Phát biểu tại một sự kiện trong Điện
Westminster, trụ sở Quốc hội Anh nhằm kêu gọi chấm dứt bạo lực tình dục trong
các cuộc xung đột tại London, bà Trần Thị Ngải, kể về việc bị một lính Hàn Quốc
hãm hiếp trong Chiến tranh Việt Nam khi mình 24 tuổi.
"Tôi cố
gắng chống cự nhưng ông ta nắm lấy tay tôi, khống chế tôi trong phòng và đóng
cửa lại và cưỡng hiếp tôi nhiều lần."Ông ta
hãm hiếp khi vẫn mặc đồ lính, đeo súng và tôi hết sức sợ hãi".Nay đã gần
80 tuổi, bà Ngải gửi lời cảm ơn tới những người tham gia chiến dịch "Công
lý cho Lai Đại Hàn" (Justice for Lai Dai Han - JLDH) lên tiếng để tìm công
lý cho bà và các nạn nhân khác tại Việt Nam.
Chiến dịch
vận động toàn cầu
Cần
có sự hợp tác của chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam
<< --- Trong khi
đó, ông Jack Straw, cựu ngoại
trưởng Anh và là đại sứ quốc tế chiến dịch này đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra toàn diện về bạo lực tình dục trong Chiến tranh
Việt Nam tại sự kiện được tổ chức trong trụ sở Quốc hội Anh hôm 16/1.
Cùng
tham gia sự kiện và phát biểu ủng hộ cuộc vận động còn có bà Nadia Murat,
người được giải Nobel Hòa bình 2018.Là
người Yazidi, bà Murat đã bị nhóm Hồi giáo IS giam cầm và hãm hiếp như 'nô lệ
tình dục'.Sau
đó, bà Murat đã trở thành nhà vận động chống bạo lực tình dục trong các cuộc
chiến.
Người
ta tin rằng có hàng ngàn trẻ em mang trong mình hai dòng máu Hàn Quốc và Việt
Nam sinh ra trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiến
dịch JLDH đại diện cho họ và những người mẹ của họ, với khoảng 800 người vẫn
còn sống đến nay, đưa ra các cáo buộc đã bị lính Hàn Quốc tấn công tình dục
hoặc cưỡng hiếp trong chiến tranh tại Việt Nam.
Con
trai bà Trần Thị Ngải là Trần Văn Ty, có mặt tại buổi lễ ở London, lên tiếng
yêu cầu "chính phủ Hàn Quốc phải công nhận Con lai Đại Hàn" như ông.Trước
các khách mời gồm nhà báo, văn nghệ sỹ, một số thành viện Thượng Viện và Hạ
Viện Anh, ông cho biết ông đã "viết thư cho sáu đời tổng thống Hàn
Quốc" mà chưa được trả lời.Ông
phê phán thái độ của chính giới người Hàn muốn "quên đi" những người
như ông.
Từ
năm 1964 đến năm 1973, khoảng 320.000 binh sĩ Hàn Quốc được điều đến Việt Nam
để tham chiến cùng binh lính Mỹ.Hàn
Quốc chưa bao giờ công nhận những cáo buộc chống lại quân đội của mình và chưa
bao giờ điều tra.
Một số phụ nữ cho rằng họ bị hãm hiếp lúc chỉ mới 12 hoặc 13
tuổi, theo thông cáo báo chí của JLDH.Tại
sự kiện này ông Jack Straw, hiện vẫn là nhân vật có uy tín trong chính trị
Anh nói:"Đối
mặt với hành vi không thể chấp nhận được của binh lính là khó khăn đối với bất
kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy tìm kiếm sự thật không chỉ khiến
nạn nhân và gia đình họ thấy quá khứ được khép lại mà còn có thể làm cho một
quốc gia và các giá trị của nó được củng cố."Tôi
thúc giục các người bạn ở Hàn Quốc lưu tâm tới việc này và để Liên Hiệp Quốc
thực hiện yêu cầu điều tra mà chúng tôi đưa ra.
Quân Đại Hàn dùng xe ủy phá nhà dân ở Nam
Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản"
Các
nạn nhân của bạo lực tình dục và những người con Lai Đại Hàn đáng được công
nhận và đây là cơ hội để chữa lành vết thương.
Chúng ta phải chứng minh cho thế
giới thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết chấm dứt bạo lực tình
dục trong xung đột vũ trang.Lord
William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, người đồng sáng
lập của Sáng kiến Chống Bạo lực Tình dục nói tại sự kiện hôm 16/1:
"Xóa
vùng cấm cho tội ác của bạo lực tình dục trong xung đột là một phần thiết yếu
để bảo đảm một thế giới công bằng và hòa bình.
"Nay
đã có một hồ sơ đầy thuyết phục để một cơ quan điều tra dưới sự bảo trợ của
Liên Hiệp Quốc giúp đảm bảo những hành động tàn bạo này có thể được ngăn chặn
và mang lại công lý cho tất cả," ông Hague nói tại sự kiện hôm 16/1
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46910775
No comments:
Post a Comment