Trà Mi | DCVOnline
FRONTLINE
và ProPublica trình chiếu ra mắt phóng sự điều tra “Khủng bố ở Saigon
Nhỏ” trên đài PBS và trực tuyến trên Internet vào ngày thứ Ba, 3 Tháng
11, năm 2015, lúc 10 giờ Miền Đông châu Mỹ
tại pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon.
Trong những năm từ 1981 đến 1990, năm
nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám
sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố.
Ai chịu trách nhiệm cho loạt khủng bố đó – và tại sao câu hỏi đó chưa được trả lời trong một thời gian dài như vậy?
Ngày 3 tháng 11, FRONTLINE và ProPublica sẽ công bố phóng sự “Khủng bố ở Saigon Nhỏ”, một cuộc điều tra đa nền mở lại hồ sơ của những vụ khủng bố ở Mỹ vẫn chưa được giải quyết trong nhiều chục năm qua.
Sau hai năm nghiên cứu và hợp tác với
đạo diễn/nhà sản xuất Rick Rowley (Dirty Wars, Zapatista) Phóng viên AC
Thompson đồng giám đốc sản xuất phóng sự “Life and Death in Assisted
Living, Law & Disorder)” cho biết,
“Từ chuyện người chủ biên tờ “Tự Do” đã bị bắn chết tại nhà của ông ở Houston, Texas đến vụ ám sát giám đốc một nhà xuất bản ở Orange County, California, trong văn phòng của ông trong một cuộc tấn công đốt trụ sở, chúng tôi muốn điều những vụ giết người tàn bạo đó và tìm ra những câu trả lời.”
Đối với hầu hết báo chí dòng chính, các vụ giết người đó đã bị bỏ qua, và những nạn nhân đã bị lãng quên.
Đạo diễn Rowley nói,
“Thông thường, các cuộc tấn công bạo lực vào giới ký giả châm ngòi cho sự phẫn nộ công chúng và những lời kêu đòi có những câu trả lời. Nhưng chưa có ai đã phải chịu trách nhiệm về các vụ ám át những nhà báo người Mỹ gốc Việt này.”
Dựa trên hàng ngàn trang tài liệu – gồm
cả các tập tài liệu mới được giải mật của FBI cũng như hồ sơ của cảnh
sát, mật điện của CIA và hồ sơ của sở di trú – FRONTLINE và ProPublica
đã tìm đến gia đình của các nạn nhân, những nhân viên công lực trước
đây, và người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ để rọi những nguồn sáng mới
vào những vụ giết người đã bị bỏ quên như đã nói trên.
Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm
việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng
dân Việt Nam tị nạn ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng tư,
1975. Và như cuộc điều tra của FRONTLINE và ProPublica đã khám phá và
thấy rằng có một điểm chung khác trong các vụ giết người đó: rất nhiều
những tờ báo tiếng Việt đó đã chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi tiếng
gọi là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – gọi tắt là “Mặt trận”- với mục tiêu cuối cùng là khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam.
[“Mặt trận” hay MT Hoàng Cơ Minh tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, gọi tắt là đảng Việt Tân từ 19/9/2004 – TM].
Trong phóng sự “Khủng bố ở Saigon Nhỏ”,
FRONTLINE và ProPublica khám phá ra dấu vết của những vụ khủng bố bắt
đầu từ những thành phố của Mỹ như Houston và San Francisco vào đến tận
rừng sâu ở vùng Đông Nam Á. Toán phóng viên điều tra đã tìm đến những
cựu thành viên của “Mặt trận”, và đã xác nhận rằng “Mặt trận” đã có một
đội ám sát hoạt động bí mật tại Mỹ, và có thể có liên đới đến những khám
phá mới về những vụ giết người ở nước ngoài.
Phóng sự “Khủng bố ở Little Saigon” là
một chương mới hấp dẫn về nhưng vụ ám sát bị lãng quên từ lâu, bắt đầu
phát sóng vào ngày thứ ba 3 tháng 11 lúc 10:00 PM trên đài PBS (Xin xem
danh mục đài truyền hình địa phương) và cũng sẽ được phát hình toàn bộ
miễn phí, trực tuyến ở pbs.org/frontline.
Văn bản phiên âm chính của ProPublica sẽ phát hành cùng ngày tại propublica.org và tại pbs.org/frontline.
“Khủng bố ở Saigon Nhỏ” là một sản phẩm
của FRONTLINE cùng với Left/Right Docs có sự hợp táccủa ProPublica.
Người viết kịch bản, đạo diễn và giám đốc sản xuất là Richard Rowley.
Đồng GĐ sản xuất và phóng viên là A.C. Thompson. Giám đốc Điều hành của
FRONTLINE là Raney Aronson-Rath.
Về FRONTLINE
FRONTLINE, là chương trình chiếu phim
tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của Mỹ, tìm hiểu các vấn đề
của thời đại chúng ta bằng lối tường thuật mạnh mẽ. FRONTLINE đã đoạt
hầu hết tất cả các giải thưởng báo chí và giải thưởng phát thanh, truyền
hình lớn, trong đó có 75 giải Emmy và 17 Giải Peabody. Đọc
pbs.org/frontline và theo dõi FRONTLINE trên Twitter, Facebook,
Instagram, YouTube, Tumblr và Google+ để tìm hiểu thêm. Do David Fanning
thành lập từ năm 1983, FRONTLINE được WGBH Boston phụ trách sản xuất và
phát sóng toàn quốc trên đài PBS. Kinh phí cho FRONTLINE có được do sự
hỗ trợ của khán giả đài PBS và do Công ty Public Broadcasting hỗ trợ.
Nguồn tài trợ chính cho FRONTLINE do Cơ sở John D. và Catherine T.
MacArthur cung cấp. Những nguồn tài trợ khác kể được là của các Cơ sở
Park, Quỹ Gia đình John và Helen Glessner, Cơ sở Ford, Cơ sở Wyncote, và
Quỹ Báo chí FRONTLINE với sự hỗ trợ lớn từ Jon và Jo Ann Hagler thay
mặt cho Cơ sở Jon L. Hagler.
Về ProPublica
ProPublica là một cơ sở truyền thông độc
lập, phi lợi nhuận sản xuất phóng sự điều tra vì lợi ích công cộng. Năm
2010, ProPublica là cơ sở truyền thông trực tuyến đầu tiên để được trao
giải thưởng Pulitzer. Trong năm 2011, ProPublica đoạt giải thưởng
Pulitzer lần thứ hai, lần đầu tiên giải được trao cho một tác phẩm không
phát hàng bằng ấn bản. Năm 2014, ProPublica đã đoạt giải thưởng
MacArthur về Sáng tạo và Lãnh đạo. ProPublica được những tổ chức phúc
thiện hỗ trợ là chính và cho các bài báo của ProPublica được tái bản,
trên trang nhà và trực tiếp cho phép các cơ sở truyền thông hàng đầu
chọn lựa để có tác động tối đa. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy
cập www.propublica.org
Liên hệ với báo chí
FRONTLINE: Patrice Taddonio, Patrice_taddonio@wgbh.org,ptaddonio, 617.300.5375
ProPublica: Minhee Cho, Minhee.Cho@propublica.org,mintymin, 917.512.0231
© 2015 DCVOnlineFRONTLINE: Patrice Taddonio, Patrice_taddonio@wgbh.org,ptaddonio, 617.300.5375
ProPublica: Minhee Cho, Minhee.Cho@propublica.org,mintymin, 917.512.0231
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Terror in Little Saigon. Premiering on PBS and online: Tuesday, November 3, 2015, at 10 p.m. ET / 9 p.m. CT
pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon
www.facebook.com/frontline | Twitter: @frontlinepbs
Instagram: @frontlinepbs | YouTube: youtube.com/frontline
Tumblr: frontlinepbs.tumblr.com
Báo
Mỹ: Việt Tân đã giết hại hàng loạt nhà báo gốc Việt để bịt miệng
04/11/2015
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Về những cáo buộc trong phim “Terror in
Little Saigon”
Vào ngày
3/11/2015, đoạn phim “Terror in Little Saigon” trên hệ thống truyền hình Public
Broadcasting Service (PBS) và mạng Internet đã đề cập đến Mặt Trận Quốc Gia
Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và Tướng Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt
Tân.
Trước sự kiện
này, Đảng Việt Tân:
1. Khẳng định
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì
đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và
A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên.
Hai nhân sự này
đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra
Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để
khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời
của vài người giấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của HAI
cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho
thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim. Trong suốt 30 năm
qua, không hề có một thành viên Mặt Trận nào bị khởi tố về bất kỳ trường hợp
giết người nào mà đoạn phim đề cập.
2. Cực lực phản
đối thái độ xúc phạm đến danh dự và hoài bão của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
bao gồm cả Tướng Hoàng Cơ Minh và nhiều thành viên Mặt Trận; Cực lực phản đối
chủ ý xuyên tạc chính nghĩa và nỗ lực đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn
Cộng Sản.
Đoạn phim đã cố
tình dán nhãn nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam của Cộng Đồng
Người Việt Hải Ngoại chỉ là để tái diễn chiến tranh và bị xách động bởi những
thành phần cực đoan xuất thân từ tập thể cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa.
Ngay lúc này,
đảng Việt Tân đang tập trung vào nỗ lực tham gia cùng đồng bào trên cả nước và
khắp thế giới phản đối CSVN trải thảm đỏ tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đại diện tập
đoàn xâm lược Bắc Kinh.
Trong những ngày
tới, Đảng Việt Tân sẽ có những phản đối chính thức đối với ProPublica và hệ
thống PBS, và sẽ kính báo đến các cơ quan truyền thông và đồng bào khắp nơi.
Ngày 4 tháng 11 năm 2015
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2015 | 5.11.15
Hoàng Cơ Minh |
VÀNG RƠI KHÔNG
TIẾC
Đào
Vũ Anh Hùng
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/kq-dhao-vu-anh-hung/vang-roi-khong-tiec
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/kq-dhao-vu-anh-hung/vang-roi-khong-tiec
*
* *
FRONTLINE > Press Room >
On Nov. 3, FRONTLINE and ProPublica Investigate “Terror in Little Saigon” | Press Release + Trailer
October 28, 2015, 6:52 pm ET
E-MAIL THIS
FRONTLINE and ProPublica Investigate an Unsolved Wave of Domestic Terrorism
Terror in Little Saigon
Premiering on PBS and online:
Tuesday, November 3, 2015, at 10 p.m. ET / 9 p.m. CT
pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon
www.facebook.com/frontline | Twitter: @frontlinepbs
Instagram: @frontlinepbs | YouTube: Youtube.com/frontline
Tumblr: frontlinepbs.tumblr.com
Between 1981 and 1990, five Vietnamese-American journalists in cities
across the U.S. were murdered, and many others in the community were
intimidated and attacked.
Who was responsible for this reign of terror — and why has that question gone unanswered for so long?
On November 3, FRONTLINE and ProPublica will unveil Terror in Little
Saigon, a multiplatform investigation that reopens a domestic terrorism
case that has gone unsolved for decades
“From the Houston, Texas editor who was shot to death in his home — his
paper was called Freedom — to the Orange County, California publisher
who was killed inside his office in an arson attack, we wanted to look
into these brutal murders and find answers,” says correspondent A.C.
Thompson (Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder), who
spent two years digging into the case alongside director/producer Rick
Rowley (Dirty Wars, Zapatista).
For the most part, the murders were overlooked by the mainstream press, and the victims have been forgotten.
“Typically, violent attacks on journalists spark public outrage and
calls for answers,” Rowley says. “But no one was ever held accountable
for the murders of these Vietnamese-American journalists.”
Drawing on thousands of pages of documents — including newly
declassified FBI files as well as police records, CIA cables and
immigration files — FRONTLINE and ProPublica tracked down the victims’
families, former law enforcement agents, and Vietnamese Americans across
the country to shed new light on these cold cases.
The murdered journalists all worked for small-circulation
Vietnamese-language publications serving the refugee population that had
sought shelter in the U.S. after the fall of Saigon in 1975. And as
FRONTLINE and ProPublica’s investigation found, there was another common
thread: many of those publications had criticized a prominent,
anti-Communist organization called the National United Front for the
Liberation of Vietnam — or, “The Front” — whose ultimate goal was to
restart the Vietnam War.
In Terror in Little Saigon, FRONTLINE and ProPublica uncover a trail of
terror that leads from U.S. cities like Houston and San Francisco to the
jungles of Southeast Asia. The investigative team tracked down former
members of the Front, confirmed that the group had operated a secret
assassination squad in the U.S., and uncovered new, potentially
connected murder cases overseas.
A gripping new chapter in a long-dormant case, Terror in Little Saigon
airs Tuesday, November 3 at 10/9c on PBS (check local listings) and will
stream in full, for free, online atpbs.org/frontline. ProPublica’s
major text story will be available that same day atpropublica.org and at
pbs.org/frontline.
Credits
Terror in Little Saigon is a FRONTLINE production with Left/Right Docs
in partnership with ProPublica. The writer, director and producer is
Richard Rowley. The producer and correspondent is A.C. Thompson. The
executive producer of FRONTLINE is Raney Aronson-Rath.
About FRONTLINE
FRONTLINE, U.S. television’s longest running investigative documentary
series, explores the issues of our times through powerful storytelling.
FRONTLINE has won every major journalism and broadcasting award,
including 75 Emmy Awards and 17 Peabody Awards. Visit pbs.org/frontline
and follow us on Twitter,Facebook, Instagram, YouTube, Tumblr and
Google+ to learn more. Founded by David Fanning in 1983, FRONTLINE is
produced by WGBH Boston and is broadcast nationwide on PBS. Funding for
FRONTLINE is provided through the support of PBS viewers and by the
Corporation for Public Broadcasting. Major funding for FRONTLINE is
provided by The John D. and Catherine T. MacArthur Foundation.
Additional funding is provided by the Park Foundation, the John and
Helen Glessner Family Trust, the Ford Foundation, the Wyncote
Foundation, and the FRONTLINE Journalism Fund with major support from
Jon and Jo Ann Hagler on behalf of the Jon L. Hagler Foundation.
About ProPublica
ProPublica is an independent, nonprofit newsroom that produces
investigative journalism in the public interest. In 2010, it was the
first online news organization to win a Pulitzer Prize. In 2011,
ProPublica won its second Pulitzer, the first ever awarded to a body of
work that did not appear in print. In 2014, ProPublica won a MacArthur
Award for Creative and Effective Leadership. ProPublica is supported
primarily by philanthropy and offers its articles for republication,
both through its website and directly to leading news organizations
selected for maximum impact. For more information, please visit
www.propublica.org
Press Contacts
FRONTLINE: Patrice Taddonio, Patrice_taddonio@wgbh.org, @ptaddonio, 617.300.5375
ProPublica: Minhee Cho, Minhee.Cho@propublica.org, @mintymin, 917.512.0231”
'Khủng bố ở Little Saigon' tiết lộ gì?
'Khủng bố ở Little Saigon' tiết lộ gì?
Xem nguyên văn
phỏng vấn A.C. Thompson, Hoàng Cơ Định,
Nguyễn Xuân Nghĩa, về "Terror in Little
Saigon"
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi
phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.”
(Hình: www.frontline.org)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217099&zoneid=1
Ông Hoàng Cơ Định. (Hình: Hoàng Cơ Định cung cấp)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217101&zoneid=1
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
LTS -
Trong cảnh cuối của cuốn phim tài liệu “Terror in Little Saigon,” phóng viên
A.C. Thompson cả quyết với con trai của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong: “Mặt Trận có
một đội sát thủ. Tên gọi là K9. Các thành viên của Mặt Trận nói với chúng tôi
rằng K9 đã giết cha của em.”
Thompson
trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)
Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc: ‘Terror in Little Saigon’ là phim dở, đầu voi đuôi chuột…
Xem nguyên văn
phỏng vấn A.C. Thompson, Hoàng Cơ Định,
Nguyễn Xuân Nghĩa, về "Terror in Little
Saigon"
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi
phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.”
(Hình: www.frontline.org)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217099&zoneid=1
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217099&zoneid=1
Ông Hoàng Cơ Định. (Hình: Hoàng Cơ Định cung cấp)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217101&zoneid=1
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
LTS -
Trong cảnh cuối của cuốn phim tài liệu “Terror in Little Saigon,” phóng viên
A.C. Thompson cả quyết với con trai của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong: “Mặt Trận có
một đội sát thủ. Tên gọi là K9. Các thành viên của Mặt Trận nói với chúng tôi
rằng K9 đã giết cha của em.”
Thompson
trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)
Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc: ‘Terror in Little Saigon’ là phim dở, đầu voi đuôi chuột…
Tổng Bí Thư Việt Tân: Phim Terror In Little Sài Gòn đầy ác ý, và xúc phạm danh dự cộng đồng
Tổng Bí Thư Việt Tân: Phim Terror In Little Sài Gòn đầy ác ý, và xúc phạm danh dự cộng đồng
Bài đọc thêm:
PHỞ… từ Nguyễn Xuân Nghĩa đến Nguyễn Gia Kiểng
–
LS. Nguyễn văn Chức–
Mùi
phở đánh thức tôi dậy, sáng mùng một Tết Nhâm Ngọ.
Mùng
một tết năm ngoái, nhà tôi nấu bún bò Huế. Mùng một Tết năm kia, nhà tôi nấu
bún ốc. Mùng một tết năm nay, nhà tôi nấu phở.
Bún
bò Huế, nhà tôi nấu ngon tuyệt vời. Bún ốc, nhà tôi nấu cũng ngon tuyệt vời.
Nhưng phở, thì không ngon tuyệt vời. Bởi vì thiếu hương vị của đất Bắc, cái
hương vị xa lạ đối với người con gái đất thần kinh.
Ngày
xưa, cả làng tôi chỉ có một hàng phở. Gọi là hàng phở, không đúng. Phải gọi là
gánh phở. Gánh phở của ông Bạ. Không có tái nạm tái gầu và hành tây nước béo.
Chỉ có thịt nạm, nước trong. Nhưng ngon tuyệt vời, cái ngon của quê huơng Bắc
Ninh.
Em
là con gái Bắc Ninh
Em
nghiêng chiếc nón, mái đình nghiêng theo.
Ông
Bạ khoảng 50 tuổi. Ở tuổi ông, nhiều người đã “vào lão”, sau khi bỏ tiền ra
khao làng khao xã. Nhưng ông Bạ nghèo, gia tài vẻn vẹn một gánh phở rong. Cả
làng mến ông. Cả làng quen tiếng rao phở của ông, tiếng rao trầm bổng trong
đêm, cùng với mùi phở ngào ngạt trong đêm.
Thời
đó, chỉ có hai xu một bát phở.
Ông
Bạ có người vợ trẻ, quê Bắc Ninh, tuổi ngoài hai mươi, và đẹp. Ông Bạ chiều vợ,
để vợ ở nhà, không cho đi theo ông bán phở. Ông phân bua với khách hàng: “Ấy,
thùng nước giùng là do bà nhà tôi nấu đấy. Ấy, bà nhà tôi phải sửa soạn và đun
từ tối hôm trước. Ấy, sáng nào cũng vậy, bà nhà tôi dậy từ lúc tinh mơ rờ đất,
đổ nước phở và xương xảu vào cái thùng này để tôi gánh đi”.
Có
người khách ăn phở kể rằng: một hôm ông Bạ vớt ra từ trong thùng nước phở đã cạn,
một tấm vải trăng trắng. Ông khách nhìn kỹ, thì đó là một cái yếm. Có lẽ cái yếm
của bà Bạ vô ý đánh rơi vào thùng phở đêm hôm trước.
Con
đường Carreau Hà Nội rộng hênh thang, dài và đẹp, hai bên cây cối mọc xum xuê.
Khu Toà thượng thẩm Hà Nội toạ lạc trên con đường này, muà hè hoa phượng đỏ
chói. Cách khu tòa án, là một ngõ cụt, Ngõ Nhà Đo, Tây gọi là Impasse de
l’Identité. Đó là khu nhà ngày xưa dành cho những công chức người Pháp của sở
căn cước, hoặc sở hoả lò. Nhà nào củng hai tầng, có sân lát đá sỏi trắng, và có
nhà xe nhà bồi riêng biệt.
Anh
chị cả tôi: Nguyễn Đức Chiểu & Phạm Thị Liên, đã mua được một căn nhà trong
ngõ cụt đó.
Ngay
đầu ngõ, có gánh phở. Cứ chập tối, người ta nghe thấy tiếng rao phở của ông ta.
Ông ta tên Thìn, trạc độ 40, ăn nói sống sượng và ngổ ngáo. Nghe đâu ông ta đã
từng đi lính O.N..S bên Pháp. Phở ông ta cũng y như phở làng tôi ngày xưa,
nhưng có thêm hành tây nước béo. Khách ăn phở đêm của ông ta, phần đông là những
cô gái giang hồ khu ga Hàng Cỏ hoặc khách sạn đường Gambetta gần đó..
“Này
ăn một bát phở của tôi, là lao động cả đêm cũng không mệt.
Này,
đêm vừa rồi có khá không? Tiếp được mấy thằng lính lê dương.”
Mấy
cô gái xồn xồn vừa húp phở vừa ong ỏng: cái ông quỷ này có để cho người ta nuốt
không.
Con
đường Careau, khu nhà của Anh Chị Cả tôi, ban đêm rất vắng. Mấy cô gái xồn xồn
hay tập xe đạp trên quãng đường đó. Tập xe đạp phải có hai cô gái. Một cô gái
ngồi trên cái yên (bằng da) của chiếc xe đạp, cũn ca cũn cỡn. Một cô gái nắm
cái yên xe đạp, đẩy đi và chạy bộ sau xe, giữ cho người tập xe khỏi ngã, và cái
xe đạp khỏi đổ. Cũn ca cũn cỡn.
Và
ai tập xe đạp mà không có lúc ngã. Ngã xe và ngã cả người. Mấy cô gái cũng vậy.
Có lần ngã vào lề đánh rầm. Có khi cả người cả xe đâm vào gần gánh phở của ông
Thìn. Và mỗi bận như vậy, ông Thìn lại lẫm bẩm: ‘đồ quỷ, tao đã bảo chúng mày
rút cái yên ra mà ngồi cho nó vững, chúng mày không nghe tao.”
Di
cư vào Sài gòn, bát phở Bắc có thêm giá sống.
Gần
khu nhà ông Trần Văn Lắm và bà Dương Quỳnh Hoa, có gánh phở Bắc rất ngon. ngay
bên lề đường. Chủ gánh phở tên là Đang. Ông Đang, giọng nói ồ ồ, lúc nào cũng tỏ
ra ưu thời mẫn thế. Khách ăn, hầu hết là công tư chức; họ nói với nhau toàn
truyện thời cuộc.
Những
buổi sáng đẹp trời, trên đường đến văn phòng luật sư hoặc đến Thượng Nghị Viện,
tôi thường ngừng xe trước gánh phở ông Đang. Gần như một thói quen. Và thế nào
ông Đang cũng hỏi tôi về thời sự. Một hôm, ông Đang hỏi nhỏ tôi:”liệu có phải
di cư lần nữa không, luật sư? “
Hoàng
Cơ Minh điện thoại cho tôi: “Anh Chức, ngày mai tôi sẽ gửi cái người viết bài Dựng
Cờ Chính Nghĩa xuống Anh.”
Đó
là năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam của hai ông Phạm
Văn Liễu Hoàng Cơ Minh lên như diều gặp gió.
Ngày
ông Minh ở “chiến khu quốc nội Thái Lan” trở về Mỹ ra mắt đồng bào tỵ nạn, thật
là huy hoàng. Ông Minh ra mắt ở Cali trước. Sau đó, ra mắt ở Houston. Hôm ông
ta về Houston, tôi ra tận phi trường đón ông, náo nức trong đám đông, trong rừng
cờ và tiếng hoan hô.
Bài
“Dựng Cờ Chính Nghĩa” được phân phát khắp nới, như một lời hịch. Bài đó, ý hay
và lời đẹp, dội vào hàng ngàn hàng vạn con tim xa quê hương.
Ai
viết bài đó? Tôi hỏi Hoàng cơ Minh, anh ta im lặng. Phạm Nam Sách từ San Diego
gọi cho tôi, vừa chửi vừa khen:” Chức ơi, chỉ có cậu mới viết được bài đó. Đừng
giấu moa nữa.” Chẳng riêng gì Phạm Nam Sách. Nhiều người cũng nghĩ như vậy.
Năm
1983, Hoàng Cơ Minh gửi người đó xuống tôi. Người đó, là Nguyễn Xuân Nghĩa,
cháu ruột của tên Mười Cúc Nguyễn Văn Linh Ông Nghĩa xuống Houston đặt cơ sở
cho Phở Kháng Chíến cuả anh em Hoàng Cơ Minh Hoàng Cơ Long Hoàng Cơ Định.
Chiều
hôm đó, ông Nghĩa đến thăm tôi tại nhà, người rong rỏng cao, dáng dấp hào hoa
phong nhã. Ông nói nhiều lắm,về Charles de Gaulle và cuộc Kháng Chiến chống Đưc
Quốc Xã 1940-1944 của De Gaulle. Rồi ông nói thao thao về Kháng Chiến Quốc Nội.
Tôi nghe mà không nói gì.
Mấy
ngày sau, Hoàng Cơ Minh gọi điện thoại: “ Sao, anh Chức, anh đã gặp Nguyễn Xuân
Nghĩa chưa? Anh thấy thế nào?”
Tôi
nói: ” Nghiã là cháu ruột của tên cộng sản lưu manh Mười Cúc Nguyễn Văn Linh bí
thư Thành Ủy Hồ Chí Minh.. Nghĩa có học và thủ đoạn. Sau ngày 30 /4/1975, Nghiã
đã ở lại Miền Nam, mà không bị một ngày tù tội. Một người như vậy, các anh
không thể tin được, và chỉ nên dùng vào những công tác chuyên môn (nghiên cứu,
dịch thuật). Không nên dùng vào những công tác tham mưu. “
Hoàng
Cơ Minh không nghe tôi. Và con ngựa thành Troie đã được rước vào thành. Mặt trận
Hoàng Cơ Minh đã trở thành một băng đảng tay sai hèn hạ của Việt Cộng.
Tháng
29 tháng 12 năm 1984, nhân danh một nghị quyết của Hội Đồng Kháng Chiến họp tại
Quốc Nộ Thái Lan, Hoàng Cơ Minh tuyên bố khai trừ ra khỏi mặt trận một người đã
cùng với anh ta tạo lập nên mặt trận: Phạm văn Liễu.
Hoàng
Cơ Minh loại Pham văn Liễu ra khỏi mặt trận, để cứu nguy khoảng 7 triệu Mỹ Kim
của quỹ kháng chiến lúc đó nằm trong tay một người. Người đó là Hoàng Cơ Định.
Và ai đã cố vấn cho Hoàng Cơ Minh trong cái bước xẽ dịch lưu manh đốn mạt đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa.
Lúc
đó là 1985,Hoàng cơ Minh từ “chiến khu quốc nội “UDEDON” (Thái Lan) về Mỹ, để vận
động cho chính nghĩa của ông. Ông ta xuống Houston gặp tôi, xin tôi lên tiếng ủng
hộ ông ta. Tôi từ chối, tôi nói cho ông ta biết: tôi sẽ lên án ông ta trước dư
luận. Và tôi, Nguyễn Văn Chức, đã làm điều đó, bất chấp những đe dọa.
Cuối
năm 1985, dăm ba bài báo xuất hiện trên tờ Kháng Chiến cuả Mặt Trận, đả kích
tôi. Nhìn lối hành văn huênh hoang, tôi biết tác giả là ai.
Dù
sao, tôi vẫn mến anh ta. Hôm đầu đến thăm tôi, anh ta gọi tôi là thầy, và xưng
em. Anh ta chê bọn Hoàng Cơ Minh – PhạmVăn Liễu ít học. Anh ta nhận xét đúng. Gần
đây khi nghe tin anh ta thân với Vũ Quang Ninh (chủ đài phát thanh Little
Saigon) và là cây bút chỉ đạo của tờ Viet Tide, tôi không ngạc nhiên.
Ngoài
Nguyễn Xuân Nghĩa, còn một người, tôi không thể quên: Nguyễn Gia Kiểng.
Nguyễn
Gia Kiểng ngổ ngáo, liều lĩnh, và suốt đời thèm khát được dư luận chú ý, và sẵn
sàng làm tất cả để được dư luận chú ý. Và anh ta đã tạo đuợc sự chú ý của dư luận,
bằng sự ngổ ngáo liều lĩnh, dốt nát.
Năm
1986, đại hội 6 đảng CSVN kêu gọi hoà hợp dân tộc, tờ Thông Luận của anh ta lên
tiếng phụ họa. Tờ báo còn đi xa hơn: chửi người Quốc Gia là con cháu cô Tư Hồng,
khẳng định CSVN có chính nghĩa,và khẳng định cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-
1975) là một cuộc nội chiến.
Chưa
hết, tờ báo của anh ta còn kêu gọi phong thánh cho tên chó đẻ Hồ Chí Minh.
Chúng ta hãy nghe (nguyên văn):
“Một
mai, tôi hy vọng sẽ rất gần đây, khi nước non thật sự thanh bình, anh em ta về,
nếu có một đài chiến sĩ chung cho tất cả những người đã hy sinh vì Việt Nam,
chúng ta sẽ đến đó cầu nguyện. Nếu lăng ông Hồ còn, chúng ta–dù đã chiến đấu
trong hàng ngũ nào–cũng nên đến đó cầu nguyện, một cách để nói với nhau và với
mai sau, là anh em ta đã quên hết những bài học hận thù”. (Phong Thánh, Thông
Luận số 20, tháng 10/1989, trang 4)
Một
năm sau, anh ta liếm môi, chửi Hồ Chí Minh như con chó.
Nguyên
văn: “cuộc đời của ông Hồ có hại chứ không có lợi cho đạo đức, cho văn hoá,
cũng như cho dân tộc ông” (Thông Luận, số 28, tháng 6/1990, trang nhất)
Chưa
hết, anh ta còn bồi thêm nhát dao vào kẻ mà anh ta đã phong thánh: “Một thảm kịch
cho ông Hồ Chí Minh là đảng CS của ông đã chọn đúng dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật
của ông để tuyên bố bắt đầu từ bỏ chủ nghĩa CS”.
Người
ta thắc mắc: tài liệu nào cho phép anh ta khẳng định như thế?
Thì
đây, anh ta trưng bằng cớ:
“
Trần Bạch Đằng, cố vấn chính trị của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được phép
tuyên bố rằng đảng CSVN từ bỏ độc quyền chính trị”…
Thì
ra, bằng cớ của anh ta là lời tuyên bố của Trần Bạch Đằng. Nhưng, Trần Bạch Đằng
tuyên bố ở đâu, ngày nào, và trong tài liệu nào? Anh ta im lặng.
Giả
sử Trần Bạch Đằng–với sự cho phép của Nguyễn văn Linh-có thực sự tuyên bố rằng
“Đảng Cộng Sản Việt Nam từ bỏ độc quyền chính trị“, thì nhóm của anh ta -tôi muốn
nói: của Nguyễn Gia Kiểng – cũng không nên hồ hởi ca tụng lời tuyên bố đó như một
đổi mới tư duy chính trị của đảng CSVN, có lợi cho đất nưóc. Trừ phi họ-tôi muốn
nói nhóm Nguyễn Gia Kiểng — là cò mồi.
Huống
chi, Trần Bạch Đằng không hề tuyên bố như vậy. Ông nội thằng Trần Bạch Đằng,
ông nội thằng Nguyễn Văn Linh, và ông nội cả lò cả ổ bọn chính trị bộ đảng CSVN
cũng không dám tuyên bố như vậy. Nhóm Nguyẽn Gia Kiểng chỉ đánh hơi. Rồi vẫy
đuôi sủa. Như những con chó.
Sau
khi hồ hởi loan báo “đảng CSVN sẽ từ bỏ độc quyền chính trị“, nhóm Nguyễn Gia
Kiểng hồ hởi bàn về nhà nước pháp trị trong chế độ Việt Cộng đang đổi mới.
Chúng
ta hãy nghe:
“Trong
một nhà nước pháp trị, mọi vấn đề có thể giải quyết một cách giản dị trong
khuôn khổ luật pháp. Những ai xâm phạm nguyên tắc dân chủ sẽ phải trả lời trước
toà án”.
Viết
như vậy, sai và ngu.
Trong
một chế độ pháp trị, tòa án không có quyền thụ lý hoặc lên án phạt những hành động
vi phạm một nguyên tắc dân chủ.Toà án chỉ có quyền thụ lý những hành động vi phạm
một điều luật.
Chưa
hết, nhóm Nguyẽn gia Kiểng còn bước thêm bước nữa. Họ mách nước về những chánh
đảng sẽ xuất hiện trong chế độ CS đang đổi mới.
Họ
viết: “mọi công dân không can án đều có quyền tham gia hoặc thành lập chánh đảng”.
Lại
sai và ngu.
Trong
một chế độ pháp trị, những công dân can án về một số tội phạm hình sự nào đó có
thể bị luật pháp cấm ứng cử vào những chức vụ công cử, như các chức vụ tổng thống,
nghị sĩ, dân biểu… Nhưng luật pháp không có quyền cấm họ tham gia hoặc thành lập
những đảng phái chính trị..
Vẫn
chưa hết.
Nhóm
Nguyễn Gia Kiểng chủ trương dân chủ đa nguyên, coi đó như là đòi hỏi và điều kiện
bức thiết cho một chế độ chính trị mới tại Việt Nam.
Lại
sai và ngu.
Dân
chủ, tự nó đã đa nguyên rồi.
Bởi
lẽ: đa nguyên là bản chất của dân chủ; đa nguyên nguyên ít hay đa nguyên nhiều,
đó là vấn đề mức độ.
Một
ông bạn già H.O văng tục: “Đù mẹ, đã là đàn ông thì phải có cái cụ Hồ. To hay
nhỏ là truyện khác. Cũng như đã là đàn bà con gái thì phải có cái “hang Pác Bó
để cho cụ Hồ rúc vào”. Rộng hay hẹp, đó là truyện khác.
Rất
tiếc, nhóm Nguyễn Gia Kiểng không hiểu được điều sơ đẳng đó. Họ lẫn lộn thực chất
với mức độ, lẫn lộn thực tiễn với triển vọng, lẫn lộn điều kiện với tiến trình.
Tôi
vừa đưa ra một vài cái sai cái dốt, của hàng trăm cái sai cái dốt nằm ngổn
ngang trong những viết lách và suy tư của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Chưa kể sự hỗn
xược đối với tiền nhân. Nguỵ biện, lập dị, táo bạo, đầy huyễn tưởng, và sẵn
sàng làm bất cứ điều gì để được dư luận chú ý, và thực hiện những mưu đồ bất
chính. Đó là Nguyễn Gia Kiểng.
Trung
Đông có những kẻ cuồng tín ôm bom tự sát. Trái bom nổ tung, người ôm bom tan
xác, và những nạn nhân vô tội tan xác. Hành động của họ gây rúng động trong thế
giới văn minh..
Toàn
bộ sự nghiệp suy tư của Nguyễn Gia Kiểng từ gần 25 năm nay, và nhất là đại tác
phẩm“Tổ Quốc Ăn Năn”của anh ta, chỉ là những trái bom “tự sát”. Trái bom nổ cái
rầm. Tung toé những mảnh vụn. Trong đó có rất nhiều rác rưởi, ống bơ rỉ và băng
vệ sinh..
Kẻ
ôm bom không chết, nhưng được dư luận chú ý.
Đó
là con người thật của Nguyễn Gia Kiểng.
Đêm
nay, trăng sáng. Tôi ngồi viết dưới lùm thông sau nhà.
Tôi
đã lạc đề chăng? Từ phở, đến mặt trận Hoàng Cơ Minh, đến Nguyễn xuân Nghiã, đến
Nguyẽn Gia Kiểng.
Không,
tôi không lạc đề. Hai ông Nghĩa ông Kiểng có duyên nợ với nhau.
Tháng
4 năm 1990, trong một chuyến đi Bắc Âu, ông Kiểng bị bọn Hoàng Cơ Minh hành
hung. Nhưng ông Kiểng đã tha thứ, không hận thù. Tôi mến ông ở chỗ đó.
Tôi
còn mến ông ở chỗ ông thành thật. Thành thật ngay cả khi bịa đặt và nguỵ biện.
Quyển “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông còn đó.
Viết
năm 2002
Phụ
đính năm 2008
Nguyễn
văn Chức
Sau đây là phần mở đầu cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Chức của chương trình Thế Giới Ngày Nay do Tố Thi và Hồng Phúc Thực Hiện.
Tố Thi: Thưa quí vị, đảng Việt Tân thay đổi đường lối “chiến lược” hoạt động của mình đã gây ra nhiều cuộc tranh luận và được dư luận đặt biệt chú ý. Qua chương trình Thế Giới Ngày Nay chúng tôi đã lần lược phỏng vấn những nhân vật mà phát biểu của họ là tiếng nói nhìn từ những góc độ khác nhau về đường lối mới của đảng Việt Tân. Mở đầu là cuộc phỏng vấn Bác sĩ (BS) Trần Xuân Ninh, người được xem như là bị đảng Việt Tân khai trừ khỏi đảng vì bất đồng quan điểm với cấp lãnh đạo đảng Việt Tân. Rồi Luật sư Đinh Thạch Bích, người sáng lập “Lực Lượng Quân Nhân Hải Ngoại” mà sau đó lực lượng này được xem như là thành phần nồng cốt của “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”(viết tắc MT-HCM). Và Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đương kim ủy viên trung ương đảng Việt Tân.
Tuần qua chúng tôi đã nhận được bản lên tiếng của Luật sư Nguyễn Văn Chức phổ biến trên báo chí và trên mạng Internet (thông tin điện tử). Hôm nay, chúng tôi hân hạnh được Luật sư Nguyễn Văn Chức nhận lời mời sẽ đích thân tuyên đọc lời phát biểu của ông qua làn sóng điện của đài chúng tôi. Nhân dịp này chúng đã mời Luật sư Đinh Thạch Bích tham gia trong buổi phát thanh hôm nay và Luật sư đã nhận lời.
Kính thưa quý vị.: Luật sư Nguyễn Văn Chức là cựu Thượng Nghĩ Sĩ Việt Nam Cộng Hoà và là một nhà văn, nhà báo mang nặng lý tưởng quốc gia. Hôm nay ở vào cái tuối xấp xỉ bát tuần nhưng ông vẫn một lòng son sắt với lý tưởng quốc gia dân tộc và luôn có mặt trong tuyến đầu của hàng ngũ Người Việt Quốc Gia. Luật sư Đinh Thạch Bích cựu Thứ Trưởng Chiêu Hồi, và cũng là nhà văn, nhà báo, năm nay đã 74 tuối hiện cư ngụ tại San Diego, California. Ông thuộc lớp người tiên phong trong sinh hoạt chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặc dầu tuổi hạc đã cao nhưng ông vẫn cường trán, minh mẫn và tiếp tục đóng góp phần mình cho công cuộc giải phóng quê hương.
Mở đầu chương trình hôm nay là Hồng Phúc với Luật sư Nguyễn Văn Chức. Tiếp theo sau đó là Hồng Phúc với Luật sư Đinh Thạch Bích Xin kính mời quí vị thính giả cùng nghe.
Chúng tôi là Hồng Phúc của hệ thống truyền thanh và truyền hình Việt Nam Hải Ngoại tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn xin trân trọng kính chào Luật sư Nguyễn Văn Chức tại Houston, Texas.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi xin kính chào ông Hồng Phúc và quí vị trong đài phát thanh.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư. Trong tuần qua chúng tôi được biết Luật sư vừa có cho phổ biến một bài lên tiếng về một vấn đề thời sự liên quan đến đảng Việt Tân. Xin Luật sư vui lòng cho thính giả của đài chúng tôi được nghe bài lên tiếng đó qua chính giọng đọc của Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Kính Ông Hồng Phúc, và kính quí vị. Tôi rất hân hạnh được đọc bài đó trên đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại.
Hồng Phúc: Xin Luật sư cho chúng tôi và quý thính giả cùng nghe
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Cách đây hơn 20 năm, một đêm lạnh tháng giêng 1985, ông Hoàng Cơ Minh đến nhà tôi tại Houston, Texas. Ông xin tôi ủng hộ ông chống lại Phạm văn Liễu. Theo ông, chính Phạm văn Liễu đã phá vỡ mặt trận, khi đưa vấn đề quỹ kháng chiến ra trước công luận. Ông cho biết: quỹ đó, khoảng 7 triệu Mỹ Kim, vẫn do ông giữ để nuôi kháng chiến quốc nội. Ông khẩn khoản mời tôi gia nhập mặt trận, tôi để ý: Ông mặc áo chắn đạn, và mang súng lục trong người. Khoảng 3 giờ sáng, ông từ biệt tôi, lên đường đi Dallas (Dallas một thành phố nằm về phía Đông-Bắc của tiểu bang Texas, cách Houston khoảng 290 miles). Khi bắt tay từ biệt, ông nói: Nếu tôi có thể làm gì để anh Chức tin tôi, tôi sẵn sàng làm ngay. Tôi nói: Anh có súng trong nguời, anh hãy tự sát trước mặt tôi, lúc đó tôi sẽ tin anh. Đó là lần chót tôi gặp Hoàng Cơ Minh.
Thấm thoắt đã hai mươi năm. Đêm nay, tháng giêng 2006, tôi được tin Trần Xuân Ninh, một uỷ viên trung ương lâu đời của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh nay đổi tên là đảng Việt Tân, đã bị khai trừ ra khỏi đảng. Anh em các nơi điện thoại hoặc biên xin ý kiến. Tôi không tìm được câu trả lời. Chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ ...
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh tức Mặt Trận Hoàng Cơ Minh làm kháng chiến bịp, lập chiến khu ma,quyên góp cả chục triệu Mỹ Kim của đồng bào, chia nhau làm của riêng gia đình. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào. Băng Đảng Hoàng Cơ Minh thu hụi sống hụi chết của đồng bào tỵ nạn trong nhiều năm nhân danh kháng chiến Quốc Nội. Trần Xuân Ninh có biết hay không ? Và biết tư lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trở thành tay sai Việt Cộng từ đầu thập niên 1990, công khai đánh phá Người Việt Tỵ Nạn, tại Pháp, tại Úc, nhất là tại Mỹ. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh phổ biến tài liệu nội bộ, công khai ca ngợi Cộng Sản Việt Nam có công với dân tộc, công khai ca ngợi Hồ Chí Minh là môt con người đáng để trân trọng và có nhiều điều ta phải học hỏi trong nếp sống làm việc và ý chí kiên trì. (*) Trần xuân Ninh có biết hay không? Và biết lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh tổ chức rước đèn trung thu, vì các cháu thiếu nhi toàn dân ta kháng chiến với đèn lồng nón cối, tại Úc, tại Mỹ, tại Pháp. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh công khai tiếp tay cho tên Trần Trường, khi tên này treo ảnh Hồ Chí Minh và treo cờ Việt Cộng tại Bolsa năm 1999. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh thành lập Tập Thể Chiến Sĩ Hải Ngoại, để chia rẽ hàng ngũ cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại. Và nhất là: Để cấy hậu duệ Việt Cộng tại hải ngoại, tức lũ con cháu Việt Cộng tại hải ngoại và du học sinh Việt Cộng. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trở thành đảng Việt Tân, theo sách lược của Việt Cộng: Dùng quần chúng hải ngoại đánh phá quần chúng hải ngoại, với mục đích chiến lược là củng cố bạo quyền Việt Cộng trong nước, và bành trướng sức phá hoại của bạo quyền Việt Cộng trong cộng đồng người Việt tị nạn. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh năm 2005, kêu gọi đổi ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành ngày Tự Do, rồi ngày Tranh Đấu Cho Tự Do, rồi ngày Quốc Kháng. Năm nay 2006, Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trưng cầu dân ý đổi ngày quốc hận 30 tháng 4 thành ngày tỵ nạn. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Mới đây (Ngày 16/2/2006 vừa qua tại Paris), Đảng Việt Tân do Lý Thái Hùng làm tổng thư ký (đảng Việt Tân) đã không dấu diếm gì nửa: Đường lối của họ (đảng Việt Tân) là làm đối lập với chính quyền trong nước. Trần Xuân Ninh có biết không ?
Trong chính trị làm đối lập là chấp nhận. Chấp nhận hiến pháp của chế độ, chấp nhận các định chế của chế độ, chấp nhận chính nghĩa của chế độ. Rồi đứng trên căn bản đó chống lại tất cả những gì làm hại đến chế độ. Trần Xuân Ninh có hiểu điều đó hay không ?
Bây giờ Việt Tân do Lý Thái Hùng tổng Bí Thư Đảng làm đối lập với Việt Cộng và Trần Xuân Ninh làm đối lập với tổng Bí Thư Lý Thái Hùng cũng là trò hề.
Kính Thưa Quí Vị
Sự tập hợp một nhóm lý thuyết (theories) có thể tạo nên một trường phái. (school). Sự tập họp một nhóm giá trị (values) có thể tạo nên một nền văn hoá (culture). Sự tập hợp một nhóm tội ác lưu manh phản bội chỉ có thể tạo ra một băng đảng của tội ác lưu manh phản bội. Và những kẻ cộng tác với băng đảng đó, nhất là từng nắm chức vụ quan trọng trong băng đảng đó, (như Trần Xuân Ninh) phải bị coi là cùng một bào thai tội ác với băng đảng đó, và không được hưởng sư suy đoán của sự vô tội (Presumption of Innocence). Đó là quy luật. Dĩ nhiên, quy luật có những biệt lệ. Câu hỏi được đặt ra là: Trần Xuân Ninh có đáng được coi là biệt lệ hay không ?
Sau vụ Tết Mậu Thân 1968, nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa và một số nhân sĩ miền Nam đã nghe theo Việt Cộng ra bưng tham gia chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam của Việt Cộng (bà Dương Quỳnh Hoa đã được đặc cách giữ chức bộ trưởng y tế trong Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng Miền Nam). Năm 1975, khi về Sàigòn, và khi nhìn thấy rõ bộ mặt thật của Việt Cộng, bà Dương Quỳnh Hoa đã trả lại thẻ đảng viên. Lê Duẩn không nở từ chối lời yêu cầu của bà. Y chỉ yêu cầu một điều: Trong thời hạn 10 năm, không được công khai hoá hành vi trả lại thẻ đảng viên.
Trước bà Dương Quỳnh Hoa khoảng hơn 15 năm, Nguyễn Mạnh Tường đã công khai lên án Việt Cộng (Nguyễn Mạnh Tường chống lại đảng Cộng Sản Hà Nội với bài diễn văn lên án tội ác Việt Cộng) trong vụ đấu tố ruộng đất. Cùng thời với Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, tại Âu Châu có Jean Paul Sartre, Camus, André Gide, Arthur Koestler, Signazio de Leone, ..v..v... Họ đã đi theo lý tưởng Cộng sản. Nhưng sau khi nhìn thấy rõ bộ mặt chó đẻ của Cộng sản, họ đã công khai lớn tiếng nguyền rủa Cộng sản như đại hoạ của nhân loại. Trí thức là thế. Dám nói lên sự thật, không hèn hạ, không xu nịnh, không a dua.
Trở lại trường hợp Trần Xuân Ninh. Suốt 20 năm đứng trong hàng ngũ “Lãnh Đạo Băng Đảng Hoàng Cơ Minh”, bây giờ ông giác ngộ à (sao) ?.
Xin Kính Chào Quý Vị
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, xin Luật sư vui lòng cho biết trong trường hợp nào LS đã gặp ông Hoàng Cơ Minh ? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức : Thưa ông Hồng Phúc, ông Hoàng Cơ Minh đến tôi vào khoảng 1982 gì đó. Tôi xin nói rõ lúc đó tôi còn ở Baton Rough, Lousiana. Cùng đi với ông Minh hôm đó có Trung Tá Lê Hồng. Ông Minh đến tôi yêu cầu tôi ủng hộ Mặt Trận của ông. Tôi đã nhận lời.
Hồng Phúc: Xin Luật sư vui lòng cho biết vì sao Luật sư đã nhận lời?
Luật sư LS Nguyễn Văn Chức: Dạ. Cũng như đại đa số đồng bào tỵ nạn vào lúc đó, tôi đã làm một quyết định rất đúng: Ủng hộ “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” giải phóng đất nước Việt Nam khỏi ách bạo quyền Việt Cộng hoặc ít nhất nuôi dưỡng căm thù của chúng ta người Việt Tỵ Nạn đối với bạo quyền Việt Cộng trong nước. Đó là một nhiệm vụ ! Tôi xin nói đó là nhiệm vụ thiêng liêng của tất cả mọi người tỵ nạn. Tôi đâu có ngờ !
Hồng Phúc: Kính Thưa Luật sư, Luật sư nghi ngờ Mặt Trận từ lúc nào ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Sau khi tôi gặp ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chắc ông Hồng Phúc còn nhớ lúc đó “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” rất đưọc lòng người nô nức. Nhất là với bài hịch mang tên Ngọn Cờ Chính Nghĩa gì đó. Tôi xin nói ngay, bài này hay lắm ở một trình độ trí thức rất cao. Tôi có điện thoại hỏi ông Hoàng Cơ Minh: ai viết vậy ? Thì ông Hoàng Cơ Minh nói Nguyễn Xuân Nghĩa viết. Tôi nói: Tôi muốn có dịp nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Nghĩa . Thưa ông Hồng Phúc, tôi nói rất thật ! Tôi rất phục bài viết Ngọn Cờ Chính Nghĩa. Lòng thật của tôi là như vậy để xem con người đó như thế nào ?. Khoảng nửa tháng sau, ông Nguyễn Xuân Nghĩa xuống tôi. Tôi xin nói rõ lúc đó tôi đã rời Baton về sống ở Texas. Ông Nghĩa nói chuyện với tôi, ông có kiến thức rất rộng. Sau đêm ông Nghĩa xuống tôi ông Hoàng Cơ Minh có điện thoại hỏi tôi nghĩ gì về ông Nguyễn Xuân Nghĩa ? Và đây là câu trả lời của tôi:
- chỉ nên dùng ông Nghĩa vào những công tác chuyên môn như viết báo, dịch thuật. Tuyệt đối không nên dùng Nguyễn Xuân Nghĩa vào những chức vụ có những nhiệm vụ lãnh đạo. Rất tiếc ! ông Hoàng Cơ Minh đã không nghe lời tôi.
Hồng Phúc: Thưa Luật sư, vậy thì Luật sư cho rằng: Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã là nguyên nhân phá vỡ Mặt Trận ? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi nghĩ như thế này: Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã đưa Mặt Trận đi vào một quỹ đạo khác. Nguyên nhân phá vỡ Mặt Trận vẫn là Tiền hàng triệu mỹ kim. Đó là ý nghĩ của tôi.
Hồng Phúc: Thưa Luật sư, Luật sư nghĩ gì về ông Phạm Văn Liễu ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi, tôi thấy ông Liễu có tội ! Trên cương vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại. Ông Liễu đã có cái lỗi rất lớn. Đó là cái lỗi đã để cho ông Hoàng Cơ Định nắm giữ tiền quyên góp cho kháng chiến. Chính lẽ ra ông Phạm Văn Liễu phải giữ, hoặc nếu không giữ phải có sổ sách đàng hoàng. Tôi được biết là không có sổ sách và nhất là không có một cái gì để làm bằng cớ cả. Người có lỗi thứ hai là cụ Phạm Ngọc Lũy. Cụ Phạm Ngọc Lũy lúc đó là chủ tịch Phong Trào Yểm Trợ Kháng Chiến cũng không có sổ sách. Tôi có đến nhà cụ (Lũy) uống nước trà, ăn cơm. Tôi hỏi cụ có sổ sách gì không? Cụ đưa ra quyển vở có mấy tờ ngày hôm nay đưa bằng này, ngày mai đưa bằng này..v.v... không có một cái gì chử ký cả ! Không có rõ rệt gì hết cả. Cho nên tôi thấy trong vụ tiền này ông Phạm Văn Liễu có lỗi ! và cụ Phạm Ngọc Lũy có lỗi !. Có lỗi vì để cho một người như ông Hoàng Cơ Định nắm giữ tiền !.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, chúng tôi nhận thấy Luật sư có vẻ hơi quá khắc khe với Mặt Trận Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Và khi Luật Sư dùng danh từ Băng Đảng Hoàng Cơ Minh chúng tôi e rằng hơi quá nặng nề chăng ? Thưa Luật sư ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Dạ thưa ! Bây giờ không phải là lần đầu tiên ông Hồng Phúc nói với tôi hoặc là tôi được nghe ông Hồng Phúc nói với tôi như vậy ! Có những người đã nói chuyện với tôi về vấn đề này. Tôi xin thưa: Tôi khắc khe với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ... không đủ. Tôi xin thưa với ông Hồng Phúc, cũng như thưa với tất cả quí vi đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại do ông Hồng Phúc phụ trách. Đối với tôi chống Cộng không còn là vấn đề chính trị nữa mà đã trở thành một niềm tin, như một niềm tin tôn giáo. Niềm tin của tôi là Cộng Sản là: Cộng sản là kẻ đại thù của nhân loại. Niềm tin của tôi là Việt Cộng từ thằng Hồ Chí Minh đến bọn Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải là đại thù của dân tộc Việt Nam. Niềm tin của tôi là bao lâu còn đại thù Cộng Sản là người dân chúng ta còn bị đàn áp, còn bóc lột, không thể nào ngóc đầu lên được. Vì vậy tất cả những tay sai Việt Cộng hải ngoại đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam chúng ta có bổn phận phải vạch mặt chỉ tên. Đó là đạo lý của tôi, xin nói đó là niềm tin như tôi tin vào tôn giáo vậy. Tôi vừa nói đến những tên Việt Cộng nằm vùng hải ngoại. Những tên Việt Cộng này chúng nó là cán bộ đảng, chúng nó làm nhiệm vụ đảng giao phó. Tôi thù ghét và khinh bỉ chúng nó. Nếu tôi không thù ghét và khinh bỉ chúng nó như những người “Quốc Gia” đã từng chịu ơn người Quốc Gia đã từng ăn miếng cơm tỵ nạn nay vì đồng tiền bây giờ trở thành tay sai Việt Cộng đánh phá chính người Việt Tỵ Nạn. Tôi muốn nói Ai, ông Hồng Phúc đã hiểu.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, đây là câu hỏi sau cùng để chấm dứt cuộc phỏng vấn ngắn ngủi ngày hôm nay: Đã có một thời Luật sư nhiệt tình ủng hộ Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh mà lý do Luật sư nêu lên là ông Hoàng Cơ Minh đã nhen nhúm ngọn lửa kháng chiến chống Cộng. Thưa Luật sư thật sự chỉ có thế hay đằng sau còn có những lý do sâu xa nào khác đã khiến cho Luật sư nhiệt tình ủng hộ ông Hoàng Cơ Minh trong giai đoạn đầu? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức : Dạ Thưa với ông Hồng Phúc và thưa khán thính giả, khi ông Hoàng Cơ Minh đến nhà tôi ở Baton R với Trung Tá Lê Hồng yêu cầu tôi ủng hộ “Mặt Trận” thì tôi ủng hộ ngay. Bởi vì lúc đó ai mà không ủng hộ “Mặt Trận”, ai mà không ủng hộ người Việt Tị Nạn ở đây đứng ra chống lại bọn Cộng Sản Việt Cộng ở trong nước. Ít nhất là nuôi dưỡng sự căm thù của người Việt Tị Nạn đối với bạo quyền trong nước. Đó là lý do chính trị. Lý do thứ hai gần như lý do niềm tin, tôi tin vào tên tuổi của dòng họ Hoàng Cơ Minh, tôi xin nói rõ lúc đó tôi được biết có Bác sĩ Hoàng Cơ Bình. Tôi được nghe danh cụ Hoàng Cơ Nghị. Hoàng Cơ Nghị là giáo sư của tôi về vấn đề ở Lyssen, Assaut. Rồi tôi được nghe danh nhưng không được gặp bà Tiến sĩ Hoàng Thị Nga. Và người tôi được cộng tác với và gần gũi sau này là Luật sư Hoàng Cơ Thụy. Chính vì gian díu với những người đó mà tôi không nghi ngờ gì hết ! Tôi nói như vậy chắc là ông Hồng Phúc hiểu tôi muốn nói gì !
Hồng Phúc: Chúng tôi xin chân thành cám ơn Luật sư Nguyễn Văn Chức đã dành thời giờ quí báo để trả lời cho cuộc phỏng vấn ngắn ngủi ngày hôm nay.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Xin cám ơn đài phát thanh, cám ơn ông Hồng Phúc.
* Phần Phụ Chú:
Theo một nguồn tin thân cận yêu cầu dấu tên từ văn phòng điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) cho chúng tôi biết là: Cách đây vài năm cơ quan FBI có chính thức đưa ra một thông báo, yêu cầu các phần tử hoạt động cho Cộng sản tại Hoa Kỳ cũng như các tên hoạt động tình báo đã núp dưới nhiều tổ chức vô vụ lợi hay các tổ chức thiện nguyện phải ra đầu thú hay khai báo với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ và mọi tin tức cũng như tên họ đều được dấu kín. Từ đó đến nay Thông Báo của cơ quan FBI vẫn còn hiệu lực và cũng sẽ còn hiệu lực trong nhiều năm sau này nửa. Chúng tôi xin đăng lại nguyên bản thông báo, cũng như post lên đây địa chỉ (link) của bản thông báo để các bạn dễ dàng tìm đọc hay liên lạc với cơ quan FBI khi cần.
Cũng theo nguồn tin trên cho biết các thành viên Nha, Y, Dược sĩ trong các “Hội Chuyên Gia”, “Tuổi Trẻ Lên Đường”, “Phan Bội Châu” ..v..v...Cũng như các đoàn thể tổ chức ngoại vi của “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân”, đã âm thầm rời bỏ các tổ chức này và họ cũng âm thầm khai báo với cơ quan an ninh liên bang về các hành vi lừa đảo và bịp bợm, tống tiền, rửa tiền của nhóm đầu nảo “Mặt Trân Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân” và dĩ nhiên cũng có các thành viên ở ngoài nước Mỹ cũng tỏ ra hợp tác với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ. Chúng tôi chắc rằng với luật pháp của Hoa Kỳ các thành viên chủ chốt của các tổ chức lừa đảo nói trên, phải được đưa ra trước vành móng ngựa để họ có thể trả lời về sự dối trá lường gạt của họ trong nhiều năm qua.
Kính thưa quý độc giả trên toàn thế giới:Bài trước, sau cuộc phỏng vấn Luật sư Đinh Thạch Bích do ông Hồng Phúc thực hiện được đăng lên Internet website (hệ thống chuyển tin toàn cầu), có đăng kèm một bản thông báo của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Hoa Kỳ (FBI), kêu gọi những thành phần hoạt động cho Cộng sản trong nước Mỹ phải ra đầu thú, thì chúng tôi được các nhân viên cao cấp của Cơ Quan An Ninh liên lạc với chúng tôi, và yêu cầu chúng tôi đăng thêm địa chỉ (website) của cơ quan họ.
Theo các viên chức này cho biết thì: Hệ thống tình báo và các tổ (cell) gián điệp ngoại vi của của Cộng sản đã điều động các tổ chức như “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” mà mọi người quen gọi là “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” và hiện nay là “Đảng Việt Tân”, cũng như nhiều tổ chức “Hội Đoàn, Cộng Đồng” khác nằm khắp nơi trên toàn nước Mỹ và các quốc gia Âu Châu cũng như Úc Châu, họ cũng cho biết nơi nào có cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản cư ngụ thì có mặt của bọn tình báo Cộng sản trá hình nằm sẳn. Chúng cũng nắm gọn nhiều hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí để dễ dàng lèo lái cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản theo ý của chúng. (Điều này đã đúng với lời tố cáo của Luật sư Đinh Thạch Bích và Luật sư Nguyễn Văn Chức). Hiện nay trước sự tan rã từ bên trong của chế độ Cộng sản Hà Nội do tình hình chính trị thế giới biến chuyển quá nhanh, ngoài sự dự liệu và dự tính của bọn Việt gian Cộng sản Hà Nội. Vì bọn Cộng sản Hà Nội hiện nay đã lộ chân tướng chỉ là một lũ Việt Gian bán nước cho Cộng sản Trung Cộng. Người dân trong nước họ đã mất hết niềm tin, chán chê và khinh thường chế độ Cộng sản Hà Nội. Các “đảng viên Cộng sản”trong nước cũng bất tín nhiệm và coi khinh các cấp lãnh đạo của họ.Đồng thời Cơ Quan An Ninh cũng đã cung cấp cho chúng tôi một tập Tài Liệu (khoảng 60 trang), nói về tội ác của cái gọi là “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” hiện nay là “Đảng Việt Tân” qua sự điều động của các tổ (cell) tình báo Cộng sản cao cấp nằm kín bên trong các tổ chức này. Họ cũng kêu gọi các thành phần ham danh, hám lợi trong các cộng đồng, không nên vì chút danh hão mà chống lại chính nghĩa tự do, phản bội đất nước đã từng cưu mang mình trong nhiều năm qua, và đây cũng có thể là một cơ hội cuối cùng để cho các bạn suy tư và suy nghĩ, chính các bạn biết các bạn sẽ làm gì. Họ cũng lập lại lời của tổng thống George. W. Bush là: “You can run, but you can not hide” (các anh có thể chạy, nhưng các anh không thể trốn - lưới luật pháp). Chúng tôi sẽ phiên dịch và cho đăng (luôn cả tên họ các tổ chức ngoại vi của chúng nếu tình tình cho phép) lên trên hệ thống thông tin toàn cầu (Internet-website), để đồng bào trong và ngoài nước hiểu rõ bộ mặt nham nhở của chúng đã lừa bịp nhân dân Việt Nam trong một thời gian rất dàiQua hệ thống Email (gởi thư qua máy điện toán) này các nhân viên tình báo đã có một thời hoạt động cho Cộng sản hay các tổ chức cộng đồng (bịp bợm) bên ngoài Hoa Kỳ, hiện nay không còn tin tưởng ở chế độ Cộng sản hay “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân” cũng như các nhân viên và các thành viên này nay đã phản tỉnh. Họ có thể cung cấp các tin tức mà họ biết được cho các cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi nghĩ đó cũng là cách hay nhất để các bạn đoái công chuộc tội, những người đã có một thời lầm lỡ Tin và Nghe theo Cộng sản, nay đã ăn năn trở về với Đại Nghĩa Của Dân Tộc. Trong giờ phút lâm chung của chế độ Cộng sản Hà Nội, chúng tôi thành thật cầu chúc các bạn được Toại Nguyện.
* - Dưới đây là web site của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Hoa Kỳ các bạn có thể vào website này bất cứ lúc nào và bất cứ các bạn đang ở nơi đâu. Chúc các bạn Thành Công.
http://www.fbi.gov/contact/legat/legat.htm
AC Thompson trả lời các vấn đề qua phim 'Terror in Little Saigon'
https://www.youtube.com/watch?v=bTsD_O9WmBc
Nhà báo A.C. Thompson, tác giả phóng sự điều tra, đã lật lại hồ sơ vụ án về những cái chết của các ký giả Dương Trọng Lâm, chủ bút Cái Đình Làng, bị bắn chết tại San Francisco, California, năm 1981; ông Nguyễn Đạm Phong, sáng lập tờ Tự Do, bị ám sát tại nhà riêng ở Houston, Texas, năm 1982; ông Phạm Văn Tập, biên tập tờ Mai, chết trong vụ hỏa hoạn tại văn phòng năm 1987; Đỗ Trọng Nhân, biên tập viên tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe tại Fairfax, Virginia; ông Lê Triết, bình luận viên của tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe cùng với vợ năm 1990.
'
Câu hỏi về 'Khủng bố ở Little Saigon'
Lê Quỳnh - 9 tháng 11 2015
Phóng sự điều tra Khủng bố ở Little Saigon (tiếng Anh: Terror in Little Saigon) mới đây đã lật lại bí ẩn quanh cái chết của năm nhà báo người Việt ở Hoa Kỳ trong thời gian từ 1981 đến 1990.
Chiếu trên đài Mỹ PBS vào đầu tháng 11, đây là sản phẩm của Frontline (chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của Mỹ) và cơ sở truyền thông độc lập ProPublica.
Phim cáo buộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh – hoặc chịu trách nhiệm hoặc là nghi can của các vụ giết người mà đến nay chưa có kết luận.
Đảng Việt Tân, vốn xem ông Hoàng Cơ Minh là chủ tịch sáng lập đảng, đã mạnh mẽ phản đối bộ phim.
BBC đã phỏng vấn phóng viên điều tra chính A.C. Thompson.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân, cũng được mời phản hồi về bình luận của phóng viên A.C. Thompson.
Tài liệu cần phải đọc:
http://pham-v-thanh.blogspot.com/2014/01/nien-bieu-mat-tran-quoc-gia-thong-nhat.html
Duyên
Anh nói về Nguyễn Xuân Nghĩa (19-8-1995):
(Trích từ sách “Duyên Anh Và Tôi” của Vũ Trung Hiền)
Một người nhắc đến chuyện âm nhạc trước 75. Duyên Anh nói:
- Hồi ấy, mấy thằng chủ phòng trà ca nhạc o bế tao dữ lắm. Ở Đêm Mầu Hồng,
tao được dành cho một bàn ở sát sân khấu, muốn đến lúc nào cũng được. Nhưng tao
chỉ thỉnh thoảng mới dẫn vợ tao và một vài thằng bạn đến thôi. Lần nào tao đến,
chúng nó cũng đem ra một chai xâm banh cho cậu uống, mà thưởng thức âm nhạc.
Tao viết bài ca tụng Thái Thanh. Nó cất bài tao viết trong ví, có ai đến, lại
mở ra khoe. Về sau, tao ghét nó, chắc nó vất bài ấy đi rồi. Ở chỗ thằng Joe
Marcel cũng thế. Cứ mỗi ngày, tao chi cho một em ca sĩ ở chỗ chúng nó một bài
ngắn trên báo. Và báo ra ngày nào, là đêm hôm đó, phòng trà của chúng nó đông
nghẹt người. Có hôm tao viết về em Lệ Thu như thế này “Nghe Lệ Thu hát Lệ Đá,
thì đến đá cũng phải chảy nước mắt!” Đến nỗi, thằng Phạm Huấn cũng phải mò đi
nghe nó hát. Phạm Huấn bảo tao “ Đ.m, mày quảng cáo nó ghê quá! Mày viết bốc nó
ghê quá, thì ông phải đi chứ.” Thời ấy, em ca sĩ nào cũng chờ được tao viết về
chúng nó thôi. Tao có ngờ đâu, mấy năm sau, tao cũng làm nhạc. Mà nhạc của tao,
nghe cũng được lắm chứ. Năm 88, tao đã định làm một băng nhạc cho Mai Hương, và
sau đó là Kim Tước, Châu Hà, và Julie. Mỗi băng nhạc đều sẽ kèm theo tập nhạc
mười bản của tao, hình ảnh ca sĩ ở ngoài bìa, cùng bài giới thiệu thật nồng nàn
tao viết về mỗi ca sĩ đó. Nhưng rồi tao bị chúng nó đánh. Đến bây giờ, thì muốn
làm cũng không làm được nữa. Chúng mày nghĩ, mình đã được hưởng chút vinh quang
rồi, thì phải đem vinh quang đến cho những người khác nữa chứ...”
Một người hỏi:
- Thế còn QG? (Quỳnh Giao)
- Mày quên QG đi. Nó lấy thằng NXN (Nguyễn Xuân Nghĩa), là kể như bỏ
rồi. Lấy thằng N. rồi, là đ. có tôi nữa.
…………………………
Lý do bỏ báo Xây Dựng và mấy Linh Mục “bắt tay” với VC:
- Tết năm đó, tao trót hứa với
mấy thằng trong tòa soạn, là nếu không đòi được lương tháng mười ba cho tất cả,
thì tao sẽ nghỉ, không làm nữa. Tao nói chuyện với ông Lãm. Ông ấy không bằng
lòng, còn nói xỏ tao. Tao tức mình, bảo ông ấy “Kể từ tháng này, tôi không làm
ở đây nữa.” Thế là tao nghỉ. Cho tới bảy tám tháng sau, ông ấy đến gặp tao, bảo
“Duyên Anh về làm lại với Xây Dựng đi.” Bởi vì lúc đó, tiểu thuyết của tao đang
được nhiều người thích lắm. Nhiều độc giả mua Xây Dưnïg, chỉ để đọc tiểu thuyết
Duyên Anh thôi. Đ.m, thế mới chướng chứ! Có thể nói, tiểu thuyết Duyên Anh đã
làm sống lại tờ Xây Dựng. Tao nói với ông Lãm “Bây giờ, lương tôi không như
ngày xưa nữa đâu.” Ông ấy hỏi “Bao nhiêu?” Tao bảo “Tôi sẽ chỉ viết hai mục
thôi. Mỗi tháng năm mươi ngàn. Cha bằng lòng thì tôi về, còn nếu không, thì
thôi.” Ông ấy cười “Bằng lòng chứ.” Thế là tao lại về với Xây Dựng.
Tôi hỏi bất chợt:
- Ông Lãm có mấy vợ?
Duyên Anh cười một tràng dài:
- Bao nhiêu thì anh không biết,
nhưng chắc chắn là có vợ rồi.
- Thế còn ông Trần Du của tờ Hòa Bình?
- Trần Du thì thuộc loại cha đi
hoang thôi.
Sau một hớp bia, Duyên Anh tiếp:
- Nhưng mà ông Lãm và mấy ông
cha khác ở Saigon, trong số ấy có cả ông Thanh Lãng ở Đại Học Văn Khoa nữa,
trong các đêm 27, 28, 29 tháng tư, năm 75, đã về Suối Máu họp mật với Việt
Cộng, rồi còn ký vào tuyên ngôn ủng hộ chúng nó nữa.
Tôi hỏi:
- Làm sao anh biết?
- Đây nhé, linh mục Trần Đức
Huynh từ Mỹ sang Paris chơi. Người Công Giáo hỏi ông ấy “Cha có tiền, sao không
giúp mấy linh mục đang sống thiếu thốn ở Saigon?” Cha Huynh trả lời “Một đồng,
tôi cũng không gửi cho các ông ấy. Họ đã từng đi họp hành với Việt Cộng ở Suối
Máu, thì giúp đỡ thế nào được?Đã hợp tác với cái ác thì đương nhiên là chống
lại điều thiện rồi. Việt Cộng dù có lươn lẹo trăm mặt khác nhau, nhưng cốt lõi
của nó là quỉ Sa tăng. Họ đánh đu với tinh, thì nay đã vỡ mặt!” Chưa hết, linh
mục Jean Mais có cho anh xem tài liệu của Dòng Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp về vụ
này. Ông cha này, trước đây ở trung tâm Đắc Lộ mà. Mấy ông cha Tây đã chống
cộng là chống đến cùng, chứ không quay sang bắt tay chúng nó như mấy ông cha
Việt Nam anh vừa kể…
……………
Trước 1975 NXN từng theo VC
Tôi thắc mắc chuyện hồi tối:
- Về vụ QG, tại sao anh ghét NXN
như vậy?
- Nó đã từng theo Việt Cộng…
- Anh có chứng cớ gì không?
- Một thằng bác sĩ châm cứu ở
Pháp cho anh biết.
- Bác sĩ thì làm sao biết được
những chuyện ấy?
- Thằng này không phải là bác sĩ
bình thường. Nó ở Pháp lâu rồi. Thời sinh viên, mấy chục năm về trước, không
biết nó nhờ ai thi hộ, có được cái bằng bác sĩ. Nhưng nó chỉ châm cứu thôi, chứ
không mổ xẻ gì cả…
- TĐS phải không?
- Sao em biết?
- Em có nghe anh HVĐ nhắc đến
nhân vật này một lần.
- À, thế rồi, không hiểu vì sao,
phòng nhì Pháp biết được chuyện này. Và nó bắt chẹt, ra điều kiện cho TĐS phải
cộng tác với nó, cung cấp cho nó tất cả những tin tức về Việt kiều tại Pháp.
- TĐS cho anh biết những gì về
NXN?
- Nó bảo, NXN vào bưng từ thời
ông Diệm. Một thời gian sau, N. bỏ về Saigon. Ông Trần Kim Tuyến biết được
chuyện này, cho người theo dõi, chưa kịp bắt, thì gia đình N. đã lo cho nó trốn
sang Pháp học. Thành tài rồi, N. về nước làm cho Nguyễn Văn Hảo từ khi Hảo còn
làm Quỹ Phát Triển Kinh Tế. Đến lúc Hảo lên làm phó thủ tướng, đặc trách kinh
tế tài chánh, kiêm tổng trưởng nông nghiệp, hắn cài N. vào chức vụ phụ tá tổng
trưởng tài chính. Cái điều đáng nói ở đây là N. làm phụ tá tổng trưởng, mà nó
lại không phải đi học tập một ngày nào cả. Do đó, việc nó là cháu ruột của
Nguyễn Văn Linh, tự Mười Cúc, thì chẳng có gì là lạ cả. Ở Saigon sau 75, dân
chúng miền Nam đói khổ ra sao, không cần biết; nó vẫn sung túc lắm. Mai Thảo kể
với anh, nhà nó có cả hầm ruợu ngoại quốc. Nó mời nghệ sĩ đến chơi. Văn Cao đã
từng đến nhà nó. Cả TT nữa. Và trở thành người tình của nó một thời gian. Phạm
Đình Chương và Mai Thảo cũng đến nhà nó mấy lần. Sống với Việt Cộng vài năm, nó
vượt biên, nhưng mà vượt biên bằng phản lực Air France mới giỏi chứ! Từ Pháp,
N. sang Mỹ, làm mặt trận với Hoàng Cơ Minh. Rồi cũng chính NXN là chủ chốt
trong việc đuổi PVL ra khỏi mặt trận.
- Anh có bao giờ gặp NXN chưa?
- Có. Đến bây giờ, chắc nó còn
cay anh lắm.
- Sao vậy?
- Thuở ấy, Nguyễn Văn Hảo nhờ
anh làm tờ Cách Mạng Xanh. Anh đòi nhuận bút một triệu rưởi, hắn cũng bằng
lòng. In xong rồi, chỉ chờ phát hành thôi, thì Việt Cộng đánh Ban Mê Thuột.
Phải hủy bỏ mấy số báo ấy. Hủy luôn cả kế hoạch anh đưa cho Nguyễn Văn Hảo về
việc huy động và sử dụng văn nghệ sĩ…
- Kế hoạch ấy như thế nào?
- Đại khái, anh đề nghị với Hảo
là để vận động quần chúng thật hữu hiệu, chính quyền phải biết trọng dụng văn
nghệ sĩ. Phải sử dụng đủ mọi bộ môn văn nghệ; đặc biệt bộ môn cải lương thì
phải tận dụng hết mình cho tôi…Cuối tháng ba, 75, anh đến đòi tiền. Hảo bảo anh
sang gặp NXN lấy trước một triệu đã. Hôm ấy, N. đang tiếp một thằng Tây. Nó bảo
anh đợi một chút. Đúng năm phút sau, N. đem tiền ra. Chính nó đã đưa một triệu
đồng cho anh. Như vậy, coi như Hảo và N. còn nợ anh năm trăm ngàn…
http://vietmessenger.com/books/?title=duyenanhvatoi&page=10
Đọc hồi ký
TRẢ TA SÔNG NÚI
Phạm Văn Liễu
( Trích đăng nguyệt
san Ong Việt số 53 )
http://www.conongviet.com/ ChinhTri/webmay232011- phamvanlieu-luoi%20troi% 20long%20long.htm
Bài đọc thêm:
PHỞ… từ Nguyễn Xuân Nghĩa đến Nguyễn Gia Kiểng
–
LS. Nguyễn văn Chức–
Mùi
phở đánh thức tôi dậy, sáng mùng một Tết Nhâm Ngọ.
Mùng
một tết năm ngoái, nhà tôi nấu bún bò Huế. Mùng một Tết năm kia, nhà tôi nấu
bún ốc. Mùng một tết năm nay, nhà tôi nấu phở.
Bún
bò Huế, nhà tôi nấu ngon tuyệt vời. Bún ốc, nhà tôi nấu cũng ngon tuyệt vời.
Nhưng phở, thì không ngon tuyệt vời. Bởi vì thiếu hương vị của đất Bắc, cái
hương vị xa lạ đối với người con gái đất thần kinh.
Ngày
xưa, cả làng tôi chỉ có một hàng phở. Gọi là hàng phở, không đúng. Phải gọi là
gánh phở. Gánh phở của ông Bạ. Không có tái nạm tái gầu và hành tây nước béo.
Chỉ có thịt nạm, nước trong. Nhưng ngon tuyệt vời, cái ngon của quê huơng Bắc
Ninh.
Em
là con gái Bắc Ninh
Em
nghiêng chiếc nón, mái đình nghiêng theo.
Ông
Bạ khoảng 50 tuổi. Ở tuổi ông, nhiều người đã “vào lão”, sau khi bỏ tiền ra
khao làng khao xã. Nhưng ông Bạ nghèo, gia tài vẻn vẹn một gánh phở rong. Cả
làng mến ông. Cả làng quen tiếng rao phở của ông, tiếng rao trầm bổng trong
đêm, cùng với mùi phở ngào ngạt trong đêm.
Thời
đó, chỉ có hai xu một bát phở.
Ông
Bạ có người vợ trẻ, quê Bắc Ninh, tuổi ngoài hai mươi, và đẹp. Ông Bạ chiều vợ,
để vợ ở nhà, không cho đi theo ông bán phở. Ông phân bua với khách hàng: “Ấy,
thùng nước giùng là do bà nhà tôi nấu đấy. Ấy, bà nhà tôi phải sửa soạn và đun
từ tối hôm trước. Ấy, sáng nào cũng vậy, bà nhà tôi dậy từ lúc tinh mơ rờ đất,
đổ nước phở và xương xảu vào cái thùng này để tôi gánh đi”.
Có
người khách ăn phở kể rằng: một hôm ông Bạ vớt ra từ trong thùng nước phở đã cạn,
một tấm vải trăng trắng. Ông khách nhìn kỹ, thì đó là một cái yếm. Có lẽ cái yếm
của bà Bạ vô ý đánh rơi vào thùng phở đêm hôm trước.
Con
đường Carreau Hà Nội rộng hênh thang, dài và đẹp, hai bên cây cối mọc xum xuê.
Khu Toà thượng thẩm Hà Nội toạ lạc trên con đường này, muà hè hoa phượng đỏ
chói. Cách khu tòa án, là một ngõ cụt, Ngõ Nhà Đo, Tây gọi là Impasse de
l’Identité. Đó là khu nhà ngày xưa dành cho những công chức người Pháp của sở
căn cước, hoặc sở hoả lò. Nhà nào củng hai tầng, có sân lát đá sỏi trắng, và có
nhà xe nhà bồi riêng biệt.
Anh
chị cả tôi: Nguyễn Đức Chiểu & Phạm Thị Liên, đã mua được một căn nhà trong
ngõ cụt đó.
Ngay
đầu ngõ, có gánh phở. Cứ chập tối, người ta nghe thấy tiếng rao phở của ông ta.
Ông ta tên Thìn, trạc độ 40, ăn nói sống sượng và ngổ ngáo. Nghe đâu ông ta đã
từng đi lính O.N..S bên Pháp. Phở ông ta cũng y như phở làng tôi ngày xưa,
nhưng có thêm hành tây nước béo. Khách ăn phở đêm của ông ta, phần đông là những
cô gái giang hồ khu ga Hàng Cỏ hoặc khách sạn đường Gambetta gần đó..
“Này
ăn một bát phở của tôi, là lao động cả đêm cũng không mệt.
Này,
đêm vừa rồi có khá không? Tiếp được mấy thằng lính lê dương.”
Mấy
cô gái xồn xồn vừa húp phở vừa ong ỏng: cái ông quỷ này có để cho người ta nuốt
không.
Con
đường Careau, khu nhà của Anh Chị Cả tôi, ban đêm rất vắng. Mấy cô gái xồn xồn
hay tập xe đạp trên quãng đường đó. Tập xe đạp phải có hai cô gái. Một cô gái
ngồi trên cái yên (bằng da) của chiếc xe đạp, cũn ca cũn cỡn. Một cô gái nắm
cái yên xe đạp, đẩy đi và chạy bộ sau xe, giữ cho người tập xe khỏi ngã, và cái
xe đạp khỏi đổ. Cũn ca cũn cỡn.
Và
ai tập xe đạp mà không có lúc ngã. Ngã xe và ngã cả người. Mấy cô gái cũng vậy.
Có lần ngã vào lề đánh rầm. Có khi cả người cả xe đâm vào gần gánh phở của ông
Thìn. Và mỗi bận như vậy, ông Thìn lại lẫm bẩm: ‘đồ quỷ, tao đã bảo chúng mày
rút cái yên ra mà ngồi cho nó vững, chúng mày không nghe tao.”
Di
cư vào Sài gòn, bát phở Bắc có thêm giá sống.
Gần
khu nhà ông Trần Văn Lắm và bà Dương Quỳnh Hoa, có gánh phở Bắc rất ngon. ngay
bên lề đường. Chủ gánh phở tên là Đang. Ông Đang, giọng nói ồ ồ, lúc nào cũng tỏ
ra ưu thời mẫn thế. Khách ăn, hầu hết là công tư chức; họ nói với nhau toàn
truyện thời cuộc.
Những
buổi sáng đẹp trời, trên đường đến văn phòng luật sư hoặc đến Thượng Nghị Viện,
tôi thường ngừng xe trước gánh phở ông Đang. Gần như một thói quen. Và thế nào
ông Đang cũng hỏi tôi về thời sự. Một hôm, ông Đang hỏi nhỏ tôi:”liệu có phải
di cư lần nữa không, luật sư? “
Hoàng
Cơ Minh điện thoại cho tôi: “Anh Chức, ngày mai tôi sẽ gửi cái người viết bài Dựng
Cờ Chính Nghĩa xuống Anh.”
Đó
là năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam của hai ông Phạm
Văn Liễu Hoàng Cơ Minh lên như diều gặp gió.
Ngày
ông Minh ở “chiến khu quốc nội Thái Lan” trở về Mỹ ra mắt đồng bào tỵ nạn, thật
là huy hoàng. Ông Minh ra mắt ở Cali trước. Sau đó, ra mắt ở Houston. Hôm ông
ta về Houston, tôi ra tận phi trường đón ông, náo nức trong đám đông, trong rừng
cờ và tiếng hoan hô.
Bài
“Dựng Cờ Chính Nghĩa” được phân phát khắp nới, như một lời hịch. Bài đó, ý hay
và lời đẹp, dội vào hàng ngàn hàng vạn con tim xa quê hương.
Ai
viết bài đó? Tôi hỏi Hoàng cơ Minh, anh ta im lặng. Phạm Nam Sách từ San Diego
gọi cho tôi, vừa chửi vừa khen:” Chức ơi, chỉ có cậu mới viết được bài đó. Đừng
giấu moa nữa.” Chẳng riêng gì Phạm Nam Sách. Nhiều người cũng nghĩ như vậy.
Năm
1983, Hoàng Cơ Minh gửi người đó xuống tôi. Người đó, là Nguyễn Xuân Nghĩa,
cháu ruột của tên Mười Cúc Nguyễn Văn Linh Ông Nghĩa xuống Houston đặt cơ sở
cho Phở Kháng Chíến cuả anh em Hoàng Cơ Minh Hoàng Cơ Long Hoàng Cơ Định.
Chiều
hôm đó, ông Nghĩa đến thăm tôi tại nhà, người rong rỏng cao, dáng dấp hào hoa
phong nhã. Ông nói nhiều lắm,về Charles de Gaulle và cuộc Kháng Chiến chống Đưc
Quốc Xã 1940-1944 của De Gaulle. Rồi ông nói thao thao về Kháng Chiến Quốc Nội.
Tôi nghe mà không nói gì.
Mấy
ngày sau, Hoàng Cơ Minh gọi điện thoại: “ Sao, anh Chức, anh đã gặp Nguyễn Xuân
Nghĩa chưa? Anh thấy thế nào?”
Tôi
nói: ” Nghiã là cháu ruột của tên cộng sản lưu manh Mười Cúc Nguyễn Văn Linh bí
thư Thành Ủy Hồ Chí Minh.. Nghĩa có học và thủ đoạn. Sau ngày 30 /4/1975, Nghiã
đã ở lại Miền Nam, mà không bị một ngày tù tội. Một người như vậy, các anh
không thể tin được, và chỉ nên dùng vào những công tác chuyên môn (nghiên cứu,
dịch thuật). Không nên dùng vào những công tác tham mưu. “
Hoàng
Cơ Minh không nghe tôi. Và con ngựa thành Troie đã được rước vào thành. Mặt trận
Hoàng Cơ Minh đã trở thành một băng đảng tay sai hèn hạ của Việt Cộng.
Tháng
29 tháng 12 năm 1984, nhân danh một nghị quyết của Hội Đồng Kháng Chiến họp tại
Quốc Nộ Thái Lan, Hoàng Cơ Minh tuyên bố khai trừ ra khỏi mặt trận một người đã
cùng với anh ta tạo lập nên mặt trận: Phạm văn Liễu.
Hoàng
Cơ Minh loại Pham văn Liễu ra khỏi mặt trận, để cứu nguy khoảng 7 triệu Mỹ Kim
của quỹ kháng chiến lúc đó nằm trong tay một người. Người đó là Hoàng Cơ Định.
Và ai đã cố vấn cho Hoàng Cơ Minh trong cái bước xẽ dịch lưu manh đốn mạt đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa.
Lúc
đó là 1985,Hoàng cơ Minh từ “chiến khu quốc nội “UDEDON” (Thái Lan) về Mỹ, để vận
động cho chính nghĩa của ông. Ông ta xuống Houston gặp tôi, xin tôi lên tiếng ủng
hộ ông ta. Tôi từ chối, tôi nói cho ông ta biết: tôi sẽ lên án ông ta trước dư
luận. Và tôi, Nguyễn Văn Chức, đã làm điều đó, bất chấp những đe dọa.
