Friday, April 20, 2012

(103) Nạn buôn phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục ở Việt Nam

image

Nạn buôn phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục ở Việt Nam

1* Mở bài

Năm 2004, cảnh sát Campuchia cho biết, ước tính có 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa của nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính 1/3 con số đó, là trẻ em Việt Nam bị bán qua làm nô lệ tình dục.
Trước hết, Việt Nam là nguồn cung cấp phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài để bị bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động.
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Campuchia, Trung Cộng, Thái Lan, Malaysia, Macau để bị bóc lột tình dục.

Một vài định nghĩa.
Buôn người (Human trafficking)
Buôn người là một hành động thương mại bất hợp pháp, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng tình dục hay lao động cưỡng bức, là một dạng nô lệ thời hiện đại.

Nô lệ tình dục (Sexual Slavery)
Nô lệ tình dục là việc cưỡng bức có tổ chức của những cá nhân hay nhóm người, bắt buộc phụ nữ hay trẻ em phải thực hiện hành vi tình dục ngoài ý chí và ý muốn của họ. Đó là những người có thân phận bị lệ thuộc vào người khác như là một nô lệ, thường bị cưỡng bức tình dục hoặc hoạt động mãi dâm.
2* Báo cáo về nạn buôn người ở Việt Nam

image
Theo phúc trình hàng năm của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thì trong năm 2008 và 2010, VN bị xếp vào danh sách hạng 2, là những quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người. Hơn nữa, VN còn bị cáo buộc buôn người qua chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.
Trong báo cáo năm 2010, bộ Ngoại Giao HK ghi nhận như sau:
“Chính phủ CSVN chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, để ngăn chặn việc buôn người ra nước ngoài, làm nô lệ tình dục và cưỡng bức lao động.
Mặc dù VN có đề ra những biện pháp chống nạn buôn người, nhưng không thấy có tiến bộ, mà trái lại nạn buôn người ngày càng trở nên phức tạp và gia tăng. Về phía chính phủ, chưa thấy có một báo cáo nào về việc truy tố việc buôn người, để bị bóc lột lao động, vì đa số là những công ty dịch vụ xuất khẩu lao động là quốc doanh, của nhà nước, đã “đem con bỏ chợ” để lấy tiền và kiều hối. Cụ thể là nhà nước xuất khẩu 276 người đến Jordan và nhiều ngàn người đến Nga làm lao động chui.
Nhà nước chủ trương xuất khẩu lao động để giải quyết nạn thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Chỉ biết gia tăng số lượng xuất khẩu để nhận kiều hối, mà không quan tâm đến điều kiện lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, cũng như đời sống của công nhân VN ở các nước ngoài.
Mỗi người phải đóng số tiền từ 2,000 đến 5,000 USD cho dịch vụ xuất khẩu, nên phải cầm cố nhà đất để vay tiền.
Ngoài ra, nhà nước cũng chưa nổ lực giải quyết nạn nô lệ tình dục ngay trên lãnh thổ Việt Nam. VN còn là nơi du lịch tình dục (Child sex tourism), cụ thể như vụ ca sĩ người Anh Gary Glitter đến VN để mua dâm những trẻ em từ 11 đến 13 tuổi. Khu vực “Tây Ba Lô” ở đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Sài Gòn, cũng là điểm đến của khách du lịch mang bịnh ấu dâm, kể cả đồng tính. Năm 2008, một tổ chức của chính phủ Úc đã phát hiện 80 vụ bóc lột tình dục trẻ em ở trung tâm du lịch Sapa trong nước VN.
3* Những vụ buôn người điển hình

image

3.1. Cảnh sát Malaysia giải cứu 8 phụ nữ Việt Nam nạn nhân của buôn người
Ngày thứ bảy 24-3-2012, đài BBC loan tin, cảnh sát Malaysia đã cứu thoát 8 phụ nữ VN, là nạn nhân của việc buôn người, bị lừa gạt vì những hợp đồng lao động tại nước nầy. 8 phụ nữ VN, trong đó có 2 em 17 tuổi, bị giam cầm trong một căn nhà do một công ty môi giới trá hình về việc làm, bằng những lời hứa hẹn trả lương hấp dẫn.
Các phụ nữ nạn nhân nầy bị bắt buộc phải lựa chọn, hoặc làm gái mãi dâm hoặc phải lấy chồng người Mã Lai, để trả nợ mỗi người 10,000 tiền Mã Lai về vé máy bay và các chi phí trong dịch vụ. Ba người đàn ông trong tổ chức buôn người nầy đang tìm mối để bán mỗi phụ nữ VN giá từ 18,000 đến 20,000 tiền Mã.
Tại VN, theo con số của bộ Công An, thì trong thời gian từ 2005 đến 2011, đã có 2,560 vụ bán người có liên quan đến 5,700 nạn nhân.
3.2. Đường dây bán người qua Trung Cộng
Ngày 20-3-2012, bản tin AP trích thuật 8 nghi can bị bắt, sau khi bán 21 thiếu nữ sang Trung Cộng. Người đứng đầu đường dây là Ngô Thị Hưng Trang, 22 tuổi. Hưng Trang mở một tụ điểm mãi dâm, cấu kết với 5 người khác, dụ dỗ gái trẻ VN sang Trung Cộng để bán vào các nhà chứa, giá từ 10 triệu đến 15 triệu VNĐ mỗi người.
Tân Hoa Xã cho biết, Trung Cộng đã trục xuất 115 phụ nữ VN nhập cảnh bất hợp pháp về nước.
3.3. Gái Việt mãi dâm ở Trung Cộng
Ngày 26-3-2012, đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Công An Hình Sự cho báo chí biết, đầu năm 2012 đến nay, 20 thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Cộng làm gái mãi dâm. Một cô gái 16 tuổi cho biết, họ buộc phải tiếp 40 lượt khách mỗi ngày. Mọi sinh hoạt đều bị giám sát chặt chẽ bởi những tên du côn hung dữ, nếu phát hiện xử dụng điện thoại, thì bị đánh đập dã man để làm gương. Ngoài việc tiếp khách, họ còn tìm mọi cách để tước đoạt tiền của các nạn nhân.
Đa số những nạn nhân bị bán đều thuộc về vấn đề lao động, công ăn việc làm. Đó là nguyên nhân mà nhà nước VN phải chịu trách nhiệm về việc không có việc làm và tình trạng nghèo đói của người dân.
4* Nạn nhân người Việt ở Campuchia lên tiếng

image

4.1. Số nạn nhân người Việt bị bán sang Campuchia
Năm 2004, cảnh sát Campuchia ước tính có tới 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa ở nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính, 1/3 con số 50,000 là các trẻ em VN (Khoảng 17,000) bị bắt làm nô lệ tình dục.
4.2. Nhân chứng người Việt lên tiếng
Ngày 22-10-2009, trường đại học George Washington đã tổ chức một cuộc hội thảo về nạn buôn người ở Đông Nam Á. Trong số khách mời diễn thuyết có một thiếu nữ Việt là cô Sina Vann, tức Nguyễn Thị Bích,quê ở Cần Thơ, được giải thoát sau 2 năm làm nô lệ tình dục trong các nhà chứa ở Campuchia.

