Bè nuôi, thu mua cá của các lao động Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh, phía sau là tàu thuyền đậu tại cảng. |
Wednesday, June 06, 2012
Quan chức: ‘Hậu quả chưa nghiêm trọng’
CAM RANH (NV) -Cả nước xôn xao về người Trung Quốc nuôi cá bè sát khu vực ‘nhạy cảm’ quân sự, nay nhà cầm quyền Cam Ranh mới bắt đầu “làm rõ trách nhiệm”.Một số báo chí ở Việt Nam liên tiếp đưa tin về vụ việc này từ đầu Tháng Sáu đến nay. Theo những tiết lộ ban đầu, một số người Trung Quốc nuôi cá lậu ở vịnh Cam Ranh, chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300 mét. Sau đó, các tin tức tiếp theo cho thấy người Trung Quốc còn nuôi hải sản lậu ở cả vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và cả vịnh Vũng Rô (Phú Yên).
Một đại biểu Quốc Hội, phó chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh, Trần Ðình Nhã, kêu gọi cần phải tổng kiểm tra người nước ngoài nuôi trồng thủy sản ở khu vực biên giới, biển đảo trên toàn quốc.
Ngày 6 Tháng Sáu 2012, Nguyễn Khiêm, chánh văn phòng UBND thành phố Cam Ranh nhìn nhận nhà cầm quyền địa phương đã biết có tình trạng người Trung Quốc nuôi tôm nuôi cá bè bất hợp pháp trong vịnh Cam Ranh từ năm 2009 đã “không đến nơi đến chốn” theo “chỉ đạo kiểm tra và xử lý” theo lệnh của tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian đó, Cam Ranh đã lập một đoàn liên ngành kiểm tra và “phát hiện những sai phạm ở công ty TNHH Song Phong và đã xử phạt 5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này trả lại nguyên trạng môi trường. Sau đó, doanh nghiệp vi phạm nộp phạt nhưng không trả lại nguyên trạng mặt nước.”
Theo tin tức được tờ Người Lao Ðộng thuật lại từ thông tin do ông Nguyễn Khia đưa ra, có 7 người Trung Quốc nuôi cá ở vịnh Cam Ranh “vi phạm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký tạm trú; trong đó có 5 người không có giấy phép lao động”.
Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 7 người vi phạm 82 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thấy “động ổ” họ “đã xuất cảnh về nước, chứ không phải trục xuất” - ông Khiêm nói.
Theo VNExpress, có khoảng 23 người Trung Quốc hoạt động “nuôi trồng và thu mua hải sản trên các vùng biển trong đó có 4 người bị lực lượng biên phòng phát hiện tại vùng biển Nha Trang”.
Trong vịnh Cam Ranh, có tới 11,000 lồng cá bè được kinh doanh suốt từ nhiều năm qua dù nhà cầm quyền địa phương nói là “trái phép” nhưng vẫn không hề có hành động gì cấm đoán trừ một vài lần phạt cho tồn tại.
* ‘Hậu quả chưa nghiêm trọng’
Trước những lời chỉ trích nhà cầm quyền Cam Ranh “thiếu trách nhiệm” trong việc quản lý kinh tế nhưng lại liên quan nhiều đến an ninh quốc phòng của đất nước có thể bị truy cứu trách nhiệm, ông Nguyễn Khiêm chỉ cho biết “đoàn kiểm tra mới đây kiến nghị cần rút kinh nghiệm trong việc tăng cường công tác kiểm tra mặt nước, quản lý lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài. Tỉnh Khánh Hòa cũng cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh và TP. Cam Ranh để quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này.”
Ông Nguyễn Tấn Tuân, phó bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa tuy nhìn nhận là việc để người Trung Quốc nuôi cá tôm lậu ở vịnh Cam Ranh là “đáng lo ngại” nhưng vẫn cho đây chỉ là “sơ suất” của tỉnh và “hậu quả của vụ việc chưa nghiêm trọng”.
Ông Trần Ðình Nhã cho rằng để người Trung Quốc nuôi cá lậu ở Cam Ranh, sát địa điểm quân sự quan trọng, thì “chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm” về hoạt động trái phép ở những nơi “nhạy cảm”, theo Người Lao Ðộng.