Cuối
năm 1985, dăm ba bài báo xuất hiện trên tờ Kháng Chiến cuả Mặt Trận, đả kích
tôi. Nhìn lối hành văn huênh hoang, tôi biết tác giả là ai.
Dù
sao, tôi vẫn mến anh ta. Hôm đầu đến thăm tôi, anh ta gọi tôi là thầy, và xưng
em. Anh ta chê bọn Hoàng Cơ Minh – PhạmVăn Liễu ít học. Anh ta nhận xét đúng. Gần
đây khi nghe tin anh ta thân với Vũ Quang Ninh (chủ đài phát thanh Little
Saigon) và là cây bút chỉ đạo của tờ Viet Tide, tôi không ngạc nhiên.
Ngoài
Nguyễn Xuân Nghĩa, còn một người, tôi không thể quên: Nguyễn Gia Kiểng.
Nguyễn
Gia Kiểng ngổ ngáo, liều lĩnh, và suốt đời thèm khát được dư luận chú ý, và sẵn
sàng làm tất cả để được dư luận chú ý. Và anh ta đã tạo đuợc sự chú ý của dư luận,
bằng sự ngổ ngáo liều lĩnh, dốt nát.
Năm
1986, đại hội 6 đảng CSVN kêu gọi hoà hợp dân tộc, tờ Thông Luận của anh ta lên
tiếng phụ họa. Tờ báo còn đi xa hơn: chửi người Quốc Gia là con cháu cô Tư Hồng,
khẳng định CSVN có chính nghĩa,và khẳng định cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-
1975) là một cuộc nội chiến.
Chưa
hết, tờ báo của anh ta còn kêu gọi phong thánh cho tên chó đẻ Hồ Chí Minh.
Chúng ta hãy nghe (nguyên văn):
“Một
mai, tôi hy vọng sẽ rất gần đây, khi nước non thật sự thanh bình, anh em ta về,
nếu có một đài chiến sĩ chung cho tất cả những người đã hy sinh vì Việt Nam,
chúng ta sẽ đến đó cầu nguyện. Nếu lăng ông Hồ còn, chúng ta–dù đã chiến đấu
trong hàng ngũ nào–cũng nên đến đó cầu nguyện, một cách để nói với nhau và với
mai sau, là anh em ta đã quên hết những bài học hận thù”. (Phong Thánh, Thông
Luận số 20, tháng 10/1989, trang 4)
Một
năm sau, anh ta liếm môi, chửi Hồ Chí Minh như con chó.
Nguyên
văn: “cuộc đời của ông Hồ có hại chứ không có lợi cho đạo đức, cho văn hoá,
cũng như cho dân tộc ông” (Thông Luận, số 28, tháng 6/1990, trang nhất)
Chưa
hết, anh ta còn bồi thêm nhát dao vào kẻ mà anh ta đã phong thánh: “Một thảm kịch
cho ông Hồ Chí Minh là đảng CS của ông đã chọn đúng dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật
của ông để tuyên bố bắt đầu từ bỏ chủ nghĩa CS”.
Người
ta thắc mắc: tài liệu nào cho phép anh ta khẳng định như thế?
Thì
đây, anh ta trưng bằng cớ:
“
Trần Bạch Đằng, cố vấn chính trị của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được phép
tuyên bố rằng đảng CSVN từ bỏ độc quyền chính trị”…
Thì
ra, bằng cớ của anh ta là lời tuyên bố của Trần Bạch Đằng. Nhưng, Trần Bạch Đằng
tuyên bố ở đâu, ngày nào, và trong tài liệu nào? Anh ta im lặng.
Giả
sử Trần Bạch Đằng–với sự cho phép của Nguyễn văn Linh-có thực sự tuyên bố rằng
“Đảng Cộng Sản Việt Nam từ bỏ độc quyền chính trị“, thì nhóm của anh ta -tôi muốn
nói: của Nguyễn Gia Kiểng – cũng không nên hồ hởi ca tụng lời tuyên bố đó như một
đổi mới tư duy chính trị của đảng CSVN, có lợi cho đất nưóc. Trừ phi họ-tôi muốn
nói nhóm Nguyễn Gia Kiểng — là cò mồi.
Huống
chi, Trần Bạch Đằng không hề tuyên bố như vậy. Ông nội thằng Trần Bạch Đằng,
ông nội thằng Nguyễn Văn Linh, và ông nội cả lò cả ổ bọn chính trị bộ đảng CSVN
cũng không dám tuyên bố như vậy. Nhóm Nguyẽn Gia Kiểng chỉ đánh hơi. Rồi vẫy
đuôi sủa. Như những con chó.
Sau
khi hồ hởi loan báo “đảng CSVN sẽ từ bỏ độc quyền chính trị“, nhóm Nguyễn Gia
Kiểng hồ hởi bàn về nhà nước pháp trị trong chế độ Việt Cộng đang đổi mới.
Chúng
ta hãy nghe:
“Trong
một nhà nước pháp trị, mọi vấn đề có thể giải quyết một cách giản dị trong
khuôn khổ luật pháp. Những ai xâm phạm nguyên tắc dân chủ sẽ phải trả lời trước
toà án”.
Viết
như vậy, sai và ngu.
Trong
một chế độ pháp trị, tòa án không có quyền thụ lý hoặc lên án phạt những hành động
vi phạm một nguyên tắc dân chủ.Toà án chỉ có quyền thụ lý những hành động vi phạm
một điều luật.
Chưa
hết, nhóm Nguyẽn gia Kiểng còn bước thêm bước nữa. Họ mách nước về những chánh
đảng sẽ xuất hiện trong chế độ CS đang đổi mới.
Họ
viết: “mọi công dân không can án đều có quyền tham gia hoặc thành lập chánh đảng”.
Lại
sai và ngu.
Trong
một chế độ pháp trị, những công dân can án về một số tội phạm hình sự nào đó có
thể bị luật pháp cấm ứng cử vào những chức vụ công cử, như các chức vụ tổng thống,
nghị sĩ, dân biểu… Nhưng luật pháp không có quyền cấm họ tham gia hoặc thành lập
những đảng phái chính trị..
Vẫn
chưa hết.
Nhóm
Nguyễn Gia Kiểng chủ trương dân chủ đa nguyên, coi đó như là đòi hỏi và điều kiện
bức thiết cho một chế độ chính trị mới tại Việt Nam.
Lại
sai và ngu.
Dân
chủ, tự nó đã đa nguyên rồi.
Bởi
lẽ: đa nguyên là bản chất của dân chủ; đa nguyên nguyên ít hay đa nguyên nhiều,
đó là vấn đề mức độ.
Một
ông bạn già H.O văng tục: “Đù mẹ, đã là đàn ông thì phải có cái cụ Hồ. To hay
nhỏ là truyện khác. Cũng như đã là đàn bà con gái thì phải có cái “hang Pác Bó
để cho cụ Hồ rúc vào”. Rộng hay hẹp, đó là truyện khác.
Rất
tiếc, nhóm Nguyễn Gia Kiểng không hiểu được điều sơ đẳng đó. Họ lẫn lộn thực chất
với mức độ, lẫn lộn thực tiễn với triển vọng, lẫn lộn điều kiện với tiến trình.
Tôi
vừa đưa ra một vài cái sai cái dốt, của hàng trăm cái sai cái dốt nằm ngổn
ngang trong những viết lách và suy tư của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Chưa kể sự hỗn
xược đối với tiền nhân. Nguỵ biện, lập dị, táo bạo, đầy huyễn tưởng, và sẵn
sàng làm bất cứ điều gì để được dư luận chú ý, và thực hiện những mưu đồ bất
chính. Đó là Nguyễn Gia Kiểng.
Trung
Đông có những kẻ cuồng tín ôm bom tự sát. Trái bom nổ tung, người ôm bom tan
xác, và những nạn nhân vô tội tan xác. Hành động của họ gây rúng động trong thế
giới văn minh..
Toàn
bộ sự nghiệp suy tư của Nguyễn Gia Kiểng từ gần 25 năm nay, và nhất là đại tác
phẩm“Tổ Quốc Ăn Năn”của anh ta, chỉ là những trái bom “tự sát”. Trái bom nổ cái
rầm. Tung toé những mảnh vụn. Trong đó có rất nhiều rác rưởi, ống bơ rỉ và băng
vệ sinh..
Kẻ
ôm bom không chết, nhưng được dư luận chú ý.
Đó
là con người thật của Nguyễn Gia Kiểng.
Đêm
nay, trăng sáng. Tôi ngồi viết dưới lùm thông sau nhà.
Tôi
đã lạc đề chăng? Từ phở, đến mặt trận Hoàng Cơ Minh, đến Nguyễn xuân Nghiã, đến
Nguyẽn Gia Kiểng.
Không,
tôi không lạc đề. Hai ông Nghĩa ông Kiểng có duyên nợ với nhau.
Tháng
4 năm 1990, trong một chuyến đi Bắc Âu, ông Kiểng bị bọn Hoàng Cơ Minh hành
hung. Nhưng ông Kiểng đã tha thứ, không hận thù. Tôi mến ông ở chỗ đó.
Tôi
còn mến ông ở chỗ ông thành thật. Thành thật ngay cả khi bịa đặt và nguỵ biện.
Quyển “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông còn đó.
Viết
năm 2002
Phụ
đính năm 2008
Nguyễn
văn Chức
Sau đây là phần mở đầu cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Chức của chương trình Thế Giới Ngày Nay do Tố Thi và Hồng Phúc Thực Hiện.
Tố Thi: Thưa quí vị, đảng Việt Tân thay đổi đường lối “chiến lược” hoạt động của mình đã gây ra nhiều cuộc tranh luận và được dư luận đặt biệt chú ý. Qua chương trình Thế Giới Ngày Nay chúng tôi đã lần lược phỏng vấn những nhân vật mà phát biểu của họ là tiếng nói nhìn từ những góc độ khác nhau về đường lối mới của đảng Việt Tân. Mở đầu là cuộc phỏng vấn Bác sĩ (BS) Trần Xuân Ninh, người được xem như là bị đảng Việt Tân khai trừ khỏi đảng vì bất đồng quan điểm với cấp lãnh đạo đảng Việt Tân. Rồi Luật sư Đinh Thạch Bích, người sáng lập “Lực Lượng Quân Nhân Hải Ngoại” mà sau đó lực lượng này được xem như là thành phần nồng cốt của “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”(viết tắc MT-HCM). Và Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đương kim ủy viên trung ương đảng Việt Tân.
Tuần qua chúng tôi đã nhận được bản lên tiếng của Luật sư Nguyễn Văn Chức phổ biến trên báo chí và trên mạng Internet (thông tin điện tử). Hôm nay, chúng tôi hân hạnh được Luật sư Nguyễn Văn Chức nhận lời mời sẽ đích thân tuyên đọc lời phát biểu của ông qua làn sóng điện của đài chúng tôi. Nhân dịp này chúng đã mời Luật sư Đinh Thạch Bích tham gia trong buổi phát thanh hôm nay và Luật sư đã nhận lời.
Kính thưa quý vị.: Luật sư Nguyễn Văn Chức là cựu Thượng Nghĩ Sĩ Việt Nam Cộng Hoà và là một nhà văn, nhà báo mang nặng lý tưởng quốc gia. Hôm nay ở vào cái tuối xấp xỉ bát tuần nhưng ông vẫn một lòng son sắt với lý tưởng quốc gia dân tộc và luôn có mặt trong tuyến đầu của hàng ngũ Người Việt Quốc Gia. Luật sư Đinh Thạch Bích cựu Thứ Trưởng Chiêu Hồi, và cũng là nhà văn, nhà báo, năm nay đã 74 tuối hiện cư ngụ tại San Diego, California. Ông thuộc lớp người tiên phong trong sinh hoạt chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặc dầu tuổi hạc đã cao nhưng ông vẫn cường trán, minh mẫn và tiếp tục đóng góp phần mình cho công cuộc giải phóng quê hương.
Mở đầu chương trình hôm nay là Hồng Phúc với Luật sư Nguyễn Văn Chức. Tiếp theo sau đó là Hồng Phúc với Luật sư Đinh Thạch Bích Xin kính mời quí vị thính giả cùng nghe.
Chúng tôi là Hồng Phúc của hệ thống truyền thanh và truyền hình Việt Nam Hải Ngoại tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn xin trân trọng kính chào Luật sư Nguyễn Văn Chức tại Houston, Texas.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi xin kính chào ông Hồng Phúc và quí vị trong đài phát thanh.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư. Trong tuần qua chúng tôi được biết Luật sư vừa có cho phổ biến một bài lên tiếng về một vấn đề thời sự liên quan đến đảng Việt Tân. Xin Luật sư vui lòng cho thính giả của đài chúng tôi được nghe bài lên tiếng đó qua chính giọng đọc của Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Kính Ông Hồng Phúc, và kính quí vị. Tôi rất hân hạnh được đọc bài đó trên đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại.
Hồng Phúc: Xin Luật sư cho chúng tôi và quý thính giả cùng nghe
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Cách đây hơn 20 năm, một đêm lạnh tháng giêng 1985, ông Hoàng Cơ Minh đến nhà tôi tại Houston, Texas. Ông xin tôi ủng hộ ông chống lại Phạm văn Liễu. Theo ông, chính Phạm văn Liễu đã phá vỡ mặt trận, khi đưa vấn đề quỹ kháng chiến ra trước công luận. Ông cho biết: quỹ đó, khoảng 7 triệu Mỹ Kim, vẫn do ông giữ để nuôi kháng chiến quốc nội. Ông khẩn khoản mời tôi gia nhập mặt trận, tôi để ý: Ông mặc áo chắn đạn, và mang súng lục trong người. Khoảng 3 giờ sáng, ông từ biệt tôi, lên đường đi Dallas (Dallas một thành phố nằm về phía Đông-Bắc của tiểu bang Texas, cách Houston khoảng 290 miles). Khi bắt tay từ biệt, ông nói: Nếu tôi có thể làm gì để anh Chức tin tôi, tôi sẵn sàng làm ngay. Tôi nói: Anh có súng trong nguời, anh hãy tự sát trước mặt tôi, lúc đó tôi sẽ tin anh. Đó là lần chót tôi gặp Hoàng Cơ Minh.
Thấm thoắt đã hai mươi năm. Đêm nay, tháng giêng 2006, tôi được tin Trần Xuân Ninh, một uỷ viên trung ương lâu đời của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh nay đổi tên là đảng Việt Tân, đã bị khai trừ ra khỏi đảng. Anh em các nơi điện thoại hoặc biên xin ý kiến. Tôi không tìm được câu trả lời. Chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ ...
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh tức Mặt Trận Hoàng Cơ Minh làm kháng chiến bịp, lập chiến khu ma,quyên góp cả chục triệu Mỹ Kim của đồng bào, chia nhau làm của riêng gia đình. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào. Băng Đảng Hoàng Cơ Minh thu hụi sống hụi chết của đồng bào tỵ nạn trong nhiều năm nhân danh kháng chiến Quốc Nội. Trần Xuân Ninh có biết hay không ? Và biết tư lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trở thành tay sai Việt Cộng từ đầu thập niên 1990, công khai đánh phá Người Việt Tỵ Nạn, tại Pháp, tại Úc, nhất là tại Mỹ. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh phổ biến tài liệu nội bộ, công khai ca ngợi Cộng Sản Việt Nam có công với dân tộc, công khai ca ngợi Hồ Chí Minh là môt con người đáng để trân trọng và có nhiều điều ta phải học hỏi trong nếp sống làm việc và ý chí kiên trì. (*) Trần xuân Ninh có biết hay không? Và biết lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh tổ chức rước đèn trung thu, vì các cháu thiếu nhi toàn dân ta kháng chiến với đèn lồng nón cối, tại Úc, tại Mỹ, tại Pháp. Trần Xuân Ninh có biết hay không? Và biết từ lúc nào ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh công khai tiếp tay cho tên Trần Trường, khi tên này treo ảnh Hồ Chí Minh và treo cờ Việt Cộng tại Bolsa năm 1999. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh thành lập Tập Thể Chiến Sĩ Hải Ngoại, để chia rẽ hàng ngũ cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại. Và nhất là: Để cấy hậu duệ Việt Cộng tại hải ngoại, tức lũ con cháu Việt Cộng tại hải ngoại và du học sinh Việt Cộng. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trở thành đảng Việt Tân, theo sách lược của Việt Cộng: Dùng quần chúng hải ngoại đánh phá quần chúng hải ngoại, với mục đích chiến lược là củng cố bạo quyền Việt Cộng trong nước, và bành trướng sức phá hoại của bạo quyền Việt Cộng trong cộng đồng người Việt tị nạn. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Băng Đảng Hoàng Cơ Minh năm 2005, kêu gọi đổi ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành ngày Tự Do, rồi ngày Tranh Đấu Cho Tự Do, rồi ngày Quốc Kháng. Năm nay 2006, Băng Đảng Hoàng Cơ Minh trưng cầu dân ý đổi ngày quốc hận 30 tháng 4 thành ngày tỵ nạn. Trần Xuân Ninh có biết hay không ?
Mới đây (Ngày 16/2/2006 vừa qua tại Paris), Đảng Việt Tân do Lý Thái Hùng làm tổng thư ký (đảng Việt Tân) đã không dấu diếm gì nửa: Đường lối của họ (đảng Việt Tân) là làm đối lập với chính quyền trong nước. Trần Xuân Ninh có biết không ?
Trong chính trị làm đối lập là chấp nhận. Chấp nhận hiến pháp của chế độ, chấp nhận các định chế của chế độ, chấp nhận chính nghĩa của chế độ. Rồi đứng trên căn bản đó chống lại tất cả những gì làm hại đến chế độ. Trần Xuân Ninh có hiểu điều đó hay không ?
Bây giờ Việt Tân do Lý Thái Hùng tổng Bí Thư Đảng làm đối lập với Việt Cộng và Trần Xuân Ninh làm đối lập với tổng Bí Thư Lý Thái Hùng cũng là trò hề.
Kính Thưa Quí Vị
Sự tập hợp một nhóm lý thuyết (theories) có thể tạo nên một trường phái. (school). Sự tập họp một nhóm giá trị (values) có thể tạo nên một nền văn hoá (culture). Sự tập hợp một nhóm tội ác lưu manh phản bội chỉ có thể tạo ra một băng đảng của tội ác lưu manh phản bội. Và những kẻ cộng tác với băng đảng đó, nhất là từng nắm chức vụ quan trọng trong băng đảng đó, (như Trần Xuân Ninh) phải bị coi là cùng một bào thai tội ác với băng đảng đó, và không được hưởng sư suy đoán của sự vô tội (Presumption of Innocence). Đó là quy luật. Dĩ nhiên, quy luật có những biệt lệ. Câu hỏi được đặt ra là: Trần Xuân Ninh có đáng được coi là biệt lệ hay không ?
Sau vụ Tết Mậu Thân 1968, nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa và một số nhân sĩ miền Nam đã nghe theo Việt Cộng ra bưng tham gia chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam của Việt Cộng (bà Dương Quỳnh Hoa đã được đặc cách giữ chức bộ trưởng y tế trong Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng Miền Nam). Năm 1975, khi về Sàigòn, và khi nhìn thấy rõ bộ mặt thật của Việt Cộng, bà Dương Quỳnh Hoa đã trả lại thẻ đảng viên. Lê Duẩn không nở từ chối lời yêu cầu của bà. Y chỉ yêu cầu một điều: Trong thời hạn 10 năm, không được công khai hoá hành vi trả lại thẻ đảng viên.
Trước bà Dương Quỳnh Hoa khoảng hơn 15 năm, Nguyễn Mạnh Tường đã công khai lên án Việt Cộng (Nguyễn Mạnh Tường chống lại đảng Cộng Sản Hà Nội với bài diễn văn lên án tội ác Việt Cộng) trong vụ đấu tố ruộng đất. Cùng thời với Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, tại Âu Châu có Jean Paul Sartre, Camus, André Gide, Arthur Koestler, Signazio de Leone, ..v..v... Họ đã đi theo lý tưởng Cộng sản. Nhưng sau khi nhìn thấy rõ bộ mặt chó đẻ của Cộng sản, họ đã công khai lớn tiếng nguyền rủa Cộng sản như đại hoạ của nhân loại. Trí thức là thế. Dám nói lên sự thật, không hèn hạ, không xu nịnh, không a dua.
Trở lại trường hợp Trần Xuân Ninh. Suốt 20 năm đứng trong hàng ngũ “Lãnh Đạo Băng Đảng Hoàng Cơ Minh”, bây giờ ông giác ngộ à (sao) ?.
Xin Kính Chào Quý Vị
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, xin Luật sư vui lòng cho biết trong trường hợp nào LS đã gặp ông Hoàng Cơ Minh ? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức : Thưa ông Hồng Phúc, ông Hoàng Cơ Minh đến tôi vào khoảng 1982 gì đó. Tôi xin nói rõ lúc đó tôi còn ở Baton Rough, Lousiana. Cùng đi với ông Minh hôm đó có Trung Tá Lê Hồng. Ông Minh đến tôi yêu cầu tôi ủng hộ Mặt Trận của ông. Tôi đã nhận lời.
Hồng Phúc: Xin Luật sư vui lòng cho biết vì sao Luật sư đã nhận lời?
Luật sư LS Nguyễn Văn Chức: Dạ. Cũng như đại đa số đồng bào tỵ nạn vào lúc đó, tôi đã làm một quyết định rất đúng: Ủng hộ “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” giải phóng đất nước Việt Nam khỏi ách bạo quyền Việt Cộng hoặc ít nhất nuôi dưỡng căm thù của chúng ta người Việt Tỵ Nạn đối với bạo quyền Việt Cộng trong nước. Đó là một nhiệm vụ ! Tôi xin nói đó là nhiệm vụ thiêng liêng của tất cả mọi người tỵ nạn. Tôi đâu có ngờ !
Hồng Phúc: Kính Thưa Luật sư, Luật sư nghi ngờ Mặt Trận từ lúc nào ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Sau khi tôi gặp ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chắc ông Hồng Phúc còn nhớ lúc đó “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” rất đưọc lòng người nô nức. Nhất là với bài hịch mang tên Ngọn Cờ Chính Nghĩa gì đó. Tôi xin nói ngay, bài này hay lắm ở một trình độ trí thức rất cao. Tôi có điện thoại hỏi ông Hoàng Cơ Minh: ai viết vậy ? Thì ông Hoàng Cơ Minh nói Nguyễn Xuân Nghĩa viết. Tôi nói: Tôi muốn có dịp nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Nghĩa . Thưa ông Hồng Phúc, tôi nói rất thật ! Tôi rất phục bài viết Ngọn Cờ Chính Nghĩa. Lòng thật của tôi là như vậy để xem con người đó như thế nào ?. Khoảng nửa tháng sau, ông Nguyễn Xuân Nghĩa xuống tôi. Tôi xin nói rõ lúc đó tôi đã rời Baton về sống ở Texas. Ông Nghĩa nói chuyện với tôi, ông có kiến thức rất rộng. Sau đêm ông Nghĩa xuống tôi ông Hoàng Cơ Minh có điện thoại hỏi tôi nghĩ gì về ông Nguyễn Xuân Nghĩa ? Và đây là câu trả lời của tôi:
- chỉ nên dùng ông Nghĩa vào những công tác chuyên môn như viết báo, dịch thuật. Tuyệt đối không nên dùng Nguyễn Xuân Nghĩa vào những chức vụ có những nhiệm vụ lãnh đạo. Rất tiếc ! ông Hoàng Cơ Minh đã không nghe lời tôi.
Hồng Phúc: Thưa Luật sư, vậy thì Luật sư cho rằng: Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã là nguyên nhân phá vỡ Mặt Trận ? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi nghĩ như thế này: Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã đưa Mặt Trận đi vào một quỹ đạo khác. Nguyên nhân phá vỡ Mặt Trận vẫn là Tiền hàng triệu mỹ kim. Đó là ý nghĩ của tôi.
Hồng Phúc: Thưa Luật sư, Luật sư nghĩ gì về ông Phạm Văn Liễu ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Tôi, tôi thấy ông Liễu có tội ! Trên cương vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại. Ông Liễu đã có cái lỗi rất lớn. Đó là cái lỗi đã để cho ông Hoàng Cơ Định nắm giữ tiền quyên góp cho kháng chiến. Chính lẽ ra ông Phạm Văn Liễu phải giữ, hoặc nếu không giữ phải có sổ sách đàng hoàng. Tôi được biết là không có sổ sách và nhất là không có một cái gì để làm bằng cớ cả. Người có lỗi thứ hai là cụ Phạm Ngọc Lũy. Cụ Phạm Ngọc Lũy lúc đó là chủ tịch Phong Trào Yểm Trợ Kháng Chiến cũng không có sổ sách. Tôi có đến nhà cụ (Lũy) uống nước trà, ăn cơm. Tôi hỏi cụ có sổ sách gì không? Cụ đưa ra quyển vở có mấy tờ ngày hôm nay đưa bằng này, ngày mai đưa bằng này..v.v... không có một cái gì chử ký cả ! Không có rõ rệt gì hết cả. Cho nên tôi thấy trong vụ tiền này ông Phạm Văn Liễu có lỗi ! và cụ Phạm Ngọc Lũy có lỗi !. Có lỗi vì để cho một người như ông Hoàng Cơ Định nắm giữ tiền !.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, chúng tôi nhận thấy Luật sư có vẻ hơi quá khắc khe với Mặt Trận Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Và khi Luật Sư dùng danh từ Băng Đảng Hoàng Cơ Minh chúng tôi e rằng hơi quá nặng nề chăng ? Thưa Luật sư ?
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Dạ thưa ! Bây giờ không phải là lần đầu tiên ông Hồng Phúc nói với tôi hoặc là tôi được nghe ông Hồng Phúc nói với tôi như vậy ! Có những người đã nói chuyện với tôi về vấn đề này. Tôi xin thưa: Tôi khắc khe với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ... không đủ. Tôi xin thưa với ông Hồng Phúc, cũng như thưa với tất cả quí vi đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại do ông Hồng Phúc phụ trách. Đối với tôi chống Cộng không còn là vấn đề chính trị nữa mà đã trở thành một niềm tin, như một niềm tin tôn giáo. Niềm tin của tôi là Cộng Sản là: Cộng sản là kẻ đại thù của nhân loại. Niềm tin của tôi là Việt Cộng từ thằng Hồ Chí Minh đến bọn Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải là đại thù của dân tộc Việt Nam. Niềm tin của tôi là bao lâu còn đại thù Cộng Sản là người dân chúng ta còn bị đàn áp, còn bóc lột, không thể nào ngóc đầu lên được. Vì vậy tất cả những tay sai Việt Cộng hải ngoại đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam chúng ta có bổn phận phải vạch mặt chỉ tên. Đó là đạo lý của tôi, xin nói đó là niềm tin như tôi tin vào tôn giáo vậy. Tôi vừa nói đến những tên Việt Cộng nằm vùng hải ngoại. Những tên Việt Cộng này chúng nó là cán bộ đảng, chúng nó làm nhiệm vụ đảng giao phó. Tôi thù ghét và khinh bỉ chúng nó. Nếu tôi không thù ghét và khinh bỉ chúng nó như những người “Quốc Gia” đã từng chịu ơn người Quốc Gia đã từng ăn miếng cơm tỵ nạn nay vì đồng tiền bây giờ trở thành tay sai Việt Cộng đánh phá chính người Việt Tỵ Nạn. Tôi muốn nói Ai, ông Hồng Phúc đã hiểu.
Hồng Phúc: Kính thưa Luật sư, đây là câu hỏi sau cùng để chấm dứt cuộc phỏng vấn ngắn ngủi ngày hôm nay: Đã có một thời Luật sư nhiệt tình ủng hộ Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh mà lý do Luật sư nêu lên là ông Hoàng Cơ Minh đã nhen nhúm ngọn lửa kháng chiến chống Cộng. Thưa Luật sư thật sự chỉ có thế hay đằng sau còn có những lý do sâu xa nào khác đã khiến cho Luật sư nhiệt tình ủng hộ ông Hoàng Cơ Minh trong giai đoạn đầu? Thưa Luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Chức : Dạ Thưa với ông Hồng Phúc và thưa khán thính giả, khi ông Hoàng Cơ Minh đến nhà tôi ở Baton R với Trung Tá Lê Hồng yêu cầu tôi ủng hộ “Mặt Trận” thì tôi ủng hộ ngay. Bởi vì lúc đó ai mà không ủng hộ “Mặt Trận”, ai mà không ủng hộ người Việt Tị Nạn ở đây đứng ra chống lại bọn Cộng Sản Việt Cộng ở trong nước. Ít nhất là nuôi dưỡng sự căm thù của người Việt Tị Nạn đối với bạo quyền trong nước. Đó là lý do chính trị. Lý do thứ hai gần như lý do niềm tin, tôi tin vào tên tuổi của dòng họ Hoàng Cơ Minh, tôi xin nói rõ lúc đó tôi được biết có Bác sĩ Hoàng Cơ Bình. Tôi được nghe danh cụ Hoàng Cơ Nghị. Hoàng Cơ Nghị là giáo sư của tôi về vấn đề ở Lyssen, Assaut. Rồi tôi được nghe danh nhưng không được gặp bà Tiến sĩ Hoàng Thị Nga. Và người tôi được cộng tác với và gần gũi sau này là Luật sư Hoàng Cơ Thụy. Chính vì gian díu với những người đó mà tôi không nghi ngờ gì hết ! Tôi nói như vậy chắc là ông Hồng Phúc hiểu tôi muốn nói gì !
Hồng Phúc: Chúng tôi xin chân thành cám ơn Luật sư Nguyễn Văn Chức đã dành thời giờ quí báo để trả lời cho cuộc phỏng vấn ngắn ngủi ngày hôm nay.
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Xin cám ơn đài phát thanh, cám ơn ông Hồng Phúc.
* Phần Phụ Chú:
Theo một nguồn tin thân cận yêu cầu dấu tên từ văn phòng điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) cho chúng tôi biết là: Cách đây vài năm cơ quan FBI có chính thức đưa ra một thông báo, yêu cầu các phần tử hoạt động cho Cộng sản tại Hoa Kỳ cũng như các tên hoạt động tình báo đã núp dưới nhiều tổ chức vô vụ lợi hay các tổ chức thiện nguyện phải ra đầu thú hay khai báo với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ và mọi tin tức cũng như tên họ đều được dấu kín. Từ đó đến nay Thông Báo của cơ quan FBI vẫn còn hiệu lực và cũng sẽ còn hiệu lực trong nhiều năm sau này nửa. Chúng tôi xin đăng lại nguyên bản thông báo, cũng như post lên đây địa chỉ (link) của bản thông báo để các bạn dễ dàng tìm đọc hay liên lạc với cơ quan FBI khi cần.
Cũng theo nguồn tin trên cho biết các thành viên Nha, Y, Dược sĩ trong các “Hội Chuyên Gia”, “Tuổi Trẻ Lên Đường”, “Phan Bội Châu” ..v..v...Cũng như các đoàn thể tổ chức ngoại vi của “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân”, đã âm thầm rời bỏ các tổ chức này và họ cũng âm thầm khai báo với cơ quan an ninh liên bang về các hành vi lừa đảo và bịp bợm, tống tiền, rửa tiền của nhóm đầu nảo “Mặt Trân Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân” và dĩ nhiên cũng có các thành viên ở ngoài nước Mỹ cũng tỏ ra hợp tác với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ. Chúng tôi chắc rằng với luật pháp của Hoa Kỳ các thành viên chủ chốt của các tổ chức lừa đảo nói trên, phải được đưa ra trước vành móng ngựa để họ có thể trả lời về sự dối trá lường gạt của họ trong nhiều năm qua.
Kính thưa quý độc giả trên toàn thế giới:Bài trước, sau cuộc phỏng vấn Luật sư Đinh Thạch Bích do ông Hồng Phúc thực hiện được đăng lên Internet website (hệ thống chuyển tin toàn cầu), có đăng kèm một bản thông báo của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Hoa Kỳ (FBI), kêu gọi những thành phần hoạt động cho Cộng sản trong nước Mỹ phải ra đầu thú, thì chúng tôi được các nhân viên cao cấp của Cơ Quan An Ninh liên lạc với chúng tôi, và yêu cầu chúng tôi đăng thêm địa chỉ (website) của cơ quan họ.
Theo một nguồn tin thân cận yêu cầu dấu tên từ văn phòng điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) cho chúng tôi biết là: Cách đây vài năm cơ quan FBI có chính thức đưa ra một thông báo, yêu cầu các phần tử hoạt động cho Cộng sản tại Hoa Kỳ cũng như các tên hoạt động tình báo đã núp dưới nhiều tổ chức vô vụ lợi hay các tổ chức thiện nguyện phải ra đầu thú hay khai báo với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ và mọi tin tức cũng như tên họ đều được dấu kín. Từ đó đến nay Thông Báo của cơ quan FBI vẫn còn hiệu lực và cũng sẽ còn hiệu lực trong nhiều năm sau này nửa. Chúng tôi xin đăng lại nguyên bản thông báo, cũng như post lên đây địa chỉ (link) của bản thông báo để các bạn dễ dàng tìm đọc hay liên lạc với cơ quan FBI khi cần.
Cũng theo nguồn tin trên cho biết các thành viên Nha, Y, Dược sĩ trong các “Hội Chuyên Gia”, “Tuổi Trẻ Lên Đường”, “Phan Bội Châu” ..v..v...Cũng như các đoàn thể tổ chức ngoại vi của “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân”, đã âm thầm rời bỏ các tổ chức này và họ cũng âm thầm khai báo với cơ quan an ninh liên bang về các hành vi lừa đảo và bịp bợm, tống tiền, rửa tiền của nhóm đầu nảo “Mặt Trân Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân” và dĩ nhiên cũng có các thành viên ở ngoài nước Mỹ cũng tỏ ra hợp tác với cơ quan an ninh liên bang Hoa Kỳ. Chúng tôi chắc rằng với luật pháp của Hoa Kỳ các thành viên chủ chốt của các tổ chức lừa đảo nói trên, phải được đưa ra trước vành móng ngựa để họ có thể trả lời về sự dối trá lường gạt của họ trong nhiều năm qua.
Kính thưa quý độc giả trên toàn thế giới:Bài trước, sau cuộc phỏng vấn Luật sư Đinh Thạch Bích do ông Hồng Phúc thực hiện được đăng lên Internet website (hệ thống chuyển tin toàn cầu), có đăng kèm một bản thông báo của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Hoa Kỳ (FBI), kêu gọi những thành phần hoạt động cho Cộng sản trong nước Mỹ phải ra đầu thú, thì chúng tôi được các nhân viên cao cấp của Cơ Quan An Ninh liên lạc với chúng tôi, và yêu cầu chúng tôi đăng thêm địa chỉ (website) của cơ quan họ.
Theo các viên chức này cho biết thì: Hệ thống tình báo và các tổ (cell) gián điệp ngoại vi của của Cộng sản đã điều động các tổ chức như “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” mà mọi người quen gọi là “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” và hiện nay là “Đảng Việt Tân”, cũng như nhiều tổ chức “Hội Đoàn, Cộng Đồng” khác nằm khắp nơi trên toàn nước Mỹ và các quốc gia Âu Châu cũng như Úc Châu, họ cũng cho biết nơi nào có cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản cư ngụ thì có mặt của bọn tình báo Cộng sản trá hình nằm sẳn. Chúng cũng nắm gọn nhiều hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí để dễ dàng lèo lái cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản theo ý của chúng. (Điều này đã đúng với lời tố cáo của Luật sư Đinh Thạch Bích và Luật sư Nguyễn Văn Chức). Hiện nay trước sự tan rã từ bên trong của chế độ Cộng sản Hà Nội do tình hình chính trị thế giới biến chuyển quá nhanh, ngoài sự dự liệu và dự tính của bọn Việt gian Cộng sản Hà Nội. Vì bọn Cộng sản Hà Nội hiện nay đã lộ chân tướng chỉ là một lũ Việt Gian bán nước cho Cộng sản Trung Cộng. Người dân trong nước họ đã mất hết niềm tin, chán chê và khinh thường chế độ Cộng sản Hà Nội. Các “đảng viên Cộng sản”trong nước cũng bất tín nhiệm và coi khinh các cấp lãnh đạo của họ.Đồng thời Cơ Quan An Ninh cũng đã cung cấp cho chúng tôi một tập Tài Liệu (khoảng 60 trang), nói về tội ác của cái gọi là “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” hiện nay là “Đảng Việt Tân” qua sự điều động của các tổ (cell) tình báo Cộng sản cao cấp nằm kín bên trong các tổ chức này. Họ cũng kêu gọi các thành phần ham danh, hám lợi trong các cộng đồng, không nên vì chút danh hão mà chống lại chính nghĩa tự do, phản bội đất nước đã từng cưu mang mình trong nhiều năm qua, và đây cũng có thể là một cơ hội cuối cùng để cho các bạn suy tư và suy nghĩ, chính các bạn biết các bạn sẽ làm gì. Họ cũng lập lại lời của tổng thống George. W. Bush là: “You can run, but you can not hide” (các anh có thể chạy, nhưng các anh không thể trốn - lưới luật pháp). Chúng tôi sẽ phiên dịch và cho đăng (luôn cả tên họ các tổ chức ngoại vi của chúng nếu tình tình cho phép) lên trên hệ thống thông tin toàn cầu (Internet-website), để đồng bào trong và ngoài nước hiểu rõ bộ mặt nham nhở của chúng đã lừa bịp nhân dân Việt Nam trong một thời gian rất dàiQua hệ thống Email (gởi thư qua máy điện toán) này các nhân viên tình báo đã có một thời hoạt động cho Cộng sản hay các tổ chức cộng đồng (bịp bợm) bên ngoài Hoa Kỳ, hiện nay không còn tin tưởng ở chế độ Cộng sản hay “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Đảng Việt Tân” cũng như các nhân viên và các thành viên này nay đã phản tỉnh. Họ có thể cung cấp các tin tức mà họ biết được cho các cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi nghĩ đó cũng là cách hay nhất để các bạn đoái công chuộc tội, những người đã có một thời lầm lỡ Tin và Nghe theo Cộng sản, nay đã ăn năn trở về với Đại Nghĩa Của Dân Tộc. Trong giờ phút lâm chung của chế độ Cộng sản Hà Nội, chúng tôi thành thật cầu chúc các bạn được Toại Nguyện.
* - Dưới đây là web site của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Hoa Kỳ các bạn có thể vào website này bất cứ lúc nào và bất cứ các bạn đang ở nơi đâu. Chúc các bạn Thành Công.
http://www.fbi.gov/contact/legat/legat.htm
AC Thompson trả lời các vấn đề qua phim 'Terror in Little Saigon'
https://www.youtube.com/watch?v=bTsD_O9WmBc
Nhà báo A.C. Thompson, tác giả phóng sự điều tra, đã lật lại hồ sơ vụ án về những cái chết của các ký giả Dương Trọng Lâm, chủ bút Cái Đình Làng, bị bắn chết tại San Francisco, California, năm 1981; ông Nguyễn Đạm Phong, sáng lập tờ Tự Do, bị ám sát tại nhà riêng ở Houston, Texas, năm 1982; ông Phạm Văn Tập, biên tập tờ Mai, chết trong vụ hỏa hoạn tại văn phòng năm 1987; Đỗ Trọng Nhân, biên tập viên tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe tại Fairfax, Virginia; ông Lê Triết, bình luận viên của tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe cùng với vợ năm 1990.
'
'
Câu hỏi về 'Khủng bố ở Little Saigon'
Lê Quỳnh - 9 tháng 11 2015
Phóng sự điều tra Khủng bố ở Little Saigon (tiếng Anh: Terror in Little Saigon) mới đây đã lật lại bí ẩn quanh cái chết của năm nhà báo người Việt ở Hoa Kỳ trong thời gian từ 1981 đến 1990.
Chiếu trên đài Mỹ PBS vào đầu tháng 11, đây là sản phẩm của Frontline (chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của Mỹ) và cơ sở truyền thông độc lập ProPublica.
Phim cáo buộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh – hoặc chịu trách nhiệm hoặc là nghi can của các vụ giết người mà đến nay chưa có kết luận.
Đảng Việt Tân, vốn xem ông Hoàng Cơ Minh là chủ tịch sáng lập đảng, đã mạnh mẽ phản đối bộ phim.
BBC đã phỏng vấn phóng viên điều tra chính A.C. Thompson.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân, cũng được mời phản hồi về bình luận của phóng viên A.C. Thompson.
Tài liệu cần phải đọc:
http://pham-v-thanh.blogspot.com/2014/01/nien-bieu-mat-tran-quoc-gia-thong-nhat.html
Duyên
Anh nói về Nguyễn Xuân Nghĩa (19-8-1995):
(Trích từ sách “Duyên Anh Và Tôi” của Vũ Trung Hiền)
Một người nhắc đến chuyện âm nhạc trước 75. Duyên Anh nói:
- Hồi ấy, mấy thằng chủ phòng trà ca nhạc o bế tao dữ lắm. Ở Đêm Mầu Hồng,
tao được dành cho một bàn ở sát sân khấu, muốn đến lúc nào cũng được. Nhưng tao
chỉ thỉnh thoảng mới dẫn vợ tao và một vài thằng bạn đến thôi. Lần nào tao đến,
chúng nó cũng đem ra một chai xâm banh cho cậu uống, mà thưởng thức âm nhạc.
Tao viết bài ca tụng Thái Thanh. Nó cất bài tao viết trong ví, có ai đến, lại
mở ra khoe. Về sau, tao ghét nó, chắc nó vất bài ấy đi rồi. Ở chỗ thằng Joe
Marcel cũng thế. Cứ mỗi ngày, tao chi cho một em ca sĩ ở chỗ chúng nó một bài
ngắn trên báo. Và báo ra ngày nào, là đêm hôm đó, phòng trà của chúng nó đông
nghẹt người. Có hôm tao viết về em Lệ Thu như thế này “Nghe Lệ Thu hát Lệ Đá,
thì đến đá cũng phải chảy nước mắt!” Đến nỗi, thằng Phạm Huấn cũng phải mò đi
nghe nó hát. Phạm Huấn bảo tao “ Đ.m, mày quảng cáo nó ghê quá! Mày viết bốc nó
ghê quá, thì ông phải đi chứ.” Thời ấy, em ca sĩ nào cũng chờ được tao viết về
chúng nó thôi. Tao có ngờ đâu, mấy năm sau, tao cũng làm nhạc. Mà nhạc của tao,
nghe cũng được lắm chứ. Năm 88, tao đã định làm một băng nhạc cho Mai Hương, và
sau đó là Kim Tước, Châu Hà, và Julie. Mỗi băng nhạc đều sẽ kèm theo tập nhạc
mười bản của tao, hình ảnh ca sĩ ở ngoài bìa, cùng bài giới thiệu thật nồng nàn
tao viết về mỗi ca sĩ đó. Nhưng rồi tao bị chúng nó đánh. Đến bây giờ, thì muốn
làm cũng không làm được nữa. Chúng mày nghĩ, mình đã được hưởng chút vinh quang
rồi, thì phải đem vinh quang đến cho những người khác nữa chứ...”
Một người hỏi:
Một người hỏi:
- Thế còn QG? (Quỳnh Giao)
- Mày quên QG đi. Nó lấy thằng NXN (Nguyễn Xuân Nghĩa), là kể như bỏ
rồi. Lấy thằng N. rồi, là đ. có tôi nữa.
…………………………
Lý do bỏ báo Xây Dựng và mấy Linh Mục “bắt tay” với VC:
- Tết năm đó, tao trót hứa với
mấy thằng trong tòa soạn, là nếu không đòi được lương tháng mười ba cho tất cả,
thì tao sẽ nghỉ, không làm nữa. Tao nói chuyện với ông Lãm. Ông ấy không bằng
lòng, còn nói xỏ tao. Tao tức mình, bảo ông ấy “Kể từ tháng này, tôi không làm
ở đây nữa.” Thế là tao nghỉ. Cho tới bảy tám tháng sau, ông ấy đến gặp tao, bảo
“Duyên Anh về làm lại với Xây Dựng đi.” Bởi vì lúc đó, tiểu thuyết của tao đang
được nhiều người thích lắm. Nhiều độc giả mua Xây Dưnïg, chỉ để đọc tiểu thuyết
Duyên Anh thôi. Đ.m, thế mới chướng chứ! Có thể nói, tiểu thuyết Duyên Anh đã
làm sống lại tờ Xây Dựng. Tao nói với ông Lãm “Bây giờ, lương tôi không như
ngày xưa nữa đâu.” Ông ấy hỏi “Bao nhiêu?” Tao bảo “Tôi sẽ chỉ viết hai mục
thôi. Mỗi tháng năm mươi ngàn. Cha bằng lòng thì tôi về, còn nếu không, thì
thôi.” Ông ấy cười “Bằng lòng chứ.” Thế là tao lại về với Xây Dựng.
Tôi hỏi bất chợt:
- Ông Lãm có mấy vợ?
Duyên Anh cười một tràng dài:
- Bao nhiêu thì anh không biết,
nhưng chắc chắn là có vợ rồi.
- Thế còn ông Trần Du của tờ Hòa Bình?
- Trần Du thì thuộc loại cha đi
hoang thôi.
Sau một hớp bia, Duyên Anh tiếp:
- Nhưng mà ông Lãm và mấy ông
cha khác ở Saigon, trong số ấy có cả ông Thanh Lãng ở Đại Học Văn Khoa nữa,
trong các đêm 27, 28, 29 tháng tư, năm 75, đã về Suối Máu họp mật với Việt
Cộng, rồi còn ký vào tuyên ngôn ủng hộ chúng nó nữa.
Tôi hỏi:
- Làm sao anh biết?
- Đây nhé, linh mục Trần Đức
Huynh từ Mỹ sang Paris chơi. Người Công Giáo hỏi ông ấy “Cha có tiền, sao không
giúp mấy linh mục đang sống thiếu thốn ở Saigon?” Cha Huynh trả lời “Một đồng,
tôi cũng không gửi cho các ông ấy. Họ đã từng đi họp hành với Việt Cộng ở Suối
Máu, thì giúp đỡ thế nào được?Đã hợp tác với cái ác thì đương nhiên là chống
lại điều thiện rồi. Việt Cộng dù có lươn lẹo trăm mặt khác nhau, nhưng cốt lõi
của nó là quỉ Sa tăng. Họ đánh đu với tinh, thì nay đã vỡ mặt!” Chưa hết, linh
mục Jean Mais có cho anh xem tài liệu của Dòng Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp về vụ
này. Ông cha này, trước đây ở trung tâm Đắc Lộ mà. Mấy ông cha Tây đã chống
cộng là chống đến cùng, chứ không quay sang bắt tay chúng nó như mấy ông cha
Việt Nam anh vừa kể…
……………
Trước 1975 NXN từng theo VC
Tôi thắc mắc chuyện hồi tối:
- Về vụ QG, tại sao anh ghét NXN
như vậy?
- Nó đã từng theo Việt Cộng…
- Anh có chứng cớ gì không?
- Một thằng bác sĩ châm cứu ở
Pháp cho anh biết.
- Bác sĩ thì làm sao biết được
những chuyện ấy?
- Thằng này không phải là bác sĩ
bình thường. Nó ở Pháp lâu rồi. Thời sinh viên, mấy chục năm về trước, không
biết nó nhờ ai thi hộ, có được cái bằng bác sĩ. Nhưng nó chỉ châm cứu thôi, chứ
không mổ xẻ gì cả…
- TĐS phải không?
- Sao em biết?
- Em có nghe anh HVĐ nhắc đến
nhân vật này một lần.
- À, thế rồi, không hiểu vì sao,
phòng nhì Pháp biết được chuyện này. Và nó bắt chẹt, ra điều kiện cho TĐS phải
cộng tác với nó, cung cấp cho nó tất cả những tin tức về Việt kiều tại Pháp.
- TĐS cho anh biết những gì về
NXN?
- Nó bảo, NXN vào bưng từ thời
ông Diệm. Một thời gian sau, N. bỏ về Saigon. Ông Trần Kim Tuyến biết được
chuyện này, cho người theo dõi, chưa kịp bắt, thì gia đình N. đã lo cho nó trốn
sang Pháp học. Thành tài rồi, N. về nước làm cho Nguyễn Văn Hảo từ khi Hảo còn
làm Quỹ Phát Triển Kinh Tế. Đến lúc Hảo lên làm phó thủ tướng, đặc trách kinh
tế tài chánh, kiêm tổng trưởng nông nghiệp, hắn cài N. vào chức vụ phụ tá tổng
trưởng tài chính. Cái điều đáng nói ở đây là N. làm phụ tá tổng trưởng, mà nó
lại không phải đi học tập một ngày nào cả. Do đó, việc nó là cháu ruột của
Nguyễn Văn Linh, tự Mười Cúc, thì chẳng có gì là lạ cả. Ở Saigon sau 75, dân
chúng miền Nam đói khổ ra sao, không cần biết; nó vẫn sung túc lắm. Mai Thảo kể
với anh, nhà nó có cả hầm ruợu ngoại quốc. Nó mời nghệ sĩ đến chơi. Văn Cao đã
từng đến nhà nó. Cả TT nữa. Và trở thành người tình của nó một thời gian. Phạm
Đình Chương và Mai Thảo cũng đến nhà nó mấy lần. Sống với Việt Cộng vài năm, nó
vượt biên, nhưng mà vượt biên bằng phản lực Air France mới giỏi chứ! Từ Pháp,
N. sang Mỹ, làm mặt trận với Hoàng Cơ Minh. Rồi cũng chính NXN là chủ chốt
trong việc đuổi PVL ra khỏi mặt trận.
- Anh có bao giờ gặp NXN chưa?
- Có. Đến bây giờ, chắc nó còn
cay anh lắm.
- Sao vậy?
- Thuở ấy, Nguyễn Văn Hảo nhờ
anh làm tờ Cách Mạng Xanh. Anh đòi nhuận bút một triệu rưởi, hắn cũng bằng
lòng. In xong rồi, chỉ chờ phát hành thôi, thì Việt Cộng đánh Ban Mê Thuột.
Phải hủy bỏ mấy số báo ấy. Hủy luôn cả kế hoạch anh đưa cho Nguyễn Văn Hảo về
việc huy động và sử dụng văn nghệ sĩ…
- Kế hoạch ấy như thế nào?
- Đại khái, anh đề nghị với Hảo
là để vận động quần chúng thật hữu hiệu, chính quyền phải biết trọng dụng văn
nghệ sĩ. Phải sử dụng đủ mọi bộ môn văn nghệ; đặc biệt bộ môn cải lương thì
phải tận dụng hết mình cho tôi…Cuối tháng ba, 75, anh đến đòi tiền. Hảo bảo anh
sang gặp NXN lấy trước một triệu đã. Hôm ấy, N. đang tiếp một thằng Tây. Nó bảo
anh đợi một chút. Đúng năm phút sau, N. đem tiền ra. Chính nó đã đưa một triệu
đồng cho anh. Như vậy, coi như Hảo và N. còn nợ anh năm trăm ngàn…
http://vietmessenger.com/books/?title=duyenanhvatoi&page=10
Đọc hồi ký
TRẢ TA SÔNG NÚI
Phạm Văn Liễu
( Trích đăng nguyệt san Ong Việt số 53 )
http://www.conongviet.com/ ChinhTri/webmay232011- phamvanlieu-luoi%20troi% 20long%20long.htm
Đọc hồi ký
TRẢ TA SÔNG NÚI
Phạm Văn Liễu
( Trích đăng nguyệt san Ong Việt số 53 )
http://www.conongviet.com/
Tài liệu cần phải đọc:
http://pham-v-thanh.blogspot.com/2014/01/nien-bieu-mat-tran-quoc-gia-thong-nhat.html
Liên hội Cựu Quân Nhân và Hội Thiết Giáp phản đối phim 'Terror in Little Saigon
Bs Phạm Đức Vượng của tập thể cựu chiến sĩ lên tiếng về phim Terror In Little Saigon
Tài liệu cần phải đọc:
http://pham-v-thanh.blogspot.com/2014/01/nien-bieu-mat-tran-quoc-gia-thong-nhat.html
Liên hội Cựu Quân Nhân và Hội Thiết Giáp phản đối phim 'Terror in Little Saigon
Bs Phạm Đức Vượng của tập thể cựu chiến sĩ lên tiếng về phim Terror In Little Saigon
Sáng lập viên Mặt Trận Hoàng Cơ Minh tiết lộ một số điều quan trọng
13-11-2015
Từ Tokyo, Nhật, học giả Đỗ Thông Minh tiết lộ nhiều điều quan trọng về Mặt Trận và lên tiếng về phóng sự điều tra Terror in Little Saigon
Sáng lập viên Mặt Trận Hoàng Cơ Minh tiết lộ một số điều quan trọng
13-11-2015
Từ Tokyo, Nhật, học giả Đỗ Thông Minh tiết lộ nhiều điều quan trọng về Mặt Trận và lên tiếng về phóng sự điều tra Terror in Little Saigon
|
Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim Terror In Little Saigon
26.11.15 - Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:
1 - Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.
Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”.
But much more important—in fact, crucially important in terms of credibility—is the on-camera interview and statements of retired FBI Special Agent Katherine Tang-Wilcox. If it were not for Tang-Wilcox, I think this broadcasts focus on the murders of the journalists—and all the on-air interviews with alleged Vietnamese friends, suspects, former Front members and informers, plus the reference by Thompson to another former top front leader whose name could not be revealed but who is “certain” that K9 killed the journalists in San Francisco and Houston—would not have stood up very well against the scrutiny it is getting.
Ông cho biết không thể tiến hành điều tra về một công trình kéo dài 2 năm, và ông chỉ nêu lên cảm giác của mình dựa trên suy nghĩ và sự khả tín của 1 nhân viên điều tra FBI chính trong vụ. Ông không cho biết tại sao quyết định chính thức của bộ phận FBI sau nỗ lực điều tra kéo dài 15 năm lại không có trọng lượng hơn cảm quan của 1 nhân viên FBI. Tuy nhiên bỏ ngoài cảm quan cá nhân, Giám Sát Viên Michael Getler đã kết luận suy nghĩ của ông trực tiếp vào kết cấu của cuốn phim.
2 - Giám Sát Viên Michael Getler có quan điểm rằng phim này thiếu sự thuyết phục và chặt chẽ với những điều viện dẫn. Ông viết "Khuyết điểm mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này như sau. Cuộc phỏng vấn với một "người bạn cũ" của chủ báo bị giết có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: "Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi... Tôi không muốn chỉ vào ai... Đó là những điều tôi nghe thấy. "Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói "Có gì đó gần như đồng thuận...có người nghĩ rằng". Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra loại này, nhưng nó đã không đem lại thêm sự khả tín cho một câu chuyện ngay từ đầu đã không có phân giải”.
The flaws that I felt weakened the programs presentation were as follows. A damning interview with an “old friend” of the slain publisher is anonymous. Other former Front leaders say about the killings such things as: “I dont hear but somebody told me…I dont want to point the finger…thats what I heard.” Others denied involvement. A former Los Angeles Times reporter says “there was something close to a consensus…there were people who thought.” All that may seem natural for an investigation such as this, but it doesnt add much credibility to a story that was inconclusive at the outset.
3 - Phần kết của bài viết, Giám Sát Viên Michael Getler của PBS cho biết cảm tưởng sâu đậm hơi thất vọng của ông về 2 chương trình mới đây nhất của Frontline. "Một kết quả là thiếu vắng tiếng nói và vai trò quen thuộc cố hữu của người xướng viên Frontline. Là khán giả lâu năm của Frontline, tôi nghĩ rằng, một người dẫn chuyện khác ký giả Thompson sẽ giúp rõ rệt cho chương trình Việt Nam, đặt mọi chuyện vào đúng bối cảnh của nó, với khoảng cách giữa người phóng viên và chủ đề, nêu rõ được những gì thực sự mới mẻ và có thể kiểm chứng khi (lọc lựa) phát hình và trong những chỗ khác nữa, rằng cuộc chinh phạt và sự chĩa mũi dùi cá nhân sẽ không quá nổi cộm, và một cách nào đó, đã tạo ra lệch lạc”.
Both were done in collaboration with another organization. Vietnam was done with ProPublica. The immigration program, a two-hour affair, was done in collaboration with another PBS series, Independent Lens.
One result is that the traditional and iconic voice and role of the Frontline narrator was missing. I thought, as a longtime viewer of Frontline, that a narrator other than the reporter, Thompson, would have helped the Vietnam program substantially, putting things in more context and with more distance between reporter and theme so that it would be more clear what was actually new and verifiable on the air and elsewhere, and that the crusade and personal focus aspects would not be so prominent and, in a sense, distracting.
Ngoài ra quý vị có thể đọc thêm phần dịch tiếng Việt bài viết của Giám Sát Viên Michael Getler tại đây
26.11.15 - Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:
1 - Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.
Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:
1 - Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.
Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”.
But much more important—in fact, crucially important in terms of credibility—is the on-camera interview and statements of retired FBI Special Agent Katherine Tang-Wilcox. If it were not for Tang-Wilcox, I think this broadcasts focus on the murders of the journalists—and all the on-air interviews with alleged Vietnamese friends, suspects, former Front members and informers, plus the reference by Thompson to another former top front leader whose name could not be revealed but who is “certain” that K9 killed the journalists in San Francisco and Houston—would not have stood up very well against the scrutiny it is getting.
Ông cho biết không thể tiến hành điều tra về một công trình kéo dài 2 năm, và ông chỉ nêu lên cảm giác của mình dựa trên suy nghĩ và sự khả tín của 1 nhân viên điều tra FBI chính trong vụ. Ông không cho biết tại sao quyết định chính thức của bộ phận FBI sau nỗ lực điều tra kéo dài 15 năm lại không có trọng lượng hơn cảm quan của 1 nhân viên FBI. Tuy nhiên bỏ ngoài cảm quan cá nhân, Giám Sát Viên Michael Getler đã kết luận suy nghĩ của ông trực tiếp vào kết cấu của cuốn phim.
2 - Giám Sát Viên Michael Getler có quan điểm rằng phim này thiếu sự thuyết phục và chặt chẽ với những điều viện dẫn. Ông viết "Khuyết điểm mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này như sau. Cuộc phỏng vấn với một "người bạn cũ" của chủ báo bị giết có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: "Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi... Tôi không muốn chỉ vào ai... Đó là những điều tôi nghe thấy. "Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói "Có gì đó gần như đồng thuận...có người nghĩ rằng". Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra loại này, nhưng nó đã không đem lại thêm sự khả tín cho một câu chuyện ngay từ đầu đã không có phân giải”.
The flaws that I felt weakened the programs presentation were as follows. A damning interview with an “old friend” of the slain publisher is anonymous. Other former Front leaders say about the killings such things as: “I dont hear but somebody told me…I dont want to point the finger…thats what I heard.” Others denied involvement. A former Los Angeles Times reporter says “there was something close to a consensus…there were people who thought.” All that may seem natural for an investigation such as this, but it doesnt add much credibility to a story that was inconclusive at the outset.
3 - Phần kết của bài viết, Giám Sát Viên Michael Getler của PBS cho biết cảm tưởng sâu đậm hơi thất vọng của ông về 2 chương trình mới đây nhất của Frontline. "Một kết quả là thiếu vắng tiếng nói và vai trò quen thuộc cố hữu của người xướng viên Frontline. Là khán giả lâu năm của Frontline, tôi nghĩ rằng, một người dẫn chuyện khác ký giả Thompson sẽ giúp rõ rệt cho chương trình Việt Nam, đặt mọi chuyện vào đúng bối cảnh của nó, với khoảng cách giữa người phóng viên và chủ đề, nêu rõ được những gì thực sự mới mẻ và có thể kiểm chứng khi (lọc lựa) phát hình và trong những chỗ khác nữa, rằng cuộc chinh phạt và sự chĩa mũi dùi cá nhân sẽ không quá nổi cộm, và một cách nào đó, đã tạo ra lệch lạc”.
Both were done in collaboration with another organization. Vietnam was done with ProPublica. The immigration program, a two-hour affair, was done in collaboration with another PBS series, Independent Lens.
One result is that the traditional and iconic voice and role of the Frontline narrator was missing. I thought, as a longtime viewer of Frontline, that a narrator other than the reporter, Thompson, would have helped the Vietnam program substantially, putting things in more context and with more distance between reporter and theme so that it would be more clear what was actually new and verifiable on the air and elsewhere, and that the crusade and personal focus aspects would not be so prominent and, in a sense, distracting.
Ngoài ra quý vị có thể đọc thêm phần dịch tiếng Việt bài viết của Giám Sát Viên Michael Getler tại đây
Hồ Sơ Giúp Các Cơ Quan Điều Tra
Của Mỹ Truy Tìm Kẻ Giết Người
Bài
viết năm 2015 của Phạm Hoàng Tùng, Cựu kháng chiến quân, cựu đảng viên
Việt Tân, biên tập viên Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến, từng tham
gia công tác viết dự thảo đảng thuyết Đảng Việt Tân trong khoảng thời
gian từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1.986. Tự nguyện tham gia Mặt Trận,
Đảng Việt Tân, và cũng tự ý rời khỏi tổ chức vì thấy tổ chức không xứng
đáng.
PHT cũng là tác giả cuốn “Hồi Ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước” 2006.
Sau đó Việt Tân ra sách “Trên đường Đông Tiến” để phủ nhận sách của Phạm Hoàng Tùng.
Hồ Sơ Giúp Các Cơ Quan Điều Tra Của Mỹ Truy Tìm Kẻ Giết Người
I/Phần Dẫn Nhập:
II/Cái Chết Của ông Võ Sĩ Hùng Và Ông Ngô Chí Dũng Trong Khu Chiến Thái - Lào:
III/Bốn Trong 12 Điểm Minh Xác:
IV/Hình Ảnh Bổ Sung Cho Tài Liệu:
--------------------
I/Phần Dẫn Nhập:
Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Kim giữ chức vụ
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận
thay cho ông Phạm Văn Liễu.
Quyết định do ông Hoàng Cơ Minh ký.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Nguyễn Kim (Hườn).
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Vào
tháng 9/2.006 khi tôi - Phạm Hoàng Tùng - cho xuất bản tác phẩm Hồi Ký
Hành Trình Người Đi Cứu Nước tại nhiều tiểu bang có đông người Việt sinh
sống ở Hoa Kỳ, Canada, và sau đó là Úc Châu thì đã nhận được rất nhiều
phản ứng hết sức tích cực quậy phá của Việt Tân nhằm bao che tội ác của
họ.
Trong
các hành động không bao giờ biết sám hối về tội ác này, có hai phản ứng
mạnh của hai nhân vật đầu não của Mặt Trận thời đầu thập niên 1.980 và
sau này là Việt Tân vào đầu những năm 2.000, đó là ông Nguyễn Kim (Chủ Tịch Đảng) và ông Trần Xuân Ninh(Bác Sĩ, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại).
Trong
cuộc phỏng vấn do báo VNN(Viet Nam News của Việt Tân) thực hiện, ông
Nguyễn Kim (tên thật là Nguyễn Kim Hườn) đã lên tiếng bác bỏ những sự
thật mà tôi đã viết trong Hồi Ký bằng kiến thức của người trong cuộc.
Vào
lúc đó, tôi đã ghi lại cuộc phỏng vấn và có 12 câu trả lời ngay cho ông
Nguyễn Kim nhằm minh xác những điều ông Nguyễn Kim nói với VNN là không
đúng sự thật. 12 điều minh xác này, tôi lưu trữ để tái bản sách Hồi Ký.
Nay nhân sự kiện Đài Truyền Hình Mỹ PBS cho trình chiếu phim Khủng Bố Ở
Sài Gòn Nhỏ vào ngày 3/11/2.015, tôi xin được trích lại 4 trong 12 điểm
minh xác liên quan đến cái chết của nhiều kháng chiến quân trong khu
chiến.
Việc
làm này nhằm mục đích giúp các cơ quan điều tra tội phạm của Mỹ biết
được tung tích các thủ phạm trong bộ máy đầu não Mặt Trận và Việt Tân đã
dựng nên các âm mưu và chỉ đạo thuộc cấp ra tay thảm sát và khủng bố
tinh thần người Việt như thế nào từ Mỹ đến những cộng đồng người Việt
lưu vong ở nơi khác và vùng Đông Nam Á.
Ông
Nguyễn Kim tham gia Mặt Trận từ đầu thập niên 1.980. Khi khu chiến ở
biên giới Thái-Lào khởi sự hoạt động thì ông Nguyễn Kim được ông Hoàng
Cơ Minh giao trách vụ Vụ Trưởng Đông Nam Á. Với trách vụ này, ông Nguyễn
Kim thường xuyên vào khu chiến để họp mặt và nhận chỉ thị của ông Hoàng
Cơ Minh. Và Đông Nam Á Vụ là mối liên lạc của ông Hoàng Cơ Minh với
Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận đặt văn phòng tại Mỹ. Tôi đã nhiều lần
thấy ông Nguyễn Kim vào khu chiến để báo cáo với ông Hoàng Cơ Minh.
Sau
tháng 12/1.984 khi Mặt Trận bị tan vỡ làm hai vì vụ bê bối tiền bạc
tham nhũng do dòng họ Hoàng Cơ gây ra thì ông Phạm Văn Liễu đã thôi giữ
trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, ngay sau đó, ông Hoàng Cơ
Minh chỉ định ông Nguyễn Kim nhận nhiệm vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải
Ngoại của Mặt Trận.
Dù
thi hành công tác mới, nhưng ông Nguyễn Kim vẫn ra vào khu chiến khi có
những công tác quan trọng, như vào khoảng giữa năm 1986, lúc Mặt Trận
làm lễ ban quân lịnh để chuẩn bị tiến hành chiến dịch Đông Tiến Hai lần
thứ nhất, tôi đứng trong hàng quân kháng chiến có thấy ông Nguyễn Kim
đứng bên cạnh ông Hoàng Cơ Minh, lúc ông Minh nói chuyện với kháng chiến
quân.
Sau
này khi Mặt Trận đi vào bóng tối và sử dụng danh xưng mới là Việt Tân
để hoạt động chính trị tà đạo thì ông Nguyễn Kim giữ trách vụ Chủ Tịch
Đảng từ năm 2.001 đến sau năm 2.006 bị thay thế bởi người cháu ruột của Hoàng Cơ Định là Đỗ Hoàng Điềm.
Trong
thời gian có mặt, dù không thường xuyên, tại khu chiến từ đầu thập niên
1.980 đến đầu thập niên 1.990 khi khu chiến Thái – Lào bị giải tán thì
ông Nguyễn Kim và ông Trương Tấn Lạc (thường được gọi là anh Lộc, một sĩ
quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa) đã biết rất rõ những cái chết của
nhiều kháng chiến quân do bị Mặt Trận tử hình.
Đặc
biệt trong đó có cái chết của Tướng Đặng Quốc Hiền (cựu Trung Tá Nhảy
Dù, ông Lê Hồng), cái chết của ông Ngô chí Dũng, nhân vật đầu não của
Việt Tân trong khu chiến sau khi ông Hoàng Cơ Minh tự sát tại Nam Lào,
và cái chết của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.
Ông
Trương Tấn Lạc, người thường đeo kiếng trắng, được Mặt Trận phân nhiệm
làm công tác tuyển mộ kháng chiến quân trong các trại tỵ nạn, làm công
tác hậu cần như đi mua và vận chuyển cung cấp hàng hóa cho khu chiến gồm
gạo, lương thực thực phẩm nhiều loại, súng đạn, quân trang, thuốc
men...
Ông
Trương Tấn Lạc hay thường được gọi là anh Lộc trú ở Căn Cứ 84, đây là
đầu cầu của chiến khu để giao tiếp với khu vực dân cư của vùng biên giới
Thái. Khi có việc cần, ông Trương Tấn Lạc đi sâu vào các Căn Cứ bên
trong để báo cáo với ông Hoàng Cơ Minh.
Căn
Cứ 84 được coi là hậu trạm, nơi để dự trữ hàng hóa lương thực, nơi để
các kháng chiến quân bị suy yếu sức khỏe về đây an dưỡng bồi bổ, và cũng
là nơi để chăn nuôi gà heo, trồng trọt một ít rau cải, cung cấp chất
tươi cho khu chiến.
Trú
đóng tại đây thường có hơn một Dân Đoàn Kháng Chiến Quân để giữ an ninh
và dưới sự điều động của ông Trương Tấn Lạc. Có người lầm rằng ông Ngô
Tỷ là Căn Cứ Trưởng Căn Cứ 84. Thật ra ông Ngô Tỷ chỉ là một kháng chiến
quân có tật ở chân và ở miệng, mũi nên được đưa về Căn Cứ 84 làm công
tác nhẹ phù hợp với ông Tỷ. Ông Ngô Tỷ sau này trốn ra khỏi khu chiến và
định cư ở hải ngoại.
Với
vai trò là thành viên trong bộ máy cầm đầu của Mặt Trận, nên 2 nhân vật
này, Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc, cùng với những người khác (Trần Xuân
Ninh....) không thể lẫn tránh cuộc điều tra của FBI liên quan đến những
cái chết trong khu chiến. Và sự kiện này, dĩ nhiên không thể tách rời
với sự kiện 5 nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại thê thảm tại Mỹ vì đã viết
báo chỉ trích sự lừa bịp của Mặt Trận.
Cũng
cần hết sức lưu ý rằng, đầu năm 1985 ông Nguyễn Kim giữ trách vụ Tổng
Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại nhằm điều động mọi sinh hoạt của Mặt Trận
tại hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, với sự chỉ đạo ngầm của Hoàng Cơ Định, người nắm kho tiền Mặt Trận - Việt Tân, nhờ tài ăn cắp của đồng hương. Trong thời gian từ năm 1.985 đến năm 1990 tại Mỹ có liên tiếp các vụ ám sát chết người sau đây:
1/
Ngày 9/8/1987: văn phòng tuần báo Mai tại Westminster,California bị
đốt, nhà văn Hoài Điệp Tử cũng bị hỏa thiêu khi đang làm việc tại trụ sở
báo Mai.
2/
Ngày 21/11/1.989: Ông Đỗ Trọng Nhân, nhân viên cắt dán bài vở cho tờ
Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết. Theo nhà văn Sơn Tùng : “Nhân viên sở
rác đã phát hiện xác ông Nhân chết ngồi trong xe trước tay lái, có lẽ đã
bị bắn từ tối thứ hai khi đi làm về mà không ai để ý cho đến sáng thứ
tư là ngày xe tới lấy rác trong khu vực này.”
3/
Ngày 22/8/1.990: Vợ chồng ký giả Lê Triết (Tú Rua) bị bắn chết ngay tại
chỗ đậu xe bên hông nhà của vợ chồng ông. Ký giả Lê Triết, bút hiệu Tú
Rua là người phụ trách mục phiếm luận “Ngày Lại Ngày” của tờ Văn Nghệ
Tiền Phong.
Ngoài ra còn có những vụ ám sát hụt (như vụ ám sát giáo sư Cao Thế Dung).
Như vậy, những cái chết của nhà báo Mỹ gốc Việt và nhiều cái chết trong khu chiến đều
nằm trong sự hiểu biết của ông Nguyễn Kim. Hay nói cho chính xác hơn,
ông Nguyễn Kim đóng vai trò đặc biệt trong việc hoạch định cách thức
giết người.
Mỗi
người đều có một cuộc sống và phải chết, không ai tránh khỏi. Nhưng
sống có lương tâm và danh dự thì khi chết không làm nhục dòng họ gia
đình và bị miệng đời nguyền rủa.
Từ trái qua: Các ông Bùi Đức Trọng, Hoàng Cơ Minh,
Nguyễn Trọng Hùng và Trương Tấn Lạc lần đầu tiên từ khu chiến trở về, tại Garden Grove ngày 16/4/1.983 với 3.000 người bên trong và 2.000 người
bên ngoài tham dự.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Hình và bài viết trên báo Kháng Chiến
của Tổng Vụ Hải Ngoại thuộc Mặt Trận.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Trương Tấn Lạc (anh Lộc) ngồi đeo kiếng trắng bên trái hình
Ở bìa trái hình là kháng chiến quân Đinh Văn Bé,
mặc quần áo rằn ri, cầm súng M.16.Người đứng nói chuyện là ông Trần
Thiện Khải (Trần Khánh), nguyên là sĩ quan cấp úy của Hải Quân Việt Nam
Cộng Hòa.
Ông
Trần Thiện Khải là cánh tay mặt của ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến.
Do vậy ông Khải phải có mặt trong các buổi họp hội đồng kỷ luật của Mặt
Trận
để ra án tử cho nhiều kháng chiến quân.
Hình chụp trong khu chiến đầu những năm 1.980.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
II/Cái Chết Của ông Võ Sĩ Hùng Và Ông Ngô Chí Dũng Trong Khu Chiến Thái - Lào:
Ông Nguyễn Kim ngồi để hai tay trên bàn,
bên cạnh là ông Ngô Chí Dũng.
Ông Ngô Chí Dũng trong khu chiến có tên gọi là Hoàng Nhật và có ám số là 235.
Hai chữ Hoàng Nhật có nghĩa: Hoàng lấy theo họ ông Hoàng Cơ Minh. Còn Nhật là ở Nhật về khu chiến.
Trong khi đó, ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến chỉ thị cho kháng chiến quân gọi ông là “Thầy" và có ám số là 234.
Hình chụp tại cơ sở Mặt Trận ở tỉnh Ubon- Thái Lan
thuộc sự quản lý của Vụ Đông Nam Á - Mặt Trận.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Võ Sĩ Hùng đứng bên trái hình.
Ông Nguyễn Quảng Văn ngồi ngoài cùng bên phải.
Ông Hùng khi vào khu chiến thường đeo kiếng trắng.
Cả hai khi vào khu chiến được làm việc ở Đài Phát Thanh VN Kháng Chiến đặt ở Căn Cứ 27, sau này dời ra gần tỉnh Ubon – Thái Lan.
Người ngồi bên trái là ông Nguyễn Đức Thắng
(còn có tên là Hoàng Thắng,lấy theo họ ông Hoàng Cơ Minh).
Ông Thắng ở Tây Đức về khu chiến,là bí thư chi bộ đảng Việt Tân trong Đài Phát Thanh.
Người ngồi giữa là ông Nguyễn Quảng Văn ở Pháp về.
Người ngồi bên phải để tay lên đầu là ông Võ Sĩ Hùng ở Pháp về.
Hình chụp trong Đài Phát Thanh Kháng Chiến.
Nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Quyển sách này do Việt Tân phát hành năm 2.008
nhằm phủ nhận sự thật được nêu lên trong Hồi Ký
Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Tác Giả Phạm Hoàng Tùng.
Vị trí đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến,
Nơi ông Võ Sĩ Hùng làm việc và sau đó bị thủ tiêu.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Cái
chết của kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng và Ngô Chí Dũng diễn ra trong tình
hình chiến khu đã tổ chức hai cuộc Đông Tiến I và II đều thất bại.
Lúc đó nhân sự còn lại ở khu chiến tập trung vào hai nhóm.
a/
Nhóm làm việc tại Đài Phát Thanh gồm có ông Ngô Chí Dũng tức Hoàng
Nhật, Nguyễn Đức Thắng tức Hoàng Thắng và khi viết bài thường có bút
danh Vũ Duy, người thứ ba là ông Nguyễn Quảng Văn, và người thứ tư là
ông Võ Sĩ Hùng lo phần máy móc, thỉnh thoảng cũng viết bài. Và vị trí
đài cũng đã đặt sâu vào tỉnh Ubon so với vị trí trước đây nằm gần biên
giới Thái - Lào.
b/
Nhóm thứ hai là nhóm quân sự còn sót lại không tham gia hai cuộc Đông
Tiến trước đây. Đứng đầu nhóm này là ông Hải hay Nguyễn Quang Phục có ám
số là 250. Ông Hải vào năm 2.007 – 2.008 nhận lịnh Việt Tân về
Việt Nam công tác đã bị Cộng Sản bắt giam vào tù. Nay không còn biết tin
tức.
Đi
sát cạnh ông Hải là những kháng chiến quân mà sau này bỏ trốn gần hết,
chỉ còn ông Đào Bá Kế. Sau đó khu chiến có tuyển mộ thêm người từ trại
tỵ nạn để chuẩn bị cho cuộc Đông Tiến III.
Ngoài
hai nhóm này, khu chiến lúc đó còn có vài anh em kháng chiến quân mang
thương tật hoặc già yếu không được cho đi theo hai cuộc Đông Tiến I và
II nên phải ở lại. Tuy nhiên sau này họ cũng tìm cách thoát ra trại tỵ
nạn để đi định cư. Trong số anh em thương tật này có ông Ngô Tỷ.
1/ Cái chết của ông Võ Sĩ Hùng phải diễn ra sau tháng 8 năm 1.987 và trước cuộc Đông Tiến III diễn ra vào ngày 22/8/1.989 do ông Đào Bá kế chỉ huy.
Vì
sao tôi - Phạm Hoàng Tùng – đưa ra nhận định này??? Vì sau thất bại của
Đông Tiến II lần thứ hai vào tháng 8 năm 1.987, đi kèm là cái chết của
ông Hoàng Cơ Minh ở Nam Lào, đã khiến cho số anh em kháng chiến quân còn
lại ở khu chiến nản lòng và mất lòng tin vào Mặt Trận. Do đó đã có
nhiều chiến hữu tìm cách rời khu chiến và đi vào trại tỵ nạn tìm cuộc
sống mới.
Cần
chú ý ở điểm này, dù khu chiến bị bưng bít với xã hội bên ngoài, tuy
nhiên, những kháng chiến quân làm việc ở Đài Phát Thanh có cơ hội nghe
tin tức từ Đài VOA, BBC, và đài của Việt Nam Cộng Sản qua phương tiện
radio trong khu chiến nên biết được thất bại của Đông Tiến Hai.
Trong
thời gian tôi sống và làm việc tại Đài Phát Thanh Kháng Chiến từ tháng
4/1.984 đến gần cuối năm 1.985, tôi nhận thấy ông Ngô Chí Dũng rất quan
tâm đến tin tức qua radio. Đặc biệt sau chuyến xâm nhập Đông Tiến II lần
thứ hai do ông Hoàng Cơ Minh chỉ huy, chắc chắn ông Ngô Chí Dũng càng
quan tâm theo dõi tin tức của đoàn quân qua đài Việt Nam Cộng Sản.
Ông
Hải hay Nguyễn Quang phục cũng có thói quen nghe radio trong khu chiến.
Do vậy khi đài Hà Nội loan tin về việc bộ đội đụng trận với kháng chiến
quân và cái chết của ông Hoàng Cơ Minh ở Nam Lào do tự sát, cùng phiên
tòa xử kháng chiến quân vào ngày 1/12/1.987 ở Sài Gòn thì hai ông Ngô
Chí Dũng và Nguyễn Quang Phục phải biết rõ.
Trong phiên tòa này, kháng chiến quân Đinh Văn Bé, người Cần Thơ, đã khai rằng, anh ta cùng kháng chiến quân Đỗ Bạch Thố được lịnh ông Hoàng Cơ Minh đã dùng dây xiết cổ 5 kháng chiến quân đến chết,
vì các kháng chiến quân này không còn sức để đi theo đoàn quân Đông
Tiến. Trong số 5 kháng chiến quân bị xiết cổ có ông Trịnh Văn Hợi,
nguyên là sĩ quan cấp úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và vào năm
1.984 từng là Trưởng Ban Đại Diện Cộng Đồng ở Trại Tỵ Nạn Sikhiu – Thái
Lan.
Lời
khai của Đinh Văn Bé được báo Công An Cộng Sản ở Sài Gòn ghi lại trong
số báo ra ngày thứ Tư 2/12/1.987. Đinh Văn Bé còn khai rằng, ông Hoàng
Cơ Minh hứa phong cho Bé lên cấp Tướng và chỉ thị là muốn chiến thắng thì phải hành động như Hitler.
Thứ
hai về thời điểm ông Võ Sĩ Hùng bị giết, theo nhận định của tôi, ông
Đào Bá Kế, trong thời gian ở tù và sau này ra tù về Cần Thơ đã cho nhiều
bạn tù và thân hữu biết rằng, ông Kế có biết cái chết của kháng chiến
quân Võ Sĩ Hùng. Và ông Kế lên đường Đông Tiến III vào ngày 22/8/1.989.
Như vậy phải kết luận rằng, ông Võ Sĩ Hùng bị thủ tiêu trong khoảng thời gian sau tháng 8/1.987 và trước ngày 22/8/1.989.
Dựa
vào kinh nghiệm sống ở khu chiến trong nhiều năm trời, tôi - Phạm Hoàng
Tùng – đưa ra hai kịch bản về cái chết của kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng
như sau:
a/ Kịch bản 1: Ông Võ Sĩ Hùng bị nhóm làm việc trong Đài Phát Thanh thủ tiêu vì
lộ ý định muốn rời bỏ khu chiến để tìm ra trại tỵ nạn và về Pháp sống như trước
đây. Cũng có thể ông Võ Sĩ Hùng chưa có ý định rời bỏ khu chiến nhưng ông Hùng
có liên hệ tới việc rời khu chiến với các kháng chiến quân khác. Dù trong
trường hợp nào, việc dính líu trực tiếp hay gián tiếp tới hành động rời bỏ khu
chiến là đã vi phạm kỷ luật của Mặt Trận đề ra và phải chịu kỷ luật với mức cao
nhất là xử bắn.
Vậy thì nhóm Đài Phát Thanh, người nào chịu trách nhiệm bắn ông Võ Sĩ Hùng???
Ông
Ngô Chí Dũng là Trưởng Đài, nên chắc phải là người ra lịnh. Còn lại ông
Nguyễn Quảng Văn tính hiền lành, hơi lãng mạn chắc không dám ra tay bắn
đồng đội mình. Người thứ ba trong kịch bản này là ông Nguyễn Đức Thắng ở
Tây Đức về khu chiến. Ông Thắng khi làm việc gần tôi, tôi biết ông
Thắng là người rất tin tưởng gần như tuyệt đối vào Mặt Trận.
Ông
Ngô Chí Dũng nay đã mất. Chỉ còn hai người là ông Nguyễn Đức Thắng và
ông Nguyễn Quảng Văn hiện còn sống tạiCanada. Nếu hai ông này còn lương
tâm con người thì nên lên tiếng bạch hóa về cái chết của kháng chiến
quân Võ Sĩ Hùng.
b/ Kịch bản
2: Nếu
kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng không bị nhóm Đài Phát Thanh xử bắn thì chỉ còn lại
nhóm quân sự làm việc này. Trong nhóm này hiện nay chỉ còn có ông Đào Bá Kế.
Trường
hợp ông Đào Bá Kế chỉ huy toán hành quyết hay ông Kế đích thân cầm súng
bắn vào đầu ông Võ Sĩ Hùng thì nhân vật này biết rõ về sự kiện Mặt Trận
thủ tiêu kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng.
Trước
đây 2 năm, ông Kế ra tù và về ở Cần Thơ. Lúc đó với tình đồng đội chiến
hữu cũ, tôi có điện thoại hỏi thăm ông Kế cùng gia đình. Và xin gởi
tặng người bạn cũ 100 Mỹ Kim để làm món quà nhỏ sau hơn 20 năm xa cách.
Nay
không biết đi đâu. Có người nói thấy ông Kế ở Băng Cốc – Thái Lan, có
lúc đi chung với nhà văn Tưởng Năng Tiến ở Băng Cốc. Và ông Đào Bá Kế
đang chờ đi định cư tại Mỹ. Chưa biết rõ nhóm thân hữu trong binh chủng
Nhảy Dù giúp ông Kế đi Mỹ hay là ông Kế đã liên lạc lại với Việt Tân để
được giúp đỡ???
Trong
khoảng hai tháng nay, tôi có đọc một bản tin trên Việt Báo
ở California thuật về câu chuyện ông Tưởng Năng Tiến từ Mỹ có về Cam Bốt
để giúp xây dựng một hai ngôi trường xiêu vẹo của đồng bào Việt Nam.
Kết
hợp hai sự kiện này trong năm nay thì việc có người thấy ông Đào Bá Kế
đi chung với ông Tưởng Năng Tiến ở Băng Cốc-Thái Lan là việc không thể
bỏ ngoài tai.
Dù
ông Võ Sĩ Hùng bị bắn trong kịch bản nào, thì những nhân vật phải chịu
trách nhiệm cao nhất trong việc thảo luận và đề ra bản án tử bao gồm
những người cao cấp trong Mặt Trận và Việt Tân lúc đó như: ông Ngô Chí
Dũng, ông Trương Tấn Lạc, ông Nguyễn Kim. Dĩ nhiên, phải có sự nhúng
tay của nhân vật giữ quyền lực cao nhất của Mặt Trận và Việt Tân vào lúc
đó cho tới thời điểm này là ông Hoàng Cơ Định.
Như
vậy, thân nhân, gia đình, con cháu và thân hữu của ông Võ Sĩ Hùng hiện
nay còn ở Pháp có thể dựa vào sự trình bày của tôi để liên hệ với những
người có tên bên trên mà hỏi thăm, truy vấn. Hoặc là nhờ các cơ quan
điều tra tại Pháp truy hỏi những người có liên quan đến cái chết của ông
Võ Sĩ Hùng. Bởi vì đây là cái chết dưới tay một tổ chức khủng bố là Mặt
Trận - do đài PBS Mỹ xướng danh khủng bố - nên các cơ quan an ninh Pháp
hay tại Mỹ sẽ bắt tay vào cuộc.
2/ Cái chết của ông Ngô Chí Dũng:
Qua
việc thu thập các dữ kiện về sau này cho thấy tình hình khu chiến sau
việc tử hình kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng và sự kiện ông Đào Bá Kế dẫn
đoàn kháng chiến quân mới tuyển mộ trong trại tỵ nạn được huấn luyện
ngắn ngày để lên đường xâm nhập Việt Nam qua cuộc hành quân Đông Tiến
III vào ngày 22/8/1.989 thì khu chiến chỉ còn rất ít người.
Đi
liền sau đó là việc hai ông Nguyễn Đức Thắng và Nguyễn Quảng Văn tìm ra
trại tỵ nạn Thái, và một số kháng chiến quân bị thương tật cũng bỏ đi.
Ông
Nguyễn Đức Thắng vào cuối năm 2.006 khi tôi ra mắt sách Hành Trình
Người Đi Cứu Nước đã lên tiếng phản bác quyển sách và binh vực cho Việt
Tân. Như vậy, việc ông Thắng ra được trại tỵ nạn, sau đó được Việt Tân
giúp đi định cư tại Canada với điều kiện phải bảo mật và làm việc lại
cho Việt Tân.
Sự
kiện hai ông Thắng và Văn bỏ khu chiến đi có thể họ nghe tin cuộc Đông
Tiến III thất bại và biết việc xử ông Võ Sĩ Hùng. Chính hai ông Thắng và
Văn, hiện đang ở Canada, biết rõ thời gian họ bỏ đi, một là trước khi
ông Ngô Chí Dũng bị thủ tiêu, hai là sau khi ông Ngô Chí Dũng bị giết.
Đông
Tiến III đi trong rừng hơn 1 tháng với tất cả 68 kháng chiến quân, 30
kháng chiến quân bị tử trận, 38 kháng chiến quân bị bắt sống. Ông Đào Bá
Kế bị bắt ngày 19/9/1.989.
Như thế chỉ còn lại ông Hải tức Nguyễn Quang Phục và ông Ngô Chí Dũng trong khu chiến.
Còn
ông Trương Tấn Lạc trú ở cơ sở Mặt Trận tại tỉnh Ubon, và ông Nguyễn
Kim thì như con thoi đi lại giữa Mỹ và Thái. Khoảng giữa năm 1.993, khi
tôi đã rời trại tù A.20 Xuân Phước – Phú Yên để đến Nam Vang – Cam Bốt
tìm tự do thì có gặp ông Hải đang công tác cho Việt Tân và được biết ông
Hải đã có một vợ và hai con là người Thái, và sống ở Thái.
Như
vậy có thể đi đến kết luận là ông Ngô Chí Dũng bị sát hại trong thời
điểm sau cuộc Đông Tiến III cho đến trước tháng 8 năm 1.991, là lúc giải
tán Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến.
Lúc
này Thái đã thay đổi chính sách biến Đông Dương từ chiến trường thành
thị trường. Họ bắt tay bang giao với Hà Nội và không còn dung túng lực
lượng Mặt Trận trên lãnh thổ Thái.
Ông
Ngô Chí Dũng từ Nhật về và không còn giấy thông hành để sử dụng. Trong
khi ông Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc hiện nay đang sống tại Mỹ, điều này
cho thấy khi họ về khu chiến không bị tịch thu giấy passport như nhiều
kháng chiến quân khác. Bằng chứng đó còn cho biết rằng họ là nhân vật
cấp cao của Mặt Trận nên hưởng được sự biệt đãi. Tất nhiên phải có điều
kiện là bảo toàn bí mật khu chiến khi trở về Mỹ sinh sống sau khi giải
thể khu chiến sau thời điểm tháng 8/1.991.
Thế
tại sao ông Ngô Chí Dũng là một yếu nhân của Việt Tân trong khu chiến
lại không được trở lại Nhật mà lại phải bị chết bí mật???
Tin
chính thức của Mặt Trận loan báo cho gia đình ông Ngô Chí Dũng tại Mỹ
biết rằng ông Dũng tử nạn khi đi công tác ở vùng biên giới Thái- Cam
Bốt.
Vì Mặt Trận nói láo nhiều lần nên cá nhân tôi không tin ông Ngô Chí Dũng chết trong trường hợp đó.
Tại
sao lúc đó có ông Hải tự là Nguyễn Quang Phục am tường về hoạt động
quân sự trong khu chiến lại không được ông Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc
cử đi???
Câu trả lời đang dành cho những người còn sống là ông Nguyễn Kim, ông Trương Tấn Lạc.
Nếu
gia đình ông Ngô Chí Dũng vì bị áp lực của Mặt Trận không muốn tìm hiểu
ngọn ngành cái chết của ông Ngô Chí Dũng thì Mặt Trận hay Việt Tân phải
minh bạch hóa cái chết của ông Ngô Chí Dũng.
Và
tất nhiên cái chết của ông Ngô Chí Dũng không phải là cá biệt, trái lại
đó là một sự kiện có liên hệ xâu chuỗi với nhau qua nhiều cái chết của
các kháng chiến quân trong khu chiến và 5 nhà báo Mỹ gốc Việt. Theo
kết luận của tôi, đây là hậu quả bi thảm từ chủ trương hành động khủng
bố sát nhân diệt khẩu của Việt Tân diễn ra trong khu chiến và trong cộng
đồng hải ngoại.
Người đời đo lường giá trị của một cá nhân tùy theo cách sống của người đó.
Một
cá nhân sống bằng sự lường gạt, móc túi, ăn cắp, chuyên đâm thuê chém
mướn, đâm cha chém chú, thì ắt hẳn hắn ta là tên mất dạy, lưu manh, vô
giáo dục, xuất thân từ một gia đình bần tiện hạ cấp.
Từ
đó suy rộng ra, một tổ chức, một cộng đồng hay một dân tộc có thể bị
xếp vào bậc thang giá trị nào là tùy theo cách họ sống và sinh hoạt.
Hình minh họa cảnh xử bắn chiến hữu trong khu chiến.
III/Bốn Trong 12 Điểm Minh Xác:
Trưa
thứ bảy ngày 11/2/2.006, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là
đảng Việt Tân) đã tổ chức cuộc họp báo và tiếp tân nhân dịp đầu năm Bính
Tuất tại khách sạn Mariott, thành phố San Jose, miền Bắc California.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
5/ VNN - Nguyễn Kim: Ch/h Lê Hồng qua đời vào ngày 1/5/1985.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Cái
chết của chiến hữu Lê Hồng tôi đã trình bày rõ trong chương 23
của Hồi Ký, còn ngày chính xác tôi không nhớ. Lúc đó ông
Nguyễn Kim không có mặt trong khu chiến tại sao lại biết rõ
ngày chết của anh Lê Hồng (vì ông Kim là thành viên lãnh đạo MT
nên được “thông báo nội bộ”?). Còn cái chết của những kháng
chiến quân khác như bị tử hình thì ông Kim lại nói không biết
vì do khu vực công tác???
Nên
nhớ kỹ rằng anh Lưu Tuấn Hùng, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, ông
Nguyễn Văn Huy, anh Bùi Duy Hiển cũng như các Kháng Chiến Quân
khác... bị lãnh đạo MT ra lịnh tử hình tại khu chiến Thái -
Lào, chứ không phải ở quốc nội, lúc đó ông Nguyễn Kim phụ
trách Vụ Đông Nam Á ở Băng Cốc cũng hay vào khu chiến. MT không
có khu chiến ở quốc nội, chỉ là tuyên truyền sai sự thực.
Anh
Lưu Tuấn Hùng lúc ở trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan 1.983 có một
người cháu trai tên là Lưu Lý Nhi, tôi có nghe nói anh Lưu Lý
Nhi định cư tại Úc?
6/ VNN - Nguyễn Kim: Vào
đầu năm 1.991, Chiến hữu Ngô Chí Dũng bị mất tích và được xem là hy
sinh trong một chuyến công tác tại vùng biên giới Thái-Miên.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Giai
đoạn sau này, 1.987 – 1.991 tại khu chiến tôi không biết rõ.
Những sự kiện liên hệ tới chiến hữu Ngô Chí Dũng tôi đã trình
bày cặn kẽ trong chương 27. Nếu bộ Hồi Ký nay chưa được phát
hành trong năm 2.006, chắc chắn ông Kim cũng không nói tới chuyện
thất tung của anh Dũng, những nhân vật như Hải Xăm (Nguyễn Quang
Phục) có thể biết nhiều về cái chết của chiến hữu Ngô Chí
Dũng.
7/ VNN - Nguyễn Kim: Gia
đình anh Ngô Chí Dũng hiểu sự việc và nói rằng Mặt Trận cho biết như
vậy là đủ không cần làm tưởng niệm cho Ch/h Ngô Chí Dũng.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Vấn
đề này tôi không rõ vì không có ở hải ngoại. Tuy nhiên với
lương tâm của một người lương thiện, biết chia xẻ nỗi đau của
đồng loại, tôi vẫn khẳng định rằng lãnh đạo MT - VT phải chịu
trách nhiệm về cái chết bí ẩn, hay sự thất tung khó hiểu của
chiến hữu Ngô Chí Dũng. Vấn đề phải bạch hóa trước công luận
để tạo sự trong sáng và gia đình anh Dũng hay người thân phải
có can đảm tìm kiếm sự thật chứ không né tránh vì lo sợ
cường quyền. Đồng thời đồng hương ở khắp mọi nơi đặc biệt là
tại Hoa Kỳ với hiểu biết nhiều về kiến thức pháp lý, phải
đồng lòng, mạnh dạn tiếp tay tiếp sức cho các gia đình nạn
nhân trong nỗ lực hướng thiện đi tìm công lý, công bằng cho
những người bị chết oan ức ở khu chiến Thái - Lào. Đây là
bước thể nghiệm thật cần thiết về sự hiểu biết, phong cách
sống trọng pháp trong cộng đồng người Việt hải ngoại trước khi
ứng dụng vào xã hội Việt Nam tương lai khi không còn độc tài
lạc hậu.
Theo
thư mới đây của ông Hoàng Cơ Định gửi ông Đào Đắc, cho hay ngày
28/8/2.006 đã đưa tên ông Ngô Chí Dũng vào danh sách tưởng niệm,
nhưng lại không hề thông báo cho gia đình ông Ngô Chí Dũng ở San
Jose, Cali, Hoa Kỳ.
8/ VNN - Nguyễn Kim: Liên
quan đến một vụ xử tử KCQ tại khu chiến mà ông Phạm Hoàng Tùng viết ra,
ông có biết không và nếu có thì ông nhận định như thế nào?
Mỗi
địa bàn có những hoạt động riêng rẽ nên tôi không biết nhiều về các
sinh hoạt thuộc phạm vi quốc nội nên không có những nhận định gì về vấn
đề mà ông Phạm Hoàng Tùng đã nêu lên.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Điều
này rất mâu thuẫn trong cách trả lời của ông Kim, khi nói tới
những việc khác thì ông cho rằng tôi là kháng chiến quân cấp
thấp không biết nhiều, khi nói tới cái chết của KCQ thì lãnh
đạo, kháng chiến quân cấp cao như ông Nguyễn Kim LẠI KHÔNG
BIẾT???
Ông
Nguyễn Kim, một cán bộ thuộc hàng cao cấp nhất, biết rất
nhiều chuyện trong khu chiến, mà lại không biết chuyện xử tử
hàng chục người (có hàng trăm người biết rõ)??? Rõ ràng là
bao che cho tổ chức, thiếu thẳng thắn!
Nên
nhớ kỹ rằng anh Lưu Tuấn Hùng, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, ông
Nguyễn Văn Huy, anh Bùi Duy Hiển cũng như các Kháng Chiến Quân
khác... bị lãnh đạo MT ra lịnh tử hình tại khu chiến Thái -
Lào, chứ không phải ở quốc nội. Lúc đó ông Nguyễn Kim phụ
trách Vụ Đông Nam Á ở Băng Cốc cũng hay vào khu chiến (năm
1.984, chính mắt tôi (PHT) thấy ông Nguyễn Kim vào căn cứ 83 nơi
có đặt Đài Phát Thanh Kháng Chiến, lúc đó ông Kim nói với tôi
rằng, một bài viết trên Đài Phát Thanh có sức mạnh hơn 30 sư
đoàn). MT không có khu chiến ở quốc nội, chỉ là tuyên truyền
sai sự thực.
IV/Hình Ảnh Bổ Sung Cho Tài Liệu:
Nguồn: Tài liệu của Phạm Hoàng Tùng sưu tầm.
Ông
Nguyễn Thế Minh (Nguyễn Văn Cường)đeo kiếng bên trái gặp ông Nguyễn Kim
(giữa) và ông Hoàng Cơ Minh (phải)trong khu chiến Thái – Lào.
Ông
Nguyễn Thế Minh tự xưng là đại diện một Mặt Trận Kháng Chiến trong nước
đến trại tỵ nạn Thái Lan để tiếp xúc với lực lượng kháng chiến hải
ngoại.
Ông
Nguyễn Văn Cường trên đường Đông Tiến 2 lần thứ hai vì đi theo đoàn
quân không nổi do không có sức khỏe nên được gởi theo toán quân kháng
chiến Lào quay lại căn cứ Thái Lan và mất tích luôn từ đó.
Có số kháng chiến quân nghi rằng ông Nguyễn Văn Cường bị ông Hoàng Cơ Minh mượn tay Lào thủ tiêu.
Ảnh nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Quyển
sách này do Việt Tân phát hành nhằm phủ nhận các sự thật được nêu lên
trong tác phẩm Hồi Ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Tác Giả Phạm
Hoàng Tùng.
Ông Nguyễn Kim và ông Ngô Chí Dũng chụp tại cơ sở Mặt Trận ở tỉnh Ubon- Thái Lan.
Ông Ngô Chí Dũng (bên trái) trong khu chiến.
Nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Bìa quyển sách “Trên Đường Đông Tiến”
Do Việt Tân xuất bản tháng 8 năm 2.007.
Nguồn: Tài liệu của Phạm Hoàng Tùng sưu tầm.
Phạm Hoàng Tùng.
Cựu
kháng chiến quân, cựu đảng viên Việt Tân, biên tập viên Đài Phát Thanh
Việt Nam Kháng Chiến, từng tham gia công tác viết dự thảo đảng thuyết
Đảng Việt Tân trong khoảng thời gian từ cuối năm 1.985 đến đầu năm
1.986. Tự nguyện tham gia Mặt Trận, Đảng Việt Tân, và cũng tự ý rời khỏi
tổ chức vì thấy tổ chức không xứng đáng.
Hồ Sơ Giúp Các Cơ Quan Điều Tra
Của Mỹ Truy Tìm Kẻ Giết Người
Bài
viết năm 2015 của Phạm Hoàng Tùng, Cựu kháng chiến quân, cựu đảng viên
Việt Tân, biên tập viên Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến, từng tham
gia công tác viết dự thảo đảng thuyết Đảng Việt Tân trong khoảng thời
gian từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1.986. Tự nguyện tham gia Mặt Trận,
Đảng Việt Tân, và cũng tự ý rời khỏi tổ chức vì thấy tổ chức không xứng
đáng.
PHT cũng là tác giả cuốn “Hồi Ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước” 2006.
Sau đó Việt Tân ra sách “Trên đường Đông Tiến” để phủ nhận sách của Phạm Hoàng Tùng.
Hồ Sơ Giúp Các Cơ Quan Điều Tra Của Mỹ Truy Tìm Kẻ Giết Người
I/Phần Dẫn Nhập:
II/Cái Chết Của ông Võ Sĩ Hùng Và Ông Ngô Chí Dũng Trong Khu Chiến Thái - Lào:
III/Bốn Trong 12 Điểm Minh Xác:
IV/Hình Ảnh Bổ Sung Cho Tài Liệu:
--------------------
I/Phần Dẫn Nhập:
Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Kim giữ chức vụ
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận
thay cho ông Phạm Văn Liễu.
Quyết định do ông Hoàng Cơ Minh ký.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Nguyễn Kim (Hườn).
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Vào
tháng 9/2.006 khi tôi - Phạm Hoàng Tùng - cho xuất bản tác phẩm Hồi Ký
Hành Trình Người Đi Cứu Nước tại nhiều tiểu bang có đông người Việt sinh
sống ở Hoa Kỳ, Canada, và sau đó là Úc Châu thì đã nhận được rất nhiều
phản ứng hết sức tích cực quậy phá của Việt Tân nhằm bao che tội ác của
họ.
Trong
các hành động không bao giờ biết sám hối về tội ác này, có hai phản ứng
mạnh của hai nhân vật đầu não của Mặt Trận thời đầu thập niên 1.980 và
sau này là Việt Tân vào đầu những năm 2.000, đó là ông Nguyễn Kim (Chủ Tịch Đảng) và ông Trần Xuân Ninh(Bác Sĩ, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại).
Trong
cuộc phỏng vấn do báo VNN(Viet Nam News của Việt Tân) thực hiện, ông
Nguyễn Kim (tên thật là Nguyễn Kim Hườn) đã lên tiếng bác bỏ những sự
thật mà tôi đã viết trong Hồi Ký bằng kiến thức của người trong cuộc.
Vào
lúc đó, tôi đã ghi lại cuộc phỏng vấn và có 12 câu trả lời ngay cho ông
Nguyễn Kim nhằm minh xác những điều ông Nguyễn Kim nói với VNN là không
đúng sự thật. 12 điều minh xác này, tôi lưu trữ để tái bản sách Hồi Ký.
Nay nhân sự kiện Đài Truyền Hình Mỹ PBS cho trình chiếu phim Khủng Bố Ở
Sài Gòn Nhỏ vào ngày 3/11/2.015, tôi xin được trích lại 4 trong 12 điểm
minh xác liên quan đến cái chết của nhiều kháng chiến quân trong khu
chiến.
Việc
làm này nhằm mục đích giúp các cơ quan điều tra tội phạm của Mỹ biết
được tung tích các thủ phạm trong bộ máy đầu não Mặt Trận và Việt Tân đã
dựng nên các âm mưu và chỉ đạo thuộc cấp ra tay thảm sát và khủng bố
tinh thần người Việt như thế nào từ Mỹ đến những cộng đồng người Việt
lưu vong ở nơi khác và vùng Đông Nam Á.
Ông
Nguyễn Kim tham gia Mặt Trận từ đầu thập niên 1.980. Khi khu chiến ở
biên giới Thái-Lào khởi sự hoạt động thì ông Nguyễn Kim được ông Hoàng
Cơ Minh giao trách vụ Vụ Trưởng Đông Nam Á. Với trách vụ này, ông Nguyễn
Kim thường xuyên vào khu chiến để họp mặt và nhận chỉ thị của ông Hoàng
Cơ Minh. Và Đông Nam Á Vụ là mối liên lạc của ông Hoàng Cơ Minh với
Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận đặt văn phòng tại Mỹ. Tôi đã nhiều lần
thấy ông Nguyễn Kim vào khu chiến để báo cáo với ông Hoàng Cơ Minh.
Sau
tháng 12/1.984 khi Mặt Trận bị tan vỡ làm hai vì vụ bê bối tiền bạc
tham nhũng do dòng họ Hoàng Cơ gây ra thì ông Phạm Văn Liễu đã thôi giữ
trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, ngay sau đó, ông Hoàng Cơ
Minh chỉ định ông Nguyễn Kim nhận nhiệm vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải
Ngoại của Mặt Trận.
Dù
thi hành công tác mới, nhưng ông Nguyễn Kim vẫn ra vào khu chiến khi có
những công tác quan trọng, như vào khoảng giữa năm 1986, lúc Mặt Trận
làm lễ ban quân lịnh để chuẩn bị tiến hành chiến dịch Đông Tiến Hai lần
thứ nhất, tôi đứng trong hàng quân kháng chiến có thấy ông Nguyễn Kim
đứng bên cạnh ông Hoàng Cơ Minh, lúc ông Minh nói chuyện với kháng chiến
quân.
Sau
này khi Mặt Trận đi vào bóng tối và sử dụng danh xưng mới là Việt Tân
để hoạt động chính trị tà đạo thì ông Nguyễn Kim giữ trách vụ Chủ Tịch
Đảng từ năm 2.001 đến sau năm 2.006 bị thay thế bởi người cháu ruột của Hoàng Cơ Định là Đỗ Hoàng Điềm.
Trong
thời gian có mặt, dù không thường xuyên, tại khu chiến từ đầu thập niên
1.980 đến đầu thập niên 1.990 khi khu chiến Thái – Lào bị giải tán thì
ông Nguyễn Kim và ông Trương Tấn Lạc (thường được gọi là anh Lộc, một sĩ
quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa) đã biết rất rõ những cái chết của
nhiều kháng chiến quân do bị Mặt Trận tử hình.
Đặc
biệt trong đó có cái chết của Tướng Đặng Quốc Hiền (cựu Trung Tá Nhảy
Dù, ông Lê Hồng), cái chết của ông Ngô chí Dũng, nhân vật đầu não của
Việt Tân trong khu chiến sau khi ông Hoàng Cơ Minh tự sát tại Nam Lào,
và cái chết của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.
Ông
Trương Tấn Lạc, người thường đeo kiếng trắng, được Mặt Trận phân nhiệm
làm công tác tuyển mộ kháng chiến quân trong các trại tỵ nạn, làm công
tác hậu cần như đi mua và vận chuyển cung cấp hàng hóa cho khu chiến gồm
gạo, lương thực thực phẩm nhiều loại, súng đạn, quân trang, thuốc
men...
Ông
Trương Tấn Lạc hay thường được gọi là anh Lộc trú ở Căn Cứ 84, đây là
đầu cầu của chiến khu để giao tiếp với khu vực dân cư của vùng biên giới
Thái. Khi có việc cần, ông Trương Tấn Lạc đi sâu vào các Căn Cứ bên
trong để báo cáo với ông Hoàng Cơ Minh.
Căn
Cứ 84 được coi là hậu trạm, nơi để dự trữ hàng hóa lương thực, nơi để
các kháng chiến quân bị suy yếu sức khỏe về đây an dưỡng bồi bổ, và cũng
là nơi để chăn nuôi gà heo, trồng trọt một ít rau cải, cung cấp chất
tươi cho khu chiến.
Trú
đóng tại đây thường có hơn một Dân Đoàn Kháng Chiến Quân để giữ an ninh
và dưới sự điều động của ông Trương Tấn Lạc. Có người lầm rằng ông Ngô
Tỷ là Căn Cứ Trưởng Căn Cứ 84. Thật ra ông Ngô Tỷ chỉ là một kháng chiến
quân có tật ở chân và ở miệng, mũi nên được đưa về Căn Cứ 84 làm công
tác nhẹ phù hợp với ông Tỷ. Ông Ngô Tỷ sau này trốn ra khỏi khu chiến và
định cư ở hải ngoại.
Với
vai trò là thành viên trong bộ máy cầm đầu của Mặt Trận, nên 2 nhân vật
này, Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc, cùng với những người khác (Trần Xuân
Ninh....) không thể lẫn tránh cuộc điều tra của FBI liên quan đến những
cái chết trong khu chiến. Và sự kiện này, dĩ nhiên không thể tách rời
với sự kiện 5 nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại thê thảm tại Mỹ vì đã viết
báo chỉ trích sự lừa bịp của Mặt Trận.
Cũng
cần hết sức lưu ý rằng, đầu năm 1985 ông Nguyễn Kim giữ trách vụ Tổng
Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại nhằm điều động mọi sinh hoạt của Mặt Trận
tại hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, với sự chỉ đạo ngầm của Hoàng Cơ Định, người nắm kho tiền Mặt Trận - Việt Tân, nhờ tài ăn cắp của đồng hương. Trong thời gian từ năm 1.985 đến năm 1990 tại Mỹ có liên tiếp các vụ ám sát chết người sau đây:
1/
Ngày 9/8/1987: văn phòng tuần báo Mai tại Westminster,California bị
đốt, nhà văn Hoài Điệp Tử cũng bị hỏa thiêu khi đang làm việc tại trụ sở
báo Mai.
2/
Ngày 21/11/1.989: Ông Đỗ Trọng Nhân, nhân viên cắt dán bài vở cho tờ
Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết. Theo nhà văn Sơn Tùng : “Nhân viên sở
rác đã phát hiện xác ông Nhân chết ngồi trong xe trước tay lái, có lẽ đã
bị bắn từ tối thứ hai khi đi làm về mà không ai để ý cho đến sáng thứ
tư là ngày xe tới lấy rác trong khu vực này.”
3/
Ngày 22/8/1.990: Vợ chồng ký giả Lê Triết (Tú Rua) bị bắn chết ngay tại
chỗ đậu xe bên hông nhà của vợ chồng ông. Ký giả Lê Triết, bút hiệu Tú
Rua là người phụ trách mục phiếm luận “Ngày Lại Ngày” của tờ Văn Nghệ
Tiền Phong.
Ngoài ra còn có những vụ ám sát hụt (như vụ ám sát giáo sư Cao Thế Dung).
Như vậy, những cái chết của nhà báo Mỹ gốc Việt và nhiều cái chết trong khu chiến đều
nằm trong sự hiểu biết của ông Nguyễn Kim. Hay nói cho chính xác hơn,
ông Nguyễn Kim đóng vai trò đặc biệt trong việc hoạch định cách thức
giết người.
Mỗi
người đều có một cuộc sống và phải chết, không ai tránh khỏi. Nhưng
sống có lương tâm và danh dự thì khi chết không làm nhục dòng họ gia
đình và bị miệng đời nguyền rủa.
Từ trái qua: Các ông Bùi Đức Trọng, Hoàng Cơ Minh,
Nguyễn Trọng Hùng và Trương Tấn Lạc lần đầu tiên từ khu chiến trở về, tại Garden Grove ngày 16/4/1.983 với 3.000 người bên trong và 2.000 người
bên ngoài tham dự.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Hình và bài viết trên báo Kháng Chiến
của Tổng Vụ Hải Ngoại thuộc Mặt Trận.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Trương Tấn Lạc (anh Lộc) ngồi đeo kiếng trắng bên trái hình
Ở bìa trái hình là kháng chiến quân Đinh Văn Bé,
mặc quần áo rằn ri, cầm súng M.16.Người đứng nói chuyện là ông Trần
Thiện Khải (Trần Khánh), nguyên là sĩ quan cấp úy của Hải Quân Việt Nam
Cộng Hòa.
Ông
Trần Thiện Khải là cánh tay mặt của ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến.
Do vậy ông Khải phải có mặt trong các buổi họp hội đồng kỷ luật của Mặt
Trận
để ra án tử cho nhiều kháng chiến quân.
Hình chụp trong khu chiến đầu những năm 1.980.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
II/Cái Chết Của ông Võ Sĩ Hùng Và Ông Ngô Chí Dũng Trong Khu Chiến Thái - Lào:
Ông Nguyễn Kim ngồi để hai tay trên bàn,
bên cạnh là ông Ngô Chí Dũng.
Ông Ngô Chí Dũng trong khu chiến có tên gọi là Hoàng Nhật và có ám số là 235.
Hai chữ Hoàng Nhật có nghĩa: Hoàng lấy theo họ ông Hoàng Cơ Minh. Còn Nhật là ở Nhật về khu chiến.
Trong khi đó, ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến chỉ thị cho kháng chiến quân gọi ông là “Thầy" và có ám số là 234.
Hình chụp tại cơ sở Mặt Trận ở tỉnh Ubon- Thái Lan
thuộc sự quản lý của Vụ Đông Nam Á - Mặt Trận.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Ông Võ Sĩ Hùng đứng bên trái hình.
Ông Nguyễn Quảng Văn ngồi ngoài cùng bên phải.
Ông Hùng khi vào khu chiến thường đeo kiếng trắng.
Cả hai khi vào khu chiến được làm việc ở Đài Phát Thanh VN Kháng Chiến đặt ở Căn Cứ 27, sau này dời ra gần tỉnh Ubon – Thái Lan.
Người ngồi bên trái là ông Nguyễn Đức Thắng
(còn có tên là Hoàng Thắng,lấy theo họ ông Hoàng Cơ Minh).
Ông Thắng ở Tây Đức về khu chiến,là bí thư chi bộ đảng Việt Tân trong Đài Phát Thanh.
Người ngồi giữa là ông Nguyễn Quảng Văn ở Pháp về.
Người ngồi bên phải để tay lên đầu là ông Võ Sĩ Hùng ở Pháp về.
Hình chụp trong Đài Phát Thanh Kháng Chiến.
Nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Quyển sách này do Việt Tân phát hành năm 2.008
nhằm phủ nhận sự thật được nêu lên trong Hồi Ký
Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Tác Giả Phạm Hoàng Tùng.
Vị trí đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến,
Nơi ông Võ Sĩ Hùng làm việc và sau đó bị thủ tiêu.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Cái
chết của kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng và Ngô Chí Dũng diễn ra trong tình
hình chiến khu đã tổ chức hai cuộc Đông Tiến I và II đều thất bại.
Lúc đó nhân sự còn lại ở khu chiến tập trung vào hai nhóm.
a/
Nhóm làm việc tại Đài Phát Thanh gồm có ông Ngô Chí Dũng tức Hoàng
Nhật, Nguyễn Đức Thắng tức Hoàng Thắng và khi viết bài thường có bút
danh Vũ Duy, người thứ ba là ông Nguyễn Quảng Văn, và người thứ tư là
ông Võ Sĩ Hùng lo phần máy móc, thỉnh thoảng cũng viết bài. Và vị trí
đài cũng đã đặt sâu vào tỉnh Ubon so với vị trí trước đây nằm gần biên
giới Thái - Lào.
b/
Nhóm thứ hai là nhóm quân sự còn sót lại không tham gia hai cuộc Đông
Tiến trước đây. Đứng đầu nhóm này là ông Hải hay Nguyễn Quang Phục có ám
số là 250. Ông Hải vào năm 2.007 – 2.008 nhận lịnh Việt Tân về
Việt Nam công tác đã bị Cộng Sản bắt giam vào tù. Nay không còn biết tin
tức.
Đi
sát cạnh ông Hải là những kháng chiến quân mà sau này bỏ trốn gần hết,
chỉ còn ông Đào Bá Kế. Sau đó khu chiến có tuyển mộ thêm người từ trại
tỵ nạn để chuẩn bị cho cuộc Đông Tiến III.
Ngoài
hai nhóm này, khu chiến lúc đó còn có vài anh em kháng chiến quân mang
thương tật hoặc già yếu không được cho đi theo hai cuộc Đông Tiến I và
II nên phải ở lại. Tuy nhiên sau này họ cũng tìm cách thoát ra trại tỵ
nạn để đi định cư. Trong số anh em thương tật này có ông Ngô Tỷ.
1/ Cái chết của ông Võ Sĩ Hùng phải diễn ra sau tháng 8 năm 1.987 và trước cuộc Đông Tiến III diễn ra vào ngày 22/8/1.989 do ông Đào Bá kế chỉ huy.
Vì
sao tôi - Phạm Hoàng Tùng – đưa ra nhận định này??? Vì sau thất bại của
Đông Tiến II lần thứ hai vào tháng 8 năm 1.987, đi kèm là cái chết của
ông Hoàng Cơ Minh ở Nam Lào, đã khiến cho số anh em kháng chiến quân còn
lại ở khu chiến nản lòng và mất lòng tin vào Mặt Trận. Do đó đã có
nhiều chiến hữu tìm cách rời khu chiến và đi vào trại tỵ nạn tìm cuộc
sống mới.
Cần
chú ý ở điểm này, dù khu chiến bị bưng bít với xã hội bên ngoài, tuy
nhiên, những kháng chiến quân làm việc ở Đài Phát Thanh có cơ hội nghe
tin tức từ Đài VOA, BBC, và đài của Việt Nam Cộng Sản qua phương tiện
radio trong khu chiến nên biết được thất bại của Đông Tiến Hai.
Trong
thời gian tôi sống và làm việc tại Đài Phát Thanh Kháng Chiến từ tháng
4/1.984 đến gần cuối năm 1.985, tôi nhận thấy ông Ngô Chí Dũng rất quan
tâm đến tin tức qua radio. Đặc biệt sau chuyến xâm nhập Đông Tiến II lần
thứ hai do ông Hoàng Cơ Minh chỉ huy, chắc chắn ông Ngô Chí Dũng càng
quan tâm theo dõi tin tức của đoàn quân qua đài Việt Nam Cộng Sản.
Ông
Hải hay Nguyễn Quang phục cũng có thói quen nghe radio trong khu chiến.
Do vậy khi đài Hà Nội loan tin về việc bộ đội đụng trận với kháng chiến
quân và cái chết của ông Hoàng Cơ Minh ở Nam Lào do tự sát, cùng phiên
tòa xử kháng chiến quân vào ngày 1/12/1.987 ở Sài Gòn thì hai ông Ngô
Chí Dũng và Nguyễn Quang Phục phải biết rõ.
Trong phiên tòa này, kháng chiến quân Đinh Văn Bé, người Cần Thơ, đã khai rằng, anh ta cùng kháng chiến quân Đỗ Bạch Thố được lịnh ông Hoàng Cơ Minh đã dùng dây xiết cổ 5 kháng chiến quân đến chết,
vì các kháng chiến quân này không còn sức để đi theo đoàn quân Đông
Tiến. Trong số 5 kháng chiến quân bị xiết cổ có ông Trịnh Văn Hợi,
nguyên là sĩ quan cấp úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và vào năm
1.984 từng là Trưởng Ban Đại Diện Cộng Đồng ở Trại Tỵ Nạn Sikhiu – Thái
Lan.
Lời
khai của Đinh Văn Bé được báo Công An Cộng Sản ở Sài Gòn ghi lại trong
số báo ra ngày thứ Tư 2/12/1.987. Đinh Văn Bé còn khai rằng, ông Hoàng
Cơ Minh hứa phong cho Bé lên cấp Tướng và chỉ thị là muốn chiến thắng thì phải hành động như Hitler.
Thứ
hai về thời điểm ông Võ Sĩ Hùng bị giết, theo nhận định của tôi, ông
Đào Bá Kế, trong thời gian ở tù và sau này ra tù về Cần Thơ đã cho nhiều
bạn tù và thân hữu biết rằng, ông Kế có biết cái chết của kháng chiến
quân Võ Sĩ Hùng. Và ông Kế lên đường Đông Tiến III vào ngày 22/8/1.989.
Như vậy phải kết luận rằng, ông Võ Sĩ Hùng bị thủ tiêu trong khoảng thời gian sau tháng 8/1.987 và trước ngày 22/8/1.989.
Dựa
vào kinh nghiệm sống ở khu chiến trong nhiều năm trời, tôi - Phạm Hoàng
Tùng – đưa ra hai kịch bản về cái chết của kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng
như sau:
a/ Kịch bản 1: Ông Võ Sĩ Hùng bị nhóm làm việc trong Đài Phát Thanh thủ tiêu vì
lộ ý định muốn rời bỏ khu chiến để tìm ra trại tỵ nạn và về Pháp sống như trước
đây. Cũng có thể ông Võ Sĩ Hùng chưa có ý định rời bỏ khu chiến nhưng ông Hùng
có liên hệ tới việc rời khu chiến với các kháng chiến quân khác. Dù trong
trường hợp nào, việc dính líu trực tiếp hay gián tiếp tới hành động rời bỏ khu
chiến là đã vi phạm kỷ luật của Mặt Trận đề ra và phải chịu kỷ luật với mức cao
nhất là xử bắn.
Vậy thì nhóm Đài Phát Thanh, người nào chịu trách nhiệm bắn ông Võ Sĩ Hùng???
Ông
Ngô Chí Dũng là Trưởng Đài, nên chắc phải là người ra lịnh. Còn lại ông
Nguyễn Quảng Văn tính hiền lành, hơi lãng mạn chắc không dám ra tay bắn
đồng đội mình. Người thứ ba trong kịch bản này là ông Nguyễn Đức Thắng ở
Tây Đức về khu chiến. Ông Thắng khi làm việc gần tôi, tôi biết ông
Thắng là người rất tin tưởng gần như tuyệt đối vào Mặt Trận.
Ông
Ngô Chí Dũng nay đã mất. Chỉ còn hai người là ông Nguyễn Đức Thắng và
ông Nguyễn Quảng Văn hiện còn sống tạiCanada. Nếu hai ông này còn lương
tâm con người thì nên lên tiếng bạch hóa về cái chết của kháng chiến
quân Võ Sĩ Hùng.
b/ Kịch bản
2: Nếu
kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng không bị nhóm Đài Phát Thanh xử bắn thì chỉ còn lại
nhóm quân sự làm việc này. Trong nhóm này hiện nay chỉ còn có ông Đào Bá Kế.
Trường
hợp ông Đào Bá Kế chỉ huy toán hành quyết hay ông Kế đích thân cầm súng
bắn vào đầu ông Võ Sĩ Hùng thì nhân vật này biết rõ về sự kiện Mặt Trận
thủ tiêu kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng.
Trước
đây 2 năm, ông Kế ra tù và về ở Cần Thơ. Lúc đó với tình đồng đội chiến
hữu cũ, tôi có điện thoại hỏi thăm ông Kế cùng gia đình. Và xin gởi
tặng người bạn cũ 100 Mỹ Kim để làm món quà nhỏ sau hơn 20 năm xa cách.
Nay
không biết đi đâu. Có người nói thấy ông Kế ở Băng Cốc – Thái Lan, có
lúc đi chung với nhà văn Tưởng Năng Tiến ở Băng Cốc. Và ông Đào Bá Kế
đang chờ đi định cư tại Mỹ. Chưa biết rõ nhóm thân hữu trong binh chủng
Nhảy Dù giúp ông Kế đi Mỹ hay là ông Kế đã liên lạc lại với Việt Tân để
được giúp đỡ???
Trong
khoảng hai tháng nay, tôi có đọc một bản tin trên Việt Báo
ở California thuật về câu chuyện ông Tưởng Năng Tiến từ Mỹ có về Cam Bốt
để giúp xây dựng một hai ngôi trường xiêu vẹo của đồng bào Việt Nam.
Kết
hợp hai sự kiện này trong năm nay thì việc có người thấy ông Đào Bá Kế
đi chung với ông Tưởng Năng Tiến ở Băng Cốc-Thái Lan là việc không thể
bỏ ngoài tai.
Dù
ông Võ Sĩ Hùng bị bắn trong kịch bản nào, thì những nhân vật phải chịu
trách nhiệm cao nhất trong việc thảo luận và đề ra bản án tử bao gồm
những người cao cấp trong Mặt Trận và Việt Tân lúc đó như: ông Ngô Chí
Dũng, ông Trương Tấn Lạc, ông Nguyễn Kim. Dĩ nhiên, phải có sự nhúng
tay của nhân vật giữ quyền lực cao nhất của Mặt Trận và Việt Tân vào lúc
đó cho tới thời điểm này là ông Hoàng Cơ Định.
Như
vậy, thân nhân, gia đình, con cháu và thân hữu của ông Võ Sĩ Hùng hiện
nay còn ở Pháp có thể dựa vào sự trình bày của tôi để liên hệ với những
người có tên bên trên mà hỏi thăm, truy vấn. Hoặc là nhờ các cơ quan
điều tra tại Pháp truy hỏi những người có liên quan đến cái chết của ông
Võ Sĩ Hùng. Bởi vì đây là cái chết dưới tay một tổ chức khủng bố là Mặt
Trận - do đài PBS Mỹ xướng danh khủng bố - nên các cơ quan an ninh Pháp
hay tại Mỹ sẽ bắt tay vào cuộc.
2/ Cái chết của ông Ngô Chí Dũng:
Qua
việc thu thập các dữ kiện về sau này cho thấy tình hình khu chiến sau
việc tử hình kháng chiến quân Võ Sĩ Hùng và sự kiện ông Đào Bá Kế dẫn
đoàn kháng chiến quân mới tuyển mộ trong trại tỵ nạn được huấn luyện
ngắn ngày để lên đường xâm nhập Việt Nam qua cuộc hành quân Đông Tiến
III vào ngày 22/8/1.989 thì khu chiến chỉ còn rất ít người.
Đi
liền sau đó là việc hai ông Nguyễn Đức Thắng và Nguyễn Quảng Văn tìm ra
trại tỵ nạn Thái, và một số kháng chiến quân bị thương tật cũng bỏ đi.
Ông
Nguyễn Đức Thắng vào cuối năm 2.006 khi tôi ra mắt sách Hành Trình
Người Đi Cứu Nước đã lên tiếng phản bác quyển sách và binh vực cho Việt
Tân. Như vậy, việc ông Thắng ra được trại tỵ nạn, sau đó được Việt Tân
giúp đi định cư tại Canada với điều kiện phải bảo mật và làm việc lại
cho Việt Tân.
Sự
kiện hai ông Thắng và Văn bỏ khu chiến đi có thể họ nghe tin cuộc Đông
Tiến III thất bại và biết việc xử ông Võ Sĩ Hùng. Chính hai ông Thắng và
Văn, hiện đang ở Canada, biết rõ thời gian họ bỏ đi, một là trước khi
ông Ngô Chí Dũng bị thủ tiêu, hai là sau khi ông Ngô Chí Dũng bị giết.
Đông
Tiến III đi trong rừng hơn 1 tháng với tất cả 68 kháng chiến quân, 30
kháng chiến quân bị tử trận, 38 kháng chiến quân bị bắt sống. Ông Đào Bá
Kế bị bắt ngày 19/9/1.989.
Như thế chỉ còn lại ông Hải tức Nguyễn Quang Phục và ông Ngô Chí Dũng trong khu chiến.
Còn
ông Trương Tấn Lạc trú ở cơ sở Mặt Trận tại tỉnh Ubon, và ông Nguyễn
Kim thì như con thoi đi lại giữa Mỹ và Thái. Khoảng giữa năm 1.993, khi
tôi đã rời trại tù A.20 Xuân Phước – Phú Yên để đến Nam Vang – Cam Bốt
tìm tự do thì có gặp ông Hải đang công tác cho Việt Tân và được biết ông
Hải đã có một vợ và hai con là người Thái, và sống ở Thái.
Như
vậy có thể đi đến kết luận là ông Ngô Chí Dũng bị sát hại trong thời
điểm sau cuộc Đông Tiến III cho đến trước tháng 8 năm 1.991, là lúc giải
tán Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến.
Lúc
này Thái đã thay đổi chính sách biến Đông Dương từ chiến trường thành
thị trường. Họ bắt tay bang giao với Hà Nội và không còn dung túng lực
lượng Mặt Trận trên lãnh thổ Thái.
Ông
Ngô Chí Dũng từ Nhật về và không còn giấy thông hành để sử dụng. Trong
khi ông Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc hiện nay đang sống tại Mỹ, điều này
cho thấy khi họ về khu chiến không bị tịch thu giấy passport như nhiều
kháng chiến quân khác. Bằng chứng đó còn cho biết rằng họ là nhân vật
cấp cao của Mặt Trận nên hưởng được sự biệt đãi. Tất nhiên phải có điều
kiện là bảo toàn bí mật khu chiến khi trở về Mỹ sinh sống sau khi giải
thể khu chiến sau thời điểm tháng 8/1.991.
Thế
tại sao ông Ngô Chí Dũng là một yếu nhân của Việt Tân trong khu chiến
lại không được trở lại Nhật mà lại phải bị chết bí mật???
Tin
chính thức của Mặt Trận loan báo cho gia đình ông Ngô Chí Dũng tại Mỹ
biết rằng ông Dũng tử nạn khi đi công tác ở vùng biên giới Thái- Cam
Bốt.
Vì Mặt Trận nói láo nhiều lần nên cá nhân tôi không tin ông Ngô Chí Dũng chết trong trường hợp đó.
Tại
sao lúc đó có ông Hải tự là Nguyễn Quang Phục am tường về hoạt động
quân sự trong khu chiến lại không được ông Nguyễn Kim và Trương Tấn Lạc
cử đi???
Câu trả lời đang dành cho những người còn sống là ông Nguyễn Kim, ông Trương Tấn Lạc.
Nếu
gia đình ông Ngô Chí Dũng vì bị áp lực của Mặt Trận không muốn tìm hiểu
ngọn ngành cái chết của ông Ngô Chí Dũng thì Mặt Trận hay Việt Tân phải
minh bạch hóa cái chết của ông Ngô Chí Dũng.
Và
tất nhiên cái chết của ông Ngô Chí Dũng không phải là cá biệt, trái lại
đó là một sự kiện có liên hệ xâu chuỗi với nhau qua nhiều cái chết của
các kháng chiến quân trong khu chiến và 5 nhà báo Mỹ gốc Việt. Theo
kết luận của tôi, đây là hậu quả bi thảm từ chủ trương hành động khủng
bố sát nhân diệt khẩu của Việt Tân diễn ra trong khu chiến và trong cộng
đồng hải ngoại.
Người đời đo lường giá trị của một cá nhân tùy theo cách sống của người đó.
Một
cá nhân sống bằng sự lường gạt, móc túi, ăn cắp, chuyên đâm thuê chém
mướn, đâm cha chém chú, thì ắt hẳn hắn ta là tên mất dạy, lưu manh, vô
giáo dục, xuất thân từ một gia đình bần tiện hạ cấp.
Từ
đó suy rộng ra, một tổ chức, một cộng đồng hay một dân tộc có thể bị
xếp vào bậc thang giá trị nào là tùy theo cách họ sống và sinh hoạt.
Hình minh họa cảnh xử bắn chiến hữu trong khu chiến.
III/Bốn Trong 12 Điểm Minh Xác:
Trưa
thứ bảy ngày 11/2/2.006, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là
đảng Việt Tân) đã tổ chức cuộc họp báo và tiếp tân nhân dịp đầu năm Bính
Tuất tại khách sạn Mariott, thành phố San Jose, miền Bắc California.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
5/ VNN - Nguyễn Kim: Ch/h Lê Hồng qua đời vào ngày 1/5/1985.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Cái
chết của chiến hữu Lê Hồng tôi đã trình bày rõ trong chương 23
của Hồi Ký, còn ngày chính xác tôi không nhớ. Lúc đó ông
Nguyễn Kim không có mặt trong khu chiến tại sao lại biết rõ
ngày chết của anh Lê Hồng (vì ông Kim là thành viên lãnh đạo MT
nên được “thông báo nội bộ”?). Còn cái chết của những kháng
chiến quân khác như bị tử hình thì ông Kim lại nói không biết
vì do khu vực công tác???
Nên
nhớ kỹ rằng anh Lưu Tuấn Hùng, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, ông
Nguyễn Văn Huy, anh Bùi Duy Hiển cũng như các Kháng Chiến Quân
khác... bị lãnh đạo MT ra lịnh tử hình tại khu chiến Thái -
Lào, chứ không phải ở quốc nội, lúc đó ông Nguyễn Kim phụ
trách Vụ Đông Nam Á ở Băng Cốc cũng hay vào khu chiến. MT không
có khu chiến ở quốc nội, chỉ là tuyên truyền sai sự thực.
Anh
Lưu Tuấn Hùng lúc ở trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan 1.983 có một
người cháu trai tên là Lưu Lý Nhi, tôi có nghe nói anh Lưu Lý
Nhi định cư tại Úc?
6/ VNN - Nguyễn Kim: Vào
đầu năm 1.991, Chiến hữu Ngô Chí Dũng bị mất tích và được xem là hy
sinh trong một chuyến công tác tại vùng biên giới Thái-Miên.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Giai
đoạn sau này, 1.987 – 1.991 tại khu chiến tôi không biết rõ.
Những sự kiện liên hệ tới chiến hữu Ngô Chí Dũng tôi đã trình
bày cặn kẽ trong chương 27. Nếu bộ Hồi Ký nay chưa được phát
hành trong năm 2.006, chắc chắn ông Kim cũng không nói tới chuyện
thất tung của anh Dũng, những nhân vật như Hải Xăm (Nguyễn Quang
Phục) có thể biết nhiều về cái chết của chiến hữu Ngô Chí
Dũng.
7/ VNN - Nguyễn Kim: Gia
đình anh Ngô Chí Dũng hiểu sự việc và nói rằng Mặt Trận cho biết như
vậy là đủ không cần làm tưởng niệm cho Ch/h Ngô Chí Dũng.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Vấn
đề này tôi không rõ vì không có ở hải ngoại. Tuy nhiên với
lương tâm của một người lương thiện, biết chia xẻ nỗi đau của
đồng loại, tôi vẫn khẳng định rằng lãnh đạo MT - VT phải chịu
trách nhiệm về cái chết bí ẩn, hay sự thất tung khó hiểu của
chiến hữu Ngô Chí Dũng. Vấn đề phải bạch hóa trước công luận
để tạo sự trong sáng và gia đình anh Dũng hay người thân phải
có can đảm tìm kiếm sự thật chứ không né tránh vì lo sợ
cường quyền. Đồng thời đồng hương ở khắp mọi nơi đặc biệt là
tại Hoa Kỳ với hiểu biết nhiều về kiến thức pháp lý, phải
đồng lòng, mạnh dạn tiếp tay tiếp sức cho các gia đình nạn
nhân trong nỗ lực hướng thiện đi tìm công lý, công bằng cho
những người bị chết oan ức ở khu chiến Thái - Lào. Đây là
bước thể nghiệm thật cần thiết về sự hiểu biết, phong cách
sống trọng pháp trong cộng đồng người Việt hải ngoại trước khi
ứng dụng vào xã hội Việt Nam tương lai khi không còn độc tài
lạc hậu.
Theo
thư mới đây của ông Hoàng Cơ Định gửi ông Đào Đắc, cho hay ngày
28/8/2.006 đã đưa tên ông Ngô Chí Dũng vào danh sách tưởng niệm,
nhưng lại không hề thông báo cho gia đình ông Ngô Chí Dũng ở San
Jose, Cali, Hoa Kỳ.
8/ VNN - Nguyễn Kim: Liên
quan đến một vụ xử tử KCQ tại khu chiến mà ông Phạm Hoàng Tùng viết ra,
ông có biết không và nếu có thì ông nhận định như thế nào?
Mỗi
địa bàn có những hoạt động riêng rẽ nên tôi không biết nhiều về các
sinh hoạt thuộc phạm vi quốc nội nên không có những nhận định gì về vấn
đề mà ông Phạm Hoàng Tùng đã nêu lên.
Phạm Hoàng Tùng minh xác: Điều
này rất mâu thuẫn trong cách trả lời của ông Kim, khi nói tới
những việc khác thì ông cho rằng tôi là kháng chiến quân cấp
thấp không biết nhiều, khi nói tới cái chết của KCQ thì lãnh
đạo, kháng chiến quân cấp cao như ông Nguyễn Kim LẠI KHÔNG
BIẾT???
Ông
Nguyễn Kim, một cán bộ thuộc hàng cao cấp nhất, biết rất
nhiều chuyện trong khu chiến, mà lại không biết chuyện xử tử
hàng chục người (có hàng trăm người biết rõ)??? Rõ ràng là
bao che cho tổ chức, thiếu thẳng thắn!
Nên
nhớ kỹ rằng anh Lưu Tuấn Hùng, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, ông
Nguyễn Văn Huy, anh Bùi Duy Hiển cũng như các Kháng Chiến Quân
khác... bị lãnh đạo MT ra lịnh tử hình tại khu chiến Thái -
Lào, chứ không phải ở quốc nội. Lúc đó ông Nguyễn Kim phụ
trách Vụ Đông Nam Á ở Băng Cốc cũng hay vào khu chiến (năm
1.984, chính mắt tôi (PHT) thấy ông Nguyễn Kim vào căn cứ 83 nơi
có đặt Đài Phát Thanh Kháng Chiến, lúc đó ông Kim nói với tôi
rằng, một bài viết trên Đài Phát Thanh có sức mạnh hơn 30 sư
đoàn). MT không có khu chiến ở quốc nội, chỉ là tuyên truyền
sai sự thực.
IV/Hình Ảnh Bổ Sung Cho Tài Liệu:
Nguồn: Tài liệu của Phạm Hoàng Tùng sưu tầm.
Ông
Nguyễn Thế Minh (Nguyễn Văn Cường)đeo kiếng bên trái gặp ông Nguyễn Kim
(giữa) và ông Hoàng Cơ Minh (phải)trong khu chiến Thái – Lào.
Ông
Nguyễn Thế Minh tự xưng là đại diện một Mặt Trận Kháng Chiến trong nước
đến trại tỵ nạn Thái Lan để tiếp xúc với lực lượng kháng chiến hải
ngoại.
Ông
Nguyễn Văn Cường trên đường Đông Tiến 2 lần thứ hai vì đi theo đoàn
quân không nổi do không có sức khỏe nên được gởi theo toán quân kháng
chiến Lào quay lại căn cứ Thái Lan và mất tích luôn từ đó.
Có số kháng chiến quân nghi rằng ông Nguyễn Văn Cường bị ông Hoàng Cơ Minh mượn tay Lào thủ tiêu.
Ảnh nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Quyển
sách này do Việt Tân phát hành nhằm phủ nhận các sự thật được nêu lên
trong tác phẩm Hồi Ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Tác Giả Phạm
Hoàng Tùng.
Ông Nguyễn Kim và ông Ngô Chí Dũng chụp tại cơ sở Mặt Trận ở tỉnh Ubon- Thái Lan.
Ông Ngô Chí Dũng (bên trái) trong khu chiến.
Nguồn: “Trên Đường Đông Tiến”.
Bìa quyển sách “Trên Đường Đông Tiến”
Do Việt Tân xuất bản tháng 8 năm 2.007.
Nguồn: Tài liệu của Phạm Hoàng Tùng sưu tầm.
Phạm Hoàng Tùng.
Cựu
kháng chiến quân, cựu đảng viên Việt Tân, biên tập viên Đài Phát Thanh
Việt Nam Kháng Chiến, từng tham gia công tác viết dự thảo đảng thuyết
Đảng Việt Tân trong khoảng thời gian từ cuối năm 1.985 đến đầu năm
1.986. Tự nguyện tham gia Mặt Trận, Đảng Việt Tân, và cũng tự ý rời khỏi
tổ chức vì thấy tổ chức không xứng đáng.
Đọc thêm truyện dài không hồi kết của Hoa Kỳ
Đọc thêm truyện dài không hồi kết của Hoa Kỳ
Đâm đơn kiện chính phủ Mỹ khi bộ phim về ám sát TT Kennedy bị mất
Cập nhật: 25/11/2015 11:00
Người phụ nữ có ông ngoại đã quay được cuộn phim thứ nhì khi xảy ra vụ ám sát TT Kennedy năm 1963 đã đâm đơn kiện chính phủ liên bang vì cuộn phim này đã bị mất.
Photo Courtesy:AP
Cali Today News - Bà Gayle Nix Jackson đòi bồi thường 10 triệu đô la trong đơn kiện. Ông ngoại của bà là Orville Nix chính là người quay được cảnh TT Kennedy bị bắn chết khi đang ngồi xe cùng với vợ ở Dallas, Texas.
Trong năm nay cơ quan của chính phủ lẽ ra phải giữ gìn bộ phim này, lại thông báo cho bà Jackson biết là họ ‘không còn giữ bộ phim này và không biết hiện nay nó ở đâu’. Năm 1963, ông Nix đã bán bộ phim cho một công ty truyền thông.
Sau đó công ty này phải trao nó lại cho chính phủ Hoa Kỳ, theo yêu cầu của cơ quan điều tra liên bang về cái chết do bị ám sát của TT Kennedy. Bộ phim 8 ly này được ông Nix quay từ một góc đối ngược với bộ phim nổi tiếng do Zapruder quay được vào ngày 22 tháng 11 năm 1963.
Chính phủ Hoa Kỳ đã mua bộ phim của Zapruder với giá 16 triệu đô la vào năm 1999 từ con cháu giữ quyền sở hữu bộ phim, trong lúc ông Orville Nix bán bộ phim của ông cho hãng tin UPI với giá 5,000 đô la trong năm 1963 với thỏa thuận phải trả lại gia đình bộ phim này sau 25 năm.
UPI sau đó phải trao lại bộ phim cho chính phủ Mỹ để điều tra, nhưng mới đây cơ quan National Archives and Records Administration cho bà Jackson hay là họ không còn sở hữu bộ phim. Bà nói: “Tôi không hiểu nổi vì sao một tài liệu lịch sử quan trọng đến như thế lại bị thất lạc dễ dàng”
Đào Nguyên (BBC)
Cập nhật: 25/11/2015 11:00
Người phụ nữ có ông ngoại đã quay được cuộn phim thứ nhì khi xảy ra vụ ám sát TT Kennedy năm 1963 đã đâm đơn kiện chính phủ liên bang vì cuộn phim này đã bị mất.
Photo Courtesy:AP
Cali Today News - Bà Gayle Nix Jackson đòi bồi thường 10 triệu đô la trong đơn kiện. Ông ngoại của bà là Orville Nix chính là người quay được cảnh TT Kennedy bị bắn chết khi đang ngồi xe cùng với vợ ở Dallas, Texas.
Trong năm nay cơ quan của chính phủ lẽ ra phải giữ gìn bộ phim này, lại thông báo cho bà Jackson biết là họ ‘không còn giữ bộ phim này và không biết hiện nay nó ở đâu’. Năm 1963, ông Nix đã bán bộ phim cho một công ty truyền thông.
Sau đó công ty này phải trao nó lại cho chính phủ Hoa Kỳ, theo yêu cầu của cơ quan điều tra liên bang về cái chết do bị ám sát của TT Kennedy. Bộ phim 8 ly này được ông Nix quay từ một góc đối ngược với bộ phim nổi tiếng do Zapruder quay được vào ngày 22 tháng 11 năm 1963.
Chính phủ Hoa Kỳ đã mua bộ phim của Zapruder với giá 16 triệu đô la vào năm 1999 từ con cháu giữ quyền sở hữu bộ phim, trong lúc ông Orville Nix bán bộ phim của ông cho hãng tin UPI với giá 5,000 đô la trong năm 1963 với thỏa thuận phải trả lại gia đình bộ phim này sau 25 năm.
UPI sau đó phải trao lại bộ phim cho chính phủ Mỹ để điều tra, nhưng mới đây cơ quan National Archives and Records Administration cho bà Jackson hay là họ không còn sở hữu bộ phim. Bà nói: “Tôi không hiểu nổi vì sao một tài liệu lịch sử quan trọng đến như thế lại bị thất lạc dễ dàng”
Đào Nguyên (BBC)
No comments:
Post a Comment