Nữ ca sĩ Madonna quả quyết mình từng là tỳ nữ triều Thanh
Ngày 16/8/1958, Madonna Ciccone được sinh ra đời trong một gia đình Thiên Chúa giáo tại Shellfish, thành phố Bay gần Detroit, Michigan, nước Mỹ. Cha bà là một kỹ sư, mẹ ở nhà lo nội trợ. Madonna là chị cả trong gia đình 8 chị em, khi bà 6 tuổi mẹ bà đã bị ung thư vú và qua đời.
Tuổi thơ đã mất mẹ, Madonna khao khát trở thành một vũ công. Mặc dù cha kịch liệt phản đối, bà vẫn học 2 năm đại học, sau đó tới NewYork theo đuổi giấc mơ vũ đạo của mình. Cuối cùng bà đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, những buổi biểu diễn của bà nhanh chóng thịnh hành khắp thế giới, bà cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn.
Có lẽ, sẽ có không ít người tò mò thốt lên rằng: “Một ngôi sao nổi tiếng, sinh ra ở phương Tây thì có mối quan hệ gì tới thời đại Mãn Thanh?”
Sau khi nổi tiếng, Madonna đã tiếp nhận các cuộc phỏng vấn của phóng viên trên khắp mọi miền thế giới. Bà cũng đã từng đến Trung Quốc. Theo Báo khoa học kỹ thuật Bắc Kinh số ra tháng 11/2005, Madonna, một ca sĩ nổi tiếng của Mỹ khi nói chuyện với phóng viên, đã nhớ lại khung cảnh lần đầu tiên bà tham quan Cố Cung tại Bắc Kinh. Bà nói rằng, lúc đó, bà cảm thấy từng ngõ hẻm xa xôi trong Cố Cung đều rất quen thuộc. Và bà quả quyết rằng, đời trước bà từng là một tỳ nữ của hoàng đế cuối cùng triều Thanh.
Nữ ca sĩ Madonna quả quyết mình từng là tỳ nữ triều Thanh (Ảnh: tổng hợp)
Hoàng tử bé của Bhutan, dịch giả vĩ đại Phật giáo Tây Tạng Tứ Xuyên tái sinh
Ngày 5/2/2016, Hoàng tử bé Jigme Namgyel Wangchuck của Bhutan chào đời. Khi mới 3 tuổi, cậu bé đã có thể kể rất nhiều chuyện về tiền kiếp của mình. Trong đó có một kiếp cậu là cao tăng Vairocana ở Tây Tạng. Vairocana là đại dịch giả sống trong triều đại Vua Trisong Deutsen (742-798). Ngài là một trong 25 đệ tử thân cận của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài đã phiên dịch rất nhiều giáo pháp Tam Thừa sang tiếng Tạng với tài năng dịch thuật xuất chúng.
Ngày 18/6/2019, Hoàng tử bé của Bhutan, cùng với mẹ, công chúa Ashi Sonam Dechen Wangchuck và các thành viên khác trong gia đình, đã đến thăm Hang thiêng Vairocana (Tỳ Lô Già Na) ở Barkam, thuộc châu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm kiếm dấu vết về tiền kiếp của cậu.
Tiểu hoàng tử của Bhutan là dịch giả vĩ đại Phật giáo Tây Tạng tái sinh. (Ảnh: The Royal Office for Media, miền công cộng)
Hoàng tử bé cùng đoàn tùy tùng đến ngôi chùa nơi cậu đã tu hành và sinh sống, cậu có thể chỉ ra được những đồ vật mình đã sử dụng trong kiếp trước, những dấu chân cậu để lại trên đá, nhận biết được những chữ viết Tây Tạng cổ mà cậu đã sử dụng, và những nơi lưu giữ kinh thư chữ Tạng cổ do chính mình viết, và nơi từng tu hành trong chùa ở kiếp trước... cậu đều nhớ rất rõ.
Hoàng tử bé của Bhutan đã nhiều lần đầu thai xuống trần gian, khi còn rất nhỏ cậu đã nói với gia đình rằng kiếp trước mình từng được sinh ra trong vương thất Bhutan.
Trong một lần tái sinh khác, trước năm 824 sau Công Nguyên, ông là giáo sư tại Đại học Nalanda, Trung tâm Phật giáo Ấn Độ. Hoàng tử bé đã mô tả chi tiết hình dáng thánh địa Phật giáo này đã bị người Hồi giáo phá hủy hoàn toàn, điều này đã được chứng thực một cách đáng kinh ngạc khi cậu đến thăm địa điểm Đại học Nalanda ở Ấn Độ.
Nhà văn nổi tiếng ở Anh tuyên bố rằng trong một kiếp trước bà từng là một nữ pha-ra-ông của Ai Cập cổ đại
Người phụ nữ này tên là Joan Grant (1907-1989). Bà là một nhà văn nổi tiếng ở Anh trong thế kỷ 19, với cuốn sách xuất bản đầu tay vào năm 1937 mang tên Winged Pharaoh (Pha-ra-ông có cánh). Bà Grant cho biết bà viết nó dựa trên các ký ức về một kiếp sống trước đây tại Ai Cập.
Bà cho biết tên bà hồi đó là Sekeeta. Bà là một người con gái của Pha-ra-ông từ triều đại đầu tiên của Ai Cập (từ khoảng 5.000 năm trước), một nữ tu sĩ được rèn luyện các môn pháp huyền bí, bao gồm khả năng nhớ lại quá khứ của mình. Sau này chính bà đã nối nghiệp cha, trở thành nữ pha-ra-ông đầu tiên của Ai Cập.
Một số điều về Ai Cập cổ đại, được bà Grant mô tả trong cuốn sách, tương đối ăn khớp với vốn hiểu biết của các nhà khảo cổ và những sự kiện lịch sử đã được chứng minh. Có quan điểm được bà Grant nêu ra thậm chí trước cả các nhà khảo cổ.
Trong sách, bà Grant cho biết bà có thể nhớ lại kiếp sống trước đây của mình trong trạng thái bị thôi miên. Trong trạng thái này, bà có thể chạm tới những ký ức trước đây, sau đó ráp nối chúng lại với nhau thành một câu chuyện theo trình tự thời gian. Bà đã trải qua hơn 100 lần thôi miên tiền kiếp như vậy.
(Ảnh: tổng hợp)
Cũng trong cuốn sách, Grant cho biết danh xưng thầy tế của bà khi đó là Meri-neyt. Bà đã viết cả một chương trong sách với tiêu đề “Lăng mộ của Meri-neyt”, trong đó bà kể lại việc đã quan sát thấy lăng mộ của chính mình được xây dựng trong khi vẫn còn sống. Vị công chúa Sekeeta biết rằng đây sẽ là nơi bà yên nghỉ dưới cái tên Meri-neyt.
Dựa trên dữ liệu lịch sử, thật sự có một người trong hoàng tộc với tên gọi là Meryet-Nit. Liệu bà có thật sự là một Pha-ra-ông? Nhà Ai cập học Walter Emery (1902-1971), trong một chuyến tham quan lăng mộ, đã phải thốt lên rằng: “Lăng mộ bà ấy quá rộng lớn và quan trọng. Chắc hẳn bà ấy từng là một Nữ hoàng nhiếp chính”.
Grant tin rằng cô đã được luân hồi ít nhất 40 lần, và các ký ức xa xưa về các kiếp sống trong quá khứ là nền tảng cho các tiểu thuyết lịch sử của cô. Cô cố gắng giúp bản thân và độc giả tránh các thành kiến thiên lệch khi nhìn nhận vấn đề, cái mà cô gọi là “Tâm lý bầy đàn”. Cô không hứng thú với các niềm tin mù quáng vô căn cứ. Cô tuyên bố có khả năng trời phú là “ký ức xa xưa” – khả năng nhớ lại các kiếp sống trước. Cô cho biết cô đã trải nghiệm nhiều không gian huyền bí mà hầu hết mọi người không thể.
Grant thể hiện rõ niềm tin của mình vào sự tồn tại của các thực tại khác, các kiếp sống trước, và cái chết, thông qua phương thức diễn thuyết và viết lách vô cùng rõ ràng. Cô nói, đối với cô, tấm màn che ngăn cách giữa “các thế giới” về căn bản không tồn tại.
Tạm kết
Quả thật, luân hồi chuyển sinh là câu chuyện dài kể mãi không có hồi kết và đã được nhiều nhà khoa học công nhận. Mỗi một người không đơn giản chỉ có một kiếp sống hoặc chỉ luân hồi một lần, thậm chí là tái sinh rất nhiều lần. Chắc hẳn ai cũng muốn biết kiếp trước của mình là như thế nào mà dẫn đến kiếp này được an bài như vậy.
Vậy nếu kiếp trước hay kiếp này bạn từng phải chịu khổ hay gặp nhiều khó khăn, thì hãy đừng nản lòng, đừng mất niềm tin vào cuộc sống, vì có thể bạn đang phải trả nợ nhiều điều không tốt làm từ nhiều đời trước. Chỉ cần luôn tin vào Luật nhân quả, luôn giữ thiện niệm trong tâm và làm nhiều việc tốt, có thể nhẫn chịu nhiều khó khăn, luôn đối xử tốt với mọi người. Thì chắc chắn kiếp sau bạn sẽ có một cuộc sống xán lạn, tươi đẹp hơn, và biết đâu ngày mai đã có nhiều chuyện tốt đến gõ cửa nhà bạn.
No comments:
Post a Comment