“Khi mới 13 tuổi, một lần vì giận gia đình, tôi theo người bạn và một người lạ tên là bà Hai. Khi đến Campuchia, bà Hai bán tôi vào một nhà chứa”. Sina kể tiếp: “Tôi bị nhốt trong một căn phòng, tôi nằm dưới gầm giường và khóc. Tôi tự nghĩ, mình đang ở đâu? họ sẽ làm gì mình? Có ai sẽ giúp mình không?
Họ buộc tôi phải uống một thứ nước, tôi không uống, liền bị đánh đập dã man đến bất tĩnh. Sau lần đầu tiên bị cưỡng bức bởi một người da trắng, họ buộc tôi phải tiếp đủ mọi loại khách, có hôm lên tới 30 người. Nếu chống lại thì bị tra tấn”.
Sina Vann phải sống qua nhiều nhà chứa, bị cưỡng hiếp, đánh đập suốt hơn 2 năm, cho tới khi được cứu thoát bởi cảnh sát. Vụ giải cứu được hỗ trợ bởi tổ chức có tên “Quỹ Somaly Mam”, do bà Somaly Mam , một phụ nữ cũng đã từng bị làm nô lệ tình dục, sáng lập.
Giờ đây, Sina đang tích cực góp sức cho tổ chức Somaly Mam, cứu thoát các nạn nhân.
4.3. Làm thế nào để bài trừ tận gốc nạn buôn người ở Việt Nam

Giáo sư Shawn McHale, giám đốc Trung Tâm Đông Nam Á của khoa Quan Hệ Quốc Tế, thuộc đại học George Washington, sau một năm nghiên cứu tại chỗ ở VN, cho đài VOA biết:

“Đúng là việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng phức tạp và gia tăng, vì những lý do sau đây:

- Đa số các tổ chức phi chính phủ, chống tệ nạn buôn người thì ở tại Hà Nội, trong khi việc buôn bán diễn ra ở các biên giới VN-Trung Cộng và VN-Campuchia.
- Lý do thứ hai, là đa số công an cấp dưới ở các biên giới nhận hối lộ. Chúng ta biết rõ ràng rằng Công an CSVN thật sự đã nhận hối lộ. Đây là vấn đề rất khó giải quyết.
- Muốn bài trừ tận gốc nạn buôn phụ nữ và trẻ em, thì trước hết tệ nạn xảy ra ở đâu nhiều nhất, không phải ở tại tỉnh lỵ hay thành phố, mà là chính nơi nó đang xảy ra, rồi dồn nỗ lực triệt hạ và ngăn chặn.
- Không nên mập mờ về nạn buôn người và nạn mãi dâm, mà phải công khai, minh bạch. Mãi dâm tự nguyện “hành nghề”, còn buôn người là bị bắt buộc làm bán dâm.
5* Việt Nam bị tố cáo tiếp tay cho nạn buôn người

image
5.1. Lao nô ở Jordan
Ngày 24-1-2012, Ủy Ban Ngoại giao Hạ Viện HK đã tổ chức một buổi điều trần về việc vi phạm nhân quyền của CSVN. Nội dung bao gồm: nạn buôn người, đàn áp tôn giáo, công an VC xử dụng bạo lực, bắt bớ giam cầm những nhà dân chủ và những người biểu tình yêu nước…
Cô Vũ Phương Anh, nạn nhân của việc buôn người do nhà nước VC tổ chức dưới hình thức gọi là xuất khẩu lao động. Cô Phương Anh và 275 người VN được xuất khẩu qua Jordan làm việc như nô lệ và bị đàn áp, khủng bố.

Năm 2008, cô Phương Anh được công ty dịch vụ xuất khẩu hứa hẹn, làm việc 8 giờ/ngày, lãnh tiền 300USD/tháng. Cô được hướng dẫn cầm cố sổ đỏ (bằng khoáng đất) để vay 2,000 USD nạp vào để làm thủ tục xuất khẩu.

Khi đến Jordan thì mọi người bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc 16 giờ/ngày và lãnh tiền 1 đô la/ngày.
Hợp đồng 8 giờ biến thành 16 giờ, tiền lương 300USD trở thành 30USD. Trước sự lường gạt trắng trợn đó, công nhân VN cầu cứu với đại diện công ty và bộ LĐ/TB/XH nhưng vô vọng.
Cuối cùng, 276 người VN phản đối, thì công ty thuê cảnh sát Jordan đàn áp, đánh người, bỏ đói, cắt khẩu phần... Người đại diện công ty là Nguyễn Thu Hà dẫn cảnh sát Jordan và những bảo vệ vào tận phòng đánh đập công nhân, và sau trận đòn dã man, chị Ngọc thiệt mạng.
Cô Phương Anh tìm cách trốn thoát và được định cư ở HK, vì thế, mẹ cô ở VN bị hành hạ đủ điều.Trong bản tin của trang web Việt Báo ngày 4-7-2012, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới (CAMSA=Coalition to Abolish Modern-day Slavery) do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng làm Giám Đốc, đưa tin, mẹ của cô Vũ Phương Anh đã bị côn đồ CSVN đâm trọng thương. “Cho thấy CSVN trả thù tàn bạo thân nhân của những người làm chứng hồ sơ nhân quyền của nhà nước Hà Nội”.

Đặc sứ Mỹ phụ trách về việc buôn người, ông Mark Lagon trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do (RFA), “Những công dân VN được xuất khẩu lao động, bị đàn áp, cưỡng bách lao động, bóc lột, vi phạm hợp đồng, là do những công ty nhà nước tuyển dụng, ký giao kèo và đưa họ đi.”
5.2. Lao nô Việt Nam ở Nga
Hồi tháng 8 năm 2009, báo chí Nga loan tin, tại thành phố Ivanteevka có một xưởng may “đen” may quần áo “nhái” (giả mạo) với 600 người VN. Công nhân VN bị bóc lột thậm tệ, bị nhốt dưới một khu vực ngầm, cách biệt với thế giới bên ngoài. Bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày. 50, 60 người bị nhét vào một phòng, với những chiếc giường tầng.
Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế QH/VN, ông Hà Văn Hiền phát biểu: “Thực trạng khổ sai của hàng chục ngàn lao động VN ở Nga vẫn chưa được cải thiện”.
Bộ trưởng LĐ/TB/XH cho biết: “Bộ chỉ nắm được một số lao động ở châu Âu, còn ở Nga thì không có con số cụ thể.”
Đúng là CSVN trực tiếp buôn người. Họ xem việc xuất khẩu gạo, tôm cá và người lao động đều như nhau, đưa ra khỏi nước rồi, thì phủi tay.
6* Nỗi kinh hoàng về nạn nô lệ tình dục trẻ em ở Campuchia

image
Ngôi làng Svay Pak nằm bên ngoài thủ đô Phnom Penh, nổi tiếng là nơi những bé gái được bán dâm một cách công khai cho khách nước ngoài, đang tìm kiếm ấu dâm. Một trong những đứa bé cho phóng viên CNN biết, là cô ở nhà chứa nầy từ khi chưa biết đọc.”Lúc đó, tôi chỉ 5, 6 tuổi. Người đàn ông đầu tiên nói với tôi rằng “Tao muốn quan hệ với mầy”, tôi không biết phải làm gì và không có ai giúp tôi”. Hàng chục bé gái trong làng nầy cũng trải qua những cơn ác mộng như thế.”

Cô cho biết, khi cô đang chơi bên ngoài, thì có một người đàn ông đến gần hỏi chuyện, gạ gẫm. Trong khi đó, một số bé gái bị chính cha mẹ chúng bán. Một số cha mẹ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, VN bị lừa, vì tin tưởng rằng con sẽ được làm việc nhẹ và có tiền. Những đứa bé bị nhốt trong một căn phòng tường dầy, không có cửa sổ, rộng khoảng 2m. Nhà thổ mà cô sống, chuyên nuôi những trẻ chưa tới tuổi dậy thì. Bọn trẻ thấy những người nước ngoài tới mua dâm.
“Lúc đầu, chúng nói chuyện với tôi rất nhẹ nhàng, nhưng khi chúng cưỡng hiếp tôi, thì chúng ra tay đánh đập tàn nhẫn”. Cô gái từng là nô lệ tình dục nầy nghẹn ngào trong nước mắt.
Hiện cô 18 tuổi và được giải thoát ra khỏi cuộc sống đau khổ đầy tủi nhục đó. Cách đây 3 năm, cô đã tìm thấy nơi trú ngụ an toàn, sau khi ông Don Brewster và vợ ông đến ngôi làng nầy để điều hành Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng cho các nô lệ tình dục trẻ em.
Ông Don Brewster đang làm việc cùng phái đoàn quốc tế Agape, ông cho biết: “Trong vài năm gần đây, làng Svay Pak có bề mặt thay đổi, tuy nhiên, việc thương mại tình dục trẻ em vẫn còn, mới ngày hôm qua thôi, tôi đã giải thoát cho một em bé 5 tuổi ở làng Svay Pak nầy”.
7* Kẻ bắt cóc và những nạn nhân độc đáo ở Trung Cộng

image
Ngày 25-9-2011, tờ nhật báo Southern Metropolis Daily đưa tin, một người đàn ông tên Lý Hạo, 34 tuổi, bắt cóc 6 cô gái, giam cầm trong 2 căn hầm bí mật dưới lòng đất, làm nô lệ tình dục cho hắn suốt hơn 2 năm. Hai người trong bọn họ bị giết chết, và chôn xác ở góc tường của 2 căn phòng.
Lý Hạo, một công nhân viên của thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, mua một nhà kho trong nội thành. Chính hắn đào hầm bí mật dưới lòng đất, diện tích 20m2. Khu nầy ở cách xa nhà hắn, nên vợ con không biết gì hết.

Hắn dụ dỗ bắt cóc các thiếu nữ tiếp viên trong các quán Karaoke để phục vụ tình dục bịnh hoạn của hắn.

Để cho những thiếu nữ không còn sức kháng cự, hắn cho họ ăn 2 ngày một lần. Sau một thời gian sống chung, 6 cô gái bắt đầu xô xát đánh nhau dữ dội để giành giật “người yêu”, xem ai là người được Lý đại ca yêu thương nhất. Kết quả có 2 người chết do ghen tương mà ra.
4 cô gái đồng ý ra ngoài bán dâm để cải thiện đời sống. Một hôm, một cô ra trình diện cảnh sát và tố cáo hắn.
Có điều đặc biệt là trong quá trình điều tra, công an thấy có điều bất thường, là họ cho biết “Lý đại ca chăm sóc chu đáo”, thậm chí có người còn nói tốt để gỡ tội cho hắn.
Phóng viên Hứa Kỳ Quang là người xuống tận 2 căn phòng dưới hầm trong lòng đất và làm phóng sự điều tra vụ việc, thì bị 2 nhân viên của thành ủy Lạc Dương tìm đến truy hỏi về các nguồn tin và đe dọa anh ký giả về việc “tiết lộ cơ mật quốc gia”. Sao mà kỳ lạ thế?

Thì ra, Lý Hạo đã từng đưa các thiếu nữ đến phục vụ tình dục cho các quan chức trong thành ủy Lạc Dương.
Trong vụ việc, từ kẻ bắt cóc, đến các nạn nhân và cả chính quyền Trung Cộng, thì thật đúng là những con người độc đáo, có lẻ chỉ có chế độ Cộng Sản ở nước nầy mới có mà thôi.
8* Cuốn nhật ký 3,000 ngày của một cô bé nô lệ tình dục lúc 10 tuổi

image
Ngày 6-9-2010, cô Natascha Kampusch, 22 tuổi, ở Áo (Austria) vừa tiết lộ sự thật, từng bị gã bắt cóc đánh tới 200 lần trong một tuần lễ, suốt trong 8 năm. Ngần ấy năm, Natascha biến thành nô lệ tình dục trong căn hầm xi măng của gã đàn ông đó. Đó là “Nhật Ký 3 ngàn ngày bị bắt làm nô lệ tình dục từ lúc 10 tuổi”. Hợp đồng xuất bản nhật ký giá một triệu đô la.
“Cuộc sống đọa đày trong ngục tối của tôi: bị bỏ đói, đánh đập, chửi bới và phải lên giường với hắn ta…” đó là những dòng chữ mở đầu, kể về vụ bắt cóc gây chấn động thế giới, khi được phát hiện vào năm 2006.

Ngày 2-3-1998, bé gái người Áo, 10 tuổi bị bắt cóc trên đường đi học. Kẻ bắt cóc là Wolfgang Priklopil, một kỹ sư ngành thông tin, đã giam giữ Natascha trong hầm rượu suốt 8 năm trời. Cô kể: “Anh ta tóm lấy thắt lưng tôi và quẳng tôi vào chiếc xe đã mở cửa sẵn. Tôi biết, dù có kêu la thì cũng chẳng có ai nghe trong lúc đó. Tôi quằn quại trong nỗi sợ hãi và kinh hoàng.”
Năm 12 tuổi
Hành vi của kẻ bắt cóc thay đổi rõ rệt, hắn bắt đầu đối xử với tôi bằng thái độ của một kẻ bẩn thỉu và đáng ghê tởm. Hắn đá vào chân tôi mỗi khi hắn đi ngang qua, và thụi những cú đấm vào đầu tôi. Hắn buộc tôi phải phục vụ nhu cầu tình dục của hắn, như là một nhiệm vụ hàng ngày.

Sau đó, Priklopil đưa tôi lên tầng trên để làm việc nhà. Tôi phải chà xát, đánh bóng nền gạch trong nhà bếp, nhưng dường như dưới con mắt của hắn, những tấm gạch không bao giờ sạch, cho nên hắn đá vào hông hoặc chân cẳng tôi, cho đến khi mọi thứ được bóng láng.

Hắn nổi trận lôi đình khi tôi phải khóc vì đau quá không chịu nổi. Hắn thộp cổ họng tôi, kéo đến bồn rửa chén, ấn đầu tôi xuống nước cho đến khi tôi ngộp thở sắp chết. Tôi nhớ rất rõ những âm thanh kêu răn rắc vang lên từ cột sống, khi bị hắn thụi vào đầu và cả thân hình mềm nhũng trượt té xuống nền nhà. Lúc đó, tôi chẳng còn cảm giác nào cả.
Năm 14 tuổi
Khi tôi 14 tuổi, tôi phải nằm ngủ dưới đất lần đầu tiên. Tôi cứng người vì sợ hãi khi hắn nằm xuống bên cạnh và trói tay tôi với một sợi dây ny long.
Khi nghe hơi thở dồn dập của hắn phà vào cổ tôi, thân hình của hắn sập xuống đè nặng trên mình tôi. Tôi cố gắng cựa quậy nhưng không được, vì lưng bầm tím, thâm đen và rất đau đớn mỗi khi nằm ngửa. Hắn trói tay tôi như vậy hàng đêm mỗi khi nằm với hắn, hắn muốn kềm chế sự phản kháng của tôi.

Năm 15 tuổi

Năm 15 tuổi, tôi phải lên làm việc nhà ở tầng trên của hầm rượu. Hắn không bao giờ cho phép tôi nghỉ ngơi, buộc tôi phải đứng gần hắn khoảng một mét, không hơn không kém, nếu không, thì hắn nổi trận lôi đình, dần cho tôi một trận thập tử nhất sinh. Khi thấy tôi khóc, hắn lại nhốt tôi vào phòng tối không có một chút ánh sáng nào.
Bất cứ khi nào tôi nhắc đến cha mẹ thì hắn nổi điên “Tao là gia đình của mày. Tao là tất cả đối với mày. Mày không có quá khứ. Tao đã tạo ra mày”. Có lần hắn bảo: “Tao là vua, mày là nô lệ” Hắn bỏ đói để tôi không còn sức kháng cự.
Năm 16 tuổi
Năm 16 tuổi, khẩu phần của tôi giảm xuống đáng kể, chỉ bằng ¼ khẩu phần người lớn. Ăn sáng là sữa, trà và 2 muỗng ngũ cốc. Tôi chỉ còn 38 kí, tiều tụy trong nỗi đau của mình. Tôi bị cạo trọc đầu. Khi tắm, nhìn thấy mình trong gương, thân hình trơ xương, tay chân, mặt mày đầy những vết bầm tím, má hóp, gương mặt hốc hác.

Từ đó, ban đầu, hắn buộc tôi chỉ mặc quần mà thôi, sau đó, khỏa thân hoàn toàn. Hắn cho rằng trong tình trạng đó, tôi không thể chạy ra đường kêu cứu. Hắn thích đánh vào những vết thương còn hở miệng trên thân thể tôi.
Cả một quảng đời bị đày đọa, tôi chỉ dám đánh lại hai lần vào bụng hắn, hắn hơi choáng váng, rồi sau đó, túm lấy tôi mà thẳng tay đánh đập cho đến khi tôi ngã quỵ mới thôi. Từ đó, bạo lực ngày càng gia tăng, thậm chí có tuần tôi bị đánh đập hơn 200 lần.
Tại sao trên thế gian nầy lại có con người nhẫn tâm, độc ác đến như thế?
Một hôm, tôi nghe thấy tên mình trên đài, cho rằng tôi đã biến mất mà không để lại dấu vết gì. Tôi muốn thét lên: “Tôi đang ở đây! Tôi còn sống!”

Tôi đã tự tử 3 lần, nhưng đều bị kịp thời ngăn chận.

Natascha Kampusch may mắn trốn thoát ngày 23-8-2006 khi cô 18 tuổi, trong khi “con yêu râu xanh” đang rửa xe.
Khi tôi trốn thoát, Wolfgang Priklopil lao mình vào đoàn tàu, thân mình đứt làm 3 khúc.
Sau khi thoát khỏi căn hầm xi măng, Kampusch trở thành nhân vật của truyền thông, cô xuất hiện trên các đài truyền hình trên thế giới.
Cuốn sách Nhật ký ba ngàn ngày ra mắt đầu tiên ngày 13-9-2007 bằng tiếng Anh, cô kiếm được một triệu đô la.
9* Cô gái bị bắt cóc làm nô lệ tình dục suốt 18 năm

image
9.1. Nạn nhân bị bắt cóc
Ngày 15-10-2009, tạp chí People đăng trên trang bìa bức ảnh rạng rỡ của Jaycee Dugard, 29 tuổi, từng bị bắt cóc, giam cầm và làm nô lệ tình dục suốt 18 năm.
Jaycee Dugard đã bị Phillip Garrido bắt cóc năm cô 11 tuổi, phải sống 18 năm trong căn lều ở sau nhà hắn. Ngoài ra, cô còn có 2 đứa con gái với người bắt cóc, là Angel, 15 tuổi và Starlet, 11 tuổi.
Jaycee và 2 con gái được cứu thoát ngày 26-8-2009. Bức ảnh trên tạp chí People được nhiếp ảnh gia riêng của Dugard chụp, tên của nhà nhiếp ảnh không được tiết lộ. Tạp chí People cho biết, “Chúng tôi đã mua trước các bức ảnh, chúng tôi không muốn nói chi tiết về việc nầy”.

People công bố những bức ảnh và cho công chúng biết rõ những bí ẩn chung quanh câu chuyện Dugard bị bắt cóc, bị giam cầm làm nô lệ tình dục cũng như được giải cứu như thế nào.
9.2. Tự đút đầu vào rọ
Phillip Garrido làm việc cho một nhà in. Hai năm trở lại đây, tự nhiên hắn cho biết mình có khả năng đặc biệt, là có thể nghe được tiếng nói của Chúa và các thiên thần.
Năm 2007, Garrido mở một trang web nhằm mục đích khuếch trương “môn phái” có tên là “Ham muốn của Chúa”. Hắn khoe khoang là trong đầu hắn đầy những tiếng nói của Chúa và những thiên thần. Trên trang web, hắn bịa ra những lời phát biểu của các độc giả gởi đến để ca ngợi hắn.
Thế rồi Garrido quyết định tổ chức một sự kiện tôn giáo, và hắn đến phát truyền đơn trong khuôn viên của trường đại học Berkeley, CA.
Hôm đó, Garrido và 2 con gái của Jaycee Dugard đến văn phòng của trường đại học, xin được tổ chức một sự kiện tôn giáo trong khuôn viên nhà trường.
Cảnh sát của trường Berkeley kiểm tra lý lịch của Garrido, thì phát hiện tên nầy đã từng bị tù về tội hiếp dâm. Cảnh sát điều tra được thông báo, nên đã triệu tập Garrido đến đồn cảnh sát. Thế là Phillip Garrido và vợ là Nancy cùng với Jaycee và 2 con đến trình diện cảnh sát.
Trong khi tách rời ra để thẩm vấn, thì tên tuổi Jaycee Dugard được phát hiện. Thế là Jaycee và 2 con được cứu thoát.
Phillip và Nancy bị bắt giam và hiện đang ngồi tù về tội bắt cóc và hàng loạt những cáo buộc về nhiều tội giết người trong vùng.
9.3. Sinh con năm 14 tuổi
Tháng 7 năm 2011, Jaycee Dugard lần đầu tiên cho biết cô bị giam suốt 18 năm, bị cưỡng hiếp, làm nô lệ tình dục, đã sinh con vào năm 14 tuổi, tại sân sau nhà của người bắt cóc.
Ba năm sau ngày bị bắt cóc lúc 11 tuổi, năm 1991, Jaycee hạ sinh đứa con gái đầu lòng, cha nó là Phillip Garrido, người đã bắt cóc cô. Cô bị nhốt trong phòng có khóa cẩn thận khi cô đau bụng đẻ. “Tôi không biết tôi sắp sanh. Tôi rất sợ hãi vì bị nhốt trong phòng có khóa.” Jaycee trả lời phỏng vấn của Diane Sawyer trên chương trình ABC News.
“Tôi không biết gì về Sex lúc 11 tuổi, khi bị Phillip và vợ hắn là Nancy Garrido bắt cóc hồi năm 1991, khi đang đứng đón xe bus của trường trước cửa nhà.
Vào ngày chủ nhật năm 1994, tôi mới 13 tuổi, cảm thấy bụng ngày càng lớn và nặng nề, nhưng tôi không biết lý do tại sao. Vợ chồng Garrido cho biết, đó là mang thai. Tôi được cho xem Video về việc mang thai và sanh đẻ, nhưng tôi rất lo sợ vì không có bác sĩ, và người đỡ đẻ chính là người đã bắt cóc tôi”. Đó là những lời của Jaycee trong cuốn hồi ký tựa đề “A Stolen life”. “Và cuối cùng, tôi thấy mặt con gái tôi. Đứa bé rất xinh đẹp, và tôi thấy không còn cô đơn nữa. Tôi có một con người thuộc về tôi. Năm 1997, một bé gái nữa ra đời.
Nhà giam biến thành một lớp học nhỏ để dạy con, với trình độ lớp 5 tiểu học của tôi.
Cùng với thời gian, tôi cương quyết tập chịu đựng, vượt qua những trận đòn chí tử, những vụ cưỡng hiếp để được sống sót.”, Jaycee tiết lộ với Diane Swayer trên ABC như thế.
“Trong suốt thời gian bị giam cầm, tôi luôn luôn nhớ đến mẹ tôi. Tôi muốn được ở bên cạnh, dựa đầu vào lòng mẹ để được che chở và thương yêu. Tôi khóc mỗi ngày, mỗi đêm, mong được trở về với mẹ, nhưng số phận của tôi nằm trong lòng bàn tay của kẻ độc ác, không còn tình người.

Tôi cũng mong cho mẹ tôi được kiên cường trước tình trạng bị mất con, không biết bà đã ra sao”.

Trong cuộc phỏng vấn, bà Terry Probyn, mẹ của Jasycee cho biết: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc trong việc tìm kiếm đứa con thân yêu của mình. Tôi luôn chìm ngập trong nhớ thương và đau khổ của người mẹ. Tôi luôn nhớ đến việc hôn con gái trước khi đi ngủ, đi làm. Ám ảnh đó theo tôi suốt 18 năm qua.”
9.4. Chân tướng của Phillip Garrido
Tên đầy đủ là Phillip Craig Garrido, sinh ngày 5-4-1959 tại Brentwood, Contra Costa, Cali. Cuộc sống không có gì đặc biệt, trước khi bị té xe môtô. Sống bằng nghề in ấn.
9.4.1. LSD đã giết con tôi
Manuel Garrido, 88 tuổi, cha của Phillip cho biết, hắn là đứa con ngoan, nhưng sau vụ té xe môtô lúc 16 tuổi, phải qua một cuộc giải phẩu ở đầu, tâm tính biến đổi hoàn toàn. Nó bắt đầu xử dụng LSD, một loại ma túy tổng hợp rất mạnh.
Phillip bộc lộ chân tướng là một con nghiện ma túy, thích dùng bạo lực để thỏa mãn ham muốn xác thịt.
Ngày 30-8-2009, lực lượng cảnh sát địa phương và liên bang mở cuộc khám xét hiện trường trong khu nhà của Phillip.
9.4.2. Tiền án của Phillip Garrido

Cảnh sát cho biết, Phillip bắt đầu xử dụng LSD từ năm 1968, thời điểm nầy hắn gây ra tội ác nghiêm trọng, đưa đến bản án 50 năm tù. Đó là, năm 1976, Phillip bắt cóc một thiếu nữ 25 tuổi ở bãi đậu xe South Lake Tahoe, còng tay nạn nhân, đem về một nhà kho hoang vắng để hãm hiếp trong nhiều ngày.
Phillip thú nhận với cảnh sát điều tra là hắn thích bắt cóc phụ nữ để hãm hiếp vì chỉ có cách đó hắn mới cảm thấy thỏa mãn nhục dục.
9.4.3. Hội chứng Stockholm
Trong khuôn viên trường đại học Berkeley, Phillip đi cùng một phụ nữ mang tên Allissa và 2 đứa con gái đến phát truyền đơn về việc tổ chức một buổi nói chuyện về tôn giáo. Allissa chính là Jaycee đã bị bắt cóc năm 1991.
Ông Carl Probyn, chồng sau của bà mẹ, tức là cha dượng của Jaycee cho rằng: “Jaycee có một quan hệ tình cảm khá khắn khít với Phillip. “Jaycee có những cảm xúc mạnh với hắn, nó cảm thấy đó gần như một cuộc hôn nhân”.
Jaycee và 2 con chơi trong vườn, trong tầm nhìn của hàng xóm, nhưng không bao giờ kêu cứu với ai cả, mặc dù thường bị Phillip tấn công.
Hiện tại, Jaycee đang được kiểm tra tâm thần ở một địa điểm bí mật thuộc bắc Cali, dưới sự bảo vệ của FBI.
Một chuyên viên hàng đầu về bắt cóc của Mỹ, ông Clint Van Zandt cho biết: “Mối quan hệ tình cảm giữa nạn nhân bị bắt cóc với người bắt cóc được gọi là “Hội chứng Stockholm”, một kiểu quan hệ cảm xúc, mà trong thực tế là một kế hoạch chịu đựng để được sống sót. Ban đầu giả vờ hợp tác rồi sau đó quen dần, thành chấp nhận và ưng thuận, cũng giống như trường hợp của những tù binh làm việc cho kẻ địch vậy.
Hội chứng Stockholm bắt nguồn từ sự kiện xảy ra ở Stockholm, thủ đô của Thụy Điển vào năm 1973. Một tướng cướp tên Jan Erik Olson bắt 4 nhân viên ngân hàng làm con tin, bị cảnh sát bao vây 5 ngày, từ 23 đến 28-8-1973.
Trong khi cuộc thương thuyết giữa hai bên đang tiến hành, thì một cú điện thoại gây ngạc nhiên, đó là một con tin tên Kristin Enmark gọi phone yêu cầu cảnh sát hãy thả tên cướp. Sau đó, cảnh sát xịt hơi cay vào ngân hàng, và cứu thoát các con tin.
Khi ra tòa, chính Kristin Enmark góp tiền mướn luật sư bào chữa cho “người yêu” là tên tướng cướp.
Trở lại vụ bắt cóc Jaycee làm nô lệ tình dục, kết thúc có hậu của thảm kịch nầy rất hiếm hoi, vì đa số những vụ bắt cóc trẻ em thường kết thúc rất bi thảm.
10* Kết

image
Tóm lại, phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bắt làm lao động cưỡng bức, làm nô lệ tình dục bắt nguồn từ tình trạng nghèo đói, không có công ăn việc làm. Nạn nhân buôn bán con người diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp, trong đó, hành động “đem con bỏ chợ” của chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước CSVN, bị cho là tiếp tay với tệ nạn buôn người.
Muốn giải quyết tận gốc nạn buôn người ở VN thì phải cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và diệt trừ tham nhũng.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải chấn hưng đạo đức dân tộc, đã bị suy đồi đến cùng cực dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản VN, đã làm cách mạng XHCN 58 năm ở miền Bắc và 37 năm ở miền Nam. Kết quả là thế hệ HCM bệ rạc như thế đó mà người ta gọi là đã đến thời kỳ đồ đểu.
Tất cả những băng hoại xã hội không còn cơ hội để đổ thừa là do tàn dư của Mỹ Ngụy nữa, mà đảng CSVN phải gánh lấy trách nhiệm, nói cụ thể ra là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh chính là những tội phạm phá hoại tan hoang đất nước về mọi mặt.
Một thực tế vô phương chối cãi.

Trúc Giang - Minnesota ngày 15-4-2012

Nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA 2009-10-30
Tại buổi hội thảo về tệ nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á được tổ chức tuần trước đại học George Washington miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một lần nữa tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Kampuchia lôi kéo sự chú ý của người tham dự. Thanh Trúc có bài chi tiết:
Tại buổi hội thảo về tệ nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á được tổ chức tuần trước đại học George Washington miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một lần nữa tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Kampuchia lôi kéo sự chú ý của người tham dự. Thanh Trúc có bài chi tiết:
Photo: RFA
Hai nhân chứng của tệ nạn buôn người cô Sina Vann người gốc Việt Nam và bà Veero người Pakistan

Hiện diện của nhân chứng sống

Buổi hội thảo,  do Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á thuộc đại học George Washington  tổ chức tuần trước,  cho thấy nạn  buôn người ở Nam và Đông Nam Á vẫn là vấn đề nhức nhối  khi mà  quá  nhiều phụ nữ và trẻ con  bị lạm dụng vào đường lao động cực nhọc do nợ nần chồng chất như tại Pakistan,  hoặc bị buôn vào đường mãi dâm thiếu nhi từ Việt Nam sang Campuchia.
Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư  Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 
Vào ngày 13 vừa qua, cả hai đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng Frederick Douglas vì những cố gắng trong việc tự phục hồi bản thân cũng như nổ lực tuyên truyền và giúp đỡ những phụ nữ và trẻ em chẳng may bị đưa đẩy buôn bán vào đường lao động và nô lệ tình dục như họ trước kia. 
Tại buổi hội thảo, hai người được gọi là sống sót từ tệ nạn buôn người đã trình bày trường hợp của mình cũng như trả lời thắc mắc từ những người tham dự.
Lên tiếng trước cử tọa đa số là sinh viên thuộc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á của  đại học George Washington , Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.
Sau khi được Somaly Mam, một tổ chức ngoài chính phủ  ở Kampuchia cứu thoát và giúp phục hồi nhân phẩm để hoà nhập trở lại với xã hội, Sina Vann  trở thành cộng sự viên đắc lực trong công tác phòng chống và cứu vớt những nạn nhân  của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi tại Campuchia.

Phương cách phòng chống, xử lý và bảo vệ

Với cô, hôm 13 vừa qua, ngày được tổ chức Free The Slaves tức Giải Thoát Nô lệ ở Mỹ trao tặng giải Frederick Douglass , là lúc  cô cảm thấy tiếng nói của nạn nhân nạn buôn người được lắng nghe:
“Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người.
Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn. Sina Vann còn tranh đấu được vì Sina Vann được tiếp thêm sức mạnh để đến với những kẻ bị hành hạ đau khổ như mình trước kia.”
Tiếp lời Sina Vann, bà Laura Lederer, phó chủ tịch của Global Centurion, trước từng là giám đốc kế hoạch toàn cầu phòng chống tệ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu:
Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFANạn buôn người được nói đến từ lâu, và  từ trường hợp của Sina Vann người ta có thể hỏi những kẻ có nhu cầu mua bán con người,  những kẻ có khuynh hướng thích chung đụng thích lạm dụng thiếu nhi là những ai để từ đó, bà nói tiếp, trừng trị họ bằng luật pháp:
Trước đó Hoa Kỳ có ba phương cách là phòng chống, xử lý, bảo vệ, sau được  ngoại trưởng Hillary Clinton thêm vào phương cách thứ tư là liên kết giúp đỡ. 

Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA

Nói tới phòng chống thì không chỉ đơn thuần là giáo dục hay tuyên truyền mà còn phải khuyến cáo rằng  luật pháp có cách để chận đứng tệ nạn trước khi nó có thể xảy ra . Rất  cần thiết phải cũng cố gia đình, phát triển kiến thức , tạo cơ hội công ăn việc làm cho các thành phần ít học trong xã hội. Nhìn xa hơn  là hổ trợ  sự tăng trưởng kinh tế  xã hội cho các quốc gia nghèo . Khoảng cách giàu nghèo quá lớn là yếu  tố  dẫn tới tệ buôn người. Nói là vậy nhưng   phòng chống quả là một quá trình vận động lâu dài và liên tục. Phòng chống phải  được coi là vấn đề ưu tiên bởi  một khi đã  bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần  đến thể xác đến cảm xúc  lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn  phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.
 Phỏng chống xử lý và trừng phạt kẻ buôn người là thế nào? Cũng vậy, tiên quyết của chính sách là luật lệ nghiêm minh. Người ta có thể  đề ra bao nhiêu là luật bao nhiêu là chính sách nhưng nếu không áp dụng và không thức thi một cách nghiêm túc thì những kẻ buôn người, những kẻ mua bán trẻ thơ, những kẻ lạm dụng thiếu nhi vẫn nhơn nhơ ngoài vòng pháp lưật .
Thế thì phòng chống và xử phạt đâu có ý nghĩa gì? Nói đến luật lệ nghiêm túc là nói đến tinh thần thượng tôn pháp luật để chống tệ nạn buôn người đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhiều khía cạnh , trong đó đáng chú ý đáng phòng nhất chính là du lịch đến các nước nghèo để tìm cách chung đụng với thiếu nhi ở những nước ấy.  

Đường giây Việt Nam Campuchia

Giám đốc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Châu Á , giáo sư Shawn McHale, đề cập đến khái niệm cung và cầu trong lãnh vực buôn người:
Dưới mắt ông, tệ nạn buôn người xuyên biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến không riêng vùng Nam và Đông Nam Châu Á mà ở nhiều nơi khác trên thế giới châu khác trên thế giới:
Đề cập đến tình trạng buôn phụ nữ trẻ em  tại hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Kampuchia, giáo sư McHale nói rằng dựa vào kinh nghiệm nghiên cứ đã qua thì ông có thể khẳng định :
Vùng biên  giữa  Kampuchia và Việt Nam gần như là một khu vực mở mà người của hai quốc gia có thể qua lại hàng ngày. Cũng dể hiểu vì sao một cô bé 13 tuổi từ Việt Nam được đưa sang bên kia biên giới để vào đất Kampuchia một cách dể dàng. Vấn đề ở đây là thực sự có bao nhiêu người mỗi  ngày băng sang biên giới để buôn bán làm ăn, bao nhiêu phụ nữ và trẻ con được đưa sang biên giới để rồi bị buôn bán vào đường mãi dâm ở bên  đó. Buôn người là  một vấn đề hiện hữu tại biên giới Việt Nam Kampuchia.
Về sự kiện là có rất nhiều trẻ gái Việt Nam bị bán vào đường mãi dâm, còn gọi là những quán gái, ngay trên đất Kampuchia , hoặc từ Việt Nam sang Kampuchia, cô Sina Vann nói với đài Á Châu Tự Do:
Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay  nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng  đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm, không phải được tiền người ta dễ đâu. Con trai con gái ba bốn tuổi phải kiếm tiền mà đi “dù” với khách  toàn là đi miệng không. Cha mẹ không tính con, sanh con ra rồi bán con để nuôi mình ên, sanh con ra để lợi dụng con luôn.
Cái  hậu quả kinh khủng mà cô Sina Vann được hỏi đến khá nhiều là căn bệnh AIDS lây truyền qua đường quan hệ  không an toàn mà những nạn nhân của nô lệ tình dục mắc phải. Cô nói cô không rõ con số chính xác về những nạn nhỏ tuổi bị AIDS,  nhưng nếu đề cập đến những em nhỏ Việt Nam trong các quán gái khi chẳng may  vướng phải HIV thì sẽ bị chủ chứa đuổi đi.
Con đường duy nhất để kiếm sống, cô trình bày tiếp, là tìm đến những quán gái những quán mát xa khác , còn không thì tìm đường trở về Việt Nam.  
Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.
Bổ túc vào chi tiết cô Sina Vann vừa nói, ông Shawn McHale cho biết: 
Số người bị  AIDS tại Việt Nam không chỉ ở các thành phố lớn  mà còn có rất nhiều ở vùng An Giang. Phải nói  An Giang là điểm đến và đi của những người hàng ngày qua lại biên giới Việt Nam Kampuchia. Có thể nói không sai con số phần trăm những người hành nghề mãi dâm  mắc bệnh AIDS ở khu vực biên giới này là 25% , nghĩa là cao một cách đáng sợ, cao hơn bất cứ nơi nào khác trong đất nước Việt Nam.
Vẫn theo lời ông, nói về bệnh AIDS lây lan qua đường mãi dâm thì không chỉ đô thị mà thôn quê cũng có nhiều , đặc biệt những vùng ven biên nơi người ta có thể đi qua nước khác dễ dàng như trường hợp vùng An Giang nằm giữa biên giới Việt Nam và Kampuchia.

Bộ phim Holly: Cảnh giác trước tệ nạn buôn bán trẻ gái Việt Nam vào đường lưới mãi dâm ơ Cambodia

2007-11-23

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hẳn quí vị còn nhớ những câu chuyện Thanh Trúc kể cho quí vị trước dây về những mạng lưới mãi dâm thiếu nhi ở Kampuchia, ở cây số Mười Một, những quán mát xa đèn đỏ đèn xanh vùng Svey Pak mà thực chất là những động mãi dâm trá hình với không biết bao nhiêu đời thơ trinh Việt Nam bị mua bán vùi dập vào cõi sâu tối đó.
Đề tài hôm nay, bộ phim Holly, hoàn cảnh tuyệt vọng của một em gái Việt 12 tuổi, bị mẹ bán cho một chủ chứa ở Kampuchia. Trình chiếu lần đầu tiên tại New York trước khi qua vùng Washington và những nơi khác, Holly được đánh giá tuyệt vời theo cách nói của phóng viên Hollywood, làm khán giả bàng hoàng chấn động như nhận định của báo Newsday, và là câu chuyện khó quên mà tờ New York Sun khẳng định.
Một thực tại kinh hoàng
Chạm vào Holly là chạm vào một vết thương đang rỉ máu, chạm vào một thực tại kinh hoàng mà người xem thấy nghẹn ngào, đau xót, bất lực. Chị Thu Trang, nha hoạt động xã hội trong lãnh vực trẻ đường phố ở Việt Nam, đang thực hiện một tài liệu nghiên cứu về tệ nạn buôn người phụ nữ và trẻ em vào đường mãi dâm, kể lại cuốn phim Holly chị vừa xem qua.
Nguyễn Thị Nhung Thuỷ đến với phim Holly sau khi đóng vai phụ trong bộ phim Vượt Sóng của Hàm Trần, đạo diễn Mỹ gốc Việt . Nhập vai Holly lúc mười bốn tuổi, đến giờ Thuỷ mười bảy, học lớp Mười Hai tại trường trung học ở Quận Cam tiểu bang California. Cảm nhận của Thuỷ trước và sau khi đến với phim Holly như thế này:
“Trước khi qua Kampuchia thì em cũng có tập khoảng một tháng, học thuộc các lời thoại . Phim Holly đúng ra là chuyện thật ở ngoài đời, rất là tội nghiệp chị à. Qua Kampuchia đóng phim em cũng có dịp gặp một vài người con gái mà bây giờ họ sống trong những nhà trú ẩn tức những nơi giúp đỡ họ.
Em lại đẳng nói chuyện với chị này,chị là người Việt nhưng mà ở bên Kampuchia, từ từ chị kể cho em nghe chị đã bị cha ghẻ hiếp rồi tới cậu tức là những người trong gia đình hãm hiếp . Sau đó chị bị bán vô một nhà chứa, sau này chị được cứu ra rồi bây giờ sống tại cái nhà đang giúp những người giống chị vậy đó.”

Ron Livingston trong vai Patrick và cô Nguyễn Thị Nhung Thủy trong vai Holly. Photographer: Elkana Jacobson

Được hỏi nhập được vai Holly chắc cũng khó khăn lắm, Thuỷ chia sẻ: “Khó lắm, cảnh nào em cũng khóc, em cảm thấy con người em nó thay đổi tại vì em đã có cơ hội đóng phim này rồi gặp rất là nhiều người, hiểu được cảnh khổ mà người Việt của mình đang sống bên Kampuchia. Nói chung người Việt mình ở Kampuchia rất là nghèo, cuộc sống họ rất là khổ nhưng mà cha mẹ tự đem con đi bán thì cái đó quá đáng. Họ nghèo quá họ phải làm vậy thôi.”
Thuỷ kể cô đã khóc, khóc và khóc không dứt khi diễn tả cảnh Holly đứng nhìn Patrick bị cảnh sát dẫn đi: “Buồn lắm chị, tại vì chỉ có một mình Patrick là người có thể cứu được Holly thôi nhưng mà bây giờ người đó cũng đi luôn rồi cho nên vừa rất là thất vọng vừa rất là đau buồn.”
Cơ duyên
Cơ duyên nào khiến câu chuyện đầy nước mắt của Holly, cũng là hoàn cảnh tủi nhục của biết bao em gái Việt trong những động mãi dâm thiếu nhi hoặc gái vị thành niên bên Kampuchia, được đưa ra ánh sáng ? Ông Guy Jacobsen, đạo diễn phim Holly, thổ lộ:
“Cách đây hơn năm năm tôi đi du lịch ở Châu Á. Ngày nọ, khi tản bộ giữa trưa trên một đường phố ở cây số Mười Một trong thủ đô Kampuchia, tôi thấy mình bị vây quanh bởi chừng mươi mười lăm em gái cở năm sáu hay bảy tuổi gì đó thôi. Chúng hăm hở mời chào tôi đi với chúng như những cô gái giang hồ chính hiệu.
Đã ý thức từ trước rằng tệ nạn mãi dâm thiếu nhi đang là căn bệnh lây lan trên toàn cầu, trẻ con tại nhiều nước trên thế giới đang bị khai thác và lạm dụng tình dục, ngay lúc đó tôi quyết định rằng điều hay nhất tôi có thể làm được là dựng một cuốn phim nói về vấn nạn buôn người, với hy vọng rọi tia sáng vào cái thế giới tăm tối đó cho tất cả mọi người nhìn thấy.”
Bằng cách nào đạo diễn Guy Jacobsen biết những em gái đáng thương đó là người Việt? Ông kể: “Sau đó tôi tìm hiểu và biết ra rằng từng em gái tôi gặp ở nơi chốn đặc biệt ấy đều là người Việt. Cả vùng đó còn được gọi là Svey Pak, những kẻ sống ở đó là người Việt Nam.
Và khi đối diện với tình huống đó tôi lại hiểu thêm rằng từ lâu mình đã không hay biết bao nhiêu chục ngàn cô gái nhỏ đang sống tủi cực đau đớn thế nào, tôi không chắc các em nhỏ tới cở nào nhưng tôi nhận thức vấn đề buôn thiếu nhi vào đường mãi dâm ở Kampuchia và trên thế giới nó khủng khiếp ra làm sao. Tôi nghĩ do có rất nhiều người không biết nên tôi phải dựng phim rồi tận dụng sức mạnh của truyền thông để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh trước vấn nạn này.
Nguyễn Thị Nhung Thủy trong vai Holly. Photographer: Elkana Jacobson
Lúc soạn thảo cốt truyện, tôi không muốn tạo ra một kiểu người hùng phương tây đến góc trời này để giết chết hàng loạt những kẻ bất lương rồi giải phóng cho một em nhỏ bị hành hạ, một kết cục thật là có hậu. Tôi muốn dựng phim theo cái nhìn của một nạn nhân Việt Nam.
Thế là tôi giả dạng thành một khách làng chơi, tìm vào một động mãi dâm ở Kampuchia, tìm cách lân mẫn làm quen với không khí và những cô gái trẻ Việt Nam ở những nơi ấy trong vài tuần lễ, với sự hướng dẫn của một thanh niên chuyên dắt mối cho khách mua hoa. Tôi gắng quan sát, tìm hiểu, ghi nhận hình ảnh, cơ bản là những điều thật việc thật.
Thế rồi tôi tạo ra nhân vật Patrick do tài tử Mỹ Ron Livingston thủ diễn, một du khách bình thường, có phần xoàng xỉnh là đằng khác. Khi Patrick đến cây số Mười Một, tình cờ gặp Holly là em gái Việt Nam 12 tuổi phải bán mình trong một nhà chứa trá hình, cuộc đời Patrick thay đổi, anh băn khoăn triền miên trong ước vọng giải thoát cho Holly và những nạn nhân bất hạnh như Holly.
Phim Holly ra đời là bước đầu của sự minh chứng rằng chuyện bán trẻ em vào đường mãi dâm là có thực, hy vọng khi biết được thì cũng là lúc tìm biện pháp ngăn chận. Nếu không làm gì thì vấn đề còn tồn tại mãi.
Bộ phim Holly còn nhắc chúng ta rằng ngày nào còn những kẻ bỏ tiền để mua trinh bán trinh và chung đụng với trẻ vị thành niên thì ngày ấy còn không biết bao nhiêu em gái nhỏ bị mua bán một cách bất nhẫn như Holly vậy, đó là luật cung cầu mà.
Về biện pháp nào ấy, chúng tôi đã tung lên Internet một chiến dịch cổ vũ nhân quyền thiếu nhi có tên là RedLightChildren.org, tập trung vào việc cảnh giác và phòng chốngnạn buôn thiếu nhi, kêu gọi áp dụng và thực hành luật bảo vệ thiếu nhi, làm sao tận dụng phương tiện và nguồn thông tin để lôi kéo sự quan tâm của mọi người.
Khi tôi dàn dựng cảnh Patrick vì bức xúc trước những tên dắt mối rồi ẩu đả với chúng đến nỗi bị cảnh sát bắt, cô bé Holly thì đứng khóc khinhìn anh bị dẫn đi xa dần, thì ý tôi muốn cho mọi người thấy Holly trơ trọi như thế nào, và người tốt như Patrick cũng không thể hành động một mình mà cần sự tiếp tay của pháp luật và những người khác. Tôi muốn nói rằng chấm dứt nạn buôn bán em gái nhỏ vào đường mãi dâm là trách nhiệm của từng người trong chúng ta.”
Nỗi gian truân của đoàn làm phim
Vừa rồi là đạo diển Guy Jacobsen trình bày về nhân vật, nội dung và mục đích cuốn phim Holly. Priorityfilms là cơ sở sản xuất phim Holly. Mời quí vị nghe bà Adi Ezroni, giám đốc nhà sản xuất Priorityfilms nói về nỗi gian truân của đoàn làm phim trên đất Chùa Tháp:
“Thật muôn phần vất vã cho nhóm quay phim quốc tế như chúng tôi muốn khai thác một vấn đề hiện hữu ở đất Chùa Tháp.Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, bởi điều chúng tôi làm nhiều phần đụng chạm đến các tổ chức mãi dâm và buôn người bên đó. Gần như có thể nói không có gì bảo đảm cho tính mạng của đoàn làm phim.
Có những kẻ không mấy thiện cảm khi biết mục đích của chúng tôi. Chúng tôi nhận nhiều cú điện thoại với lời lẽ hằn học đe dọa, di chuyển thì dụng cụ quay phim bị giữ lại để kiềm tra, rồi thì tiền hối lộ tiền lót tay nếu muốn được việc cho nhanh chóng.
Sau khi hoàn tất phần quay và chuẩn bị rời Kampuchia, bản thân tôi bị giữ lại Kampuchia trong hai tuần lễ như một con tin. Nói chung là đủ chuyện rắc rối xảy ra với mục đích sau cùng là nạo tiền của chúng tôi đấy.
Như Guy Jacobsen đã trình bày, qua phim Holly và qua mạng RedLightChildren.com chúng tôi mong những kẻ có lòng quan tâm đến nạn khai thác tình dục nơi thiếu nhi, giảm thiểu và chấm dứt những hoạt động buôn bán trẻ con vào đường mãi dâm, hãy qua mạng RedLoghtChildre để gởi thư ngỏ bằng ngôn ngữ quí vị đang sử dụng đến cho dân biểu nghị sĩ, cho những tổ chức bảo vệ trẻ, yêu cầu họ góp tiếng và hành động mạnh để chấm dứt điều gọi là nạn nô lệ mới trong thời hiện đại ”
Ron Livingston trong vai Patrick và cô Nguyễn Thị Nhung Thủy trong vai Holly. Photographer: Elkana Jacobson
Đối với chị Thu Trang, hoạt động trong lãnh vực trẻ đường phố và hiện đang soạn thảo những tài liệu về nạn buôn người trên thế giới, cái nhìn của chị. Một khán giả ở New York, ông John Kelly, nhà nghiên cứu chính trị xã hội ở New York, bày tỏ rằng phim Holly quá buồn thảm và điều khiến ông trăn trở là những hình ảnh trong phim chính là đời thực của nhiều em gái non nớt ngoài đời.
“Để chấm dứt những tình huống bi thảm ấy thì tôi nghĩ ngoài luật pháp, ngoài chính phủ, ngoài sự quan tâm của từng ca nhân thì có lẽ cần hướng tới một sự thay đổi tư duy, có nghĩa là thay đổi cái gọi là văn hoá mà không còn hợp thời nữa, cái văn hoá nam trọng nữ khinh, cái quan niệm đàn bà con gái là thứ yếu và đàn ông có thể làm tất cả những gì họ muốn miễn là có tiền.
Điều này hoàn toàn sai lầm, nếu không trừng trị những kẻ thừa hành pháp luật mà lại lợi dụng quyền hành để buôn trẻ lấy tiền, hoặc kẻ bất lương bệnh hoạn bỏ tiền ra mua trẻ để thỏa mãn thú tính thì mãi mãi không bao giờ có thể giải quyết nạn buôn thiếu nhi vào đường mãi dâm được. Phải trả những đưa bé như Holly về với thế giới tuổi thơ của chúng, đó là bổn phận và trách nhiệm của từng chính phủ, từng đất nước, từng con người.”
Bộ phim Holly sẽ được trình chiếu tại Washington DC ngày 28 tới đây. Sau buổi chiếu là phần hỏi đáp với đạo diễn, nhà sản xuất và các vai chính trong phim.
Đạo diễn Jacobsen cho Tahnh Tr1uc bíêt ông còn ấp ủ và sẽ thức hiện thêm hai bộ phim khác về nạn buôn người hầu đẩy mạnh cho chiến dịch RedLightChildren chống buốn bán thiếu nhi mà ông và Priorityfilms phát động.
Thanh Trúc 
 Trẻ em VN làm nô lệ tình dục ?

image
To Uyen Show voi LM Nguyen Ba Thong

No comments: