậy thì ông sẽ nhân danh cho những oan hồn chưa đưọc siêu thoát ấy, ông sẽ nhân danh cho những đôi mắt thơ ngây của các em, cho tuổi thơ trong trắng của các em. Ông xử tử tên sát nhân ngay tại chỗ mà trước đó hắn đã xuống tay giết các em. Ký giả Eddie Adams đứng gần đó, anh này trong những ngày binh lửa đã theo chân Biệt Động Quân lên vùng Thị Nghè săn tin và tấp vào bản doanh chỉ huy của Thiếu Tướng Loan, đã nhanh tay chụp được cảnh tên VC đền tội.
Eddie Adams với tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên VC trên đường phố đã leo lên tột đỉnh vinh quang nghề nghiệp khi anh ta nhận được giải thưởng Pulitzer năm 1969. Anh bước lên bục vinh quang trong khi vị Tướng anh hùng của chúng ta bị oan khuất. Những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo nhưng dốt nát kiến thức quân sự và lịch sử Việt Nam trong chính phủ Mỹ hồi đó, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng không tìm được cái cớ hay ho nào để tháo chạy , mà phải cần tới một màn đạo diễn tàn nhẫn và vô lương tri đổ lên đầu một con người có váng dóc nhỏ thó ấy. Giới truyền thông Mỹ thổi phồng câu chuyện Thiếu Tướng Loan bắn tên sát nhân giữa mặt trận, giết chết cuộc đời binh nghiệp của ông, giết chết lòng yêu nước, yêu tự do và yêu công lý của một vị tướng suốt đời chỉ biết tận tụy cho nước non. Tại sao Eddie không chụp những bức ảnh của những chiếc thây ma với những viên đạn AK47 gửi về Hoa Kỳ. Tại sao anh không chụp tấm hình của ông Tướng ngã gục xuống sau đó vì những viên đạn bắn lén từ trong bóng tối trúng vào chân của ông. Đó há chẳng phải là những giọt máu đã đổ để bảo vệ những người vô tội hay sao ? Tấm ảnh của anh đã giết chết cuộc đời của một người chiến sĩ yêu đồng bào yêu tổ quốc, đã phủ màu đen đắng cay lên đời một người công chính mà sẽ kéo dài và đeo đuổi người đến gần ba mươi năm.
Sau khi đã xử tử tên sát nhân, Thiếu Tướng Loan tiếp tục dẫn quân lên đánh địch, người đã trúng đạn và bị thương nặng ở chân. Viên đạn bắn vào đầu tên địch và viên đạn địch bắn vào chân ông, cả hai thứ đó đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp đầy huyền thoại của người.
Sau ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, Thiếu Tướng Loan cùng phu nhân di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống khiêm tốn quá sức, với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ quá khích sĩ nhục và làm khó khăn đủ điều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi!". Vị tướng thanh liêm, anh dũng và thất thế của chúng ta cắn răng nhận chịu những bãi nước bọt của người đời. Ông biết rồi cũng sẽ có một ngày nỗi oan khiên sẽ được làm sáng tỏ và danh dự sẽ được phục hồi từ bóng đen quá khứ tối tăm ảm đạm của cuộc đời ông. Tuổi đời chồng chất, chiếc chân khập khiểng, nổi oan khiên từ nỗi dối trá của những người ngu xuẩn vẵn không ngăn nỗi trong lòng người hào kiệt lòng nung nấu trở về quê hương chiến đấu lật đổ cộng sản. Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm người tại quán ăn LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng nước mắt thổ lộ hoài bão :
"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".
Ký giả Eddie Adams trong thời gian khổ ải của nạn nhân của anh ta, đã nhiều lần đến thăm Thiếu Tướng Loan. Anh hối hận và xúc động nhìn cảnh sống thanh bần của một vị tướng. Người anh hùng của đất nước Việt Nam vẫn vui vẻ tiếp chuyện người ký giả. Trong thâm tâm, ông đã tha thứ cho sự ngu xuẩn ngây thơ của Adams từ lâu. Adams không chụp bức ảnh đó thì cũng có hàng chục Adams khác lao tới bấm lấy. Adams chỉ là một trong hàng triệu người Mỹ vô tâm và ngu ngốc không biết gì về cuộc chiến Việt Nam. Thái độ cao thượng của người đã cảm hóa được Adams. Người Mỹ vốn là một dân tộc rất cao ngạo, nhưng một khi mà Adams đã thật sự hối hận thì anh ta đã quị người xuống thật thấp. Để anh viết một bản ai điếu tạ tội với người anh hùng của dân tộc Việt Nam, khi anh được tin Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14.7.1998. Cái bản điếu văn đó đã được anh viết bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận của anh.
Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27.7.1998. Chúng tôi xin được lược dịch lại bản văn này và tin chắc rằng giờ đây, ở cõi vô cùng người đã nở nụ cười bao dung tha thứ cho những lầm lỗi của thế gian :
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Người chẳng hề phiền trách gì tôi. Người nói với tôi răng, nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về người và gia đình người trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.
Khi được tin ông Tướng đã chết, tôi gửi hoa đến phúng viếng và tôi đã viết : " Thưa ông Tướng, tôi hết sức ân hận. Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".
