Một số người tin rằng ánh sáng từ cửa sổ kính thủy tinh màu là một loại thần quang. Vì vậy từ thời Trung cổ, ánh sáng luôn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo. Trong kiến trúc phương Tây, đặc biệt là nhà thờ, cửa sổ kính thủy tinh màu vô cùng phổ biến.
Quá trình phát triển
Theo các ghi chép, việc sử dụng kính thủy tinh màu được bắt đầu sớm nhất là vào thế kỷ thứ 7, nhưng căn cứ theo những di vật hiện có, kính thủy tinh màu chưa phát triển đầy đủ cho đến khi các nhà thờ La Mã trỗi dậy; ngoài việc mục đích tôn vinh Kinh thánh, nó còn kể lại nhiều câu chuyện tự thuật được mô tả trong truyền thuyết.
“Glory Window”, Chapel of Thanksgiving, Dallas, Texas (Ảnh: navyg0929.pixnet)“Glory Window”, Chapel of Thanksgiving, Dallas, Texas (Ảnh: navyg0929.pixnet)
Thông qua câu chuyện Kinh Thánh đầy màu sắc trên những ô cửa
mà đưa đến cho những dân chúng mù chữ, những giáo lý đạo đức, lại đem đến thành
tựu cao trong nghệ thuật. Trong các nhà thờ Thiên chúa giáo, cửa sổ kính tròn
trên lối vào chính và phụ được gọi là cửa sổ hoa hồng, cửa sổ nhỏ dài được gọi
là cửa sổ lá liễu. Hình ảnh trên những khung cửa đầy màu sắc tạo ra một cảnh tượng
huyền bí và lộng lẫy bên trong nhà thờ, làm thay đổi khung cảnh của kiến trúc
La Mã vốn buồn tẻ và ngột ngạt vì thiếu ánh sáng, thể hiện những lý tưởng mọi
người khao khát trên thiên đàng.
Khi du khách đến thăm nhiều nhà thờ ở châu Âu và Bắc Mỹ, họ đã ngạc nhiên và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của cửa sổ kính thủy tinh màu và những câu chuyện phong phú và đa dạng.Cửa sổ kính màu sáng nhất của Prague, Cộng hòa Séc (Ảnh: blog.sina)
(Ảnh: Public Domain Pictures)Nhà thờ La Sainte-Chapelle, Paris, Pháp (Ảnh: uuhy)
Kỹ thuật sản xuất kính đặc biệt
Việc sản xuất kính nhà thờ đòi hỏi thiết kế thẩm mỹ và điều
kiện công nghệ cao, đặc biệt đối với cửa sổ kính nhà thờ lớn, thường cao hơn 10
mét hoặc hàng chục mét. Yêu cầu về vật liệu và công nghệ rất cao. Việc lắp đặt
cửa sổ kính thủy tinh của nhà thờ không phải để phía trong nhìn được ra quang cảnh
bên ngoài, mà nó có công dụng như một bức tường đặc biệt, hay như bức tranh lớn.
Màu sắc và hình dạng của chúng vô cùng diễm lệ, rất tươi sáng kèm theo chút bí ẩn. Cầu nguyện dưới cửa sổ này và lắng nghe các giám mục kể những câu chuyện trong Kinh thánh chắc chắn sẽ khiến ta có cảm giác thần thánh và uy nghiêmNhà thờ Gloucester Cathedral, Gloucester, Mỹ (Ảnh: uuhy)Nhà thờ Emanu-El, New York, Mỹ (Ảnh: uuhy)
Nhà thờ St Peter and St Paul’s, Lavenham, Suffolk, Mỹ (Ảnh: uuhy)
Màu sắc của chúng giống như những viên ngọc lấp lánh, được
chế tạo bởi những người thợ thủ công khi kết hợp các oxit của kim loại coban,
mangan và đồng trong sản xuất thủy tinh. Khi làm kính thủy tinh màu, đầu tiên
các thợ thủ công phải lấy một tấm vải có hình vẽ mẫu, được chia thành các ô,
sau đó đặt trên tấm thủy tinh, miếng thủy tinh dựa theo hình trong mỗi ô mà cắt
theo.
Nhà sử học người Pháp Dana đã viết trong cuốn “Triết lý nghệ thuật” của mình: “Ánh sáng từ thủy tinh màu sặc sỡ biến thành màu đỏ, biến thành những màu rực rỡ, trở thành đoàn bảo châu bảo ngọc bí ẩn. Ánh sáng kỳ lạ dường như mở ra cửa sổ tới thiên đàng“.Nhà thờ Reims Cathedral, Reims, Pháp (Ảnh: uuhy)Nhà thờ Notre-Dame au Sablon, Brussels, Belgium (Ảnh: uuhy)
Nhà thờ Nasir Al-Mulk Mosque, Shiraz, Iran (Ảnh: uuhy)Nhà thờ La Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha (Ảnh: uuhy)Metropolitan Cathedral of Saint Sebastian, Rio de Janeiro, Brazil (Ảnh: uuhy)Grace Cathedral, San Francisco (Ảnh: uuhy)
Theo sohu.com Uyển Vân biên dịch
No comments:
Post a Comment