Giọng
ca của Gloria Estefán vượt giới hạn không gian. Và hơn cả âm nhạc, bà
là một phụ nữ có tư cách: Yêu gia đình, trung thành với tổ quốc và lý
tưởng tự do dân chủ, và luôn là người con bất khả phân ly của cộng đồng
người Cuba tại Florida tỵ nạn cộng sản.
Ca sĩ Gloria Estefán sinh ngày 1/9/1957 tại thủ đô Havana, Cuba. Trước khi Cộng sản cướp chính quyền, cha bà, Ông José Fajardo là một quân nhân trong quân đội Cuba .Sau đó gia đình bà phải di tản sang Mỹ ; lúc đó Gloria Fajardo mới 2 tuổi.
Ông José Fajardo sau đó đã là một trong 1,300 tay súng người bản xứ Cuba chỉ huy đổ bộ lên vịnh Girón ở Bahía de Cochinos (vịnh Con Heo) ngày 17/4/1961 để giải phóng quê nhà. Cuộc hành quân bị thất bại. Số tù binh này, trong đó có ông José Fajardo đã được Mỹ chuộc lại. Sau đó ông Fajardo sang Việt Nam chiến đấu chống Việt Cộng. Khi trở về, ông bị bệnh và trở thành gánh nặng cho vợ và cô con gái Gloria.
Gloria tốt nghiệp B.A. phân khoa tâm lý học năm 1979. Gloria vừa phải học vừa phải làm thông ngôn bán thời gian tại khu thuế vụ của Miami International Airport. Do sức nặng phụ giúp mẹ gánh vác gia đình nên Gloria đã dùng âm nhạc như một lối thoát để giải khuây; đâu biết rằng âm nhạc lại là con đường đưa đến danh vọng tột đỉnh; biệt hiệu là “Queen of Latin Pop” (nữ hoàng nhạc Pop) với 4 giải Grammy Awards, 4 giải Latin Grammy, hàng trăm triệu dĩa bán ra khắp thế giới, từng trình diễn cho hai vị tổng thống Mỹ; hát mở màn cho hai thế vận hội Olympic ở Seoul (Nam Hàn) và Atlanta (USA); hát quốc ca “The Star –Spangled Banner” cho 2003 World Series ở Miami , và vô số các giải thưởng khác..và đóng nhiều phim cinéma nữa .
Sự nghiệp âm nhạc thành công vĩ đại đã mở ra cho Gloria nhiều ngã rẽ khác cũng thành công không kém để trở thành minh tinh màn bạc, nhạc sĩ sáng tác và kinh doanh thầu khoán.
Trong dịp Giáo Hoàng John Paul II sang viếng thăm mục vụ Cuba từ 21 đến 25/1/1998, Vatican đả ngỏ lời mời Gloria “trở về mái nhà xưa” hát cho thánh lễ ở thủ đô Havana, Gloria đã cự tuyệt như sau: “Thưa Vị Chủ Chăn, xin đừng quên đòi hỏi Tự Do cho Cuba trong lời cầu nguyện của Ngài” .Trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này, Gloria nói “Người ta không biết nhiều (do chế độ bưng bít) nên khi họ hỏi tôi, tôi đã cho họ biết thảm kịch của người lưu vong ra sao, sự đàn áp, pháp trường xử tử, sự khủng khiếp của chế độ Cộng sản. Tôi xin nhấn mạnh rằng tôi rời Cuba khi mới lên hai. Chúng tước đoạt quê hương của tôi, cướp đi cái thân thiết nhất của một con người cần có. Sao tôi quên được chính Fidel Castro là kẻ đã gây quá nhiều tai ương đến cho tôi như vậy? Cả gia đình tôi đã phải trả một giá đắt cho Tự Do. Cha tôi không chỉ chiến đấu ở vịnh Con Heo, ông còn tình nguyện chiến đấu ở Việt Nam. Ông chiến đấu cho những quyền Tự Do tương tự như thế. Tôi đã nhìn ông chết chậm rãi trong suốt 14 năm. Tôi chắc sẽ không để bất cứ ai xúc phạm đến các lý tưởng ấy.” Và rằng “. . .khi họ (Tòa Thánh) mời tôi hát tại Vatican, họ hỏi tôi định nói gì. Tôi bảo họ rằng tôi sẽ xin Đức Thánh Cha đòi Tự Do cho Cuba; rồi viên chức Vatican bảo ‘Ồ không được con ạ, thế là chính trị rồi’. Rồi tôi bảo họ rằng nếu họ không cho tôi đòi hỏi Tự Do cho Cuba, họ nên nhờ ai đó vì tôi sẽ không hát” .
Bài hát khiến cho lão độc tài Cuba Fidel Castro bị dị ứng là bài “Go Away” (Xéo Đi) Gloria sáng tác năm 1992 mà bà đã xác nhận là để “tặng” Fidel Castro có lời ca như sau: “Sao mi không xéo đi? Xéo đi! Đừng rồi một ngày nào đó trở lại; khuân đồ đạc của mi, mọi thứ quý giá của mi; xéo ngay cho! Ai biết ngày sau ra sao . . . đi khuất mắt đi! Mi làm ơn làm phước không khuất mắt đi được sao. Hãy sống đời của mi nhưng thật xa cho khuất mắt. Hãy tự cứu mình; không còn cách nào vơ hết được đâu. Hãy nhìn quanh đi; bia khắc trên tường đó!” .
Trong khi thế giới tư bản và phản chiến kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba, bà đã xuất hiện trên đài CNN năm 1997 bảo vệ lệnh này; cho đó là một mệnh lệnh có đạo đức; và vạch trần bộ mặt thật của chế độ bạo ngược ác độc CS qua những dẫn chứng cụ thể. Cùng năm đó, bà lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vũ khí mà mọi chế độ độc tài sợ hãi nhất. Năm sau 1998, bà ra dĩa CD “Cuba Libre” (Cuba Tự Do) ca tụng quyền tự do ngôn luận căn bản này và khơi dậy giấc mơ mà người cha của mình đã suốt đời chiến đấu để bảo vệ.
Ca sĩ Gloria Estefán sinh ngày 1/9/1957 tại thủ đô Havana, Cuba. Trước khi Cộng sản cướp chính quyền, cha bà, Ông José Fajardo là một quân nhân trong quân đội Cuba .Sau đó gia đình bà phải di tản sang Mỹ ; lúc đó Gloria Fajardo mới 2 tuổi.
Ông José Fajardo sau đó đã là một trong 1,300 tay súng người bản xứ Cuba chỉ huy đổ bộ lên vịnh Girón ở Bahía de Cochinos (vịnh Con Heo) ngày 17/4/1961 để giải phóng quê nhà. Cuộc hành quân bị thất bại. Số tù binh này, trong đó có ông José Fajardo đã được Mỹ chuộc lại. Sau đó ông Fajardo sang Việt Nam chiến đấu chống Việt Cộng. Khi trở về, ông bị bệnh và trở thành gánh nặng cho vợ và cô con gái Gloria.
Gloria tốt nghiệp B.A. phân khoa tâm lý học năm 1979. Gloria vừa phải học vừa phải làm thông ngôn bán thời gian tại khu thuế vụ của Miami International Airport. Do sức nặng phụ giúp mẹ gánh vác gia đình nên Gloria đã dùng âm nhạc như một lối thoát để giải khuây; đâu biết rằng âm nhạc lại là con đường đưa đến danh vọng tột đỉnh; biệt hiệu là “Queen of Latin Pop” (nữ hoàng nhạc Pop) với 4 giải Grammy Awards, 4 giải Latin Grammy, hàng trăm triệu dĩa bán ra khắp thế giới, từng trình diễn cho hai vị tổng thống Mỹ; hát mở màn cho hai thế vận hội Olympic ở Seoul (Nam Hàn) và Atlanta (USA); hát quốc ca “The Star –Spangled Banner” cho 2003 World Series ở Miami , và vô số các giải thưởng khác..và đóng nhiều phim cinéma nữa .
Sự nghiệp âm nhạc thành công vĩ đại đã mở ra cho Gloria nhiều ngã rẽ khác cũng thành công không kém để trở thành minh tinh màn bạc, nhạc sĩ sáng tác và kinh doanh thầu khoán.
Trong dịp Giáo Hoàng John Paul II sang viếng thăm mục vụ Cuba từ 21 đến 25/1/1998, Vatican đả ngỏ lời mời Gloria “trở về mái nhà xưa” hát cho thánh lễ ở thủ đô Havana, Gloria đã cự tuyệt như sau: “Thưa Vị Chủ Chăn, xin đừng quên đòi hỏi Tự Do cho Cuba trong lời cầu nguyện của Ngài” .Trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này, Gloria nói “Người ta không biết nhiều (do chế độ bưng bít) nên khi họ hỏi tôi, tôi đã cho họ biết thảm kịch của người lưu vong ra sao, sự đàn áp, pháp trường xử tử, sự khủng khiếp của chế độ Cộng sản. Tôi xin nhấn mạnh rằng tôi rời Cuba khi mới lên hai. Chúng tước đoạt quê hương của tôi, cướp đi cái thân thiết nhất của một con người cần có. Sao tôi quên được chính Fidel Castro là kẻ đã gây quá nhiều tai ương đến cho tôi như vậy? Cả gia đình tôi đã phải trả một giá đắt cho Tự Do. Cha tôi không chỉ chiến đấu ở vịnh Con Heo, ông còn tình nguyện chiến đấu ở Việt Nam. Ông chiến đấu cho những quyền Tự Do tương tự như thế. Tôi đã nhìn ông chết chậm rãi trong suốt 14 năm. Tôi chắc sẽ không để bất cứ ai xúc phạm đến các lý tưởng ấy.” Và rằng “. . .khi họ (Tòa Thánh) mời tôi hát tại Vatican, họ hỏi tôi định nói gì. Tôi bảo họ rằng tôi sẽ xin Đức Thánh Cha đòi Tự Do cho Cuba; rồi viên chức Vatican bảo ‘Ồ không được con ạ, thế là chính trị rồi’. Rồi tôi bảo họ rằng nếu họ không cho tôi đòi hỏi Tự Do cho Cuba, họ nên nhờ ai đó vì tôi sẽ không hát” .
Bài hát khiến cho lão độc tài Cuba Fidel Castro bị dị ứng là bài “Go Away” (Xéo Đi) Gloria sáng tác năm 1992 mà bà đã xác nhận là để “tặng” Fidel Castro có lời ca như sau: “Sao mi không xéo đi? Xéo đi! Đừng rồi một ngày nào đó trở lại; khuân đồ đạc của mi, mọi thứ quý giá của mi; xéo ngay cho! Ai biết ngày sau ra sao . . . đi khuất mắt đi! Mi làm ơn làm phước không khuất mắt đi được sao. Hãy sống đời của mi nhưng thật xa cho khuất mắt. Hãy tự cứu mình; không còn cách nào vơ hết được đâu. Hãy nhìn quanh đi; bia khắc trên tường đó!” .
Trong khi thế giới tư bản và phản chiến kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba, bà đã xuất hiện trên đài CNN năm 1997 bảo vệ lệnh này; cho đó là một mệnh lệnh có đạo đức; và vạch trần bộ mặt thật của chế độ bạo ngược ác độc CS qua những dẫn chứng cụ thể. Cùng năm đó, bà lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vũ khí mà mọi chế độ độc tài sợ hãi nhất. Năm sau 1998, bà ra dĩa CD “Cuba Libre” (Cuba Tự Do) ca tụng quyền tự do ngôn luận căn bản này và khơi dậy giấc mơ mà người cha của mình đã suốt đời chiến đấu để bảo vệ.
No comments:
Post a Comment