PHẠM PHONG DINH
Về phần mình, Eddie Adams nói, “Tôi dõi máy theo ba người đó, chụp một kiểu ảnh. Khi họ đến gần - cách khoảng 5 foot (1,5m) - những người lính dừng lại và lui về phía sau. Tôi thấy một người đàn ông từ bên trái bước vào trong vùng ngắm máy ảnh của tôi. Ông ta rút một khẩu súng lục ra khỏi bao và nâng lên. Tôi không hề nghĩ là ông ta sẽ bắn. Người ta thường chĩa súng vào đầu người tù khi hỏi cung. Do đó tôi chuẩn bị chụp ảnh về sự đe dọa, cuộc thẩm vấn. Nhưng nó đã không xảy ra. Người đàn ông chỉ rút một khẩu súng lục ra, chĩa vào đầu người Việt Cộng và bắn vào thái dương anh ta. Đúng lúc đó tôi chụp bức ảnh…”.
Sau khi bức ảnh được cả thế giới biết đến, Eddie Adams sống trong tâm trạng bất ổn. Ông thuật lại: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội Nhiếp ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc mình đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình ‘oan nghiệt’ của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng Chiến tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình Saigon Execution đã không còn được trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.
Vào thập niên 1990s, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông còn nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người Mỹ], không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này”.
Eddie Adams
Về sau, Eddie Adams đã có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh Saigon Execution: “Viên tướng giết một Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của mình. Hình ảnh vẫn là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý ngụy tạo. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ? Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?" (2).
Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức hình Saigon Execution, Eddie Adams đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Nổi bật trong số đó có tấm ‘Con thuyền không nụ cười’ với cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Con thuyền không nụ cười’
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc Hội những tấm hình này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams với lương tâm và trách nhiệm, ông đã can đảm nhận lỗi và chuộc lỗi. Đã nhiều lần ông nói lên lòng mong mỏi là được mọi người biết đến tên tuổi của ông qua bộ sưu tập ‘Con thuyền không nụ cười’ gồm những bức hình giúp người, chứ không phải bằng ‘Hành quyết tại Sài Gòn’, một bức hình đã hại người. Adams qua đời năm 2004, bà quả phụ Alyssa Adams đã tặng toàn bộ di sản của ông cho Đại học Texas (UT) tại Austin để thành lập một thư khố dùng làm tài liệu giảng dạy cho ngành nhiếp ảnh vào tháng 9/2009.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc Hội những tấm hình này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams với lương tâm và trách nhiệm, ông đã can đảm nhận lỗi và chuộc lỗi. Đã nhiều lần ông nói lên lòng mong mỏi là được mọi người biết đến tên tuổi của ông qua bộ sưu tập ‘Con thuyền không nụ cười’ gồm những bức hình giúp người, chứ không phải bằng ‘Hành quyết tại Sài Gòn’, một bức hình đã hại người. Adams qua đời năm 2004, bà quả phụ Alyssa Adams đã tặng toàn bộ di sản của ông cho Đại học Texas (UT) tại Austin để thành lập một thư khố dùng làm tài liệu giảng dạy cho ngành nhiếp ảnh vào tháng 9/2009.
Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm
CON ONG. Bán Nguyệt San ấn hành ở Houston, Texas. Số 179. Tháng 2, 2006. Bài “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa.” Người viết Cao Hồng Lê.
Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..
Sau Tướng NN Loan là
phần thuyết trình của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đại Tá nói tới một
tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu nhiều người đã nghe nói.
Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở Gò Vấp bị địch tấn công,
quân ta phản công mạnh nên bọn VC đã phải tháo lui. Kho Đạn Gò Vấp bị
một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. Đúng lúc bọn VC kéo vào Kho Đạn thì
vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống phá hoại. Kho đạn nổ
tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác. Ông Trung Úy Quân Cụ
Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép của hàng ngàn tấn đạn
làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó lòng sống sót, dù ông được tải
thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu cấp. Nghe nói đến đây, tự nhiên
Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:
- Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống Gò Vấp. Muời phút “moa” về liền!
Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi phòng. Đaị Tá Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:
- Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.
Ông Đại Tá đưa cho tôi
cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách xử dụng cũng giống như
cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:
- “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi tình hình ở đó ra sao, có gì gọi về cho “moa” biết ngay.
Chuyện được sai đi cấp
kỳ như vậy đối với tôi đã quá quen. Ông Đại tá là niên trưởng Võ Bị của
tôi, tôi đã làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi, tôi cầm ngay cái máy
truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực thăng. Chỉ 2 phút sau
trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn Gò Vấp. Ở đó một Đaị Đội Dù đã tái
chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đã nổ hết. Xác bọn VC tan tành thành
những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy còng queo, rải rác khắp nơi.
Sau khi xem Kho Đạn,
Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy
Thiết Giáp không bị tổn hại gì nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ
phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở vì Binh sĩ Thiết Giáp tập
trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn
vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ
đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc phòng thủ Traị Gia Binh
Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đã
xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.
Một Trung Úy Thiết
Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con
binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người
bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng
Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết
Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia
đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa
ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là
cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh
nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích
của bọn VC.
Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả
gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân
tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác
chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa
khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với
ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.
Tướng NN Loan đứng
nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng
nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.
Trên trực thăng bay
trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu.
Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:
- Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.
Về đến Bộ Tổng Tham
Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông lên xe jeep đi ngay
đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào phòng báo cáo với các vị đang họp những
gì tôi thấy ở Kho Đạn Gò Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp. Còn xúc động
vì những hình ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập cà lập cập, không
rõ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung Tâm Hành Quân hỏi tôi
có chụp được tấm hình nào không? Khi biết tôi không đem theo máy ảnh,
ông cho nhân viên của ông đi Gò Vấp chụp hình ngay.
Không biết những
tấm hình đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm hình đó bây giờ thì đó là
những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn cán binh CS khi
chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài Gòn trong trận
Tết Mậu Thân.
