Chu
Vĩnh Khang lộ bí mật gì của quốc gia?
Thứ
Ba 09/12/2014
Theo báo Pháp Libération, cựu Cục trưởng Cục An ninh
quốc gia Bắc Kinh Lương Khắc đã tiết lộ thông tin về khối tài sản khổng lồ của
các quan chức cấp cao Trung Quốc cho hãng tin Bloomberg (Mỹ)
Việc Bắc Kinh khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc
và chuyển cơ quan tố tụng điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đang thu hút sự
chú ý của dư luận. Trong đó, nóng nhất là tội danh “làm lộ bí mật của đảng và
nhà nước”.
Hãng tin CNA (Đài Loan) dẫn các nguồn
tin từ truyền thông Hồng Kông và báo chí người Hoa hải ngoại cho biết “bí mật
quốc gia” mà ông Chu tiết lộ có thể liên quan đến việc nghe lén các quan chức
cấp cao - được ông giao cho cựu Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Bắc Kinh Lương
Khắc làm khi còn đương chức. Ông Lương cũng bị bắt với tội danh nêu trên.
Tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh không nói rõ bí mật
nào bị “sếp Khang” rò rỉ song các nguồn tin cho rằng trong số các nhân vật bị
nghe lén điện thoại có cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc
Cường và người nhà, trợ lý của 2 ông.
Theo nguồn tin từ nội bộ giới chức cấp cao, vụ nghe
trộm 2 nhà lãnh đạo này diễn ra ngay trước đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần
thứ 18 vào tháng 11-2012 để truy tìm dấu vết về hối lộ, tham nhũng của thủ
tướng và ứng viên thủ tướng thời điểm đó.
Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo (trái) và Thủ tướng
đương nhiệm Lý Khắc Cường...
Ảnh: CHINA NEWS
Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Bắc Kinh Lương
Khắc Ảnh: VĂN HỐI
Lương Khắc bất ngờ bị bắt hồi tháng 12-2013 khi đang cùng một số quan chức khác dự
tiệc tối. Ngày 21-1-2014, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố miễn nhiệm mọi chức vụ
của ông Lương song không nêu lý do.
Báo Pháp Libération cho
rằng chính Lương Khắc là người đã tiết lộ “thông tin về khối tài sản khổng lồ
của các quan chức cấp cao Trung Quốc” cho hãng tin Bloomberg (Mỹ).
Trong khi đó,
theo tờ The New York Times, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Giám đốc Công
an Trùng Khánh Vương Lập Quân đã lập mạng lưới nghe lén điện thoại của cựu Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình. Ông Bạc là đồng minh thân
cận và được ông Chu đề cử làm người kế nhiệm trước khi “ngã ngựa”.
Tờ Bưu
điện Hoa Nam buổi sáng ngày 9-12 cho biết các quan chức quân đội cấp
cao Trung Quốc nhanh chóng cam kết trung thành với Chủ tịch Tập Cận
Bình sau khi Bắc Kinh khai trừ đảng, bắt giữ ông Chu. Nhật báo Quân
Giải phóng Trung Quốc cùng ngày đưa tin quan chức quân đội 4 tổng cục được
triệu về Bắc Kinh tham gia hội nghị quán triệt tinh thần ủng hộ chiến dịch
chống tham nhũng của trung ương.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ
Lượng nhấn mạnh các tướng Trung Quốc phải tin tưởng những luận điểm quan trọng
trong các bài phát biểu của ông Tập, biến nó thành suy nghĩ và quan điểm chính
trị của mình.
Chiến dịch chống
tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh trong quân đội với thông tin Phó Viện trưởng
Học viện Chính trị Nam Kinh, Thiếu tướng Đới Duy Dân, bị điều tra.
Trang tin Đa chiềungày 8-12 dẫn một số nguồn tin cho biết ông Đới
bị bắt giữa tháng 11 do liên quan đến vấn đề đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng
ở Phân viện Thượng Hải, nơi ông làm phân viện trưởng.
Từ cuối tháng 11, nhiều thư tố cáo ông Đới cùng Viện
trưởng Học viện Chính trị Nam Kinh Tưởng Kiền Lân, Phó Viện trưởng Vương Nghị
tham nhũng, ăn hối lộ, vơ vét đất đai tài sản công, cài con cháu và thân tín
vào các vị trí chủ chốt... đã xuất hiện. Từ vụ ông Đới, trang tin Đa
chiều cho rằng Học viện Chính trị Nam Kinh đang “có biến” và cuộc
chiến ở đây chỉ mới bắt đầu. - HUỆ BÌNH
Quan
chức tham nhũng Trung Quốc trốn sang Pháp sẽ bị dẫn độ
GENERIC
*2013* china corruption tham nhũng Ảnh minh họa
Sắp tới Pháp sẽ tiến hành các thủ tục dẫn độ đối với các
nghi phạm người Trung Quốc, đặc biệt là hai đến ba quan chức tham nhũng có thể
được tìm thấy. Ông Robert Gelli, giám đốc phụ trách về hình sự và ân xá hôm
01/12/2014 cho hãng tin Reuters biết như trên.
Chính quyền Trung Quốc sắp đưa cho Paris một danh sách các
quan chức bị truy nã vì tội tham nhũng, nghi ngờ là đã trốn sang Pháp. Ông
Robert Gelli, đã đến Trung Quốc gặp các đồng nhiệm hồi tháng 11, nói : « Theo
Bắc Kinh, đó là những người đã làm giàu bằng cách tham nhũng, hoặc đã tị nạn ở
nước khác, hoặc dùng tiền tham nhũng đầu tư vào các nước ».
Trong số các điều kiện được đưa ra để cho phép dẫn độ có
các cam kết: không được áp dụng án tử hình, và phải tính đến thời hạn miễn tố.
Tập Cận Bình đã tung ra chiến dịnh chống tham nhũng quy mô,
chủ yếu nhắm vào các quan chức và doanh nhân đã bỏ trốn ra ngoại quốc. Theo Tân
Hoa Xã, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 288 quan chức tham nhũng trốn chạy,
trong đó có 126 người tự ra đầu thú. Tổ chức Global Financial Integrity Group
chuyên phân tích các luồng tài chính bất hợp pháp, ước lượng có khoảng 1.080 tỉ đô la vốn đã được tuồn từ
Trung Quốc ra nước ngoài từ 2002 đến 2011.
Theo các dữ liệu đầu tiên được Bắc Kinh cung cấp, sau khi
đưa công an Trung Quốc sang công tác Paris vào tháng 11, có khoảng hơn một chục
cái tên trong danh sách trao cho Pháp. Tuy nhiên không nhất thiết là các nghi
can này đang có mặt tại Pháp, mà có thể trong khu vực châu Âu, trong đó chỉ hai
hoặc ba người có khả năng đang trốn trên đất Pháp.
Bắc Kinh không ký hiệp định dẫn độ với Hoa Kỳ, Canada và Úc
– các hướng đến ưa thích của tội phạm kinh tế, nhưng Úc chấp nhận hỗ trợ trong
việc dẫn độ và tịch biên tài sản của các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Còn
với Pháp thì một hiệp định dẫn độ sắp được phê chuẩn.
Trong khi chờ đợi, mỗi yêu cầu dẫn độ của Bắc Kinh sẽ được
xem xét theo từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên phải tuân theo các thủ tục của
Pháp. Chỉ có thể dẫn độ một nghi can nếu tòa phúc thẩm chấp thuận, và cuối cùng
tùy thuộc vào sắc lệnh của Thủ tướng.
No comments:
Post a Comment