Một đơn vị pháo binh của quân đội CS Việt Nam triển khai dọc theo đường biên giới Việt -Trung thuộc tỉnh Lạng Sơn hôm 23 tháng 2 năm 1979. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, TQ đồng loạt tấn công VN theo đường biên giới Việt-Trung
AFP photo
Tuy tiến hành cuộc chiến tranh
“giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ
nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội
chủ nghĩa và cả nhân loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài
lòng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Vì sao?
oOo
Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng
4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền
Nam”.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29
2011-04-29
04292011-ntran-2.mp3
Khi tiến hành
“giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô
mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dựa trên các
tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống
khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến
Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu.
Tháng 8 năm
1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông
Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền
Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam
Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để
chiếm lấy”.
Và những người
Cộng sản Việt Nam đã giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trong số các tài
liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy,
trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch
Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông
Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ
chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền
Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ
thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là
vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt
Nam một cách vững chắc”.
Ở một tài liệu
khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà
xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng
nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình
hồi năm 1966, như sau: "Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN
khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt
tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy
sinh 2-3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn
giữ vững tinh thần quốc tế vô sản".
Những lời
thú nhận
Tuy tiến hành
cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới
cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh
cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân
loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài lòng cả Liên Xô lẫn
Trung Quốc. Vì sao?
Cùng là Cộng
sản nhưng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc không thể “đoàn kết” với nhau, bởi bên nào
cũng muốn tạo ảnh hưởng, chi phối khu vực Đông Dương và rộng hơn là khu vực
Đông Nam Á.
Cư dân ở các huyện biên giới phía Bắc
tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới Trung-Việt.
Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photo Cư dân ở các huyện biên giới
phía Bắc tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới
Trung-Việt. Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photo
Sau khi chiến
tranh kết thúc, nhận thấy Việt Nam có vẻ muốn ngả hẳn về phía Liên Xô, năm
1979, Trung Quốc đã xua quân tràn sang Việt Nam, nhằm “dạy cho Việt Nam một
bài học”. Đến lúc này, Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản
Việt Nam - mới công bố những bí mật trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn tiến
hành “giải phóng miền Nam”, “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc, cho các nước xã hội
chủ nghĩa và cả nhân loại”, qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
trong 30 năm qua”.
Tại trang 5 của
tác phẩm vừa dẫn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận: “Trên thế giới chưa có
người lãnh đạo một nước nào mang danh là ‘cách mạng’, là ‘xã hội chủ nghĩa’ và
dùng những lời lẽ rất ‘cách mạng’ để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực
kỳ phản động như những lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người
lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi
bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh
đạo Trung Quốc”.
Ở trang 73 của
tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người
cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi
nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc,
họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ
thuộc Trung Quốc...Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với
Mỹ... Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.
Cũng trong
tác phẩm vừa dẫn, ở trang 100, Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết âm mưu của Trung
Quốc trong cuộc chiến Việt Nam như sau: “Họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc
Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, Việt Nam. Khi Việt
Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận: quân sự, chính
trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam trên đà đi tới thắng lợi
hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt
Nam để đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên địa vị ‘siêu cường thứ
ba’ và đổi chác việc giải quyết vấn đề Đài Loan”.
Mười một năm
trước khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra và thú nhận những điều vừa kể,
vào tháng 3 năm 1968, khi phát biểu tại trường Đại học Kansas, Thượng nghị
sĩ Robert Kennedy đã tuyên bố, mục tiêu của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật ra chỉ vì Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy.
Ông Robert
Kennedy nhận định: “Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc của ông ta yên lặng
ngồi nhìn: [Việt Nam] đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ xem chúng ta làm
suy yếu một nước, là hàng rào vững chắc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc
xuống phía Nam. Họ hy vọng sẽ buộc chúng ta chặt hơn trong cuộc chiến kéo dài ở
Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ tự tin rằng cuộc chiến ở Việt Nam ‘sẽ càng làm
cho Mỹ sa lầy, hủy hoại tài nguyên, mất uy tín về sự kỳ vọng của các nước vào sức
mạnh của Mỹ, chúng ta bị đồng minh xa lánh, xung đột với Liên Xô, và bất đồng
gia tăng trong dân chúng Mỹ’. Như một nhà quan sát Mỹ đã nói: ‘chúng ta dường
như đang bị chơi đúng kịch bản mà Mao đã viết ra’.”
Ba mươi sáu
năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng
ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người
Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng
miền Nam”.
“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần
1)
Tháng 4 năm 1975, những người
cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền
Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA - 2011-04-29
Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến
này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận
ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam
tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.
Chủ
tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào
tháng 8/1959 tại Bắc Kinh.
Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ
nghĩa Cộng sản
Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph
Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản,
sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội
Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người
lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ
nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm
cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ
15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép
các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam.
Và rồi cuộc chiến Bắc - Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các
phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần
chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng,
cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với
mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam
thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ
nghĩa.
Trong giai đoạn vừa kể, những người
lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng
nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô
cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc
“giải phóng miền Nam”.
Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần
trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev,
Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ "các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc" trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam.
Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà
sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một
kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông
Nam Á”
Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền
bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở
thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của
phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược
miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng
Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ
nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.
Ông
Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo Ông Lê Duẩn chụp vào ngày
15/5/1975. AFP photo
Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo
Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động
Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó:
"Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế
giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao
động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền
tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế".
Kể từ đó, khối cộng sản, đứng
đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên
lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách
mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam
Á”.
Trong bài nói chuyện đăng trên
báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô,
Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt
liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm
ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm
vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược,
giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các
nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản
vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ
thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn
giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có
chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta
thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông ông Hồ Chí Minh cho biết, ông
"luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ
quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình".
Tháng 2 năm 1966, khi đến
Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố,
ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng
cám ơn Liên Xô về sự "viện trợ to lớn và nhiều mặt" cho chính phủ
miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô
giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng
tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.
Sử gia Douglas Pike nhận xét về
cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của
cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với
khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được
trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.
Cuộc chiến tranh được gọi là
“giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào
Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á,
những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai?
Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
No comments:
Post a Comment