Hai ngày sau, khi Lực
lượng Cảnh Sát Dã Chiến đánh phá một hang ổ của VC ở trong chùa Ấn
Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy cánh quân đánh vào
Kho Đạn Gò Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta trói tay nó, dẫn
giải về traị tù binh. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng Loan. Và cái gì đã
xảy ra thì cả thế giới đều biết do người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ chụp
được tấm hình giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu tên VC mặt hung ác,
ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm hình này mà người phóng viên Mỹ
nổi danh. Cũng vì cái hình này mà Tướng Loan đã bị một số người Mỹ chụp
cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )
Khi là Tổng Giám Đốc
Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng
NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng
Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói:
“Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” thì đúng quá còn gì nữa. Nghe nói
quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đã phải chịu nhiều khổ tâm vì người
ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức hình ông xử tử tên VC trong trận Tết
Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng
niệm này là “Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh
hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả
Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một
tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với
quí gia đình.
Trả lại Sự thật cho Lịch sử:
Ai bắn què chân con hùm xám Nguyễn Ngọc Loan?
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Nguyễn Du
Cho đến nay các sử gia đều tin rằng tấm hình nổi tiếng một thời của Eddie Adams đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Loan. Không sai, nhưng chỉ đúng một nửa. Chính nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer của AP này đã viết trong tuần báo TIME
(1): “Ông tướng giết thằng Việt Cộng; tôi giết ông tướng bằng máy chụp
hình của tôi”. Đó là tấm hình chụp tướng Loan thản nhiên hành quyết một
tù binh cộng sản bị còng tay sau lưng, mặt mếu máo. Một hành vi sát nhân
ghê tởm gây chấn động toàn thế giới. Mặc dù sau đó Adams đã thú nhận:
“Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng nói dối, cho dù không có
sửa đổi gì. Chúng chỉ là những nửa sự thật”. Dẫu vậy nhưng nó cũng đã
đánh dấu khúc ngoặt quan trọng của cuộc chiến: Dư luận phản chiến nở rộ
tại Hoa kỳ đã khiến Tổng thống Johnson mất niềm tin vào một chiến thắng
quân sự tại miền Nam Việt Nam. Và cuộc thương thảo với Bắc Việt và Mặt
Trận Giải Phóng Việt Nam (MTGPMN) đã diễn ra sau đó dưới triều đại Nixon
như giải pháp duy nhất đem lại hòa bình.
Đằng
sau tất cả những sự kiện lịch sử ấy là chuyển động âm thầm nhưng có ảnh
hưởng quyết định của tình báo chiến lược. Cơ quan CIA (Tình Báo Trung
Ương) Hoa kỳ và đối tác VNCH ở cấp cao đã phải đối mặt với những tình
huống gây ra mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là MACV (Bộ Tư Lệnh Quân
Sự Mỹ), CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và bên kia là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và
Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia khi ấy do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan nắm
giữ. Bối cảnh chung là cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng – khi ấy vẫn
được báo chí Mỹ coi là MTGPMN, tách biệt với Cộng Sản Bắc Việt (CSBV),
một huyền tích chỉ được giải ảo sau 1975 – trong dịp hưu chiến Tết Mậu
Thân (tháng 1, 1968).
Nguyễn Ngọc Loan: Ông là Ai?
Tướng
Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của
ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô
trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68) (2). Ông học trường Trung học Albert
Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ quan Trừ
bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ quan Không quân Pháp
Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại
căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của
Không lực VNCH. Về nước, ông được bổ nhiệm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 2
Quan sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan Cố
vấn Hoa kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc của họ.
Năm
1964, ông Loan thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm “Tư lệnh Phó Không
Quân VNCH” dưới quyền Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1965, vinh
thăng Chuẩn tướng, ông tham dự chiến dịch không kích Bắc Việt trong khu
vực Đồng hới – Vĩ tuyến 17 (Bến Hải).
Những năm kế tiếp, tướng Loan được đề cử đảm nhiệm 3 chức vụ an ninh, tình báo quan yếu của VNCH:
- Đặc ủy trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
- Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và
- Cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội.
Lòng
tận tụy với trách nhiệm nặng nề và tính “bất cần đời” của tướng Loan,
coi cái chết “như pha” tạo cho ông một cá tính gồ ghề, bề ngoài tưởng
như ngổ ngáo, hãnh tiến, nhưng thật ra ông là con người đầy cảm tính và
“cận nhân tình”, được cấp dưới nể trọng và bạn hữu chí tình thương mến.
Thỉnh thoảng gặp ông tại Phủ Thủ Tướng (Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương –
UBHPTƯ), ông cười nói xuề xòa, moa moa, toa toa, miệng không ngớt chửi
thề: đ.. cụ, đ.. cụ.
Tuy
nhiên, Định Mệnh dường như đã an bài cho ông một số phận khắc nghiệt.
Chỉ nội trong ngày 31 tháng 1 năm 1968, sự nghiệp của ông được kể như
chấm dứt vì một quyết định làm cho người Mỹ coi ông là kẻ phản bội. Mặt
khác, có thật là bức hình của Eddie Adams chụp cảnh ông xử bắn tên đặc
công Lém ở đường Ấn Quang ngày 4 tháng 2, 1968 mới là nguyên nhân chính?
Sự thực không phải như vậy.
Hoa kỳ đi đêm với MTGPMN
Kề
từ tháng 2 năm 1967, Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Sài Gòn đã có những tiếp xúc
sơ bộ với một số cán bộ cấp thấp thuộc MTGPMN. Sau đó,với sự trợ giúp
của Tình báo Hải ngoại Pháp (SDECE, Service de Documentation et de
Contre-Espionage), cộng đồng tình báo Mỹ ở Việt Nam đã bắt tay được với
những nhân vật trọng yếu của Cục R (Trung Ương Cục miền Nam) và MTGPMN
như: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Dương Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà,
Đồng Văn Cống, Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng, Cục trưởng Cục R (3).
Sau
việc hộ tống êm thắm vợ con Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng ra vùng
“giải phóng” an toàn, Sứ quán Hoa kỳ móc nối với Nguyễn Thị Bình (qua
trung gian LS Đinh Trịnh Chính, Bộ trưởng Chiêu Hồi, Dân Vận VNCH) toan
tính thành lập chính phủ “liên hiệp hòa giải dân tộc” với 2 thành phần:
MTGPMN và chính quyền VNCH.
Tất
cả những tiếp xúc “đi đêm” nói trên đều không lọt qua con mắt của tướng
Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tướng Loan ra lệnh cho S-6 (Cảnh
Sát Đặc Biệt) tống giam một số nhân vật MTGPMN khi ấy đang được Sứ quán
Hoa kỳ bảo vệ tại các “nhà an toàn” (safe house) ở ven đô Sài
Gòn và Tây Ninh. Sứ quán Hoa kỳ gây áp lực với tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ
tịch UBHPTƯ, phải thả lập tức các sứ giả MTGPMN và yêu cầu các cơ quan
an ninh VNCH không được phép xâm nhập các nhà an toàn và những khu vực
dành riêng cho nhân viên ngoại giao Hoa kỳ trên khắp lãnh thổ VNCH.
Mặt
khác, Tổng thống Lyndon B. Johnson được Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker bảo
đảm rằng Sài Gòn là thủ đô an toàn và Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Saigon là khu
vực an ninh 100% không bao giờ bị tấn công vì đây sẽ là địa điểm mật đàm
đã được thỏa thuận giữa Hoa kỳ và MTGPMN.
Tòa Đại sứ Hoa kỳ rơi vào tay Đặc Công CSVN
Trong
trận mở màn Chiến dịch Tổng Tấn Công – Tổng Khởi Nghĩa của CSVN, một
biến cố ít ai biết đến, kể cả báo chí Mỹ, là Tòa ĐS Hoa kỳ đường Thống
Nhất đã rơi vào tay Đặc công CS ngay những phút đầu. Đó là hậu quả của
việc tướng Loan đã cho rút 2 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến bảo vệ bên
ngoài TĐS Mỹ về tăng cường cho Dinh Độc Lập.
Diễn
tiến: Tổ C-10 gồm 18 tên đặc công CS thuộc Tiểu đoàn Đặc công 276 của
Đặc Khu Ủy Sài gòn – Chợ Lớn đã xuất phát lúc 1 giờ đêm 31 tháng 1, 1968
từ tiệm Phở Bình đường Yên Đổ, góc Hai Bà Trưng, trên 1 xe van mầu
trắng. Hai giờ sáng, xe dừng trước cửa sau Tòa ĐS đường Mạc Đĩnh Chi lúc
đó chỉ có một tiểu đội Quân Cảnh Mỹ giữ an ninh phía trong. Bọn đặc
công CS chia làm 6 mũi khai hỏa tấn công. Chúng dùng bộc pha, B-40 và
AK-47 báng xếp triệt hạ vọng gác của Cảnh sát QG đặt giữa Lãnh sự và tòa
nhà chính. Nhưng vọng gác này đã bỏ trống từ chiều hôm trước cùng lúc
với hai trung đội Cảnh Sát Dã Chiến, theo lệnh của tướng Loan.
Hai
tên đặc công tấn công vào cửa chính Tòa ĐS, tức thì bị QC Mỹ hạ sát.
Sau đó QC Mỹ rút vào trong và dùng radio cầu cứu. Hai tên đặc công khác
dùng bộc pha phá thủng một lỗ lớn tường rào góc đường Thống Nhất – Mạc
Đĩnh Chi, giúp cho toàn bọn C-10 tràn vào vườn hoa rồi tiến chiếm Lầu 1
và Lầu 2 trong khi QC Mỹ rút lên Lầu 3 cố thủ. Lầu 2 Đại Sứ quán Mỹ là
Tổng Hành Dinh Tình Báo Chiến Lược của Hoa kỳ ở Đông Nam Á. Toàn bộ tài
liệu mật mã “Tuyệt Mật” của CS
Bắc Việt mà Mỹ thủ đắc được từ 1961, gồm hồ sơ chính sách, cương lĩnh,
nghị quyết tấn công quân sự miền Nam, cùng các tài liệu khác liên quan
đến cuộc chiến, đều được lưu trữ trong các tủ và két sắt Diebolt nặng
trên 1 tấn (4). Bốn tên đặc công CS cố thủ Lầu 2 ra sức cậy phá, tháo gỡ
6 ổ khóa của 12 két sắt nhưng vô hiệu.
Mười
hai giờ khuya (12 giờ trưa Washington, D.C.), tại trụ sở CIA, Giám Đốc
Richard Helms đang khoản đãi ông William Colby, tân Giám đốc CORDS (5)
Việt Nam. Giữa tiệc, một thiếu tá tùy viên hối hả xin gặp để trình một
công điện Hỏa Tốc từ MACV: “Trụ sở CIA và Sứ quán Hoa kỳ Saigon đã lọt
vào tay đặc công MTGPMN từ 1 giờ sáng 31 tháng 1, 1968”. Cùng lúc, Tòa
Bạch Ốc cũng nhận được công điện hỏa tốc: “Saigon đang bị 5 tiểu đoàn
địa phương MTGPMN tấn công ồ ạt. Tòa ĐS ở trung tâm thủ đô thất thủ. Bộ
Tư Lệnh MACV và Bộ TTM/QLVNCH tràn ngập khói súng, chống trả yếu ớt vì
bị bất ngờ”.