Theo VNExpress, một số người Trung Quốc là chủ thật sự của những bè nuôi cá to nhất ở vịnh Cam Ranh nhưng lại núp dưới tên của các người Việt gốc Hoa. Nhà lồng gần nhất của họ chỉ cách cảng quân sự Cam Ranh khoảng 300 mét. Từ đây, người ta có thể quan sát, theo dõi toàn bộ tàu quân sự ra vào cả ngày lẫn đêm.
Họ đã hoạt động ở đây có thể cả chục năm, có người đã lấy vợ Việt. “Những người này sống trên bè và ở khách sạn” tại phường Cam Phú “đối diện công an phường” như VNExpress mô tả thì không thể có chuyện những người này ở lậu, kinh doanh lậu mà công an không biết.
Cách đối xử với các người Trung Quốc kinh doanh lậu (có thể là bình phong cho hoạt động gián điệp nhòm ngó hoạt động của cảng quân sự Cam Ranh) hoàn toàn trái ngược với cách công an đối phó với những người vận động dân chủ hóa đất nước. Hàng chục công an CSVN được chỉ định canh giữ ngày đêm chung quanh nhà, bám sát khi người ta ra khỏi nhà, đánh đập, thẩm vấn, tông xe, đe dọa, lục soát tịch thu computer, máy hình, điện thoại, tiền bạc của những người sử dụng Internet viết blog để tranh đấu chống bất công xã hội, đòi nhân quyền.
Tháng Hai 2010, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, tố cáo quan chức ít nhất tại 10 tỉnh từ Bắc chí Nam đã cho người Trung Quốc thuê hơn 300,000 ha rừng, gồm cả rừng đầu nguồn và rất gần các căn cứ quân sự nhạy cảm, quan trọng. Ông còn cho hay dù bị ngăn cản, quan chức các tỉnh cũng vẫn cứ cho thuê.
CAM RANH (NV) -Cả nước xôn xao về người Trung Quốc nuôi cá bè sát khu vực ‘nhạy cảm’ quân sự, nay nhà cầm quyền Cam Ranh mới bắt đầu “làm rõ trách nhiệm”.Một số báo chí ở Việt Nam liên tiếp đưa tin về vụ việc này từ đầu Tháng Sáu đến nay. Theo những tiết lộ ban đầu, một số người Trung Quốc nuôi cá lậu ở vịnh Cam Ranh, chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300 mét. Sau đó, các tin tức tiếp theo cho thấy người Trung Quốc còn nuôi hải sản lậu ở cả vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và cả vịnh Vũng Rô (Phú Yên).
Một đại biểu Quốc Hội, phó chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh, Trần Ðình Nhã, kêu gọi cần phải tổng kiểm tra người nước ngoài nuôi trồng thủy sản ở khu vực biên giới, biển đảo trên toàn quốc.
Ngày 6 Tháng Sáu 2012, Nguyễn Khiêm, chánh văn phòng UBND thành phố Cam Ranh nhìn nhận nhà cầm quyền địa phương đã biết có tình trạng người Trung Quốc nuôi tôm nuôi cá bè bất hợp pháp trong vịnh Cam Ranh từ năm 2009 đã “không đến nơi đến chốn” theo “chỉ đạo kiểm tra và xử lý” theo lệnh của tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian đó, Cam Ranh đã lập một đoàn liên ngành kiểm tra và “phát hiện những sai phạm ở công ty TNHH Song Phong và đã xử phạt 5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này trả lại nguyên trạng môi trường. Sau đó, doanh nghiệp vi phạm nộp phạt nhưng không trả lại nguyên trạng mặt nước.”
Theo tin tức được tờ Người Lao Ðộng thuật lại từ thông tin do ông Nguyễn Khia đưa ra, có 7 người Trung Quốc nuôi cá ở vịnh Cam Ranh “vi phạm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký tạm trú; trong đó có 5 người không có giấy phép lao động”.
Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 7 người vi phạm 82 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thấy “động ổ” họ “đã xuất cảnh về nước, chứ không phải trục xuất” - ông Khiêm nói.
Theo VNExpress, có khoảng 23 người Trung Quốc hoạt động “nuôi trồng và thu mua hải sản trên các vùng biển trong đó có 4 người bị lực lượng biên phòng phát hiện tại vùng biển Nha Trang”.
Trong vịnh Cam Ranh, có tới 11,000 lồng cá bè được kinh doanh suốt từ nhiều năm qua dù nhà cầm quyền địa phương nói là “trái phép” nhưng vẫn không hề có hành động gì cấm đoán trừ một vài lần phạt cho tồn tại.
* ‘Hậu quả chưa nghiêm trọng’
Trước những lời chỉ trích nhà cầm quyền Cam Ranh “thiếu trách nhiệm” trong việc quản lý kinh tế nhưng lại liên quan nhiều đến an ninh quốc phòng của đất nước có thể bị truy cứu trách nhiệm, ông Nguyễn Khiêm chỉ cho biết “đoàn kiểm tra mới đây kiến nghị cần rút kinh nghiệm trong việc tăng cường công tác kiểm tra mặt nước, quản lý lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài. Tỉnh Khánh Hòa cũng cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh và TP. Cam Ranh để quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này.”
Ông Nguyễn Tấn Tuân, phó bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa tuy nhìn nhận là việc để người Trung Quốc nuôi cá tôm lậu ở vịnh Cam Ranh là “đáng lo ngại” nhưng vẫn cho đây chỉ là “sơ suất” của tỉnh và “hậu quả của vụ việc chưa nghiêm trọng”.
Ông Trần Ðình Nhã cho rằng để người Trung Quốc nuôi cá lậu ở Cam Ranh, sát địa điểm quân sự quan trọng, thì “chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm” về hoạt động trái phép ở những nơi “nhạy cảm”, theo Người Lao Ðộng.
Theo VNExpress, một số người Trung Quốc là chủ thật sự của những bè nuôi cá to nhất ở vịnh Cam Ranh nhưng lại núp dưới tên của các người Việt gốc Hoa. Nhà lồng gần nhất của họ chỉ cách cảng quân sự Cam Ranh khoảng 300 mét. Từ đây, người ta có thể quan sát, theo dõi toàn bộ tàu quân sự ra vào cả ngày lẫn đêm.
Họ đã hoạt động ở đây có thể cả chục năm, có người đã lấy vợ Việt. “Những người này sống trên bè và ở khách sạn” tại phường Cam Phú “đối diện công an phường” như VNExpress mô tả thì không thể có chuyện những người này ở lậu, kinh doanh lậu mà công an không biết.
Người Trung Quốc ở lậu, kinh doanh lậu sờ sờ trước mặt công an mà
suốt nhiều năm trời, vẫn thoải mái hoạt động cho tới khi bị báo chí
phanh phui.
VNExpress ngày 6 Tháng Sáu 2012 đặt nghi vấn “không hiểu vì sao họ
vẫn 'lọt sổ' quản lý và vẫn ung dung hoạt động trên địa bản?” Có thể họ
rất quen thuộc với “thủ tục đầu tiên” của các quan chức, công an?Cách đối xử với các người Trung Quốc kinh doanh lậu (có thể là bình phong cho hoạt động gián điệp nhòm ngó hoạt động của cảng quân sự Cam Ranh) hoàn toàn trái ngược với cách công an đối phó với những người vận động dân chủ hóa đất nước. Hàng chục công an CSVN được chỉ định canh giữ ngày đêm chung quanh nhà, bám sát khi người ta ra khỏi nhà, đánh đập, thẩm vấn, tông xe, đe dọa, lục soát tịch thu computer, máy hình, điện thoại, tiền bạc của những người sử dụng Internet viết blog để tranh đấu chống bất công xã hội, đòi nhân quyền.
Tháng Hai 2010, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, tố cáo quan chức ít nhất tại 10 tỉnh từ Bắc chí Nam đã cho người Trung Quốc thuê hơn 300,000 ha rừng, gồm cả rừng đầu nguồn và rất gần các căn cứ quân sự nhạy cảm, quan trọng. Ông còn cho hay dù bị ngăn cản, quan chức các tỉnh cũng vẫn cứ cho thuê.
Trong khi theo luật đất đai, người dân ở Việt Nam chỉ được thuê đất
tối đa 20 năm mà người Trung Quốc lại được ưu ái cho thuế tới 50 năm với
giá “rẻ như cho không” mà báo chí ở Việt Nam mô tả là “rẻ gấp nhiều
chục lần một điếu thuốc lá bán lẻ”.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, một đại biểu Quốc Hội Hà Nội từng mô tả hành
vi cho người Trung Quốc thuê đất trồng rừng ở các địa điểm nhậy cảm là
“nuôi ong tay áo”. Nay chuyện lại xảy ra cả ở vịnh Cam Ranh. (T.N.)
No comments:
Post a Comment