Ông Chu Vĩnh Khang thời còn ở đỉnh cao quyền lực năm 2012. Ảnh:
THX
Chu Vĩnh Khang -đường đến "án tử"
Cập nhật: Thứ hai, 15/12/2014 - 11h51'
Kỳ I: “Bắt hổ” ngày thứ 6 đen tối
(Cadn.com)Thông tin ông Chu Vĩnh Khang bị bắt và khai trừ khỏi đảng
được Trung Quốc tuyên bố vào thời điểm rạng sáng 6-12, ngay sau
khi kết thúc cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương đảng Cộng sản (CPC). Điều này cho thấy tính cấp
bách và quan trọng của vụ việc và cả mong muốn xử lý nhanh
chóng “cái u nhọt” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Câu hỏi đặt ra
là tại sao lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, thành viên
của Ban Thường vụ Bộ chính trị - nhân vật lâu nay vốn nghiễm
nhiên được “kim bài miễn tử” bị điều tra. Để bạn đọc hiểu rõ
hơn, xin gửi đến loạt bài về những bí
mật thâm cung bí sử đằng sau nhân vật quyền lực này.
Ngày
thứ sáu (6-12) vừa qua được coi là ngày đen tối nhất trong
cuộc đời trải đầy hoa hồng của người đàn ông quyền lực một
thời Chu Vĩnh Khang. Việc bị bắt giữ để điều tra nhiều tội
danh như tham nhũng, quan hệ bất chính và đặc biệt là tội tiết
lộ bí mật nhà nước, đang đẩy cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ
Chính trị đến ngưỡng cửa tử.Thông tin lúc nửa đêm
Chỉ
8 phút sau khi bước qua ngày 6-12, một bản tin ngắn gọn của Tân
Hoa Xã cho biết, ông Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Ban Thường vụ
Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ban Chính pháp Trung ương (CPLC) - đã
bị bắt và khai trừ khỏi đảng Cộng sản (CPC).
1 phút sau,
phiên bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã cũng đưa thông tin tương tự.
Theo tờ báo này, ông Chu bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, nhận
hối lộ rất lớn và làm lộ bí mật của đảng và Nhà nước. Tân
Hoa Xã cho biết, quyết định trên được hoàn thiện tại cuộc họp
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương CPC. Quyết định này
chính thức mở đường cho việc lần đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc điều tra một Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Giới
phân tích cho rằng, có thể, quyết định được đưa ra sớm hơn
nhưng không được công bố lúc đó. Tại sao Bắc Kinh lại chọn thời
điểm rạng sáng 6-12 để công bố thông tin? Mặc dù ông Chu không
được lòng dân nhưng người ta cho rằng, giới chức Trung Quốc
thường luôn thận trọng: chọn đúng thời điểm công bố những thông
tin quan trọng nhằm không gây mất ổn định. Nói cách khác, Bắc
Kinh không muốn tạo ra làn sóng “ăn theo” vụ việc này.
Còn
nhớ, trong vụ ông Bạc Hy Lai bị bắt, Tân Hoa Xã cũng công bố
thông tin sau thời điểm 18 giờ ngày thứ sáu (28-9-2012).
Từ 9 còn 7
Là
Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị CPC, ông Chu là một trong 9
nhân vật quyền lực nhất đất nước có hơn 1,3 tỷ người. Thậm
chí, ông Chu từng được tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đưa vào
danh sách những người quyền lực nhất thế giới (cao hơn rất
nhiều so với ông Tập Cận Bình thời điểm đó nắm giữ chức Phó
Chủ tịch Trung Quốc) và ví như “Dick Cheney của Trung Quốc”.
Nhưng khi xa ánh đèn chính trị, ông Chu đã lạm dụng quyền lực,
nhận hối lộ khủng và đặc biệt là “tiết lộ bí mật của đảng
và Nhà nước”. Khi những tội danh này được công bố, nhiều người
tự hỏi, tội “tiết lộ bí mật” này là gì?
Tuy nhiên,
người ta cho rằng, chiếc ghế ông Chu bị lung lay ngay sau khi ông
nghỉ hưu và khi Trung Quốc quyết định giảm số Ủy viên Ban
Thường vụ Bộ chính trị từ 9 người xuống còn 7 người, trong đó
không có ghế cho Bộ trưởng Bộ Công an, tại phiên họp đầu tiên
của Ban Chấp hành Trung ương CPC khóa XVIII vào tháng 11-2012.
Những đồn đoán về khả năng ông Chu bị điều tra bùng nổ 18 ngày
sau khi kết thúc Đại hội đảng lần thứ XVIII, vốn chứng kiến
giai đoạn chuyển giao thập kỷ và đưa Chủ tịch Tập Cận Bình lên
nắm quyền.
Lúc đó, Li Chuncheng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ
Xuyên và một trong những nhân vật thân tín của ông Chu bị cách
chức để điều tra tham nhũng. Trong những tháng tiếp theo, nhiều
nhân vật thân cận của ông Chu ở Tứ Xuyên và các quan chức trong
ngành dầu khí đều bị sờ gáy. Nhiều nguồn tin cho rằng, có ít
nhất 39 người bị đưa vào tròng.
Từ đó, khả năng ông Chu
sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo càng được nói nhiều đến. Ông
Chu xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng vào tháng 10-2013.
Giới lãnh đạo CPC mở cuộc điều tra chính thức nhằm vào “con
hổ lớn” này vào tháng 12-2013 mặc dù không công bố công khai
chính thức tại thời điểm đó cho đến khi có thông tin hôm 6-12.
Vụ
bắt giữ ông Chu được đánh giá là mẻ lưới lớn nhất trong
chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình,
vốn được mở ra ngay sau khi nhà lãnh đạo này lên nắm quyền vào
năm 2012.
Án tử hình treo cho ông Chu Vĩnh Khang?
Hồ sơ vụ án
của ông Chu đã được chuyển đến văn phòng của công tố viên giỏi nhất
Trung Quốc. Vị cựu Bộ trưởng Công an này chắc chắn sẽ bị truy tố,
xét xử và kết án về các tội danh do mình gây ra.
Hiện chưa rõ
khi nào ông Chu sẽ bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, giới phân tích cho
rằng, cáo buộc “tiết lộ bí mật nhà nước” có thể khiến ông Chu phải
đối mặt với án tử hình treo hoặc ít nhất là là tù chung thân. Nhưng
nhiều người cho rằng, tùy thuộc vào mức độ hợp tác của ông Chu, một
án tử hình treo có thể được giảm xuống tù chung thân.
(còn nữa)
Chu Vĩnh Khang -đường đến "án tử" (2)
Cập nhật: Thứ ba, 16/12/2014 - 9h0'
Kỳ II: “Chết” vì tình?
(còn nữa)
Chu Vĩnh Khang -đường đến "án tử" (2)
Cập nhật: Thứ ba, 16/12/2014 - 9h0'
Kỳ II: “Chết” vì tình?
(Cadn.com.vn) - Sau khi số phận ông Chu Vĩnh
Khang phần nào được định đoạt trong vụ điều tra chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử, các phương tiện truyền thông Trung Quốc
bắt đầu tìm ra những góc khuất bí ẩn về nhân vật quyền lực
này, đặc biệt là mối quan hệ đổi tình – tiền – quyền của vị
Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị này.
Bắt đầu có nhân tình từ năm 1999 khi còn là Bí thư Tứ Xuyên,
ông Chu Vĩnh Khang sau đó liên tục dùng tình, tiền để đổi lấy
quyền lực.
Từ cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh đến Bí thư Thành ủy
Trùng Khánh Bạc Hy Lai, những nhân vật đang bị điều tra, đều
cung cấp nhiều phụ nữ xinh đẹp, trong đó có các ca sĩ, diễn
viên, và sinh viên đại học cho ông Chu.
Từ trái qua – Những người tình bí mật của ông Chu Vĩnh Khang: Thang Xán, Diệp Nghênh Xuân, Thẩm Băng. Ảnh: Wantchinatimes |
VUI VẺ VỚI “TAM CUNG, LỤC VIỆN”
Báo Telegraph của Anh từng làm dấy lên nhiều tranh cãi khi cho
rằng, vị cựu Bộ trưởng công an này có thể sát hại người vợ
đầu tiên, bà Vương Thụ Hoa, để kết hôn với người tình xinh đẹp
kém 28 tuổi - Giả Hiểu Hoa – khi cô này thông báo đã có thai.
Telegraph dẫn nguồn từ Caixin, tạp chí có tiếng ở Trung Quốc
cho biết, bà Vương qua đời năm 2000 trong một tai nạn ô-tô với
nhiều nghi vấn. Ít nhất một trong các xe gây tai nạn có biển
số quân sự. Một năm sau, ông Chu kết hôn với nữ phóng viên xinh
đẹp của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) Giả Hiểu
Hoa. Cái chết của bà Vương cùng với đám cưới vội vã của ông
Chu gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại, người vợ thứ hai này cũng
đang bị giam giữ như một phần của cuộc điều tra về các vấn
đề liên quan đến ông Chu.
Nhưng đó cũng mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Theo
Wantchinatimes, ở thời đỉnh cao quyền lực, ông Chu có khoảng 29
nhân tình chính thức, chủ yếu là những gương mặt xinh đẹp và
nổi tiếng của CCTV và các ca sĩ quân đội. Ngoài ra, ông còn có
hơn 400 mỹ nhân khác để qua đêm gồm những người mẫu và có cả
sinh viên đại học.
Theo nhiều nguồn tin, đây đều là những mỹ nữ do những nhân vật
thuộc cấp thân cận dâng tặng ông để lấy lòng và thăng chức.
Biệt danh là “vua của 100 gái mại dâm”, ông Chu thậm chí xây đến
6 biệt thự ở Bắc Kinh chỉ để vui vẻ với các nhân tình, động
thái mà người ta ví như “Tam cung, lục viện” của vua chúa thời
xưa.
Nổi tiếng nhất trong giới “tinh hoa tình nhân” là người dẫn
chương trình nổi tiếng của CCTV tên Diệp Nghênh Xuân – vốn được
cho là món quà của Thứ trưởng Lý Đông Sinh gửi tặng ông Chu.
Lý Đông Sinh cũng là tay mối lái cho ông Chu với người vợ thứ
hai là Giả Hiểu Hoa như một vụ “hối lộ tình dục”. Cô Diệp đặc
biệt “nổi tiếng” sau khi màn mây mưa với ông Chu trên ô-tô bị
nhóm điều tra vụ án ghi lại toàn bộ vào ngày 29-11-2013, chỉ 2
ngày trước khi ông này bị quản thúc tại gia.
Ngoài ra, còn có những cái tên nổi tiếng của CCTV như: Thẩm
Băng - người được dẫn chương trình chính tại Olympic Bắc Kinh
2008 theo sự sắp xếp của ông Chu; Lý Tiểu Manh - nổi tiếng qua
chương trình nổi tiếng 24 giờ; Phương Xuân Yến - người được cho
là chủ động làm quen với ông Chu để được thăng tiến hay Âu Dương
Hạ Đoan - cũng là món quà của Thứ trưởng Lý Đông Sinh gửi cho
ông Chu. Hiện nay, những ngôi sao này đều đang nằm trong vòng
điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) vì có
liên quan đến vụ án của người tình quyền lực.
Giới báo chí nước này mỉa mai rằng, CCTV gần như trở thành
“hậu cung” cho ông Chu, ông Lý và nhiều quan chức tham nhũng khác
của Trung Quốc.
NGƯỜI TÌNH MANG BẢN ÁN TỬ
Tuy nhiên, người tình đã khiến ông điêu đứng và đứng trước bản
án tử hình hiện nay được cho là nữ ca sĩ quân đội nổi tiếng
Thang Xán.
Theo Wantchinatimes, nữ ca sĩ nổi tiếng thuộc Đoàn PLA này bị
buộc tội làm gián điệp cho Mỹ. Theo nguồn tin, cô ca sĩ này
quan hệ bất chính với nhiều quan chức cấp cao để thu thập và
bán thông tin về chính trị và kinh tế cho Mỹ. Thang Xán được
cho là đã đến Trung Nam Hải, ở phía tây Tử Cấm Thành thuộc
Bắc Kinh, nơi chính quyền Trung Quốc công bố các quyết sách quan
trọng để thu thập thông tin tình báo tối mật với sự giúp đỡ
của ông Chu. Nữ ca sĩ họ Thang bị xử tử sau khi bị bắt vào
đầu tháng 12-2011 sau một vụ xét xử kín.
Thang Xán được cho là người tình bí mật chung của cả ông Chu
Vĩnh Khang, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và
tướng Từ Tài Hậu. Đây là bộ ba nhân vật cấp cao nhất bị sa
lưới chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận
Bình. Cô cũng là một trong những nhân vật trung tâm trong kế
hoạch “đảo chính” lật đổ Chủ tịch Tập Cận Bình của ông Chu
và ông Bạc. Thang Xán có thể dễ dàng có được thông tin tình
báo trung ương, đặc biệt là những quyết định bất ngờ và quan
trọng từ các sĩ quan quân đội cấp cao. Cô ca sĩ được mệnh danh
là “Nữ hoàng dân ca” này khai thác thông tin tuyệt mật nhờ sự
giúp đỡ của các người tình này.
Không thể phủ nhận, vì mối quan hệ tình ái và những giúp đỡ
đối với nữ ca sĩ Thang Xán - vốn bị xử tử vì tội làm gián
điệp - ông Chu Vĩnh Khang phải vướng cáo buộc tội “làm lộ bí
mật của đảng và Nhà nước” - tội danh có thể bị tuyên án tử
hình.
(còn nữa)
No comments:
Post a Comment