Một bức tranh màu nước về người tị nạn chiến tranh Việt Nam tại triển lãm "Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue" (Quá khứ là sự khởi đầu) ở bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian.
16/03/2019 - VOA Tiếng Việt
“Chiến tranh Việt Nam đã được lý giải chính thức từ phía Việt Nam, trong đó không có tiếng nói của người miền Nam. Người Mỹ cũng lý giải tương tự về cuộc chiến ấy, vẫn không có câu chuyện của người miền Nam.” Tiffany Chung chia sẻ về nỗ lực giới thiệu góc nhìn về người tị nạn Việt, vốn ít khi được nhắc tới trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam.
Là một nghệ sỹ đương đại Mỹ gốc Việt và bản thân là người tị nạn, Tiffany nghiên cứu trong nhiều năm về di sản cuộc chiến cùng những hậu quả để lại, thông qua các di vật, như bản đồ, video và các bức tranh nêu bật tiếng nói và những câu chuyện của những người từng là tị nạn.
Tiffany Chung, nghệ sỹ đương đại Mỹ, đang trình bày về các tác phẩm của cô tại triển lãm đầu tiên tại bảo tàng Smithsonian.
“Một số người chọn viết sách để nói về cuộc chiến. Đối với tôi tiếng nói của những người miền Nam Việt Nam về chiến tranh sẽ không phải là cái gì mang tính hư cấu hay vật chất,” Tiffany nói trước cuộc triển lãm đầu tiên của cô tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum), Washington D.C. “Do đó tôi chọn cách làm tư liệu trực tiếp – để họ trực tiếp kể câu chuyện của bản thân họ.”
Nhưng đó không phải là điều dễ dàng.
“Tôi đã mất đến hơn 40 năm để có thể đối mặt với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và lịch sử cá nhân, bao gồm cả thân phụ tôi, và cả tôi,” Tiffany nói.
Hành trình của bố
Cách đây 16 năm, Tiffany bắt đầu về thăm Việt Nam, tìm hiểu câu chuyện bố cô bị bắt làm tù binh chiến tranh và câu chuyện của mẹ cô chờ đợi trong vô vọng cho sự trở về của chồng mình, nơi gần vĩ tuyến 17.
Nhưng chỉ đến khi tình cờ thấy một tấm ảnh của bố, Chung Tử Bửu, trong trang phục phi công trước một chiếc trực thăng tại Lộc Ninh năm 1970, cô mới quyết định quay trở lại Việt Nam để tìm hiểu những “chiến trường trên không”, nơi thân phụ từng tham chiến. Những chiến trường này cùng các chiến dịch mà thân phụ cô từng tham gia, trong đó có chiến dịch Lam Sơn 719, và những sự kiện lịch sử khác của chiến tranh Việt Nam, được Tiffany đưa vào một biểu đồ minh họa bằng hình ảnh và chú thích trưng bày tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian.
Bức tranh mà Tiffany Chung tìm thấy về bố cô, phi công Chung Tử Bửu, được trưng bày tại triển lãm.
“Những di vật ấy khiến tôi thực sự đào sâu vào để bắt đầu những gì tôi làm về chiến tranh Việt Nam hôm nay,” Tiffany nói. Qua những tìm hiểu về bố mình, cô biết được nhiều điều về chiến tranh Việt Nam, về Cuộc hành quân Hạ Lào, nơi bố cô tham chiến, và Mùa hè Đỏ lửa 1972.
Tiffany Chung, nghệ sỹ đương đại Mỹ, đang trình bày về các tác phẩm của cô tại triển lãm đầu tiên tại bảo tàng Smithsonian.
“Một số người chọn viết sách để nói về cuộc chiến. Đối với tôi tiếng nói của những người miền Nam Việt Nam về chiến tranh sẽ không phải là cái gì mang tính hư cấu hay vật chất,” Tiffany nói trước cuộc triển lãm đầu tiên của cô tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum), Washington D.C. “Do đó tôi chọn cách làm tư liệu trực tiếp – để họ trực tiếp kể câu chuyện của bản thân họ.”
Nhưng đó không phải là điều dễ dàng.
“Tôi đã mất đến hơn 40 năm để có thể đối mặt với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và lịch sử cá nhân, bao gồm cả thân phụ tôi, và cả tôi,” Tiffany nói.
Hành trình của bố
Cách đây 16 năm, Tiffany bắt đầu về thăm Việt Nam, tìm hiểu câu chuyện bố cô bị bắt làm tù binh chiến tranh và câu chuyện của mẹ cô chờ đợi trong vô vọng cho sự trở về của chồng mình, nơi gần vĩ tuyến 17.
Nhưng chỉ đến khi tình cờ thấy một tấm ảnh của bố, Chung Tử Bửu, trong trang phục phi công trước một chiếc trực thăng tại Lộc Ninh năm 1970, cô mới quyết định quay trở lại Việt Nam để tìm hiểu những “chiến trường trên không”, nơi thân phụ từng tham chiến. Những chiến trường này cùng các chiến dịch mà thân phụ cô từng tham gia, trong đó có chiến dịch Lam Sơn 719, và những sự kiện lịch sử khác của chiến tranh Việt Nam, được Tiffany đưa vào một biểu đồ minh họa bằng hình ảnh và chú thích trưng bày tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian.
Bức tranh mà Tiffany Chung tìm thấy về bố cô, phi công Chung Tử Bửu, được trưng bày tại triển lãm.
“Những di vật ấy khiến tôi thực sự đào sâu vào để bắt đầu những gì tôi làm về chiến tranh Việt Nam hôm nay,” Tiffany nói. Qua những tìm hiểu về bố mình, cô biết được nhiều điều về chiến tranh Việt Nam, về Cuộc hành quân Hạ Lào, nơi bố cô tham chiến, và Mùa hè Đỏ lửa 1972.
No comments:
Post a Comment