Sunday, June 30, 2019

Thân phận của chữ LON

Thân phận của từ “LON”

Báo Thanh Niên số ra ngày 29 tháng 6 năm 2019 viết:

“Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) vừa có công văn gửi các địa phương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca Cola. Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho rằng: “Cụm từ “lon Việt Nam” trong cụm từ “Mở lon Việt Nam” là không có nghĩa. Trong tiếng Việt không có từ lon Việt Nam. Chưa kể bản thân chữ lon đặt cạnh cái khác là rất phản cảm và thiếu văn hóa, thiếu thẩm mỹ. Ví dụ như có thể thêm mũ thêm rất nhiều thứ. Nó mà ở các phương tiện quảng cáo ngoài trời, có nhiều tình huống có thể thêm mũ thêm dấu vào từ đó. Vì vậy nó rất là rất khủng khiếp nếu chữ đó nó chềnh ềnh ra trên biển quảng cáo ngoài trời”. (Hết trích).
Đang tập trung làm cho xong công trình giải huyền thoại, nhưng vụ cái lon này đã làm tôi… mất tập trung. Đành tái khởi động chàng Phây đang ngủ yên cả tuần nay vậy. Vì đây là vấn đề văn hóa, không ít thì nhiều cũng phục vụ cho công trình.
Vậy là sau cái vụ dân mạng soi lon của em Ngọc Trinh trên sàn Cannes 2019, các vị thần thánh trên cao đã phải sùi bọt mép như bị động kinh chỉ vì cái “lon” đúng là “rất là rất khủng khiếp”!
Tra từ điển thấy “lon” là một danh từ thuần Việt: 1) thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn. 2) hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, thường bằng kim loại: lon gạo, lon bia, lon nước ngọt,… 3) (Phương ngữ) bơ: đong mấy lon gạo nếp, nấu ba lon gạo. 4) vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành: lon nước gạo, nén một lon cà, 5) (Khẩu ngữ) phù hiệu quân hàm (của quân đội một số nước): đeo lon đại uý…
Nếu chỉ có vậy thì bản thân từ “lon” không có gì “khủng khiếp” đến mức gây động kinh cho giới trên trước phải sùi bọt mép. Lỗi bởi từ “lon”, nếu thêm cái mũ và dấu huyền, thì chuyện quảng cáo “Mở lon Việt Nam” khác nào “Mở lon Ngọc Trinh” chềnh ềnh ra đấy? Chẳng phải các bậc thánh thần gọi cái lon Ngọc Trinh là “thể diện quốc gia” hay sao?
Ngẫm thấy cái Cục của chị Ninh phải ra quyết định cấm quảng cáo “Mở lon Việt Nam” là đúng! Thậm chí từ nay nên quét sạch từ “lon” ra khỏi kho từ vựng Việt Nam luôn cho đảm bảo thuần phong mỹ tục. Thuần phong mỹ tục là vấn đề văn hóa. Các nhà Việt ngữ học từng phán, cái gì thuần Việt là phàm tục, vô văn hóa, còn Hán thì mới là văn hóa đấy sao? Nếu Coca Cola quảng cáo “Mở âm hộ Việt Nam” thì có hay và đẹp hơn không? Tôi đảm bảo mọi người sẽ không thấy “rất là rất khủng khiếp” mà còn thi nhau hớp, đớp, uống một cách say sưa điên đảo nữa đấy chứ!

Nhiều người cho chị Ninh có suy nghĩ bệnh hoạn rồi lấy cái đầu ta suy ra đầu người, chứ tôi thì rất “thấu cảm”.
Nhớ hồi nhỏ ở quê tôi, đàn bà hay ra bờ rào trật quần ngồi đái. Tôi thấy lạ đứng nhìn. Mẹ tôi mắng: “Coi chừng nó cắn chết!” Cái đầu tôi đã từng nghĩ lon của đàn bà là cái gì đó “rất là rất khủng khiếp”. Suốt thời gian học phổ thông, đi bộ đội rồi vào đại học, tôi không dám gần gái vì sợ lon hơn sợ cọp. Mãi đến khi lấy vợ mới hết sợ. Thú thực là lần đầu bị lon cắn thấy ghê ghê, nhưng sau đó thì nó càng cắn càng thấy thích!
Có thể chị Ninh không ở hoàn cảnh bị giáo dục như tôi. Nhưng có lẽ chị đã nghe một chuyện “rất là rất khủng khiếp” của dân gian nên đã ám thị nặng như tôi đã ám thị.
Chuyện kể rằng, tại một làng nọ có một con cọp rất hung dữ hay xuống làng ăn thịt súc vật và thịt người. Một đêm, đôi vợ chồng nọ đang ân ái với nhau. Bỗng cánh cửa bật ra. Cô vợ bảo anh chồng hãy dừng lại và ra đóng cửa, vì nhỡ cọp ăn thịt cả hai vợ chồng. Anh chồng đang sướng không chịu buông. Cô vợ một hai nài nỉ: “Anh ơi, em sợ cọp lắm!”. Anh chồng tức quá văng: “Sợ cái con kẹc!”. Không ngờ lúc đó con cọp đang rình mồi, nghe anh chồng nói vậy thì hoảng hốt. Nó nghĩ lẽ nào ở đây có một con đáng sợ đến khủng khiếp hơn nó? Vậy là để chọn sự an toàn, nó cong đuôi chạy về rừng.
Chạy giữa đường nó gặp một bà lão. Đang đói, nó định vồ bà lão ăn thịt. Bà lão co rúm lại. Nhưng nó chợt nghĩ, trước khi ăn thịt bà lão, hãy hỏi cho ra nhẽ. “Này bà lão, nếu bà nói cho ta biết con kẹc là con gì mà đáng sợ hơn ta thì ta sẽ tha mạng sống cho bà”. Bà nghĩ vài giây và hiểu ra. Bà kéo quần xuống, phơi cái lon chềnh ềnh ra cho con cọp xem.
Con cọp nhìn có vẻ ghê ghê. Bà thọc tay vào lon của mình rồi quệt vào mũi con cọp. Bà nói: “Đấy. Con kẹc là cái con rất là rất khủng khiếp. Nó đâm vào lon của tôi vết thương sâu đến mức hàng chục năm vẫn chưa lành. Nhưng cũng chưa khủng khiếp bằng cái lon của tôi. Vết thương sâu như vậy nhưng vẫn chịu đựng bền bỉ cho đến bây giờ. Bây giờ mà cái lon của tôi nó cắn ai thì chỉ có nhiễm độc mà chết”.
Con cọp vừa nghe vừa nhăn mũi, đến mức sùi bọt mép và tưởng chừng sắp bị động kinh. Nó cong đuôi chạy một hơi vào rừng không dám ngoái cổ lại. Từ đó mỗi lần nghe từ lon là nó nghĩ đến một thứ gì rất độc hại, độc hại đến “rất là rất khủng khiếp”.
Nghe nói từ đó chúa sơn lâm tỏ ra thù địch với cái lon và cũng ra lệnh cấm luôn các động vật hoang dã dùng từ “lon”. Bởi theo chúa sơn lâm, giả sử chữ “lon” mà đội mũ và quệt thêm dấu huyền vào đó thì nó chềnh ềnh ra “rất là rất khủng khiếp”!

No comments: