Bức tranh The Scream nổi tiếng của danh họa Edvard Munch - Ảnh: Reuters |
Đấu giá bức "The Scream" của Edvard Munch
22/02/2012 13:42
TNO) Hãng Sotheby sẽ bán đấu
giá một trong bốn phiên bản của bức The Scream nổi tiếng của danh họa
Edvard Munch vào ngày 2.5 tại New York, Mỹ với hy vọng bức tranh quý hiếm
này sẽ vượt hơn 80 triệu USD, lập kỷ lục về đấu giá tranh.
Theo Reuters, tác phẩm này là
sáng tác của danh họa Edvard Munch vào năm 1895 và hiện thuộc sở hữu của doanh
nhân người Na Uy Petter Olsen.
Cha của Olsen là người bạn,
hàng xóm và là người thân thiết với họa sĩ Edvard Munch. Gia đình Olsen đã lưu
giữ nhiều tác phẩm của Edvard Munch khỏi sự hủy diệt trong thời Đức quốc
xã.
Bức tranh mô tả hình một
người đang bịt tai, miệng như đang la hét. Nhiều người cho rằng bức tranh này
diễn tả những lo lắng hiện hữu trong cuộc sống.
Simon Shaw, phó chủ tịch đồng
thời là người đứng đầu bộ phận nghệ thuật theo trường phái ấn tượng và hiện đại
của hãng Sotheby ở New York, đã mô tả tác phẩm này là “một trong những công
trình nghệ thuật quan trọng nhất thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải bảo tàng”.
“Do hiếm khi một tác phẩm quý
như thế này đến với thị trường nên rất khó dự đoán giá trị của bức The
Scream nhưng chúng tôi dự đoán giá có thể vượt quá 80 triệu USD. Đây là một
trong những tác phẩm tiêu biểu bậc nhất, có lẽ chỉ đứng thứ hai sau Mona
Lisa của Leonardo Da Vinci”, ông Simon nói.
Bức tranh này từng được đăng
trên trang bìa của tạp chí Time vào năm 1961. Trên khung của bức tranh
có dòng chữ viết tay của Edvard Munch với nội dung: “Bạn bè tôi đi phía trước.
Tôi vẫn còn phía sau. Run lên vì lo lắng, tôi cảm thấy một tiếng thét giữa
thiên nhiên”.
Doanh nhân Petter Olsen cho
biết số tiền thu được từ bức tranh sẽ được ông sử dụng cho việc xây dựng một
bảo tàng, trung tâm nghệ thuật và khách sạn tại trang trại của ông ở Na Uy.
Ngoài phiên bản này còn có ba
phiên bản khác hiện nằm trong bộ sưu tập tranh của bảo tàng nghệ thuật Na Uy,
trong đó có hai phiên bản từng bị mất trộm.
Vào năm 1994, hai tên trộm đã
đột nhập Thư viện Quốc gia Na Uy ở Oslo lấy cắp bức phiên bản năm 1893. Rất may
là tác phẩm này được tìm thấy và trả về thư viện vào cuối năm đó.
Một thập kỷ sau, các tay súng
bịt mặt đã đánh cắp phiên bản năm 1910 của The Scream từ Bảo tàng Munch,
cũng ở Oslo. Hai năm sau, tác phẩm này được thu hồi và trả về cho bảo tàng sau
đó được mang ra triển lãm trong năm 2008.
Thanh Thanh
Cuộc đấu giá bức tranh 'Tiếng thét'
Cập nhật: 15:47 GMT - thứ năm, 3 tháng 5, 2012
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/05/120503_thescream.shtm
Đây là bức tranh Tiếng thét
của họa sỹ Na Uy Edvard Munch. Trong bốn tranh cùng chủ đề, đây
cũng là bức được cho là màu sắc sống động nhất.
Trên khung tranh, có cả lưu bút của chính họa sỹ, nói về việc sáng tác bức tranh này.
Bức tranh được mang ra đấu giá trong một
phiên tổ chức vào buổi tối giờ New York. Lựa chọn thời điểm
này là có ý hướng đến các nhà sưu tầm giàu có ở Á châu, mà
giờ này mới vừa thức dậy.
Bảy người mua thi nhau trả giá từ con số khởi điểm là 40 triệu đôla, và giá bức tranh cứ thế mà tăng dần dần.
Cuộc đua gay gắt nhất là giữa hai người
mua trên điện thoại, kéo dài tới 12 phút. Và cuối cùng bức
tranh biểu tượng cho sự hoang mang tuyệt vọng của con người đã
được ngã giá cao kỷ lục là 120 triệu đôla, cao hơn nhiều con số
80 triệu mà các nhà tổ chức đấu giá trông đợi.
Chủ nhân cũ của bức tranh vừa bán là doanh nhân Petter Olsen, cha của ông là bạn của họa sỹ Edvard Munch.
'Tiếng thét' đã trở nên một trong các tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất ngày nay.
Cùng với bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci, đây là bức tranh được nhiều người biết tới nhất.
>> Tuyệt tác “Scream” “trẻ lại” gần 20 tuổi
>> Tiếng thét và Madonna được đem ra trưng bày
>> 24 năm tù cho bọn trộm tranh của danh họa Munch
>> Tiếng thét và Madonna được đem ra trưng bày
>> 24 năm tù cho bọn trộm tranh của danh họa Munch
Câu chuyện ‘Tiếng thét’
Friday, May 04, 2012
Friday, May 04, 2012
Lê Phan
Dầu cho không chú ý đến nghệ thuật, hầu hết chúng ta đều đã có một lần thấy bức tranh “The Scream” của họa sĩ Edvard Munch.
Bức tranh như một cơn ác mộng, vẽ một người mà cái đầu như một bộ
xương sọ, tay ôm chặt lỗ tai, miệng há hốc như đang la hét. Xung quanh,
biển và trời hằn học như đang trong một cơn giông bão kinh hồn của một
đại họa nào đó sắp xảy ra.
Ðây là một trong bốn bức tranh mà Munch đã vẽ hồi năm 1895 trong
những năm của cuối thế kỷ thứ 19. Phải nói không một hình ảnh nào của
giai đoạn hậu bán thế kỷ thứ 19, tiền bán thế kỷ thứ 20, diễn tả cách
mạng và táo bạo đến thế về nghệ thuật. “The Scream” đã đứng đơn độc một
mình trong các phong trào nghệ thuật thuộc giai đoạn đó. Ðiều đáng ngạc
nhiên hơn nữa là họa sĩ người Na Uy này đã không vẽ một bức nào như bức
tranh này cả. Bức tranh đã được diễn dịch rộng rãi như là đại diện cho
nỗi lo sợ phổ cập của con người thời hiện đại.
Chính Munch giải thích tại sao vẽ bức tranh này, “Tôi đang đi trên
một con đường với hai người bạn vào lúc hoàng hôn, mặt trời lặn; đột
nhiên bầu trời trở thành đỏ như máu. Tôi ngừng lại, dựa vào hàng rào,
cảm thấy mệt mỏi một cách không thể nói lên được. Những cái lưỡi của
ngọn lửa và máu trải rộng trên vịnh biển màu xanh đen. Các bạn tôi tiếp
tục đi, trong khi tôi tụt lại đằng sau, run rẩy vì sợ. Rồi tôi nghe một
tiếng hét vĩ đại và vĩnh cửu của thiên nhiên.” Sau này ông kể lại sự đau
đớn đằng sau bức tranh “trong nhiều năm tôi gần phát điên... Quý vị hẳn
biết bức tranh của tôi, ‘The Scream?’ Tôi đã bị căng thẳng đến tột đỉnh
giới hạn - Thiên nhiên đã hét lên trong máu tôi... Sau đó tôi từ bỏ mọi
hy vọng để có thể yêu lần nữa.”
Và sau đó Munch chìm vào trào lưu của phái Ấn Tượng, không còn vẽ một bức nào khác gây xúc động như “The Scream.”
Theo tôi, bức tranh của ông là một sự thần giao cách cảm của một
người nghệ sĩ với sự tàn bạo của những năm dài của thế kỷ thứ 20 và nay
sang cả thế kỷ thứ 21. Ðã có người nhắc đến là khuôn mặt của người ôm
tai sợ hãi đó nào khác gì khuôn mặt của những người tù ở các trại tập
trung của Ðức Quốc Xã khi được quân đội đồng minh giải phóng. Tôi nhìn
vào nó là tôi nhớ đến nhưng người tù trong khám Chí Hòa, những bộ xương
biết đi mà khuôn mặt hóp lại như khuôn mặt của người trong bức tranh.
Cũng có những nhà triết học nói là con người chúng ta vốn không những
cùng giống với loài khỉ mà còn là loài khỉ giết người, những killer
apes. Do đó họ bảo rằng lịch sử con người đầy dẫy những sự tàn bạo của
con người đối với con người. Nhưng tôi sống ở thế kỷ thứ 20 và thứ 21 và
tôi thấy là thời đại này con người còn tàn bạo với nhau hơn bình
thường. Lịch sử nhân loại không thiếu gì những cuộc thảm sát nhưng chưa
bao giờ các cuộc thảm sát lớn đến mức như ở Ðức dưới thời Nazi hay
Cambodia dưới thời Khmer Ðỏ. Những tên đồ tể Nazi văn minh hơn, giết
người có hệ thống và sử dụng khoa học. Những tên đồ tể Khmer Ðỏ chẳng
cần khoa học và hệ thống cũng giết nhiều người không kém.
Mà nào phải chỉ có hai vụ đó. Hầu như ở nơi nào cũng có những vụ thảm
sát. Ngay ở Việt Nam, nếu người Pháp giết người Việt vì họ chống đối
thì chính quyền cộng sản đã tìm cách tiêu diệt một giai cấp, dầu cho có
công với họ hay không. Cuộc cải cách ruộng đất, cuộc chiến Việt Nam, tất
cả đều là những vụ tàn sát do con người gây nên.
Nhưng sự tàn nhẫn không chỉ ở giết người. Cụ bà Lê Hiền Ðức, một nhà
tranh đấu can đảm, nhân chứng của vụ cưỡng chiếm Văn Giang, viết: “Tôi
tận mắt thấy hàng ngàn cảnh sát trẻ khỏe, trang bị đến tận răng cùng
nhiều lực lượng 'tinh nhuệ', nhiều phương tiện hiện đại khác của chính
quyền xông vào đàn áp mấy trăm dân quê hiền lành, chất phác mà quá nửa
là ông già bà cả, phụ nữ, trẻ em...” Sau khi chê trách báo chí nhà nước
lờ đi vụ này, cụ viết: “Tôi thì tay run run lần mò gõ bàn phím máy tính
mà trong đầu vẫn hiện rõ mồn một cảnh hàng chục cảnh sát chân đi giày
đinh, đầu đội mũ sắt, người mặc áo giáp, tay cầm mộc, tay cầm dùi cui
lao vào đánh túi bụi một anh trai làng tay không tuy anh ấy chẳng hề
chửi bới, khiêu khích gì chúng.”
Hay như chuyện mà cô Trần Thị Nga đã kể lại trong blog Dân Làm Báo
khi chính quyền từ chối những người Việt đã từng đi lao động ở Ðài Loan,
bị lừa, bị hành hung, bị hiếp dâm, đã được Linh Mục Nguyễn Văn Hùng
giúp đỡ, gặp gỡ linh mục và gặp gỡ nhau. Chính quyền đã làm khó họ đủ
điều, và đặc biệt tìm cách ngăn cản không cho họ đi lễ nhà thờ. Cô Nga
viết là để tưởng nhớ những ngày sống nhờ trong nhà Chúa, nên họ hẹn nhau
cứ ngày Noel hàng năm sẽ gặp mặt tại một nhà thờ nào đó để cùng đón
mừng Chúa Giáng Sinh và tạ ơn người đã cưu mang họ trong khi hoạn nạn.
Một việc làm bình thường của một người dân bình thường như vậy đã bị
công an tìm đủ cách ngăn ngừa. Cô Nga viết là trước Noel năm 2009, công
an các tỉnh các địa phương đã đến từng nhà họ khuyên nhủ rồi dọa nạt
ngăn cấm không cho đi lễ. Ðặc biệt một số trong nhóm họ bị công an bắt
viết giấy cam kết không được giao lưu với bà hay với Cha Hùng. Cũng vậy
trước ngày Noel 2010, họ cũng đã bị công an bắt linh mục ở nhà thờ địa
phương ở Hải Dương không cho họ vào nhà thờ xem lễ. Sau cùng không biết
đi đâu, họ kéo nhau về nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để đón mừng Chúa Giáng
Sinh. Họ bị chụp hình và sau khi dự Thánh lễ xong họ bị gần 100 công an
bắt.
Trong số những người bị bắt có cô Biếc quê ở Hải Dương. Lúc ở Ðài
Loan, cô Biếc đã bị hiếp dâm đến điên loạn, phải điều trị nhiều năm bây
giờ mới tạm ổn. Nay công an ập tới mà cô từ Hưng Yên về quên giấy tùy
thân, thế là bị công an bắt. Cô Nga viết thêm: “Mấy anh chị em chúng tôi
đi cùng 3 người bạn đó đến đồn công an, tôi nói với những người công an
về tình trạng sức khỏe và bệnh trạng của chị và đề nghị các anh làm
việc với chị hãy để chúng tôi ngồi gần đó để chị yên tâm, và các anh
không được quát tháo chị trong khi làm việc vì tình trạng tâm lý của chị
hiện nay nếu căng thẳng quá chị sẽ bị tái phát bệnh cũ. Nhưng công an
không nghe họ vẫn dẫn giải chị vào phòng riêng làm việc và quát mắng như
thường.” Cô Biếc sau đó đã lâm bệnh trở lại. Có lúc cô nổi điên chửi
lại cả công an!
Chỉ vì người giúp đỡ họ là một linh mục, những người lao động đã bị
thương tổn ở ngoại quốc vì chính quyền đã lơ là không lo cho con dân
mình, đã bị chính quyền liệt vào loại phản động và tìm đủ cách làm khó
dễ, bắt bớ, quấy nhiễu họ. Ðiều đáng buồn hơn nữa là họ vốn đều là những
người đã đã bị những vết thương cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng
chính quyền vẫn sợ họ.
Hẳn họ sẽ thông cảm với bức tranh The Scream của Munch. Tiếng hét của
những năm tháng đọa đầy đã chen lẫn tiếng hét uất hận của người dân bị
một chế độ tệ mạt chèn ép, quấy nhiễu, xúc phạm, hẳn không khác bao
nhiêu tiếng hét của thiên nhiên nổi giận.
No comments:
Post a Comment