Thursday, March 29, 2012

(82) NHÀ TÙ VÀ HÀNG HÓA TẠI TÀU

Wang Bin.

Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Tàu là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Trong những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an quốc gia Tàu đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến khi họ chấp nhận “cải tạo”. Điều này đã được Đảng cộng sản Tàu công bố trên toàn thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như “làn gió và mưa phùn ngày xuân”.
Tôi là một trong số đó. Tôi đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ khoảng 30m vuông.
Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ khác. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.
Ở đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày, với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề. Những cái cửa Phòng giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo đi hành quyết. Mười cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.
“Mở nhà lao!” một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi, xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một, các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.
Tôi đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến, ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ.
Thực ra, điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm. Sống sót và Lao động Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Tàu là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Vào tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.
Chúng tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ 15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ bị trừng phạt bằng cách phải “hát cho đến sáng”, tức là anh ta phải tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.
Tôi bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự coi bản thân mình như một “phóng viên” được gửi tới đây để nghiêm túc quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và nhà tù Tàu hôm nay.
Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót Chúng tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.
Vào một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp (graceful) khi mặc đồ lót này hay không.
Một dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên “Orchid Beans” cho một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một “vòng vàng” quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.
Mỗi tù nhân được giao tối thiểu 10,000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng.
Đậu tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ Tàu , và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.
Năm nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Tàu sang các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù nhân phải nối dây đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.
Một lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu bé không đút chúng vào miệng.
Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Tàu , Cô Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia đình tại Tàu. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.
Tôi bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin’an tại Bắc Kinh.
Những sản phẩm Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn. Làm gói quà tặng “Florence Gift Packages” Tại trại lao động Xin’an ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Đan áo len. Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu). Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà. Thêu mũcho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh. Thêu đệm ngồi. Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng. Làm rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè. Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.
Làm thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt… Công đoạn chủ yếu là nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú nhồi…
Điều kiện vệ sinh tại trại lao động
(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh Tôi bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng, vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay lại lao động ngay.
Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ.
Ban đêm, lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc. Chúng tôi bị bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém. Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói ngay trên sàn.
Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Hoa còn được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, nhất là Nam Hàn-Nhật bản-Việt Nam- Taiwan-Singapore.
Nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.
(2) Trại cải tạo Xin’an ở Bắc Kinh Lao động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép. Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Tất cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng.
Các học viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan. Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng.
 Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để trao đổi với nhau.
Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để “chuyển hoá” và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến thành những cỗ máy chỉ biết làm việc. Mùa hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.


Dear reader:
In this issue, we continue our discussion of slave labor in China.
The Chinese communist regime has one primary goal: to maintain power at all cost.
Those who insist on their beliefs and place their conscience above the Chinese Communist Party (CCP) face the full weight of the Chinese regime. For having such courage, they may be charged with "betraying" their homeland or "revealing state secrets." They risk loss of reputation, long-term imprisonment, torture, and even death.
A primary method of suppression is punishment by "re-education through labor." Skilled at propaganda that twists logic and common sense, the CCP claims that such punishment gives people a chance to "reform" themselves. Crushed by methods perfected over the ages, they give up their conscience and "reform" into "patriotic" beings that never question the CCP.
The low cost of products made with slave labor has attracted great demand for them around the world. For corrupt officials, the forced labor camps are such a profitable business that they care little that the millions of inmates in the estimated 1,200 camps nationwide have never had a trial or a chance to defend their innocence.
We bring you the stories of two such souls - Falun Gong practitioners who were imprisoned for their beliefs and forced to endure "re-education" through grueling forced labor for refusing to betray their conscience, making goods for export to western countries.

I Hope Children Don't Put Them in Their Mouths
By Wang Bin, Ph.D.
During the years 2000 and 2001, the Chinese National Security Division of the Beijing Police Department arrested a large group of intellectuals who practiced Falun Gong, including university professors. They were tortured until they accepted the Party's "reeducation." This was proclaimed to the outside world as being done gently as "a breeze and rainfall in spring." I was one of them.


After his release, Mr. Wang Bin gave speech at a human rights event in Chicago, USA.
I was kept in a gloomy prison cell on death row with about 30 prisoners who were waiting to be executed. The cell was only about 30 square meters (about 323 square feet). When I was first imprisoned in this cell, I could smell all kinds of stinky odors from feces, urine, mold, rotten flesh and materials. After a few months, I could no longer smell anything. I was used to the smell that permeated the cell all day.
It was so quiet in the cell that one could even hear a needle drop. Everyone took advantage of this short silence to ponder over his past. One day after another, quite a few people were getting closer and closer to execution day.
Doors
The prison cell had two doors, the front and the back. The front door was a thick iron door and an iron fence. The back door was also an iron door, as big as the front door. The front door was an entrance-exit where prisoners were escorted in and out, or dragged out for execution.
Ten armed-policemen guarded the door against potential runaways. Every time the front door was opened, it could mean someone was to die soon.
Air and Sun
"Open the cage!" the loud shout came from a policeman standing on the top. It broke into my thinking and the stillness of the cell. The pale, unkempt prisoners started to show a hint of happiness on their faces. One by one, prisoners walked outside of the back door. They nodded and bowed to show their gratitude to the policeman. Then they quickly occupied a place with more sunlight.
The first time I was let out, I was shocked by what I saw. The first thing the prisoners did was get naked. The scabies, sores and psoriasis on their bodies were fully exposed. I was not too surprised by this.
Survivors and Labor
If they were not sentenced to death, the inmates surviving the detention center were sent to prisons to complete their sentence and do slave labor. They brought their infections and sexually transmitted diseases with them to the prisons, while they provided a vast cheap work force. An amazing number of products made in China are produced in prisons and forced labor camps.
In May 2002, I was sent to the Beijing Repatriation Division of Provincial Criminals with several other Falun Gong practitioners. We were waiting to be repatriated to other prisons to serve our sentence. From this experience I gained a real understanding of the forced labor in prisons.


One of the torture tools used in the Chinese labor camp.
We were expected to labor tirelessly. The routine was to labor for 15 or 16 hours a day. If anyone had trouble finishing the assigned work, he was punished by having to "sing until the dawn," which meant he had to keep working and could not sleep. Since the cells were more than full, the prisoners had no time to take care of personal hygiene. They counted the days, with their diseases worsening day by day.
I was arrested for practicing Falun Gong. I had committed no crimes. So I just considered myself as a "correspondent" sent there to seriously observe what was happening around me. I hoped that one day my observations would enable the world to have a better understanding of what goes on in Chinese prisons.
From Christmas to Underwear
Our tasks included packing women's underwear, making copies of audio and video materials, attaching trademarks to various products, processing books, binding books, and making fishing floats, colored Christmas bulbs and accessories to be exported. I participated in all of the manual labor and had a good understanding of each work procedure.
During one hot summer, the prison authorities ordered us to make packages for Gracewell underwear. It was really hot and yet the prisoners hadn't showered for a very long time. They scratched all over their bodies, while being engaged in manual labor. Some of the prisoners scratched their private parts every now and again. When they took out their hands, I saw blood on their fingernails. I was not sure if women would really look graceful in that underwear.
Another time, the prisoners processed a kind of packaged food called "Orchid Beans" for some small business owners. This snack was made from broad beans. They kept trucking broad beans into the prison. In the prison there were barrels in which the broad beans were soaked in water until they were swollen. To spare themselves some trouble when changing water in the barrels, sometimes the prisoners would dump a whole barrel of beans into a dirty urinal and then pour water into the barrel putting the beans inside. When the beans became swollen in the water, the prisoners would start to peel the beans. In front of each person there was a set of parallel knives. The prisoner picked up a bean, rolling it over the knife and removing the bean skin on either side leaving a "golden belt" in the middle. In this way the beans looked good, though they were dirty and muddy. Then, the last step was to throw the beans back into the basket.
At least 10,000 beans had to be peeled in one day to finish the assignment. As the prisoners bustled around peeling the beans, their mucus and sputum mixed with the beans. Then the processed beans were put into a big bag to be taken to the stores where they would be fried. The fried broad beans looked golden and shining. They packed them in beautiful packages and sold them to customers.
The broad beans are in demand in the market and thus provide a high profit to sellers. Consumers enjoy the beans. In a U.S. supermarket, I saw fried broad beans imported from China. I wondered if our prison had made those beans.
Annually, a large number of Christmas items and clothing for western countries are made in Chinese prisons. Once the prison was assigned to make light bulbs. Every day prisoners were supposed to tie copper wires tightly around a plastic tank in a fixed shape and then connect all the light bulbs together. The prisoners' hands were usually bleeding. Needless to say, that stuff from their skin and sexually transmitted diseases were left on the light bulbs.
Once the prison I was in made strings of beads as jewelry accessories. The prisoners used needles and thread to string colored beads and then connected the two ends to make a string of beads. The strings of beads looked beautiful. But, I hope that women don't put them around their necks and that children will not put them in their mouths.

No comments: