Sunday, May 19, 2019

Huawei tuyên bố không khuất phục trước sức ép của Mỹ

Huawei tuyên bố không khuất phục trước sức ép của Mỹ
Chủ nhật, 19/5/2019,

Ông Nhậm cho biết Huawei sẽ tiếp tục tự phát triển linh kiện để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài. Huawei mua 67 tỷ USD linh kiện một năm, trong đó có khoảng 11 tỷ USD từ Mỹ. Huawei có gần 190.000 nhân viên, hoạt động tại 170 quốc gia với doanh thu hơn 100 tỷ USD năm 2018.
Đòn liên hoàn mà Trump giáng vào Huawei
Mỹ tung liên tiếp các biện pháp mạnh nhằm hạn chế hoạt động của Huawei vì cho rằng công ty này do thám cho chính phủ Trung Quốc.
Trump ban bố tình trạng khẩn cấp về công nghệ, dọn đường cấm cửa Huawei  /  Huawei cáo buộc Mỹ 'ngăn cấm quyền lợi vô cớ'

Các phóng viên theo dõi buổi ra mắt điện thoại thông minh của Huawei ở Đức năm 2015. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Trump ngày 15/5 đưa ra hai quyết định được coi là nhắm vào Huawei, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc. Đầu tiên là sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, trong đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bị Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Với sắc lệnh này, các thiết bị của Huawei sẽ không được sử dụng trong các mạng viễn thông của Mỹ vì lý do an ninh. 
Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ cấm Huawei mua công nghệ quan trọng của Mỹ mà không có sự chấp thuận từ Washington.
Kết hợp lại, hai động thái này có khả năng khiến Huawei gặp khó khăn trong việc kinh doanh một số loại sản phẩm vì sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ. Động thái này cũng thể hiện sự leo thang đáng kể trong chiến dịch toàn cầu của chính phủ Mỹ chống lại tập đoàn công nghệ hàng đầu này của Trung Quốc.
Huawei và các nhà cung cấp linh kiện Mỹ cần phải có giấy phép khi giao dịch những mặt hàng trong diện bị kiểm soát xuất khẩu. Việc xin giấy phép sẽ khó khăn vì họ sẽ phải chứng minh việc bàn giao các mặt hàng đó không gây tổn hại cho an ninh Mỹ, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ John Larkin cho biết.
Mỹ từ lâu đã lo ngại về công nghệ của Trung Quốc vì cho rằng các công ty có thể cài "cửa hậu" (phương pháp vượt qua các hàng rào bảo mật để xâm nhập vào thiết bị) vào các mạng viễn thông và máy tính để giúp cơ quan an ninh Trung Quốc chặn thông tin liên lạc của quân đội hay chính phủ và doanh nghiệp nước khác. Mỹ cho rằng một loạt cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nước này là do tin tặc Trung Quốc thực hiện.
Mối lo ngại này trở nên cấp bách hơn khi các quốc gia trên thế giới bắt đầu quyết định nhà cung cấp thiết bị nào sẽ xây dựng mạng 5G cho họ. Trong nhiều tháng qua, các quan chức Mỹ đã cảnh báo đồng minh rằng Mỹ sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo nếu họ sử dụng Huawei và công nghệ khác của Trung Quốc để thiết lập lõi mạng (phần trung tâm của mạng viễn thông) 5G. Công nghệ 5G được hứa hẹn là không chỉ truyền tải thông tin nhanh hơn mà còn có thể dùng để kết nối với xe tự lái, camera an ninh và thiết bị công nghiệp.
Lầu Năm Góc và giới tình báo Mỹ cảnh báo rằng nếu các công ty Trung Quốc kiểm soát mạng 5G, không chỉ các tin nhắn mật có nguy cơ bị can thiệp và chuyển cho Trung Quốc, Bắc Kinh còn có thể ra lệnh cho Huawei "ngắt mạng" nếu có xung đột nổ ra, làm tê liệt các hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ như đường ống dẫn khí đốt hay mạng điện thoại di động.
"Cần phải nhớ rằng mối quan hệ của công ty Trung Quốc với Bắc Kinh không giống như giữa công ty tư nhân với chính phủ ở phương Tây", William R. Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ, nhận xét. "Luật tình báo quốc gia của Trung Quốc năm 2017 yêu cầu các công ty nước này hỗ trợ và hợp tác với công tác tình báo".
Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra bằng chứng cụ thể chứng minh Huawei do thám cho Bắc Kinh, trong khi Huawei nhiều lần bác bỏ cáo buộc này. "Tôi yêu đất nước mình. Tôi ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tôi không bao giờ làm điều gì gây hại cho bất kỳ quốc gia nào", người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói hồi tháng một.
Sau hai động thái mới của Mỹ, Huawei ra tuyên bố rằng "việc hạn chế Huawei kinh doanh ở Mỹ sẽ không làm cho Mỹ an toàn hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, điều này chỉ khiến Mỹ phải sử dụng các sản phẩm đắt tiền hơn và tụt lại phía sau khi triển khai 5G".
Hai lệnh hạn chế hoạt động với Huawei có thể giúp Mỹ tạo đà cho chiến dịch kêu gọi đồng minh châu Âu tẩy chay công ty này. Một số đồng minh trước đó đã đặt câu hỏi tại sao họ cần chặn Huawei nếu Mỹ không làm vậy. Hầu hết đồng minh lớn đã không nghe theo lời kêu gọi của Mỹ trừ Australia, bên cấm cửa Huawei từ mùa hè năm ngoái.
Các động thái của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khi hai nước tung các đòn áp thuế ăn miếng trả miếng vì bế tắc trong việc soạn thảo thỏa thuận thương mại.
"Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách cấm sản phẩm của Mỹ ở thị trường Trung Quốc", nhà phân tích Tim Bajarin từ công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies nói. Các hãng có thể bị nhắm tới là Apple hay các doanh nghiệp sản xuất chip như Nvidia, Qualcomm hay Intel.
"Cuộc đấu ăn miếng trả miếng có thể là thảm họa đối với bất kỳ công ty nào bán nhiều hàng hóa vào Trung Quốc, đặc biệt là hàng công nghệ", Bajarin nói thêm.
Thực tế, ngay cả khi Huawei bị cấm hoàn toàn khỏi thị trường Mỹ, họ vẫn có thể kiểm soát 40-60% mạng viễn thông trên toàn thế giới. Họ có thị trường mạnh mẽ ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và một phần châu Á. Các quan chức Mỹ cho biết doanh nghiệp Trung Quốc này đã đưa ra giá chào thầu thấp và cung cấp các khoản vay ưu đãi để vượt mặt các đối thủ phương Tây trong những hợp đồng xây dựng mạng 5G.
Mỹ dù sao vẫn sẽ phải kết nối với các quốc gia dùng thiết bị của Huawei. "Họ phải chuẩn bị tinh thần là cơ quan chính phủ và các công ty Mỹ sẽ phải sống trong các 'mạng bẩn'", Sue Gordon, phó giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ nói, ám chỉ mạng viễn thông dùng thiết bị Huawei ở các nước khác.
Giới phân tích cho rằng điều Huawei cần làm là giữ được các khách hàng bên ngoài Mỹ. "Họ cần phải tập trung vào thông điệp rằng họ không phải là rủi ro về bảo mật, để họ có thể duy trì hoạt động kinh doanh ở các nước khác", Crawford Del Prete, chủ tịch công ty nghiên cứu IDC, nói.
Huawei Dự Báo Doanh Thu Năm 2019 Sẽ Giảm Tới 20%
18/06/201900:00:00(Xem: 295)

SINGAPORE  -    Giám đốc sáng lập Ren Zhengfei của Huawei dự báo doanh thu 2019 của Huawei giảm 20% và công nhận đã ước lượng không đúng mức thiệt hại gây ra bởi chương trình trừng phạt của chính quyền Trump.

Báo Singapore tường thuật: trong 1 buổi thảo luận tại bản doanh Shenzhen có mặt 2 chuyên gia Hoa Kỳ George Gilder và Nicholas Negroponte, ông Ren loan báo sẽ giảm sản lượng trị giá 30 tỉ MK trong 2 năm tới, doanh thu sẽ giảm xuống đến mức 100 tỉ MK trong thời gian này.

Đại công ty điện tử viễn thông đặt bản doanh tại Shenzhen ghi: doanh thu tăng 19.5% (bằng 107 tỉ MK) trong phúc trình 2018 và phỏng đoán doanh thu 2019 là 125 tỉ MK.

Giám đốc sáng lập xác nhận tin dự báo doanh số bán điện thoại di động ngoài nước giảm khoảng 40%, nhưng nhu cầu của thị trường Hoa Lục tiếp tục phát triển.

Trong gần 2 giờ thảo luận, nhà sáng lập Huawei công nhận trừng phạt của Hoa Kỳ là quyết tâm và vững chắc. Ông tố cáo Washington cấm Huawei tham gia các tổ chức quốc tế, cộng tác với các trường đại học. Ông Ren cho hay: Huawei nỗ lực điều chỉnh để trở lại phát triển và trở thành mạnh hơn. Ông nhấn mạnh: các bên đều bị hại, không bên nào được lợi. 

Liên quan:
https://www.voatiengviet.com/a/google-ngung-mot-so-hoat-dong-kinh-doanh-voi-huawei/4924477.html

No comments: