“Thứ nhất ỉa đồng, thứ nhì quận công”
19.11.2011
638 triệu dân Ấn-độ, nghĩa là khoảng 54% dân số,
cho đến thời buổi này vẫn phải thoả mãn cái khoái thứ tư (trong Tứ
Khoái) một cách lộ thiên. Theo các dữ liệu mới đây của UNICEF (United
Nations Children’s Fund = Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc), Ấn-độ “được” xếp
hạng lên đầu danh sách các quốc gia trên thế giới mà vấn đề giải quyết
các nhu cầu vệ sinh bị xem là tồi tệ nhất. Trong số 58% dân số trên thế
giới không có phòng vệ sinh (dù tư nhân hay tập thể) thì hầu hết đều là
dân Ấn.
Đứng hạng nhì (cách rất xa) trên danh sách là Indonesia với 57
triệu người bắt buộc phải “ỉa đồng”, và xếp hạng thứ ba là Trung quốc
với 56 triệu dân.
Nước Ethiopia được xếp
hạng thứ tư với 49 triệu dân đi vệ sinh “trong khung cảnh thiên nhiên”.
Theo tường trình của báo The Hindu, “đi vệ sinh lộ thiên” là nguyên nhân
chính của sự tồn tại những bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan. Tại Ấn-độ,
đa số các nông dân vì không có nhà vệ sinh, hoặc vì đang dở tay làm lụng
ngoài đồng, nên buộc lòng phải giải quyết nhu cầu vệ sinh ngay ngoài
đồng. Tuy nhiên đây là một sự “bất đắc dĩ” càng ngày càng trở nên “bất
tiện”, đặc biệt cho giới phụ nữ Ấn.
“Rất bức xúc nên đã hạ quyết tâm” để xoá bỏ nạn ỉa đồng, ông Bộ trưởng Jairam Ramesh của Bộ Phát triển Nông thôn Ấn-độ tuyên bố: “Thật là một điều xấu hổ. Trong số 600 ngàn ngôi làng của chúng ta, chỉ có 25 ngàn ngôi làng được đánh giá là Nirmal Gram (làng sạch, theo tiếng Ấn-độ). Từ đây đến năm 2017, chúng tôi nhất định sẽ phải giải quyết vấn đề nhà vệ sinh để tất cả các ngôi làng đều phải đạt danh hiệu Nirmal Gram!” (BV)
“Rất bức xúc nên đã hạ quyết tâm” để xoá bỏ nạn ỉa đồng, ông Bộ trưởng Jairam Ramesh của Bộ Phát triển Nông thôn Ấn-độ tuyên bố: “Thật là một điều xấu hổ. Trong số 600 ngàn ngôi làng của chúng ta, chỉ có 25 ngàn ngôi làng được đánh giá là Nirmal Gram (làng sạch, theo tiếng Ấn-độ). Từ đây đến năm 2017, chúng tôi nhất định sẽ phải giải quyết vấn đề nhà vệ sinh để tất cả các ngôi làng đều phải đạt danh hiệu Nirmal Gram!” (BV)
Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon.
Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo
Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi
nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn
năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô
còn kinh hãi vạn phần.
Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi
không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát
thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra
nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã
hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu
ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản.
Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn
Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn
quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ
hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra
hiểu liền cơ! Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì
cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc
trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với
tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”.
Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn
ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất
nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái
đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể
giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào
nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế
này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó
buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra
tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không
thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.
Nhà xí giữa rừng Vancouver (ảnh Ngọc Bái)
Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để
học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển,
hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản
doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân
bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá
lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa
sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng.
Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google
còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi"
hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo.
Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã
test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi
hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing.
Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống
trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó
giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách
thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà
Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc
độ tên lửa!
Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần
vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít
với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu
sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít
phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái
khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi
tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi
chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N.
Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên
trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn
đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát
các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển
sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến
trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở
thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa
đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization).
Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi
nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi
trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ
11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung
Quốc.
Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn
quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ
chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”…
Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia
đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây
dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung
cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân,
hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi
ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa.
Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị
điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để
sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng
tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại
nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng
chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có
loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn
nhạc giao hưởng.
Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ
đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt
mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một
tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu
khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân
người và 6 vạn lít nước tiểu.
Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này,
chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên
móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi
chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống
kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng.
Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này?
Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì
chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái.
Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn
hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn
minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể)
tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại
dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước
hạnh lắm rồi!
Những hình ảnh chỉ có ở Việt Nam
No comments:
Post a Comment