Giám
đốc CIA Richard Helms đọc công điện 3 lần vẫn cả quyết với quan khách:
“Đây là những ‘điều giả tưởng’ không thể nào có thể xẩy ra được với Hoa
kỳ”.
Sáu
giờ sáng, một đại đội xung kích thuộc Sư đoàn Không kỵ 101 được trực
thăng vận đổ xuống từ nóc Tòa ĐS, đột nhập Lầu 3 rồi Lầu 2, cận chiến
với 12 đặc công CS, tiêu diệt toàn bọn và giải tỏa Tòa ĐS — biểu tượng
của sức mạnh Hoa kỳ tại Đông Nam Á.
Lãnh đạo VNCH, đệ I và II Cộng Hòa, biết gì?
Đầu
tháng 2, 1975, tôi đến Washington D.C. nhận nhiệm vụ Tùy Viên Lục Quân
tại Tòa Đại sứ VNCH, ưu tiên tìm hiểu và báo cáo về quân viện Mỹ cho
VNCH lúc đó đang lửng lơ. Một chị bạn nhà tôi, tên Dung, Đệ Nhị Tham Vụ,
mời tôi đi ăn lunch. Tò mò, tôi hỏi chị: “Tòa Đại Sứ mình vận động Quốc
Hội Hoa Kỳ ra sao?” Chị đáp: “Tôi vẫn bỏ tiền túi mời mấy ông dân biểu
đi ăn lunch”. Vậy thôi?
Tôi
nghĩ, từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, các nhà lãnh đạo VNCH
có thể ví như những người đi buôn không vốn, không hiểu rành rọt về tổ
chức và vận hành của chính quyền Hoa Kỳ, cho nên không biết đến hiệu quả
của “lobby” và không giám hay không biết “chi” cho nỗ lực này vì không
vốn (?). Khoảng cuối thập niên 70 bỗng sì căng đan “Koreagate”, bùng nổ.
Điệp viên KCIA (Tình Báo Trung Ương Đại Hàn) Tongsun Park đã tung hàng
trăm ngàn đô mua chuộc ảnh hưởng của một số nhà lập pháp Hoa kỳ để chống
lại nguy cơ Nixon đòi rút quân khỏi Nam Hàn như đã làm ở Nam Việt Nam
khiến VNCH rơi vào tay CSBV. Ở đời ai dại, ai khôn? Thành thử, chúng ta
luôn luôn cầm dao đằng lưỡi để cho đối phương tuốt dao máu chẩy thành
vòi! Lý do: không nắm được những nguyên lý căn bản về Tình Báo Chiến
Lược để sử dụng nó hữu hiệu trong chiến tranh.
Có ai ý thức được rằng Hoa kỳ ào ạt đổ quân vào Việt Nam, thật ra, không phải là để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của VNCH?
Có
ai ý thức được rằng, với Hoa kỳ, không có quốc gia nào là bạn lâu dài
và cũng chẳng có nước nào là kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có quyền lợi của
Hoa kỳ là vĩnh cửu?
Có
ai biết rằng: Trong thời gian CSVN làm xiếc đi giây giữa Liên Xô và
Trung Cộng, Trung Cộng coi VNCH là bạn và là đối trọng răn đe CS Bắc
Việt? Với Trung Cộng, Liên Xô và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) là
hai kẻ thù không đội trời chung? Mặc dầu Mao vẫn chi viện cho Hồ để
đoạt hai chiến thắng vang dội: Chiến dịch Biên giới 1950 và Điện Biên
Phủ, 1954. Nhưng cũng vì vậy mà Trung Cộng phải dè chừng. Cuộc chiến
biên giới 1979 đã chứng minh cho điều này khi Đặng Tiểu Bình muốn “dậy”
cho Việt Nam một bài học.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan
CIA ra lệnh “vô hiệu hóa” (neutralize) Nguyễn Ngọc Loan
Tháng
4 , 1968, Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia VNCH, J. Accompura (nguyên
đại tá Lục quân Hoa kỳ) được mời đến gặp vị tân Trưởng Trạm CIA (Station Chief) tại VNCH, ông George Weisz đến thay thế ông Jorgensen. Không úp mở, ông Weisz cho Accompura hay: “Chính phủ Hoa kỳ quyết định “vô hiệu hóa” (neutralize) Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”.
Mặc
dầu làm cố vấn cho tướng Loan chưa được 2 năm, Accompura lại rất thân
tình và cảm mến ông. Accompura dấu kín chuyện CIA sẽ thủ tiêu ông, nhưng
yêu cầu tướng Loan không được rời khỏi Dinh Độc Lập và không được tham
gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiễu trừ các lực lượng MTGPMN tại
trung tâm và ven đô Sài Gòn. Tướng Loan hứa xuông với Accompura cho qua chuyện, nhưng ông không ngồi yên.
Ở
đâu có tiếng súng AK-47 là ông nhào tới. Chỉ cần một tấm áo giáp, một
khẩu M-16, với 12 băng đạn 5.56 ly vòng quanh bụng, đầu không nón sắt,
chân dép cao su, không lon không lá, tướng Sáu Lèo lâm trận… không coi
mũi tên hòn đạn của kẻ thù có kí lô nào. Một Don Quixote hay Triệu Tử
Long? Có lẽ cả hai gom một. Nhiều người coi ông như “người hùng đơn
độc”, một phán xét có phần cảm tính. Tôi quan niệm đơn giản: Ông là
người chỉ huy biết lãnh đạo. Lãnh đạo bằng cách làm gương, nghĩa là sát
cánh cùng quân sĩ, đồng lao cộng khổ, ngay nơi trận tiền. A true leader. Phải nói như thế. Như người Mỹ thường nói.
Đầu
tháng 5, 1968, hay tin VC tràn về khu Tân Cảng, tướng Loan điều động 2
đại đội CS Dã Chiến truy kích Tiểu đoàn Thủ-Biên (6) MTGPMN đang đốt nhà
dân để “chém vè” vì bị trực thăng võ trang UH-1B của Sư đoàn 25 BB Mỹ
tấn kích từ phía bắc cầu Sài Gòn. Hay tin tướng Loan dẫn CSDC ra Tân
Cảng, Accompura vội nhẩy xe Jeep Cảnh sát chặn đoàn xe của ông Sáu Lèo ở
ngã tư Dakao – Phan Thanh Giản và yêu cầu ông cùng về Tổng Nha tham dự
buổi họp Chương Trình Phượng Hoàng do W. Colby chủ tọa. Tướng Sáu Lèo từ
chối.
Ai bắn nát chân tướng Loan?
Tin
tức loan tải: 11 giờ 45 ngày 7 tháng 5, 1968, một tên VC núp dưới chân
cầu Sài Gòn bắn sẻ viên đạn “dum dum” (7) phá vỡ nát bắp chân trái tướng
Nguyễn Ngọc Loan.
Các bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, sau khi khám vết thương, nêu thắc mắc và khẳng định:
-
Đầu đạn phá nát bắp chân trái tướng Loan không phải là “dum dum”. Nếu
phải thì nó phải để lại những mảnh li ti và dấu vết thuốc nổ khi đầu đạn
nổ lần thứ 2.
- Súng xung kích AK-47 của CS Bắc Việt sử dụng ở miển Nam không trang bị loại đạn “dum dum”.
- Súng bắn sẻ CKC của Tiệp Khắc cũng không trang bị đầu đạn “dum dum”.
- Đầu đạn
AK-47 và CKC không phải là đạn xuyên phá. Loại đạn này chỉ tạo 1 lỗ nhỏ
đường kính không quá 1 cm ở mặt trước vết thương, và mặt sau ít khi có
lỗ rộng quá 5 cm.
Có
lẽ chỉ có cố vấn Accompura biết rõ viên đạn làm tan nát cuộc đời binh
nghiệp của tướng Loan là loại đạn gì. Và sát thủ là ai?
2005:
Sau rốt, màn bí mật cũng được vén lên, bởi không ai khác là chính
Accompura. Sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan
TQLC Hoa kỳ có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn. Khẩu súng bắn lén
tướng Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc
loại Flechette (8). Chi tiết được biết thêm:
Sát
thủ đứng trên sàn trực thăng võ trang UH-1B, qua viễn vọng kính đã lẩy
cò khi chiếu môn thập tự [+] nhắm trúng đầu tướng Loan. May thay,“Thiên
bất dung gian”, người không thể giết người, chỉ có Trời mới giết được
người. Lúc sát thủ lẩy cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp “air turbulence”
hụt hẫng đưa viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành
cầu thay vì trúng đầu ông. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn
thể bắp chân trái tướng Loan, cắt đứt gân lòng thòng và động mạch tiếp
tế máu cho bàn chân.
Bác
sĩ Trưởng Khoa Giải Phẫu Tổng Y Viện Cộng Hòa đề nghị cắt bàn chân bởi
vì động mạch đã bị phá nát, nếu không, một thời gian ngắn bàn chân sẽ bị
hư thối.
Tướng Loan yêu cầu, bằng mọi cách, giữ lại bàn chân trái cho ông.
Ảnh hưởng tiêu cực của tấm hình hay do lệnh CIA?
Bác
sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa tướng Loan đến điều trị tại
Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không
có khả năng nối động mạch vi ti ở bắp chân.
Tướng
Kỳ yêu cầu MACV can thiệp với Hạm Đội 7 có tầu bệnh viện đón nhận tướng
Loan để chữa trị. Tầu Bệnh Viện Đệ Thất Hạm Đội từ chối.
Chính phủ VNCH yêu cầu Tòa Đại sứ Hoa kỳ giúp đỡ đưa tướng Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tòa Đai sứ Hoa kỳ khước từ.
Không
thể trông cậy vào Đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ, tướng Kỳ cuối cùng nhờ đến
Tòa Đại sứ Úc chấp thuận cho tướng Loan được điều trị tại Canberra.
Chính quyền Canberra khước từ lời yêu cầu của VNCH, viện cớ dư luận dân
chúng Úc không đồng tình chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không
vũ khí trong tay (9).
Tướng
Loan giải ngũ, trở lại đời sống dân sự. Tướng Kỳ mất một người vừa là
bạn thân, vừa là quân sư lỗi lạc trong cuộc đời tham chính của mình.
Hoa
kỳ không giết chết được Loan nhưng vẫn căm tức “Sáu Lèo” một lúc phá
hỏng hai giải pháp chính trị và quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Họ quả
quyết: “Nếu Loan không rút 2 trung đội Cảnh sát Dã chiến bảo vệ Sứ quán ở
đường Thống Nhất thì không tài nào tổ đặc công C-10 của MTGPMN có thể
xâm nhập thành lũy tối cao và kiên cố nhất của Mỹ, làm ô danh siêu cường
số 1 thế giới”.
Rất
có lý, nhưng Hoa kỳ vẫn khờ khạo khi tin rằng “nắm được Nguyễn Thị
Bình, Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà là chế ngự được thế thượng phong
quân sự của đối phương”. Sự thực phũ phàng là [như ngày nay ai cũng biết] Cuộc
Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968 của CSVN là thuộc
quyền quyết định và được điều khiển bởi Lê Đức Thọ, Bí Thư Trung Ương
Cục miền Nam và Võ Văn Kiệt, Bí thư Đặc ủy Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.
Lý
do tướng Loan rút 2 trung đội CSDC bảo vệ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên đường
Thống Nhất rất đơn giản và ngay thẳng. Đã là nơi sẽ diễn ra thương thảo
giữa MTGPMN và Hoa Kỳ, thì VNCH cần gì phải canh gác? Đó là trách nhiệm
của Mỹ.
Dự tính bắt cóc 6,000 người Mỹ làm con tin
Trong
cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, TS Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến một
tình huống mà ông gọi là “cực kỳ ê chề” (10) khi Tòa Đại sứ Mỹ phải đối
diện, nếu và khi QLVNCH hay Cảnh sát “nổi khùng” mà cưỡng chế cuộc di
tản 6 ngàn người Mỹ và một số người Việt thân quen hay làm việc cho Mỹ
khi thấy những người này cứ kìn kìn ra đi, bỏ mặc họ cho số phận. Nên
nhớ là khi ấy, trong nội vi Sài Gòn, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến hầu như
nguyên vẹn cũng như một số đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Nếu có ai xúi dục và
thuyết phục được họ đó là biện pháp duy nhất có thể làm để Mỹ phải đem
quân tham chiến trở lại thì họ có khả năng quay súng bắn lại người Mỹ.
Do đó, Hoa kỳ cũng có kế hoạch phòng hờ (11) đối phó với tình huống này,
và Đại sứ Graham Martin cứ phải hành xử “bình chân như vại” cho tới
phút chót mới chịu ra đi sáng ngày 30 tháng 4.
Điều
này lý giải tại sao Mỹ phải cho ưu tiên di tản những phi công khu trục
sang Utapao, Thái Lan, bởi vì QLVNCH chỉ cần vài chiếc F-5 là có thể bắn
hạ những trực thăng di tản rơi rụng như sung. Trong tình huống này, TS
Hưng lập luận, VNCH sẽ tức khắc trở thành thù địch, và sẽ không thể có
Eden Center, Little Saigon hay Cabramatta vì không có người Việt nào
được di tản thì làm gì có cộng đồng Người Việt Hải Ngoại như ngày nay?
Ý
tưởng “bắt con tin” này có thể đã nhen nhúm trong đầu óc tướng Loan và
có thể ông đã bàn bạc với bạn bè hay người thân. Từ ý tưởng sang ý định
và đem ra thực hiện thì một người có uy tín và thành tích như ông có thể
dễ dàng thuyết phục bạn bè tướng lãnh và thuộc cấp trong Không Quân và
Cảnh Sát Quốc Gia. Nhưng ông đã không làm mặc dù Mỹ đã thù hận ông vì
làm như thế sẽ có hại cho cả hai bên Việt, Mỹ và CSVN sẽ là kẻ thủ lợi. Ý
tưởng này đã được một chuẩn úy KQVN kể lại cho Tòa Đại sứ Mỹ.
Từ
cuối 1972, tướng Loan đã được một người bạn chính trị gia làm việc ở
Tòa Bạch Ốc gửi thư riêng thông báo đầy đủ về kế hoạch rút quân của Hoa
kỳ theo đúng những điều khoản của Hiệp Định Paris ký kết giữa Lê Đức Thọ
và H. Kissinger ngày 27 tháng 1, 1973. Cuối thư, người bạn khuyên ông
liên lạc với TVQL Anh tại Sài Gòn để thu xếp việc di tản cho chính bản
thân ông và gia đình một khi Sài Gòn lọt vào tay các toán tiền tiêu của 6
sư đoàn CSBV. Ông biết là Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ đem quân trở lại tham
chiến tại miền Nam. Trừ phi…
Rốt
cuộc, trưa ngày 29 tháng 4, 75, tướng Loan và gia đình đã phải chật vật
lắm mới leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao lúc 16:00 giờ
chiều.
Trời kia đã bắt làm người có thân – Nguyễn Du
Để kết thúc câu chuyện, tôi xin nhường lời cho Eddie Adams:
“Ông
Loan chạy thoát Việt Nam trong thời gian Sài Gòn xụp đổ và đến Mỹ. Sau
cùng ông định cư ở vùng Burke, tiểu bang Virginia. Ông gắng mở một
tiệm ăn ở miền Bắc Virginia nhưng khi có người biết ông là chủ thì tiệm
ăn đóng cửa. Có những người phản đối đi vòng quanh khu đó hò hét để xả
hơi nỗi bất bình của họ một cách thời thượng, an toàn.
“Ông
ta rất đau yếu vì bị ung thư một thời gian. Và tôi nói chuyện với ông
trên điện thoại tôi muốn làm một cái gì đó. Tôi giải thích mọi điều và
kể lại chuyện tấm hình đã hủy hoại đời ông như thế nào thì ông ta chỉ
muốn quên chuyện đó. Ông nói thôi bỏ đi. Còn tôi thì không muốn ông bỏ
đi như vậy.”
“Thiếu
tướng Loan từ gĩa cõi đời cách đây một năm và một tháng (12). Ông để
lại vợ và năm đứa con. Phần lớn những bản tóm lược tiểu sử người quá cố
cũng giống như tấm ảnh đã hủy hoại đời ông, chỉ có một chiều và cố
chấp”.
Adams gửi hoa phúng điếu với một tấm thiệp trên viết dòng chữ, “Cho tôi xin lỗi. Lệ đang ứa trong mắt tôi.”
Chu Việt
Tháng 5, 2012Nguồn: Tài liệu Ngành Tình Báo Điện Tử (SIGINT, Signal Intelligence) QLVNCH Tuần báo TIME ngày 27 July, 1998
(1) Tuần báo TIME ra ngày July 27, 1998.
(2)
Đại tá Của bị trọng thương do trực thăng Mỹ bắn lầm quân bạn tại đường
Khổng Tử, Chợ Lớn trong cuộc Tổng Công Kích đợt II, tháng 5, 1968. Cũng
bị sát hại nơi đây là Trung tá Phó Quốc Trụ, Quận trưởng 5 Cảnh sát và
Thiếu tá Nguyễn Bảo Thùy (em trai Trung tướng Nguyễn Bảo Trị) là bạn người viết bài này.
(3)
Trong thời gian này, Trần Văn Trà là Tư lệnh CT-5 (CT = Công Trường hay
Sư đoàn), Nguyễn Văn Sỹ, Tư lệnh CT-7, và Đồng Văn Cống, Tư lệnh CT-9.
Trần Bửu Kiếm là Ủy viên Ngoại Giao của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R).
Nguyễn Thị Bình là Bộ trưởng Ngoại Giao, Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y
tế và Nguyễn Hưũ Thọ, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời MTGPMN.
(4)
Loại két sắt này chịu được nhiệt hỏa hoạn cao hàng ngàn độ C, phía
trong được trang bị chất phóng xạ radium chống chụp hình lén.
(5)
CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support) là nỗ
lực bình định nông thôn miền Nam của Hoa Kỳ qua chương trình “Phượng
Hoàng”.
(6) Thủ Dầu Một – Biên Hòa
(7)
Đầu đạn “dum dum” có sức công phá mạnh vì dãn nở hay nổ lần thứ hai khi
xuyên vào mục tiêu. Do đó, công ước The Hague đã cấm chỉ sử dụng.
(8) Đạn Flechette BF3, tốc độ cực nhanh có thể xuyên qua thiết giáp.
(9)
Đại úy đặc công Nguyễn văn Lém bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt tại trại gia
binh Thiết Giáp Phù Đổng Thiên Vương, Gò Vấp, sau khi hắn đã tàn sát dã
man tòan thể gia đình Trung tá Tuấn, gồm cha mẹ và vợ con ông (trong đó
có đứa 6 tuổi). Tuấn là bạn đồng khóa, rất thân với tướng Loan. Khi bị
bắt, trong mình Lém vẫn còn dấu khẩu súng lục K-54 bị áo che khuất. Lém
không được coi là tù binh chiến tranh theo Công Ước Geneva.
(10) Xem Chương 15: “Vào để giúp… Ra lại Bắn Nhau?”.
(11)
Kế hoạch phòng hờ này được TS Hưng lược trình trong Chương 15, Sách đã
dẫn. Đại sứ Martin gọi nó là “crazy” (điên rồ) và cực lực phản đối. Đại
khái, nó bao gồm 3 phương sách thay thế nhau để di tản 6,000 người Mỹ và
một số người Việt nhất định:
- Mỹ trải 2,000 TQLC dọc theo QL-15 (Sài Gòn – Vũng Tầu) giữ an ninh di tản.
- Mỹ thiết lập cầu không vận bằng C-130 và C-141 giữa Tân Sơn Nhất và Utapao.
- Mỹ thiết lập cầu không vận trực thăng giữa Sài Gòn và các quân vận hạm ngoài khơi Vũng Tầu.
(12) Ông mất ngày 14 tháng 7, 1998 ở tuổi 68.
8 Comments »
Tác giả xin trân trọng xác định:
1. Bài viết của Eddie Adams là trong số TIME ngày 27 July 1998.
2. CIA ra lệnh “vô hiệu hóa” (neutralize) tướng Loan thay vì “thủ tiêu“.
Một bài viêt tuyệt vời và cảm động của Chu Việt.
Một nhân chứng,
Lê Thiện Ngọ, WA
Ở trên, tác giả viết, đại ý, Nước Mỹ đổ quân vào Miền Nam không phải là để giúp bảo vệ Miền Nam.
Ở dưới, tác giả cho biết, có việc cảnh sát và quân đội định bắt cóc 6,000 Người Mỹ, để buộc quân đội Mỹ tiếp tục tham chiến.
Hai phát biểu nầy (statements) có mâu thuẩn với nhau không?
TD
Xin thưa: không có gì là mâu thuẫn. Trước sau, bảo vệ nền độc lập vẫn là trách nhiệm chính của VNCH. “Bắt cóc” chẳng qua chỉ là một ý tưởng (an idea), một dự phóng gây áp lực chính trị (political pressure/projection ) chứ không phải một mưu đồ hay một ý định phạm pháp [criminal intent]. Hàm ý: “Các ông tự ý đến đây quậy phá nát bấy rồi tự ý bỏ đi. Để chúng tôi có thể tiếp tục tự bảo vệ, các ông phải sửa chữa tình trạng này. Nếu không, chúng tôi sẽ bắt ép các ông làm”.
Bức ảnh của Adams có thể làm tiêu tan sự nghiệp của cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Nhưng phát súng của cố Th/tg bắn tan sự nghiệp của VNCH!
Tuy Eddie Adams đã chụp và nhận giải cho tấm ảnh này, nhưng còn một điều đáng ghi nhớ là một phóng viên người Việt làm cho NBC đã ghi lại toàn bộ sự việc trên vào một đoạn phim còn sống động hơn cả bức ảnh của Eddie Adams.